Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu lực của vắc xin avimex knew h5 sử dụng ở gà để chống lại vi rút cúm gia cầm h5n1 clade 2 3 2 1 và h5n6 clade 2 3 4 4 phân lập tại việt nam năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 86 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA VẮC XIN AVIMEX KNEW-H5
SỬ DỤNG Ở GÀ ĐỂ CHỐNG LẠI VI RÚT CÚM GIA CẦM
H5N1 CLADE 2.3.2.1 VÀ H5N6 CLADE 2.3.4.4
PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM NĂM 2017

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Chu Đức Thắng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019


Tác giả luận văn

Ngô Thị Hƣơng

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS. TS. Chu Đức Thắng đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Nội – Chẩn – Dƣợc – Độc chất, Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Chẩn đoán
Thú y Trung ƣơng đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Ngô Thị Hƣơng

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract ................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.


Sơ lƣợc về bệnh cúm gia cầm ............................................................................. 3

2.1.1.

Khái niệm bệnh cúm gia cầm ............................................................................. 3

2.1.2.

Lịch sử bệnh trên thế giới ................................................................................... 3

2.1.3.

Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam ........................................................... 5

2.1.4.

Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm ............................................................................ 9

2.1.5.

Triệu chứng, bệnh tích bệnh cúm gia cầm ........................................................ 11

2.1.6.

Phƣơng pháp chẩn đoán cúm gia cầm .............................................................. 13

2.2

Vi rút cúm gia cầm ........................................................................................... 13


2.2.1

Đặc điểm hình thái, cấu trúc vi rút cúm type A ................................................ 13

2.2.2.

Nguồn gốc, cấu trúc và sự phân bố của vi rút cúm A/H5N1 clade 2.3.2.1 ...... 17

2.2.3.

Nguồn gốc, cấu trúc và sự phân bố của vi rút cúm A/H5N6 clade 2.3.4.4 ...... 18

2.2.4.

Đặc tính kháng nguyên của vi rút cúm ............................................................. 18

2.2.5.

Độc lực vi rút .................................................................................................... 19

2.2.6.

Sức đề kháng của vi rút .................................................................................... 20

2.2.7.

Cơ chế xâm nhiễm và gây bệnh của vi rút cúm A trong tế bào vật chủ ........... 20

2.2.8.


Nuôi cấy và lƣu trữ vi rút ................................................................................. 22

2.3.

Phòng bệnh cúm gia cầm .................................................................................. 22

iii

download by :


2.3.1.

Các loại vắc xin đƣợc dùng hiện nay................................................................ 22

2.3.2.

Tình hình sử dụng vắc xin cúm gia cầm trên thế giới ...................................... 23

2.3.3.

Tình hình sử dụng vắc xin cúm gia cầm tại Việt Nam ..................................... 24

2.3.4.

Những điểm chú ý khi sử dụng vắc xin cúm gia cầm ...................................... 26

Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 27
3.1.


Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.3.

Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 27

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 28

3.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 28

3.5.1.

Phƣơng pháp điều tra hồi cứu ........................................................................... 28

3.5.2.

Phƣơng pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ........................................................... 28

3.5.3.

Phƣơng pháp mổ khám ..................................................................................... 29


3.5.4.

Phƣơng pháp công cƣờng độc đánh giá hiệu lực của vắc xin........................... 29

3.5.5.

Phƣơng pháp phát hiện kháng nguyên .............................................................. 30

3.5.6.

Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................ 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận....................................................................................... 35
4.1.

Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam trong những năm gần đây ............... 35

4.1.1.

Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam trong năm 2015 ............................... 35

4.1.2.

Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam trong năm 2016 ............................... 35

4.1.3.

Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam trong năm 2017 ............................... 36


4.1.4.

Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam trong năm 2018 ............................... 37

4.1.5.

Sự phân bố lƣu hành các chủng cúm gia cầm ở Việt Nam trong năm
2018 .................................................................................................................. 38

4.2.

Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của gà tiêm phòng vắc xin Avimex
Knew-H5 mũi 1 và mũi 2 ................................................................................. 40

4.3.

Đánh giá hiệu lực bảo hộ của vắc xin avimex knew-h5 chống lại vi rút
cúm gia cầm H5n1 clade 2.3.2.1c và H5n6 2.3.4.4b phân lập năm 2017......... 42

4.3.1.

Kết quả thí nghiệm cơng cƣờng độc với vi rút cúm H5N1 Clade 2.3.2.1c. ..... 43

4.3.2.

Kết quả thí nghiệm cơng cƣờng độc với vi rút cúm H5N6 Clade 2.3.4.4b ...... 48

4.4.

Kết quả đinh lƣơng vi rút bai thai ..................................................................... 54


iv

download by :


4.4.1.

Mức độ bài thải vi rút của gà sau công cƣờng độc vi rút cúm gia cầm
H5N1 clade 2.3.2.1c ......................................................................................... 54

4.4.2.

Mức độ bài thải vi rút của gà sau công cƣờng độc vi rút cúm gia cầm
H5N6 clade 2.3.4.4b ......................................................................................... 59

4.5.

Đánh giá triệu chứng, bệnh tích khi cơng cƣờng độc ....................................... 62

4.5.1.

Bệnh tích đại thể trên gà sau cơng cƣờng độc vi rút cúm gia cầm H5N1
clade 2.3.2.1c. ................................................................................................... 63

4.5.2.

Bệnh tích đại thể trên gà sau cơng cƣờng độc vi rút cúm gia cầm H5N6
clade 2.3.4.4b .................................................................................................... 64


Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 70
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 70

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 70

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 71
Phụ lục .......................................................................................................................... 75

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADN hoặc DNA

Axit deoxyribonucleic

(Acid Deoxyribo Nucleic)
AI (Avian influenza)

Bệnh Cúm gia cầm


ARN hoặc RNA

Axit ribonucleic

(Acid Ribonucleic)
Phản ứng miễn dịch gắn men

ELISA
(Enzyme-Linked immunosorbent assay)
GMT (Geometic Mean Titer)

Hiệu giá kháng thể trung bình

HA (Haemagglutination assay)

Phản ứng ngƣng kết hồng cầu

HI (Haemagglutination inhibition assay)

Phản ứng ngăn trở ngƣng kết hồng cầu

HPAI

Cúm gia cầm thể độc lực cao

(Highly pathogenic avian influenza)
Cúm gia cầm thể độc lực thấp

LPAI

(Low pathogenic avian influenza)
PBS (Phosphate-Bufferred Saline)

