Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác dồn điền đổi thửa tại huyện gia viễn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐINH ĐẮC TUYỂN

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
TẠI HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Như Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn



Đinh Đắc Tuyển

i

download by :

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tơi đó nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình của các thầy
cơ giáo trường Học viện nông nghiệp Việt Nam, từ các đơn vị và cá nhân cả trong và
ngồi ngành nơng nghiệp. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ sự biết ơn tới những tập thể, cá
nhân đã giúp đỡ tôi trong q trình nghiên cứu đề tài.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo - PGS.TS. Nguyễn Như
Hà là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi để hồn thành đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các thầy, cô trong Khoa
Quản lý đất đai, các thầy cô trong Khoa Sau đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Uỷ ban nhân dân huyện Gia
Viễn, phịng Tài ngun và Mơi trường huyện, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơng huyện, phịng Thống kê huyện và Ủy ban nhân dân các xã thuộc huyện Gia Viễn
đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu cho đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Đinh Đắc Tuyển

ii

download by :

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Giả thiết khoa học ............................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2


1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 2

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Chính sách giao đất sản xuất nơng nghiệp ......................................................... 3

2.1.1.

Chính sách giao đất sản xuất nơng nghiệp ở nước ngồi ................................... 3

2.1.2.

Chính sách giao đất sản xuất NN ở Việt Nam .................................................... 4


2.2.

Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ....................................................... 9

2.2.1.

Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............... 9

2.2.2.

Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp .............................................. 11

2.3.

Công tác dồn điền đổi thửa ............................................................................... 16

2.3.1.

Tình trạng manh mún đất đai và sự cần thiết phải DĐĐT ở Việt Nam ............ 16

2.3.2.

Tình hình DĐĐT ở Việt Nam ........................................................................... 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 30
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 30

iii


download by :


3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 30

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 30

3.4.1.

Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ............... 30

3.4.2.

Đánh giá hiện trạng công tác DĐĐT tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ........... 30

3.4.3.

Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Gia Viễn,
tỉnh Ninh Bình .................................................................................................. 30

3.4.4.


Đề xuất các giải pháp cho công tác DĐĐT ...................................................... 31

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 31

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 31

3.5.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 31

3.5.3.

Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ ........................................................ 32

3.5.4.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 32

3.5.5.

Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và trình bày kết quả ............................... 32

3.5.6.

Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................................ 33


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 34
4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện gia viễn, tỉnh ninh bình .................... 34

4.1.1.

Đặc điểm tự nhiên huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ........................................ 34

4.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ......................... 37

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia Viễn.......... 39

4.2.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Gia Viễn ...................................... 40

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Gia Viễn ...................................................... 40

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất sản xuất NN tại huyện Gia Viễn ................................. 41


4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện cơng tác dồn điền đổi thửa tại huyện Gia Viễn ....... 42

4.3.1.

Cơ sở pháp lý để thực hiện công tác DĐĐT..................................................... 42

4.3.2.

Tổ chức thực hiện công tác DĐĐT................................................................... 43

4.3.3.

Kết quả dồn điền đổi thửa tại huyện Gia Viễn ................................................. 52

4.4.

Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa tại huyện gia viễn .......... 58

4.4.1.

Ảnh hưởng của DĐĐT đến cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
tại các xã nghiên cứu ........................................................................................ 58

4.4.2. Ảnh hưởng của DĐĐT đến tình trạng đất cơng ích .............................................. 63

iv

download by :



4.4.3.

Ảnh hưởng của DĐĐT đến hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất và
thu nhập của nông hộ ........................................................................................ 64

4.4.4.

Ảnh hưởng của DĐĐT đến tình hình sử dụng phân bón và mơi trường .......... 69

4.4.5.

Ảnh hưởng của DĐĐT đến công tác quản lý đất nông nghiệp tại các xã
nghiên cứu ........................................................................................................ 70

4.4.6.

Đánh giá của người dân về công tác DĐĐT tại địa phương ............................ 72

4.4.7.

Những tồn tại, hạn chế của công tác dồn điền thửa tại huyện Gia Viễn .......... 75

4.5.

Đề xuất các giải pháp cho việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác
DĐĐT tại huyện Gia Viễn ................................................................................ 76

4.5.1.


