Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất chuyển đổi hệ thống cây trồng tại vùng bán sơn địa, huyện chương mỹ, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.23 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN HÙNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CHUYỂN ĐỔI
HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TẠI VÙNG BÁN SƠN ĐỊA,
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Chu Anh Tiệp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hùng

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Chu Anh Tiệp đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Canh tác học, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Văn phòng Huyện
ủy, UBND huyện, phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên & Mơi trường, phịng Lao động
thương binh và xã hội, chi cục Thống kê, trạm bảo vệ thực vật và cán bộ, các hộ dân
nơi tôi đến tiến hành điều tra nghiên cứu đề tài đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Hùng

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, sơ đồ .............................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Giả thuyết khoa học .........................................................................................2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2


1.4.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ....................................2

1.5.1.

Những đóng góp mới .......................................................................................2

1.5.2.

Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2

1.5.3.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu hệ thống cây trồng ........................4

2.1.2.


Phương pháp xây dựng hệ thống cây trồng..................................................... 13

2.1.3.

Những căn cứ làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống cây trồng hợp lý .........14

2.2.

Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 23

2.2.1.

Những kết quả nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................ 23

2.2.2.

Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 26

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................35
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................35

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 35

3.3.


Đối tượng/ vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 35

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 36

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36

3.5.1.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ......................................................... 36

iii

download by :


3.5.2.

Phương pháp thu thập thơng tin sơ cấp...........................................................36

3.5.3.

Các mơ hình thử nghiệm ................................................................................ 36

3.5.4.

Các chỉ tiêu theo rõi ....................................................................................... 37


3.5.5.

Phân tích số liệu............................................................................................. 38

Phần 4. Kết quả và thảo luận.................................................................................... 39
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng bán sơn địa, huyện Chương Mỹ ....... 39

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 39

4.2.

Đánh giá thực trạng hệ thống cây trồng hàng năm và các biện pháp kỹ
thuật canh tác đang áp dụng tại vùng bán sơn địa, huyện Chương Mỹ ............ 58

4.2.3.

Tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại vùng Bán sơn
địa, huyện Chương Mỹ .................................................................................. 64

4.2.4.

So sánh hiệu quả kinh tế của các công thức trồng trọt chính trên các chân
đất khác nhau tại vùng Bán sơn địa, huyện Chương Mỹ ................................. 66

4.2.5.


Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cây trồng vụ đơng trên đất hai lúa ở
vùng Bán sơn địa,Chương Mỹ ....................................................................... 71

4.3.

Kết quả thử nghiệm một số giống ngô mới trong và kỹ thuật trồng ngô
trong công thức luân canh 3 vụ: lúa xuân –lúa mùa – ngô thu đông ................ 72

4.3.1.

Ảnh hưởng của một số giống Ngô đến đặc điểm sinh trưởng, phát triển
và năng suất của cây ngô vụ thu đông ............................................................ 72

4.3.2.

Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến sinh trưởng của giống Ngô NK4300 .........75

4.3.3.

Hiệu quả của các mơ hình thử nghiệm ........................................................... 77

4.4.

Một số giải pháp góp phần chuyển đổi hệ thống cây trồng trong các năm
tới tại vùng bán sơn địa, Chương Mỹ .............................................................81

4.4.1.

Giải pháp về cơ chế, chính sách ..................................................................... 81


4.4.2.

Giải pháp về giống, vốn ................................................................................. 81

4.4.3.

Giải pháp về khoa học kỹ thuật ......................................................................81

4.4.4.

Giải pháp về thị trường ..................................................................................82

4.4.5.

Giải pháp về tổ chức thực hiện ....................................................................... 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 83
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 83

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................84

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 85
Phụ lục ...................................................................................................................... 89

iv


download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCCT

Cơ cấu cây trồng

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa

CPTG

Chi phí trung gian

CPVC


Chi phí vật chất

CS

Cộng sự

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

ĐVDT

Đơn vị diện tích

GHTT

Gieo hạt trực tiếp

GR

Tổng thu nhập

GTGT

Giá trị gia tăng


GTSX

Giá trị sản xuất

HTCTr

Hệ thống cây trồng

HTNN

Hệ thống nông nghiệp

HTTT

Hệ thống trồng trọt

HTX

Hợp tác xã

ICM

Quản lý cây trồng tổng hợp

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

MBCR


Tỉ suất lợi nhuận biên

NSHK

Năng suất hạt khô

NXB

Nhà xuất bản

PPTT

Phương pháp truyền thống

PTNT

Pháttriển Nơng thơn

RAVC

Lãi

TB

Trung bình

TGST

Thời gian sinh trưởng


TNB

Trồng ngơ bầu

v

download by :


TVC

Tổng chi phí lưu động

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn –ao – chuồng

VC

Vườn – chuồng

vi

download by :



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất vùng Bán sơn địa năm 2015 ..................................41
Bảng 4.2. Tình hình biến động đất nông nghiệp tại vùng Bán sơn địa giai đoạn
2010 – 2015( Trung bình 5 năm) ...............................................................43
Bảng 4.3. Hiệu quả kinh tế của các hệ thống sử dụng đất nơng nghiệp ......................45
Bảng 4.4. Diện tích, dân số và mật độ dân số vùng Bán sơn địa năm 2015 ................48
Bảng 4.5. Tình hình lao động vùng bán sơn địa, huyện Chương Mỹ ..........................48
Bảng 4.6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 ..................................... 51
Bảng 4.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2015 ........... 52
Bảng 4.8.

Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi của vùng Bán sơn địa giai
đoạn 2010 - 2015.......................................................................................53

Bảng 4.9. Số lượng trâu bò phân theo đơn vị hành chính năm 2015 ...........................53
Bảng 4.10. Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính tại khu vực
nghiên cứu năm 2011 - 2015 ..................................................................... 59
Bảng 4.11. Hệ thống cây trồng vụ Xuân (2016) ...........................................................61
Bảng 4.12. Hệ thống cây trồng vụ Mùa (2016) ........................................................... 62
Bảng 4.13. Hệ thống cây trồng vụ Đông (2016) ......................................................... 63
Bảng 4.14. Hiện trạng sử dụng phân bón trên một số cây trồng chính ..........................64
Bảng 4.15. Lượng phân bón khuyến cáo cho một số loại cây trồng.............................. 65
Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế của các công thức cây trồng trên đất chuyên lúa ..............68
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của các công thức cây trồng trên đất 2 Màu - 1 Lúa......... 69
Bảng 4.18. Hiệu quả kinh tế của các công thức cây trồng trên đất chuyên Màu ........... 70
Bảng 4.19. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ............................................................ 72
Bảng 4.20. Các yếu tố cấu thành năng suất ..................................................................74
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến sinh trưởng của giống Ngô
NK4300 .................................................................................................... 75

Bảng 4.22. Các yếu tố cấu thành năng suất ..................................................................76
Bảng 4.23. Hiệu quả kinh tế của các giống Ngô trồng thử nghiệm ............................... 77
Bảng 4.24. Hiệu quả kinh tế của phương pháp trồng Ngô ............................................ 78
Bảng 4.25. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh khi cải tiến giống Ngô
vụ Thu Đông ............................................................................................. 78
Bảng 4.26. Sinh khối chất xanh còn lại sau thu hoạch ................................................. 79

vii

download by :


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Các thành phần của hệ thống canh tác ...........................................................5
Sơ đồ 2.2. Các bước nghiên cứu hệ thống cây trồng.......................................................6

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Hùng
Tên luận văn: Đánh giá hiện trạng và đề xuất chuyển đổi hệ thống cây trồng tại vùng
Bán sơn địa, huyện Chương Mỹ -Hà Nội
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60620110


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, lợi thế kinh tế - xã hội
đối với các hệ thống cây trồng chính.
- Đánh giá được hiện trạng các hệ thống cây trồng, từ đó chỉ ra được những ưu
điểm, nhược điểm để có giải pháp thúc đẩy hay khắc phục.
- Xây dựng một số mô hình thử nghiệm về giống cây trồng mới ở vụ Thu Đông để
làm cơ sở áp dụng trên diện rộng.
- Đề xuất một số giống cây trồng phù hợp, hệ thống cây trồng hợp lý và các giải
pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố.
Phương pháp nghiên cứu:
* Thu thập thơng tin thứ cấp: Đặc điểm khí hậu thời tiết; Hiện trạng sử dụng đất;
Tình hình sân số lao động,văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng; Tình hình phát tiển kinh tế của
vùng giai đoạn 2010-2015; Hiện trạng cơ cấu cây trồng.
* Thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhanh.
Điều tra 3 xã đại diện (xã Trần Phú, Tân Tiến, Nam Phương Tiến), mỗi xã tiến hành
điều tra ngẫu nhiên 30 hộ nông dân.
* Các mơ hình thử nghiệm
- Mơ hình thử nghiệm trồng một số giống ngô mới (NK4300, NK66 Bt/Gt) vụ thu
đông trong công thức luân canh Lúa xuân- Lúa mùa- Ngô thu đơng.
- Mơ hình đánh giá ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến sinh trưởng của giống Ngơ
NK4300.
Kết quả chính và kết luận:
1. Vùng bán sơn địa, huyện Chương Mỹ hội tụ nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều
kiện khí hậu, kinh tế, văn hóa, xã hội để phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng cây
trồng, sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất nơng nghiệp.

ix

download by :



