Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

(SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.94 KB, 19 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUN
TRƯỜNG THCS GIA KHÁNH

BÁO CÁO KẾT QUẢ
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN

Tên chuyên đề: Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn

Môn: Ngữ văn
Tổ: KHOA HỌC XÃ HỘI
Mã: 29
Người thực hiện: Doãn Thị Thanh Hương
Điện thoại: 0168 800 8893
Email:

download by :


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I, LÍ DO CHON ĐỀ TÀI.
1, Cơ sở lí luận :
Từ xưa đến nay, văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần
hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống con người. Bằng những hình tượng và ngơn
ngữ phong phú của mình, văn chương cung cấp cho người đọc những kiến thức về
cuộc sống và cả những điều bí ẩn trong tâm hồn con người, khơi gợi nên một thế
giới kì ảo, huyền diệu và lung linh sắc màu nhân văn qua mỗi sự vật, hiện tượng
trong tác phẩm. Từ đó nó tác động đến tâm tư, tình cảm và góp phần quan trọng để
hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Văn chương giúp con người cảm
nhận, ý thức được cái đẹp và sự hài hòa trong cuộc sống, tiếp cận và tự nâng mình
lên với những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lịng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ
phải, sự công bằng, yêu cái tốt, căm ghét cái ác, cái xấu. Văn chương còn bồi


dưỡng về ngôn ngữ- thứ ngôn ngữ phong phú sống động và giàu sức biểu cảm.
Có lẽ vì thế khơng ai có thể phủ nhận được vai trò của văn chương trong việc
bồi đắp tư tưởng tình cảm con người. Trong nhà trường THCS, mơn Ngữ văn có
một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi ngoài việc cung cấp kiến thức như các mơn học
khác, mơn Ngữ văn cịn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm
cho các em học sinh: biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cơ, bạn bè; có lịng
u nước; biết hướng tới những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tơn
trọng lẽ phải, sự cơng bằng, lịng căm ghét cái ác, cái xấu; bước đầu các em có
năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả.
Bên cạnh đó, ngơn ngữ là cơng cụ của tư duy, vì thế mơn Ngữ văn có mối quan
hệ chặt chẽ với các môn học khác: học tốt Ngữ văn sẽ góp phần học tốt các mơn
khác, và ngược lại học tốt các mơn khác cũng góp phần học tốt mơn Ngữ văn.
Chính vì vậy, việc dạy- học mơn Ngữ văn trong nhà trường phổ thơng nói chung
và trong bậc THCS nói riêng có một vai trị vơ cùng quan trọng.
2, Cơ sở thực tiễn:
Trước đà phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, những thập kỉ gần đây
nhiều người nảy sinh tâm lí nghi ngờ vai trị của mơn Ngữ văn. Vì vậy một bộ phận
khơng nhỏ phụ huynh và học sinh có xu hướng xem nhẹ môn học này mà chỉ say
mê những môn mang xu hướng thời cuộc như: Tiếng Anh, Toán , Tin…Cũng chính
vì thế mà chất lượng mơn Ngữ văn có chiều hướng giảm sút không tương xứng với
yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, sự phát triển đi lên của xã hội.
Thực tế cho thấy rằng, KHKT càng phát triển nhu cầu đời sống tinh thần càng
phong phú, mạnh mẽ, đa dạng. Còn cuộc sống tinh thần của con người cịn có nhu
cầu thẩm mĩ, tình cảm thì văn học nghệ thuật mãi mãi bất tử. Thái độ hoài nghi vai
trị của văn học hay thái độ coi nhẹ mơn Ngữ văn trong nhà trường đều phản ánh
nhận thức không đúng đắn về bản chất của văn học.
2

download by :



Để đưa mơn Ngữ văn trở lại vị trí vốn có, để các em hiểu được cái hay, cái đẹp
mà mỗi tác phẩm văn chương đem lại, để các giờ học văn trở nên hấp dẫn và thu
hút học sinh, để học sinh nắm được được kiến thức và cách làm văn cơ bản thực sự
là nột vấn đề không dễ .
Là một giáo viên Ngữ văn, bản thân tôi rất trăn trở, tìm kiếm những giải pháp
mong muốn nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn của nhà trường nói riêng và
của tồn huyện nói chung. Bằng những kinh nghiệm giảng dạy, tôi chọn chuyên đề:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn.
II .MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nâng cao chất lượng học sinh đại trà mơn Ngữ văn của trường THCS Gia
Khánh nói riêng và mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đại trà mơn Ngữ văn
của huyện Bình Xun nói chung.
III . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.
Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh đại trà Trường THCS Gia Khánh.
- Nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực
2. Phạm vi nghiên cứu.
- Chất lượng học sinh đại trà môn Ngữ văn trường THCS Gia Khánh
- Thời gian nghiên cứu: Từ đầu năm học 2018- 2019.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lí luận.
- Thực trạng của chất lượng đại trà môn Ngữ văn hiện nay.
- Nguyên nhân.
- Các giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn.