Giải pháp cho việc hồn thiện cơng tác DĐĐT tại huyện Gia Viễn ................ 76

4.5.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác DĐĐT tại huyện Gia Viễn ................... 77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 79
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 79

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 81
Phụ lục .......................................................................................................................... 83

v

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CPTG

Chi phí trung gian

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất



Lao động

LUT

Loại hình sử dụng đất

NN


Nông nghiệp

QLNN

Quản lý Nhà nước

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước.............................. 17
Bảng 2.2. Số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phân theo quy mô sử dụng
của một số tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng ..................................... 18
Bảng 2.3. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng ............ 19
Bảng 4.1. Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Gia Viễn......................................................... 38
Bảng 4.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ................................. 38
Bảng 4.3. Hiện trạng và cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015 ......................................... 41
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác DĐĐT huyện Gia Viễn .................................... 53
Bảng 4.5. Bảng thực trạng ruộng đất tại các xã nghiên cứu trước và sau dồn điền
đổi thửa......................................................................................................... 55

Bảng 4.6. Bảng một số kiểu sử dụng đất chính trước và sau dồn điền đổi thửa tại
các xã nghiên cứu ......................................................................................... 57
Bảng 4.7. Tác động của dồn điền đổi thửa đến diện tích bờ thửa tại các xã
nghiên cứu .................................................................................................... 59
Bảng 4.8. Diện tích đất giao thơng, thuỷ lợi nội đồng tại các xã nghiên cứu............... 60
Bảng 4.9. Tình trạng tưới, tiêu đất sản xuất nông nghiệp tại các xã nghiên cứu.......... 61
Bảng 4.10. Mức độ cơ giới hóa tại các xã nghiên cứu ................................................... 62
Bảng 4.11. Đất công ích trước và sau DĐĐT của các xã nghiên cứu ............................ 63
Bảng 4.12. Giá thầu đất cơng ích trước và sau DĐĐT ................................................... 64
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất NN trước DĐĐT ...................... 65
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền
đổi thửa......................................................................................................... 66
Bảng 4.15. So sánh hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất 2 lúa/ha trước và sau
dồn điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu ....................................................... 68
Bảng 4.16. Tỷ lệ hộ nghèo, trung bình và khá giả tại 3 xã nghiên cứu ở trước và
sau dồn điển đổi thửa ................................................................................... 69
Bảng 4.17. Tình hình sử dụng phân bón tại các xã nghiên cứu...................................... 69
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của DDĐT đến việc quản lý đất nông nghiệp tại các xã
nghiên cứu .................................................................................................... 71
Bảng 4.19. Số giao dịch hợp pháp đất nông nghiệp ....................................................... 71
Bảng 4.20. Ý kiến của người dân về dồn điền đổi thửa ................................................. 72

vii

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 huyện Gia Viễn .......................................... 41
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Gia Viễn năm 2015 ..................... 42


viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Học viên: Đinh Đắc Tuyển
Tên đề tài: “Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Đánh giá hiện trạng công tác DĐĐT tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
- Xác định hiệu quả và những tồn tại của công tác DĐĐT tại địa phương.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả công tác DĐĐT
trong thời gian tới cho huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp;
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp kết quả và trình bày;
- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế.
Kết quả nghiên cứu chính:
Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình
- Đặc điểm tự nhiên của huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình: Vị trí địa lý, địa hình;

Khí hậu, thủy văn; tài nguyên đất.
- Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình: Giá trị sản xuất;
Cơ cấu kinh tế; Dân số, lao động.
Đánh giá hiện trạng công tác DĐĐT tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
- Hiện trạng sử dụng đất sản xuất NN tại huyện Gia Viễn.
- Chủ trương, kế hoạch DĐĐT tại huyện Gia Viễn.
- Đánh giá kết quả thực hiện công tác DĐĐT tại huyện Gia Viễn.
Đánh giá ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi tại huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình
+ Đánh giá ảnh hưởng của DĐ ĐT đến tình trạng bờ thửa;
+ Tình hình cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất;

ix

download by :


+ Đánh giá ảnh hưởng của DĐĐT đến tình trạng đất cơng ích;
+ Ảnh hưởng của DĐĐT đến hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất và thu
nhập của nơng hộ;
+ Tình hình đầu tư và khả năng áp dụng phương tiện kỹ thuật vào sản xuất;
+ Ảnh hưởng đến vấn đề xã hội và môi trường;
+ Ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn
nghiên cứu.
Đề xuất các giải pháp cho công tác DĐĐT
- Giải pháp hồn thiện cơng tác DĐĐT.
- Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả của công tác DĐĐT.
Kết luận chủ yếu của luận văn
1. Gia Viễn là huyện đồng chiêm trũng của tỉnh Ninh Bình, có tổng diện tích tự
nhiên 17.668,46 ha với 70,2% là đất nơng nghiệp, sản xuất nơng nghiệp có vai trị quan