2. Hệ thống cây trồng trên vùng bán sơn địa của huyện Chương Mỹ khá đa dạng
và phong phú, diện tích các loại cây trồng hiện có trên địa bàn được bố trí phù hợp trên
các loại đất nơng nghiệp và điều kiện tự nhiên của địa phương, cụ thể năm 2015: Cây
Lúa 5.476 ha (chiếm 72,50% diện tích gieo trồng); tiếp đến Cây Ngô 538 ha, Cây Khoai
Lang 215 ha, Cây Sắn 119 ha, Cây Lạc 224 ha, Cây Đậu Tương 310 ha và Rau Đậu Các
Loại 671 ha (lần lượt chiếm 7,12%; 2,85%; 1,58%; 2,97%; 4,10% và 8,88% diện tích
gieo trồng cây hàng năm).
3. Kết quả thử nghiệm các giống Ngô mới trong công thức luân canh 2 Lúa – Ngô
Thu Đông cho thấy: trồng giống Ngô NK4300 và NK 66 BT/GT theo kỹ thuật cải tiến
cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn giống Ngô LVN 4 trồng luống truyền thống, cụ
thể: lãi thuần cao hơn từ 4,5 và 6,2 triệu đồng/ha (tương ứng 47,8% và 65,3%); công lao
động giảm lần lượt 13,5 và 41 công/ha (tương ứng 8,9% và 27,0%); lượng thân lá xanh
còn lại khi thu hoạch có thể sử dụng làm thức ăn thơ xanh cho trâu bị cao hơn từ 15,2
đến 21,2 tạ/ha (tương ứng 33,9% và 47,3%). Kết quả tính tốn hiệu quả mơ hình có thể
khẳng định thay thế cơng thức luân canh Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô LVN 4 bằng công
thức Lúa Xuân- Lúa Mùa- Ngô NK4300 (MBCR đạt 3,8) trong hệ thống cây trồng trên
đất 2 lúa của xã Nam Phương Tiến. Thực tế diện tích áp dụng mơ hình này hiện đã đạt
176 ha (năm 2016); qui mơ có thể mở rộng lên 1000 ha (chiếm 30% diện tích đất lúa).
Từ kết quả kinh tế của mơ hình, đề suất trồng giống ngơ mới NK 4300 áp dụng kỹ
thuật trồng bằng gieo thẳng hạt và trồng Ngô trong bầu thay thế cho giống ngô LVN 4
trồng theo luống truyền thống vào công thức luân canh Lúa Xuân - Lúa Mùa - Ngô
Thu Đông trong hệ thống cây trồng trên đất 2 lúa của xã Nam Phương Tiến. Thực tế
diện tích áp dụng mơ hình này hiện đã đạt 176 ha (năm 2016); qui mơ có thể mở rộng
lên 1000 ha (chiếm 30% diện tích đất lúa).

x

download by :



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Hung
Thesis title:Evaluating the current status and propose to improve cropping systems in
the semi-mountainous region of Chuongmy district, Hanoi
Major:CropscienceCode: 60620110
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
From the evaluation of the potential, natural conditions, social, economic and the
current status of the main cropping system in the semi-mountainous region of
Chuongmy district, the advantages and disavantages of the cropping system were
discovered. We have to find out the solutions to improve the cropping system in order
to promote the advantages and control the disadvantages. Improve the economic
efficiency of crops and income of farmers in semi-mountainous region.
Materials and Methods
- Secondary information collecting: Weather and climate information; land status
using; labor, social, infrastructure; economic development of the region in 2010-2015;
Cropping system.
- Farmer survey
+ Questionnaire and interview.
+ 3 representative communes: Tranphu, Tantien and Namphuongtien.
+ 30 farmers/commune in random survey.
- Inheriting previous research materials, collect information from Economic
Department, Statistics Office, Agricuture Extension Station.
+ Experimental modelsCrop rotation of some new maize varieties (NK4300,
NK 66BT/GT) in inter season: Spring season rice – Summer season rice – Winter
season maize.
+ Evaluate the effect of cultivation techniques on the growth and development of
the NK4300 maize variety.

Main findings and conclusions
- Crop systems in the semi-mountainous region of Chuong My district are quite
diverse; the distribution of crops is well-suited to agricultural land and natural conditions.
- The experiments with new maize varieties in the crops rotation of 2 paddy rice –
autumn-winter maize showed that: Maize NK4300 variety and NK 66 BT / GT variety
xi

download by :


which planted with intensive farming techniques have higher productivity and economic
efficiency than LVN variety 4 which planted by traditional farming techniques in
autumn-winter; Net interest increases 4.5 and 6.2 million VND / ha (47.8% and 65.3%,
respectively); The labor decreased 13.5 and 41 laborers / ha (8.9% and 27.0%,
respectively); The amount of green leafy residue for buffalo feeding after harvesting can
increase by 15.2 to 21.2 quintals/ha (33.9% and 47.3%, respectively).
- Results of calculating showed that the effectiveness of the model can be
confirmed by replacing the crops rotation of Spring rice – Summer rice - Maize LVN 4
with the crops rotation of Spring rice – Summer rice - maize NK4300 (MBCR reached
3.8) on the 2 seasons paddy rice area of Nam Phuong Tien Commune. Actual
application area of this model has reached 176 ha (2016); The scale can be expanded to
1000 ha (30% of paddy rice area).