- Trao đổi với giáo viên, học sinh.
- Thông qua dự giờ thăm lớp, qua thực tế dạy học.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà trường nói
chung và của mỗi thầy cơ giáo nói riêng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra nhiều
biện pháp như đổi mới sách giáo khoa, đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp
3

download by :


và hình thức kiểm tra, đánh giá, phù hợp với đặc trưng từng bộ môn và đã đạt được
thành tựu đáng kể. Tuy nhiên việc vận dụng vào thực tế để phù hợp với từng tiết
dạy, từng đối tượng học sinh lại do năng lực và tâm huyết của người thầy. Để nâng
cao chất lượng dạy và học, các nhà trường đã và đang đưa ra nhiều biện pháp trong
đó có biện pháp lựa chọn và phân loại học sinh ngay từ đầu vào (lớp 6) để biên chế
các lớp mũi nhọn và các lớp đại trà. Đó là cách làm đúng để đầu tư vào chất lượng
mũi nhọn của nhà trường, để giáo viên có phương pháp dạy phù hợp với từng đối
tượng học sinh góp phần nâng cao chất lượng nói chung. Tuy nhiên điều đó cũng
có những hạn chế của nó như giáo viên ít nhiều khơng đầu tư chuyên môn vào các
lớp đại trà, học sinh các lớp đại trà ít có động lực và mơi trường để phấn đấu trong
học tập ... Hơn nữa đặc điểm tâm lí học sinh THCS nói chung đang có những biến
chuyển mạnh mẽ, khi các em không xác định được động cơ học tập đúng đắn, thì
dễ dẫn đến việc sao nhãng học tập. Điều đó càng dễ xảy ra với các em học sinh lớp
đại trà khi năng lực nhận thức còn hạn chế, các em dễ bị cuốn hút vào các thú vui
khác hơn là học tập.

chuyên đề này, tôi hướng tới đối tượng là học sinh các lớp đại trà. Học sinh
đại trà là đối tượng học sinh có học lực trung bình và trung bình yếu. Đây là đối

tượng học sinh chiếm phần lớn trong nhiều nhà trường, chất lượng thường không
ổn định. Nếu không được quan tâm, bồi dưỡng kịp thời thì rất có thể một bộ phận
học sinh sẽ trở thành yếu kém. Mà thực tế cho thấy học sinh các lớp đại trà thường
ít có động lực phấn đấu trong học tập, ít cố gắng, ngại khó, thường nản chí trước
các mơn học địi hỏi phải có tư duy cao, nhất là mơn học địi hỏi có tư duy tưởng
tượng như mơn Ngữ văn.
II. THỰC TRẠNG CỦA CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ MÔN NGỮ VĂN HIỆN
NAY .
Hiện nay, với cách suy nghĩ thực dụng và cách nhìn phiến diện của nhiều phụ
huynh và học sinh nên môn Ngữ văn đang bị mất dần vị thế của nó. Học sinh ít
mặn mà với bộ môn Văn và chỉ coi môn Văn là môn học bắt buộc để thi vào lớp
10. Điều đó khiến nhiều em học sinh khơng thích học và khơng đầu tư nhiều thời
gian, tâm sức cho mơn học. Chính bởi vậy, chất lượng mơn Văn nói chung cịn thấp
hơn so với các mơn học khác như Tốn, Tiếng Anh, Vật lí…
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy khi chấm bài học sinh các lớp đại trà,
các em còn mắc nhiều lỗi như: chính tả, dấu câu, dùng từ, đặt câu… Đoạn văn thì
lỗi ngữ pháp, lỗi lơ-gic. Nhiều câu văn đọc lên khơng biết học sinh viết gì, rất ít học
sinh biết rung động trước những tác phẩm văn chương hay; khi làm bài học sinh
còn suy luận chủ quan, dung tục hóa văn chương. Nhiều học sinh cịn sai về kiến
thức cơ bản, sai tên tác giả, tác phẩm, hoặc “râu ơng nọ cắm cằm bà kia”. Cá biệt
cịn có học sinh chỉ làm hết phần trắc nghiệm cịn phần tự luận bỏ trống.
Thực tế đó được phản ánh bằng những con số biết nói khi học sinh thi vào
THPT, cụ thể là tại trường THCS Gia Khánh như sau:
4

download by :


Năm
STT


điều
tra

1.

2018

2.

2019

Từ thực trạng trên, trải qua thực tế giảng dạy và qua q trình nghiên cứu tơi
nhận thấy nhưng ngun nhân chủ yếu sau:
III. NGUYÊN NHÂN
1. Về phía giáo viên:
Giáo viên đa số đã có ý thức đầu tư, đổi mới phương pháp dạy - học phat huy
tinh tich cưc chu đông của học sinh nhưng chưa thực sự phát huy được năng lực tư
duy, sáng tạo của học sinh. Giáo viên cịn nặng thói quen dạy học đọc- chép. Như
vậy dẫn đến học sinh sẽ khơng tích cực, thụ động không phát huy được khả năng
sáng tạo.
Một số giáo viên chú trọng nhiều đến việc hình thành, cung cấp kiến thức mà
chưa chú trọng đúng mức tới việc rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh (vốn là
đặc trưng của bộ mơn). Một số tiết cịn nặng kể cả chuẩn kiến thức, kĩ năng; một số
bài cịn khó cho đối tượng tiếp nhận là học sinh THCS.
Việc thực hiện việc đổi mới phương pháp của một số giáo viên đơi khi cịn
mang tính hình thức, đối phó.
Người giáo viên Ngữ văn phải cáng đáng một công việc lớn về chun mơn
(riêng mơn Ngữ văn có 3 phân mơn: Văn- Tập làm văn- Tiếng việt). Ngoài ra, giáo
viên phải dành thời gian cho việc chấm chữa bài, làm hồ sơ sổ sách theo quy định,

các chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém… Từ đó dẫn đến việc
quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh chưa được sát sao, đặc biệt là với những
học sinh lười học có thể nảy sinh tâm lí bng xuôi, bỏ qua và chấp nhận.
Đánh giá học sinh đôi khi cịn chạy theo chỉ tiêu, cịn mang tính động viên,
khích lệ nên tạo tính chủ quan cho học sinh.
- Bên cạnh đó, chương trình mơn Ngữ văn cịn nặng về kiến thức lí thuyết, nhiều
kiến thức khơng phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh THCS.
2. Về phía học sinh.
Các em chưa xác định đúng đắn mục đích học tập.
Học sinh các lớp đại trà, về mặt nhận thức khơng nhanh, ít sáng tạo, thiếu sự
nhạy cảm cộng với ý thức học tập và vươn lên của đối tượng này là chưa cao. Vì
thế học sinh thường thụ động trong học tập, quen nghe, quen chép. Ghi nhớ và tái
hiện một cách máy móc rập khuân những gì giáo viên đã giảng. Đa số học sinh
chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, lười suy nghĩ, diễn đạt


5

download by :


bằng ý vay mượn, lẽ ra các em phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nơ lệ của sách
vở.
Học sinh lười học, lười làm bài ở nhà, không soạn bài, có soạn thì chỉ là đối
phó chép ở sách “Để học tốt”, vở ghi chép thì khơng khoa học, vừa ghi vừa bỏ, giờ
học không chú ý nghe giảng, thích cười đùa, nói chuyện…
Các em cịn mải chơi, thường bị cuốn hút vào các trò chơi điện tử, đĩa hát,
Internet…
Nhiều gia đình chưa quan tâm, bố mẹ đi làm ăn xa khơng có thời gian quản lí,
đơn đốc con cái học tập ở nhà, phó mặc cho nhà trường là chủ yếu.

Từ thực trạng và những nguyên nhân trên, việc nâng cao chất lượng đại trà
môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết, bởi không chỉ là chất lượng của bộ mơn mà cịn
ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường và chất lượng giáo dục của tồn
huyện. Vì thế, tơi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau.
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ MÔN NGỮ
VĂN
1. Tuyên truyền trong cộng đồng, phụ huynh và học sinh hiểu được vai trò của
môn Ngữ văn trong cuộc sống hiện nay.
Bộ môn Ngữ văn có vai trị quan trọng hàng đầu trong chương trình đào tạo từ
xưa đến nay. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước và thế giới đã thay đổi, con người
chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn của cơng cuộc hội nhập và cạnh
tranh tồn cầu. Vì vậy môn học Ngữ văn trong nhà trường THCS tập trung vào ba
mục tiêu chính sau:
Trang bị những kiến thức phổ thơng, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về
ngơn ngữ và văn học- trọng tâm là tiếng Việt và văn học Việt Nam- phù hợp với
trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận
văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là phương pháp tự
học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình u gia
đình, thiên nhiên, đất nước, lịng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lý tưởng xã
hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công
dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn
hóa của dân tộc và nhân loại.
Từ những mục tiêu trên ta nhận thấy học tập môn Ngữ văn trong thời đại mới
không phải là học “biết để chơi” mà là “biết để làm”. Môn Ngữ văn không chỉ là
mơn bồi dưỡng tâm hồn mà cịn là mơn cơng cụ để học sinh có thể vận dụng những
kiến thức và kỹ năng đã học ứng dụng vào trong cuộc sống và cơng việc. Q trình
dạy Ngữ văn phải hướng tới lợi ích của người học. Chỉ khi nào người học hứng thú

6

download by :