trọng đối với 95,66% dân số tại đây. Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp huyện
Gia Viễn đã thực hiện công tác dồn điền đổi thửa từ tháng 12 năm 2013.
2. Cho đến hết năm 2015 công tác DĐĐT ở huyện Gia Viễn đã hoàn thành được
ở 8/20 xã, vẫn cịn 65% số xã chưa hồn thành. Tại những xã thực hiện xong việc dồn
đổi ruộng đất có: Bình qn số thửa/hộ giảm từ 8,13 xuống còn 2,33 thửa; diện tích bình
qn/thửa tăng từ 380,5 m2 lên tới 1.255,53 m2.
3. Tại các xã đã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa đã có 86,67% các
nơng hộ đánh giá hài lịng. Cơng tác dồn điền đổi thửa có những ảnh hưởng tích cực
đến: Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nơng nghiệp; Tình trạng đất cơng ích; Hiệu quả
kinh tế của các kiểu sử dụng đất và thu nhập của nông hộ; Công tác quản lý Nhà nước
đối với đất nông nghiệp. So với trước dồn điền đổi thửa diện tích đường giao thơng nội
đồng tăng 18-44%; Diện tích đất thủy lợi tăng 50-95%; Diện tích được tưới tiêu chủ
động đạt hơn 70%; Kiểu sử dụng đất 2 lúa có lãi tăng 12,26 %; Sử dụng phân bón hợp lý
đã góp phần tăng hiệu quả sản xuất và giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.
4. Giải pháp cho việc hồn thiện cơng tác DĐĐT tại huyện Gia Viễn gồm: Thực
hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; Làm tốt công tác lãnh đạo và tổ chức của Đảng, chính
quyền các cấp; Làm tốt cơng tác vận động, tun truyền. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác DĐĐT tại huyện Gia Viễn gồm: Chính sách quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp; Khuyến nông và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dinh Dac Tuyen
Thesis title: “Evaluation of land consolidation in Gia Vien district, Ninh Binh
province”.
Major: Land management


Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture.
Study objectives:
- To assess the status of land consolidation in Gia Vien district, Ninh Binh
province.
- To determine the effectiveness and shortcomings of land consolidation
working of the district.
- Propose solutions to accelerate and improve the efficiency of land
consolidation in the near future for Gia Vien district, Ninh Binh province.
Study methods:
Thesis has used the following methods:
- Method of secondary data collection;
- Method of selection study sites;
- Method of interview and survey household;
-

Method of comparison;

- The method of data processing, result gathering and presentation;
- Methods of economic efficiency evaluation.
Main results
Natural, socio-economic characteristics of Gia Vien district, Ninh Binh
province
Natural characteristics of Gia Vien district, Ninh Binh province: Geographical
location, terrain; climate, hydrological status; land resources.
Socio-economic characteristics of Gia Vien district, Ninh Binh province: gross
output, economic structure; population and labor.
Assess the status of land consolidation in Gia Vien district, Ninh Binh

province
- The status of agricultural land utilization in Gia Vien district.
xi

download by :


- The policy and plan of land consolidation in Gia Vien district.
- Assess the results of land consolidation service in Gia Vien district.
Assess the impact of land consolidation service in Gia Vien district, Ninh
Binh province
+ Assessing the impact of the land consolidation to the plot boundary status;
+ The situation of infrastructure for agricultural production;
+ Assessing the impact of land consolidation to the public land status;
+ Impact of land consolidation on economic efficiency of land use types and
household income;
+ Investment situation and the ability to apply technical means in agricultural
production;
+ Effect on social and environmental issues;
+ Effect on State management service for agricultural land in the study area.
Propose solutions for the land consolidation service
- Solutions to perfect the land consolidation service.
- Solutions for improving the efficiency of land consolidation service.
Main conclusions
1. Gia Vien is a low-lying district of Ninh Binh province, with total natural area
of 17,668.46 hectares, in which 70.2% is agricultural land, agricultural production has
an important role to 95.66% of the population. To improve the efficiency of agricultural
production, Gia Vien district has implemented land consolidation service since
December 2013.
2. Until the end of 2015, the land consolidation service in Gia Vien district had

completed in 8/20 communes, 65% of total communes had not finished. In communes,
which had completed land consolidation, the average number of plots/household
decreased from 8.13 to 2.33; the average area/plot increased from 380.5 m2 up to
1255.53 m2.
3. In communes, which had completed land consolidation, 86.67% of
households rated as satisfied. Land consolidation service has positive effects to: the
infrastructure serving agricultural production; Status of public land; Economic effects of
land use types and household income; State management on agricultural land. In
comparison to before land consolidation time, the area of infield roads increased 1844%; Irrigation land area increased 50-95%; The area is irrigated more than 70%; Land

xii

download by :


