Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỊ HOA

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỊ HOA

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã ngành: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Thơ



THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Lê Văn Thơ, tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải
rắn y tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi nhận được sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo PGS.TS Lê Văn Thơ, sự giúp đỡ của lãnh đạo, chuyên viên
của Sở Y tế, các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Văn
Thơ, thầy giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ khoa Môi
trường, Phòng Đào tạo, trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ Sở Y tế, các bệnh viện và
các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, bạn bè đồng nghiệp và
những người thân trong gia đình đã động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên bản luận văn không
thể tránh khỏi những thiết sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn của tôi được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày..... tháng.... năm 2018
Tác giả

Ngô Thị Hoa



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Lê Văn Thơ.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo
vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ
nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày..... tháng.... năm 2018
Tác giả

Ngô Thị Hoa


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 3
1.1. Cơ sở khoa học về chất thải y tế và quản lý chất thải y tế ......................... 3
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 3
1.1.2. Thành phần chất thải rắn y tế .................................................................. 3
1.1.3. Phân loại chất thải rắn y tế nguy hại ....................................................... 5
1.1.4. Tác hại của chất thải rắn y tế ................................................................... 7
1.1.5. Nguyên tắc phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTRYT tại
các cơ sở y tế ................................................................................................... 11
1.2. Căn cứ pháp lý.......................................................................................... 18
1.2.1. Văn bản pháp lý của trung ương ........................................................... 18
1.2.2. Văn bản pháp lý của tỉnh Thái Nguyên ................................................ 19
1.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế trên thế giới và tại Việt Nam .... 19
1.3.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế trên thế giới ....................... 19
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế ở Việt Nam ........................ 22
1.3.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại tỉnh Thái Nguyên ... 28


iv

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 31
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 31
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................... 32
2.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 32

2.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ................................................ 33
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 33
2.4.5. Phương pháp phân tích, đánh giá .......................................................... 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
3.1. Khái quát về hoạt động của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên .................................................................................................... 34
3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên ............................................................................................. 43
3.2.1. Nguồn gốc và khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại ........... 43
3.2.2. Các loại chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế ........... 47
3.3. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên ................................................................................... 49
3.3.1. Tình hình phân loại chất thải y tế nguy hại ........................................... 49
3.3.2. Công tác thu gom chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố ......... 51
3.3.3. Tình hình vận chuyển và lưu trữ chất thải y tế nguy hại ...................... 53
3.3.4. Thực trạng công tác xử lý chất thải y tế nguy hại ................................. 57
3.4. Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế
nguy hại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 60
3.4.1. Đánh giá chung ..................................................................................... 60
3.4.2. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Stt

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

BV

Bệnh viện

2

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

3

CTNH

Chất thải nguy hại

4

CTRYTNH

Chất thải rắn y tế nguy hại


5

CTYTNH

Chất thải y tế nguy hại

6

PK

Phòng khám

7

RHM

Răng hàm mặt

8

TMH

Tai mũi họng

9

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


10

TTYT

Trung tâm y tế

11

TW

Trung ương

12

TYT

Trạm y tế

13

UBND

Ủy ban nhân dân

14

YHCT

Y học cổ truyền



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Thành phần chất thải rắn y tế ở Việt Nam ................................... 4

Bảng 1.2.

Thành phần chất thải rắn ở bệnh viện Việt Nam .......................... 5

Bảng 1.3.

Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các
loại chất thải y tế, các loại sinh vật gây bênh và phương
thức lây truyền .............................................................................. 8

Bảng 1.4.

Khối lượng chất thải rắn y tế theo giường bệnh trên thế giới .... 19

Bảng 1.5.

Khối lượng CTRYT phát sinh ở một số nước Châu Á .............. 20

Bảng 1.6.

Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế .............................................. 23


Bảng 1.7.

Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2014 ..... 23

Bảng 1.8.

Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện ............. 24

Bảng 1.9.

Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh
viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 ........................... 25

Bảng 1.10. Thực trạng trang thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế
tại một số thành phố ................................................................... 26
Bảng 1.11. Khối lượng CTRYT phát sinh từ các cơ sở y tế tại tỉnh Thái
Nguyên năm 2017 tính theo khu vực ......................................... 28
Bảng 3.1.

Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .................. 34

Bảng 3.2.

Các bệnh viện và cơ sở y tế có từ 50 giường bệnh trở lên
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .......................................... 35

Bảng 3.3.

Các nguồn phát sinh và loại chất thải rắn y tế ............................ 44


Bảng 3.4.

Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên .............................................................. 45

Bảng 3.5.

Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở
y tế 50 giường bệnh trở lên......................................................... 46

Bảng 3.6.

Các loại chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên .............................................................. 47


vii

Bảng 3.7.

Công tác phân loại chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y
tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ...................................... 49

Bảng 3.8.

Công tác thu gom chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................................. 51

Bảng 3.9.


Công tác vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ
sở y tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên............................... 53

Bảng 3.10. Công tác lưu trữ chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .......................................... 56
Bảng 3.11. Hiện trạng phương án xử lý chất thải y tế nguy hại tại các
bệnh viện..................................................................................... 58
Bảng 3.12. Cụm thu gom, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên theo phương án 1 ........................................... 62
Bảng 3.13. Điểm tập kết thu gom chất thải nguy hại trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên theo phương án 2 ........................................... 64


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Các loại chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên ................................................................ 48
Hình 3.2. Phân loại một số chất thải rắn y tế trong bệnh viện ..................... 50


1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thái Nguyên là tỉnh nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc với
diện tích tự nhiên 3.526,215km2, dân số khoảng 1.156.000 người. Tỉnh Thái
Nguyên có 02 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện, với tổng số xã trong tỉnh là
181 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng
và trung du.

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng gần 500 cơ sở y tế trong đó cơ sở y tế
công lập có 03 bệnh viên đa khoa tuyến trung ương, 03 bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh, 05 bệnh viên đa khoa tuyến huyện, 07 trung tâm y tế huyện, 181
trạm y tế cấp xã; cơ sở y tế ngoài công lập có hơn 200 phòng khám đa khoa,
chuyên khoa của các đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện việc khám
chữa bệnh và điều trị cho cộng đồng dân cư trong tỉnh và một số tỉnh lân cận
trong khu vực. Theo số liệu ước tính, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên mỗi ngày phát sinh khoảng 7.605kg chất thải rắn, trong đó chất thải y
tế nguy hại khoảng 1.218kg, tương đương 444 tấn/năm. Chất thải rắn thông
thường tại các cơ sở y tế phần lớn được xử lý theo quy định, tuy nhiên việc xử
lý chất thải rắn y tế nguy hại còn nhiều hạn chế [14].
Tại thành phố Thái Nguyên, tính đến năm 2017 số có 269 cơ số y tế
trên địa bàn, với khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh khoảng 385,1
kg/ngày. Số lượng các cơ sở y tế tăng lên hàng năm, kéo theo đó lượng chất
thải rắn y tế cũng không ngừng tăng lên, việc xử lý chất thải y tế nguy hại tại
một số cơ sở y tế hiện tại do các đơn vị chủ động ký hợp đồng với các đơn vị
đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hành nghề xử lý chất
thải nguy hại; tuy nhiên một số cơ sở y tế tự xử lý chất thải bằng cách đốt lại
các hố đốt trong khuôn viên cơ sở hoặc thu gom cùng với chất thải rắn sinh


2

hoạt... tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe cộng đồng.
Để có góc nhìn tổng quát về hiện trạng phát sinh và tình hình quản lý
chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, từ đó đưa ra các giải
pháp quản lý chất thải rắn y tế phù hợp, tác giả thực hiện đề tài: “Đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. Đề tài được thực hiện dưới sự

hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Thơ, giảng viên trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở
y tế trên địa bàn thành phố;
- Đánh giá được hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế;
- Xác định các tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn y tế;
- Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn y tế nhằm giảm thiểu hạn
chế tối đa các ảnh hưởng của chất thải tới môi trường và con người.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên có những khó khăn, hạn chế gì.
- Từ những đánh giá đó giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ
sở y tế đề xuất những giải pháp cụ thể và có hiệu quả để thực hiện tốt công tác
quản lý đối với chất thải rắn y tế.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học về chất thải y tế và quản lý chất thải y tế
1.1.1. Một số khái niệm
Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31
tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế [16]:
- Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các
cơ sở y tế, bào gồm chất thải .
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lấy nhiễm hoặc
đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây
nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.

