Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tài liệu Tiểu luận: Vấn đề chiến tranh và hòa bình doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.51 KB, 18 trang )

Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

1





Tiểu luận


Vấn đề chiến tranh và hòa bình












Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

2





LỜI MỞ ĐẦU

Chiến tranh và hoà bình được mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ không kể lớn nhỏ, giàu
nghèo nhắc đến như một chủ đề không bao giờ cũ. Đó là vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế
qua mọi thời đại. Nó quyết định sự tồn tại hay không tồn tại, phát triển hay không phát triển của
xã hội loài người. Vấn đề này có thể coi là điều kiện cần và đủ để có thể giải quyết có hiệu quả
hàng loạt các vấn đề toàn cầu khác. Điều này cũng lí giải vì sao “chiến tranh và hoà bình” có một
sức hút mạnh mẽ đến mức có thể tập hợp nhanh chóng tất cả những người quan tâm đến nó, bất
chấp những khác biệt về màu da, về tôn giáo, về giai cấp, về trình độ văn hoá Và vô hình
chung vấn đề này không chỉ bị bó hẹp trong nội bộ một vùng, một lãnh thổ hay một quốc gia đơn
nhất mà nó lan rộng sang các vùng kế cận rồi các vùng khác, nó thu hút sự chú ý và tham gia của
không chỉ những quốc gia trực tiếp bị ảnh hưởng bởi nó mà còn cả các quốc gia gián tiếp chịu sự
tác động của nó.
Trong một thế giới mà toàn cầu hoá đang diễn ra manh mẽ và ồ ạt như hiện nay không
tồn tại một quốc gia nào mà không có chút quan hệ phụ thuộc với quốc gia khác. Và như vậy khi
chiến tranh xảy ra ở nước này thì hệ quả của nó như một móc xích ảnh hưởng lần lượt tới các
nước khác nên dù có tham gia hay không thì vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, sau khi giới thiệu những lý thuyết khái quát xung quanh
vấn đề chiến tranh và hòa bình, chúng tôi xin phân tích cụ thể cuộc chiến 22 ngày vừa qua giữa
Israel và Hamas để làm sáng tỏ hơn chiến tranh và hòa bình là một vẫn đề toàn cầu.






Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

3




PHẦN NỘI DUNG
I. Tại sao chiến tranh và hoà bình là một trong những vấn đề toàn cầu
1. Lịch sử chiến tranh và hòa bình (sinh viên:Phạm Minh Phương)
Người ta cho rằng khi nhắc đến lịch sử xã hội loài người thì cũng là đồng nghĩa với việc
nhắc đến lịch sử của các cuộc chiến tranh, chiến tranh cũng có một lịch sử lâu dài như chính nền
văn minh vậy.
Khi chữ viết được con người phát minh ra để ghi chép lại các sự kiện thì cũng là các quân
đội và các quốc gia được tổ chức thành các thể chế đầy đủ. Chiến tranh được coi như là một
phương tiện hữu hiệu nhất giúp cho các cường quốc đạt được mục đích của mình vì thế chúng ta
cũng không thấy gì là lạ khi bắt gặp tư tưởng của triết gia người Đức P.F.Niso (1844-1890): “Chỉ
có máu mới giải quyết được các vấn đề lớn, những tư tưởng vĩ đại đòi hỏi phải có máu và chiến
tranh là hình thức tồn tại của con người thượng đẳng”.
Tuy nhiên, không phải mọi cuộc chiến tranh đều có mục đích, tính chất, nội dung,
phương thức tiến hành giống nhau. Suốt chiều dài nhiều thế kỉ, những giai cấp thế lực mạnh,
những quốc gia “văn minh” vì quyền lợi ích kỷ của dòng họ mình, giai cấp mình thường dùng vũ
khí để thôn tính lẫn nhau và nô dịch các dân tộc, quốc gia nhỏ bé. Lịch sử đã từng biết đến các
cuộc chiến tranh như vậy. Một dải rộng lớn của lục địa Âu – Á đã từng rung chuyển dưới vó
ngựa của quân Nguyên Mông thế kỉ XIII – XIV. Ở châu Âu đã từng diễn ra nhiều cuộc chiến
tranh lớn: chiến tranh trăm năm giữa Anh và Pháp (1337-1453), chiến tranh Ba mươi năm (1618-
1648), cuộc chiến toàn châu Âu đầu tiên giữa hai khối nước lớn, chiến tranh Balkan Sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX đã đưa một số nước tư bản lên thành
cường quốc thế giới như Anh, Pháp, Áo, Hung, Đức, Mỹ, Các cường quốc đế quốc này đã
hoàn toàn chi phối các hoạt động quốc tế và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh thế
giới. So với trước, số lượng các cuộc chiến tranh đã giảm đi rõ rệt song mức độ tàn phá của nó
lại tăng lên khủng khiếp, đặc biệt là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) - một
cuộc chiến tranh mà lịch sử lần đầu tiên biết đến nó. Sau cuộc chiến tranh với những sự tàn phá
hủy diệt ghê gớm,ai cũng mong đó là trận chiến cuối cùng của nhân loại, hoặc ít nhất loài người
Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4