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Chương Mỹ là một huyện nằm phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, cách
trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km. Địa hình của xã chia làm 3 vùng: vùng bãi ven sông
Đáy, vùng đồng bằng ven sông Bùi và vùng bán sơn địa dọc đường Hồ Chí Minh.
Trên địa bàn huyện, có 2 tuyến quốc lộ đi qua là quốc lộ 6A (chiều dài 18 km) và
đường Hồ Chí Minh (16,5 km). Tổng diện tích của tồn huyện là 23.737,98 ha,
trong đó: Đất nơng nghiệp là 16.491,3 ha; Đất phi nông nghiệp là 6.782 ha; Đất
chưa sử dụng là 464,7 ha. Huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã (02 thị trấn và 30
xã), có nhiều cơ quan đơn vị từ Trung Ương đến địa phương đóng trên địa bàn.
Nơng nghiệp giữ vai trị hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện
Chương Mỹ. Tuy nhiên trong giai đoạn gần đây diện tích đất nơng nghiệp của
huyện đáng kể do chịu áp lực của quá trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa. Sản
xuất cịn bộc lộ nhiều hạn chế: sản xuất cịn mang nặng tính tự túc, cơ cấu cây
trồng còn đơn điệu, kỹ thuật canh tác còn hạn chế, việc áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật mới chưa được quan tâm, hiệu quả sản xuất chưa cao, chưa đảm bảo cho sự
phát triển bền vững và khai tác thế mạnh thị trường gần trung tâm Hà Nội.
Vấn đề đặt ra làm thế nào để sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển bền
vững, duy trì được an ninh lương thực và tạo ra các sản phẩm hàng hóa, nâng cao
đời sống của người dân. Điều đó chỉ trở thành hiện thực khi xác định được cơ cấu,
hệ thống cây trồng hợp lý của vùng bán sơn địa huyện Chương Mỹ, khai thác một
cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng việc áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới, bố trí lại cơ cấu cây trồng đi đôi với thâm canh, tăng vụ là giải
pháp cần thiết để duy trì sự ổn định và bền vững của nguồn tài nguyên đất.
Để thực hiện điều đó, địi hỏi phải có những đánh giá, phân tích chi tiết, xác
thực, có tính hệ thống về hiện trạng các điều kiện tự nhiên, lợi thế về kinh tế - xã
hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống và cây trồng cho từng tiểu vùng sinh thái
của huyện mới có thể bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, khai thái tốt nhất tiềm năng
đất đai, khí hậu, nhân lực góp phần phát triển bền vững và nâng cao mức sống
của người dân.
Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất chuyển đổi hệ thống cây trồng tại vùng Bán sơn địa, huyện Chương

Mỹ -Hà Nội”.
1

download by :


1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nông nghiệpViệt Nam hiện nay đang trong q trình phát triển, chuyển
sang sản xuất hàng hóa, cải tiến kỹ thuật công nghệ. Trên quan điểm hệ thống,
nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng phải bắt đầu từ phân tích có hệ thống hiện
trạng cây trồng của nơng dân trong vùng để tìm được hạn chế trong hệ thống
như: Cơ cấu giống cây trồng hợp lý chưa, cơ cấu cây trồng, kỹ thuật canh tác cần
được cải tiến những gì,… có như vậy mới tạo tính trội cao, hiệu quả sản xuất sẽ
cao hơn.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, lợi thế kinh tế
- xã hội đối với các hệ thống cây trồng chính.
- Đánh giá được hiện trạng các hệ thống cây trồng, từ đó chỉ ra được những
ưu điểm, nhược điểm để có giải pháp thúc đẩy hay khắc phục.
- Xây dựng một số mơ hình thử nghiệm về giống cây trồng mới ở vụ Thu
Đông để làm cơ sở áp dụng trên diện rộng.
- Đề xuất một số giống cây trồng phù hợp, hệ thống cây trồng hợp lý và các
giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu chuyển đổi cây trồng và kỹ thuật trồng
Ngô vụ thu đông trên đất hai lúa vùng bán sơn địa, huyện Chương Mỹ.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
1.5.1. Những đóng góp mới
- Tìm ra được giống Ngơ lai mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao thay
cho giống ngô cũ vụ thu đơng.

- Tìm ra được phương pháp trồng giảm thiểu công lao động và đem lại hiệu
quả kinh tế cao thay thế cho phương pháp trồng cũ.
- Chỉ ra được những cơng thức trồng trọt thích hợp và có hiệu quả cao cần
phát huy trên địa bàn huyện.
1.5.2. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở quan trọng để xây dựng và định
hướng phát triển nông nghiệp của vùng bán sơn địa huyện Chương Mỹ.
- Kết quả nghiên cứu cũng góp phần bổ sung phương pháp luận về hệ thống
cây trồng và xây dựng các công thức luân canh cây trồng hợp lý.
2

download by :


1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Là cơ sở để huyện tham khảo xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp
trong thời gian tới, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
- Đa dạng hóa giống ngô thu đông theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ
tài ngun mơi trường, góp phần xây dựng nền nơng nghiệp hàng hóa và bền
vững tại huyện Chương Mỹ.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu hệ thống cây trồng
2.1.1.1. Hệ thống nông nghiệp (HTNN)

Theo Đào Thế Tuấn và cs. (1989), hệ thống là các tập hợp trật tự bên trong
(hay bên ngoài) của các yếu tố có liên quan đến nhau (hay tác động lẫn nhau),
thành phần của hệ thống là các yếu tố. Các mối liên hệ, tác động của các yếu tố
bên trong mạnh hơn so với các yếu tố bên ngoài hệ thống tạo nên trật tự bên
trong của hệ thống.
Zandstra (1981), HTNN là tập hợp trong không gian sự phối hợp các ngành
sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu. Nó biểu
hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái mà môi
trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt động
xuất phát từ những thành quả kỹ thuật.
Theo Phạm Chí Thành và cs. (1993), Hệ thống nông nghiệp là một phức
hợp của đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, lao động, các nguồn lợi, các
đặc trưng khác trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý tùy theo sở thích, khả
năng, kỹ thuật có thể. Để hệ thống phát triển bền vững cần nghiên cứu bản chất,
đặc tính của các mối tương tác qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống đó, điều tiết
các mối tương tác chính là điều khiển hệ thống một cách có quy luật: "Muốn
chinh phục thiên nhiên phải tn theo những qui luật của nó".
Nhìn chung HTNN là một hệ thống hữu hạn, trong đó con người đóng vai
trị trung tâm, con người quản lý và điều khiển các hệ thống theo những quy luật
nhất định, nhằm mang lại hiệu quả cho HTNN. Trong HTNN có các hệ thống
sinh học (vật nuôi, cây trồng) hoạt động theo các quy luật sinh học (trao đổi năng
lượng vật chất) và các hệ thống hoạt động theo các quy luật kinh tế - xã hội. Như
vậy HTNN khác với hệ sinh thái nơng nghiệp ở chỗ ngồi các yếu tố ngoại cảnh
và sinh học cịn có yếu tố kinh tế - xã hội (Nguyễn Văn Lạng, 2002).
Theo Phạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tơn (2013), HTNN là sự biểu hiện không
gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện,
để thỏa mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ
thống sinh học - sinh thái, mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống văn
hóa - xã hội qua các hoạt động, xuất phát từ những thành quả kỹ thuật.
4