- Quản lý chất thải y tế là quá trình làm giảm thiểu, phân định, phân loại,
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình
thực hiện.
- Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát
thải chất thải y tế.
- Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát
sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên
cơ sở y tế.
- Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu
giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất
thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ
sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế.
1.1.2. Thành phần chất thải rắn y tế
- Thành phần vật lý:
+ Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải...
+ Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh...


4

+ Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm thủy tinh, ống nghiệm...
+ Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng dụng cụ mổ.
+ Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc...
+ Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng...
+ Rác, lá cây, đất đá...
- Thành phần hóa học
+ Những chất vô cơ: kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa chất...
+ Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, bộ phận cơ thể, đồ nhựa...
+ Thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, S, Cl và một số phân tro.
- Thành phần sinh học: máu, các loại dịch tiết, những động vật làm thí

nghiệm, bệnh phẩm và các vi trùng gây bệnh.
Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn y tế ở Việt Nam [11]
STT

Thành phần chất thải rắn y tế

Tỷ lệ

Thành phần

(%)

chất nguy hại

1

Các chất hữu cơ

52,9

Không

2

Chai nhựa PVC, PE, PP

10,1




3

Bông băng

8,8



4

Vỏ hộp kim loại

2,9

Không

5

Chai lọ, xilanh, ống thuốc thủy tinh

2,3



6

Kim tiêm, ống tiêm

0,9




7

Giấy loại, cacton

0,8

Không

8

Các bệnh phẩm sau mổ

0,6



9

Đất, cát, sành, sứ và các chất rắn khác

20,9

Không

Tổng cộng

100


Tỷ lệ phần chất thải nguy hại

22,6


5

Theo Nguyễn Đức Khiển, thành phần chất thải rắn y tế gồm 09 loại cơ
bản như trên trong đó tỷ lệ chất thải nguy hại chiến 22,6%. Tuy nhiên ¼ thành
phần nhưng tính chất lại rất nguy hại với môi trường và sức khỏe con người
nếu không được thu gom vận chuyển và xử lý theo quy định.
Theo kết quả điều tra trong dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và tổ chức
WHO thành phần một số chất thải ở bệnh viện Việt Nam như sau:
Bảng 1.2. Thành phần chất thải rắn ở bệnh viện Việt Nam [4]
Thành phần

STT

Tỷ lệ

1

Giấy các loại

3,0

2

Kim loại, vỏ hộp


0,7

3

Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm

3,2

4

Bông băng, bột bó gãy chân

8,8

5

Chai, túi nhựa các loại

10,1

6

Bệnh phẩm

0,6

7

Rác hữu cơ


52,57

8

Đất đá và các vật rắn khác

21,03

1.1.3. Phân định chất thải rắn y tế nguy hại
Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày
31/12/2015 quy định về quản lý chất thải y tế, chất thải y tế được phân thành
3 nhóm [16]:
1.1.3.1. Chất thải lây nhiễm
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các
vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm, bơm liền kim tiêm; đầu sắc
nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa
dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;


6

- Chất thải lẫy nhiễm không sắc nhọn bao gồm: chất thải thấm, dính, chứa
máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng
cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các
phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định
số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh
học tại phòng xét nghiệm;
- Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác

động vật thí nghiệm.
1.1.3.2. Chất thải nguy hại không lây nhiễm
- Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy
hại từ nhà sản xuất;
- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và
các kim loại nặng;
- Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
- Chất thải nguy hại khác gồm: bóng đèn huỳnh quang thải bỏ; các loại
dầu mỡ thải bỏ; pin, ắc quy thải bỏ; các thiết bị linh kiện điện tử thải hoặc các
thiết bị điện (khác với các loại nêu tại mã 10 01 06, 16 01 12 của Thông tư
36/2015/TT-BTNMT) có các linh kiện điện tử (trừ bản mạch điện tử không
chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại)
thải bỏ; Bao bì mềm, giẻ lau thải (từ quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị
nhiễm dầu mỡ, chứa các hóa chất độc hại) thải bỏ; Các chất thải là vỏ chai
thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có
cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; Chất hấp thụ, vật liệu lọc thải bỏ từ quá
trình xử lý khí thải; Tro thải từ lò đốt chất thải rắn y tế; Bùn thải từ hệ thống
xử lý nước thải y tế.