và thấy được lợi ích thiết thực của mơn học thì mục tiêu dạy học Ngữ văn mới đạt
hiệu quả như mong muốn.
Như vậy , người giáo viên phải có vai trò tuyên truyền để cộng đồng, phụ huynh
và học sinh hiểu được tầm quan trọng đó của mơn Ngữ văn. Có thể tuyên truyền
qua học sinh, qua các buổi họp phụ huynh học sinh, hoặc qua các tổ chức chính
quyền, đồn thể ở địa phương. Thực tế, theo tơi nghĩ đây là việc làm vô cùng cần
thiết để nâng cao chất lượng mơn Ngữ văn nói chung. Bởi khi người ta hiểu, người
ta tin thì có lẽ mới thay đổi được nhận thức có phần lệch lạc về mơn Văn như hiện
nay.
2. Giáo viên cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, quan tâm và gần gũi với học
sinh, tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
Chức năng của thầy cô giáo không chỉ dừng lại ở truyền thụ kến thức, kĩ năng
mà quan trọng hơn cả là chức năng trồng người. Bằng tình yêu thương, bằng tinh
thần trách nhiệm, thầy cô giúp các em thấy được “mỗi ngày đến trường là một ngày
vui”. Niềm vui của tình thầy trị, niềm vui của tình cảm bạn bè và niềm vui khi các
em được đến với thế giới của chân trời tri thức. Người giáo viên cần quan tâm gần
gũi với các em hơn, biết lắng nghe và chia sẻ những tâm tư tình cảm của các em để
hiểu và khơi dậy năng lực học tập của các em, từ đó có biện pháp giáo dục phù
hợp.
Với học sinh ở các lớp đại trà thì việc giữ mối quan hệ thân thiện giữa thầy và
trò càng quan trọng. Một số giáo viên khi bước vào lớp có nhiều học sinh yếu kém
hoặc học sinh cá biệt trong lòng đã cảm thấy không vui, gọi học sinh lên kiểm tra
bài cũ, em thì khơng thuộc, em thì lắp bắp, lập tức mắng cho một hồi 10- 15 phút
đơi khi cịn nhiều hơn rồi bắt đầu dạy. Gương mặt ấy không ai bảo cũng trở nên
“hình sự”, những điều muốn nói, những dự tính đều tan theo mây khói… Đó là

điều tối kị trong giảng Văn. Giờ học căng thẳng quá sẽ làm cho học sinh khơng tập
trung, khó tiếp thu được bài giảng, dẫn đến không hiểu bài, giờ học trở nên nặng
nề. Để giảm áp lực, giáo viên nên nhẹ nhàng bỏ qua những việc mà mình hình như
đã lường trước được. Giận mà cười, nói thật như nói đùa, cố gắng tạo trên môi các
em nụ cười hồn nhiên, cởi mở. Sự thân thiện giữa thầy và trò được nâng cao khi
học sinh ln nhìn thấy dáng đi khoan thai và nụ cười luôn nở trên môi thầy cùng
những câu chuyện kể xen lời giảng, những câu pha trò ý nhị. Làm vậy, các em sẽ dễ
nhập tâm vào nhân vật, tác phẩm hơn.
3. Phát huy tối đa tính ưu việt của phương pháp dạy học mới.
Mỗi GV giảng dạy văn học ở trường THCS cần thấy rõ hiệu năng của phương
pháp mới. Nếu phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú ý đến hoạt động cơ bản là
thầy giảng - trị ghi thì phương pháp dạy học tích cực chú ý vào hoạt động lĩnh hội tri
thức, bắt đầu từ những hoạt động bên trong của con người. Vận dụng phương pháp
dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm văn chương trong trường PT mới có khả
năng khơi dậy và phát huy những tiềm lực, tiềm tàng vẫn còn ngủ quên
7

download by :


trong mỗi HS. Phương pháp dạy học tích cực gõ mạnh vào trí thơng minh, sở
trường ở người học để phát huy tính tự giác. Phương pháp này thể hiện sự vận
động và có định hướng cần thiết của hoạt động trí tuệ trong việc hình thành kiến
thức. Q trình này cuốn HS vào cơng việc nhận thức tích cực, kích thích sự ham
hiểu biết của trí tuệ, có khả năng khơi dậy nội lực bên trong. Từ đó các em có cơ
hội phát huy hết mức trí lực của mình. Như vậy phương pháp dạy học tích cực
khác phương pháp dạy học truyền thống không phải ở chỗ làm cho việc học tập trở
nên khó khăn hơn với HS, mà ở chỗ trong quá trình học tập các em phải thực sự
làm việc. Các em sẽ vượt qua được những khó khăn nhận thức, hồn thành được
những bài tập sáng tạo và rèn luyện được ý chí nhận thức của mình.

Phương pháp này sẽ làm thay đổi nhiệm vụ của thầy và trị theo hướng tích
cực. Người HS ở đây trở thành chủ thể tích cực trong q trình tiếp nhận và đồng
sáng tạo. Mà thầy giáo chính là người định hướng, dẫn dắt trong quá trình phát
triển tư duy và hoạt động học tập của các em.
Từ việc hiểu tính ưu việt đó của phương pháp dạy học tích cực giáo viên có thể
vận dụng linh hoạt các phương pháp, hoạt động, kĩ thuật dạy học phù hợp với đặc
trưng mơn Ngữ văn, và sử dụng tích cực ở các tiết lên lớp. Ví dụ có thể vận dụng
các phương pháp, kĩ thuật tích cực sau:
3.1 Phương pháp dạy học nêu vấn đề:
3.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp đối tượng học sinh, tình huống, hoạt
động học.
3.3 Sử dụng phương pháp giảng bình phù hợp: Tùy từng tình huống, đơn vị
kiến thức để giáo viên bình hoặc gợi mở cho học sinh bình.
3.4 Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực:
VD: Trình bày một phút: cho học sinh có cơ hội tổng kết lại những gì đã học, trình
bày ngắn gọn cơ đọng giữa lớp. Qua đó các em có cơ hội tổng kết kiến thức và có
thể đặt những câu hỏi cần được trả lời về bài học. (Có thể thực hiện cuối hoặc giữa
tiết học.)
3.5 Tổ chức dạy học tiết tự chọn – chủ đề bám sát có hiệu quả bằng cách: Củng
cố kiến thức cơ bản bằng phương pháp tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận.
Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh
3.6 Xây dựng đề kiểm tra theo hướng hạn chế yêu cầu ghi nhớ máy móc, kiểm tra
đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh vận dụng tổng hợp kiến
thức, kĩ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân.
4. Dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
Văn học là mơn học khó chiếm lĩnh. Các em có thể thích mơn Văn nhưng
khơng phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng. Đặc biệt với học sinh các
lớp đại trà lực học chủ yếu là trung bình, nên giáo viên không cần quá chú tâm tới
việc mở rộng và nâng cao kiến thức mà đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức
cơ bản, hiểu thấu đáo bản chất của vấn đề.