4

cũng được hưởng hòa bình trong vài thế kỷ. Nhưng nước Đức bại trận đã châm ngòi nổ cho Đại
chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) để lại những hậu quả vô cùng to lớn.
Sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, loài người bước vào một thời kì lịch sử gọi là
“thời kì chiến tranh lạnh” - đây là một loại chiến tranh chưa từng có trong lịch sử, đánh dấu 55
năm hòa bình giữa hai siêu cường của thế giới. Tuy nhiên kể từ sau năm 1945 - đại chiến thế giới
II kết thúc, số lượng các cuộc xung đột khu vực và nội chiến đã tiếp tục tăng lên, đạt đến đỉnh
điểm là 68 cuộc trong năm 2000, diễn ra chủ yếu ở châu Phi, khu vực cận Sahara và ở Trung
đông như: xung đột ở dải Gaza, xung đột Israel và Palestin
Bên cạnh đó cũng là những cuộc đấu tranh chống lại bất công, bạo lực, cường quyền,
giành quyền sống như cuộc khởi nghĩa Xpactaquit ở La Mã cổ đại, thế kỉ I hay cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa Á, Phi, Mỹ Latinh, hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ của nhân dân Đông Dương là những minh chứng rõ ràng nhất. Ngoài ra còn có các
cuộc chiến tranh xung đột sắc tộc và tôn giáo. Những cuộc chiến tranh tôn giáo lớn nhất là ở thời
trung đại, song chúng vẫn nhen nhóm trong suốt chiều dài lịch sử. Còn xung đột sắc tộc thì chưa
bao giờ dứt và ngày càng diễn biến ác liệt hơn.
Qua đó chúng ta có thể thấy "Lịch sử các cuộc chiến tranh thế giới cho thấy các cuộc
xung đột quân sự không tự nhiên sinh ra - chúng được châm ngòi lên bởi những người mà tham
vọng vô trách nhiệm của họ được đặt lên trên quyền lợi của cả một quốc gia, cả một lục địa và
hàng triệu nhân dân". Vì thế "Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để đảm bảo rằng những
thảm kịch như thế sẽ không bao giờ tái diễn" (Tổng thống Nga Medvedev)
2. Tại sao chiến tranh và hoà bình là một vấn đề toàn cầu (sinh viên: Nguyễn Thị Thắng)
Hãy liên tưởng tới trò chơi quen thuộc Domino để hình dung về một sự ảnh hưởng lẫn
nhau của các quốc gia trong quá trình toàn cầu hoá như hiện nay để có thể đặt vấn đề ‘chiến
tranh và hoà bình” vào đúng vị trí của nó: đó là vị trí bao trùm lên toàn cầu hay nói cách khác là
một vấn đề toàn cầu.
Để xem xét vấn đề này một cách kĩ lưỡng hơn, chúng ta hãy xét ở các góc độ về qui mô
của nó, về sự quan tâm của mọi người tới nó và về hướng giải quyết vấn đề đó. Trước hết xét về

qui mô. Như đã nói ở trên, qui mô của các cuộc chiến tranh không chỉ bó hẹp trong phạm vi các
nước tham chiến mà còn lan rộng sang cả các nước khác. Ngoài sự hỗ trợ của các đồng minh các
nước tham chiến còn có viện trợ nhân đạo của các tổ chức, các nước khác trên thế giới và rất
Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

5

nhiều vấn đề có liên quan khác. Cụ thể trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, Việt Nam đã
gửi 20000 USD nhằm mục đích viện trợ nhân đạo cho nhân dân Palestine. Rõ ràng hành động
này thể hiện mối quan tâm đặc biệt của Việt Nam đến cuộc chiến tranh giữa hai nước trên, đồng
thời chứng tỏ cuộc chiến tranh đó đã trực tiếp tác động mạnh mẽ không chỉ đến các nước lớn như
Nga, Mỹ, Anh… hay các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc mà còn lên cả những nước nhỏ
như Việt Nam. Nói như vậy để chứng tỏ một điều rằng, qui mô của cuộc chiến đã không ngừng
gia tăng về số lượng thành viên trực tiếp và gián tiếp tham gia, nó thực sự đã xâm nhập sâu vào
cả những quốc gia nhỏ bé nhất, tưởng chừng như ít chịu ảnh hưởng nhất từ cuộc chiến.
Thứ hai, xét về sự quan tâm của cộng đồng Quốc tế tới vấn đề chiến tranh và hòa bình.
Điều dễ nhận thấy nhất đó là việc những tờ báo, các đài phát thanh và truyền hình không ngừng
đưa tin về tình hình các cuộc chiến tranh hay vấn đề hoà bình của các quốc gia, các vùng lãnh
thổ có liên quan. Nó thể hiện rằng mọi nguời dân trên toàn thế giới đều đang hướng sự quan tâm
của mình đến vấn đề đó vì họ ý thức rất rõ ràng rằng vấn đề đó ảnh hưởng đến cuộc sống của họ,
đến tương lai con cháu họ, đến đất nước họ. Sự quan tâm không chỉ dừng lại ở các phương tiện
thông tin đại chúng mà còn được thể hiện thông qua các cuộc hội đàm lớn nhỏ, qui mô khu vực
và thế giới nhằm nỗ lực tìm ra những hướng giải quyết mới, hiệu quả cho vấn đề chấm dứt chiến
tranh, lập lại hoà bình.
Thứ ba phải kể đến đó là những hướng giải quyết ở mức độ toàn cầu đã được thông qua
nhằm thiết lập một nền hoà bình, ổn định lâu dài cho các quốc gia - một thế giới không có chiến
tranh. Các quốc gia lớn nhỏ, các tổ chức quốc tế đã cùng ngồi lại cùng thảo luận nhằm tìm ra một
hướng giải quyết hiệu quả cho vấn đề này. Chưa bao giờ chúng ta nhận thấy rõ ràng một vấn đề
lại được các quốc gia trên thế giới cân nhắc nhiều lần, nỗ lực tìm ra hướng giải quyết như vấn đề
chiến tranh và hoà bình. Và cũng chưa bao giờ một vấn đề nào được nâng lên tầm quan trọng vào

bậc nhất của mọi quốc gia như vấn đề chiến tranh và hoà bình.
Tóm lại vấn đề chiến tranh và hoà bình không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà nó
là vấn đề chung của toàn nhân loại, nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của mọi quốc gia và nó ảnh
hưởng đến sự phát triển của xã hội loài người, bản thân nó không nghi ngờ gì nữa là một vấn đề
toàn cầu vì vậy nó cần được xem xét dưới một tư duy toàn cầu, đòi hỏi sự quan tâm cũng như
trách nhiệm của mọi người trên toàn thế giới. Bài viết này xin lấy ví dụ về cuộc chiến 22 ngày
vừa qua giữa Israel và Hamas (Palestine) để lý giải cụ thể tại sao đây lại là một vấn đề toàn cầu.
Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

