Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIEU LUAN MON LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.24 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC HUÊ
VIỆN ĐÀO TẠO MỞ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----0O0---

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THÊ GIỚI

TÊN ĐỀ TÀI
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIÊN PHƯƠNG ĐÔNG
Sinh viên thực hiện: Võ Văn Trung.
Lớp: Luật – Quảng Ngãi 2021.
Trạm đào tạo từ xa: Trường Cao đẳng Công thương TPHCM – Cơ sở đào
tạo Quảng Ngãi.
Cố vấn học tập: Ngô Vĩnh Phước.

Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 3
B. NỘI DUNG........................................................................................................... 4
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG
KIẾN PHƯƠNG ĐƠNG........................................................................................4
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐƠNG:.....................................................................4
1. Cơ sở hình thành và phát triển nhà nước phong kiến phương Đông:...........4
1.1 Khái niệm:..............................................................................................4
1.2 Sự hình thành nhà nước phong kiến phương Đơng:...............................4
2. Cơ sở hình thành và phát triển pháp luật phong kiến phương đơng:............5


2.1. Khái niệm:.............................................................................................5
2.2 Cơ sở hình thành và phát triển pháp luật phong kiến phương đông:......5
CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG.........................................................................6
I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG:
............................................................................................................................ 6
II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN PHÁP LUẬT PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG:. .8
1. Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa lễ và hình..................8
2. Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị và
hòa đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức..............................9
3. Những đặc trưng cơ bản pháp luật phong kiến Nhật Bản:.........................10
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG..........................................................................12
I. Đánh giá chung và sự ảnh hưởng của nhà nước phong kiến phương Đông...12
II. Đánh giá chung và sự ảnh hưởng của pháp luật phong kiến phương Đông..13
C. KẾT LUẬN........................................................................................................14
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................15

2


A. MỞ ĐẦU
Nhà nước và pháp luật phong kiến phương Đông mang những đặc trưng cơ bản
nhất của chế độ phong kiến trên thế giới, so với Nhà nước và pháp luật phong kiến
phương Tây thì chế độ phong kiến ở phương đơng hình thành và phát triển sớm và rõ
nét hơn. Việc nghiên cứu vấn đề Nhà nước và pháp luật phong kiến phương đơng có ý
nghĩa lớn trong việc tìm hiểu bản chất của nhà nước phong kiến phương đông cũng
như pháp luật phong kiến phương đông trong quản lý, giữ gìn trật tự xã hội. Vì vậy tìm
hiểu về nhà nước và pháp luật phong kiến phương Đông, một khu vực không chỉ rộng
lớn về địa lý mà cịn có một nền văn hóa, lịch sử quan trọng đối với thế giới. Với ý

nghĩa đó em xin chọn đề tài: “Đặc trưng cơ bản của nhà nước và pháp luật phong kiến
phương Đông” làm bài tiểu luận của môn học.

3


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LÝ THUYÊT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP ḶT PHONG KIÊN PHƯƠNG ĐƠNG
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT PHONG KIÊN PHƯƠNG ĐƠNG:
1. Cơ sở hình thành và phát triển nhà nước phong kiến phương Đông:
1.1 Khái niệm:
Phong kiến là phong tước và kiến quốc chỉ việc nhà vua phong tước, chia đất để
chư hầu dựng nước ở khu vực đã được phong, theo Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn
Khôn.
Chế độ phong kiến gồm có vua, chua hầu và phong địa. Vua là người đứng đầu
một nước, chư hầu chỉ vua chúa cấp dưới bị phụ thuộc, phải phục tùng và được một
vua chúa lớn mạnh hơn làm thiên tử thống trị tối cao và phong địa là đất phong cho
chư hầu, có tư cách như một nước độc lập và truyền đời này sang đời khác.
Trong phạm vi một nước thì phong kiến chính là Nhà nước có các vua chúa, địa
chủ và nơng dân. Khi đó vua chúa là người có quyền lực tối cao, tất cả mọi người đều
phải phục tùng. Địa chủ là những người được vua chúa ban đất cho rất nhiều đất cịn
nơng dân là những người dân nghèo khơng có đất đai của cải.