Dung dịch đệm phốt phát

RDE

Enzym phá hủy điểm tiếp nhận

(Receptor destroying enzyme)
Realtime RT-PCR (Reverse Trancription –

Phản ứng chuỗi Polyme phiên mã

Polymerase Chain Reation)

ngƣợc theo thời gian thực

CEF

Tế bào xơ phôi gà

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực vắc xin ................................................. 30
Bảng 3.2. Primer và probe để phát hiện vi rút cúm gia cầm ........................................ 32

Bảng 3.3. Thành phần phản ứng realtime PCR ............................................................ 32
Bảng 3.4. Chu triǹ h nhiệt của phản ứng realtime RT-PCR .......................................... 32
Bảng 4.1. Tình hình dịch bệnh qua giai đoạn 2015-2018 ............................................ 37
Bảng 4.2. Hiệu giá kháng thể ở gà sau khi tiêm vắc xin mũi 1 và mũi 2 với
kháng nguyên đồng chủng vắc xin............................................................... 41
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi theo dõi lầm sàng trong quá trinh thí nghiệm công
cƣờng độc vi rút cúm gia cầm H5N1 (vắc xin mũi 1) ................................. 44
Bảng 4.4. Kết quả theo dõi theo dõi lầm sàng trong q trinh thí nghiệm cơng
cƣờng độc vi rút cúm gia cầm H5N1 (vắc xin mũi 2) ................................. 46
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi thu thập đƣợc sau thí nghiệm cơng cƣờng độc vi rút
cúm gia cầm H5N6 (vắc xin mũi 1) ............................................................. 48
Bảng 4.6. Kết quả theo dõi thu thập đƣợc sau thí nghiệm cơng cƣờng độc vi rút
cúm gia cầm H5N6 (vắc xin mũi 2) ............................................................. 50
Bảng 4.7. Bảng điểm lâm sàng và tỷ lệ bảo hộ đàn gà sau khi công cƣờng độc và
tỷ lệ bảo hộ đàn gà sau khi công cƣờng độc ................................................ 52
Bảng 4.8. Kết quả thử nghiệm hiệu lực các loại vắc xin đối với các virus phân
lập năm 2017 ................................................................................................ 53
Bảng 4.9. Mức độ bài thải vi rút của các nhóm gà sau cơng cƣờng độc vi rút
cúm H5N1 clade 2.3.2.1c với liệu trình 1 mũi ............................................. 55
Bảng 4.10. Mức độ bài thải vi rút của các nhóm gà sau công cƣờng độc vi rút
cúm H5N1 clade 2.3.2.1c với liệu trình 2 mũi ............................................. 56
Bảng 4.11. Kết quả phát hiện vi rút cúm A/H5N1 clade 2.3.2.1c .................................. 57
Bảng 4.12. Mức độ bài thải vi rút của các nhóm gà sau công cƣờng độc vi rút
cúm H5N6 clade 2.3.4.4b với liệu trình 1 mũi ............................................ 59
Bảng 4.13. Mức độ bài thải vi rút của các nhóm gà sau cơng cƣờng độc vi rút
cúm H5N6 clade 2.3.4.4b với liệu trình 2 mũi ............................................ 60
Bảng 4.14. Kết quả phát hiện vi rút cúm A/H5N6 clade 2.3.4.4b.................................. 61

vii


download by :


Bảng 4.15. Kết quả mổ khám trên các nhóm gà đƣợc công cƣờng độc vi rút cúm
gia cầm H5N1 clade 2.3.2.1c ....................................................................... 63
Bảng 4.16. Kết quả mổ khám trên các nhóm gà đƣợc cơng cƣờng độc vi rút cúm
gia cầm H5N6 clade 2.3.4.4b ....................................................................... 65

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu tạo ngồi của vi rút cúm gia cầm .......................................................... 14
Hình 4.1. Biểu đồ so sánh dịch cúm gia cầm từ năm 2015 – 2018.............................. 38
Hình 4.2. Cây phả hệ các vi rút cúm subtype H5 ở Việt Nam năm 2018 .................... 39
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ phân bố các mức hiệu giá kháng thể sau khi tiêm vắc xin
mũi 1 và mũi 2 ............................................................................................. 41
Hình 4.4. Biểu đồ khả năng bảo hộ sau cơng cƣờng độc vi rút cúm H5N1 clade
2.3.2.1c của gà thí nghiệm với 2 liệu trình tiêm .......................................... 47
Hình 4.5. Biểu đồ khả năng bảo hộ sau công cƣờng độc vi rút cúm H5N6 clade
2.3.4.4b......................................................................................................... 52
Hình 4.6. Biểu đồ diễn biến mức độ bài thải vi rút của các nhóm gà sau công
cƣờng độc vi rút cúm H5N1 clade 2.3.2.1c với liệu trình tiêm 1 mũi ......... 57
Hình 4.7. Biểu đồ diễn biến mức độ bài thải vi rút của các nhóm gà sau cơng
cƣờng độc vi rút cúm H5N1 clade 2.3.2.1c với liệu trình tiêm 2 mũi ......... 58
Hình 4.8. Biểu đồ diễn biến mức độ bài thải vi rút của các nhóm gà sau cơng
cƣờng độc vi rút cúm H5N6 clade 2.3.4.4b với liệu trình tiêm 1 mũi ......... 61
Hình 4.9. Biểu đồ diễn biến mức độ bài thải vi rút của các nhóm gà sau cơng

cƣờng độc vi rút cúm H5N6 clade 2.3.4.4b với liệu trình tiêm 2 mũi ......... 62

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Thị Hƣơng
Tên luận văn: Đánh giá hiệu lực của vắc xin AVIMEX Knew-H5 sử dụng ở gà để
chống lại vi rút cúm gia cầm H5N1 clade 2.3.2.1c và H5N6 clade 2.3.4.4b phân lập tại
Viê ̣t Nam năm 2017
Mã số: 8640101