6

II. Lịch sử xung đột Israel – Palestine (sinh viên: Đỗ Thu Trang)
1. Đất và tôn giáo, nguồn gốc xung đột
Mối hiềm khích giữa người A-rập với người Do Thái là một vấn đề lịch sử phức tạp, chủ
yếu xoay quanh việc tranh chấp đất đai. Suốt 60 năm qua, cộng đồng quốc tế đã hết sức quan tâm
giải quyết vấn đề này song tình hình ngày một phức tạp, vùng đất này chưa bao giờ có hòa bình
lâu dài.
Khoảng giữa thiên niên kỷ III và II trước CN, người Do Thái đến Canaan, vùng đất mà
theo Cựu Ước là Thượng Đế trao cho tổ tiên người Do Thái. Nhưng do nạn đói, họ tạm lánh sang
Ai Cập cho tới năm 1251 trước CN mới trở về Canaan, lúc này đã bị người Philistine (sau này
gọi là người Palestine) chiếm. Hai bên đánh nhau, người Do Thái thắng và xây dựng vương quốc
Do Thái phồn vinh ở Canaan.
Nhiều năm trước và sau CN, mảnh đất này liên tiếp bị chiếm đóng, lần lượt bởi đế quốc
La mã, A-Rập, thập tự quân Ki-tô rồi đến đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng trong suốt
hàng trăm năm này người Do Thái vẫn di cư về Palestine rất đông vì họ tin đây là mảnh đất mà
Chúa trời ban cho họ.
Năm 1917, sau khi thắng Thổ Nhĩ Kỳ, đế quốc Anh chiếm vùng Trung Đông, trong đó có
xứ Palestine. Chính phủ Anh ra Tuyên ngôn Balfour hứa ủng hộ thành lập nhà nước của người
Do Thái trên xứ này, điều đó đã kích thích chủ nghĩa Phục quốc Do Thái phát triển. Đặc biệt là
sau khi Hitler lên cầm quyền ở Đức (1933) và thi hành chính sách dùng bạo lực thẳng tay đàn áp,

xua đuổi, tàn sát người Do Thái thì người Do Thái khắp nơi càng đẩy mạnh di cư về đây. Đến
năm 1940 tại xứ Palestine, số người Do Thái và A-Rập đã gần bằng nhau. Lo ngại trước dòng
người Do Thái đến đây ngày một tăng, từ năm 1920, người A-rập ở xứ Palestine bắt đầu tấn công
người Do Thái.
2 Thành lập hai Nhà nước độc lập
Tháng 11-1947, Đại Hội đồng LHQ quyết định tách Palestine thành hai nhà nước, một
của người A-rập, một của người Do Thái. Thành phố Jerusalem được xác định là khu vực quốc
tế và vẫn có một số khu định cư của người Do Thái nằm trong vùng đất chia cho người A-rập,
nghĩa là vẫn sống xen kẽ nhau. Người Do Thái tán thành, người A-rập phản đối quyết định trên.
Xung đột lại leo thang.
Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

7

Ngày 14-5-1948, nhà nước Israel của người Do Thái tuyên bố thành lập. Ngay lập tức,
quân đội Ai Cập, Jordan, Syria, A-rập Xê-út và Li-băng lập tức tiến công Israel, nhưng vấp phải
sự chống trả mạnh.
Thời gian 1951-1956, các nhóm khủng bố Palestine được các nước A-rập giúp đỡ ra sức
tấn công Israel. Bắt đầu có sự ảnh hưởng của Liên Xô và Hòa Kỳ ở vùng đất này.
Năm 1964, Tổ chức Giải phóng Palestine PLO ra đời với nòng cốt là lực lượng Fatah của
ông Arafat, nhằm đấu tranh chống lại sự chiếm đóng của Israel. Năm 1974, Liên hợp quốc công
nhận PLO là đại diện của nhân dân Palestine.
Xung đột tiếp tục diễn ra giữa Israel và các nước A-Rập. Năm 1967, Israel tiến hành cuộc
“Chiến tranh sáu ngày”, chiếm được một vùng đất rộng của các nước đối địch. Tuy nhiên, đến
tháng 3-1979, Ai Cập và Israel cũng đã ký hiệp định hòa bình, từ chỗ không nhìn nhận sự tồn tại
của nhau chuyển qua thừa nhận và sống chung hòa bình, hợp tác.
Năm 1988, PLO tuyên bố thành lập nhà nước Palestine độc lập trên Bờ Tây sông Jordan
và dải Gaza (bị Israel chiếm từ 1967).
Tháng 9-1993, PLO tuyên bố thừa nhận quyền tồn tại của Israel và Israel thừa nhận PLO
là đại diện của người Palestine. Ngày 13-9-1993, hai bên ký thoả thuận về quyền tự trị có hạn

