Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Địa lý kinh tế, chính trị, xã hội của ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.41 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
****

TIỂU LUẬN NHĨM
MƠN HỌC: ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI

ĐỊA LÝ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA ẤN ĐỘ
Giảng viên hướng dẫn

: Ts. Vũ Thành Toàn
Ths. Phùng Ngọc Bảo Vân

Lớp tín chỉ

: TMA201(GD1-HK2-2122).3

Nhóm sinh viên thực hiện

: 13

Hà Nội, tháng 2 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
NỘI DUNG .......................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ ẤN ĐỘ ................................................................................ 2
1.1. Thông tin cơ bản ....................................................................................................... 2
1.1.1. Địa lý .................................................................................................................. 2


1.1.2. Lịch sử hình thành .............................................................................................. 3
1.2. Một số thành tựu ...................................................................................................... 4
1.2.1. Chữ viết .............................................................................................................. 4
1.2.2. Tôn giáo .............................................................................................................. 4
1.2.3. Văn học ............................................................................................................... 5
1.2.4. Nghệ thuật .......................................................................................................... 5
1.2.5. Khoa học tự nhiên .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 2. ĐỊA LÝ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA ẤN ĐỘ ....................... 6
2.1. Địa lý kinh tế ............................................................................................................. 6
2.1.1. Cơ cấu kinh tế của Ấn Độ .................................................................................. 6
2.1.2. Chi phí kinh doanh ở Ấn Độ .............................................................................. 9
2.2. Địa lý Xã hội Ấn Độ ............................................................................................... 11
2.2.1. Dân cư............................................................................................................... 11
2.2.2. Ngơn ngữ .......................................................................................................... 11
2.2.3. Văn hố lễ hội ................................................................................................... 11
2.2.4. Tôn giáo - Hệ thống đẳng cấp .......................................................................... 13
2.2.5. Các cơng trình kiến trúc ................................................................................... 14
2.2.6. Ẩm thực ............................................................................................................ 16
2.3. Địa lý chính trị Ấn Độ ............................................................................................ 16
2.3.1. Thể chế nhà nước ............................................................................................. 17
2.3.2. Các đảng chính trị ở Ấn Độ .............................................................................. 17
2.3.3. Chủ nghĩa khủng bố ở Ấn Độ ........................................................................... 18
2.4. Ảnh hưởng của đại dịch covid đến nền kinh tế cũng như chính trị của Ấn Độ . 18
2.5. Một số chính sách phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ...................... 19
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA ẤN ĐỘ VỚI THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ ẤN ĐỘ VIỆT NAM ........................................................................................................................ 21


3.1. Quan hệ của Ấn Độ với các quốc gia khác ........................................................... 21
3.1.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao .................................................................. 21
3.1.2. Trên lĩnh vực an ninh quốc phòng .................................................................... 22

3.1.3. Trên lĩnh vực kinh tế ........................................................................................ 23
3.2. Vai trò của Ấn Độ với thế giới ............................................................................... 24
3.2.1. Về ngoại giao .................................................................................................... 24
3.2.2. Về kinh tế ......................................................................................................... 24
3.3. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ .................................................................................... 27
3.3.1. Quan hệ hợp tác chính trị ................................................................................. 27
3.3.2. Quan hệ kinh tế và thương mại ........................................................................ 28
3.3.3. Quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh ............................................................. 29
3.3.4. Quan hệ trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ ............................................... 30
3.3.5. Quan hệ giao lưu văn hóa và ngoại giao nhân dân ........................................... 31
3.4. Vai trò của Ấn Độ đến Việt Nam ........................................................................... 32
3.4.1. Trong thời kì chiến tranh .................................................................................. 32
3.4.2. Trong tranh chấp biển đơng .............................................................................. 32
3.4.3. Trong việc hiện đại hố quân đội trước lo ngại về Trung Quốc ...................... 33
3.4.4. Trong văn hóa Việt Nam .................................................................................. 35
CHƯƠNG 4. TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA ẤN ĐỘ VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM ........................ 36
4.1. Tiềm năng ............................................................................................................... 36
4.1.1. Thị trường lao động .......................................................................................... 36
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................................... 37
4.1.3. Vốn ................................................................................................................... 38
4.1.4. Văn hoá đặc sắc ................................................................................................ 39
4.2. Thách thức .............................................................................................................. 40
4.3. Liên hệ với Việt Nam .............................................................................................. 42
4.3.1. Tiềm năng ......................................................................................................... 42
4.3.2. Thách thức ........................................................................................................ 42
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 44



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Ấn Độ năm 2018 - 2019.............. 8
Hình 1: Lễ hội ánh sáng Diwali .......................................................................................... 12
Hình 2: Lễ hội màu sắc Holi............................................................................................... 12
Hình 3: Lễ hội Ganesha ...................................................................................................... 13
Hình 4: Đền Taj Mahal ....................................................................................................... 14
Hình 5: Ngơi đền vàng Harmandir Sahib ........................................................................... 15
Hình 6: Khu hang động Ajanta ........................................................................................... 15
Hình 7: Biểu đồ lực lượng lao động Ấn Độ giai đoạn 2010 - 2020 ................................... 36
Bảng 2: Các khoáng sản của Ấn Độ ................................................................................... 38


