Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN mam non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giúp trẻ 5 6 tuổi hứng thú khi khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.9 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
HỨNG THÚ KHI KHÁM PHÁ KHOA HỌC

Người thực hiện: Dương Thị Hoa
Chức vụ : Giáo Viên
Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nga Trung
SKKN thuộc lĩnh vực: chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2013
1


A: đặt vấn đề
Tr em hụm nay, th gii ngy mai.Tr em l ngun hnh phỳc ca mi gia
ỡnh, l tng lai ca t nc, vic bo v chm súc giỏo dc tr khụng ch l
trỏch nhim ca mi ngi m ca ton xó hi v ca c nhõn loi.Vỡ vy lỳc
sinh thi Bỏc H kớnh yờu ó tng dy:
Vỡ li ớch mi nm phi trng cõy
Vỡ li ớch trm nm phi trng ngi
Giỏo dc mm non l bc hc u tiờn trong h thng giỏo dc quc dõn,
chim v trớ quan trng. Mc tiờu ca Giỏo dc mm non l hỡnh thnh c s ban
u v nhõn cỏch con ngi phỏt trin ton din.
trng mm non nếu nh Văn học, m nhạc, Tạo hình là một môn nghệ
thuật, nh là một ngun sữa nuôi dỡng đời sống tinh thần của trẻ, c v tinh thần
của các cháu bằng những lời ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân


văn thì "mụi Trng Xung Quanh" lại là một bộ môn khoa học. Nó mở ra cho
trẻ một cái nhìn , một nhận thức hoàn toàn mới về con ngời và cuộc sống xung
quanh trẻ. Đa trẻ đến thế giới xung quanh, chính là chúng ta đã và đang dẫn trẻ
bớc i những bớc đầu tiên hành trình khám phá khoa học sau này.
La tui mm non l la tui thớch khỏm phỏ, tũ mũ v nhng gỡ, ti sao
ang xy ra xung quanh tr vi nhng cõu hi liờn tc l mt phn ca s phỏt
trin vn t. Phi chng tr nh ang th hin s khỏt khao tỡm hiu v mụi
trng xung quanh chỳng ta v ham mun c giao tip? Cõu hi: Ti sao?
Th no?,Ti sao li nh vy? thng c kt ni ln lt tr nm bt thụng
tin v nhng thụng tin ny cú th thay i trong cỏch tr tỡm hiu v th gii
xung quanh.
Nh chúng ta đã biết, Khỏm phỏ khoa hc v mụi trng xung quanh l hot
ng thc s hp dn lm thừa món nhu cu nhn thc ca tr, m cho tr cỏnh
ca vo th gii rng ln hn. Nó là một thế giới rộng lớn vi cỏc s vt hin
tng vô cùng phong phú v a dng vi biết bao màu sắc và các đồ chơi đẹp
2


luôn luôn mời gọi, thôi thúc tâm hồn nhạy cảm và đức tính hiếu động, tò mò của
trẻ nú ũi hi tr kh nng t duy trc quan v t duy ngụn ng sỏng to.
Thụng qua hot ng khỏm phỏ khoa hc tr c quan sỏt, tỡm hiu qua nhng
vt, s vt cú tht hay nhng hin tng gn gi ngoi thiờn nhiờn.
n vi hot ng khỏm phỏ khoa hc tr c tớch cc s dng cỏc giỏc
quan (th giỏc, thớnh giỏc, xỳc giỏc, khu giỏc, v giỏc) . Chớnh vỡ vy m cỏc c
quan cm giỏc ca tr phỏt trin v kh nng cm nhn ca tr cng nhanh nhy
v chớnh xỏc hn .Trong quỏ trỡnh khỏm phỏ khoa hc v mụi trng xung
quanh , tr phi tin hnh cỏc thao tỏc trớ tu nh quan sỏt , so sỏnh , phỏn oỏn ,
nhn xột, gii thớch ..vv. Vỡ vy, t duy v ngụn ng ca tr phỏt trin . c bit,
vic t chc cỏc hot ng tri nghim, khỏm phỏ mụi trng xung quanh cũn
gúp phn phỏt trin tr cỏc phm cht trớ tu nh tớnh ham hiu bit, kh nng

ghi nh cú ch nh , tớnh tớch cc nhn thc lm nn cho s phỏt trin cỏc nng
lc hot ng trớ tu. Khụng nhng th khỏm phỏ khoa hc cũn gúp phn phỏt
trin tr tỡnh cm, o c, thm m, kh nng tớch lu tri thc v kinh nghim
cuc sng, lm c s lnh hi nhng ni dung giỏo dc ca cỏc hot ng vui
chi, lao ng, hc tp v cỏc hot ng khỏc.
Trờn thc tin hin nay cỏc hot ng hc cú ch nh Khỏm phỏ khoa
hc cho tr 5-6 tui cũn rt t nht, giỏo viờn ch chu u t vo hot ng
hc cú ch nh, tr cha cú hng thỳ hc tp, vỡ vy vic s dng nhng bin
phỏp gõy hng thỳ cho tr nhm nõng cao cht lng tit hc Khỏm phỏ khoa
hc l rt cn thit.
T nhng lý do v tm quan trng ca hot ng khỏm phỏ khoa hc i
vi tr mm non, m tụi nhn thy ó thụi thỳc tụi i sõu vo nghiờn cu ti
Mt s bin phỏp nõng cao cht lng giỳp tr 5- 6 tui hng thỳ khi
khỏm phỏ khoa hc.
B.giải quyết vấn đề.
I. Cơ sở lý luận:

3


Quan điểm của giáo dục học Singapo đã chỉ ra rằng “Giáo dục không phải là
đổ đầy một cái bình mà là thắp sáng lên ngọn lửa”. Điều đó có nghĩa là dạy trẻ
không có nghĩa là cứ nhồi nhét lượng kiến thức khối lượng kiến thức vô bờ bến
cho trẻ mà dạy trẻ cách học, cách tư duy, nuôi dưỡng lòng ham hiểu biết, thích
tìm tòi khám phá. Hay nói cách khác, giáo dục mầm non không nhằm cung cấp
một khối lượng kiến thức mà nhằm hình thành các chức năng tâm lý, các cơ sở
ban đầu cho sự phát triển nhân cách sau này.
Theo quan điểm của rất nhiều nhà khoa học, cách tốt nhất để học khoa học là
phải làm khoa học. Đối với trẻ mầm non làm khoa học cũng chính là quá trình
khám phá nó. Đây là những hoạt động “ tìm kiếm để phát hiện ra cái mới, cái ấn