download by :


Như vậy hệ thống nơng nghiệp chính là sự thống nhất và tác động qua lại
giữa 3 hệ thống: Sinh học, xã hội và kinh tế.
2.1.1.2. Hệ thống canh tác (HTCT)
Hệ thống canh tác là sản phẩm của 4 nhóm biến số: môi trường vật lý, kỹ
thuật sản xuất, chi phối của nguồn tài nguyên, điều kiện kinh tế - xã hội. Trong
hệ thống canh tác vai trò của con người đặt ở vị trí trung tâm của hệ thống và
quan trọng hơn bất cứ nguồn tài nguyên nào kể cả đất canh tác. Nhà thổ nhưỡng
học người Mỹ đã chứng minh cho quan điểm này, ông cho rằng, đất khơng phải
là quan trọng nhất mà chính con người sống trên mảnh đất đó mới là quan trọng
nhất. Muốn phát triển một vùng nông nghiệp, kỹ năng của nông dân có tác dụng
hơn độ phì của đất. Như vậy, hệ thống canh tác được quản lý bởi hộ gia đình
trong môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế - xã hội, phù hợp với mục tiêu, sự
mong muốn và nguồn lực của nơng hộ (ZandStra, 1981).
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), HTCT là một thể thống nhất trong mối
quan hệ tương tác giữa các loài cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý
trong khơng gian và thời gian, cùng với hệ thống biện pháp kỹ thuật thực hiện
nhằm đạt năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì của đất đai.
HỆ THỐNG CANH TÁC

HỆ THỐNG CHĂN NI

HỆ THỐNG TRỒNG TRỌT

HỆ THỐNG CHẾ BIẾN

HỆ THỐNG CÂY TRỒNG


Môi trường,

Năng suất,

CÂY TRỒNG

điều kiện, tự
nhiên, kinh tế
xã hội

đầu

chất lượng,
giá cả

CÔNG THỨC
LUÂN
CANH
đầu

vào

ra

Sơ đồ 2.1. Các thành phần của hệ thống canh tác
Nguồn: Zandstras (1981)
5

download by :



Hệ thống canh tác là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống phụ là hệ thống
trồng trọt, hệ thống chăn nuôi, hệ thống chế biến, tiếp thị, quản lý kinh tế... được
bố trí một cách hệ thống và ổn định với mục tiêu của từng nông trại hay nhiều
vùng (Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1990).
Hoàn thiện hệ thống hoặc phát triển HTCT mới, trên thực tế là sự tổ hợp lại
các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây trồng,
đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc
đẩy lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ thống
có sức sản xuất cao, bảo vệ mơi trường sinh thái (Lê Duy Thước, 1991).
Do đặc tính sinh học của cây trồng và môi trường luôn biến đổi nên HTCT
mang đặc tính động. Vì vậy, nghiên cứu HTCT không thể dừng lại ở một không
gian và thời gian rồi kết thúc mà là việc làm thường xuyên để tìm ra xu thế phát
triển, yếu tố hạn chế và những giải pháp khắc phục để chuyển đổi HTCT nhằm
mục đích khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng
hiệu quả kinh tế - xã hội phục vụ cuộc sống con người (Đào Thế Tuấn, 1984).
Nguyễn Duy Tính (1995), thuộc chương trình theo đề tài KN - 01 - 16, đã
đưa ra phương pháp nghiên cứu HTCT (sơ đồ 2.2). Đây là sơ đồ cải tiến nhiều
hơn và phù hợp với điều kiện thực tế đã đặt ra phải giải quyết để phát triển nông
nghiệp bền vững theo cơ chế thị trường.
Chọn điểm nghiên cứu

Mô tả điểm nghiên cứu

Phát triển
thành phần
kỹ thuật và
đánh giá


Thiết kế các hệ thống cây
trồng cải tiến
Kiểm tra hệ thống
cây trồng

Các
tập
hợp
môi trường:
- Nguồn lực cơ sở
- Hệ thống cây
trồng hiện trạng

Điều chỉnh
kinh tế - kỹ thuật

Sản xuất thử và đánh giá
Chương trình sản xuất

Sơ đồ 2.2. Các bước nghiên cứu hệ thống cây trồng
Nguồn: Nguyễn Duy Tính (1995)
6

download by :