Ngành: Thú y
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Đánh giá hiệu lực của vắc xin AVIMEX Knew-H5 sử dụng ở gà để chống lại vi
rút cúm gia cầm H5N1 clade 2.3.2.1c và H5N6 clade 2.3.4.4b phân lập taị Việt Nam
năm 2017
Phƣơng pháp nghiên cứu
Hồi cứu về tình hình dịch cúm gia cầm tại Việt Nam từ 2015 đến 2018
Thí nghiệm cơng cƣờng độc đánh giá hiệu lực vắc xin AVIMEX Knew-H5
chống lại vi rút H5N1 clade 2.3.2.1c và vi rút H5N6 clade 2.3.4.4b
Gà đƣợc chọn từ đàn sạch bệnh, chƣa đƣợc tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và
khơng có kháng thể kháng kháng ngun cúm H 5. Gà đƣơ ̣c lấ y máu trƣớc khi tiêm vắc
xin để kiể m tra kháng thể kháng vi rút cúm gia cầm bằng phƣơng pháp HI với kháng
nguyên H5.
Bố trí thí nghiệm : Tổng số 180 gà trong đó 120 con tiêm vắc xin và 60 con

không tiêm làm đối chứng.
. Tiêm vắc xin cho 120 gà lô vắc xin với liệu trình là tiêm 2 mũi lúc 3 tuần tuổi
và tiêm nhắc lại lúc 6 tuần tuổi, vị trí tiêm dƣới da vùng cổ với liều 0.5ml/con.
Ba tuần sau khi tiêm vắc xin, gà đƣợc lấy máu và đánh giá hiệu giá kháng thể
bằng phƣơng pháp HI với kháng nguyên tƣơng đồng với chủng vắc xin.
Sắp xếp 20 gà thuộc lô vắc xin và 10 gà đối chứng khơng tiêm thành 1 nhóm
(tổng số 30 con) để cơng cƣờng độc với mỗi chủng vi rút.
- Tiến hành công cƣờng độc lúc gà 6 tuần tuổi và lúc 9 tuần tuổi. Lƣợng vi rút
dùng để công cƣờng độc: 106TCID50/100ul/con
- Quan sát gà thí nghiệm, theo dõi lâm sàng trong vịng 10 ngày sau khi cơng
cƣờng độc, lấy mẫu swab họng vào ngày thứ 3 và thứ 10 hoặc khi gà chết để định lƣợng
vi rút bài thải bằng phƣơng pháp Realtime RT-PCR.

x

download by :


Kết quả chính và kết luận
Từ các nghiên cứu cho thấy bệnh cúm gia cầm có diễn biến phức tạp, xảy ra liên
tục ở nƣớc ta từ năm 2015 đến năm 2018. Vi rút cúm gia cầm lƣu hành ở Viê ̣t Nam năm
2018 gồ m 2 subtype: H5N1 thuô ̣c clade 2.3.2.1c và H5N6 thuô ̣c clade 2.3.4.4b
Thử nghiệm hiệu lực vắc xin cúm vô hoa ̣t AVIMEX Knew-H5 cho thấy:
- Vắc xin vô hoạt nhũ dầu AVIMEX KNew-H5 do Laboratorio Avimex S.A. de
C.V sản xuất khi sử dụng ở gà có khả năng sinh kháng thể cúm A/H5 với mức hiệu giá
kháng thể trung bình đạt 6.6 log2 sau khi tiêm 1 mũi, và đạt 8.2 log2 sau khi tiêm 2 mũi.
- Thử nghiệm thử thách cƣờng độc tại thời điểm 3 tuần sau khi tiêm mũi 1 cho
kết quả vắc xin có khả năng bảo hộ lâm sàng cho 95% gà đƣợc tiêm chống lại virus cúm
gia cầm H5N1 clade 2.3.2.1c và 45% gà đƣợc tiêm chống lại virus cúm gia cầm H5N6
clade 2.3.4.4b.

- Thử nghiệm thử thách cƣờng độc tại thời điểm 3 tuần sau khi tiêm mũi 2 cho
kết quả vắc xin có khả năng bảo hộ lâm sàng cho 95% gà đƣợc tiêm chống lại virus cúm
gia cầm H5N1 clade 2.3.2.1c và 80% gà đƣợc tiêm chống lại virus cúm gia cầm H5N6
clade 2.3.4.4b. Khả năng bảo hộ lâm sàng chống lại virus H5N6 tăng cao hơn rõ rệt khi
sử dụng vắc xin với liệu trình 2 mũi.
- Kết quả theo dõi triệu chứng, bệnh tích cho thấy vắc xin có tác dụng làm giảm
các triệu chứng bệnh tích của bệnh cúm gia cầm rõ rệt ở nhóm gà đƣợc tiêm vắc xin.
- Với những gà sống sót sau thử thách cƣờng độc, vắc xin có tác dụng rõ rệt
trong việc làm bài thải virus H5N1 clade 2.3.2.1c và H5N6 clade 2.3.4.4b.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ngo Thị Huong
Thesis title: Evaluation of the effectiveness of AVIMEX Knew-H5 vaccine used on
chickens against avian influenza virus H5N1 clade 2.3.2.1 and H5N6 clade 2.3.4.4
isolated in Viet Nam in 2017.
Major: Veterinary medicine

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
Evaluation of the effectiveness of the AVIMEX Knew-H5 vaccine used on
chickens against the avian influenza virus H5N1 clade 2.3.2.1c and H5N6 clade
2.3.4.4b isolated in Viet Nam in 2017.
Materials and Methods

- The resumption of the situation of avian influenza in Vietnam from 2015 to 2018.
- The challenge experiment of AVIMEX Knew-H5 vaccine efficacy against
virus H5N1 clade 2.3.2.1 and virus H5N6 clade 2.3.4.4.
- Chickens were selected from the flock, unvaccinated and without antibody
against the H5 antigen. Chickens were taken blood before the vaccination to detect the
antibody against avian influenza antigens by HI method.
The experimental design: Total of 180 chickens were divided into two group.
120 chickens were vaccinated and 60 ones for the control (60 chickens were
unvaccinated).
120 chickens were vaccinated with two doses at 3 weeks age and 6 weeks age
with 0,5 ml per chicken.
Three weeks after vaccination, chickens were taken blood and assessed antibody
titer by HI method with the homologous antigens with the vaccine isolate.
20 vaccinated chickens and 10 unvaccinated chickens were divided into a group
(total of 30 chickens) to challenge with each virus strain.
The challenge was conducted at 6 weeks-old chickens and 9 weeks-old chickens
with the dose 106 TCID50 /100µl /chicken.
The experimental was observed within 10 days after challenge. The swab
samples was taken at day 3 and 10 or when the chickens died to quantify the shedding
virus by Real-time RT-PCR technique.

xii

download by :