8

download by :


Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải rất chú ý đến việc
xây dựng phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh đại trà. Phương pháp
cần hợp lý, gây được hứng thú học cho học sinh, từ đó hướng học sinh vào các vấn
đề cơ bản, thiết yếu.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh đại trà tìm hiểu văn bản “Đồng chí” của Chính
Hữu” (chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1), giáo viên cần hướng học sinh nắm được
những nội dung kiến thức cơ bản.
- Về nội dung (nhớ nội dung và dẫn chứng liên quan):
+
Cơ sở hình thành tình đồng chí
Bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh
ngộ “Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá”
- Cùng chung lí tưởng, cùng chung
nhiệm vụ “ Súng bên súng, đầu sất
bên đầu”
Cùng chia sẻ với nhau mọi khó khăn, thiếu thốn
“Đêm rét chung chăn thành đơi tri kỉ”
- Ý nhĩa từ “Đồng chí”
+
Những biểu hiện cảm động về tình đồng chí
- Là sự cảm thơng sâu sắc tâm tư, nỗi niềm
của nhau “ Ruộng nương anh gửi bạn thân
cày
Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
- Là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời
người lính.
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
+ Chất thơ trong cuộc sống chiến đấu gian khổ
của người lính “Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc
tới Đầu súng trăng treo”
=> Ý nghĩa nội dung của tác phẩm: Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở
cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà
sâu sắc trong mọi hồn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp
tinh thần của người lính cách mạng.
- Về nghệ thuật: Học sinh phải nắm được thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh giản dị,
chân thực giàu sức biểu cảm.
9


download by :


Hoặc khi dạy bài Đại từ ở chương trình lớp 7, sau khi hình thành kiến thức bài
học cho học sinh cuối tiết học giáo viên có thể giúp học sinh ghi nhớ kiến thức bài
học bằng sơ đồ tư duy :

ĐẠI TỪ

Như đã nói ở trên, học sinh đại trà là đối tượng chủ yếu trong các nhà trường.
Xuất phát từ năng lực, trình độ, khả năng nhận thức, tư duy tiếp cận và thể hiện…

đòi hỏi giáo viên trong quá trình giảng dạy phải thường xuyên hệ thống hóa các
kiến thức cơ bản có liên quan (khơng nên chỉ làm việc này trong giờ ơn tập mà có
thể kết hợp trong các giờ học bài mới thông qua hình thức phát vấn ở bước kiểm tra
bài cũ hoặc bước củng cố). Qua việc hệ thống các kiến thức học sinh sẽ dễ tiếp cận
với kiến thức đang được thể hiện, nắm chắc kiến thức, có sự so sánh và nhìn nhận
chúng. Từ đó có cái nhìn tổng thể về một vấn đề được đặt trong hệ thống kiến thức
cụ thể.
Ví dụ: Khi dạy mơn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn bậc THCS,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh vào hệ thống kiến thức từ thấp đến cao theo mơ
hình đó mà gắn kiến thức đang thể hiện trong giờ dạy bảo đảm hệ thống kiến thức.
Có thể hình dung sơ đồ như sau:

Kiến thức về từ vựng

Từ ghép
Từ đơn

Cấu tạo

download by :


Từ láy
Nghĩa gốc

Nghĩa

Nghĩa chuyển

Đồng âm


Đồng nghĩa

Tính chất

Trái nghĩa

Trường từ vựng
Từ thuần Việt
Tiếng Hán
Từ tượng hình

Nguồn gốc

Từ mượn
Ngơn ngữ
khác

Từ tượng
thanh

Mở rộng

Các biện pháp tu
từ

Khi có sơ đồ trên học sinh sẽ tiếp cận, dễ nhớ và có khả năng xâu chuỗi hệ
thống kiến thức.
Do năng lực nhận thức, do tác động của các yếu tố liên quan, học sinh đại trà dễ
lơ mơ về kiến thức, thậm chí khó phân biệt bản chất vấn đề có liên quan, khơng

hiểu thấu đáo kiến thức. Vì vậy, đối với đối tượng học sinh này giáo viên cần dành
nhiều thời gian cần thiết để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Có thể sau mỗi tiết
dạy giáo viên cần cho học sinh hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy, các em tự vẽ
và được thể hiên khả năng sáng tạo các cây tư duy, tạo cho các em sự thích thú , và
khả năng ghi nhớ cũng tốt hơn. Để làm được điều này người giáo viên Ngữ văn cần
có một tư duy nhạy cảm và sự linh hoạt trong việc định hình những kiến thức cần
khắc sâu cho học sinh.
Bên cạnh đó trong mỗi giờ học giáo viên cần biết lắng nghe những thơng tin từ
phía học sinh để điều chỉnh lại cách dạy và uốn nắn quá trình cảm nhận, cảm thụ
văn học của học sinh đi đúng hướng. Giáo viên cần có thái độ khuyến khích học
sinh bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình bằng những lời khen ngợi hoặc bằng
11

