Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Thuốc chống virut Acyclovir docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.55 KB, 3 trang )

Thuốc chống virut Acyclovir
Acyclovir là một thuốc chống virut, có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm
virut Herpes. Thuốc ức chế tổng hợp DNA của virus và sự nhân lên của virut
mà không ảnh hưởng đến chuyển hoá của tế bào bình thường. Thuốc có tác
dụng mạnh nhất trên virut Herpes simplex týp 1 (HSV-1) và kém hơn ở virut
Herpes simplex týp 2 (HSV-2), virus Varicella zoster (VZV).
Đối với những người bị Herpes týp 1 và 2 ở da và niêm mạc, viêm não
Herpes có thể dùng acyclovir để điều trị khởi đầu và dự phòng tái nhiễm.
Ngoài ra, thuốc còn được dùng điều trị bệnh zona (bệnh do nhiễm Herpes
zoster) cấp tính, zona mắt, viêm phổi do Herpes zoster ở người lớn; Điều trị
khởi đầu và tái phát nhiễm Herpes sinh dục và bệnh thủy đậu (thuỷ đậu xuất
huyết, thuỷ đậu ở người suy giảm miễn dịch, thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh…). Khi
điều trị bằng acyclovir phải được bắt đầu càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu
triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên khi dùng thuốc cần thận trọng với người suy thận (liều dùng phải
điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin). Khi dùng theo đường tiêm truyền
cần tiêm truyền tĩnh mạch chậm mà không được tiêm nhanh hoặc tiêm với
một lượng lớn để tránh kết tủa thuốc trong thận. Nguy cơ suy thận tăng lên
nếu dùng đồng thời với các thuốc độc với thận.
Một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc có thể xảy ra với người
dùng như: Đối với đường uống, dùng trong thời gian ngắn có thể gặp buồn
nôn, nôn. Nếu dùng thuốc kéo dài có thể bị tiêu chảy, đau bụng, ban, nhức
đầu. Những triệu chứng này có thể gặp ở khoảng 5% người bệnh dùng
thuốc. Ở đường tiêm tĩnh mạch, thường gặp nhất là viêm, viêm tĩnh mạch ở
vị trí tiêm. Dạng kem bôi dùng ngoài, có khi gặp cảm giác nhất thời nóng
bỏng hoặc nhói ở vị trí bôi kèm theo ban đỏ nhẹ khi khô. Khi dùng thuốc mỡ
bôi mắt, một số ít người bệnh thấy nhói nhẹ ngay khi bôi hoặc bị viêm giác
mạc chấm, viêm mi mắt, viêm kết mạc. Tuy nhiên không cần ngừng thuốc.
Các triệu chứng trên sẽ khỏi khi ngừng thuốc và không để lại di chứng.
Cơ chế điều trị của các thuốc này là ức chế sự hoạt động của bơm kali. Khi
thuốc đi vào trong máu, các bơm kali của tế bào làm nhiệm vụ phát nhịp cơ


tim bị ức chế. Do đó chúng trở nên tăng phân cực màng dẫn đến giảm tính
phát nhịp tự động. Hiệu quả cuối cùng được tạo ra là làm giảm rối loạn nhịp
tim.
Song khi dùng thuốc liều cao hoặc kéo dài thì ngoài tác dụng vào tế bào phát
nhịp của cơ tim, thuốc còn tác động lên các bơm kali ở màng tế bào cơ, làm
rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ. Khi bị thuốc tác động, xung động thần kinh
duy trì trương lực không thể tới được cơ và người bệnh sẽ nhược cơ nặng
thêm. Còn với những người có tiền sử nhược cơ đã điều trị thì nó sẽ gây
nhược cơ tái phát.
Cơ chế gây tác dụng phụ này là do các kháng sinh trên làm rối loạn quá trình
dẫn truyền thần kinh cơ, nhất là kháng sinh thuộc dòng aminoglycosid.
Người ta thấy một kết quả là dùng kháng sinh này liều càng cao, các chất
trung gian dẫn truyền thần kinh (acetylcholin) càng bị giảm. Thiếu hụt chất
dẫn truyền thần kinh làm xung động không được truyền đạt hoàn hảo. Hiện
tượng này làm cho xung động thần kinh kích thích duy trì trương lực cơ
không tới được các thớ cơ gây yếu cơ.
Vì vậy, hãy thận trọng những thuốc kháng sinh này với những người có hiện
tượng yếu cơ, những người sau mổ có tiền sử nhược cơ, người quá yếu vì
nếu không có thể người bệnh sẽ bị suy hô hấp. Ngoài ra cũng cần chú ý, nên
dùng đơn trị liệu, ngắn ngày và dùng đường truyền dạng pha để thuốc nhanh
thải ra ngoài.

×