Main findings and conclusions
Recently studies show that avian influenza has been occurring continuously in
our country from 2015 to 2018. Avian influenza virus circulating in Vietnam in 2018
was classified in two subtype: H5N1 belong to clade 2.3.2.1c and H5N6 belong to

clade 2.3.4.4b
The challenge experiment of AVIMEX Knew-H5 inactivated influenza vaccine
efficacy showed that:
- AVIMEX KNew-H5 oil emulsion inactivated vaccine was produced by
Laboratorio Avimex S.A. de C.V, when used on chickens, can make the A / H5
influenza antibodies with an average antibody titer of 6.6 log2 after 1 dose, and reach to
8.2 log2 after 2 doses.
- The challenge experiment at 3rd week after the first vaccination showed that
the vaccine can be able to provide clinical protection for 95% of vaccinated chickens
against avian influenza virus H5N1 clade 2.3.2.1c and 45% of vaccinated chickens
against avian influenza virus H5N6 clade 2.3.4.4b.
- The challenge experiment at 3rd week after the second dose indicated that the
vaccine is able to protect clinical sign for 95% of vaccinated chickens against avian
influenza virus H5N1 clade 2.3.2.1c and 80% of vaccinated chickens against avian
influenza virus H5N6 clade 2.3.4.4b. The ability of clinical protection against H5N6
virus increase significantly with a 2-doses course.
- The monitoring of symptom and gross pathological lesions showed that the
vaccine can be able to reduce significantly the symptom and lesions of avian influenza
in vaccinated chickens.
- With the survival chickens after the challenge experiment, the vaccine had the effect
to reduce clearly the shedding the virus the H5N1 clade 2.3.2.1c and H5N6 clade 2.3.4.4b.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành chăn nuôi nƣớc ta hiện nay đang là một trong những ngành sản xuất

quan trọng đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt chăn nuôi gia
cầm đã và đang đƣợc chú trọng phát triển và chuyển dịch theo hƣớng tích cực từ
chăn ni nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại quy mô tập chung với hàng trăm triệu
con gia cầm, thủy cầm các loại. Song song với chăn ni, dịch bệnh ln có nguy
cơ xuất hiện gây thiệt hại cho chăn nuôi, một trong số bệnh mà ta cần quan tâm
đó là bệnh Cúm gia cầm. Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao đƣợc Tổ chức Thú y
Thế giới (OIE) xếp vào bảng A các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tốc độ lây
lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao trong đàn gia cầm nhiễm bệnh. Từ cuối năm 2003
trở lại đây, bệnh cúm gia cầm type A đã và đang đƣợc dự đoán là mối đe dọa
nguy hiểm cho sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm ở nƣớc ta và cho sức
khoẻ cộng đồng.
Từ năm 2003 cho đến nay, thế giới đã ghi nhận vi rút cúm gia cầm đã gây
nhiễm lên ngƣời 16 nƣớc, với 649 ca bệnh và 385 ngƣời đã chết (WHO, 2014).
Vi rút cúm A/H5N1 có đặc tính là biến chủng nhanh, đến nay đã có nhiều
biến chủng H5N1 đƣợc phát hiện và phân lập ở nhiều nƣớc khác nhau từ châu Á
sang châu Âu. Đặc biệt, Việt Nam đã phát hiện đƣợc các chủng vi rút A/H5N1
khác nhau và đƣợc phân loại dựa vào các nhánh (clade) nhƣ: clade 1, clade
3, clade 2.3.4, clade 2.3.2.1 (Cục Thú y, 2012). Bên cạnh đó, cũng từ năm 2014
đến nay, Việt Nam xuất hiện subtype H5N6 của vi rút cúm type A, gây nên các ổ
dịch ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Vi rút có nguồn gốc gen HA thuộc về
clade 2.3.4.4 là subclade của clade 2.3.4 đã từng lƣu hành trong các năm 2008 –
2012 và gây ra những thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm ở nƣớc ta
(Nguyễn Đăng Thọ và cs., 2016). Sự xuất hiện của các dòng vi rút cúm mới đã
làm tăng sự lo lắng của nhà chăn nuôi gia cầm về khả năng các dịng vi rút này
có thể đề kháng với các loại vắc xin cúm gia cầm hiện nay đang sử dụng ở nƣớc
ta hay khơng.
Từ tình hình thực tế đó, việc tiêm phịng cho đàn gia cầm đƣợc khuyến cáo
nhƣ một giải pháp, một công cụ hỗ trợ tích cực để ngăn chặn, khống chế và thanh
tốn bệnh cúm gia cầm ở những vùng có bệnh. Việc tiến hành tiêm phòng vắc


1

download by :


xin cúm cho đàn gia cầm đã và đang thu đƣợc những kết quả tích cực trong
phịng chống bệnh cúm gia cầm. Câu hỏi đặt ra là liệu những loại vắc xin hiện
đang sử dụng tại Việt Nam có thể phòng chống vi rút cúm H5N1 clade 2.3.2.1c
và vi rút cúm H5N6 lade 2.3.4.4b hay không. Mức độ bảo hộ đối với vi rút đã và
đang lƣu hành là bao nhiêu. Qua đó đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của gia
cầm, đồng thời khảo sát khả năng bảo hộ của vắc xin với vi rút, tạo cơ sở khoa
học giúp các nhà quản lý đƣa ra những chiến lƣợc phòng chống bệnh phù hợp.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tơi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu lực
của vắc xin AVIMEX Knew-H5 sử dụng ở gà để chống lại vi rút cúm gia cầm
H5N1 clade 2.3.2.1 và H5N6 clade 2.3.4.4 phân lập tại Việt Nam năm 2017”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiệu lực của vắc xin AVIMEX Knew-H5 (clade 1) sử dụng ở gà
để chống lại vi rút cúm gia cầm H5N1 clade 2.3.2.1c và H5N6 clade 2.3.4.4b
phân lập tại Việt Nam năm 2017.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiệu lực của vắc xin vô hoạt AVIMEX Knew-H5 sử dụng ở gà
Sử dụng vi rút cúm gia cầm H5N1 clade 2.3.2.1c và H5N6 clade 2.3.4.4b
phân lập năm 2017 để cơng cƣờng độc.
1.4.NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Bằng chứng khoa học về lƣu hành của vi rút cúm gia cầm, đặc biệt là vi
rút cúm gia cầm H5N1 clade 2.3.2.1c và H5N6 clade 2.3.4.4b
- Các kết quả thu đƣợc là cơ sở để khuyến cáo và hƣớng dẫn các địa
phƣơng các biện pháp phòng, chống và sử dụng các loại vắc xin cho phù hợp với
từng chủng, nhánh vi rút lƣu hành tại các địa phƣơng.