download by :


những cử chỉ (ánh mắt, nụ cười). Có như vậy học sinh mới tự tin, thoải mái lĩnh hội
kiến thức.
5. Hướng dẫn học sinh cách học (trên lớp và ở nhà)
* Khi tiếp nhận lớp cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép sao cho đúng, đủ,
khoa học, dễ học. Phần số tiết, tên bài, các đề mục cũng cần phải ghi làm sao cho
nổi bật dễ nhận thấy. Sau mỗi tiết học cần có thói quen kẻ hết bài để dễ học, dễ
kiểm tra
* Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập
Với phân môn Văn (Phần văn bản):
+ Đọc và soạn bài theo hệ thống các câu hỏi đọc-hiểu trước khi học . Đối với văn
bản là tác phẩm thơ phải học thuộc, là văn xi phải tóm tắt được nội dung của văn
bản, học thuộc dẫn chứng.
+ Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc được về tiểu sử tác giả (Năm sinh
năm mất- nếu có- tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghiệp văn chương của tác

giả đó, hiểu được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
+ Nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ( tìm hiểu
phần nội dung cần đạt, phần ghi nhớ)
- Đối với phân môn Tiếng Việt :
+ Học thuộc các khái niệm, vận dụng làm tốt các bài tập từ dễ đến khó (Từ
nhận biết đến thơng hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao)
+ Với các biện pháp tu từ biết phát hiện đúng, nêu được tác dụng của phép tu từ đó
trong hồn cảnh sử dụng
+ Biết viết câu, viết đoạn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) với nhiều chủ đề và yêu
cầu khác nhau (Diễn dịch, quy nạp…)
- Đối với phân môn Tập làm văn:
+ Nắm được đặc trưng các thể loại: Miêu tả, Tự sự, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết
minh, Hành chính cơng vụ
+ Sau khi đọc đề bài, phải biết tìm hiểu đề, tìm ý; biết cách lập dàn ý; biết viết các
đoạn để hoàn chỉnh bài viết
* Hướng dẫn học sinh cách làm bài :
- Phần trắc nghiệm. Học sinh thường hay nhầm lẫn ở tác giả, phương thức biểu đạt
… vì thế giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên để học sinh tránh các lỗi đó. Cần
cho học sinh nắm rõ các hình thức trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc
nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm ghép đôi ...
- Phần tự luận: Khi làm phần tự luận cũng cần chú ý ở từng câu. Học sinh thường
chủ quan khi đọc câu hỏi, thấy câu nào quen thường chú tâm vào làm mà không để
ý đến thang điểm nên những câu ít điểm thì chú ý cịn câu nhiều điểm thì làm rất sơ
sài …. dẫn tới bài làm bị điểm thấp, không đạt yêu cầu.
12

download by :


+ Đối với dạng tự luận ngắn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trả lời, cách

làm bài. Nếu viết đoạn văn phải đúng hình thức đoạn văn nhưng trong đoạn văn
cũng cần có phần nêu, phần nội dung và kết thúc
VD: Nêu ý nghĩa tình huống truyện “Làng” của Kim Lân
“Làng” là một thành công của Kim Lân. Truyện thể hiện tình u làng của
nhân vật ơng Hai. Tình cảm ấy của ơng Hai được đặt trong một tình huống thử
thách, tình huống ơng đột ngột nghe tin dữ : làng quê ông - làng Chợ Dầu, theo giặc
lập tề. Làng Chợ Dầu mà ông hằng tự hào, hãnh diện bấy lâu nay bỗng theo giặc.
Tình huống ấy giúp nhà văn có thể đi sâu khai thác nội tâm nhân vật để thể hiện rõ
tình yêu làng và tinh thần kháng chiến của những người nông dân phải rời làng đi
tản cư như ông Hai.
+ Đối với dạng tự luận dài: giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết học sinh
có thể vận dụng để lập dàn ý một cách thuần thục. Giáo viên cũng cần viết mẫu cho
học sinh một số bài văn để học sinh có thể dựa vào đó mà vận dụng.