dấu”(từ điển tiếng việt). Trẻ em lứa tuổi mầm non có tính tò mò khám phá bẩm
sinh. Đó là mầm mống của việc tự khám phá, tự học. Nếu chúng không được
nuôi dưỡng sẽ bị mai một và biến mất hoàn toàn. Các hoạt động khoa học là con
đường ngắn nhất để giúp trẻ sử dụng các giác quan của cơ thể, vận dụng những
hiểu biết của bản thân để tìm hiểu sự vật, hiện tượng, đòi hỏi trẻ phải có cơ hội
khám phá khác nhau, khi đó việc phát triển kỹ năng, năng lực sẽ đóng vai trò
chủ đạo.
Chính vì vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung
quanh là phương tiện không thể thiếu nhằm giải quyết mục đích phát triển toàn
diện cho trẻ ở Trường mầm non.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng chung
Trường mầm non Nga Trung có đội ngũ Cán bộ giáo viên nhiệt tình năng
động, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, được tiếp thu chuyên đề giáo dục
mầm non mới”. Hiện nay trên thực tế việc giáo dục lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ trong trường mầm non Nga Trung thực sự đã có nhiều đầu tư vào việc
nâng cao phương pháp, biện pháp, hình thức cho trẻ qua hoạt động khám phá
khoa học, đang được thực hiện rất đều đặn và thường xuyên thông qua hoạt
động tìm hiểu, khám phá khoa học về môi trường xung quanh, làm quen với
4


biểu tượng toán..vv, công tác giáo dục nhận thức đạt được đáng kể nhưng bên
cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế.
2. Thực trạng đối với giáo viên.
Chưa có nhiều sáng tạo trong việc thay đổi hình thức, cách thức lên lớp còn
dập khuôn đơn điệu, giáo viên chưa tạo môi trường, tạo ra các tình huống và, tổ
chức các hoạt động để cho trẻ tiếp xúc trãi nghiệm với các sự vật, hiện tượng, về
môi trường xung quanh.vv.. Qua thực tế, vẫn còn một số hoạt động dạy hình
thức tổ chức nội dung khám phá đơn điệu, kém hấp dẫn, đồ dùng chưa sáng tạo,

hấp dẫn thu hút trẻ. Cách thức tổ chức khám phá chưa thực sự phát huy được
tính tích cực của trẻ.
Một số giáo viên chưa nắm vững mục đích, yêu cầu nội dung phát triển hình
thức tổ chức hoạt động “Khám phá khoa học” theo chương trình giáo dục mầm
non mới.
3. Thực trạng đối với trẻ.
Xã Nga Trung là một xã đồng màu kinh tế chậm phát triển, đời sống còn
gặp rất nhiều khó khăn, sự quan tâm của phụ huynh đối với con em ở lứa tuổi
mầm non còn nhiều hạn chế, trang bị dành cho việc dạy học chưa phong phú,
còn nghèo nàn, cũng ảnh hưởng ít nhiều đến công tác dạy và học của giáo viên.
Đa số con nhà nông, nhút nhát, chưa tự tin khi giao tiếp với người lạ, Một số
trẻ chưa hứng thú khi tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm, trẻ cảm
thấy mệt mỏi, gò bó, chưa tập trung. Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào
các hoạt động. Khả năng tiếp thu kiến thức về khám phá khoa học không đồng
đều. Vì vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
4.Kết quả của thực trạng:
Năm học 2012-2013 Tôi đựợc phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo lớn (5-6
tuổi), tôi nhận thấy hoạt động cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung
quanh còn hạn chế trẻ chưa tích cực tham ra và các hoạt động trãi nghiệm.
Để có phương pháp, biện pháp dạy trẻ có những kiến thức sâu rộng, biết
được tầm quan trọng của thế giới xung quanh trẻ và kỹ năng, cách hoạt động tìm
5


hiểu các đối tượng .Chính vì lẽ đó, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để
nắm được kết quả cụ thể . Tôi tiến hành khảo sát trẻ trên nhiều hình thức: Trong
các giờ hoạt động, mọi lúc mọi nơi, đón trả trẻ…vv
Qua lời trẻ tôi có thể nắm bắt được khả năng, kiến thức của trẻ ở mức độ
nào vào những kiến thức mới tôi cần cung cấp cho trẻ là gì?
Qua khả năng tìm tòi, khám phá của trẻ tôi điều chỉnh biện pháp và hình

thức nhằm kích thích tư duy của trẻ mà tránh sự nhàm chán cho trẻ. Để từ đó
xác định được cách làm phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ tích cực
khám phá khoa học ở lớp mình phụ trách.
*Kết quả của thực trạng:
Nội dung khảo sát

Tổng
số trẻ

Kết quả khảo sát
Số trẻ
đạt

Trẻ có khả năng tìm tòi, khám phá

Số
Tỷ lệ

chưa

trẻ
Tỷ lệ

đạt

28

10

36


18

64

chất, đặc điểm rõ nét của đối 28

14

50

14

50

10

36

18

64

12

43

16

57


6

21.4

22

78.6

đối tượng
Khả năng nhận biết tên gọi, tính
tượng làm quen
Biết so sánh nhận xét một số đặc

điểm giống và khác nhau của 2 đối 28
tượng
Phân nhóm, phân loại theo dấu 28
hiệu rõ nét
Suy luận, giải thích được mối liên
hệ đơn giản của hiện tượng sự vật 28
xung quanh

Nhìn vào bảng thực trạng trên, chúng ta thấy kết quả thu được qua các hoạt
động khám phá ở trẻ trong lớp là rất thấp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến phát
triển nhận thức ở trẻ nói chung. Từ thực trạng này đặt ra vấn đề cấp thiết phải có
6


những biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá khoa học phù hợp hơn nữa. Đứng
trước tình hình đó, tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào để tổ chức được

các hoạt động khám phá cho trẻ đạt hiệu quả. Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện
pháp để tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, cụ thể như sau:
III- GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Giải pháp : Nâng cao trình độ năng lực sư phạm
Với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ khám phá khoa học
về môi trường xung quanh có hiệu quả trước tiên bản thân phải xác định cần
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác của bản thân. Vì
vậy, tôi đã không ngừng học tập, nghiên cứu tài liệu, sách báo, trên phương tiện
thông tin đại chúng về kỹ năng tổ chức hoạt động khám phá khoa học về môi
trường xung quanh có hiệu quả ở trẻ lứa tuổi mầm non và học hỏi qua đồng
nghiệp của mình. Đặc biệt là qua việc thực hiện chuyên đề: Mầm non mới “Lĩnh
vực phát triển nhận thức” đây là một chuyên đề trọng tâm quan trọng trong quá
trình chăm sóc giáo dục trẻ, khi thực hiện chuyên đề giáo viên cần nắm vững và
nghiên cứu kỹ tài liệu chuyên đề giáo dục mầm non mới, tham gia dự giờ các
hoạt động cho trẻ khám phá khoa học: của đồng nghiệp, từ đó đúc rút kinh
nghiệm cho bản thân, hơn nữa bản thân tôi còn tự học, tự nghiên cứu qua các tạp
san, tạp chí giáo dục mầm non, qua chương trình BDTX chu kỳ II, để áp dụng
phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học của mình, tham gia các lớp
học chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. Từ đó bản thân đã rút được kinh
nghiệm và vận dụng một cách phù hợp và sáng tạo ở lứa tuổi mình đang chủ
nhiệm. Khi tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung
quanh, tôi thường đưa ra các hình thức làm phong phú cách thể hiện nội dung
bài dạy để thu hút trẻ tham gia hoạt một cách tích cực hơn. Ngoài ra tôi còn tạo
môi trường, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động, cho trẻ tiếp xúc trải
nghiệm với các sự vật, hiện tượng, của môi trường xung quanh, thông qua đó trẻ
hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua
lại, sự thay đổi phát triển của chúng. Điều quan trọng hơn cả thông qua hoạt
7