2.1.1.3. Hệ thống trồng trọt (HTTT)
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), thì HTTT là hệ thống con và là trung tâm
của HTNN, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ thống con khác
như: chăn nuôi, chế biến, ngành nghề… với khái niệm về HTCT như trên thì

HTTT là một bộ phận chủ yếu của HTCT.
Hệ thống trồng trọt cịn là trung tâm của hệ thống nơng nghiệp. Hệ thống
trồng trọt còn là hệ thống cây trồng trên đồng ruộng, nó sử dụng năng lượng ánh
sáng mặt trời và các chất đơn giản như: CO2, H2O để tạo nên cơ thể thực vật làm
thức ăn cho con người, vật nuôi và làm nguyên liệu cho công nghiệp. Hệ thống
trồng trọt là cơ sở quyết định cơ cấu sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề
liên quan như chăn ni, chế biến... (Phạm Chí Thành và cs., 1996).
HTTT là một bộ phận của HTNN, HTTT bao gồm:


Đất trồng và nguồn năng lượng tự nhiên (nhiệt độ, ánh sáng, mưa ...);



Cây trồng và giống cây trồng;

 Các điều kiện sản xuất (khả năng cung cấp nước, phân bón, cung cứng
giống) và hệ thống kỹ thuật (Võ Minh Kha, 2003).
Theo Phạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tơn (2013), HTTT là một trong hai hệ
thống phụ chủ yếu của hệ thống nơng nghiệp hỗn hợp. Những cây trồng nơng
nghịêp có thể có nhiều chức năng khác nhau, kể cả việc tạo ra chỗ che chở cho
con người, gia súc và cây trồng khác, chống xói mịn đất, phục vụ mục đích giải
trí (thảm cỏ, hoa, cây cảnh và cây bụi) và làm tăng độ phì nhiêu của đất (bổ sung
chất hữu cơ từ xác lá và rễ già hoặc đạm từ nốt sần cây họ đậu). Tuy nhiên,
những HTTT chủ yếu được xây dựng để sản xuất ra lương thực, thực phẩm trực
tiếp cho con người, thức ăn cho gia súc, sợi cho ngun liệu cơng nghiệp và một
nhóm sản phẩm hỗn hợp khác như thuốc lá, chất thơm và dược liệu.
2.1.1.4. Hệ thống cây trồng (HTCtr)
Theo Zandstra và cs. (1981), HTCTr là hoạt động sản xuất cây trồng trong
nông trại bao gồm tất cả các hợp phần cần có để sản xuất một tổ hợp các cây

trồng và mối quan hệ giữa chúng với môi trường. Các hợp phần này bao gồm tất
cả các yếu tố vật lý, sinh học, kỹ thuật, lao động và quản lý. Ngồi ra, HTCTr
cịn là các hình thức đa canh bao gồm: trồng xen, trồng gối, trồng luân canh,
trồng thành băng, canh tác phối hợp, vườn hỗn hợp. Công thức luân canh là tổ
hợp trong không gian và thời gian của các cây trồng trên một mảnh đất và các
biện pháp canh tác dùng để sản xuất chúng.
7

download by :


Theo Đào Thế Tuấn (1986), HTCTr là thành phần tỷ lệ các loại giống và
cây trồng được bố trí theo không gian và thời gian trong hệ sinh thái nông nghiệp
nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội. Theo tác giả,
cơ cấu cây trồng là nội dung chính của HTCTr. Bố trí cây trồng hợp lý là biện
pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp xếp lại hoạt động của hệ sinh thái. Một HTCTr
hợp lý chỉ khi nó lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và né tránh thiên tai, lợi
dụng các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh, cỏ dại, đảm bảo sản
lượng cao và tỷ lệ hàng hóa lớn, đảm bảo phát triển tốt chăn ni và các ngành
kinh tế hỗ trợ, sử dụng hợp lý vật tư, phương tiện và lao động.
Do đặc tính sinh học của cây trồng và môi trường luôn biến đổi nên HTCTr
mang đặc tính động. Vì vậy nghiên cứu HTCTr không thể dừng lại ở một không
gian và thời gian rồi kết thúc mà là việc làm thường xuyên để tìm ra xu thế phát
triển, yếu tố hạn chế và những giải pháp khắc phục để chuyển đổi HTCTr nhằm
mục đích khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng
hiệu quả kinh tế - xã hội phục vụ cuộc sống con người.
Hoàn thiện hệ thống hoặc phát triển HTCTr mới, trên thực tế là sự tổ hợp lại
các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây trồng,
đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc đẩy
lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ thống có

sức sản xuất cao, bảo vệ mơi trường sinh thái (Lê Duy Thước, 1991).
Để có kế hoạch sản xuất của một vùng hay một đơn vị sản xuất, việc đầu
tiên phải đề cập đến là loại cây, diện tích, loại giống, loại đất, số vụ trong năm,
để cuối cùng có một tổng sản lượng cao nhất trong điều kiện tự nhiên và xã hội
nhất định có trước (Lý Nhạc và cs., 1987).
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), HTCTr là một hệ thống thống nhất trong
mối quan hệ tương tác giữa các loài cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý
trong khơng gian và thời gian.
Theo Phạm Văn Hiền và cs. (2009), nói đến HTCTr đa canh là nói đến:
trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác phối hợp, vườn hỗn
hợp .... Trong đó, hệ thống ln canh cây trồng có vai trị rất lớn, nó góp phần
tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích cũng như khai thác tối đa điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Ngoài ra, đây là một trong những biện pháp sử
dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước một cách có hiệu quả.
8

download by :