use type 2 rice’s interest increased 12.26%; properly use of fertilizers has contributed to
increase production efficiency and reduce environmental pollution.
4. Solutions for completion of land consolidation service in Gia Vien district
include: Make better regulation of basis democracy; Do good leadership and organizing
work of Communist party and government at all levels; Do good work for campaigning
and propaganda. Measures to improve the effectiveness of land consolidation in Gia
Vien district include: Policy for management and use of agricultural land; Extension and
application of technical advances.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người, là thành phần quan trọng của môi trường sống. Đất là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là địa bàn phân bố các khu dân cư, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc
phòng.
Đối với Việt Nam là quốc gia mà đời sống của đại bộ phận người dân vẫn
dựa vào sản xuất nơng nghiệp thì đất đai lại càng q giá hơn. Việc khai thác quỹ
đất hiện nay đặc biệt là quỹ đất nơng nghiệp có vai trị hết sức quan trọng đối với
công cuộc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của phần đông dân cư.
Sản xuất nông nghiệp trong mọi hồn cảnh ln có một vai trị đặc biệt
quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và an sinh xã hội. Tuy
nhiên hiện nay nhiều nông dân không yên tâm sản xuất do hiệu quả sản xuất nông
nghiệp không cao, mà một trong những nguyên nhân gây ra là ruộng của các hộ
nông dân quá manh mún và phân tán không thể đầu tư thâm canh để tăng thu nhập
và lợi nhuận. Nhận thấy rõ hạn chế này của sản xuất nông nghiệp, từ năm 1997
đến nay, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương lớn là thực hiện dồn điền đổi thửa,
khuyến khích tích tụ ruộng đất với mục đích nhằm khắc phục tình trạng manh mún
về ruộng đất và tạo điều kiện cho sự hình thành các vùng chuyên canh lớn.
Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là địa phương thuần nơng nơi mà cuộc
sống của đại bộ phận dân cư ở đây vẫn gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cho thấy: Ruộng đất chia quá
nhỏ và bị xé lẻ tại các khu vực khác nhau gây cản trở cho việc chuyển giao áp
dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. Để khắc phục tình
trạng này, huyện Gia Viễn đã thực hiện công tác đồn điền đổi thửa trên địa bàn.
Nghiên cứu q trình thực hiện cơng tác dồn điền đổi thửa sẽ góp phần
tổng kết những thành cơng và hạn chế, đồng thời nhanh chóng tìm ra các giải
pháp khắc phục hạn chế còn tồn tại. Từ đó giúp các nhà quản lý tiếp tục thực hiện
các giai đoạn tiếp theo tốt hơn cũng như tạo thuận lợi cho nhân dân sử dụng đất
nông nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Chính vì những địi hỏi mang tính bức thiết như vậy nên được sự phân

công của khoa Quản lý đất đai, trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự

1

download by :


hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Như Hà, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”.
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Công tác dồn điền đổi thửa đã được thực hiện ở huyện Gia viễn, tỉnh Ninh
Bình trong thời gian qua. Đến hết năm 2015, thì việc quản lý và sử dụng đất nơng
nghiệp ở huyện Gia viễn có một số vấn đề như sau:
- Hiệu quả kinh tế sản xuất nơng nghiệp tăng mạnh so với trước đây.
- Tình trạng manh mún ruộng đất; Công lao động trong sản xuất nông
nông nghiệp; Mức độ ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp.
- Hiện trạng bờ vùng, bờ thửa có những thay đổi rõ rệt so với thời điểm
năm 2013.
- Giao dịch đất nông nghiệp đã sôi động sau năm 2013 tại huyện Gia Viễn.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng công tác DĐĐT tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
- Xác định hiệu quả và những tồn tại của công tác DĐĐT tại địa phương.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả công tác
DĐĐT trong thời gian tới cho huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Cơng tác DĐĐT của huyện Gia Viễn.
- Đánh giá hiệu quả của cơng tác DĐĐT trên phạm vi tồn huyện.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác dồn điền đổi thửa.

- Đánh giá hiệu quả của công tác DĐĐT tới sản xuất của nông hộ và địa
phương.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ thực tiễn nghiên cứu, đề tài đề xuất các giải pháp về hồn thiện hệ
thống chính sách; Về cơng tác tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa; Về khuyến
nông và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Chính sách giao đất sản xuất nơng nghiệp ở nước ngồi
2.1.1.1. Chính sách của Trung Quốc
Chế độ ruộng đất ở Trung Quốc trải qua 3 lần biến đổi lớn:
Lần thứ nhất là khi nước Trung Hoa vừa được thành lập, thông qua cải
cách ruộng đất để xóa bỏ chế độ sở hữu đất đai phong kiến và chế độ tô tức. Điều
này khiến cho chế độ sở hữu ruộng đất và chế độ kinh doanh tiểu nông trở thành
chế độ ruộng đất phổ biến nhất.
Lần thứ hai là thời kỳ 1953 - 1956, thông qua hợp tác hóa NN đã biến chế
độ sở hữu ruộng đất và chế độ kinh doanh tiểu nông thành chế độ sở hữu và kinh
doanh tập thể của nông dân.
Lần thứ ba là từ đầu những năm 1980, thông qua chế độ khốn sản phẩm
đến hộ gia đình đã tách rời chế độ sở hữu ruộng đất và chế độ kinh doanh, tách
rời quyền sở hữu ruộng đất và quyền kinh doanh ruộng đất. Quyền sở hữu ruộng
đất vẫn thuộc về sở hữu tập thể cịn quyền kinh doanh thì trao cho các hộ gia
đình nhận đất khốn. Lần biến đổi cuối cùng này đã tạo nên hiện trạng và đặc
điểm cơ bản của chế độ ruộng đất ở nông thôn Trung Quốc. Trong thời kỳ này,