2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƢỢC VỀ BỆNH CÚM GIA CẦM
2.1.1. Khái niệm bệnh cúm gia cầm
Cúm gia cầm ( Avian Influenza – AI) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính
của gia cầm, do vi rút cúm type A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra.
Vi rút cúm gia cầm gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, đà
điểu, các loài chim cảnh và chim hoang dã. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể lây sang
ngƣời và một số lồi thú khác.
Trƣớc đây, bệnh này cịn đƣợc gọi là bệnh dịch hạch gà (fowl plague)
nhƣng từ Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville - Mỹ
năm 1981, bệnh đã đƣợc thay thế với tên gọi là bệnh cúm gia cầm độc lực cao
(Highly Pathogenic Avian Inluenza - HPAI) để chỉ các vi rút cúm type A có độc
lực mạnh, gây lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao.
2.1.2. Lịch sử bệnh trên thế giới
Cúm gia cầm lần đầu tiên đƣợc phát hiện ở Italia vào năm 1878 với tên gọi là
dịch hạch gà (Fowl plague) (Stubb et al., 1965). Nhƣng mãi tới năm 1901 mới xác
định đƣợc yếu tố gây bệnh là căn nguyên siêu nhỏ có khả năng qua màng lọc và tới
năm 1955 mới xác định đƣợc nguyên nhân chính xác nguyên nhân gây bệnh cúm
gia cầm là virus cúm type A thông qua kháng thể bề mặt A/H7N1 và A/H7N7 gây
chết nhiều gà và gà tây và các loài động vật khác (Beard et al., 1998).
Đã xuất hiện 8 đại dịch cúm trong thế kỉ XVII, 5 đại dịch trong thế kỉ XX.
Đại dịch cúm lần đầu tiên đƣợc xác nhận đã xảy ra vào những năm 1510 và
1580. Kể từ đó đến năm 2003, trên tồn thế giới đã có những đợt dịch lớn nhƣ:
- Năm 1918 – 1919, một đại dịch cúm đã nổ ra với mức độ trầm trọng đã
gây tử vong khoảng 20 – 40 triệu ngƣời trên tồn thế giới. Vào thời kì đó,

chƣa có các phƣơng pháp phịng thí nghiệm để giám định tác nhân gây bệnh.
Các số liệu có sức thuyết phục sau này cho thấy đại dịch này do vi rút cúm
type A/H1N1.
- Cúm Châu Á do vi rút cúm type A H2N2 gây nên, bắt đầu từ Hong Kong
năm 1957;
- Cúm Hong Kong do vi rút cúm type A H3N2, xảy ra năm 1968;

3

download by :


- Cúm Nga do vi rút cúm type A(H1N1) xảy ra năm 1977.
Trong đó, đại dịch cúm ―Châu Á‖ và ―Hong Kong‖, ngƣời ở mọi lứa tuổi
đều mắc và tỉ lệ tử vong cao đặc biệt đối với ngƣời trên 6 tuổi và ngƣời có tiền sử
về bệnh tim phổi (Kilbourne, 2006).
Chủng vi rút cúm A/H5N1 đƣợc phát hiện lần đầu tiên gây bệnh dịch trên
gà tại Scotland vào năm 1959 và có thể là biến thể H5N1 đầu tiên trên thế giới.
Năm 1997 ở Hong Kong, lần đầu tiên vi rút cúm gia cầm H5N1 đã gây ra ổ
dịch trên gia cầm và lây sang ngƣời làm 18 ngƣòi nhiễm bệnh, 6 ngƣời chết và
hàng triệu gia cầm đã bị tiêu huỷ nhằm ngăn chặn dịch lây lan. Đây là lần đầu
tiên vi rút cúm A/H5N1 gây bệnh đƣợc trên ngƣời (Wu et al., 2008).
Từ cuối năm 2003 đến 2012, dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát nhiều nƣớc
châu Á, trong đó có Việt Nam, lây lan nhanh chóng và liên tục tái bùng phát
hàng năm ở nhiều nƣớc trên thế giới. Đến nay đã có nhiều nƣớc và vùng lãnh thổ
xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1 gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,
Campuchia, Lào, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Hong Kong, Việt Nam.
Ngồi ra, có nƣớc và vùng lãnh thổ có dịch cúm gia cầm nhƣng khác chủng gồm:
Pakistan, Hoa Kì, Canada, Nam Phi, Ai Cập, Cộng hồ dân chủ nhân dân Triều
Tiên và Đài Loan. Tính đến tháng 4-2012 đã có tổng số 55 nƣớc, vùng lãnh thổ

bùng phát dịch cúm làm 250 triệu gia cầm chết hoặc bị tiêu huỷ bắt buộc (WHO,
2008). Đặc biệt đã có nhiều ngƣời nhiễm và bị tử vong do vi rút cúm H5N1, theo
thống kê số ngƣời bị nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 của các nƣớc báo cáo với Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) từ tháng 12/2003 đến 12/4/2012, đã có tới 602 trƣờng
hợp mắc cúm H5N1, trong số đó 355 trƣờng hợp đã tử vong chiếm tới 58,9%.
Indonesia, Việt Nam và Ai Cập là 3 nƣớc có số ngƣời tử vong và nhiễm cao nhất
do vi rút cúm A/H5N1 trên thế giới, và đang đƣợc Tổ chức Y tế Thế giới - WHO
xác định là quốc gia ―điểm nóng‖ có thể xảy ra dịch cúm mới ở ngƣời trong
tƣơng lai cần đƣợc quan tâm ngăn chặn, do vi rút cúm A/H5N1 có đƣợc các điều
kiện thuận lợi để tiến hóa thích nghi và lây nhiễm trên ngƣời (WHO, 2008).
Theo Báo cáo tình hình dịch bệnh 6 tháng đầu năm 2014 của Cục Thú y,
dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại một số nƣớc trong khu vực nhƣ: Campuchia, Lào,
Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Các dẫn liệu dƣới đây chỉ tập
trung vào một số nƣớc có biên giới chung với Việt Nam.
Tại Campuchia: Trong 4 tháng đầu năm 2014, phát hiện 05 ổ dịch cúm

4

download by :


A/H5N1 tại các tỉnh Kongpong Cham, Kongpong Speu, Kandal, Phnom Penh,
Kampot. Số gia cầm mắc bệnh, chết là 5.260/6.676 con (Trong đó số chết là
5.260 con, số tiêu hủy là 1.416 con). Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong
năm 2013 tại Campuchia đã có 26 ngƣời mắc bệnh trong đó có 14 ngƣời tử vong
cúm A/H5N1. Trong 6 tháng đầu năm 2014, Campuchia đã ghi nhận 4 ngƣời tại
4 tỉnh bị nhiễm vi rút cúm A/H5N1.
Tại Trung Quốc: cúm A/H5N1: Trong 4 tháng đầu năm 2014, phát hiện 04 ổ
dịch tại các tỉnh Quý Châu, Hồ Bắc, Vân Nam với số gia cầm mắc bệnh, chết là
48.929 con/ 938.835 con (trong đó số chết là 42.276, số tiêu hủy là 896.559 con).