Theo Trần Danh Thìn và cs. (2008), một HTCT được coi là hợp lý nếu đáp
ứng các yêu cầu sau: (i) Đạt tổng sản lượng cao và ổn định qua các mùa vụ. Đây là
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá HTCT hợp lý; (ii) khai thác triệt để và có hiệu quả
điều kiện khí hậu, đất đai trong vùng và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại
do khí hậu và đất đai gây ra đối với cây trồng; lựa chọn giống và loại cây trồng để
bố trí cho phù hợp với khí hậu và đất đai, khơng những tận dụng được các lợi thế
mà cịn có tác dụng hạn chế những trở ngại do đất đai và khí hậu gây ra; (iii) lợi
dụng tốt nhất các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh được tác hại của sâu, bệnh
và cỏ dại; (iv) thúc đẩy phát triển chăn nuôi và các ngành nghề phụ khác; (v) khai
thác triệt để và có hiệu quả các điều kiện kinh tế - xã hội sẵn có để phát triển bền
vững; (vi) phù hợp với nguồn lực nông hộ và được nông dân chấp nhận.

2.1.1.5. Cơ cấu cây trồng (CCCT)
Trong việc xác định hệ thống luân canh cây trồng hợp lý, việc phát triển
nền nơng nghiệp bền vững thì một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự
thành cơng đó là việc xác định hợp lý cơ cấu cây trồng.
Theo Đào Thế Tuấn (1984), cơ cấu cây trồng là một trong những nội dung
quan trọng của một hệ thống biện pháp kỹ thuật gọi là chế độ canh tác. Ngoài cơ
cấu cây trồng, chế độ canh tác bao gồm chế độ ln canh, làm đất, bón phân,
chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Cơ cấu cây trồng là yếu tố cơ bản nhất
của chế độ canh tác, vì chính nó quyết định nội dung của các biện pháp khác. Cơ
cấu cây trồng là nội dung chính của hệ thống cây trồng. Bố trí cây trồng hợp lý là
biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp xếp lại hoạt động của hệ sinh thái. Một
CCCT hợp lý chỉ khi nó lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và né tránh thiên
tai, lợi dụng các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh, cỏ dại, đảm bảo
sản lượng cao và tỷ lệ hàng hoá lớn, đảm bảo phát triển tốt chăn nuôi và các
ngành kinh tế hỗ trợ, sử dụng hợp lý lao động, vật tư, phương tiện.
Nghiên cứu cơ cấu cây trồng là một trong những biện pháp kinh tế kỹ thuật
nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nâng cao năng suất
cây trồng và chất lượng sản phẩm (Nguyễn Duy Tính, 1995).
Xác định cơ cấu cây trồng cịn là nội dung phân vùng sản xuất nông nghiệp.
Muốn làm công tác phân vùng sản xuất nông nghiệp, trước hết phải xác định cơ
cấu cây trồng hợp lý nhất đối với mỗi vùng. Đây là một công việc không thể
thiếu được nếu chúng ta xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn
(Đào Thế Tuấn, 1962).
9

download by :


Trong công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững, xác định cơ cấu
cây trồng hợp lý là một trong những cơ sở cho việc xác định phương hướng sản

xuất. Sự đa dạng hoá cây trồng, tăng trưởng theo các mục tiêu cụ thể sẽ tạo nền
tảng cho quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn cũng
như phát triển kinh tế trong tương lai.
2.1.1.6. Khái niệm cơ cấu cây trồng hợp lý
Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên đồng
ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời điểm, có tính chất xác định lẫn
nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các loại cây trồng
với nhau để khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý nhất các nguồn tài
nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (Đào Thế Tuấn, 1977).
Cũng theo Đào Thế Tuấn (1989); Lý Nhạc và cs. (1987), cơ cấu cây trồng
hợp lý là cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
vùng. Cơ cấu cây trồng hợp lý cịn thể hiện tính hiệu quả của mối quan hệ giữa
cây trồng được bố trí trên đồng ruộng, làm cho sản xuất ngành trồng trọt phát
triển toàn diện, mạnh mẽ vững chắc theo hướng sản xuất thâm canh gắn với đa
canh, sản xuất hàng hố và có hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu cây trồng là một thực
tế khách quan, nó được hình thành từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể
và vận động theo thời gian.
Cơ cấu cây trồng hợp lý còn biểu hiện là việc phát triển hệ thống cây trồng
mới trên cơ sở cải biến hệ thống cây trồng cũ hoặc phát triển hệ thống cây trồng
mới, trên cơ sở tổ hợp lại các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây
trồng và giống cây trồng, đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ
tương tác với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều
kiện đất đai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ mơi trường sinh thái
(Lê Duy Thước, 1991).
Dựa trên quan điểm sinh học Đào Thế Tuấn (1977), cho rằng, bố trí cơ cấu
cây trồng hợp lý là chọn một cấu trúc cây trồng trong hệ sinh thái nhân tạo, làm
thế nào để đạt năng suất sơ cấp cao nhất. Về mặt kinh tế, cơ cấu cây trồng hợp lý
cần thỏa mãn yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao, bảo đảm việc
hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận dụng nguồn lợi tự
nhiên, ngồi ra cịn phải đảm bảo việc đầu tư lao động và vật tư kỹ thuật có hiệu

quả kinh tế cao.
10

download by :