chế của người Palestine ở vùng Bờ Tây và dải Gaza .
Được Tổng thống Mỹ Clinton đạo diễn, ngày 23-10-1998, lãnh tụ Palestine Arafat và
Thủ tướng Israel Netanyahu ký thoả thuận, theo đó, Israel đồng ý trả thêm đất Bờ Tây cho
Palestine theo chính sách “đổi đất lấy hoà bình”.
Nhưng không phải tất cả đều có thái độ như PLO và ông Arafat, hoặc ông Abu Abbas sau
này thay thế ông Arafat ở ghế tổng thống Palestine. Tổ chức Hamas ở dải Gaza hay tổ chức
Hezbollah ở miền nam Libăng là những điển hình của lập trường không đội trời chung. Hiến
chương của Hamas kêu gọi hủy diệt nhà nước Israel và thay vào đó là nhà nước Palestine trong
lãnh thổ bao gồm cả Israel và Bờ Tây cùng dải Gaza.
3. Chia rẽ trong nội bộ Palestine
Giữa lúc đó thì tổ chức Hamas – tức Phong trào Kháng chiến Islam của người Palestine,
một tổ chức Islam cực đoan không thừa nhận sự tồn tại của quốc gia Do Thái, và chủ trương đấu
tranh vũ trang tiêu diệt Israel – thắng trong cuộc bầu cử Ủy ban Lập pháp Palestine (1-2006), sau
Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

8

đó thành lập chính phủ liên hợp do Hamas lãnh đạo, ông Haniya của Hamas làm Thủ tướng, ông
Abbas của Fatah làm Tổng thống. Chính phủ này thi hành đường lối cứng rắn với Israel.
Đến tháng 6-2007, phái Hamas, lúc này chiếm đa số trong quốc hội, ra mặt tranh giành
quyền lực với ông Abu Abbas. Một cuộc chiến tranh thật sự giữa phái này và phái Fatah, vốn
hậu thuẫn ông Abu Abbas, đã nổ ra. Hậu quả là phái Hamas hùng cứ ở dải Gaza, còn Tổng thống
Abu Abbas trụ lại ở Bờ Tây. Lực lượng vũ trang của hai phái này thường xuyên xung đột với
nhau, tới mức ngày 12-6-2007, Fatah buộc phải tuyên bố rút ra khỏi chính phủ liên hợp. Hai hôm
sau, Hamas dùng vũ lực chiếm quyền kiểm soát dải Gaza, đẩy Fatah ra khỏi vùng này. Ông
Abbas tuyên bố giải tán chính phủ liên hợp và thành lập chính phủ quá độ tại Bờ Tây sông
Jordan. Sự chia rẽ sâu sắc như vậy trong nội bộ người Palestine đã gây khó khăn cho “Lộ trình
Hoà bình” nhằm thành lập nhà nước Palestine.
Từ dải Gaza, lực lượng Hamas thường xuyên bắn rocket sang lãnh thổ Israel. Ngày 18-6-
2008, Israel và Hamas ký hiệp định ngừng bắn sáu tháng. Tuy vậy vẫn xảy ra xung đột, Israel

nhiều lần phải phong tỏa dải Gaza, gây khó khăn cho đời sống dân Palestine ở đây.
4. Cuộc chiến 22 ngày
Từ 27-12-2008, với lý do trả đũa các cuộc bắn phá ngày một tăng của Hamas, Israel liên
tục mấy ngày liền ném bom các cơ quan Hamas tại Gaza, làm chết 385 người Palestinem. LHQ
và dư luận thế giới đều lên án hành động của Israel và kêu gọi hai bên ngừng bắn và kiềm chế.
Lực lượng chủ lực của Hamas gồm 35 nghìn lính kiên quyết chống trả.
Đến 17-1-2009 Israel tuyên bố đơn phương ngừng bắn tại Dải Gaza sau chiến dịch quân
sự kéo dài 22 ngày.
III. Tác động của Xung đột Israel - Palestine (sinh viên: Nguyễn Thị Hải Ánh)
1. Dân thường Palestine, những người chịu tổn thất nhiều nhất
Cuộc chiến giữa Israel và Palestin là cuộc chiến kéo dài nhất ở khu vực Trung Đông sau
Chiến tranh Thế giới II. Hơn 60 năm xung đột, bạo lực đã gây ra bao đau thương tang tóc cho
cả người Palestin theo đạo Hồi đòi đất để sống lẫn những người Israel kiên quyết chiếm đất,
không chịu đổi đất lấy hoà bình. Hàng trăm triệu người Palestin không có tổ quốc phải sống
lưu vong ở nước ngoài hoặc sống trên hai dải đất hiện nay họ được hưởng quyền tự trị là dải
Gaza và khu bờ Tây sông Jordan.
Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

9

Cuộc xung đột gần đây nhất kéo dài 22 ngày giữa Israel và lực lượng Hamas là một
thảm hoạ kinh hoàng đối với dân thường Palestine. “Khắp dải Gaza nhà cửa, các nhà thờ bị dội
bom, trẻ em Palestin bị thương tích đẫm máu, kêu khóc và các thi hài không còn nguyên vẹn
được kéo ra từ đống đổ nát”
1
, hơn 1330 người Palestin đã bị thiệt mạng, 5450 người khác bị
thương, hơn một nửa trong số họ là phụ nữ và trẻ em. Những thiệt hại về nhà cửa, cầu cống, hệ
thống điện và những cơ sở hạ tầng khác tại dải đất vốn đã rất nghèo đói này đã lên đến con số
1,4 tỷ USD.
Hàng chục nghìn người Palestin đã mất chỗ ở, 80% dân số Gaza sống bằng lương thực