ng khỏm phỏ khoa hc ny tr hc c cỏc k nng quan sỏt, so sỏnh, phõn
loi, o lng, phỏn oỏn, gii quyt vn , chuyn ti ý kin ca mỡnh v a
ra kt lun. Tụi nhn thy rng hot ng cho tr khỏm phỏ khoa hc v mụi
trng xung quanh cú tm quan trng giỳp tr phỏt trin ton din v cỏc mt trớ
tu, o c, thm m, th lc v lao ng.
Vớ d: giỳp tr hng thỳ hot ng cho tr khỏm phỏ khoa hc v mụi
trng xung quanh. Trc tiờn bn thõn thng xuyờn nghiờn cu k tng ti
a ra mc ớch , kin thc , k nng , thỏi sao cho phự hp vi tng i
tng tr lp, trờn c s ú tụi la chn cỏc hỡnh thc th thut thu hỳt tr
vo hot ng khỏm phỏ. Hn na hot ng khỏm phỏ khoa hc v mụi
trng xung quanh ca tr t kt qu cao, tụi phi u t thi gian, cụng sc
mt cỏch cụng phu khoa hc chun b dựng chi bng vt tht v to mi
iu kin, c hi t chc cỏc hot ng cho tr tớch cc tỡm tũi tri nghim v
cỏc s vt, hin tng m tụi ó chun b.
2. Gii phỏp To mụi trng hot ng phong phỳ hp dn v phự hp vi
tr.
Việc tạo môi trờng cho trẻ hoạt động là rất quan trọng trong quá trình tổ
chức chm súc giỏo dc trẻ. õy là hình thức tổ chức giáo dục tích hợp với đặc
điểm tâm sinh lý trẻ nhỏ. Trẻ đợc hoạt động học tập, vui chơi, tìm tòi khám phá
và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn nhằm củng cố, bổ sung kiến thức và kỹ
năng cho trẻ. GV cần giữ vai trò tích cực trong việc chuẩn bị môi trờng học tập
cho trẻ, trang trí tạo môi trờng bên trong và ngoài lớp học bằng các hình ảnh đẹp,
hấp dẫn, phong phỳ phự hp, ỳng ch , s to c hội cho trẻ hiểu rộng hơn về
thế giới xung quanh.
Tạo môi trờng giỏo dc trong lớp học: Khu vc hot ng khỏm phỏ khoa
hc: lụi cun kớch l tr tham gia vo cỏc hot ng trói nghim khỏm phỏ
khoa hc mt cỏch tớch cc , trc tiờn tụi căn cứ vào ch đề, cần trang trí góc
hoạt động hấp dẫn, thay đổi nội dung theo chủ đ, sử dụng các mảng tờng trong
lớp để treo tranh theo định hớng của cô giáo, tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu, khám
8



phá về MTXQ một cách tự nhiên, ngoi ra tụi cũn chun b cỏc dng c phng
tin nh Nam chõm , ng h bm giõy, cõn, thc o cỏc loi, ng nhũm..vv
cho tr hot ng.Vớ d: Ch Th gii ng vt tụi chun b mt s loi
trng, nc mui, v c, v sũ, cỏc su tp v ng vt ch v cỏc
Hin tng t nhiờn chun b cỏc hỡnh nh: nh mt tri , giụng bóo, l , lt, hn
hỏn, súng thn, ng t, hỡnh nh trỏi t v cỏc hnh tinh,.. ngoi ra cú cỏc
dựng tr cú th thc hin cỏc hot ng khỏm phỏ v cỏc hin tng t nhiờn
nh dựng o s chuyn ng ca ca ỏnh nng mt tri, dựng to ra
giú, hoc tụi cú th hng dn v cựng tr lm thớ nghim hin tng sp l t
nh dựng t giy mu trng b ớt t vo t giy dựng 2 tay iu khin lm cho
t giy nghiờng , rung rung lm cho t ri xung v gii thớch ú l hin tng
sp l t, khin tr rt tũ mũ hng thỳ khi tham gia hot ng khỏm phỏ .
Tạo môi trờng bên ngoài lớp học: Cô treo những bức tranh hấp dẫn mang nội
dung làm quen với KPKH và luôn thay đổi theo chủ đề. Trẻ đợc tiếp xúc, quan
sát và khám phá về những hình ảnh trong bức tranh sẽ phát triển t duy, óc sáng
tạo, cung cấp cho trẻ một lợng kiến thức rộng mở hơn về môi trờng tự nhiên, môi
trờng xã hội, góp phần cho trẻ hoạt động tích cực hơn trong việc tìm hiểu về thế
giới xung quanh. Vỡ:
La tui mm non l la tui thớch tỡm hiu, khỏm phỏ nhng gỡ mi l
xung quanh tr. Nhỡn thy ma, tr a tay ra hng cho ma ri vo lũng bn
tay. Ngi ln cho rng tr nghch nc v thng la mng tr, hoc tr thớch
c tn tay mỡnh s vo bụng hoa mi n, thỡ ngi ln cho rng tr ang ngt
hoa. ..vv Nhng thc cht tr ang tỡm hiu xem ma ri nh th no, v s xem
cỏnh hoa nh th no mn hay xự xỡ. Tht vt tr mm non l la tui thớch tỡm
hiu khỏm phỏ.
Nhn rừ tm quan trng ú, tụi suy ngh: Hng ngy tr n trng c
hc tp, vui chi cựng bn bố, cụ giỏo t sỏng n chiu. tr tớch cc hot
ng khỏm phỏ trói nghim. Tụi luụn to mụi trng, mụi trng thiờn nhiờn

luụn cú xung quanh tr, tụi luụn to mụi trng trong lp tr tỡm hiu gúc
9


thiên nhiên của lớp để trẻ tìm hiểu khám phá, tìm tòi trãi nghiệm. Phía sau lớp
tôi có một khoảng sân trống nhỏ, tôi trang trí vào đó một giá gỗ. Trên giá này tôi
dùng để trưng bày một số đồ dùng, đồ chơi thiên nhiên như: gỗ chìm nổi, sỏi,
bình tưới, thuyền xe, que xếp hàng rào… Một góc nhỏ tôi để chậu cá và một số
chậu cây cảnh để trang trí góc cho sinh động.

