Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 100 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

PHẠM THỊ THU HẰNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
SAU DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA TẠI HUYỆN HOA LƢ,
TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – Năm 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

PHẠM THỊ THU HẰNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
SAU DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA TẠI HUYỆN HOA LƢ,
TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Chuyên ngành: Quản lý Đất đai
Mã số: 8850103
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Bùi Đắc Thuyết
2. TS. Lê Thị Kim Dung

Hà Nội – Năm 2019




i
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn 1: TS. Bùi Đắc Thuyết
Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Lê Thị Kim Dung
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Trần Trọng Phương
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Vũ Thị Thanh Thủy

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 19 tháng 1 năm 2019


ii
LỜI CAM ĐOAN
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật
Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Thu Hằng


iii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà
Nội, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô

giáo trong khoa Quản lý đất đai. Đặc biệt, trong quá trình hoàn thành luận văn này
sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
trong khoa.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, khoa Quản lý đất
đai cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin
gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS. Bùi Đắc Thuyết và cô giáo TS. Lê Thị Kim Dung
đã trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo UBND và các phòng,
Ban huyện Hoa Lư đã nhiệt tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tôi làm quen với
thực tế hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân và gia đình đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả

Phạm Thị Thu Hằng

năm 2019


iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv

THÔNG TIN LUẬN VĂN ........................................................................... viii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................ x
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ................................................................................................. 1
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài .......................................................................... 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ “SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP”,“
DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” .............................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp ................................................ 4
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp ..................................................................... 4
1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp............................. 4
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất............................................. 5
1.1.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp ..... 5
1.2. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .................... 7
1.2.1. Sự phát triển của quản lý ruộng đất sau thời kỳ đổi mới ........................ 8
1.2.2. Quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2003 ............ 9
1.3. Ruộng đất manh mún và công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ..... 9
1.3.1. Ruộng đất manh mún .............................................................................. 9
1.3.2. Tập trung ruộng đất ở nước ngoài ......................................................... 12
1.3.3. Tình hình dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở Việt Nam .................. 15


v
1.4. Dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp......................... 24
1.4.1. Dồn điền đổi thửa góp phần làm tăng hiệu lực trong công các quản lý
nhà nước về đất đai ......................................................................................... 24
1.4.2. Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu sử

dụng đất đai ..................................................................................................... 25
1.4.3. Dồn điền đổi thửa tạo ra lãnh thổ hợp lý cho quá trình tổ chức sản xuất
nông nghiệp ..................................................................................................... 25
1.4.4. Dồn điền đổi thửa tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm đầu
tư sản xuất ....................................................................................................... 25
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26
2.4.1. Điều tra thu thập số liệu ........................................................................ 26
2.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp số liệu .... 28
2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................... 28
2.4.4. Phương pháp khác ................................................................................. 29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ....... 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 38
3.2. Hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dung đất nông nghiệp tại huyện
Hoa Lư ............................................................................................................ 44
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................... 44
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ..................................................... 45


vi
3.2.3. Biến động đất nông nghiệp ................................................................... 47
3.3. Thực trạng công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Hoa Lư .................................................................................................. 48
3.3.1. Cơ sở pháp lý về dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Hoa

Lư ......................................................................................................... 48
3.3.2. Quy trình triển khai thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa đất nông
nghiệp .............................................................................................................. 50
3.3.3. Kết quả công tác dồn điền, đổi thửa tại huyện Hoa Lư ........................ 50
3.3.4. Kết quả công tác dồn điền đổi thửa tại các xã Ninh An, Ninh Giang
và Ninh Thắng ................................................................................................ 51
3.3.5. Đánh giá kết quả công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại
huyện Hoa Lư ........................................................................................ 53
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa ........ 55
3.4.1. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Hoa Lư .. 55
3.4.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa các xã
Ninh An, Ninh Giang và Ninh Thắng ............................................................. 61
3.4.3. Đánh giá hiệu quả xã hội sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi
thửa .................................................................................................................. 65
3.4.4. Đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền,
đổi thửa ............................................................................................................ 69
3.4.5. Đánh giá chung về hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp .... 74
3.4.6. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa
bàn huyện Hoa Lư ........................................................................................... 76
3.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Hoa Lư ..................................................................................... 78
3.5.1. Giải pháp về vốn ................................................................................... 78
3.5.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản ............................................. 79