viện trợ phải chống đỡ hằng ngày với cái đói, Gaza chìm trong bóng tối do điện sinh hoạt bị cắt
trên diện rộng, các bệnh viện taị đây đã quá tải, hệ thống y tế bên bờ vực sụp đổ. Tỉ lệ thất
nghiệp tăng tới gần 50% do lệnh cấm xuất khẩu của Israel đã khiến gần như toàn bộ 3.900 nhà
máy ở Gaza đóng cửa.
Hơn 16% trẻ em từ 5 - 15 tuổi ở miền Bắc Gaza bị di chứng ác mộng. Khoảng 13% trẻ
em trong độ tuổi này mắc chứng tè dầm mà hơn 70% là do khiếp sợ. Đa số các trẻ có hội chứng
cắn móng tay, hội chứng thu mình, đau bất cứ chỗ nào trên người mà không rõ nguyên nhân.
Vấn đề tâm lý, sức khỏe và tổn hại đang hằn sâu và tiếp tục để lại di chứng nặng nề cho lớp trẻ
ở dải đất đau thương này. 15% số trẻ bị suy dinh dưỡng nặng và những di chứng chiến tranh đã
và đang làm ảnh hưởng nặng đến việc phát triển trí não của trẻ. Những tổn hại ở các trẻ em nơi
này là ngủ gặp ác mộng và tình trạng lờ đờ vô vọng, và còn vô số các biến chứng rối loạn phức
tạp khác sẽ đến với trẻ trong vài năm sau nữa. Cảnh tượng bạo lực chiến tranh hằn sâu ghê gớm
vào đầu óc con trẻ. Nỗi ám ảnh bởi chiến tranh khiến những bức tranh vẽ tự do của các em lứa
tuổi tiểu học chỉ toàn là hình ảnh súng cối, tên lửa, xe tăng, cảnh nhà cửa, cây cối bị tàn phá
hủy hoại và người chết. Vấn đề tâm lý, sức khỏe và tổn hại đang hằn sâu và tiếp tục để lại di
chứng nặng nề cho lớp trẻ ở dải đất đau thương này.
Những hậu quả của cuộc chiến có thể đẩy nền kinh tế Gaza lùi lại nhiều năm hoặc
nhiều thập kỉ, nó khiến cho tình trạng của mảnh đất vốn đã nhiều đau thương tang tóc và nghèo

1
Theo VOA news 04/01/2009 Israel tăng cường độ tấn công vào Gaza

Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

10

đói này càng trở nên trầm trọng hơn và tương lai của người dân ở đây sẽ chỉ là một màn đêm
tăm tối khi mà cái chết luôn rình rập trên đầu họ.
2. Nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong giải quyết xung đột Israel – Palestin.
Toàn nhân loại đều nhận thức được mức độ nguy hiểm của cuộc xung đột giữa Israel và

Hamas, nó không chỉ tiềm ẩn một nguy cơ bất ổn định lâu dài tại Trung Đông vì nếu Hamas bị
tiêu diệt, tình hình ở Gaza sẽ tồi tệ hơn khi các phong trào cực đoan theo chiều hướng Thánh
chiến tăng lên, cùng với ảnh hưởng của Al- Qaeda vấn đề vô chính phủ sẽ trở lại Gaza. Palestin
có nguy cơ bị tách thành hai thực thể, một ở dải Gaza và một ở khu bờ Tây sông Jordan, khi đó
sẽ không thể có một nhà nước Palestin thống nhất bền vững. Nó cũng không chỉ đặt toàn bộ
khu vực Trung Đông, thế giới Hồi giáo và cả nhân loại trước một thảm hoạ nhân đạo nặng nề
nhất trong lịch sử mà nghiêm trọng hơn, cộng đồng quốc tế có nguy cơ sẽ phải đối mặt với một
cuộc chiến tranh Thế giới thứ III bới vì sau các vụ tấn công vào Hamas, cuộc xung đột có thể
sẽ lan sang Libang và Xyri trong thời gian tới. Bên cạnh đó, rất có thể Iran cũng sẽ tham gia
vào cuộc xung đột này khi mà họ luôn bị coi là nhà tài trợ chính cho Hamas và Hezbollah. Khi
đó, thảm kịch sẽ không thể lường trước được nếu Israel và Iran, hai quốc gia được coi là có sở
hữu vũ khí hạt nhân lựa chọn giải pháp sử dụng loại vũ khí này để giải quyết xung đột.
a) Từ làn sóng phản đối chiến tranh
Làn sóng biểu tình khắp nơi trên thế giới chống lại cuộc tấn công của Israel vào Gaza
đã bắt đầu dâng lên chỉ hai ngày sau khi Israel phát động chiến dịch quân sự và làn sóng phản
đối ấy ngày càng tăng cao cùng với sự khốc liệt của cuộc chiến. Tại các thành phố lớn trên thế
giới như London, Paris, Bruxelles, Madrid, Washington… các cuộc biểu tình với sự tham gia
của hàng chục ngàn người đã nổ ra đòi Israel phải ngừng ngay các cuộc tấn công vào Gaza.
Trong khắp thế giới Hồi giáo và ở những nơi khác, sự phẫn nộ trước cảnh dân thường Palestin
tại Gaza bị sát hại đã khiến hàng ngàn người đổ xuống đường biểu tình và ngày càng có nhiều
lời kêu gọi ngưng bạo động ngay lập tức.
Ngày 5/1, tại Jerusalem, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bày tỏ: “Châu Âu mong
muốn có một lệnh ngừng bắn càng nhanh càng tốt. Thời gian đã không cho phép, chiến tranh
Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