Cúm A/H5N2: Phát hiện 02 ổ dịch cúm A/H5N2 độc lực cao tại 02 tỉnh làm
4.005 con mắc bệnh, chết 149.351 con (Trong đó số chết là 4000 con, số tiêu hủy
là 145.351 con). Ổ dịch đầu phát sinh ngày 21/12/2013 tại tỉnh Hà Bắc với
130.494 con mắc bệnh, chết; ổ dịch thứ 2 phát sinh ngày 16/01/2014 tại tỉnh Sơn
Đông với 18.857 con gia cầm mắc bệnh, chết.
Tại huyện Wanhua của thành phố Đài Bắc thuộc vùng lãnh thổ Đài Loan,
phát hiện 02 con gà bản địa bị chết do vi rút cúm gia cầm H5N2. Chƣơng trình
giám sát tăng cƣờng tại 1 chợ gia cầm sống ngay sau đó đã phát hiện tiếp 01 mẫu
vi rút cúm H5N2 từ 01 xác gia cầm chết. Kết quả thí nghiệm ngày 02/5/2014 cho
thấy chủng vi rút cúm H5N2 này gây chết tới 75% gà thí nghiệm.
Năm 2015: Cúm gia cầm đƣợc ghi nhận tại Ai Cập và Trung Quốc, với
sự xuất hiện của cả cúm A/H5N1 và A/H5N6 gây bệnh cho 64 ngƣời làm chết
20 ngƣời.
Năm 2016: Cúm gia cầm đƣợc ghi nhận tại Ai Cập và Trung Quốc, với 11
ngƣời mắc và 3 ca tử vong.
2.1.3. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam
Dịch cúm gia cầm ở nƣớc ta xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12/2003
tại trại gà giống của Công ty C.P. (Thái Lan) xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chƣơng
Mỹ, tỉnh Hà Tây. Từ đó đến nay dịch cúm gia cầm đã nhanh chóng lây lan ra hầu
hết các tỉnh trong cả nƣớc.
Bệnh liên tiếp tái phát và thƣờng vào lúc chuyển mùa, nhất là vụ Đông Xuân.
Theo Cục Thú y, tính tới năm 2010 thì có 6 đợt dịch (epidemic) cúm gia cầm
H5N1 xảy ra:

5

download by :


* Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 đến 3/2004: Cuối năm 2003, lần đầu

tiên trong lịch sử nƣớc ta dịch cúm gia cầm xuất hiện ở Hà Tây, Long An và Tiền
Giang, nó đƣợc coi là một bệnh mới ở gia cầm, đã gây thiệt hại lớn cho ngƣời
chăn nuôi gia cầm. Chỉ trong 3 tháng, dịch đã xuất hiện ở 2.574 xã, phƣờng (chiếm
24,6%) thuộc 381 huyện, quận, thị xã (chiếm 60%) của 57 tỉnh, thành phố trong cả
nƣớc. Tổng số gia cầm bị mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm
16,8% tổng đàn, trong đó gà là 30,4 triệu con; thủy cầm là 13,5 triệu con. Ngồi ra
cịn có 14,76 triệu con chim cút và các loại chim khác bị chết và bị tiêu huỷ.
* Đợt dịch thứ hai từ tháng 4/2004 đến 11/2004: tháng 4 năm 2004, ở một
số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, dịch tái xuất hiện tại 46 xã, phƣờng của
32 quận, huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ trong thời gian
này là 84.078 con, trong đó có 55.999 gà, 8.132 vịt và 19.947 chim cút.
* Đợt dịch thứ 3 từ tháng 12/2004 đến 5/2005: Trong thời gian này dịch đã
xuất hiện ở 670 xã của 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố (15 tỉnh phía Bắc, 21
tỉnh phía Nam) với tổng số gia cầm tiêu hủy là 470.495 gà, 825.689 vịt, ngan và
551.029 chim cút (Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm, 2004-2005).
* Đợt dịch thứ 4 từ tháng 10/2005 đến 12/2005: Dịch đã tái phát ở 285 xã,
phƣờng, thị trấn thuộc 100 quận, huyện của 24 tỉnh, thành phố. Số gia cầm ốm, chết
và tiêu hủy là 3.735.620 con, trong đó có 1.245.282 gà; 2.005.557 vịt; 484.781 chim
cút, bồ câu, chim cảnh.
* Trong 10 tháng đầu năm 2006 ở Việt Nam khơng xảy ra dịch, do sự chỉ
đạo phịng dịch quyết liệt của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về hiệu quả của
chiến dịch tiêm phòng. Đến cuối năm lại xuất hiện các ổ dịch trên đàn vịt chăn
ni nhỏ lẻ, chƣa tiêm phịng vắc xin.
*Đợt dịch thứ 5 bắt đầu và kéo dài trong suốt năm 2007: Dịch rải rác, lẻ tẻ
ở khắp nơi và có thể chia nhiều đợt.
Từ ngày 6/12/2006 đến 7/3/2007 dịch xảy ra trên 83 xã, phƣờng của 33
quận, huyện thuộc 11 tỉnh, thành gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ,
Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hà Nội, Hải Dƣơng và Hà Tây. Tổng
số gia cầm tiêu hủy là 103.094 con, trong đó có 13.622 gà; 89.472 ngan, vịt.
Từ 1/5/2007 đến 23/8/2007, dịch xảy ra ở 167 xã, phƣờng của 10 huyện,

thị thuộc 23 tỉnh, thành là Nghệ An, Quảng Ninh, Cần Thơ, Sơn La, Nam Định,
Đồng Tháp, Bắc Giang, Hải Phịng, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc,

6

download by :