năm 1984 được coi là một bước mới của cải cách ruộng đất, nông dân được trao
quyền sử dụng đất trong 15 năm.
Hệ thống sở hữu đất đai ở Trung Quốc kết hợp giữa quyền sử dụng cá nhân
với sở hữu công cộng nhằm mục đích ưu đãi khuyến khích phát triển kinh tế cho
các hộ nơng dân. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc chưa cho phép trao tồn
quyền sở hữu đất cho nơng dân. Thông thường, đất NN thuộc sở hữu chung của
một nhóm 30 - 40 hộ gia đình, trong một số trường hợp một làng là chủ sở hữu.
Theo cách sở hữu chung, nơng dân Trung Quốc khơng có quyền sở hữu
đối với đất đai. Thay vào đó, chính quyền địa phương tiến hành phân bổ quyền
sử dụng đất cho các hộ gia đình hoặc quyền canh tác trên những mảnh đất
chuyên canh. Luật Đất đai của Trung Quốc ban hành năm 1999, cho phép các hộ
nông dân được kéo dài thời gian thuê đất là 30 năm để đảm bảo quyền sử dụng

3

download by :


đất cho người dân đồng thời làm giảm bớt số lần và những thất thường trong
phân bổ lại quyền sử dụng đất.
Chính sách đất đai của Trung Quốc đổi mới rất thận trọng so với các nước
xã hội chủ nghĩa khác trước đây. Kể cả khi chấp nhận giao đất cho các hộ nông
dân sử dụng, quyền quản lý đất vẫn thuộc về tổ chức tập thể. Tình trạng này tạo
ra môi trường thuận lợi cho tham nhũng và phi dân chủ ở nơng thơn, làm nơng
dân khơng cịn thiết tha với sản xuất NN dẫn đến làn sóng di cư mạnh ra đơ thị.
2.1.1.2. Chính sách của Đài Loan
Chính quyền Đài Loan đã thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc
phân phối đồng đều đất đai cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu,
mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân. Điều này tạo điều
kiện cho ra đời các trang trại gia đình với quy mơ nhỏ. Tuy nhiên, q trình cơng

nghiệp hóa NN nơng thơn sau này địi hỏi phải mở rộng quy mơ của các trang
trại gia đình nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm. Năm 1983, Đài Loan công bố Luật Phát triển nơng
nghiệp trong đó cơng nhận phương thức sản xuất ủy thác của các hộ nông dân,
Nhà nước công nhận chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho các hộ khác nhưng
chủ ruộng cũ vẫn được thừa nhận quyền sở hữu, ước tính đã có tới trên 75% số
trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất.
2.1.1.3. Chính sách của Nhật Bản
Tháng 12/1945, Nhật Bản ban hành Luật Cải cách ruộng đất xác lập quyền
sở hữu ruộng đất của nơng dân, buộc địa chủ có trên 5 ha phải chuyển nhượng
đất, phải thanh toán địa tô bằng tiền mặt. Cải cách ruộng đất lần thứ hai với nội
dung thực hiện chuyển quyền sở hữu đất do Chính phủ quyết định, xác lập quyền
sở hữu ruộng đất của nông dân nhằm giảm địa tô. Mức hạn điền mới khơng vượt
q 1 ha (đối với vùng ít ruộng) và 4 ha (đối với vùng nhiều ruộng), nếu phú
nơng có 3 ha mà sử dụng khơng hợp lý sẽ bị trưng thu. Các luật về bảo đảm
quyền sở hữu đất của nông dân, luật cải tạo đất nông nghiệp… được ban hành.
2.1.2. Chính sách giao đất sản xuất NN ở Việt Nam
2.1.2.1. Chính sách giao đất NN trước năm 1945
Trước ngày khai sinh nước Việt Nam độc lập (năm 1945), đất NN được
phân chia thành 2 loại chính: Đất sở hữu cộng đồng và đất tư hữu. Khu vực nông
thôn được phân chia làm 2 tầng lớp dựa trên tính chất sở hữu của đất đai: Địa chủ
và tá điền. Tầng lớp địa chủ chiếm khoảng 2% tổng dân số nhưng chiếm hữu trên

4

download by :


50% tổng diện tích đất, trong khi đó 59% hộ nơng dân là tá điền khơng có đất và
đi làm thuê cho tầng lớp địa chủ (Nguyễn Sinh Cúc, 1995).