7

1.1.3.3. Chất thải y tế thông thường
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con
người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
- Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh
mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại
nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
- Sản phẩm thải lỏng không nguy hại;

1.1.4. Tác hại của chất thải rắn y tế
Rác thải y tế là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
và tác động xấu lên sức khoẻ con người. Rác thải y tế là phế thải từ bệnh viện
qua những dịch vụ y tế như chữa trị, mổ xẻ và thử nghiệm. Khi nhu cầu khám
chữa bệnh của con người càng tăng thì rác thải y tế cũng không ngừng phát
triển. Rác thải y tế thường mang mầm bệnh và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức
khỏe con người sống xung quanh bệnh viện, nếu không được xử lý [6].
1.1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe cộng đồng
Ngày nay, các bệnh viện được cho là môi trường có nguy cơ rủi ro cho
sức khỏe con người. Chất thải y tế có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe
con người như lây bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế, đặc biệt là sự cố
thương tích do chất thải sắc nhọn. Dạng phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất
qua đường máu cho nhân viên y tế trong quá trình thực hiện quản lý chất thải.
- Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn
Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây
tổn thương kép tới sức khỏe con người nghĩa là vừa gây chấn thương do vết cắt,
vết đâm và thông qua vết chấn thương để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chất
thải có các mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) và virus HIV…
- Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm
Chất thải y tế lây nhiễm có chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm
như tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người


8

thông qua các hình thức như: qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết
cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đường hô hấp (do xông, hít
phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt, ăn phải). Việc quản lý chất thải y tế lẫy
nhiễm không đúng cách còn có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho con
người thông qua môi trường trong bệnh viện. Chẳng hạn một số người có khả

năng bị lây nhiễm các bệnh mà họ không mắc phải trước khi đến bệnh viện,
nhưng khi đến và làm việc trong bệnh viện, sau một thời gian bị mắc bệnh
hoặc đem mầm bệnh đến nơi họ ở.
Bảng 1.3. Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại
chất thải y tế, các loại sinh vật gây bênh và phương thức lây truyền [6]
Loại nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn tiêu hóa
Nhiễm khuẩn hô hấp
Nhiễm khuẩn mắt
Nhiễm khuẩn da
Bệnh than
Viêm màng não
AIDS
Sốt xuất huyết
Nhiễm khuẩn huyết do
tụ cầu
Nhiễm khuẩn huyết do các
loại vi khuẩn khác nhau
Nấm candida
Viêm gan A
Viêm gan B, C

Vi sinh vật gây bênh

Dạng chất thải y tế

Nhóm enterobacteri:
salmonella, shigella spp, Phân hoặc chất nôn
các loại giun sán
Vi khuẩn lao, virus sởi,

streptococcus
Các loại dịch tiết, đờm
pneumoniac
Virus herps
Dịch tiết của mắt
Streptococcus spp
Mủ
Chất tiết của da
Bacillus antharacis
(mồ hôi, chất nhờn)
Não mô cầu (neisseria
Dịch não tùy
meningitides)
Máu, chất tiết của
HIV
sinh dục
Các loại virus: junin,
Tất cả các sản phẩm
lassa, ebola, Marburg
máu và dịch tiết
Staphylococcus spp
Staphylococcus aureus,
Staphylococcus
epidermidis
Candida albican
Virus viên gan A
Virus viêm gan B, C