Khoảng không gian nhỏ này tuy còn nhỏ hẹp nhưng thật sự thu hút trẻ.
Hằng ngày nhất là vào hoạt động ở các góc, đây chính là không gian thiên nhiên
cho trẻ tìm hiểu khám phá. Trẻ tự mình chơi với nước, chơi với cá, cho cá ăn…
Ngoài ra tôi còn sưu tầm mấy chậu nhựa nhỏ lấy đất để gieo vào đó mấy
hạt đậu, hạt lạc, để giúp trẻ biết quá trình phát triển của cây từ hạt, để cho trẻ
được hàng ngày quan sát xem sự nảy mầm và lớn lên của (cây đậu, cây lạc),
hoặc có thể cùng trẻ thực hành . Qua quan sát tôi thấy trẻ rất hứng thú tò mò và
rất thích tham gia vào các hoạt động này, có những cháu đi học rất sớm để xem
cây ngày hôm sau có gì lạ…
Trẻ trao đổi với nhau với những cảm xúc “ngạc nhiên” , “thú vị “, “reo hò”,
“vui sướng” , reo lên ồ cậu ơi nhìn kìa ! hạt đã nãy mầm rồi.
Ngoài không gian thiên nhiên của lớp, trường tôi còn có “Vườn của bé” với
đầy đủ các loại hoa, cây cảnh, vườn rau.. ở khu vườn này trẻ có thể đi dạo, quan
sát và khám phá thiên nhiên. Tôi thường tổ chức cho trẻ lớp tôi nhặt lá rụng,

10


ngắt lá vàng, tưới vườn rau, bắt sâu cho cây và lồng giáo dục bảo vệ môi trường
cho trẻ .

3 Giải pháp. Tăng cường cho trẻ quan sát vật thật để phát triển các giác
quan, khắc sâu nhận thức về đối tượng tìm hiểu.
Các sự vật, hiện tượng trong môi trường thiên nhiên và xã hội xung quanh
chúng ta rất đa dạng và phong phú vì vậy tôi cần lựa chọn các sự vật hiện tượng
gần gũi với trẻ để trẻ khám phá. Ở lứa tuổi này trẻ thích tò mò, ham muốn hiểu
biết các sự vật hiện tượng, đứng trước các sự vật cụ thể trẻ rất hiếu động, trẻ
muốn tự tay mình sờ mó, nâng niu các đối tượng cần quan sát thì những thông
tin mà cô giáo cần truyền đạt đến trẻ được tiếp thu một cách đồng bộ dễ dàng.

.
Trẻ khám phá khoa học thông qua các giác quan. Nếu sử dụng tranh ảnh chỉ
giúp trẻ quan sát, tìm hiểu bề ngoài (các bộ phận, màu sắc, hình dáng, công
cụ…) của các sự vật, hiện tượng chủ yếu bằng mắt nhìn. Để hoạt động khám
phá thêm sinh động ngoài quan sát bằng tranh ảnh, tôi luôn tranh thủ lựa chọn
những đề tài có thể sử dụng được vật thật nhằm giúp trẻ có thể tận dụng tất cả
các giác quan trong quá trình quan sát. Khi thực hiện cho trẻ quan sát bằng vật
thật bao giờ trẻ cũng rất thích thú và trẻ không những được nhìn, được nghe
tiếng kêu của con vật mà trẻ còn được sờ mó vào đồ vật, con vật nhằm giúp trẻ
tiếp nhận, mở rộng hiểu biết của mình một cách đầy đủ về đối tượng.

11


Ví dụ: Chủ đề Thế giới Động vật “Tìm hiểu về các con vật sống dưới
nước”. Tôi cho trẻ quan sát cá, tôm, cua, ốc…còn sống, thả vào chậu hoặc bình
thuỷ tinh để trẻ dễ quan sát nên trẻ rất thích thú.
Ví dụ : Chủ thề Thế giới Thực vật “ Tìm hiểu một số loại quả, để giúp trẻ có
thể tri giác và sử dụng các giác quan như vị giác, khứu giác một cách đầy đủ.
Tôi chuẫn bị các loại quả như quả chuối, quả cam, quả khế, quả đu đủ..vv khi
quan sát xong để biết được các vị quả có vị ngọt hay chua , tôi có thể cắt gọt các

quả đó cho trẻ nếm xem quả có vị gì? và cho trẻ ngửi và cảm nhận xem mùi vị
của các loại quả đó. Vì thế mà giờ hoạt động khám phá khoa học của tôi rất
thành công, qua hoạt động khám phá trẻ rất hứng thú và tham gia hoạt động rất
tích cực..vv
4 Giải pháp. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đối với từng hoạt
động có chủ định cụ thể.
Quá trình cho trẻ khám phá khoa học có đạt hiệu quả cao hay không phụ
thuộc vào nhiều yếu tố trong đó môi trường xung quanh trẻ giữ một vị trí quan
trọng, môi trường xung quanh chứa đựng các phương tiện cần thiết để tổ chức
cho trẻ khám phá như đồ dùng đồ chơi mua sắm, đồ dùng đồ chơi tự tạo, mô
hình vật thật gần gũi xung quanh trẻ.
Việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi đối với từng hoạt động có chủ định đóng vai
trò rất quan trọng, giúp tiết học đó có kết quả cao và hiệu quả nhất. Nếu tiết học
đồ dùng sơ sài, cô giáo dạy chay thì trẻ sẽ nhàm chán, ít tập trung. Nhận rõ tầm
quan trọng của đồ dùng, đồ chơi với tiết học “Tìm hiểu môi trường xung quanh”
trên cơ sở những đồ dùng đồ chơi sẵn có từ những năm trước, tôi cải biến , tu
sửa lại nhằm thu hút trẻ hơn. Bên cạnh đó để thu hút trẻ hơn thì đồ dùng đồ chơi
cần phải đẹp, mới, hợp vệ sinh và đảm bảo tính khoa học…Nguồn nguyên liệu
một phần tôi xin từ phụ huynh lớp tôi phụ trách như: Lịch treo tường, sách báo,
tạp chí, các đồ dùng đã hỏng như máy sấy tóc, ống khám bệnh cuả bác sĩ, ống
tiêm…một phần tôi tự tìm kiếm từ bạn bè xung quanh.