LỜI MỞ ĐẦU
Ấn Độ - Một nền văn hóa cổ xưa và lâu đời, đã trường tồn qua những thăng trầm
của lịch sử. Cùng với đó, đây cũng là một đất nước lớn với quy mô dân số cả tỷ người, đa
sắc tộc, đa ngôn ngữ, cùng với hàng trăm những hủ tục, tư tưởng lạc hậu còn tồn tại và tiếp
diễn đến tận ngày nay. Tuy vậy, Ấn Độ nhiều năm gần đây vẫn trở thành một trong những
nền kinh tế mới nổi, trước dịch Covid 19 còn là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, vượt qua
những cường quốc kinh tế là Đức và Anh. Dưới sự tác động của khoa học công nghệ, nền
kinh tế đất nước này đang được xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong
đó, cơng nghiệp phát triển là cơ sở để q trình đơ thị hóa được đẩy nhanh. Mặt khác nó
cũng tồn tại nhiều hạn chế, nhất là áp lực đối với mơi trường trong tình hình hiện nay. Bên
cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị,
văn hóa của Ấn Độ. Nhờ có sự chung tay của người dân cũng như chính phủ, quốc gia này
đang dần hồi phục sau giai đoạn bùng nổ dịch bệnh để có thể bắt kịp các nước phát triển
trở thành một cường quốc về kinh tế, chính trị ổn định và nền văn hóa đặc sắc.
Từ những thành tựu mà Ấn Độ đã đạt được trên nhiều lĩnh vực, nhóm nghiên cứu
đã lựa chọn đề tài “Địa lý kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ” với mong muốn tìm hiểu
được những khó khăn, thuận lợi mà Ấn Độ đang phải đối mặt qua đó đề xuất những giải
pháp phát triển trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu, bài tiểu luận khơng tránh khỏi

những sai sót. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên để bài tiểu
luận được hồn thiện hơn.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ ẤN ĐỘ
1.1. Thông tin cơ bản
1.1.1. Địa lý
Tên nước: Cộng hịa Ấn Độ
Thủ đơ: New Delhi
Vị trí địa lý:
Thuộc khu vực Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Nepal và Bhutan. Phía Đơng
Bắc giáp Myanmar, Bangladesh. Phía Tây Bắc giáp Pakistan và Afghanistan. Phía Tây,
Đông và Nam giáp Ấn Độ Dương.
Ấn Độ gồm 27 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Lãnh thổ Ấn Độ nằm phần lớn trên tiểu
lục địa Ấn Độ. Các bang phía Bắc và Đơng Bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya.
Phần cịn lại ở phía bắc, Trung và Đông Ấn Độ là vùng đồng bằng Ấn - Hằng phì nhiêu. Ở
phía Tây là sa mạc Thar. Miền Nam gồm toàn bộ đồng bằng Deccan, được bao bọc bởi hai
dãy núi ven biển Tây Ghats và Đông Ghats. Ấn Độ cũng là nơi khởi nguồn của nhiều sông
lớn, như sông Hằng, sông Brahmaputra, Yamuna, Godavari, Kaveri, Narmada và Krishna.
Khí hậu: Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía Nam đến ơn hịa ở phía Bắc và bị ảnh
hưởng lớn bởi dãy núi Himalaya và sa mạc Thar. Dãy núi Himalaya ngăn gió lạnh từ Trung
Á thổi đến làm cho đa phần lãnh thổ Ấn Độ ấm hơn hầu hết nơi khác có cùng vĩ độ. Sa mạc
Thar khiến cho gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi ẩm vào lục địa Ấn Độ, gây ra mưa
từ tháng 6 đến tháng 9.
Diện tích: 3.280.483 km2 (lớn thứ 7 thế giới)
Dân số: Dân số hiện tại của Ấn độ là 1.401.466.380 người vào 08/02/2022 theo số liệu mới

nhất từ Liên hợp quốc; đứng thứ 2 trên thế giới và chiếm 17,69% dân số thế giới.
Ngày Độc lập: 15/8/1947
Ngày Cộng hòa (Quốc khánh): 26/1/1950

2


Tơn giáo: Ấn Độ khơng có quốc đạo. Có sáu tơn giáo chính: trên 80% dân số theo Ấn Độ
giáo, 13% theo Hồi giáo, 2% theo Công giáo, 2% theo Đạo Sikh; khoảng 1% theo đạo Thiền
(Jainism); 0.75% theo Phật giáo.
Ngơn ngữ: Mười chín thứ tiếng được Hiến pháp cơng nhận là ngơn ngữ chính. Tiếng Hindi
là ngơn ngữ chính thức làm việc của Nhà nước liên bang và được khoảng 41% dân số sử
dụng (Hindi 41%, Bengali 8.1%, Telugu 7.2%, Marathi 7%, Tamil 5.9%, Urdu 5%, Gujarati
4.5%, Kannada 3.7%, Malayalam 3.2%, Oriya 3.2%, Punjabi 2.8%, Assamese 1.3%,
Maithili 1.2%, các tiếng khác 5.9%) Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng
rãi.
1.1.2. Lịch sử hình thành
Ấn Độ là vùng đất của nền văn minh cổ đại. Các cấu hình xã hội, kinh tế và văn hóa
của Ấn Độ là những sản phẩm của một quá trình mở rộng lâu dài. Lịch sử Ấn Độ bắt đầu
với sự ra đời của nền văn minh thung lũng Indus và sự xuất hiện của người Aryan. Hai giai
đoạn này thường được mô tả là tuổi Vedic và Vedic trước. Ấn Độ giáo xuất hiện trong thời
kỳ Vedic.
Thế kỷ thứ năm đã chứng kiến sự thống nhất Ấn Độ dưới thời Asoka, người đã
chuyển đổi sang Phật giáo, và trong triều đại của ông ấy, Phật giáo đã lan truyền ở nhiều
nơi ở châu Á. Hồi giáo thế kỷ thứ tám, đạo Hồi đã đến Ấn Độ lần đầu tiên và vào thế kỷ
thứ mười một đã tự thiết lập vững chắc ở Ấn Độ như một lực lượng chính trị. Nó dẫn đến
sự hình thành của Vương quốc Hồi giáo Delhi, mà cuối cùng đã thành công bởi Đế quốc
Mughal, theo đó Ấn Độ lại một lần nữa đạt được một thước đo lớn về sự thống nhất chính
trị.
Cuối thế kỷ XV, Bồ Đào Nha bắt đầu xâm lược Ấn Độ. Từ đầu thế kỷ XVI đến đầu

thế kỷ XVIII, Ấn Độ bị người Mô-gun (gốc Mông Cổ) thống trị. Từ năm 1746 đến năm
1763, Ấn Độ là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp. Tới năm 1856, đa phần Ấn Độ thuộc
quyền kiểm sốt của Cơng ty Đơng Ấn của Anh Quốc, với thủ đô tại Calcutta. Một năm
sau, những cuộc nổi dậy quân sự diễn ra khắp nơi, người Ấn Độ gọi đó là Chiến tranh giành
độc lập lần thứ nhất, cuộc nổi dậy không thành công đe dọa nghiêm trọng quyền cai trị của
người Anh, vì thế Ấn Độ bị Đế chế Anh trực tiếp quản lý.
3


Đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra do Quốc hội quốc gia Ấn Độ
tiến hành dưới sự lãnh đạo của những người Ấn Độ như Bal Gangadhar Tilak, Mahatma
Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel và Jawaharlal Nehru. Hàng triệu người chống đối đã tham
gia vào những chiến dịch bất tuân dân sự. Gandhi dẫn dắt người dân Ấn Độ vào cuộc nổi
dậy toàn quốc năm 1942 yêu cầu nước Anh "rời khỏi Ấn Độ". Ấn Độ giành lại độc lập ngày
15/8/1947. Nhưng Anh đã chia Ấn Độ thành hai nước: Ấn Độ (chủ yếu bao gồm những
người theo đạo Hindu) và Pa-ki-xtan (chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hồi); đồng
thời tạo ra vùng tranh chấp Ca-sơ-mia giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ
tuyên bố là nước cộng hòa. Từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã nhiều lần phải đối mặt
với bạo lực giữa các giáo phái và những vụ nổi loạn ở nhiều vùng trong nước, nhưng họ
vẫn giữ được sự thống nhất và dân chủ. Ấn Độ là thành viên sáng lập của Phong trào không
liên kết và Liên hợp quốc.
1.2. Một số thành tựu
Ấn độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn
của loài người. Cụ thể Ấn độ đã gặt hái được những thành tựu:
1.2.1. Chữ viết
Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà
ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những ký hiệu đồ hoạ.
Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay cịn khoảng 30 bảng đá có khắc
loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanskrit ( chữ
Phạn), đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này, trở thành

ngôn ngữ- văn tự để sáng tác văn học, thơ ca.
1.2.2. Tôn giáo
Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo như đạo Bàlamôn về sau là đạo Hindu
và đạo Phật. Ngồi ra cịn có một số tơn giáo khác như đạo Jain, đạo Xích.Nhìn chung tơn
giáo ở Ấn Độ khá nhiều, tồn tại trong suốt quá trình lịch sử mặc dù có sự biến đổi và được
truyền bá sáng các nước khác trên thế giới.

4


1.2.3. Văn học
Ấn Độ là nước có nền văn học rất phát triển, gồm có 2 bộ phận chính là Vê đa và sử
thi, tuy nhiên nổi bật hơn cả là sử thi với hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là
Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220.000 câu thơ. Bản
trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này
có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời
đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mơ tả một cuộc tình giữa chàng hồng
tử Rama và cơng chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước
Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêm Khiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ
Ramayana. Thời cổ đại ở Ấn Độ cịn có tập ngụ ngơn Năm phương pháp chứa đựng rất
nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á - Âu.
1.2.4. Nghệ thuật
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước
Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do u
cầu của tơn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo,
Hồi giáo. Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta
ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được tạc vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian
chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức
tượng Phật và nhiều bích họa rất đẹp. Các cơng trình kiến trúc Hindu giáo được xây dựng
nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII - XI. Tiêu biểu

cho các cơng trình Hindu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền
xen giữa những hồ nước và những cánh đồng. Những cơng trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật
ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahal được xây
dựng vào khoảng thế kỉ XVII.
1.2.5. Khoa học tự nhiên
− Về Thiên văn: người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng,
mỗi tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360 ngày). Cứ sau 5 năm thì
họ lại thêm vào một tháng nhuận.

5


− Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà
ngày nay ta quen gọi là số Ả Rập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ
vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì
vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Ả Rập trong tốn học). Họ đã tính được căn
bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong
một tam giác. Pi = 3,1416.
− Về vật lý: Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một
nhà thơng thái ở Ấn Độ đã viết “...trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả
các vật về phía nó”.
− Y học: cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp
ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại
hai quyển sách là “Y học toát yếu” và “Luận khảo về trị liệu”.
CHƯƠNG 2. ĐỊA LÝ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA ẤN ĐỘ
2.1. Địa lý kinh tế
Kinh tế Ấn Độ là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới đang phát triển. Nền
kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp,
dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Mặc dù 2/3 lực lượng lao động Ấn Độ vẫn trực tiếp
hay gián tiếp sống bằng nghề nông nhưng dịch vụ là một lĩnh vực đang tăng trưởng và đang

đóng vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ. Theo như CIA Factbook, nông
nghiệp đóng góp 15,4% GDP trong khi ngành cơng nghiệp là 23% và dịch vụ là 61,5% (số
liệu năm 2016).
2.1.1. Cơ cấu kinh tế của Ấn Độ
Nông nghiệp
Ấn Độ sản xuất nhiều loại sản phẩm nông nghiệp và là nhà cung cấp các sản phẩm
ngũ cốc (lúa mì, gạo Basmati và ngơ), sữa, hạt có dầu, bơng, đay, trà, mía đường, lạc, hành,
khoai tây, hoa quả, rau, gia súc, gia cầm, thủy sản... lớn trên thế giới. “Tự cung tự cấp” là
mục tiêu chính trong chính sách nơng nghiệp của Ấn Độ kể từ sau cuộc Cách mạng xanh
những năm 1960. Nguồn cung cấp nông sản cho thị trường trong nước vào khoảng 97%.
6