1.2 Sự hình thành nhà nước phong kiến phương Đơng:
Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu
cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nơng nghiệp, đồn kết chống ngoại xâm; và
hình thành sớm nhất ở Trung Quốc, từ thế kỷ III trước cơng ngun. Tuy nhiên, q
trình phát triển lại rất chậm (Trung Quốc thế kỷ VII – XVI), các nước Đông Nam Á

(thế kỷ X – XIV).
Sự thành lập quan hệ sản xuất phong kiến: Thay đổi công cụ lao động làm tăng
năng suất; chế độ sở hữu chung của nhà nước tan rã và ruộng đất ngày càng tập trung
vào tay bọn địa chủ phong kiến, điều đó dẫn tới ra đời 2 tầng lớp: tầng lớp địa chủ và
tầng lớp nông dân tá điền.
Hai nhà nước phong kiến tiêu biểu của phương Đông là nhà nước phong kiến
Trung Quốc và nhà nước phong kiến Nhật Bản.

4


2. Cơ sở hình thành và phát triển pháp luật phong kiến phương đông:
2.1. Khái niệm:
Pháp luật ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước, đó là một điều tất yếu
khách quan. Xét về phương diện chủ quan, pháp luật do nhà nước đề ra và đảm bảo
thực hiện bằng sức mạnh của mình, trở thành một cơng cụ có hiệu quả nhất để bảo vệ
lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, nó quản lý xã hội theo mục đích của nhà
nước cũng tức là mục đích của giai cấp thống trị.
Pháp luật phong kiến là hệ thống các quy tắc xử sự chung do giai cấp thống trị
đặt ra (Vua), thể hiện ý chí và nhằm bảo vệ lợi ích, địa vi và quyền thống trị của địa
chủ, quý tộc, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội phong kiến.

2.2 Cơ sở hình thành và phát triển pháp luật phong kiến phương
đông:
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng nhất trong kiến trúc thượng
tầng. Pháp luật ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước, đó là một điều tất yếu khách
quan. Nếu nhà nước khơng có pháp luật thì xã hội khơng có kỷ cương, trật tự; Nếu
pháp luật không phù hợp với hoạt động, tổ chức của nhà nước thì pháp luật sẽ khơng
có hiệu lực. Do đó cơ sở hình thành và phát triển của pháp luật cũng dựa trên cơ sở
hình thành và phát triển của nhà nước.

Cơ sở kinh tế: Chế độ sở hữu ruộng đất đóng vai trị chủ đạo và sự tồn tại của
công xã nông thôn, tạo nên cơ sở vật chất của nhà nước quân chủ chuyên chế.
Cơ sở chính trị - xã hội: Giai cấp thống trị xã hội chủ yếu là các địa chủ phong
kiến (trung và đại địa chủ)
Cơ sở tư tưởng: Học thuyết chính trị Nho giáo luôn là hệ tư tưởng thống trị
xuyên suốt quá trình phát triển của pháp luật phong kiến.
Nguồn pháp luật phong kiến Trung Quốc gồm 5 nguồn:
Lệnh: Là chiếu chỉ của Hồng đế ban ra và có hiệu lực tuyệt đối, không ai được
làm trái.
Luật: Những quy định về chế độ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,
thương nghiệp, tô thuế…
Cách: những cách thức hoạt động, tổ chức của quan lại

5


Thức: Thể thức có liên quan đến việc khám nghiệm, tra hỏi, xét xử những
người vi phạm luật pháp nhà nước…
Lệ: Những án lệ.
Nguồn pháp luật phong kiến Nhật Bản có nguồn gốc từ những phong tục tập
quán, luật tục địa phương của các dân tộc ở nước Nhật. Thời cổ đại, khi các dân tộc
Nhật bước vào thời văn hóa Jomon, Yayoi và Kofun, họ đã đặt ra các luật tục địa
phương (thể hiện ở các phong tục tập quán) để quản lý xã hội. Đến khi hình thành nhà
nước, các luật tục địa phương được thể chế hóa thành luật pháp. Luật Nhật Bản chia
thành 4 loại là ritsu (luật), ryo (lệ), kyashu (cách) và shiki (thức).

CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIÊN PHƯƠNG ĐÔNG
I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIÊN
PHƯƠNG ĐƠNG:

Điển hình là Trung Quốc và Nhật Bản. Nhìn chung, trong suốt quá trình tồn tại
và phát triển nhà nước phong kiến, yếu tố trung ương tập quyền ln được duy trì nên
nhà nước phong kiến ln được tổ chức đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà
nước.
Nhà nước phong kiến Trung Quốc là chính thể quân chủ chun chế điển hình ở
phương Đơng.
Các triều đại đều được xây dựng theo mơ hình qn chủ chun chế. Mơ hình này
ngày càng phát triển và mang tính cực đoan hơn. Biểu hiện cơ bản của chính thể quân
chủ chuyên chế là thực hiện trung ương tập quyền cao độ.
Hoàng đế là người nắm mọi quyền lực, vương quyền, thần quyền và pháp quyền,
khơng có cơ cấu lập pháp, hành pháp, tư pháp [hệ thống nhất nguyên].
Quan lại các cấp đều là tơi tớ của Hồng đế, dân chúng trong nước đều là thần dân
của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức hai cấp: cấp trung ương và cấp địa phương
với đẳng cấp phân minh và biên chế chặt chẽ. Thông qua hệ thống quan lại này, nhà
vua có thể kiểm sốt được tồn quốc, tồn dân, nhờ đó chế độ quân chủ chuyên chế
càng được củng cố. Người đứng đầu hành chính địa phương do Hồng đế bổ nhiệm
đồng thời cũng là quan tư pháp. Tất cả các quan to, nhỏ và mọi cơ quan nhà nước chỉ
có quyền tư vấn cho nhà vua và thực thi mệnh lệnh của nhà

6


Trên cơ sở tiếp thu yếu tố phong kiến Trung Quốc, trong thời kỳ đầu, nhà nước
phong kiến Nhật Bản cũng thiết lập bộ máy nhà nước theo mơ hình quân chủ chuyên
chế phong kiến.
Thiên Hoàng là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất trong cả nước. Thiên Hoàng được
thần thánh hóa, được coi là vị thánh sống.
Các quý tộc là bề tôi và phải lệ thuộc vào Thiên Hồng. Giúp việc cho Thiên
Hồng có Tể tướng và hai chức phó là tả thừa tướng và hữu thừa tướng. Sau đó là các
thượng thư trơng coi 8 bộ [bộ lễ, bộ hộ, bộ binh, bộ hình, bộ cơng, bộ ngân khố, bộ

cung cấm]. Các đơn vị hành chính gồm có quốc [tỉnh], quận, lý [xã]. Đứng đầu các cấp
địa phương là quốc ti, quận ti và lý trưởng.
Nhưng từ thế kỷ XV, nhà nước phong kiến Nhật Bản dần dần hình thành trạng thái
phân quyền cát cứ của các lãnh chúa địa phương và tồn tại song song với chính quyền
kép ở địa phương, mang tính qn phiệt. Có thể nhận thấy nhà nước phong kiến Nhật
Bản vừa có yếu tố giống các nhà nước phong kiến phương Đông, vừa có yếu tố giống
các nhà nước phong kiến phương Tây.
Do vậy, đặc trưng cơ bản của nhà nước phong kiến phương Đông là:
Nhà nước phong kiến Trung Quốc là chính thể qn chủ chun chế điển hình ở
phương đơng. Hoàng đế là người đứng đầu quốc gia, nắm toàn bộ quyền lực. Quan lại,
thuộc hạ các cấp là bầy tơi của ơng ta (để kiểm sốt tồn dân). Trong suốt giai đoạn
phát triển, mặc dù có các cuộc loạn cát cứ, nhưng không thay đổi sự phát triển trên.
Nhà nước phong kiến hình thành dựa trên sự tồn tại của xã hội phong kiến, đặc
biệt là vấn đề ruộng đất. Nhà nước phong kiến nào cũng vậy, lên cầm quyền thì việc
đầu tiên là củng cố chính trị, thi hành chính sách ruộng đất với mục tiêu cho nơng dân
có đủ ruộng đất để canh tác, tạo chỗ dựa cho giai cấp thống trị.
Nhà nước phong kiến hình thành trên cơ sở thắng lợi của các cuộc chiến tranh
nông dân (vấn đề ruộng đất). Các triều đại lên cầm quyền đều thi hành chính sách
ruộng đất để an dân, ổn định xã hội.
Nhà nước sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị trong suốt thời kỳ phong
kiến. Thời Hán Nho, tư tưởng Nho giáo được hệ thống hóa và khái quát lại thành một
lý luận chung. Các nhà Nho đã giải thích theo quan điểm duy tâm và có phần màu sắc
thần học (thuyết Thiên nhân cảm ứng), con người chịu mệnh trời. Về đạo đức, Nho
giáo thực hiện Tam cương – Ngũ thường. Tam cương là vua – tôi, cha – con, vợ -