2.1.2.2. Chính sách giao đất NN thời kỳ 1945 - 1975
Sau năm 1945, Chính phủ mới đề xuất những thay đổi trong chính sách
phát triển kinh tế, bao gồm cả chính sách NN. Trong giai đoạn đầu, tính đến
khoảng năm 1952, Chính phủ đã thực hiện phân chia lại ruộng đất và giảm bớt
thuế cho nông dân nghèo và tá điền. Sau khi kết thúc chiến tranh với thực dân
Pháp (năm 1954), miền Bắc thực hiện chương trình cải cách ruộng đất cơ bản.
Mục đích là để cơng hữu hóa ruộng đất của địa chủ người Việt, người Pháp và
tiến hành phân chia lại cho hộ nơng dân ít đất hoặc khơng có đất với khẩu hiệu
“người cày có ruộng”. Và kết quả là có khoảng ¼ diện tích ruộng đất được phân
chia lại cho người nông dân với mục tiêu cơng bằng dù ít dù nhiều, đem lại lợi
ích cho khoảng 73% người dân ở nông thôn (Nguyễn Sinh Cúc, 1995).
Giai đoạn tiếp theo của chính sách cải cách ruộng đất đó là miền Bắc bước
sang giai đoạn sở hữu tập thể đất NN dưới hình thức hợp tác xã từng khâu (bậc
thấp) và hợp tác xã toàn phần (bậc cao). Đến năm 1960, khoảng 86% hộ nông
dân và 68% tổng diện tích đất NN đã vào hợp tác xã bậc thấp. Trong hợp tác xã
này, người nông dân vẫn sở hữu đất đai và tư liệu sản xuất. Ở hình thức hợp tác
xã bậc cao, nơng dân góp chung đất đai và các tư liệu sản xuất khác (trâu, bị, gia
súc và các cơng cụ khác) vào hợp tác xã dưới sự quản lý chung. Từ năm 1961
đến năm 1975 có khoảng 20.000 hợp tác xã bậc cao ra đời với sự tham gia của
khoảng 80% hộ nông dân.
Ở miền Nam, Chính phủ của chính quyền Sài Gịn cũ thực hiện Chương
trình cải cách điền địa dưới một hình thức khác, thông qua việc quản lý thuê đất;
Quy định về hạn mức điền (năm 1956) và chương trình phân chia lại đất đai (năm
1970). Kết quả là khoảng 1,3 triệu ha đất NN được phân chia lại cho hơn 1 triệu
hộ nơng dân vào năm 1970, q trình này được biết đến với khẩu hiệu “ruộng đất
về tay người cày” và hồn thành vào cuối năm 1974.
2.1.2.3. Chính sách giao đất NN thời kỳ 1976 - 1986
Sau năm 1975, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền NN nói riêng phải
gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh để lại và những hậu quả
từ những chính sách trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thời kỳ kinh tế

tập thể trong NN. Trong thời kỳ sở hữu tập thể trong nông nghiệp, sản xuất giảm
do người nông dân thiếu động cơ làm việc, sản lượng nông nghiệp tăng hàng
5

download by :


năm ở mức rất thấp 2%. Cùng thời điểm này dân số tăng nhanh (2,2 2,35%/năm) đã dẫn đến việc phải nhập khẩu bình quân hơn một triệu tấn lương
thực mỗi năm trong suốt thời kỳ sau chiến tranh. Điều đó đã dẫn đến một bộ
phận lớn dân số sống trong tình trạng nghèo và đói (Bộ Nơng nghiệp và Phát
triển nông thôn, 2003).
Ngày 13/01/1981, Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương
Đảng hay cịn gọi là Khốn 100 được ban hành đã bắt đầu cho cuộc cải cách
trong lĩnh vực NN. Dưới chính sách Khốn 100, các hợp tác xã giao đất NN đến
nhóm và người lao động. Những người này có trách nhiệm trong ba khâu của quá
trình sản xuất. Sản xuất vẫn dưới sự quản lý của hợp tác xã, cuối vụ hộ nông dân
được trả thu nhập bằng thóc dựa trên sản lượng sản xuất ra và ngày cơng đóng
góp trong 3 khâu của quá trình sản xuất. Đất đai vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước,
dưới sự quản lý của hợp tác xã, cuối vụ hộ nông dân được trả thu nhập bằng thóc
dựa trên sản lượng sản xuất ra và ngày cơng đóng góp trong 3 khâu của q trình
sản xuất. Đất đai vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước và dưới sự quản lý của hợp tác
xã. Mặc dù còn đơn giản nhưng Khốn 100 đã có những ảnh hưởng đáng kể đến
sản xuất NN, đặc biệt đối với sản xuất lúa gạo, tăng 6,3%/năm trong suốt giai
đoạn 1981 - 1985.
2.1.2.4. Chính sách giao đất NN thời kỳ đổi mới
Trong suốt thời kỳ đổi mới, một loạt các chính sách và văn bản luật trong
lĩnh vực NN và nông thôn, đặc biệt liên quan đến sử dụng đất đai đã ra đời.
Nhưng chính sách quan trọng nhất là Nghị quyết 10; Luật Đất đai năm 1993; Sau
đó là Luật Đất đai sửa đổi, bổ xung năm 1998 và 2001; Luật Đất đai năm 2003;
Luật Đất đai 2013; Nghị định 64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP năm 1994 về