vii
3.5.3. Giải pháp về khoa học công nghệ ......................................................... 79
3.5.4. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng ................................................. 80
3.5.5. Giải pháp về môi trường ....................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.


viii
THÔNG TIN LUẬN VĂN
Nội dung trình bày gồm:
+ Họ và tên học viên: Phạm Thị Thu Hằng
+ Lớp: CH3A.QĐ

Khóa: 3

+ Cán bộ hướng dẫn 1: TS. Bùi Đắc Thuyết
Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Lê Thị Kim Dung
+ Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi
thửa tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
+ Thông tin luận văn:
Huyện Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình, giáp hai thành
phố Ninh Bình và Tam Điệp. Thực hiện công văn số 230/UBND-VP3 của UBND
tỉnh Ninh Bình ngày 02/8/2013 về dồn điền, đổi thửa sản xuất nông nghiệp và phát
triển nông thôn về việc hướng dẫn chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh,
huyện Hoa Lư đã và đang tiến hành công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện. Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Hoa
Lư , hiện nay trên địa bàn huyện có các xã Ninh An, Ninh Giang và Ninh Thắng là
3 xã đã hoàn thành và được phê duyệt phương án dồn điền, đổi thửa; 05 xã đã đang
tiến hành dồn điền, đổi thửa (Ninh Mỹ, Trường Yên, Ninh Vân, Ninh Khang, Ninh
Hòa); còn 02 xã (Ninh Hải, Ninh Xuân) và 01 thị trấn (thị trấn Thiên Tôn) không
thực hiện dồn điền, đổi thửa mà chỉ thực hiện chỉnh trang đồng ruộng.
Kết quả công tác dồn điền, đổi thửa tại 3 xã Ninh An, Ninh Giang và Ninh
Thắng: Tổng diện tích tham gia dồn điền, đổi thửa là 806.35 ha với 4.012 hộ. Số

thửa bình quân/ hộ trước dồn điền, đổi thửa là 5,81; số thửa bình quân/ hộ sau dồn
điền, đổi thửa là 2,32 thửa. Diện tích thửa đất nhỏ nhất trước dồn điền, đổi thửa là
25 m2; lớn nhất là 1.100 m2. Sau dồn điền, đổi thửa, diện tích thửa nhỏ nhất là 280
m2; diện tích lớn nhất là 3.000m2.
Theo kết quả điều tra, trước và sau dồn điền, đổi thửa, huyện có 5 loại hình sử
dụng đất chính (LUT chuyên lúa; LUT 2 lúa +1 màu; LUT 1 lúa + 2 màu; LUT rau