Sản phẩm nông nghiệp của Ấn Độ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đẩy mạnh
xuất khẩu; sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng cao, đứng thứ tư toàn cầu. Năm 2002, Ấn Độ
xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan; từ 2012 đến nay là nước xuất khẩu gạo
và sữa lớn nhất thế giới.
Ấn Độ cũng là nước sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu lớn nhất các loại gia vị và các
sản phẩm gia vị trên thế giới. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới về sản lượng nông nghiệp và
trang trại. Ngành nơng nghiệp của Ấn Độ có nhiều lĩnh vực để các nhà đầu tư lựa chọn như
đóng hộp, sữa và sản phẩm sữa, chế biến, thực phẩm đông lạnh, thủy sản, thịt, gia cầm, ngũ
cốc…
Một số yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành nông nghiệp Ấn Độ trong những
năm gần đây. Đó là sự gia tăng về thu nhập và tiêu dùng, sự phát triển của lĩnh vực chế biến
thực phẩm và sự gia tăng xuất khẩu sản phẩm nơng nghiệp. Ngồi ra cịn nhờ sự tham gia
ngày càng nhiều của khu vực tư nhân trong nông nghiệp, sự phát triển của lĩnh vực trồng
trọt sạch (organic farming) và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nơng nghiệp.
Theo ước tính, trong năm tài chính 2013 - 2014, tổng sản lượng lương thực ngũ cốc
(food grain) của Ấn Độ ước đạt 264,8 triệu tấn (MT). Ấn Độ là nước sản xuất sữa lớn nhất
trên thế giới với sản lượng hàng năm đạt 130 triệu tấn, đàn gia súc cho sữa đạt 118 triệu

con. Ấn Độ là nước sản xuất đậu lăng (pulse) lớn nhất thế giới với sản lượng 19 triệu tấn,
là nước sản xuất đường lớn nhất thế giới với khối lượng đường xuất khẩu đạt hơn 1,5 triệu
tấn/năm. Giá trị xuất khẩu gia vị của Ấn Độ được dự báo đạt 3 tỷ USD trong năm tài chính
2016 - 2017. Giá trị thị trường gia vị Ấn Độ ước đạt khoảng 6,4 tỷ USD hàng năm. Ấn Độ
cũng là nước sản xuất lớn thứ hai và người tiêu dùng lớn nhất của lụa trên thế giới.
Cơng nghiệp
Ấn Độ là nước có nguồn tài ngun thiên nhiên phong phú, trữ lượng khoáng sản,
kim loại, đá quý lớn tạo điều kiện cho đất nước này khai thác làm nguồn lợi chính.

7


Bảng 1: Tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Ấn Độ năm 2018 - 2019
Tỉ lệ xuất khẩu năm

Giá trị sản lượng

2018 – 2019 (%)

(Tỉ đô)

14,10

46,54

Đá quý dạng thô

7,78

25,98


Thuốc và các sản phẩm sinh học

4,36

14,39

Vàng, kim loại q

3,92

12,94

Sắt, thép

2,95

9,74

Sản phẩm hóa học hữu cơ

2,83

9,33

Bơng

2,63

8,69


Phương tiện giao thơng

2,58

8,50

Máy móc thiết bị

2,55

8,42

Sản phẩm từ sắt thép

2,55

8,42

Sản phẩm
Xăng dầu

Nguồn: Tổng hợp từ World Bank (2020)

Trong các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp là hàng tiêu dùng
lâu bền vừa là lĩnh vực có chỉ số sản xuất cao nhất, vừa là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng
mạnh nhất trong 5 năm qua, từ mức 126,5 điểm chỉ số năm tài chính 2016 - 2017 lên 145,3
điểm chỉ số trong năm tài chính 2019-2020.
Lĩnh vực cơng nghệ thông tin đã tăng doanh thu từ 10,2 tỷ USD năm 2001 - 2002
lên 146,5 tỷ năm 2014 - 2015; giá trị xuất khẩu từ 6,54 tỷ USD năm 2000 - 2001 đã tăng

lên 150 tỷ USD vào năm 2020 - 2021. Thúc đẩy bởi chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp
“Make in India” (hay còn gọi là Ấn Độ tự cường), Ấn Độ đang trên con đường trở thành
trung tâm sản xuất công nghệ cao khi những nhà sản xuất hàng đầu toàn cầu như GE,
Siemens, HTC, Toshiba và Boeing đã thành lập hoặc đang trong quá trình thiết lập sản xuất
các nhà máy ở Ấn Độ. Theo Cơ quan xúc tiến xuất nhập khẩu của Ấn Độ, lĩnh vực sản xuất
của Ấn Độ có tiềm năng đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2025. Việc thực hiện Thuế Hàng hóa
8


và Dịch vụ (GST) s đưa Ấn Độ trở thành thị trường với GDP là 2,5 nghìn tỷ USD cùng
với dân số 1,32 tỷ người, đây s là một điểm thu hút lớn cho các nhà đầu tư.
Dịch v
Trong cơ cấu kinh tế của Ấn Độ, ngành dịch vụ chiếm gần 60% GDP, dịch vụ phần
mềm và tài chính rất phát triển. Ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ phát triển rất nhanh
trong những năm vừa qua và đạt được những thành tựu to lớn. Ngành này đóng góp đến
9,3% GDP của đất nước Ấn Độ. Tổng doanh số năm 2016-2017 là 154 tỷ USD, tăng 8%
so với 141 tỷ USD của năm trước. Ngành này hiện cung cấp việc làm cho 3,9 triệu lao động
trực tiếp và 10 triệu lao động gián tiếp. Phần lớn các tập đoàn thuộc danh sách của Fortune
500 và Global 2000 đều nhằm vào Ấn Độ như là địa chỉ outsourcing có hiệu quả.
Sản xuất phim đang là ngành công nghiệp quốc gia phát đạt và Ấn Độ là nước sản
xuất phim lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp này cũng phục vụ cho cộng đồng Ấn tương
đối lớn và cũng có chỗ đứng trên thị trường ở một số nước Trung Á. Gần đây nhất, các
hãng của Ấn Độ bắt đầu cung cấp dịch vụ IT cho ngành công nghiệp làm phim quốc tế và
các nhà sản xuất trò chơi video – một lĩnh vực kinh doanh có thể tăng trưởng phù hợp với
yêu cầu về mang lại hiệu quả đặc biệt và nội dung video.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ vào năm 2020 là 2.622,98 tỷ USD theo
số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng
trường GDP của Ấn Độ là - 7.96% trong năm 2020, giảm 12 điểm so với mức tăng 4.04 %
của năm 2019.
2.1.2. Chi phí kinh doanh ở Ấn Độ

