Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA kì 12 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.69 KB, 9 trang )

Thầy cô ib fb thaongo để tham khảo trọn bộ 3 khối
Hoặc zalo 0983711822
Ngữ liệu mới, phong phú, đáp ứng đầy đủ bảng đặc tả.
Có đầy đủ nguồn trích dẫn
Thầy cô tiếp tục được cập nhật đề bổ sung.
Thầy cô chủ động nhắn tin để tham khảo trọn bộ (có tính phí)
Thầy cơ đã tham khảo năm học 2020 -2021 và học kì 1 năm học
2021-2022 liên hệ lại mình để được cập nhật đề mới với phí ưu đãi
(Đã soạn đề hồn tồn mới)
Đề ln được soạn mới
Tất cả thầy cô lấy đề sẽ được cập nhật thêm đề cuối kì vào tháng 4
(khơng tính thêm phí)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021

Đề gồm 02 trang

Môn: Ngữ văn, lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút, khơng tính thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:……………………
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Trời mưa như trút nước. Nửa đêm hơm đó, anh Tịch và Út bị vào móc cơ sở, mở cửa
rào dẫn một cánh đột vô. Vợ chồng Út lại thu được ba cây súng và rổ lựu đạn hôm qua. Bộ
đội tràn vô khắp ấp, lùng bắt ác ơn, rượt bọn lính chạy, thu thêm một số súng. Suốt đêm, Út đi
lay từng cây cọc sắt, tìm lựu đạn gài để đồng bào yên tâm phá rào.
Sáng hôm sau, những người đàn bà đi chợ Cầu Kè ngang qua ấp chiến lược Chông Nô
2, thấy một người phụ nữ đầu đội nón nhựa chiến lợi phẩm, tay cầm súng, lá cây dắt đầy
mình, miệng ăn trầu đỏ tươi đứng gác trong cơng sự đầu ấp. Hình ảnh ấy của Út được các bà


truyền đi khắp xã cùng với tin cái ấp chiến lược kiên cố, ác ôn nhất Cầu kè bị phá banh. Út
đứng như vậy, dưới trời mưa từ ba giờ khuya tới sáng. Những tên thanh niên chiến đấu, sáng
sớm tưởng ta rút, mò về, bất thần bị Út bắt giơ tay…Hơm đó, Út thu được một đống lựu đạn
đem chất đầy vọng gác. Về nhà, trong buổi liên hoan mừng chiến thắng, anh Mười ở tỉnh ôm
thằng nhỏ của Út giơ ra giữa đám đơng, nói:
-Cháu à, má cháu bỏ cháu cả đêm, nhờ bác la má cháu mới về cho cháu bú đó.
Sau tiếng cười rộ lên, mọi người đều im bặt. Tất cả đều hướng về phía mẹ con Út. Bây
giờ, ngồi đây, chị đang dịu dàng ve vuốt tóc con, nhưng sao hồi khuya, lúc xông vào ổ địch,


trơng chị gan lì, khác hẳn. Anh em truyền tay nhau thằng nhỏ, hôn từ dưới lên trên, từ trên
xuống dưới.
Út nói:
-Nó cũng đánh giặc phải khơng mấy anh? Sau này tụi nó đánh giặc cịn ngon hơn tụi
mình bây giờ nhiều.”
( Trích Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra 02 phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn bản.
Câu 3. Tìm các chi tiết trong đoạn văn để cho thấy chị Út là một “người mẹ - cầm súng”.
Câu 4. Suy nghĩ của em về câu nói cuối cùng của nhân vật chị Út trong đoạn văn “Nó cũng đánh
giặc phải khơng mấy anh? Sau này tụi nó đánh giặc cịn ngon hơn tụi mình bây giờ nhiều.”
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung của đoạn văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt
Nam.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân tả nhân vật Tràng với hai lần gặp nhân vật
“thị”:

Lần đầu, Tràng kéo xe thóc liên đồn lên tỉnh, Tràng chỉ hát mấy câu vu vơ: “Muốn ăn cơm
trắng mới giị/ Lại đây mà đẩy xe bị với anh nì”. Lần thứ hai, “hắn cũng chưa nhận ra thị là
ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt
lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Sau đó, chỉ mất “bốn bát bánh đúc” và một câu
nói đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, Tràng đã dẫn thị
về nhà.
Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả trên của nhà văn Kim Lân, từ
đó làm nổi bật tấm lịng của nhà văn dành cho người nông dân.


KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 12
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm …. trang)

Phầ
n

Câu

I
1

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

3,0


Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

0,5

Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời là : Tự sự 0,5 điểm.
2

Học sinh cần chỉ ra hai trong số các phép liên kết sau:
- Phép lặp: Út
- Phép thế: Út- chị- người đàn bà; anh Tịch và Út- vợ chồng Út.
- Phép liên tưởng: trời mưa- nửa đêm- sáng hơm sau- hơm đó- bây
giờ.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời hai trong số các phép liên kết như đáp án: 0,75 điểm.
- Nếu học sinh trả lời thừa, thiếu phép kiên kết hoặc chưa chỉ rõ

0,75


được qua từ ngữ cho: 0, 5 điểm.
3

Các chi tiết trong đoạn văn cho thấy chị Út là một “người mẹ - cầm
súng”:

1,0


- Người mẹ: chị ngồi trong buổi liên hoan, dịu dàng vuốt tóc con;
tình u và niềm tin dành cho đứa con bé bỏng.
- Người chiến sĩ cầm súng: Út bị vào móc cơ sở, mở cửa rào, tay
cầm súng, lá cây dắt đầy mình, gác trong cơng sự, bắt địch quay
về…
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời được đầy đủ 2 ý: 1,0 điểm.
- Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm.
- Trả lời 2 ý nhưng chưa đầy đủ như trên: 0,75
4

HS có thể đưa ra những suy nghĩ riêng của bản thân, tuy nhiên cần đảm
bảo được nôi dung sau:

0,75

Ý nghĩa:
-Thể hiện truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam: đó
là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người, mọi nhà; bất cứ ai là người Việt
Nam đều phải đánh giặc.
- Thể hiện sự tiếp nối giữa các thế hệ trong cuộc kháng chiến chống xâm
lược
- Thể hiện niềm tin vào thế hệ sau: kế thừa kinh nghiệm, bản lĩnh của
thế hệ trước nên sẽ can đảm hơn, linh hoạt hơn, giỏi giang hơn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh phân tích được đầy đủ ý nghĩa như trên, mỗi ý: 0,25
điểm.
- Học sinh phân tích sơ sài :0,25 điểm.
II
1


LÀM VĂN

7,0

Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của
bản thân về truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

2,0

a. Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -

0,25


phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,25

Suy nghĩ của bản thân về truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ
Việt Nam.
c. Triển khai vấn đề nghị luận

0,75

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được
quan điểm về truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam .

Có thể theo hướng sau:
- Người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay ln có vẻ đẹp của những
người vợ, người mẹ hiền hậu, đảm đang, chung thủy.
- Bên cạnh đó, người phụ nữ Việt Nam, khi đất nước lâm nguy cũng
sẵn sàng ra trận, trở thành chiến sĩ, những anh hùng. Đó là truyền
thống tốt đẹp của người phụ nữ.
- Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ đang được phát huy trong
thời đại ngày nay: những người phụ nữ hiện đại vừa chăm lo cho gia
đình vừa tham gia cơng tác xã hội, bảo vệ đất nước…( dẫn chứng)
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu
biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng
(0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng
khơng có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận khơng chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ khơng xác
đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, khơng có
dẫn chứng hoặc dẫn chứng khơng phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải
phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có q nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25


e. Sáng tạo


0,5

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và quan
điểm của bản thân để bàn luận về truyền thống tốt đẹp của người
phụ nữ Việt Nam;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận;
có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng
điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 u cầu: 0,25 điểm.
2

Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả trên
của nhà văn Kim Lân, từ đó làm nổi bật tấm lịng của nhà văn
dành cho người nơng dân

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,25

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,5

Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả trên của nhà

văn Kim Lân, từ đó làm nổi bật tấm lịng của nhà văn dành cho
người nơng dân
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn truyện (0,25 điểm)

0,5

* Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả trên của
nhà văn Kim Lân:

2,5

a. Khái quát về truyện ngắn, nhân vật Tràng
– Truyện kể về nhân vật Tràng nhặt được vợ trong tình huống éo le,


bất ngờ và cảm động.
– Hai lần nhà văn miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân vật thị trên tỉnh
thuộc phần đầu của truyện.
b. Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả:
Về nội dung:
– Sơ lược về cảnh ngộ của Tràng: Tràng là một người nông dân
nghèo khổ, đơn độc, có số phận và gia cảnh vơ cùng đáng thương.
Trong nạn đói năm 1945, Tràng và mẹ già cũng bị cái đói dồn đuổi,

bởi vậy anh hầu như khơng có khả năng để có thể lấy vợ.
-Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 1:
+ Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng kéo xe bò thuê lên tỉnh để kiếm sống.
Vì mệt quá, nên anh cất lên câu hị. Khơng ngờ, đó là câu hị khiến
cho nhân vật thị chú ý. Sau câu hò vu vơ của Tràng, Tràng đã được
một người đàn bà ton ton chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình.
+ Ý nghĩa:
++ Câu hò trở thành nhịp cầu nối, mở đầu cuộc gặp gỡ của hai con
người cùng khổ trong nạn đói 1945.
++Hành động chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình của người vợ nhặt
tác động rất mạnh đến tâm lý của một người đàn ông trưởng thành
vốn phải sống đơn độc. Hành động đỏ của thị đã đem đến cho Tràng
cảm giác và cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với câu bông đùa
hàng ngày cùng lũ trẻ con. Nó khơi dậy cho Tràng một khát khao
chân chính, mãnh liệt mà người trưởng thành nào cũng có, đó là khát
khao được chia sẻ yêu thường cùng một người khác giới.
-Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 2:
+Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở
ngồi cổng chợ thì người vợ nhặt xuất hiện với giọng nói sưng sỉa:
– Điêu! Người như thế mà điêu! Rồi Tràng nhận ra sự thay đổi đến
đáng thương trước ngoại hình của người vợ nhặt.
+ Ý nghĩa:
++Điều tác động mạnh nhất đến Tràng chính là sự biến đổi bất ngờ
đến không hề nhận ra của cô vợ nhặt. Chỉ sau một thời gian ngắn
ngủi, với sự tàn phá khủng khiếp của cái đói, cơ vợ nhặt gần như


biến đổi hồn tồn về nhân hình, nhân dạng. Từ một người khỏe
mạnh, thị đã biến thành kẻ đói rách, khổ sở: ” quần áo tả tơi như tổ
đỉa, thị gầy rọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn

thấy hai con mắt “.
++Vốn là người nông dân hiền lành, lương thiện, sự thay đổi, biến
dạng của người vợ nhặt không thể không tác động vào lòng trắc ẩn
nơi Tràng. Bởi vậy, Tràng đã rất nhanh chóng đi đến quyết định cho
thị ăn một bữa no rồi dẫn về nhà làm vợ. Thực chất đó chính là hành
động đầy tình người, dám đưa đơi bàn tay của mình để cưu mang
những người cùng cảnh ngộ.
++ Bốn bát bánh đúc và câu nói đùa ” Này nói đùa chứ có về với tớ
thì ra khn hàng lên xe rồi cùng về” của Tràng đã trở thành sự thật
vì sau đó người vợ nhặt theo Tràng về thật.
Những đặc sắc nghệ thuật: tạo tình huống “nhặt ” vợ rất éo le, bất
ngờ và cảm động; Tràng nhặt được vợ phù hợp với tâm lý và tình
cảm của nhân vật. khơng có sự khiên cưỡng, chắp nối; ngơn ngữ
đậm chất nơng dân và có sự gia cơng sáng tạo của nhà văn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm
- 2,25 điểm.
- Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm 1,5 điểm.
- Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm
- 0,75 điểm.
* Đánh giá tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân
– Qua hai lần gặp gỡ của nhân vật Tràng, Kim Lân thể hiện niềm
cảm thông sâu sắc trước hồn cảnh bi đát của người nơng dân Việt
Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945;
– Nhà văn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của của họ. Đó là khát vọng sống,
đề cao tình thương, tình nghĩa con người trong tận cùng khổ đau khi
đối diện với đói, cái chết đang rình rập. Tác giả gửi gắm niềm tin
vào người nơng dân. Chính khát vọng hạnh phúc gia đình sẽ làm nên
sức mạnh để con người hướng về tương lai.

Hướng dẫn chấm:

0,5


- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp

0,25

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo

0,5

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong q
trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm
nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân; biết liên hệ vấn đề
nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm

10,0




×