ix
màu; LUT thủy sản) với nhiều kiểu sử dụng đất đa dạng. Đánh giá hiệu quả sử dụng
đất trước và sau khi dồn điền, đổi thửa theo từng loại hình.
+ Hiệu quả kinh tế: Sau dồn điền, đổi thửa, diện tích thửa đất tăng lên cùng
với hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được hoàn thiện, các hộ gia đình yên tâm
đầu tư nên giá trị sản xuất tăng cao. Cùng với đó, chi phí công lao động (công làm
đất, công vận chuyển,..) giảm nên giá trị gia tăng của các loại hình sử dụng đất tăng
lên. Sau dồn điền, đổi thửa, các hộ có mức đầu tư cao hơn vào việc sản xuất nông
nghiệp (như đầu tư máy móc, trang thiết bị, đầu tư giống mới,…).
+ Hiệu quả xã hội: Sau dồn điền điền, đổi thửa, công lao động trên 1 ha giảm
do diện tích thửa đất sau dồn điền, đổi thửa có quy mô lớn hơn nên các hộ đều sử
dụng máy móc để làm đất, cấy mạ thay vì thuê lao động ngoài như trước kia. Nhờ
vậy, người nông dân có thời gian làm thêm các công việc khác lúc nông nhàn giúp
tăng thêm thu nhập. Công lao động giảm còn do từ phân tán nhiều thửa ở nhiều vị
trí khác nhau, nay tập trung lại ở 1 vị trí nên công đi lại, vận chuyển cũng giảm. Bên
cạnh đó, mức giá trị công lao động cũng tăng cao hơn.
+ Hiệu quả môi trường: Sau dồn điền, đổi thửa, mức độ sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật đã giảm tuy nhiên, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật trên địa bàn huyện Hoa Lư chưa phù hợp. Một số loại được sử dụng ở mức cao
hơn so với khuyên cáo; một số khác lại ở mức thấp hơn so với khuyến cáo gây ra
những tác động xấu đến môi trường như ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe người tiêu dùng.

Qua kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình để đề xuất định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên của
huyện, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Để nâng cao hiệu quả sử
dụng đất sau dồn điền, đổi thửa, ngoài việc mở rộng một số loại hình sử dụng đất có
hiệu quả cao, địa phương cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: Giải pháp về
vốn; Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản; Giải pháp về khoa học công nghệ;
Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng; Giải pháp về môi trường.


x
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu

Danh mục

BVTV

Bảo vệ thực vật

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

CPTG

Chi phí trung gian

DĐĐT

Dồn điền, đổi thửa


GTGT

Gía trị gia tăng

GTSX

Gía trị sản xuất

HQDV

Hiệu quả đồng vốn

LUT

Loại hình sử dụng đất

LM

Lúa mùa

LX

Lúa xuân

STT

Số thứ tự

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân


xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hoa Lư năm 2018 ................................. 44
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hoa Lư ............................. 46
Bảng 3.3. Biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2018 so với năm 2016 .......... 47
Bảng 3.4. Kết quả công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ........................... 52
của các xã Ninh An, Ninh Giang và Ninh Thắng ................................................. 52
Bảng 3.5. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Hoa Lư ..................... 55
Bảng 3.6. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp các xã Ninh An, Ninh Giang và
Ninh Thắng ....................................................................................................... 60
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa tại
xã Ninh An, Ninh Giang và Ninh Thắng ............................................................. 62
Bảng 3.8. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa tại
xã Ninh An, Ninh Giang và Ninh Thắng ............................................................. 66
Bảng 3.9. Mức độ sử dụng phân bón đối với một số loại cây trồng tại xã Ninh An,
Ninh Giang và Ninh Thắng ................................................................................ 71
Bảng 3.10. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất tại xã Ninh An, Ninh Giang
và Ninh Thắng................................................................................................... 75
Bảng 3.11. Các kiểu sử dụng đất có hiệu quả được đề xuất .................................. 77


xii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Vị trí huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình............................................. 31
Hình 3.2: Cấy lúa đông xuân xã Ninh Giang .................................................. 57
Hình 3.3: Cánh đồng ngô ở Ninh Giang ......................................................... 58
Hình 3.4: Ruộng rau màu ở Ninh Thắng......................................................... 58
Hình 3.5: Mô hình nuôi cá tại xã Ninh Giang................................................. 59