quy định việc giao đất lâm nghiệp và đất NN. Bên cạnh đó cũng có một loạt các
chính sách liên quan trực tiếp hoặc hỗ trợ gián tiếp đến các vấn đề về đất đai.
Ngày 05/4/1988, Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới
quản lý kinh tế NN được ban hành. Với sự ra đời của Nghị quyết 10 thường được
biết đến với tên Khốn 10, người nơng dân được giao đất NN sử dụng từ 10 đến
15 năm và lần đầu tiên hộ nông dân được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự
chủ trong NN. Bắt đầu từ thời kỳ này, các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu, bị, gia
súc và cơng cụ khác) được sở hữu dưới hình thức cá thể. Một khía cạnh khác của
chính sách này đó là người nơng dân ở miền Nam được giao lại đất họ đã sở hữu
6

download by :


trước năm 1975 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000).

7

download by :


Theo Luật Đất đai 1993, hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất
lâu dài với 5 quyền: Quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền cho thuê,
quyền thừa kế và quyền thế chấp. Người có nhu cầu sử dụng được giao đất trong
thời hạn 20 năm đối với cây hàng năm, 50 năm đối với cây lâu năm. Việc giao
đất sẽ được tiến hành lại tại thời điểm cuối chu kỳ giao đất nếu như người sử
dụng đất vẫn có nhu cầu sử dụng. Luật Đất đai cũng quy định mức hạn điền đối
với hộ nông dân, cụ thể đối với cây hàng năm là 2 ha ở miền Bắc và các tỉnh
miền Trung; 3 ha đối với các tỉnh phía Nam; đối với cây lâu năm quy định tối đa
là 10 ha đối với các xã vùng đồng bằng và 30 ha đối với vùng trung du và miền

núi (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 1993). Đối với đất rừng ở khu vực
trung du và miền núi nơi có rất nhiều phong tục tập qn thì việc giao đất phức
tạp hơn, quá trình cấp giấy chứng nhận diễn ra chậm hơn và quá trình này vẫn
đang được tiếp tục thực hiện (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).
Đến năm 1998, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho 71% hộ
nông dân, cuối năm 2000 con số này là trên 90% (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
1998). Đối với đất rừng ở khu vực trung du và miền núi nơi có rất nhiều phong
tục tập quán thì việc giao đất phức tạp hơn, quá trình cấp giấy chứng nhận diễn ra
chậm hơn và quá trình này vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Vào năm 1998,
người nông dân được giao thêm 2 quyền sử dụng nữa đó là quyền cho thuê lại và
quyền được góp vốn đầu tư kinh doanh bằng đất đai (Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam, 1998).
Những chính sách cải cách đất đai vào năm 1993 với mục đích giúp người
nơng dân có được sự đảm bảo trong việc sử dụng đất thông qua việc giao đất NN
ổn định, lâu dài và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, thời hạn
giao đất vẫn còn ngắn và chưa được thay đổi trong Luật Đất đai năm 2003. Điều
này có thể khiến người dân chưa yên tâm trong việc đầu tư dài hạn trong NN. Hạn
chế này chỉ được tháo gỡ khi Luật Đất đai 2013 ra đời. Thời hạn giao đất, công
nhận quyền sử dụng đất NN đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất NN
là 50 năm, thời hạn cho thuê đất NN đối với hộ gia đình cá nhân khơng q 50
năm. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng đất vào mục đích
NN, lâm nghiệp, thủy sản, làm muối được xem xét quyết định trên cơ sở dự án đầu
tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng khơng q 50 năm. Đối với dự án có vốn
đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời
gian dài hơn thì thời hạn giao đất, xin thuê đất không quá 70 năm.