7


chồng; Ngũ thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Lục kỷ: là quan hệ ngũ hành, ngang hàng
là cha mẹ, an hem, họ hang, bạn bè, tôn giáo và là tiêu chuẩn đạo đức hồn chỉnh. Đến

thời Tống Nho, Trình Di, Trình Hạo, Chu Hy... đã đưa lý luận của Đạo giáo, Phật giáo
vào và xây đựng thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh trang bị cho Nho giáo. Nội dụng
của Nho giáo thời kỳ này thể hiện ở Lý (tinh thần) và Khí (vật chất), mang tính bảo thủ
duy tâm. Đại biểu là Trình Hạo, Trình Di, Chu Đơn Di. Nhưng đến thời Tống Nho,
Nho giáo thể hiện tính tiêu cực, phủ nhận cái mới và mang tính sùng cổ (sùng bái cái
cổ xưa).
Nhà nước phong kiến luôn tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm mở rộng lãnh
thổ. Chức năng xâm lược là chức năng cơ bản của phong kiến Trung Quốc. Dưới ảnh
hưởng của học thuyết Khổng – Mạnh, Hồng đế tự coi mình là Thiên tử, coi đất đai
xung quanh là thiên hạ của mình nên phải “bình thiên hạ” là hợp quy luật.

II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN PHÁP LUẬT PHONG KIÊN PHƯƠNG
ĐÔNG:
1. Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa lễ và hình
Lễ là nguyên tắc xử sự của con người thuộc các đẳng cấp khác nhau trong các
quan hệ xã hội. Lễ là nội dung trọng tâm của nho giáo. Lễ giáo phong kiến xác lập và
củng cố mối quan hệ tam cương, ba mối quan hệ cơ bản trong xã hội, quan hệ vua tôi,
quan hệ cha mẹ – con cái, quan hệ chồng -vợ. Đó là trật tự của xã hội phong kiến.
Hình là hình phạt hay chính là pháp luật. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc “hình”
được áp dụng phổ biến để xử phạt những người vi phạm luật, lệ. Điều này thể hiện sự
hà khắc, dã man của pháp luật phong kiến Trung Quốc nói riêng và pháp luật phong
kiến phương Đơng nói chung.
Cũng theo Tn Tử thì “Lễ là cái phận lớn của điển pháp, cái kỷ cương của
qn loại”, thì lễ cũng chính là những quy tắc tiết chế hành vi của nhà cầm quyền.
Trong khi pháp luật (hình phạt) hướng tới người dân để cai trị họ thì lễ lại hướng về
tiết chế hành vi của nhà nước. Cho nên kinh lễ có câu “Hình bất thướng đại phu, lễ bất
há thứ dân” nghĩa là như vậy
Từ thời nhà Hán, đặc biệt là từ đời Hán Vũ Đế, ông chủ trương sử dụng nho
giáo để quản lí nhà nước. Nội dung trọng tâm của nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ
đạo trong xã hội phong kiến. Lễ kết hợp với hình luật để chủ trương xây dựng và thực

thi pháp luật. Trong mối quan hệ giữa lễ và hình thì các nguyên tắc của lễ làm sự chỉ