Sự sn c của các yếu tố đu vào
Thị trường vốn: của Ấn Độ khá nhuần nhuyễn, minh bạch. Hệ thống ngân hàng của
Ấn Độ tương đối "lành mạnh". Với hơn 70000 chi nhánh, hệ thống ngân hàng vững mạnh
của Ấn Độ là một trong những hệ thống ngân hàng lớn nhất trên toàn cầu.
Thị trường lao động rất dồi dào. Theo cuốn Niên giám Thế giới, Ấn Độ là một trong
những nước có dân số tr nhất trên thế giới với độ tuổi trung bình là 25, trong khi ở Nhật
Bản là 43 và Hoa Kỳ là 36. Đồng thời là nước có dân số trong độ tuổi lao động lớn nhất thế
9


giới, chiếm ước tính chiếm tới 70% nhân khẩu tính đến năm 2030. Lực lượng lao động qua
đào tạo, có trình độ cao ngày càng gia tăng.
Tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu phong phú: Ấn Độ là một nước giàu tài
nguyên thiên nhiên song lại phải nhập khẩu nhiều dầu thơ, máy móc, đá q, phân bón, hóa
chất.. Thuế nhập khẩu (trung bình 24%) làm tăng giá những yếu tố đầu vào mà Ấn Độ phải
nhập khẩu. Trong môi trường đó, giá phí ngun liệu ở Ấn Độ (kể cả giá phí vốn) trung
bình là 25% cao hơn ở Trung Quốc.
Cơ sở hạ tng
Yếu kém, theo chỉ số cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới về cơ sở hạ
tầng, Ấn Độ xếp thứ 89/133 quốc gia. Thật vậy, Ấn Độ chưa phát triển mạnh về cơ sở hạ
tầng: như điện, đường sá, hàng không... Nhiều vùng nơng thơn hiện vẫn chưa có điện. Việc
cung cấp điện không ổn định ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
− Hệ thống đường sắt Ấn Độ cũng không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hóa
tăng lên khơng ngừng. Tai nạn thường xun xảy ra.
− Hệ thống đường bộ ở Ấn Độ dài 3300000 km đứng thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên hệ
thống đường cao tốc chỉ chiếm 2% trong hệ thống và đáp ứng được 40% lượng lưu
chuyển.
− Hệ thống cảng biển cũng bộc lộ nhiều nhược điểm. Cảng Mumbai là một ví dụ điển
hình: năng suất kém, chi phí cao, thời gian bốc dỡ tàu chậm.
− Hệ thống thông tin liên lạc ở Ấn Độ rất phát triển. Công nghệ thơng tin là một trong

những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của nền công nghiệp Ấn Độ.
Tuy nhiên, hiện nay chính phủ Ấn Độ đang đầu tư mạnh vào cải thiện cơ sở hạ tầng,
phân bổ 1000 tỷ USD cho các dự án xây dựng đường bộ, cảng biển và nhà máy điện lực
trong vòng 5 năm đến (2012 – 2017). Năm 2008 Ấn Độ kí hiệp định hợp tác năng lượng
nguyên tử dân sự với M và các nước khác để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho
nước này.

10


2.2. Địa lý Xã hội Ấn Độ
2.2.1. Dân cư
Dân số hiện tại của Ấn Độ là 1.401.466.380 người vào ngày 08/02/2022 theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Ấn Độ hiện chiếm 17,69% dân số thế giới. Ấn Độ đang
đứng thứ 2 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân
số của Ấn Độ là 471 người/km2. Với tổng diện tích đất là 2.972.892 km2. 35,39% dân số
sống ở thành thị (490.816.603 người vào năm 2019).
2.2.2. Ngôn ngữ
Tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng nhất cho giao tiếp quốc gia, chính trị và thương
mại; Tiếng Hindi là ngơn ngữ quốc gia và ngơn ngữ chính của 30% người dân; có 14 ngơn
ngữ chính thức khác: tiếng Bengal, tiếng Telugu, tiếng Marathi, tiếng Tamil, tiếng Urdu,
tiếng Gujarati, tiếng Malayalam, tiếng Kannada, tiếng Oriya, tiếng Ba Tư, tiếng Assamese,
tiếng Kashmir, tiếng Sindhi và tiếng Phạn; Hindustani là một biến thể phổ biến của tiếng
Hindi / Urdu được sử dụng rộng rãi ở miền bắc Ấn Độ nhưng không phải là ngơn ngữ chính
thức
2.2.3. Văn hố lễ hội
Ấn Độ là đất nước của sự đa dạng về mọi mặt: văn hóa, tôn giáo, chủng tộc, ngôn
ngữ,... cũng như là một đất nước có nền văn hóa phát triển rực rỡ và lâu đời nhất. Ấn Độ là
miền đất của hội chợ và những lễ hội truyền thống. t nhất ngày nào cũng có những hội chợ
được diễn ra. Điều này đã trở thành một nét đặc trưng thu hút của Ấn Độ khác biệt đối với

các nước khác.
Một số hình ảnh đặc sắc về các lễ hội lớn nhất tại Ấn Độ:

11


Hình 1: Lễ hội ánh sáng Diwali

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Hình 2: Lễ hội màu sắc Holi

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

12


Hình 3: Lễ hội Ganesha

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

2.2.4. Tôn giáo - Hệ thống đẳng cấp
Ấn Độ là cái nôi sinh trưởng của 4 tôn giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay: Ấn Độ
giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini, đạo Sikh. Đặc trưng của người Ấn là sự mộ đạo. Hindu
giáo với vị trí là tơn giáo lớn nhất ở Ấn Độ (hiện nay có 966 triệu người tin theo – chiếm
hơn 80% tổng dân số) và là tôn giáo lớn thứ ba thế giới (1,03 tỉ tín đồ) đóng vai trị then
chốt trong việc định hình nên cấu trúc xã hội của Ấn Độ.
Tôn giáo này làm nảy sinh hệ thống đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ, chi phối, tác động
sâu sắc, lâu dài với nhiều hệ lụy trong xã hội. Hệ thống đẳng cấp rất đặc trưng của quốc gia
Nam Á này đã định hình nền tảng văn hóa – xã hội như hiện nay.