2.1.1.7. Vai trò của cơ cấu cây trồng hợp lý
Trong những năm 60-70 của thế kỷ XX, sau khi tiến hành nghiên cứu về cơ
cấu cây trồng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Đào Thế Tuấn cùng các CTV
ở Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra nhận định về những yêu cầu
đạt được của một cơ cấu cây trồng thích hợp là phải:
Khai thác tốt nhất các điều kiện khí hậu và tránh hoặc giảm được những tác
hại của thiên tai đối với cây trồng;
Khai thác tốt nhất các điều kiện đất đai, bảo vệ và bồi dưỡng độ phì của đất;
Khai thác tốt các đặc tính sinh học của cây trồng (khả năng cho năng suất
cao, phẩm chất tốt, ngắn ngày, thích ứng rộng, khả năng chống chịu cao) nhằm
đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất;
Tránh được tác hại của sâu bệnh, cỏ dại và các tác nhân sinh học khác, với
phương pháp sử dụng ít nhất các biện pháp hố học;
Đảm bảo tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao;
Đảm bảo hỗ trợ cho các ngành sản xuất chính và phát triển chăn ni, tận
dụng các nguồn lợi thiên nhiên (Đào Thế Tuấn, 1978).
CCCT hợp lý có vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng, tăng giá trị hàng hoá, tăng thu nhập
của người dân bản địa. Do vậy, xác định cơ cấu cây trồng phải dựa trên cơ sở:
Các yếu tố khí hậu như chế độ ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ mưa, bão…
Các yếu tố đất đai như thành phần cơ giới, thành phần hố học và đặc điểm
địa hình của đất.
Yếu tố cây trồng, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là chọn loại cây trồng tận
dụng được tốt nhất các điều kiện khí hậu, đất đai và tài nguyên khác.

Bố trí cơ cấu cây trồng là xây dựng một hệ sinh thái nhân tạo. Mối quan hệ
giữa các sinh vật và cây trồng cộng sinh, ký sinh. Vì vậy, cải tiến cơ cấu cây
trồng tạo nên những quan hệ tỷ lệ mới phù hợp nhất, có hiệu quả, phát triển bền
vững hệ sinh thái (Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên, 2000).
Như vậy, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng
để xây dựng một nền nơng nghiệp đa dạng, tạo nhiều nơng sản hàng hố cũng
như các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là giải
quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.
11

download by :


2.1.1.8. Chuyển đổi hệ thống cây trồng
Chuyển đổi HTCTr là một trong những nội dung chủ yếu của chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nơng nghiệp nói riêng và kinh tế nơng thơn nói chung. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là
q trình chuyển từ một nền kinh tế nơng nghiệp thuần lên sản xuất hàng hóa.
Trong ngành trồng trọt diễn ra quá trình chuyển dịch từ ngành sản xuất lương thực
có tỷ trọng cao, từng bước giảm xuống để nâng cao tỷ trọng sản xuất cây nông sản
thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
Chuyển đổi HTCTr là phát triển HTCTr mới, trên cơ sở cải tiến HTCTr cũ
hoặc phát triển HTCTr bằng tăng vụ để khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng đất
đai, lợi thế so sánh trên từng vùng sinh thái, trên thực tế là tổ hợp lại các công
thức luân canh, tổ hợp lại các loại thành phần cây trồng và giống cây trồng đảm
bảo cho các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc
đẩy lẫn nhau nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã
hội, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái
(Nguyễn Duy Tính, 1995).
Chuyển đổi HTCTr là thực hiện một bước chuyển từ hiện trạng của hệ

thống sang một trạng thái hệ thống mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn. Có thể nói chuyển đổi HTCTr hiện nay là phát
triển HTCTr trong những điều kiện kinh tế xã hội mới mà ở đó nền kinh tế thị
trường đã và đang tác động đến nơng nghiệp.
Trong q trình nghiên cứu chuyển đổi HTCTr, việc xác định, chuẩn đoán
để nhận ra và hiểu rõ các yếu tố hạn chế, làm trở ngại hoặc giới hạn sự phát triển
sản xuất trước khi nghiên cứu thành phần kỹ thuật, để đề ra các biện pháp kỹ
thuật thích hợp, khắc phục các hạn chế trong hồn cảnh cho phép của hệ thống đó
là rất quan trọng.
Nội dung chủ yếu của chuyển đổi HTCTr là đánh giá các điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng HTCTr, định hướng xu thế phát triển, phát hiện
các lợi thế so sánh và các yếu tố hạn chế thực hiện tổ hợp lại các công thức luân
canh, xây dựng các mơ hình và các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thực
hiện. Mục tiêu của chuyển đổi HTCTr là: phát triển một nền nông nghiệp sinh
thái bền vững, phát triển các hệ thống nông hộ và cộng đồng thôn, xã trên cơ sở
ổn định sản xuất. Mục tiêu trước mắt là cải thiện và nâng cao năng suất cây
trồng, tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích tạo ra
12

download by :


×