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế trong sản
xuất nông nghiệp. Việc quản lý, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và thực sự có hiệu
quả kinh tế đã trở thành chiến lược quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã
hội do tài nguyên đất có hạn và nguồn đất có khả năng canh tác ít, áp lực dân số, sự
phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật. Hơn nữa, do điều
kiện tự nhiên và một số hoạt động của con người dẫn tới đất bị ô nhiễm, thoái hoá,
mất khả năng canh tác, trong khi đó để phục hồi độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác
nông nghiệp phải trải qua hàng trăm năm.
Sự phân chia ruộng đất cho nông dân có vai trò vô cùng to lớn. Tuy nhiên,
trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp không những có
nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phải đảm nguyên liệu cho
ngành công nghiệp, tăng khối lượng nông sản xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, khi
chia ruộng đất cho nông dân theo Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính
phủ đã thực hiện theo phương châm công bằng xã hội, ruộng tốt cũng như ruộng
xấu, xa cũng như gần đều được chia đều tính trên nhân khẩu nông nghiệp, dẫn đến
tình trạng ruộng đất bị phân tán, manh mún không đáp ứng được nhu cầu phát triển
của nền nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới. Sự manh mún ruộng đất dẫn đến tình

trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, hạn chế, khả năng đổi mới và ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gây nên những khó khăn trong quản lý và sử dụng đất
đai (Cao Thị Thu Thảo, 2016).
Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, việc đồn đổi ruộng đất từ thửa
nhỏ thành thửa lớn là việc làm rất cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới,
tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sử dụng và khai thác đất đai một cách có
hiệu quả; đồng thời nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đất đai. Quá
trình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa hay công tác chuyển đổi ruộng đất đã
được nhiều tỉnh thực hiện như thành phố Hà Nội, tỉnh Nam Định, Bắc Giang… Tuy


2
nhiên, mức độ thành công ở mỗi địa phương là khác nhau kể cả trong cách tổ chức,
thời gian và kết quả đạt được (Mai Chiến, 2018; Song Thu, 2018).
Cũng như một số địa phương trong cả nước, tỉnh Ninh Bình đã và đang thực
hiện công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc sản xuất, áp dụng các tiện bộ khoa học kỹ thuật cũng như nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn của tỉnh. UBND tỉnh Ninh Bình
đã ra văn bản số 230/UBND-VP3 ngày 02/8/2013 về dồn điền, đổi thửa sản xuất
nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chương trình xây dựng nông
thôn mới được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.
Huyện Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình, giáp hai thành
phố Ninh Bình và Tam Điệp. Với diện tích tự nhiên là 10348,72ha, trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 6472,48ha chiếm tỷ trọng lớn 62,5%. Thực hiện công văn số
230/UBND-VP3 của UBND tỉnh Ninh Bình ngày 02/8/2013 về dồn điền, đổi thửa
sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chương trình xây
dựng nông thôn mới của tỉnh, huyện Hoa Lư đã và đang tiến hành công tác dồn
điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa vàn huyện. Hiện nay, công tác dồn điền, đổi
thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã tiến hành tại một số xã như xã Ninh An,
xã Ninh Giang, xã Ninh Thắng; một số xã vẫn tiếp tục triển khai như xã Ninh Vân,

xã Ninh Khang, xã Ninh Hòa, xã Trường Yên.
Do vậy, để đánh giá được thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn
hyện Hoa Lư, đồng thời nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn trong công tác
dồn điền đổi thửa và hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa mang lại, tôi tiến hành
thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn
điền, đổi thửa tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi thực hiện Chính sách
"Dồn điền, đổi thửa" đến phát triển nông nghiệp, nông thôn tại huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình.


3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu bổ sung các thông tin về thực trạng cũng như đưa ra các giải
pháp giúp địa phương đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp.


4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ “SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP”,
“DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA”
1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Luật đất đai năm 2013 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích
sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy
sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông

nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác”.
Luật đất đai các năm 1993, 1998, 2003, 2013 đã khẳng định: “Đất đai là tài
nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần rất quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ
sở kinh tế văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng”. Đất đai là đối tượng lao động, vừa
là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất, nó là nơi con người thực hiện các hoạt
động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm.
Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
Như vậy, đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động mà cung cấp chất
dinh dưỡng nuôi cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều kiện
cho ngành chăn nuôi phát triển. Với ý nghĩa đó, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta với hơn 70% dân
số làm nông nghiệp nên vấn đề phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu tạo cơ
sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Hội nông dân
Việt Nam, 2015).
1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn


5
của nông dân, những người trực tiếp tham gia và quá trình sản xuất nông nghiệp
(Nguyễn Thị Vòng và cs, 2001).
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng và vật
nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên
cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đó là
một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển nền nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa vừa mang tính ổn định vừa đảm bảo sự bền vững.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng, việc xác định đúng khái niệm và bản
chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những
nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3
mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường (Vũ Thị Phương
Thụy, 2000).
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất
* Hiệu quả kinh tế: Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer,
Simmerman-1995): Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí
trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản
xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội (Vũ Thị
Phương Thụy, 2000).
Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả
kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ
tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các
chỉ tiêu mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm
nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.
* Hiệu quả môi trường: Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là
hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng
xấu đến tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên
đất và môi trường sinh thái.
1.1.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp


6
Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp gồm các yếu tố điều kiện
tự nhiên (đặc điểm lý, hoá tính của đất, nguồn nước và chế độ nước, địa hình, vị trí
địa lý, khí hậu), biện pháp kỹ thuật canh tác; các yếu tố kinh tế - xã hội (cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm,
thủy sản, trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất, hệ thống chính sách,

vốn đầu tư).
Nhóm các vấn đề về điều kiện tự nhiên
Bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi
trường sinh thái, nguồn nước... Chúng có ảnh hưởng một cách rõ nét thậm chí quyết
định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất.
Đặc điểm lý, hóa tính của đất: Trong sản xuất nông lâm nghiệp, thành phần cơ
giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất,... quyết định đến
chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất.
Nguồn nước và chế độ nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện quan
trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật
sinh trưởng và phát triển.
Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng là
yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì của đất có ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi.
Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,
nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp,... sẽ quyết định đến khả năng
và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất lâm nghiệp cần tuân
thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao nhất về
kinh tế, xã hội và môi trường (Hội khoa học kinh tế Việt Nam, 1998).
Nhóm các vấn đề kinh tế - xã hội
Bao gồm rất nhiều nhân tố (chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường
chính sách,...) các yếu tố này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu
quả sử dụng đất.


7
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: trong các yếu tố cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào
việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản

xuất. Các yếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ đều có sự ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất. Trong đó, thủy lợi và điện là yếu tố
không thể thiếu trong sản xuất hiện nay. Các yếu tố còn lại cũng hỗ trợ trực tiếp
hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản là cầu nối giữa người sản xuất và
tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hóa, điều này giúp cho
họ thực hiện được tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo.
Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất thể
hiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về vốn lao
động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản
xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất.
Hệ thống chính sách: Chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,
chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cư,
chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích
đầu tư, chính sách xóa đói giảm nghèo... các chính sách ngày có những tác động
rất lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát triển và hình thành các loại hình sử dụng đất
mới đặc biệt là đối với đối tượng là đồng bào dân tộc tại chỗ (Hội khoa học kinh tế
Việt Nam, 1998).
Nhóm các yếu tố tổ chức, kỹ thuật
Đây là yếu tố chủ yếu hết sức quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất, một bộ
phận không thể thiếu được của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Quy
hoạch sử dụng đất phải dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của
từng vùng mà xác định cơ sở cho việc phát triển hệ thống cây trồng, gia súc với cơ
cấu hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao (Hội khoa học kinh tế Việt Nam, 1998).
1.2. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam


8
1.2.1. Sự phát triển của quản lý ruộng đất sau thời kỳ đổi mới

Trong suốt thời kỳ đổi mới, một loạt các chính sách và văn bản luật trong lĩnh
vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai đã ra
đời. Những chính sách quan trọng nhất là Luật Đất đai năm 1993, sau đó là Luật đất
đai sửa đổi năm 2003; Nghị định 64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP năm 1994 về
quy định phân bố đất rừng và đất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có một loạt các
chính sách liên quan đến hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề về đất đai. Theo
Luật đất đai năm 1993, hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài với
5 quyền: Quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền cho thuê, quyền thừa kế
và quyền thế chấp. Người có nhu cầu sử dụng được giao đất trong thời hạn 20 năm
đối với cây hàng năm, 50 năm đối với cây lâu năm. Việc giao đất sẽ được tiến hành
tại thời điểm cuối chu kỳ giao đất nếu như người sử dụng đất vẫn có nhu cầu sử
dụng. Luật đất đai cũng quy định mức hạn điền đối với hộ nông dân, cụ thể như
quy định hạn mức đất trồng cây hàng năm là 2 ha đối với các tỉnh miền Bắc và
miền Trung; 3 ha đối với các tỉnh ở miền Nam... Cùng với việc giao đất nông
nghiệp thì việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được các cơ quan chức
năng xem xét và cấp cho các hộ nông dân. Đến năm 1998, giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đã được cấp cho 71% hộ nông dân, cuối năm 2000 con số này là trên
90% (Do, Q.T & Iyer, L, 2003).
Đối với đất rừng ở khu vực Trung du và Miền núi nơi có rất nhiều phong tục
tập quán thì việc giao đất phức tạp hơn, quá trình cấp giấy chứng nhận diễn ra chậm
hơn và quá trình này vẫn đang được tiếp tục. Vào năm 1998, người nông dân được
giao thêm 2 quyền sử dụng nữa đó là quyền cho thuê lại và quyền được góp vốn đầu
tư kinh doanh bằng quyền sử dụng đất. (Bộ Tài nguyên và Môi trường,1998).
Những thay đổi trong chính sách đất đai ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay đã
góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển khu
vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai đoạn
1994 – 1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000 – 2003. An ninh lương thực


9

quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa và đói nghèo đang từng bước được
đẩy lùi (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003).
1.2.2. Quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2003
Các chính sách đất đai liên quan đến việc giao đất và các quyền sử dụng đất
cho phép sự phát triểu của thị trường đất đai. Điều đó đã mang lại hiệu quả trong
việc phân bổ nguồn lực trong điều kiện hiện nay. Theo Luật pháp của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đất đai là tài sản của toàn dân, Nhà nước thống nhất
quản lý với tư cách người đại diện. Luật Đất đai năm 2003 thừa nhận rằng Chính
phủ là “đại diện cho sở hữu toàn dân”. Chính vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên
không thể chuyển quyền sở hữu cho từng cá nhân (hay tổ chức) mặc dù cá nhân hay
tổ chức (có thể là người nước ngoài - Việt Kiều) có thể sở hữu hoặc chuyển nhượng
tài sản trên đất, ví dụ như nhà cửa được xây dựng trên đất đó. Các cá nhân (trừ
người nước ngoài), hộ nông dân và các tổ chức có thể sử dụng hoặc chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. Những chính sách đổi mới trong quản lý đất đai vào năm 1993
với mục đích giúp người nông dân có được đảm bảo trong việc sử dụng đất thông
qua việc giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định, lâu dài và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, thời hạn giao đất vẫn còn rất ngắn và vẫn chưa được
thay đổi trong Luật Đất đai năm 2003. Điều này có thể khiến người dân vẫn chưa
yên tâm trong việc đầu tư dài hạn trong nông nghiệp. Thêm vào đó, tính linh hoạt
trong sử dụng đất vẫn bị ràng buộc, cá biệt là sự chuyển đổi sang các loại cây trồng
khác trên diện tích đất lúa truyền thống. Bằng việc tăng tính đảm bảo chắc chắn cho
người sử dụng đất; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với các nguồn tín
dụng thông qua việc cho phép họ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và các
quyền sử dụng đất được xem xét như những mặt hàng có thể đem ra kinh doanh.
1.3. Ruộng đất manh mún và công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp
1.3.1. Ruộng đất manh mún
1.3.1.a. Khái niệm
Theo Hội khoa học kinh tế Việt Nam (1998), manh mún đất đai nghĩa là một
hộ nông dân có nhiều thửa ruộng, là một trong những đặc điểm quan trọng của