12


Đối với từng hoạt động học cụ thể tôi với cô giáo cùng lớp chuẩn bị trước
đó từ 2- 3 ngày. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi vào giờ nghỉ trưa, vào những ngày
nghỉ cuối tuần, chúng tôi làm đồ dùng đồ chơi cho tiết học sắp tới. Ví dụ: Chúng
tôi làm đồ dùng đồ chơi để xây dựng mô hình ngã tư đường phố để giáo dục trẻ
biết thực hiện một số luật lệ giao thông phổ biến ở ngã tư đường phố.

Nhằm củng cố kiến thức giáo dục trẻ “Một số luật lệ giao thông phổ biến”
tôi làm đồ dùng đèn xanh, đỏ, vàng, biển báo cấm đi ngược chiều, cho trẻ xem
băng hình và tham quan ngã tư đường phố để giáo dục trẻ một số luật lệ giao
thông phổ biến.
Ví dụ: chủ đề thế động vật: để cho trẻ tìm hiểu khá phá sâu hơn về thế giới
các con vật, tôi sử dụng các nguyên vật liệu tái sử dụng như các vỏ ngao, vỏ
hến, đá, sỏi, cát, keo dán, xốp, để làm sa bàn về các động vật sống dưới nước để
trẻ chơi ở khu vực hoạt động khám phá khoa học.
5. Giải pháp. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học ngoài trời một cách
thích hợp nhằm gây hứng thú cho trẻ, truyền đạt kiến thức một cách có kết
quả cao.
Ngoài cung cấp kiến thức ở hoạt động học có chủ định. Để kiến thức truyền
đạt đến trẻ có hiệu quả, tôi nhận thấy qua nghiên cứu kế hoạch thực hiện theo
từng chủ đề đối với hoạt động theo từng nội dung, thì tổ chức cho trẻ khám phá
khoa học ở hoạt động ngoài trời rất bổ ích và thiết thực đối với trẻ.
Vì khi dạo chơi ngoài trời, trẻ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường
thiên nhiên và môi trường xã hội. Các sự vật hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc
vừa phong phú, đa dạng vừa phản ánh sinh động các mối quan hệ và quan hệ
trong thực tiễn nên chúng rất có giá trị đối việc cho trẻ khám phá môi trường
xung quanh. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ tiếp cận các sự
vật, hiện tượng xung quanh một cách có hiệu quả. thông qua việc tiếp xúc với
thiên nhiên và xã hội trong hoạt động ngoài trời góp phần hình thành cho trẻ
những biểu tượng ban đầu chân thực về thế giới khách quan, giúp trẻ tích lũy
kiến thức và ứng dụng chúng vào thực tiễn, phát triển và rèn luyện cho trẻ các
13


kỹ năng nhận thức như quan sát, so sánh , phán đoán , đo lường ,..ngoài ra cho
trẻ hoạt động ngoài trời còn giúp trẻ tăng cường sức khỏe và thể lực cho trẻ
thông qua việc tiếp xúc với phong cảnh đẹp thiên nhiên, hít thở bầu không khí

trong lành và những vận động tích cực của trẻ trong một không gian rộng và
thoáng đãng. Thông qua hoạt động ngoài trời, ở trẻ hình thành những ấn tượng
cảm xúc tích cực, tạo điều kiện cho việc giáo dục tình cảm gần gũi, gắn bó với
thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.Vì vậy tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ
khám phá môi trường xung quanh thông qua hoạt động ngoài trời.
Ví dụ: Những nội dung cần tổ chức ngoài trời như:
- Thực hành về thực hiện luật giao thông
- Tham quan danh lam thắng cảnh ở địa phương
- Tham quan cánh đồng lúa
- Tham quan xưởng dệt chiếu
- Tham quan trường tiểu học. vv..
Khi trực tiếp tiếp xúc với không gian thiên nhiên, những đề tài này luôn
giúp trẻ hứng thú hoạt động và hiệu quả đạt tỉ lệ cao. Mặt khác giúp trẻ thoả
mãn về nhu cầu vận động, nhu cầu tiếp cận thông tin qua khám phá, tự khám
phá thiên nhiên.
6. Giải pháp: Tổ chức trên hoạt động có chủ định.
Đây là hình thức bắt buộc trong chương trình phải thực hiện theo chương
trình mầm non mới, để trẻ đến với hoạt động khám phá khoa học một cách nhẹ
nhàng, thoải mái mà vẫn phát huy được tích tích cực trong hoạt động trải
nghiệm .
Điều đầu tiên đối với bản thân phải thực hiện tốt các nội dung đề tài được
gợi ý trong kế hoạch thực hiện của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo
chương trình mầm non do Bộ Giáo Dục ban hành.
Để thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực, chủ động
tôi chọn lựa thay đổi các hình thức tổ chức học phù hợp, hấp dẫn như qua tổ
chức hội thi:
14


Ví dụ: Chủ đề Một số nghề - Hoạt động khám phá về các nghề tôi lại

hướng dẫn trẻ khám phá trải nghiệm với tên gọi Ngày hội của các nghề
Ví dụ: Chủ đề Gia đình - Hoạt động khám phá tìm hiểu một số đồ dùng
trong gia đình. Tôi lại tổ chức cho trẻ dưới hình thức đi chợ mùa đồ dùng và đọc
bài đồng dao đi chợ
Hay chủ đề Một số phương tiện Giao Thông “Tìm hiểu về các Phương tiện
giao thông phổ biến” Tôi lại chuẩn bị các đồ dùng cho vào 3 hộp và bọc kín,
chia trẻ làm 3 tổ và thưởng cho 3 tổ 3 hộp quà ,cho từng tổ khám phá trải
nghiệm và nhận xét về các phương tiện có trong mỗi hộp quà..vv
Ví dụ: Chủ đề Thế giới Động vật “Tìm hiểu một số loại côn trùng” Tôi đặt
tên là “Ngày hội của các côn trùng” với các phần như sau
+ Phần 1: Màn trình diễn của các côn trùng,
+ Phần 2: Khám phá
+ Phần 3: Cùng trổ tài
Đến với phần 1: Là phần trình diễn thời trang của các Côn trùng đi xung
quanh lớp để tất cả mọi trẻ cùng được chiêm ngưỡng, để chuẩn bị tốt cho phần
này tôi chuẩn bị đồ dùng cho các côn trùng thật kỹ lưỡng với bộ trang phục làm
từ nguyên liệu là ni lông, các giấy bóng hoa vv.. điểm tô các hoa văn tạo lên các
bộ trang phục cho mỗi loại sặc sỡ phù hợp cho mỗi loại Côn trùng . Vì thế khi
màn trình diễn bắt đầu đã tạo sự hứng thú cho trẻ tham gia vào giờ học một cách
tích cực và thích thú.
Phần 2: Phần khám phá: Ở phần này đòi hỏi sự tập chung chú ý và hoạt
động tích cực của trẻ với hình thức sử dụng phương pháp dạy học tích cực lấy
trẻ làm trung tâm, khi khám phá đến loại Côn trùng nào thì tôi cho trẻ đóng vai
Côn trùng đó ra tự giới thiệu về mình và yêu cầu trẻ ở dưới nhận xét về các loại
Côn trùng cứ như vậy để trẻ tự giao lưu trao đổi với nhau cô chỉ là người hướng
lái gợi mở