Hƣng Yên, Quảng Nam, Thái Bình, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Cà Mau, Điện
Biên, Quảng Bình, Thái Nguyên và Trà Vinh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và
tiêu hủy là 294.894 con (21.525 gà; 264.549 vịt và 8.775 ngan).
Từ sau đợt dịch thứ 5, ở Việt Nam trở thành dịch lƣu hành, các ổ dịch nhỏ, lẻ
xuất hiện rải rác quanh năm.
* Năm 2008: Dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện, quận, thị
xã của 27 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là 106.508 con
(gồm 40.525 con gà, 61.027 con vịt và 4.506 con ngan). Các ổ dịch xuất hiện ở các
điểm chăn nuôi nhỏ lẻ nên đã đƣợc địa phƣơng bao vây, xử lý ngay nên hầu nhƣ
khơng có hiện tƣợng lây lan.
* Năm 2009: Cả nƣớc đã có 129 ổ dịch tại 71 xã, phƣờng, thị trấn của 35
huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành phố phát dịch cúm gia cầm. Tổng số gia cầm
mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 105.601 con, trong đó gà 23.733 con (chiếm 22,51
%), vịt 79.138 con (chiếm 74,94 %) và ngan 2.690 con (chiếm 2,55 %).
* Năm 2010: Dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 56 xã, 33 huyện, quận thuộc 20
tỉnh, thành. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 36.902 con gà (chiếm
32,97 %), 74.308 con vịt (chiếm 66,39 %) và 709 ngan con (chiếm 0,64%).
* Năm 2011: Xuất hiện 92 ổ dịch tại 71 xã thuộc 40 huyện của 21 tỉnh làm
99.780 con gia cầm mắc bệnh (37.558 gà; 61.171 vịt và 1.051 ngan), tiêu huỷ
132.667 con gia cầm các loại.
* Năm 2013, dịch cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra tại 50 xã, phƣờng của 23
huyện, quận thuộc 7 tỉnh, làm 59.829 con gia cầm mắc bệnh; tổng số gia cầm

chết và tiêu hủy là 79.522 con.
* Năm 2014, Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2014 của Cục Thú y: Các ổ
dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 155 xã, phƣờng của 90 huyện, thị xã thuộc 33
tỉnh, thành phố. Số gia cầm mắc bệnh là 211.573 con (Gà > 76.000 con, chiếm
36% tổng số mắc bệnh và vịt > 135.000 con, chiếm 64%); trong đó số chết là >
101.900 con (Gà chiếm 31,6% trong tổng số chết, vịt chiếm 68,4%).
Từ tháng 4 đến tháng 8, năm 2014, 5 ổ dịch H5N6 đã đƣợc Trung tâm Chẩn
đoán Thú y Trung ƣơng phát hiện bằng phƣơng pháp RT-PCR trên các đối tƣợng
gà, vịt và chim trĩ. Trong đó, 2 trƣờng hợp ở miền Bắc và 3 trƣờng hợp tại miền
Trung. Kết quả phân tích phả hệ các vi rút này cho thấy: Tất cả các vi rút H5N6
phân nhánh 2.3.4.4 dựa trên danh pháp phân loại gen HA. Các vi rút này có cùng
nguồn gốc với vi rút H5N6 xuất hiện tại Trung Quốc trong thời gian gần đây.

7

download by :


* Năm 2015: So với năm 2014, diện dịch và mức độ dịch cúm gia cầm nói
chung giảm nhiều, dịch chỉ xảy ra ở 11 tỉnh, thành với số gia cầm bị tiêu hủy là
45.025 con (Cục Thú Y, 2015).
* Năm 2016: Trong năm 2016, Cúm A/H5N1: xảy ra tại 07 xã, phƣờng của
06 huyện, thị xã thuộc 03 tỉnh, thành phố (Nghệ An, thành phố Cần Thơ và Cà
Mau). Số gia cầm mắc bệnh là 4.767 con (gà 1.517 con, chiếm 31,8% tổng số
mắc bệnh, vịt 2.720 con, chiếm 57,1% và ngan 530 con, chiếm 11,1%); trong đó
số tiêu huỷ là 6.182 con, bao gồ m cả gia cầ m khỏe ma ̣nh trong cùng đàn mắ c
bê ̣nh (gà chiếm 35% trong tổng số chết, vịt chiếm 55,3% và ngan chiếm 9,7%).
So với năm 2015, tình hình dịch bệnh CGC A/H5N1 đã giảm cả về diện
dịch và mức độ dịch, cụ thể: số xã có dịch giảm 2,57 lần, số huyện có dịch giảm
2,83 lần, số tỉnh có dịch giảm 3,67 lần, số gia cầm chết và tiêu huỷ giảm 2,6 lần.

Cúm A/H5N6:
Trong năm 2016, dịch xảy ra tại 07 xã, phƣờng của 06 huyện, thị xã thuộc
05 tỉnh, thành phố (Tuyên Quang, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ngãi, Kon Tum).
Số gia cầm mắc bệnh là 5.189 con (gà 4.655 con, chiếm 89,70% tổng số mắc
bệnh và vịt, ngan là 534 con, chiếm 10,30%); số gia cầm tiêu huỷ là 13.550 con,
bao gồ m cả gia cầ m khỏe ma ̣nh trong cùng đàn mắ
c bê ̣nh (gà chiếm 91,90%
trong tổng số chết, vịt chiếm 8,10%).
So năm 2015, tình hình dịch bệnh CGC A/H5N6 đã giảm cả về diện dịch và
mức độ dịch, cụ thể: số xã có dịch giảm 3 lần, số huyện có dịch giảm 2,83 lần, số
tỉnh có dịch giảm 2,2 lần và số gia cầm chết và tiêu huỷ giảm 2,13 lần (Cục Thú
Y, 2016).
* Năm 2017: Toàn quốc đã xảy ra 40 ổ dịch cúm A/H5 (34 ổ dịch gây ra
do vi rút cúm A/H5N1 và 06 ổ dịch do vi rút cúm A/H5N6, trung bình mỗi ổ
dịch có 1.258 con gia cầm mắc bệnh) tại 83 hộ chăn nuôi gia cầm tại 31 huyện
thuộc 21 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh là 50.316 con (gà 25.198
con, chiếm 50,08 tổng số gia cầm mắc bệnh; vịt 24.665 con, chiếm 49,02 % ;
ngan 453 con, chiếm 0,90 %) và số gia cầm tiêu hủy là 73.835 con ( gà 36.965
con, chiễm 50,06 % tổng số gia cầm tiêu hủy; vịt 36.388 con, chiếm 49,28 %;
ngan 482 con, chiếm 1,30 %).
So với năm 2016, diện dịch và mức độ dịch đều tăng, cụ thể: số ổ dịch
tăng 2,86 lần, số huyện có dịch tăng 2,58 lần, số tỉnh có dịch tăng 3 lần; số gia
cầm mắc bệnh tăng gần 5,05 lần