Bốn đng cp trong Varna là:
• Giai cấp trên hết là các Tăng l Bà-La-Môn: Họ tự cho rằng họ được sinh ra từ
miệng của Đấng Phạm Thiên (Brahma), nên họ được quyền giữ địa vị tối cao trong
xã hội, độc quyền cúng tế Thượng Đế và các Thần linh. Giai cấp này gồm giáo sĩ, tu
sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo phụ trách lễ nghi cúng bái, lãnh đạo
tinh thần dân tộc.

13


• Giai cấp thứ nh là Sát-Đế-L: Họ được sinh ra từ vai của Đấng Phạm Thiên. Giai
cấp này gồm các bậc vua chúa, q tộc, trưởng giả, cơng hầu khanh tướng. Họ nắm
quyền cai trị và thưởng phạt dân chúng.
• Giai cấp thứ ba là Phệ-Xá: Họ được sinh ra từ hông của Đấng Phạm Thiên. Giai
cấp này gồm các nhà thương mại, các trại chủ giàu có. Họ nắm kinh tế, chuyên môn
mua bán làm ăn với các từng lớp dân chúng trong xã hội.
• Giai cấp thứ tư là Thủ-Đà-La: Họ được sinh ra từ chân của Đấng Phạm Thiên.
Giai cấp này gồm các nông dân và cơng nhân ngho khổ.
2.2.5. Các cơng trình kiến trúc
Các cơng trình kiến trúc Ấn Độ chủ yếu là các ngơi đền và lăng mộ do ảnh hưởng
đến từ các tôn giáo cũng như thể chế chính trị của quốc gia này. Là cái nơi của rất nhiều
tơn giáo trong đó có 4 tơn giáo lớn là Hindu giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo,
các cơng trình kiến trúc tại vùng đất này mang v đẹp kì vĩ và độc đáo, mới lạ.
Các cơng trình kiến trúc cổ điển đẹp nhất của Ấn Độ có thể kể đến là:
Hình 4: Đền Taj Mahal

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Đền Taj Mahal với m danh là “Bài thơ tình được khắc trên đá” không chỉ là biểu
tượng du lịch nổi tiếng nhất của Ấn Độ mà còn là tuyệt tác kiến trúc của nhân loại.


14


Hình 5: Ngơi đền vàng Harmandir Sahib

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Ngôi đền Vàng Harmandir Sahib – được xây dựng từ văn 1574, dùng 100kg vàng
ròng để dát lên mặt ngồi của mái vịm và thánh đường.
Hình 6: Khu hang động Ajanta

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Khu hang động Ajanta ở miền Trung Ấn Độ - một trong những cơng trình Phật giáo
hồnh tráng và kì diệu nhất.
Tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các cơng trình có tính
chất tơn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu. Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa,
15


biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật
của chính nước đó như: Borobudur (Indonesia), Angkor Wat (Campuchia), đặc biệt ở Việt
Nam thì có thánh địa M Sơn.
2.2.6. Ẩm thực
Người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì
người Ấn Độ lại dùng tay. Đây là một nét đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ tạo nên nét độc
đáo thu hút khách du lịch khám phá miền đất nơi đây.Một nửa dân số Ấn Độ ăn chay cộng
thêm rất nhiều tôn giáo (tổng cộng có đến hơn 2 triệu vị thần) nên người Ấn kiêng rất nhiều
loại thịt. Đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky. Người

thuộc đẳng cấp cao nhiều khi khơng uống rượu. Trong bữa ăn khơng dùng đồ có rượu.
2.3. Địa lý chính trị Ấn Độ
Lịch sử Nhà nước Ấn Độ gắn liền với những tư tưởng chính trị tôn giáo truyền thông
đã chi phối mạnh m đời sống kinh tế xã hội của người Ấn Độ, nhất là tư tưởng về đẳng
cấp xã hội, tư tưởng chính trị trong giáo lý Bàlamôn, Phật giáo và thuyết “Arthas”.
Tư tưởng phân chia đẳng cấp được sử dụng để biện minh cho một thực tế lịch sử sản phẩm của chế độ chiếm nơ - đó là sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo vị trí xã
hội của các nhóm cư dân tự do được gọi là Varna ngay trong sách kinh Vệ đà (xuất hiện
vào khoảng thiên niên kỷ II TCN), người Ấn Độ đã tin vào sự tồn tại 4 loại Varna: Varna
Brahmin, Varna Ksatria, Varna Vaishya,Varna Sudra.
Ấn Độ được xem là nền dân chủ đông dân nhất trên thế giới. Đây là một nước cộng
hòa nghị viện với một hệ thống đa đảng có sáu chính đảng cấp quốc gia được công nhận,
bao gồm Đảng Quốc đại Ấn Độ và Đảng Bharatiya Janata (Đảng Nhân dân Ấn Độ), và trên
40 chính đảng cấp địa phương. Đảng Quốc đại được nhận định là có tư tưởng trung-tả hay
là "tự do" trong văn hóa chính trị Ấn Độ, cịn Đảng Bharatiya Janata có tư tưởng trung-hữu
hay là "bảo thủ". Trong hầu hết giai đoạn từ 1950 — tức khi Ấn Độ lần đầu tiên trở thành
một nước cộng hòa — đến cuối thập niên 1980, Đảng Quốc đại nắm giữ đa số ghế trong
Quốc hội. Tuy nhiên, kể từ đó, Đảng Quốc đại ngày càng chia s nhiều hơn vũ đài chính trị

16


với Đảng Bharatiya Janata, cũng như với các chính đảng cấp địa phương mạnh khác trong
các một liên minh đa đảng.
2.3.1. Thể chế nhà nước
Nhà nước Ấn Độ được tổ chức theo hình thức liên bang và theo chế độ dân chủ đại
nghị. Hiện nay Ấn Độ có 28 bang và 7 lãnh thổ trực thuộc trung ương.Quốc hội Liên bang
gồm 2 viện: Thượng viện (Rajya Sabha) và Hạ viện (Lok Sabha) có 543 ghế. Chính phủ
phủ Liên bang gồm có: Tổng thống, Phó Tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là
Thủ tướng: Tổng thống (từ 7/2007): Pratibha Devisingh Patil ;Thủ tướng (từ 5/2004):
Manmohan Singh