15



Với từng đề tài cụ thể tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic,
để đàm thoại với trẻ, hoặc những câu hỏi để trẻ đối thoại với nhau..vv để phát
huy tính tích cực và chủ động của trẻ.
+ Tôi là Bướm vàng xin chào tất cả các bạn (Chúng em chào chị Bướm
vàng)
+ Tôi là Bướm vàng, các bạn biết gì về tôi? Các bạn hãy kể về tôi đi?
+ Thế bướm là Côn trùng như thế nào? vv.
+ Giúp trẻ tích cực hơn trong hoạt động khám phá trải nghiệm thì nội dung
câu hỏi còn phụ thuộc vào mục đích việc khám phá , vào nhiệm vụ cụ thể của
mỗi hoạt động khám phá.
+ Để kích thích trẻ hứng thú, tính tò mò của trẻ cần sử dụng câu hỏi nêu vấn
đề. Đó là những câu hỏi về đặc điểm, dấu hiệu của sự vật, hiện tượng mà trẻ
chưa biết rõ
+ Các con biết gì về con Ong?
+ Con Ong có những đặc điểm gì?
+ Ong có lợi ích gì?
Để trả lời được những câu hỏi nêu trên trẻ không có cách nào khác là phải tích
cực quan sát, thử nghiệm..
Để khuyến khích trẻ tìm kiếm cách thức khám phá , khảo sát đối tượng có thể
dùng các câu hỏi như” Có cách nào” hoặc “ Làm thế nào để biết”
Để hướng sự chú ý của trẻ vào việc khám phá các đặc điểm, dấu hiệu các đặc
trưng của sự vật, hiện tượng xung quanh, đồng thời kích thích hoạt động các
giác quan
+ Con thấy nó thế nào?
+ Con Thấy nó ra sao?
Trong quá trình trẻ khám phá khoa học rất cần có sự tham gia tích cực của tư
duy, có thể sử dụng các câu hỏi để kích thích hoạt động của tư duy
+ Con thấy hai con này như thế nào?
+ Giống nhau ở điểm nào?
16



+ Khác nhau ở điểm nào? vv..
Cứ như thế lần lượt cho trẻ tìm hiểu khám phá từng loại Côn trùng ,để thay
đổi trạng thái cho trẻ trong hoạt động tránh ngồi lâu tôi có thể mời cả lớp đứng
lên biểu diển cùng với các Côn trùng bài “ Con bướm” 2 lần
Để giúp trẻ mở rộng và nâng cao kiến thức của trẻ về thế giới xung quanh,
hình thành ở trẻ sự hiểu biết về đặc điểm các sự vật hiện tượng xung quanh, mối
quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau , sự thay đổi và phát triển của chúng , mở rộng
nâng cao hiểu biết của trẻ về cách thức khám phá khoa học đa dạng. Ngoài con
Côn trùng con vừa được tìm hiểu con hãy kể tên các loại côn trùng mà bé biết
nhé?
Phần 3 có tên gọi “Trổ tài” ở phần này bé tham gia vào 2 trò chơi rất thú
vị. Trẻ đứng dạy đi vòng tròn vỗ tay hát và lấy rổ đồ chơi để chơi trò chơi
Trò chơi: 1“Tìm nhanh theo yêu cầu” ở trò chơi này cô chuẩn bị các lô tô
về các loại côn trùng nhiệm vụ của bé sẽ giơ Côn trùng và đọc tên thật to khi
nghe cô đọc tên hay đọc câu đố về các con Côn trùng đó
- Con Bướm
- Con Ong
- Cô đọc câu đố
“Con gì bé tí
Chăm chỉ suốt ngày
Bay khắp vườn cây
Kiếm hoa làm mật”
- Côn trùng có lợi, côn trùng có hại vv..
Trò chơi 2: Thi xem ai nhanh
Cách chơi: Khi nghe tiếng nhạc bật lên các bé lên chọn cho mình 1 lô tô
theo yêu cầu bật qua các vòng lên dán váo bảng rồi quay về chổ đến lượt bạn
tiếp theo cứ như vậy khi hết bản nhạc thì trò chơi sẽ kết thúc
Luật chơi là khi bật không chạm vào vòng và mỗi lần bật chỉ được lấy một

lô tô
17


Với từng hoạt động cụ thể nếu không thay đổi hình thức cho trẻ khám phá
trải nghiệm thì hoạt động khám phá trên tiết học sẽ nhàm chán. Vì thế mà thay
đổi hình thức trên các hoạt động học có chủ định là điều rất cần thiết giúp trẻ
tham gia hoạt động khám phá một cách tích cực và học tập có hiệu quả.
7. Giải pháp. Sưu tầm, sáng tạo ra trò chơi giúp trẻ khám phá bằng các
hoạt động chơi.
“Chơi mà học, học mà chơi” là phương châm học tập chủ yếu của trẻ lứa
tuổi mầm non. Thông qua các trò chơi học tập, xây dựng và vận động trẻ khám
phá các sự vật, hiện tượng đa dạng ở xung quanh, chức năng và tính chất của
chúng. Học qua vui chơi là phương thức học tập hiệu quả và phù hợp với trẻ
mầm non vì vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi này, Trẻ thông qua
học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy trong quá trình khám phá khoa học về môi
trường xung quanh của trẻ tôi lựa chọn vận dụng đưa vào hoạt động học có chủ
định các trò chơi sáng tạo nhằm kích thích, thu hút trẻ ham muốn được hoạt
động. Với trẻ điều mà làm cho trẻ tập trung nhất là bất cứ hoạt động nào cũng
cần có đồ dùng trực quan và phải bảo đảm, đẹp , phù hợp với bài dạy, với chủ đề
và phải đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ và mang tính giáo dục cao.
* Thử nghiệm (Gợi cảm xúc, thu hút hoạt động).
Trước khi trẻ quan sát đối tượng tôi có thể kể một đoạn truyện, câu đố, bài
hát hoặc trò chơi…
Ví dụ: Đề tài cho trẻ tìm hiểu về nước
Tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Khám phá điều bí mật”
Tôi chuẩn bị: 3 cốc nước, một cốc nước trắng, một cốc nước cam, một cốc
nước đường pha với muối
Chuẩn bị đồ dùng cho 3 nhóm
+ Một quả cam, 3 cốc nhựa, bình đựng nước, thìa nhựa, muối đường

+ Cho trẻ làm thí nghiệm với nước
- Nhóm 1 : Pha nước đường với muối
- Nhóm 2 : Pha nước cam
18