10
nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, manh mún đất đai rất
phổ biến, đặc biệt ở miền Bắc. Theo con số ước tính, toàn quốc có khoảng 75 triệu
thửa đất canh tác đã giao cho 9259 hộ gia đình, cá nhân sử dụng, trung bình một hộ
nông dân có khoảng 7-8 mảnh. Manh mún đất đai được coi như là một trong những
rào cản của phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, làm cản trở
quá trình dịch chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa
cho nên rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất
đai, như Kenya, Tanzania, Rwanda, Albania, Bulgaria. Việt Nam cũng đang thực
hiện chủ trương này trong những năm gần đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh
mún đất đai làm cho lao động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc
giảm mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng
ở các ngành khác hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi
ích khi ta giảm mức độ manh mún đất đai. Tuy nhiên, mức độ manh mún đất đai
cũng mang lại một số lợi ích cho nông dân. Do đó, ở nhiều nơi nông dân muốn duy
trì một mức độ nào đó tình trạng này (Hội khoa học kinh tế Việt Nam, 1998).
Theo Hội khoa học kinh tế Việt Nam (1998), manh mún đất được hiểu trên hai
khía cạnh:
Một là, sự manh mún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là
nông hộ) có quá nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều
xứ đồng.
Hai là, sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số
lượng ruộng đất quá nhỉ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản
xuất khác.
1.3.1.b. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất
Tình trạng manh mún ruộng đất do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, sự phức tạp của địa hình, nhất là các vùng đồi núi, trung du. Do địa
hình bị chia cắt nên đất đai ở đa số các địa phương hầu như đều có 3 dạng địa hình:
Đất cao, đất vàn và đất thấp trũng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng

manh mún ruộng đất;


11
Hai là, chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho con cái. Ở Việt Nam ruộng đất
của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả con cái khi tách hộ. Vì thế tình trạng
phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ;
Ba là, tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ,
các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là thay đổi liên quan đến ruộng đất;
Bốn là, phương pháp chua ruộng bình quân theo nguyên tắc có tốt, có xấu, có xa,
có gần khi thực hiện Nghị định 64/CP năm 1994. Việc chia nhỏ thửa ruộng để có sự
công bằng giữa các hộ đã tác động không nhỏ làm tăng tình trạng manh mún ruộng đất.
Quan điểm bảo vệ sự công bằng cho những người được chia ruộng và nhiều lý do sau
đây khiến cho các địa phương chia nhỏ ruộng đất cho nông dân, đó là:
Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, ruộng xa, tốt, xấu, cao, thấp. Có như vậy
mới thể hiện tính công bằng;
Độ phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ;
Do hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên phải chia đều
ruộng đất cho các hộ;
Có những chân đất thường không an toàn do các vấn đề như úng, hạn, chua,
mặn... Do đó việc chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng trong khi
chia ruộng;
Ngoài ra, giá đất luôn biến động, tăng cao đặc biệt là các khu đất gần các trục
đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị, khi công
nghiệp … vì vậy đất ở đó phải được chia đều cho các hộ để mọi người có thể hưởng
đền bù đất hay cùng chịu rủi ro nếu đất đai bị chuyển mục đích sử dụng (Lê Thị
Anh, 2014).
1.3.1.c. Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất đối với sản xuất nông
nghiệp và quản lý Nhà nước ở địa phương
Tình trạng manh mún ruộng đất đã gây nhiều khó khăn cho người nông dân và

các nhà quản lý. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động tiêu cực của sự
manh mún ruộng đất, cụ thể như sau:


×