8

download by :



2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.2.1.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
Sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được chú ý hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là sự mong
muốn của nơng dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông
nghiệp (Đào Châu Thu, 1999).
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn
cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên cơ
sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng
công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sự thống
nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền
nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy
tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao
nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần đánh giá trên ba khía cạnh: Hiệu quả
về mặt kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường. Hiệu quả
kinh tế chỉ thể hiện mục đích của người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận nhưng
khơng có hiệu quả kinh tế thì khơng có điều kiện để thực thi hiệu quả xã hội và
mơi trường. Ngược lại, khơng có hiệu quả xã hội và mơi trường thì hiệu quả kinh
tế sẽ khơng vững chắc. Như vậy, ba khía cạnh của hiệu quả sử dụng đất có quan
hệ mật thiết với nhau và có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu phát triển bền
vững trong sản xuất NN.
Trước hết và quan trọng nhất là đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình
sản xuất diễn ra trên diện tích đất NN đó. Trong quá trình khai thác, sử dụng đất
NN con người luôn mong muốn thu được nhiều sản phẩm nhất trên một đơn vị

diện tích với chi phí thấp nhất. Điều đó khẳng định rằng: khi đánh giá hiệu quả
sử dụng đất NN thì trước hết phải được xác định bằng kết quả thu được trên
một đơn vị diện tích cụ thể, kết quả thu được trên một đồng chi phí, trên một
lao động đầu tư.
9

download by :


2.2.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp bền vững
Đánh giá hiệu quả đối với tồn xã hội là khả năng thỏa mãn nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng cho xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất NN có đặc thù là trên một đơn vị đất NN
nhất định có thể sản xuất đạt được những kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra ít
nhất, ảnh hưởng mơi trường ít nhất. Đó là phản ánh kết quả q trình đầu tư sử
dụng các nguồn lực thơng qua đất, cây trồng, thực hiện quá trình sinh học để tạo
ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường xã hội với hiệu quả cao (Bùi
Văn Ten, 2000).
Hiệu quả sử dụng đất NN có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành NN,
đến hệ thống môi trường sinh thái NN, đến những người sống bằng nghề NN. Vì
vậy đánh giá hiệu quả sử dụng đất NN phải theo quan điểm sử dụng đất bền vững
với 3 tiêu chuẩn chung như sau:
+ Bền vững về mặt kinh tế;
+ Bền vững về mặt môi trường;
+ Bền vững về mặt xã hội.
Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên
cho nông nghiệp (đất đai, lao động,...) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con
người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nơng
nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về
an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất

lượng của môi trường sống cho đời sau.
Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng
cao và thích hợp cho hiệu quả kinh tế, mơi trường và xã hội gắn với việc tăng
phúc lợi trên đầu người. Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng vì sản lượng
nông nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ tới. Phúc lợi
cho mọi người vì phúc lợi của đa số người dân trên thế giới đều cịn rất thấp.
Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị khác nhau song về nội dung
thường bao gồm 3 thành phần cơ bản:
+ Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống
nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường;
+ Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối
quan hệ con người hiện tại và cho cả đời sau;

10

download by :


+ Bên vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có tính
quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển
nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng
đắn về mơi trường để giữ gìn tài ngun đất đai cho thế hệ sau. Điều quan trọng
nhất là phải biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất, giữ vững, cải thiện chất lượng
mơi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng trưởng chất lượng
cuộc sống, bình đẳng các thế hệ và hạn chế rủi ro.
2.2.2. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp
2.2.2.1. Khái niệm, vai trò của hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất NN là một phạm trù khoa học phản ánh
quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế đã bỏ ra để đạt được kết

quả đó trên một đơn vị diện tích đất NN được sử dụng trong thời kỳ nhất định
(Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).
Bản chất của hiệu quả kinh tế về mặt định lượng là xem xét, so sánh kết
quả thu được và chi phí bỏ ra. Người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả
thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng
cao và ngược lại. Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ
lực của từng khâu, của mỗi cấp trong hệ thống sản xuất phản ánh trình độ năng
lực quản lý sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và
mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định
tính và định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế có quan hệ mật thiết với
nhau (Phạm Ngọc Dũng, 2007).
Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất là kết quả của một hệ thống các biện
pháp tổ chức sản xuất, khoa học - kĩ thuật, quản lí kinh tế và phát huy các lợi thế,
khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên. Trong những hồn
cảnh thực tế nhất định cịn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền
kinh tế quốc dân, cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế…
Cùng với các biện pháp kĩ thuật thâm canh truyền thống, phải coi trọng việc vận
dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật mới; Tiến hành mạnh mẽ việc bố trí lại cơ
cấu kinh tế theo hướng khắc phục tính tự cấp, tự túc về lương thực từ lâu đời,
biến đổi mạnh nông nghiệp thành một ngành kinh tế hàng hóa. Chỉ trên cơ sở đó
mới có điều kiện tận dụng các tiềm năng phong phú sẵn có về đất đai và lao động
của Việt Nam.
11

download by :


×