8


đạo, cịn lễ mượn sự cưỡng chế của hình để duy trì. Thực hiện chủ trương kết hợp lễ và
hình, nhà nước phong kiến Trung Quốc áp dụng các nguyên tắc
Đức chủ hình phụ: Lấy đức làm chủ yếu, cịn hình phạt là phụ.
Lễ pháp tịnh dụng: Lễ và pháp cùng áp dụng ngang nhau.
Nhà nước phong kiến Trung Quốc còn sử dụng nguyên tắc “tam cương ngũ
thường” của nho gia làm chủ đạo. Tam cương là nội dung cơ bản trong giáo lí của đạo
nho và được pháp luật bảo vệ bằng việc quy định 10 trọng tội (thập ác). Trong đó các
tội trái với đạo hiếu có 6 tội( ác nghịch, bất đạo, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nội loạn).
Các tội bất trung với hoàng đế phong kiến có 4 tội (mưu phản quốc, mưu đại nghịch,
mưu phản loạn, đại bất kính). Trong quan hệ hơn nhân theo giáo lí đạo Nho và cũng là
theo luật pháp quy định, người chồng có quyền li dị vợ nếu người vợ chỉ cần phạm
một trong 7 điều sơ suất (thất suất): không con, dâm dật, không phụng sự cha mẹ
chồng, miệng lưỡi nói năng lung tung, trộm cắp, ghen tuông, ác tật. Luật pháp qua các
đời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều “nhất chuẩn hồ lễ”. Hay nói cách
khác luật pháp luôn luôn củng cố và bảo vệ lễ giáo phong kiến, trật tự của đẳng cấp
của xã hội phong kiến, chính thể quân chủ chuyên chế phong kiến
Tuy nhiên, việc dùng lễ đã gây ra việc áp dụng pháp luật không thống nhất.
Xuất hiện hiện tượng “tội đồng luận dị” (tội giống nhau nhưng lí luận khác đi dẫn đến
hình phạt cũng khác nhau). Các quan lại tùy tiện trong cách xét xử, có điều kiện phát
sinh tiêu cực. Điển hình là Đổng Trọng Thư chủ trương dùng sách “Xuân thu” của
Khổng Tử để làm cơ sở cho việc xử án. Đây là một hạn chế của pháp luật phong kiến.

2. Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa Đức trị với
Pháp trị và hòa đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức.
Để cại trị dân giai cấp thống trị có trăm ngàn biện pháp. Trong xã hôi phong

kiến Trung Quốc đã tồn tại hai quan điểm đối lập nhau đó là: Quan điểm của pháp gia
và quan điểm của nho gia. Hai quan điểm này như hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình
tồn tại và phát triển của xã hội phong kiến Trung Quốc. Quan điểm của hai trường phái
này được thể hiện tương ứng qua hai học thuyết pháp trị và đức trị.
Nội dung của học thuyết pháp trị:
Pháp: Phải có hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, hợp lí, ổn định, ban hành
cho khắp dân chúng biết; phải thi hành pháp luật nghiêm chỉnh, triệt để, chí cơng vơ
tư” khơng khoan dung người mình u, khơng khắc nghiệt người mình ghét.