Máu
Máu

Máu
Phân
Máu, dịch thể


9

- Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm
Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể
gây ra các nhiễm độc cấp tính, mãn tính, chấn thương, bỏng… Hóa chất độc
hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi,… có thể xâm nhập
vào cơ thể qua đường da, hô hấp và tiêu hóa… gây bỏng, tổn thương da, mắt,
màng nhầy đường hô hấp và các cơ quanvquan trọng trong cơ thể như gan,
thận,… Một số ảnh hưởng do hóa chất và dược phẩm thải nhu sau:
+ Thủy ngân là một chất độc hại trong chất thải y tế, thủy ngân có mặt
trong một số thiết bị y tế, nhất là các thiết bị chuẩn đoán như nhiệt kế thủy
ngân, huyết áp kế thủy ngân,… và một số nguồn khác như khí bóng đèn
huỳnh quang, compact sử dụng bị vỡ;
+ Chất khử trùng được dùng với số lượng lớn trong các bệnh viện, chúng
thường có tính ăn mòn và có thể kết hợp thành các hợp chất có độc tính cao hơn;
+ Dư lượng các hóa chất sử dụng tại các phòng xét nghiệm khi thải vào
hệ thống thoát nước có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống xử lý nước
thải bằng phương pháp sinh học hoặc các hệ sinh thái tự nhiên của các nguồn
nước tiếp nhận;
+ Tương tự như vậy đối với dư lượng dược phẩm trong các chất thải có
chứa dược phẩm. Dư lượng dược phẩm thải có thể bao gồm: các loại khoáng
sinh, các thuốc khác nếu không được xử lý khi thải vào các nguồn nước tiếp
nhận sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống và các loài thủy sinh trong các
nguồn nước tiếp nhận.
- Ảnh hưởng của các chất gây độc tế bào

Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các
con đường; hô hấp khi hít phải, qua da, qua đường tiêu hóa; hoặc tiếp xúc với
chất thải dính thuốc gây độc tế bào; hoặc tiếp xúc với các chất tiết ra từ người
bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu.Một số chất gây độc tế bào có thể
gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và mắt, một số triệu chứng
thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, viêm da.


10

- Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường
độ và thời gian tiếp xúc. Trong bệnh viện, các chất phóng xạ thường có chu
kỳ bán rã ngắn (kéo dài từ và giờ, vài ngày cho đến vài tuần). Các triệu chứng
hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thường…
ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư và các vấn đề về di truyền.
1.1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường [6]
Chất thải y tế có thể tác động xấu tới tất cả các khía cạnh của môi
trường, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí. Mặt khác, xử lý chất thải
y tế không đúng phương pháp có thể gây ra các vấn đề lãng phí tài nguyên
thiên nhiên.
- Đối với môi trường đất
Quản lý chất thải y tế không đúng quy trình và việc tiêu hủy chất thải y
tế tại các bãi chôn lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các
vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại,… gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái
sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn.
- Đối với môi trường không khí
Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây
ra tác động xấu đến môi trường không khí. Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây
bệnh, hơi dung môi, hóa chất,… phát sinh trong các khâu phân loại - thu gom

- vận chuyển, chất thải y tế có thể phát tán vào không khí. Trong khâu xử lý,
đặc biệt là với các lò đốt chất thải y tế quy mô nhỏ, không có thiết bị xử lý khí
thải có thể phát sinh ra các chất khí độc hại như sau:
+ Ô nhiễm bụi: khi nhiệt độ đốt không đủ hoặc không tuân thủ đúng
quy trình vận hành, lượng chất thải nạp vào lò quá lớn sẽ làm phát tán bụi,
khói đen và các chất độc hại.
+ Các khí axit: Do trong chất thải y tế có thể có chất thải làm bằng
nhựa PVC, hoặc chất thải dược phẩm khi đốt có nguy cơ tạo ra axit, đặc biệt
là HCl và SO2;


11

+ Dioxin và Furan: Trong quá trình đốt cháy chất thải có thành phần
halogen (Cl, Br, F) ở nhiệt độ thấp có thể hình thành dioxin và furan là những
chất độc dù ở nồng độ nhỏ.
+ Kim loại nặng: đối với những kim loại năng dễ bay hơi như thủy
ngân có thể phát sinh từ các lò đốt chất thải y tế nếu trong quá trình phân loại
không tốt.
Ngoài ra, một số phương pháp xử lý khác như chôn lấp có thể phát sinh
các chất thải gây ô nhiễm cho môi trường không khí như CH4, H2S,…
- Đối với môi trường nước:
Tác động của chất thải y tế đối với các nguồn nước có thể so sánh với
nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, nước thải từ các cơ sở y tế còn chứa
Salmomella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng, các
hóa chất độc hại, chất hữu cơ, kim loại nặng. Do đó nếu không được xử lý
triệt để trước khi xả thải vào nguồn nước tiếp nhận, đặc biệt đối với nguồn
tiếp nhận được sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi, sẽ có nguy cơ gây
ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A,… cho những
người sử dụng các nguồn nước này.