từng lớp (7,8,9) nên rèn cho học sinh cách viết bài cho các kiểu văn bản
nhất là văn bản nghị luận. Trước hết là phần mở bài để ít nhất khi đọc một đề văn
học sinh biết tự làm phần mở bài (Dù là học sinh yếu ). Muốn thế giáo viên có thể
cung cấp cho học sinh nhiều cách mở bài., hướng dẫn cho học sinh một cách mở
bài và viết gợi ý cho học sinh một cách mở bài. Để lên các lớp trên học sinh biết
viết phần thân bài (Từ khâu viết đoạn)
* Sau mỗi tiết dạy, ra bài tập và hướng dẫn học sinh cách làm, những nôi dung cụ
thể cần học thuộc, cần ghi nhớ để học sinh chuẩn bị cho tiết sau
6. Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá
Đối tượng học sinh đại trà là đối tượng học sinh có số lượng nhiều nhưng chất
lượng lại chưa có sự đồng bộ. Khoảng cách tri thức và năng lực nhận thức của học
sinh đại trà là khá chênh lệch. Vì vậy khi kiểm tra đánh giá, giáo viên cần xây dựng
nội dung kiểm tra và cách thức kiểm tra cho phù hợp. Qua đó giáo viên mới có cơ
sở phân loại học sinh và có được biện pháp phù hợp để nâng chất lượng học sinh
đại trà.
Việc đánh giá chất lượng học sinh phải ln dựa trên quan điểm tích cực hóa

hoạt động học tập của học sinh (học sinh phải tự giác, chủ động lĩnh hội và vận
dụng kiến thức, kỹ năng).
Với việc kiểm tra thường xuyên, giáo viên cần đa dạng hoá để học sinh phải tự
giác học tập
- Kiểm tra vở ghi: Kiểm tra chữ viết, kiểm tra nội dung ghi chép có đầy đủ khơng
(Nhắc nhở về cách ghi chép)
- Kiểm tra sách, tài liệu - sách tham khảo, vở nháp của học sinh. Học sinh nào chưa
có, chưa đúng yêu cầu nhắc nhở để kiểm tra lại.
- Kiểm tra đầu giờ,
13

download by :


+ Kiểm tra miệng: Nội dung đã nhắc từ tiết trước
+ Vừa kiểm tra miệng, vừa kiểm tra viết: Kiểm tra miệng có thể là tác giả, bài văn;
kiểm tra viết có thể cho học sinh viết nội dung nghệ thuật của tác phẩm truyện, bài
thơ…
+ Làm bài tập Tiếng Việt: Nếu bài tập trong sách giáo khoa nên kiểm tra sách của
học sinh để tránh việc học sinh ghi lời giải vào bài tập trong sách. Có thể ra bài tập
tương tự SGK, bài tập nâng cao (HS khá, giỏi)
* Đối với học sinh chưa thuộc kĩ hoặc không thuộc. Lần đầu cho kiểm tra vào cuối
tiết. lần 2 cho học lại và kiểm tra vào tiết học chuyên đề, lần tiếp theo có thể bố trí
riêng một buổi để kiểm tra nếu không sửa chữa sẽ mời gia đình đến để thơng báo,
nhắc nhở, trao đổi thêm. Đối với những học sinh cá biệt như lười học, yếu kĩ
năng ... giáo viên nên lập một danh sách riêng để chú ý kiểm tra nhiều hơn
7. Tổ chức lớp học bồi dưỡng nâng cao chất lượng đại trà.
Trong các năm học gần đây các nhà trường đã và đang tổ chức cho học sinh
bồi dưỡng ba mơn có lượng kiến thức nhiều và khó là: Tốn, Văn, Tiếng Anh theo
đúng quy định của Phòng GD-ĐT. Tuy nhiên học sinh các lớp đại trà thường không

đi học chuyên đề, hoặc chỉ một số em đi. Vì thế trước hết người giáo viên chủ
nhiệm và giáo viên bộ môn Ngữ Văn phải động viên khuyến khích các em đi học
đầy đủ để có điều kiện học tập và rèn luyện thêm. Riêng với học sinh yếu kém nhà
trường có thể tổ chức các lớp học phụ đạo miễn phí. Khi tổ chức các lớp chuyên đề
giáo viên phải biết lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất để dạy có hiệu quả và gây
sự hứng thú học tập bộ môn. Kết thúc mỗi nội dung nên có các bài kiểm tra để đánh
giá việc học tập của học sinh qua đó đề ra cách giảng dạy cho phù hợp. Thông qua
việc dạy thêm, học thêm, chất lượng học sinh đại trà nói chung và mơn Ngữ văn
nói riêng chắc chắn sẽ được nâng lên rõ rệt.
8. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với GVCN và gia đình học sinh:
Thơng báo cho Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập
chung của học sinh, nhất là những học sinh chưa chịu khó, chưa tích cực đề xuất
các hình thức khen thưởng, kỉ luật kịp thời.
Phối hợp với gia đình để nâng cao chất lượng dạy - học: Giáo viên dạy Văn
thường là các giáo viên chủ nhiệm nên có thể trao đổi với phụ huynh qua buổi họp
phụ huynh, nếu khơng có thể đến gặp gỡ với gia đình, trao đổi qua điện thoại, thư
… để gia đình đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra học sinh giúp học sinh chăm chỉ tích cực
hơn nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ mơn
Có thể đề nghị nhà trường tổ chức họp phụ huynh từng lớp hoặc theo đối tượng học
sinh (Trung bình, Yếu) để thơng báo với gia đình, bàn với gia đình những biện
pháp nâng cao chất lượng học tập.
VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Trong quá trình giảng dạy của mình, tơi thấy kết quả đạt được sau khi áp dụng
các giải pháp trên đã có những chuyển biến tích cực: Học sinh có ý thức học hơn,
14

download by :


biết lo, sợ khi cô giáo kiểm tra không học bài, làm bài. Các em đã có hứng thú hơn

với môn học, khâu chuẩn bị bài ở nhà của các em đã có nhiều tiến bộ, chịu khó đọc
văn bản hơn và biết vận dụng các kĩ năng mà giáo viên hướng dẫn để tìm hiểu,
khám phá các tác phẩm, việc soạn bài có chất lượng nên lên lớp các em tiếp thu bài
giảng của giáo viên tốt hơn.