2.3.2. Các đảng chính trị ở Ấn Độ
Ấn Độ có rất nhiều đảng phái chính trị, trong đó có một số đảng chủ yếu là: Đảng
Quốc Đại thành lập năm 1885; có khoảng 25 triệu đảng viên chính thức. Đảng Quốc Đại
đã nhiều lần phân liệt thành các đảng nhỏ. Từ năm 1980, Quốc Đại chính thức mang tên
Indira Gandhi, gọi là Quốc Đại (I). Đảng Quốc Đại cầm quyền liên tục nhiều lần tại Ấn Độ.
Trong cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 14, tháng 5/2004, Quốc Đại (I) liên minh với 19 đảng
giành đa số ghế (219/545, trong đó Quốc Đại có 142 ghế) và đứng ra lập Chính phủ Liên
minh Tiến bộ thống nhất (UPA). Chủ tịch Đảng: Bà Sonia Gandhi, vợ cố Thủ tướng Rajiv
Gandhi.  
Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), thành lập năm 1980. Trong cuộc bầu cử bầu Hạ nghị
viện lần thứ 13 (10/1999), Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) gồm 24 Đảng do BJP làm
nòng cốt giành được 298 ghế, trong đó BJP được 182 ghế và cầm quyền từ đó đến tháng
4/2004. Tại cuộc bầu cử Hạ viện 14, BJP đồng minh giành được 188 ghế, riêng BJP được
135 ghế. Chủ tịch BJP hiện nay là ông Rajnath Singh, được bầu từ tháng 1/2006.  
Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI), thành lập năm 1925. Hiện có khoảng 56 vạn đảng
viên. Trong cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 14, CPI giành được 10 ghế. Tổng Bí thư: Ardhendu
Bhushan Bardhan, bầu lại lần thứ tư tại Đại hội lần thứ 19, tháng 4/2005.  

17


Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist (CPI-M), thành lập năm 1964, hiện có khoảng 80
vạn đảng viên. Tại cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 14, CPI-M giành được 43 ghế. Tổng Bí thư:
Prakash Karat được bầu tại Đại hội lần thứ 18 vào tháng 4/2005
2.3.3. Chủ nghĩa khủng bố ở Ấn Độ
Ấn Độ là một trong những nước hay xảy ra khủng bố nổi tiếng là vụ khủng bố 21h30
tối 26/11/2008 một nhóm gồm 10 tay súng lạ mặt mang theo nhiều quả lựu đạn và súng tự
động đã tấn công dân thường ở nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm cả ga tàu hỏa
Chhatrapati Shivaji, quán cà phê nổi tiếng đông khách Leopold, hai bệnh viện và một rạp
hát tại khu vực phía nam Mumbai, thuộc bang Maharashtra, miền tây Ấn Độ.Mặc dù hầu

hết các vụ tấn công nói trên kết thúc sau vài tiếng đồng hồ, những thảm kịch khủng bố vẫn
tiếp diễn tại 3 địa điểm có xảy ra bắt cóc con tin, gồm hai khách sạn cao cấp Oberoi Trident,
Taj Mahal và tòa nhà Nariman - nơi đặt một trung tâm truyền giáo của người Do Thái.
Lý do Ấn Độ thường xuyên có khủng bố là vì nó bắt nguồn từ sự khác biệt tơn giáo
giữa người Ấn Độ đa số là theo đạo Hindu còn Pakistan đa số là người hồi giáo. Giữa hai
bên đã có xung đột khi phân chia tranh chấp lãnh thổ và nó kéo cho đến bây giờ. Việc khủng
bố xuất hiện thường xuyên cũng làm cho các giới chức trách phải đặt vấn đề quan tâm và
lo ngại.
2.4. Ảnh hưởng của đại dịch covid đến nền kinh tế cũng như chính trị của Ấn Độ
Ấn Độ đã và đang trải qua một kỳ dịch bệnh kéo dài và là nước bị ảnh hưởng nặng
nề thứ 3 trên thế giới bởi dịch covid 19. Đã có những thời điểm Ấn Độ liên tiếp ghi nhận
trên 300.000 ca mắc mới mỗi ngày, đại dịch này đã khiến cho không chỉ bệnh viện, nhà hỏa
táng q tải mà nó cịn đánh mạnh vào lòng tin người tiêu dùng vào nền kinh tế. Tổng mức
bán l suy giảm mạnh, trong khi các thông số đo lường hoạt động của doanh nghiệp tại thời
điểm này cũng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Đây được xem là nguy cơ lớn, bởi tiêu
dùng chiếm khoảng 60% GDP của Ấn Độ.
Tình hình dịch bệnh ngày càng tồi tệ kéo dài ở Ấn Độ s giáng một đòn nặng nề
vào nền kinh tế của nước này, và có thể s kéo nền kinh tế Ấn Độ quay trở lại quy mơ như
20 năm về trước, thậm chí cịn ảnh hưởng đến cả sự ổn định của Nam Á.
18


Cơng việc sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, kinh tế lao dốc đã khiến cho chỉ số chứng
khoán chuẩn của Ấn Độ hoạt động kém nhất châu Á trong tháng này. Đồng rupee cho đến
nay cũng ở mức kém nhất khu vực trong tháng qua, khi các nhà giao dịch tính đến tác động
của các hạn chế đối với tăng trưởng kinh tế.
2.5. Một số chính sách phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ
Chính sách đối ngoại
Ấn Độ chủ trương xây dựng phát triển đất nước theo con đường độc lập dân tộc và
tự lực tự cường, thi hành chính sách đối ngoại hịa bình, không liên kết, hữu nghị với các