- Nhóm 3 : Pha với đường
Mời 3 trẻ lên tham gia trò chơi khi trẻ lên tham gia vào trò chơi trẻ sẽ tư
duy và chọn cho mình một kết quả đúng sau đó nói cho cả lớp biết.Tôi và cả lớp
cùng kiểm tra lại kết quả và cho trẻ lấy cốc nước mà trẻ vừa khám phá xong đưa
về nhóm của mình quan sát, để khắc sâu kiến thức từng tổ sẽ làm thí nghiệm về
nước và cùng nhau đưa ra các ý kiến có liên quan đến cốc nước của nhóm.
* Hoạt động khám phá
Trẻ quan sát xong tôi mời từng nhóm nêu lên các ý kiến (trẻ nói gì tôi sẽ
ghi lên bảng), từng thành viên trong nhóm thay nhau đưa ra các ý kiến. Sau đó
tôi mời nhóm khác.
Khi nhóm khác đã đưa ý kiến xong tôi và trẻ cùng kiểm tra kết quả của
từng nhóm và bổ sung thêm các ý kiến khác và tôi cung cấp thêm kiến thức mới
ngay ở đó cho trẻ.
Ví dụ: Khi khám phá cốc nước trắng trẻ biết được nước màu trong suốt
không có mùi, và không có vị, khi tôi cho trẻ lấy nữa quả cam vắt vào nước khi
lớp màng ở mặt nước xuất hiện và cung cấp cho trẻ lớp màng nổi trên mặt nước
đó chính là tinh dầu cam. và khuấy đều thì cốc nước xuất hiện nước chuyễn màu
vàng, uống có vị chua chua, ngọt ngọt
Để khắc sâu kiến thức cho trẻ tôi tự chọn 2 đối tượng so sánh sự giống và
khác nhau dưới hình thức 2 đội, nhóm hoặc tập thể lớp.
Ví dụ: Sự giống nhau và khác nhau của cốc nước cam và cốc nước trắng.
- Hai đội thi nhau đưa ra các ý kiến mà không trùng lặp với ý kiến trước,
đội nào nhiều ý kiến sẽ chiến thắng.
Trong một hoạt động khám phá khoa học tôi thiết nghĩ không cần đưa

nhiều đối tượng vào một lúc mà gây nhàm chán với trẻ, kéo dài thời gian kiến
thức nhiều trong một hoạt động sẽ gây căng thẳng cho trẻ. Vì thế cần chọn đối
tượng vừa phải và khai thác sâu kiến thức sau đó những đối tượng khác trẻ bắt
gặp trẻ sẽ tự mình khám phá, so sánh hay phân loại, phân nhóm..Như vậy giúp
trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo và đặc biệt là tính tự lập ở trẻ.
19


*Trò chơi củng cố
Tổ chức các trò chơi củng cố, nâng cao kiến thức cho trẻ tôi luôn cho trẻ
chơi các trò chơi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến khái quát kiến thức cho trẻ.
Trò chơi được thực hiện nhóm, tổ, lớp cá nhân.
Ví dụ: Với đề tài làm quen các loại quả: cam, xoài, nhãn
Trò chơi củng cố đầu tiên có tên: “Thử tài đoán vật”
Cách chơi: Mời 1 trẻ lên sờ tay vào thùng nói lên đặc điểm riêng của từng
loại quả. Nhiệm vụ của trẻ ở hai nhóm khi nghe thông tin thì chọn ngay quả ở rổ
ra đĩa mà nhóm cho là đúng. Khi trò chơi kết thúc kiểm tra nhóm nào có nhiều
kết quả đúng nhóm đó sẽ chiến thắng.
Qua trò chơi trẻ liên hệ đến thực tế phải làm gì? và làm như thế nào?...
Và để trẻ hiểu hơn, nắm bắt kiến thức sâu hơn tôi cho trẻ tự mình làm các
món yêu thích ngay trên các loại quả đó như:
Trưng bày mâm ngũ quả
Gọt quả xếp theo ý trẻ ra đĩa
Làm sinh tố, nước ép…
Qua bài học này trẻ sẽ nắm bắt được kiến thức trẻ sẽ rút ra những điều cần
thiết cho bản thân như muốn có quả ăn cần chăm sóc, không hái hoa, lá, bẻ cành,
biết được lợi ích của quả đối với sức khoẻ con người và có thái độ đúng đắn đối
với thế giới xung quanh trẻ
* Trò chơi “ Đối mặt”
Là trò chơi mà trẻ rất thích tôi cho trẻ đứng thành vòng tròn to cô giáo

đứng ở trong vòng tròn khi cô giáo đưa ra câu hỏi thì các bé sẽ lắc sắc xô trả lời,
nếu trả lời đúng Bé sẽ bước vào vòng trong 1 bước và tiếp tục như vậy đến hết
câu hỏi mà cô giáo đưa ra, những cháu được lọt vào vòng trong là những cháu
thắng cuộc, và sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi khó hơn của cô trò chơi tiếp tục cho đến
khi tìm ra người thắng cuộc cuối cùng.
* Trò chơi “Ghép tranh”
Tôi cho trẻ chơi ở chủ đề phương tiện giao thông
20


Hình thức: cô cho trẻ về vị trí 3 tổ, cô chuẫn bị cho mỗi tổ là 3 phương tiện
giao thông( Ô tô, Tàu thủy , Máy bay) là các miếng ghép bằng bìa được cắt ra
từ hình ảnh ( Ô tô, Tàu thủy , Máy bay)
Cách chơi: Nhiệm vụ của mỗi đội là trong vòng 3 phút lên ghép các miếng
ghép lại với nhau để tạo thành các phương tiện giao thông hoàn chỉnh
+ Đội 1 lên ghép các miếng ghép lại với nhau để tạo thành chiếc ô tô
+ Đội 2 lên ghép các miếng ghép lại với nhau để tạo thành chiếcTàu Thủy
+ Đội 3 lên ghép các miếng ghép lại với nhau để tạo thành chiếc Máy bay
Luật chơi: Mỗi thành viên trong nhóm sẽ bật qua vòng lên chon cho mình
1 miếng ghép
Thông qua các trò chơi này nhằm mục đích cũng cố và khắc sâu kiến thức
cho trẻ sau giờ học, vì thế khi cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học về
môi trường xung quanh , trẻ rất hào hứng và tích cực tham gia hoạt động này.
Như vậy, các tiết học lồng ghép nhiều hình thức như thử nghiệm, trò chơi,
thực hành trẻ rất hứng thú. Có lúc tiết học đã trôi qua mà trẻ vẫn còn hứng thú,
không muốn ngừng lại. Lượng kiến thức trẻ tiếp thu một cách đồng bộ và đạt
hiệu quả cao.
8. Giải pháp. Bồi dưỡng cho những trẻ còn yếu.
Để chất lượng giáo dục nâng lên đại trà bản thân tôi luôn tìm ra những biện
pháp tối ưu để bồi dưỡng giúp đỡ trẻ yếu, những trẻ cá biệt.