các giờ học, các em đã có sự chú ý nghe giảng và hăng hái phát biểu xây
dựng bài, các bài kiểm tra học sinh đã nắm chắc kiến thức hơn, làm văn cũng dễ
dàng hơn.
Trước khi áp dụng chuyên đề chúng tôi đã khảo sát chất lượng học sinh 3 lớp
đại trà khối 8 tại Trường THCS Thổ Tang - Vĩnh Tường -Vĩnh Phúc. Sau một năm
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm kết quả đạt được như sau:
Thời
gian
ksát
Kì I
20182019
Kì II
20182019

86

86

Như vậy, việc áp dụng một số giải pháp trên vào giảng dạy đã góp phần nâng
cao đại trà mơn Ngữ văn cho học sinh. Tuy nhiên để có được kết quả bền vững và
ngày càng đi lên thì cần phải có sự kiên trì và nỗ lực bền bỉ lâu dài của cả giáo viên,
học sinh.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

Khi nghiên cứu chuyên đề “Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh
đại trà môn Ngữ văn’’ và đã áp dụng vào thực tế giảng dạy của mình trong năm
qua với những kết quả bước đầu đã đạt được ở trên, chúng tôi rút ra được một số
kết luận sau:
Trước tiên, để nâng cao kết quả môn học, người giáo viên phải tạo được niềm
hứng thú và say mê học tập của học sinh. Người thầy phải có cái “Tâm” thực sự với
nghề nghiệp vì nói như đại thi hào Nguyễn Du “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Tuy nhiên chỉ vậy thơi thì chưa đủ, người thầy còn phải thường xuyên tự học để trau
dồi chun mơn của mình, ln bồi đắp thêm những nguồn tri thức mới để bắt nhịp
cùng với những yêu cầu ngày càng cao của thời đại. Hơn nữa, người thầy cần
15

download by :

TS
HS
dự
k/s


hướng dẫn cụ thể phương pháp để học tập bộ mơn có hiệu quả ngay từ bước đầu
cho học sinh.
Dưới sự dẫn dắt, tổ chức của giáo viên, học sinh phải học tập tích cực. Các em
phải xác định đúng động cơ học tập từ đó mới tự giác học tập, kiến thức sẽ được
các em nhớ lâu hơn, kĩ năng cảm thụ văn chương sẽ tốt hơn. Có như vậy, khi đứng
trước một tác phẩm bất kì, các em mới biết cách cảm nhận, đánh giá, nêu lên những
nhận xét, suy nghĩ của riêng mình.
2. Kiến nghị:
a. Đối với các cơ quan chức năng (Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục, Trường
học ):

Có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến bộ môn Ngữ văn. Đề ra các giải pháp cụ
thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng cho môn học. Tiếp tục thực hiện có hiệu
quả việc bồi dưỡng thường xun và tổ chức các chun đề có tính thiết thực cho
giáo viên .
Trang bị cơ sở vật chất và cung cấp thêm các thiết bị dạy học, các tài liệu phục
vụ chuyên môn để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy tốt hơn.
Phối hợp tuyên truyền trong cộng đồng và các phụ huynh học sinh để môn
Ngữ văn được coi trọng hơn vì “Văn học là nhân học”, học văn để làm người, để
lưu giữ được những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của cha ông và của nhân
loại. Từ đó, con người biết sống cao thượng, sống có ý nghĩa hơn .
b. Đối với giáo viên :
Phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, thực hiện đúng
theo khẩu hiệu “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”. Giảng dạy với chất lượng
thực, không chạy theo thành tích mà phải coi trọng hiệu quả của dạy học .
Thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn: Soạn bài chu đáo, nghiên cứu
kĩ lưỡng từng tiết học sao cho phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh;
chấm - chữa trả bài kịp thời, chính xác, thường xuyên theo dõi việc học tập bộ môn
của từng học sinh để phối kết hợp kịp thời với nhà trường, với các giáo viên và phụ
huynh để giúp các em học tập tiến bộ…
Thường xuyên học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn, biết áp dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để đạt kết
quả cao trong dạy học.
c. Đối với phụ huynh học sinh:
Cần coi trọng việc học tập bộ môn Ngữ văn, thường xuyên động viên, quan
tâm đến việc học hành của con em mình. Hợp tác tích cực với nhà trường và các
thầy cơ giáo để các em học tập tốt hơn. Tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần
để các em có tâm thế học tập.
Trong quá trình viết chuyên đề do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn,
nên chun đề chắc chắn khơng tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vì vậy tơi rất
16


download by :


mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp
để hồn thiện chuyên đề hơn nữa và làm kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong
quá trình giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của các đồng chí !

Dỗn Thị Thanh Hương

17

download by :



×