11

phải chấm dứt và phải có một lệnh ngừng bắn cho việc tiến hành các hoạt động trợ giúp nhân
đạo”
2


Ai Cập cũng đã có lời lên án mạnh mẽ khi tuyên bố hành động của Israel là một cuộc
xâm lược dã man. Ngày 11/1, tổng thống Iran Mahmood Almadinejad đã kêu gọi các quốc gia
Hồi giáo đoàn kết để chấm dứt tội ác diệt chủng của Israel đối với người Palestin ở Gaza đồng
thời kêu gọi các quốc gia tự do và độc lập đưa ra các biện pháp phối hợp nhằm trừng phạt kinh
tế và chính trị đối với Israel. Hàng loạt sinh viên Iran du học tại Israel đã bỏ về nước để phản
đối cuộc chiến ở Gaza. Ngày 12/1, Tổng thống Indonesia S. B. Yudhoyono và thủ tướng Xyri
Muhammad. N. Otri kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ban hành một nghị quyết cứng rắn
hơn nhằm ngăn chặn hoạt động quân sự của Israel, khôi phục hoà bình ổn định tại Gaza và
kêu gọi cộng đồng Quốc tế gia tăng sức ép để Israel ngừng bắn.
Tổng thống Venezuela Huga Chavez cũng lên tiếng kịch liệt phản đối cuộc chiến do
Israel phát động bằng quyết định trục xuất đại sứ Israel ra khỏi Caracas và lên án hành động
của Israel với người dân Palestin thực sự là một cuộc thảm sát. Trung Quốc phản đối Israel
dùng vũ lực để giải quyết chiến tranh và kêu gọi các bên kiềm chế. Trong phiên họp tại Hội
đồng bảo an ngày 8/1, Việt Nam phê phán Israel lạm dụng vũ lực làm chết và bị thương hàng
nghìn dân thường Palestin bao gồm cả phụ nữ và trẻ em gây tổn thất nghiêm trọng cơ sở hạ
tầng. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan chấm dứt ngay lập tức và vô điều kiện mọi hành
động bạo lực.
b) Đến các nỗ lực ngoại giao của cộng đồng quốc tế giải quyết xung đột tại Gaza
Xung đột giữa Israel và Hamas đã vượt ra khỏi phạm vi có thể tự giải quyết giữa hai
quốc gia Israel và Palestin cũng như nội bộ khu vực Trung Đông vì tại khu vực vốn đã có quá
nhiều bất ổn này vẫn tồn tại những mâu thuẫn giữa các nước Ả Rập với nhà nước Do Thái
Israel. Việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi nỗ lực của cả cộng đồng Quốc tế.
Tối ngày 31/12/2008, theo đề nghị của Liên đoàn Ả Rập, Hội đồng bảo an Liên Hợp
Quốc đã họp khẩn cấp về tình hình xung đột leo thang tại Trung Đông. Ngày 5/1, Tổng thống
Pháp Nicolas Sarkozy đã có mặt tại Trung Đông với vai trò làm trung gian hoà giải trong cuộc

2
Theo VnMedia 06/01/2009 Thế giới tiếp tục nỗ lực tháo gỡ cuộc xung đột tại Gaza.


Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

12

xung đột tài Gaza giữa Israel và Hamas. Ngày 6/1, Liên hợp quốc đã triệu tập một cuộc họp ở
cấp bộ trưởng Ngoại giao gồm Ngoại trưởng các nước Ả Rập, Anh, Pháp và Mỹ để bàn luận về
lời kêu gọi của các nước Ả Rập cho một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và bảo vệ dân thường
Palestin.
Ngày 8/1, dựa trên một số nghị quyết về lệnh đình chiến lâu dài và có hiệu quả ngay lập
tức giữa Hamas và Israel đã đạt được giữa một số nước Ả Rập và Phương Tây, Hội đồng bảo
an Liên hợp quốc đã đưa ra nghị quyết 1860 bày tỏ sự quan ngại sâu sắc khi mà bạo lực ngày
càng gia tăng và cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Gaza ngày càng trở nên trầm trọng. Nghị
quyết yêu cầu hai bên ngừng bắn ngay lập tức và Israel phải mở cửa tất cả các cửa ngõ biên
giới với Gaza để phục vụ cho công tác cứu trợ nhân đạo.
Cuối cùng, với những nỗ lực trung gian của Ai Cập và Pháp, Hamas và Israel đã đạt
được thoả thuận ngừng bắn ba tiếng một ngày để hàng viện trợ được đưa tới Gaza.
3. Xung đột Israel – Hamas nhìn từ góc độ luật pháp Quốc tế
a) Israel tấn công vào Gaza: Vi phạm nghiêm trọng Hiến chương LHQ
Đêm 27-12-2008, quân đội Israel đã mở chiến dịch không kích mở màn cho chiến dịch
quân sự tấn công vào dải Gaza. Đó là một sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật Quốc tế. Nguyên
tắc thứ hai của Hiến chương Liên hợp quốc cấm các nước thành viên của Liên hợp quốc đe doạ
sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, trừ hai trường hợp: Thực hiện quyền phòng vệ chính đáng
và sử dụng vũ lực căn cứ theo nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ. Trong số các nguyên tắc
Quốc tế còn có hai nguyên tắc quan trọng đó là nguyên tắc cân xứng và nguyên tắc phân biệt.
“Nguyên tắc cân xứng không cho phép Israel sử dụng quyền phòng vệ chính đáng làm chiêu
bài tiến hành hoạt động quân sự với cường độ và phương cách không tương thích với các diễn
biến thực tế dẫn đến tấn công. Như vậy, khi tấn công vào một tổ chức (phong trào Hamas) chứ
không phải một nhà nước, Israel đã vi phạm nguyên tắc cân xứng”
3
. Nguyên tắc phân biệt buộc