nước.
Một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là tăng cường quan hệ với các
nước châu Á và các nước láng giềng. Với khu vực Nam Á, Ấn Độ tích cực thúc đẩy quan
hệ kinh tế, thương mại và đầu tư để tạo sự gắn kết, tăng cường hợp tác khu vực thông qua
Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC). Với Đơng Á, Ấn Độ triển khai chính sách
“Hướng Đông” và tăng cường quan hệ với các nước khu vực này, trong đó chọn ASEAN
là một trong những trọng tâm đột phá.
Ấn Độ tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Ấn Độ đã trở
thành thành viên của ARF, ASEM, Cấp cao Đông Á, đang phấn đấu để trở thành Ủy viên
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, gia nhập APEC.
Chính sách phát triển kinh tế
Về nông nghiệp, nhiều giải pháp sáng tạo đã được thực hiện như: “cách mạng xanh”,
“cách mạng trắng”, Ấn Độ đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Sản phẩm nông nghiệp
của Ấn Độ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu; sản lượng
xuất khẩu thủy sản tăng cao, đứng thứ tư toàn cầu. Năm 2002, Ấn Độ xuất khẩu gạo đứng
thứ hai thế giới sau Thái Lan; từ 2012 đến nay là nước xuất khẩu gạo và sữa lớn nhất thế
giới.
Về công nghiệp, Ấn Độ đã tập trung thực hiện chính sách cơng nghiệp mới, phát
triển một số lĩnh vực có thế mạnh như: cơng nghệ thơng tin đã tăng doanh thu từ 10,2 tỷ

19


USD năm 2001 - 2002 lên 146,5 tỷ năm 2014 - 2015; giá trị xuất khẩu từ 6,54 tỷ USD năm
2000 - 2001 đã tăng lên 150 tỷ USD vào năm 2020 -2021.
Trong cơ cấu kinh tế của Ấn Độ, ngành dịch vụ chiếm gần 60% GDP, dịch vụ phần
mềm và tài chính rất phát triển.
Với chính sách mở cửa thơng thống, Ấn Độ được coi là điểm đến hấp dẫn của các
nhà đầu tư quốc tế. FDI đã trở thành nhân tố quan trọng của nền kinh tế Ấn Độ và tăng
trưởng mạnh trong suốt những năm qua. Đến nay, hơn 800 cơng ty nước ngồi đã đặt cơ sở

ở Ấn Độ với khoảng 1 nghìn dự án, trong đó các tập đồn lớn như Samsung, Foxconn,
Airbus, Nissan, IBM.
Về chính trị
Ấn Độ đã thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn cầu với các nước
lớn trên thế giới: quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện với M, quan hệ đối tác
chiến lược đặc biệt với Nga, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Trung Quốc, quan hệ
đối tác chiến lược hoặc đối tác tồn cầu với các nước Đơng Á... Vị thế, vai trò của Ấn Độ
ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại các tổ chức, diễn đàn, đa phương khu vực và trên trường
quốc tế.
Về văn ha - xã hội:
Trong cơng cuộc cải cách tồn diện, Ấn Độ ln sử dụng chính sách văn hóa để củng
cố cho sức mạnh tổng hợp quốc gia. Với “Chính sách văn hóa mềm” và “Ngoại giao Phật
giáo”, Ấn Độ đã thành cơng trong việc quảng bá hình ảnh của một đất nước đa sắc tộc, đa
văn hóa với thế giới.
Ấn Độ đã trở thành một điểm đến du lịch hành hương, với hệ thống các viện bảo
tàng, danh lam thắng cảnh mang đậm nét văn hóa Phật giáo trên tồn cầu; ngành điện ảnh
Bollywood và môn thể thao tâm linh Yoga được thúc đẩy phát triển mạnh m. Ấn Độ đã
đề xuất thành công với Liên hợp quốc về công nhận ngày Quốc tế Yoga (ngày 21-6 hàng
năm). Ấn Độ là quốc gia đa tôn giáo, song mỗi tôn giáo đều có vị trí như nhau và được quy
định trong Hiến pháp. Tất cả các tôn giáo tạo nên một bức khảm mang đậm những nét đặc

20


trưng riêng của Ấn Độ và chính sự thống nhất và hài hịa giữa các tơn giáo đã tạo nên một
Ấn Độ dân chủ hàng đầu thế giới.
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA ẤN ĐỘ VỚI THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT
NAM
3.1. Quan hệ của Ấn Độ với các quốc gia khác
Cộng hịa Ấn Độ, có quan hệ ngoại giao với 201 quốc gia trên tồn cầu, có 199 cơ

quan đại diện và chức vụ hoạt động trên tồn cầu trong khi có kế hoạch mở các cơ quan đại
diện mới vào năm 2021 - 2022 do 11 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đăng cai. Bộ Ngoại
giao Ấn Độ (MEA), là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về việc tiến hành các mối quan
hệ đối ngoại của Ấn Độ.
Với chi tiêu quân sự lớn thứ ba thế giới, lực lượng vũ trang lớn thứ tư, nền kinh tế
lớn thứ năm tính theo tỷ lệ GDP danh nghĩa và nền kinh tế lớn thứ ba tính theo sức mua
tương đương, Ấn Độ là một cường quốc nổi bật trong khu vực, một cường quốc hạt nhân,
một sức mạnh toàn cầu và một siêu cường tiềm năng. Ấn Độ có ảnh hưởng quốc tế ngày
càng tăng và có tiếng nói nổi bật trong các vấn đề tồn cầu.
3.1.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, chiến tranh lạnh kết thúc, Ấn Độ đã điều chỉnh
chính sách đối ngoại của mình nhằm thích ứng với một thế giới đã thay đổi căn bản. Để
phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế trong nước và thích ứng với tình hình quốc tế mới,
nâng cao vị thế chính trị, Ấn Độ thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa trong
quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, với ý thức độc lập, tự cường mạnh m nên tuy điều chỉnh chính
sách đối ngoại nhưng Ấn Độ khơng từ bỏ những nguyên tắc của mình. Điều này thể hiện
khá rõ trong phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ Narasimha Rao khẳng định: “Thế giới đã thay
đổi, các nước đều thay đỏi và khơng có gì có thể biện minh nếu Ấn Độ khơng thay đổi.
Chúng ta phải điều chỉnh và có cách đề cập thực tế nhưng chúng ta không bao giờ thay đổi
nguyên tắc mục tiêu”.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ tiếp tục điều chỉnh mạnh chính sách đối ngoại
theo hướng phát triển tồn diện nhằm đa dạng hóa trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, an
21


×