9


Thế: Ở đây thuyết pháp trị sử dụng nội dung “chính danh” của nho giáo, theo
đó vua phải làm trịn phận sự của mình, các quan lại, dân chúng tùy theo danh phận
của mình mà làm trịn cơng việc của mình. Trong đó chỉ có vua mới là người có thể cai
trị thiên hạ
Thuật: phương pháp, thủ đoạn cai trị, nó bao gồm hai nội dung: bổ nhiệm và
khảo thạch “kiểm tra, thưởng phạt)
Ở Trung quốc, tư tưởng pháp trị được biểu hiện đầu tiên trong một câu nói của
Quản Trọng- tướng quốc của Tề Hồn Cơng vào khoảng đầu thời Xuân Thu: “vua-tôi,
trên-dưới, sang- hèn đều tuân theo pháp luật cả, thế gọi là đại trị”.
Nội dung của học thuyết đức trị:( là nội dung chủ yếu của nho giáo)
Để có một trật tự xã hội, Khổng Tử nhấn mạnh năm chữ “nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín” và coi là năm thứ cần thiết cho một con người nhất là khi con người đó là bậc
quân tử, tức là người có sứ mệnh “trị quốc, bình thiên hạ” hay cịn gọi “Đức trị” là
khái niệm dùng để chỉ những quan điểm dùng đạo đức và luân lý để điều chỉnh xã hội
và nhà nước mà Khổng Tử thường răn dạy các bậc quân tử. Cũng theo Khổng Tử, đức
trị muốn đạt hiệu quả cao phải đi đôi với lễ trị. Nghĩa là đạo đức sẽ được củng cố bằng
những lễ nghi, cách nói năng, ăn mặc, cư xử trong cuộc sống.
Đức trị đã trở thành hệ tư tưởng có ảnh hưởng lớn, là công cụ tinh thần để bảo

vệ cho nền phong kiến suốt hai nghìn năm ở Trung Quốc.
Từ đời Hán trở đi, Đức trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội cũng như
trong chính sách cai trị của nhà nước. Đến thời Đường, Đức trị của nho giáo còn được
bổ sung thêm thuyết Nhân trị của phật giáo. Nhân trị ở đây là lòng từ bi, cứu nhân độ
thế. Đến đời Tống, Minh đạo đức nho giáo suy yếu dần, đến cuối đời Thanh, nho giáo
và tư tưởng đức trị cũng bị phê phán kịch liệt.
Tóm lại, trong suốt thời kì phong kiến trung Quốc đức trị và pháp trị đã cùng
tồn tại với nhau, tương hỗ nhau. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mức độ ảnh
hưởng của hai học thuyết này có khác nhau. Nhìn chung thì nho giáo giữ vị trí thượng
tơn, pháp trị vẫn được áp dụng nhưng khơng thể hiện một cách công khai, pháp trị
trong một chừng mực nhất định đã được lồng ghép và hòa trộn vào đức trị. Pháp trị
hay đức trị đều cùng một bản chất, đó chỉ là những biện pháp cai trị khác nhau, chỉ là
sự khác nhau về việc áp dụng pháp luật.

3. Những đặc trưng cơ bản pháp luật phong kiến Nhật Bản:

10


Thứ nhất, về thời điểm ra đời. Có thể nói pháp luật Nhật Bản ra đời muộn nhất,
ra đời kể từ lúc con người bước vào xã hội có giai cấp. Lý do của sự ra đời muộn màng
này có thể do sự tồn tại khá lâu của các công xã thị tộc, các tiểu quốc lạc hậu đã làm
chậm quá trình hình thành luật pháp ở Nhật.
Thứ hai, các bộ luật Nhật Bản đều do những vị có chức danh, có quyền (kể cả
lãnh đạo) biên soạn và ban hành dựa trên tình hình thực tế ở Nhật Bản. Ví dụ, Hiến
pháp 17 điều của Shotoku (604) là do ông và các đồng sự của ông biên soạn ra và ban
hành, nhưng có lẽ Hiến pháp này gắn tên của ơng vì ơng là người chỉ đạo chính cho
việc biên soạn, ban hành nhân danh Thiên hồng cịn đang tại vị. Một lý do nữa là
Shotoku là người có học thức, có kiến thức về luật pháp khi ơng còn học tập ở Trung
Quốc. Tiếp sau Shotoku, các Thiên hồng Nhật cũng cử quan lại (có học thức) sang