Israel phải bảo vệ mạng sống và tài sản của dân thường. Thế nhưng hơn 65% trong tổng số
1330 người Palestin thiệt mạng là dân thường, 400 người trong số đó là trẻ em và 100 phụ nữ,

3
Theo Pháp luật TPHCM 07/01/2009 Chiến dịch tấn công Gaza: Israel vi phạm pháp luật quốc
tế

Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

13

hàng chục người Palestin đã mất chỗ ở. Như vậy rõ ràng Israel cũng đã vi phạm nguyên tắc
phân biệt.
Điều 51 Hiến chương LHQ thừa nhận quyền phòng vệ chính đáng, nhưng cũng theo
Hiến chương LHQ, Hội đồng bảo an LHQ có trách nhiệm bảo vệ hoà bình và an ninh Quốc tế,
chính vì vậy mà quyền phòng vệ chính đáng của một nước phải có phạm vi, có giới hạn và bị
hạn chế. Một nước không thể tiếp tục thực hiện quyền phòng vệ chính đáng một khi Hội đồng
Bảo an LHQ đã thụ lý vấn đề và có biện pháp nhằm vãn hồi hòa bình. Từ ngày 8/1/2009, Hội
đồng bảo an LHQ đã đưa ra nghị quyết 1860 về một lệnh đình chiến lâu dài và có hiệu quả
ngay lập tức giữa Hamas và Israel, vậy mà Israel vẫn không ngừng thực hiện các chiến dịch
quân sự của mình tại Gaza, thậm chí còn kéo dài cuộc chiến cho đếm tận ngày 17/1/2009.
b) Liệu Israel có tuân thủ luật nhân quyền khi tấn công vào Gaza
Khi Israel mở đợt không kích đầu tiên, Thủ tướng Ehud Olmert nói: "Các công dân
Gaza không phải là kẻ thù. Hamas, Jihad và các nhóm khủng bố khác là kẻ thù của quý vị cũng
như của chúng tôi."
4
Nhưng khi mà có tới 65% dân thường trong tổng số 1330 người Palestin
thiệt mạng thì rõ ràng thủ tướng E. Olmert đã không giữ được lời hứa của mình. Ông John
Holmes, một phái viên của LHQ về nhân quyền đã mô tả một khu vực công nghiệp nơi mọi tòa
nhà trong vòng một km

2
đã bị máy ủi và đạn pháo san bằng. "Tôi chắc Israel sẽ nói rằng đó là
do những người ở đó đã bắn rocket và đạn pháo vào Israel hoặc có lẽ đó là nơi sản xuất vũ
khí. Tuy nhiên, bản chất của sự tàn phá này có nghĩa rằng mọi hoạt động kinh tế tư nhân ở
Gaza bị đẩy lùi lại nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ, ảnh hưởng tới tương lai của người dân
Gaza, những người buộc phải dựa vào khu vực nhà nước và Hamas”.
5
Trong khi người dân
Palestin tại Gaza đang phải sống trong bóng tối, thiếu thuốc men, thiếu nước và đang phải hàng
ngày chống chọi với cái đói thì LHQ lại phải ngừng các hoạt động phân phát lương thực cho
khu vực này do xe chở hàng cứu trợ cũng trở thành mục tiêu của Israel trong đúng thời điểm
ngừng bắn. Tổ chức theo dõi nhân quyền HRW cáo buộc chính quyền Israel đã bắn đạn pháo
chứa photpho trắng vào các vùng dân cư của dải Gaza trong đó có một trại tị nạn đầy người.

4
Theo BBC Vietnamese 06/01/2009
5
Theo Vietnamnet 23/1/2009

Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

14

Hoá chất này bốc cháy khi tiếp xúc với oxy và tạo hoả hoạn ngay lập tức, nó gây phỏng da, làm
tổn thương gan, phổi và thận. Rõ ràng Israel đã phạm vào điều III Công ước Quốc tế về vũ khí
quy ước năm 1980 cấm sử dụng hoá chất chống lại thường dân hoặc chống lại binh lính đồn trú
trong thành thị. Những con số thống kê được vô cùng tương phản, trong 8 năm kể từ năm 2001
chỉ có 18 người Israel thiệt mạng trong các vụ bắn rocket từ Gaza nhưng chỉ trong vòng 22
ngày của cuộc chiến, 1330 người dân Palestin đã bị thiệt mạng. Điều phối viên về nhân quyền
của LHQ tại các vùng đất của Palestin cũng đã đưa ra tuyên bố giới lãnh đạo Israel đã phạm