1.1.5. Nguyên tắc thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTRYT tại các cơ sở y tế
Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015
quy định về quản lý chất thải y tế thì nguyên tắc phân loại, thu gom, vận chuyển
và lưu giữ chất thải rắn tại các cơ sở y tế được thực hiện như sau [16]:
1.1.5.1. Phân loại chất thải y tế
- Nguyên tắc phân loại:
+ Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại
để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.


12

+ Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào bao bì, dụng cụ, thiết
bị lưu chứa chất thải theo quy đinh. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại
không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một
phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng
cụ, thiết bị lưu chứa.
+ Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì
hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu trữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
- Về vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải
+ Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí để đẳh các bao bì, dụng cụ phân
loại chất thải y tế;
+ Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn
cách phân loại và thu gom chất thải.
- Phân loại chất thải y tế
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng
có lót túi và có màng vàng;
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng
có lót túi và có màng vàng;

+ Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi
và có màng vàng;
+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc
trong thùng có lót túi và có màng đen;
+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng
cụ có nắp đậy kín;
+ Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng
trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
+ Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi
hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng;


13

1.1.5.2. Thu gom chất thải y tế
- Thu gom chất thải lây nhiễm
+ Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực
lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
+ Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng
đựng chất thải phải có nắp đậy kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải trong
quá trình thu gom;
+ Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây
nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và
khu vực khác trong cơ sở y tế;
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu
gom về khu vực lưu giữ, xử lý chát thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
+ Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu vực lưu
giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 lần/ngày;
+ Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới
05kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về

khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy
tối thiểu là 01 lần/tháng.
- Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm
+ Chất thải nguy hại không lâu nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại
khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
+ Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã
qua sử dụng có chứa thủy ngân: chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và
lưu trữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm
không bị rò rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường;
- Thu gom chất thải y tế thông thường
Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải thông
thường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng.


14

1.1.5.3. Lưu giữ chất thải y tế
- Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở
y tế đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế
và bệnh viện phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu
cầu kỹ thuật sau: Có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị
ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn
chất lỏng ra bên ngoài khi có sự có rò rỉ, đổ tràn; Có phân chia các ô hoặc có
dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất thải hoặc nhóm chất thải có
cùng tính chất; từng ô, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trong
khu vực lưu giữ phải có biển cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải
y tế nguy hại với kích thước phù hợp, dễ nhận biết; Có vật liệu hấp thụ (như
cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, đổ tràn chất
thải y tế nguy hại ở dạng lỏng; Có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo hướng

dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy; Dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải phải vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ.
+ Cơ sở y tế khác phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp
ứng các yêu cầu kỹ thuật sau: Có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo
không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị
chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự có rò rỉ, đổ tràn; Phải bố trí vị trí
phù hợp để đặt các dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế; Dụng cụ, thiết bị
lưu chứa phải phù hợp với từng loại chất thải và lượng chất thải phát sinh
trong cơ sở y tế. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương
pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa; Dụng cụ,
thiết bị lưu chứa chất thải phải có nắp đậy kín, có biểu tượng loại chất thải lưu
giữ theo đúng quy định, phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ;
- Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu vực lưu giữa
chất thải trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định tại và đáp ứng
các yêu cầu sau đây:


15

+ Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ
chất thải;
+ Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định tại phụ lục 02 ban
hành kèm theo Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT;
+ Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễn phải có nắp đật kín và
chống được sự xâm nhập của các loài động vật;
+ Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu
không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn
mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất
thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ thải;
- Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ

riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Chất thải lây nhiễn và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ
riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.
- Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế
thông thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng;
- Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:
+ Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ
chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình
thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh
dưới 80C, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất
thải lây nhiễm phát sinh dưới 05kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày
trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì buộc kín
hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín.
+ Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để
xử lý theo mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa
xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ tối đa không có 02 ngày.


×