biên soạn luật.
Thứ ba, các bộ luật này được biên soạn đều bắt nguồn từ luật pháp của Trung
quốc, Triều Tiên. Luật pháp Trung Quốc với tính chặt chẽ, rõ ràng và nhân dân tuân
thủ nghiêm túc biểu thị cho chế độ phong kiến đã kích thích những người lãnh đạo
Nhật nghe theo và thấy hay nên đem về áp dụng ở Nhật Bản. Mặc khác lúc này xã hội
Nhật Bản hết sức hỗn loạn do các thị tộc (uji) đánh nhau tranh giành quyền lợi, thay
nhau khống chế Thiên hoàng và Thiên hồng chỉ cịn tại vị trên danh nghĩa, lúc này
Nhật Bản cần luật pháp là hết sức cần thiết vì nó giúp dẹp tan cuộc nổi loạn của các
dịng họ (uji), đề cao Thiên hồng và bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại.
Thứ tư, các bộ luật được ban hành phục vụ và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
thống trị, trước tiên là Thiên hoàng rồi mới tới các quan lại, hào mục. Các bộ luật
trước tiên (thời kỳ đầu) khẳng định người lãnh đạo tối cao là Thiên hoàng, sau khi
Thiên hoàng suy yếu thì nó lại đề cao Shogun, ban cho họ quyền lợi lớn cùng nhiều
quyền hạn đặc biệt. Ngoài ra, các lãnh tụ tối cao này cịn chen vào tơn giáo làm cho nó
thêm thần bí. Sau các lãnh đạo tối cao, các vị quan lại, hào mục cũng được vua ban
nhiều quyền lợi, ruộng đất.
Thứ năm, các bộ luật đều có tính đẳng cấp rất khắc nghiệt, thể hiện rõ nhất ở
chế độ quan lại và phân chia thường dân. Thời Shotoku, ông đã dựa vào chế độ quan
lại ở Trung Quốc, quyền lực của các vị quan thời đó mà phân chia quan lại thành 12
cấp (bậc), thời Taika và Nara thì chia quan lại tiếp ra 19 cấp bậc và cuối cùng ra đến
30 cấp bậc. Việc phân chia quan lại thành nhiều đẳng cấp như vậy nhằm mục đích

11


phân biệt rạch ròi giữa quan lại cao cấp và quan lại cấp dưới, tránh tình trạng khơng
cân bằng quyền lực và quyền lợi giữa các quan. Một điểm đáng chú ý là pháp luật
Nhật Bản có phân chia thường dân thành những đẳng cấp khác nhau dựa trên quan hệ
xã hội và kinh tế. Pháp luật Nhật Bản thời Taika chia cư dân thành hai loại là lương
dân và tiện dân. Lương dân gồm quan lại, nông dân, thợ thủ cơng… Họ có ruộng đất,

cơng cụ sản xuất và có nhiều quyền lợi. Tầng lớp tiện dân (đồng nghĩa với nô lệ) là
tầng lớp thấp trong xã hội. Theo quan niệm của Nho giáo thì tiện dân là người lớp dưới
khơng có quyền hành và ruộng đất, chỉ phục vụ cho người cao quý mà Khổng Tử gọi
là người “qn tử”. Thậm chí khi kết hơn, họ khơng có quyền kết hôn với người thuộc
tầng lớp trên và bị coi là người bỏ đi, phải phục vụ cho bọn quý tộc như canh miếu,
canh nhà mồ, phục dịch cho quan lại, gia nhân tư nhân (giống với chế độ Varna của Ấn
Độ cổ đại).
Thứ sáu, các bộ luật của Nhật có sự phân biệt (tuy chưa rạch rịi) giữa phần dân
luật và hình luật. Các điều luật vẫn do vua ban hành, thể hiện quan điểm của giai cấp
thống trị là tơn trọng và đề cao Vua (Thiên hồng) đại diện tối cao của họ, có quyền lợi
và quyền hành cao. Theo sau ông là các quan lại, hào mục có quyền lợi được phân cấp
theo mức độ quyền lực của mình. Vua đặt ra luật theo cảm tính, theo quan điểm giai
cấp nhưng lúc này do trình độ còn hạn chế nên chưa phân định rõ dân luật và hình luật.