phải tội ác chống lại nhân loại Gaza và cần bị đưa ra xét xử.
c) Xung đột bạo lực: không có chỗ lánh nạn cho trẻ em.
Trẻ em là đối tượng được pháp luật bảo vệ chống lại sự lạm dụng của người lớn. Trong
Công ước về quyền của trẻ em của LHQ có quy định: “Thừa nhận rằng, để được phát triển cân
đối đầy đủ về nhân cách, trẻ em cần được nuôi dưỡng và lớn lên trong khung cảnh hạnh phúc,
tin yêu và hiểu biết”, nhưng trong cuộc chiến vừa qua đã có tới 400 trẻ em Palestin thiệt mạng.
Ở dải đất mà có đến gần một nửa dân số là trẻ em ấy quyền lợi của các em đang không được
bảo vệ. Trong số những trẻ em Palestin tại Gaza còn sống sót có thể có rất nhiều em bị thương
tật vĩnh viễn, nhiều em lâm vào cảnh mồ côi, sự khủng hoảng về mặt tâm lý có thể còn theo các
em nhiều năm sau nữa. Rõ ràng cuộc chiến tại Gaza đã đặt ra những thách thức mới đối với
luật pháp và cộng đồng Quốc tế trong vấn đề bảo vệ quyền trẻ em, không chỉ ở Gaza nói riêng
mà trên toàn thế giới.
IV. Hướng giải quyết (sinh viên: Dương Thu Trang)
Hơn bao giờ hểt, ở bất cứ một thời đại nào cũng vậy, cũng đều đòi hỏi phải có những giải
pháp nhằm khắc phục chiến tranh, cũng cố hòa bình để phát triển. Đó thực sự là yêu cầu tiên
quyết, là nhân tố quan trọng để đạt tới sự thịnh vượng về kinh tế và tiến bộ của xã hội loài người.
Tuy nhiên, giải quyết như thế nào và làm thế nào để thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn
lại không để gì có thể tìm ra một câu trả lời có thể thực hiện ngay trong chốc lát được.
Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bế tắc, không thể tìm ra
hướng giải quyết cụ thế cho vấn đê nóng bóng mang tính toàn cầu này. Bên cạnh những phương
pháp, những bước đi đã được định hình sẵn, đó là quá trình đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân
và vũ khí tiến công chiến lược giữa các nước lớn, sự nỗ lực phối hợp và hợp tác, tăng cường
trung gian hòa giải các mâu thuẫn, các xung đột cục bộ nhằm tìm ra giải pháp chính trị cho
Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

15

những xung đột lớn, như xung đột Israel - Palextine trên đây và chỉ cần trong ý thức của mỗi
người hiểu được tầm quan trọng, vai trò to lớn của hòa bình như thế nào đối với sự phát triển của
nhân loại thì chắc chắn chiến tranh sẽ sớm được đẩy lùi.



LỜI KẾT
Vẫn biết chiến tranh là một thảm hoạ của xã hội loài người nhưng hàng ngày, hàng giờ ở
nhiều nơi trên thế giới vẫn có những cuộc chiến tranh nổ ra mà nạn nhân của những cuộc chiến
ấy không ai khác chính là những người dân thường vô tội. Bắt đầu một cuộc chiến tranh bao giờ
cũng dễ dàng hơn là kết thúc nó và hậu quả mà nó gây ra là vô cùng khủng khiếp đối với một
quốc gia, một dân tộc. Cuộc chiến kéo dài 22 ngày tại Gaza giữa Hamas và Israel thực sự là một
thảm kịch kinh hoàng đối với người dân Palestin, hậu quả của nó khiến cho sự phát triển ở dải
đất nhỏ bé đói nghèo đầy đau thương và tang tóc này có thể bị lùi lại hàng chục năm. Khủng
hoảng nhân đạo, thảm họa nhân đạo. Đó là những từ mà cộng đồng quốc tế đã buộc phải thốt lên
khi chứng kiến những gì mà hàng triệu người Palestine đang phải trải qua ở Dải Gaza. Bất chấp
sự phản đối của cộng đồng quốc tế, bất chấp các quy tắc Hiến chương LHQ, bất chấp luật quốc
tế về nhân quyền và quyền trẻ em, hành động tấn công vào Gaza của Israel thực sự là việc làm
mà thế giới không thể làm ngơ. Việc giải quyết vấn đề xung đột tại Gaza không phải là vấn đề
của riêng hai nước Israel và Palestin, cũng không phải là vấn đề mà chỉ riêng hai nước này có thể
giải quyết. Sống trong hoà bình là khát vọng đối với người dân hai nước Palestin và Israel và hy
vọng ấy được đặt lên vai của lãnh đạo hai nhà nước Palestin và Israel đồng thời đòi hỏi sự nỗ lực
tìm kiếm giải pháp triệt để cho xung đột dai dẳng giữa hai đất nước này của cả cộng đồng Quốc
tế. Từ tất cả các góc độ: quy mô, tư duy toàn cầu và hướng giải quyết ta đều nhận ra cuộc chiến
này nói riêng và vấn đề chiến tranh, hòa bình nói chung là một vấn đề toàn cầu.



Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

16

Danh mục tài liệu tham khảo


Sách tham khảo
Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI - GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
Hai chủ nghĩa một trăm năm - Tiêu Phong
Websites
www.nhandan.org


















Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

17


DÀN BÀI
LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 3
I. Tại sao chiến tranh và hoà bình là một trong những vấn đề toàn cầu 3
1. Lịch sử chiến tranh và hòa bình (sinh viên: Phạm Minh Phương) 3
2. Tại sao chiến tranh và hoà bình là một vấn đề toàn cầu (sinh viên: Nguyễn Thị Thắng) 4
II. Lịch sử xung đột Israel – Palestine (sinh viên: Đỗ Thu Trang) 6
1. Đất và tôn giáo, nguồn gốc xung đột 6
2 Thành lập hai Nhà nước độc lập 6
3. Chia rẽ trong nội bộ Palestine 7
4. Cuộc chiến 22 ngày 8
III. Tác động của Xung đột Israel - Palestine (sinh viên: Nguyễn Thị Hải Ánh) 8
1. Dân thường Palestine, những người chịu tổn thất nhiều nhất 8
2. Nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong giải quyết xung đột Israel – Palestin. 10
3. Xung đột Israel – Hamas nhìn từ góc độ luật pháp Quốc tế 12
IV. Hướng giải quyết (sinh viên: Dương Thu Trang) 14
LỜI KẾT 15







Vấn đề Chiến tranh và hòa bình Nhóm 4

18


×