Đối với trẻ yếu tôi có kế hoạch bồi dưỡng, hoạt động góc mọi lúc, mọi nơi
và thường xuyên trao đổi với phụ huynh với nhiều hình thức. Với các trẻ này tôi
thường xuyên quan tâm, chú ý hơn, thường xuyên động viên khuyến khích trẻ
nhất là trong các giờ học.
Ví dụ: Với đề tài : “Một số phương tiện giao thông”
+Tôi trò chuyện với trẻ: Hôm nay ai đưa con đến lớp?
+Bố mẹ đưa con đi bằng phương tiện gì?
+ Xe nhà con có màu gì?
+Nó chạy ở đâu?
21


+ Thế gọi là phương tiện giao thông đường gì con?
Cú như vậy tôi thường dành những câu hỏi dễ cho trẻ để trẻ biết được tên
gọi và các đặc điểm chính của đối tượng.
Đối với những trẻ cá biệt tôi thường xuyên trò chuyện, gần gũi để tạo niềm
tin cho trẻ, động viên trẻ cùng làm với bạn. Những lời động viên kịp thời có tác
dụng khuyến khích trẻ hứng thú tham gia các giờ học sau.
Bên cạnh đó sự quan tâm con cái của phụ huynh đóng vai trò hết sức quan
trọng và chủ đạo bên cạnh cô giáo. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường
luôn là nền móng vững chắc, nhằm chăm sóc và giáo dục cho trẻ có sự đồng
nhất liên kết hơn. Để làm tốt tôi lên kế hoạch giảng dạy theo từng chủ đề tôi
pôtô lên giấy A3 dán ở góc tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh dễ dàng
nhìn thấy, nhìn vào đó phụ huynh sẽ biết con mình hôm nay học những gì. Vào
giờ đón trả trẻ tôi thường trao đổi tình hình học tập, mọi vấn đề cần thiết của trẻ
trong ngày cho phụ huynh được rõ… Tôi còn trao đổi phương pháp, cách dạy và
bài dạy cho trẻ học thêm ở nhà và còn giao thêm nhiệm vụ cho phụ huynh cùng
trẻ làm một đồ chơi hoặc tìm kiếm, tự làm một đồ dùng phcụ vụ cho hoạt động
tới.. Sau một thời gian dài phối hợp tôi thấy kiến thức của trẻ nâng lên rõ rệt,
tiến bộ, chủ động hơn. Tôi thông báo trở lại với phụ huynh họ rất vui vẻ và phối

hợp chặt chẽ hơn.
9 Giải pháp. Sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động khám phá.
Hiện nay, ở tất cả các trường học mầm non việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy đang được chú trọng và đẩy mạnh. Khi được tiếp cận với máy
tính, khai thác sử dụng các tính năng của máy như làm ảnh động, lồng âm thanh,
tạo các hiệu ứng powerpoint, chương trình vui học kitsmak. Tôi thấy rất nhiều
ưu việt giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian và kinh phí làm đồ dùng.
Những hoạt động dạy trẻ với âm thanh sống động, màu sắc hấp dẫn rất thu hút
sự chú ý của trẻ và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực, hứng
thú.

22


Ví dụ: Khi dạy trẻ khám phá một số loài hoa trong chủ đề thế giới thực vật,
tôi đã thiết kế trên powerpoint hình ảnh các loài hoa có nhiều màu sắc,…

Sau đó tôi cho trẻ nghe xem cô yêu cầu tìm loại hoa gì. Ví dụ yêu cầu tìm
hoa cánh tròn êm mượt như nhung (hoa hồng), hoa cánh dài, nhỏ (hoa cúc, đồng
tiền)….và kiểm tra những thông tin của trẻ trên máy tính. Nếu đúng các hình
ảnh đó xuất hiện và kèm theo đó là một lời khen ngợi, nếu sai có thể yêu cầu trẻ
tìm lại. Những bông hoa xuất hiện rung rinh cánh làm trẻ rất thích thú.
Hay như cho trẻ khám phá thiên nhiên tôi cho trẻ xem hình ảnh mưa, gió,
sấm chớp kèm theo là những âm thanh của hiện tượng đó trẻ rất thích thú.
Ở chủ đề thế giới động vật tôi có thể đọc câu đố về các con vật hay cho trẻ
nghe tiếng kêu của các con vật và yêu cầu trẻ đoán tên các con vật, nếu đoán
đúng , thì màn hình xuất hiện các con vật đó , với những hình ảnh sống động
như thật càng lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học.
IV- KIỂM NGHIỆM
Qua quá trình thực hiện một số biện pháp trên, cùng với sự cộng tác của

phụ huynh, sự nỗ lực nhiệt tình của cô giáo đến nay chất lượng lớp tôi đạt kết
quả đáng kể.
Kết quả khảo sát như sau:

Nội dung khảo sát

Tổng
số trẻ

Kết quả khảo sát
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
23


chưa

đạt
Trẻ có khả năng tìm tòi, khám

đạt

28

25

89

3

11


chất, đặc điểm rõ nét của đối 28

26

93

2

7

25

89

3

11

28

26

93

2

7

liên hệ đơn giản của hiện tượng 28


25

89

3

11

phá đối tượng
Khả năng nhận biết tên gọi, tính
tượng làm quen
Biết so sánh nhận xét một số đặc

điểm giống và khác nhau của 2 28
đối tượng
Phân nhóm, phân loại theo dấu
hiệu rõ nét
Suy luận, giải thích được mối

sự vật xung quanh
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
* Kết luận:
Để phát huy được hiệu quả lĩnh vực nhận thức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non tôi đã
rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Trước hết giáo viên phải hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển nhận
thức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động
phát triển nhận thức, tổ chức các hoạt động liên kết theo một chủ đề chính.
Giáo viên phải luôn chuẩn bị tạo môi trường phong phú để kích thích trẻ
tham gia vào các hoạt động tìm hiểu khám phá, đồng thời giáo viên luôn thay

đổi môi trường phù hợp với chủ đề cho trẻ khám phá.
Giáo viên không những sưu tầm mà còn sáng tạo ra những trò chơi có tác
dụng kích thích trẻ khám phá, phát triển nhận thức, hấp dẫn mới lạ, gây hứng
thú, tạo cơ hội để trẻ tích cực chơi. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức
các hoạt động cho trẻ.
Tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn tay nghề, đổi mới
hình thức tổ chức, nâng cao chất lượng giảng dạy cho trẻ.
24


Trên đây, là một số kinh nghiệm của tôi giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú khám
phá khoa học, rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn của
Phòng giáo dục và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Trung, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết,không sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Thị Hoài

Dương Thị Hoa

25


×