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ ẢNH HƯỞNG
CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
I. Đánh giá chung và sự ảnh hưởng của nhà nước phong kiến phương
Đơng
Chính thể quân chủ chuyên chế là 1 trong những chính thể có sự ra đời cũng
như phát triển lâu đời nhất thế giới, tuy hiện nay nó đã lùi vào quá khứ nhưng những
đóng góp của nhà nước quân chủ chuyên chế cho nền văn minh thế giới thì vẫn cịn
đó, được coi như bước q độ cho nhân loại tiến vào thời kỳ văn minh hiên đại hơn.
Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây tiêu biểu là những quốc gia ra đời
sớm nhất, mở ra kỷ nguyên mới cho văn minh loài người. Những quốc gia có nền văn
hóa nổi tiếng là Trung Quốc, Ấn Độ , Lưỡng Hà, Ai Cập ( Phương Đông cổ đại ) và
Hy lạp và La Mã ( Phương Tây cổ đại ), giữa các quốc gia cổ đại nay có nhiều điểm
giống và điểm khác nhau.

12



II. Đánh giá chung và sự ảnh hưởng của pháp luật phong kiến
phương Đông.
Pháp trị của phong kiến Trung Quốc dù đã thể hiện được sự tiến bộ trong cách
quản lý trật tự xã hội, tuy nhiên nó vẫn cịn những hạn chế như nó khá hà khắc và tàn
bạo, các hình luật cịn rất dã man.
Đức trị, đã thể hiện sự nhân đạo hơn pháp trị tuy nhiên những quy định của nó
cịn khá cổ hủ, nó khơng có sự nghiêm khắc trong thực thi pháp luật, dễ mang lại sự tự
do, lộng quyền cho các quan lại. Thực hành đức trị phong kiến trung Quốc đã đưa lợi
ích và trật tự xã hội của nó trở thành những quy tắc đạo đức hàng ngày của mọi người.
Pháp luật phong kiến Trung Quốc dù là đức trị hay pháp trị thì nó ln củng cố,
bảo vệ lễ giáo phong kiến, trật tự đẳng cấp phong kiến, chính thể quân chủ chuyên chế
phong kiến. Đức trị hay pháp trị đều cùng một bản chất. Đó chỉ là những biện pháp cai
trị khác nhau chỉ là sự khác nhau về việc áp dụng pháp luật.
Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng pháp luật phong kiến Trung
Quốc với những tư tưởng tiến bộ đã góp phần giữ gìn và bảo vệ trật tự xã hội tương
đối ổn định. Mặt khác Trung Quốc là một nước lớn có nền văn minh phát triển sớm và
thường xuyên chinh phục, đồng hóa các quốc gia lân cận nên văn hóa Trung quốc có
ảnh hưởng lớn đến các nước phương Đơng như: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Đặc
biệt, do có nhiều nét tương đồng mà các nhà làm luật ở các triều đại phong kiến Việt
Nam đã vận dụng nhiều hình thức pháp lí và chế định pháp luật phong kiến Trung
Quốc vào thể pháp luật của mình, đặc biệt là từ nhà Lê trở đi.

13


C. KÊT LUẬN
Nhà nước và pháp luật phong kiến phương Đơng trong đó phong kiến Trung
Quốc và Nhật Bản là tiêu biểu nhất, mang những đặc trưng cơ bản nhất của chế độ
phong kiến. Với sự xuất hiện sớm của nhà nước phong kiến phương Đông đã thể hiện

được sự phát triển của xã hội lồi người xóa bỏ chế độ chiếm hữu nơ lệ trên thế giới.
Tìm hiểu về những đặc trưng cơ bản của nhà nước và pháp luật phong kiến phương
Đông sẽ thấy được sự ảnh hưởng đến nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam thời
bấy giờ về mơ hình nhà nước lẫn tiếp thu những tiến bộ của pháp luật trong việc vận
hành đất nước và bảo vệ chế độ.

14


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb Văn hóa thơng tin – Hà
Nội – 1994, Ngơ Văn Chính (chủ biên).
2. Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2006, Nguyễn Gia
Chu (chủ biên).
3. Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, Nxb Văn hóa - Thơng tin
Hà Nội - 2001

15



×