8

download by :


Cúm A/H5N1:

Trong năm 2017, toàn quốc đã xảy ra 34 ổ dịch cúm A/H5N1 tại 27 huyện
thuộc 17 tỉnh, thành phố (Cao Bằng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam
Định, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang,
Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Nai, Tây Ninh. Số gia cầm mắc bệnh là
39.636 con và số gia cầm tiêu hủy là 56.125 con.
Cúm A/H5N6:
Trong năm 2017, toàn quốc đã xảy ra 06 ổ dịch cúm A/H5N6 tại 05 huyện
thuộc 05 tỉnh ( Cao Bằng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Kon
Tum). Số gia cầm mắc bệnh là 10.680 con (gà 2.280 con, chiếm 21,35 % tổng
số gia cầm mắc bệnh ; vịt 8.400 con, chiếm 78,65 %) và số gia cầm tiêu hủy là
17.710 con, bao gồm cả gia cầm khỏe mạnh trong cùng đàn mắc bệnh (gà 2.500
con, chiếm 14,12 tổng gia cầm tiêu hủy; vịt 15.210 con, chiếm 85,88%).
Trong năm 2018, toàn quốc đã xảy ra 07 ổ dịch cúm A/H5N6 tại 07 hộ chăn
nuôi gia cầm thuộc 05 tỉnh, thành phố (Cao Bằng, Đắk Lắk, Phú Yên, Nghệ An và
Hải Phòng). Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 23.958 con (9.858 con gà, 11.700
con vịt, 2.400 con ngan). Ngoài ra, một số địa phƣơng phát hiện một số ổ dịch nhỏ
lẻ và đã đƣợc cơ quan liên quan của địa phƣơng phát hiện và xử lý kịp thời.
So với năm 2017, số hộ chăn nuôi gia cầm có dịch giảm 12 lần, số xã có
dịch giảm 6 lần, số tỉnh có dịch giảm 4 lần; số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy
giảm 3 lần.
2.1.4. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm
2.1.4.1. Loài vật mang vi rút
Vi rút cúm đã phân lập đƣợc ở hầu hết các loài chim hoang dã nhƣ vịt trời,
thiên nga, hải âu, mịng biển, vẹt, vẹt đi dài, vẹt mào, chim thuộc họ sẻ, diều
hâu. Ở vịt trời, tần suất và số lƣợng vi rút phân lập đƣợc cao hơn các loài khác
(Bùi Quang Anh và cs., 2004 ).
Kết quả điều tra thủy cầm ở Bắc Mỹ cho thấy trên 60% chim non bị nhiễm
vi rút do tập hợp đàn trƣớc khi di trú. Vi rút không gây độc đối với vật chủ, tuy
nhiên chúng đƣợc nhân lên ở đƣờng ruột của chim khiến cho các loài này mang
vi rút và là nguồn gieo rắc vi rút cho các loài khác, đặc biệt là gia cầm

(Alexander et al., 1993).

9

download by :


Nghiên cứu phát hiện vịt từ khi bị nhiễm đến khi bắt đầu thải vi rút trong
vòng 30 ngày. Vi rút đƣợc duy trì tới mùa sinh sản tiếp truyền cho các con non
theo đƣờng tiêu hóa do vi rút bài thải theo phân, gây ô nhiễm ao, hồ (Bùi Quang
Anh và cs., 2004;Cục Thú Y, 2004).
Đối với các ký chủ khác, mỗi vi rút cúm cụ thể có thời gian lƣu giữ trong cơ
thể khác nhau và có khả năng gây bệnh khác nhau, không theo quy luật. Vi rút
cúm gia cầm có 3 loại ký chủ:
- Ký chủ lƣu giữ (Reservoir host): Là loại ký chủ chỉ cho phép vi rút nhân lên
với lƣợng thấp và vi rút gây ra bệnh rất nhẹ. Ví dụ nhƣ vịt và một số thủy cầm vẫn
đƣợc coi là ký chủ lƣu giữ H5N1, nhờ đó vi rút có khả năng tồn tại.
- Ký chủ hứng chịu (Spillover host): Là loại ký chủ cho phép vi rút nhân lên
với lƣợng lớn và bệnh mà nó gây ra cũng rất nặng, thƣờng là bệnh tồn thân và
thƣờng gây tử vong (ví dụ gà, gà tây và chim cút đối với H5N1).
- Ký chủ lệch (Aberrant host): Là loại ký chủ mà vi rút chỉ nhân lên với số
lƣợng nhỏ nhƣng bệnh do chúng gây ra lại rất nghiêm trọng và thƣờng gây tử
vong. Ví dụ: ngƣời, hổ, chó mèo... hiện đang là ký chủ lệch của vi rút H5N1
(Nguyễn Tiến Dũng, 2008).
2.1.4.2. Động vật cảm nhiễm
Bệnh cúm đƣợc phát hiện ở tất cả các loài chim thuần dƣỡng (gia cầm, thủy
cầm) hoặc chim hoang dã. Gà, gà tây, chim cút, bồ câu, vịt, ngan... đều mắc
bệnh. Hiện đã phân lập đƣợc vi rút từ vịt bầu, ngỗng, chim cút, gà nhật, gà gô, gà
lơi. Vịt ni nhiễm vi rút cúm nhƣng khó phát hiện triệu chứng do vịt có sức đề
kháng với vi rút gây bệnh, kể cả với chủng có độc lực cao. Đây là những nguồn

tàng trữ và reo rắc vi rút nguy hiểm nhất.
Gà, ngan, vịt, chim cút mọi lứa tuổi đều mắc cúm nhƣng thƣờng ở 4-6 tuần
tuổi. Gia cầm dễ mắc bệnh và có tỷ lệ chết cao nhất ở nơi bệnh phát ra lần đầu
và trong tuổi sắp đẻ hoặc thời kỳ đẻ cao nhất. Gia cầm có khả năng sản xuất càng
cao thì càng mẫn cảm với vi rút. Gia cầm mái dễ bị nhiễm hơn trống. Con non và
già mẫn cảm với mầm bệnh hơn con trƣởng thành.
Ngồi ra, vi rút có thể gây bệnh cho các lồi động vật có vú khác nhƣ lợn,
ngựa, chồn, hải cẩu, cá voi... và cả con ngƣời. Nhiều nghiên cứu mới đây cho
thấy, loài mèo cũng mắc bệnh và chết (Beard et al., 1987).

10

download by :


2.1.4.3. Sự truyền lây
Khi con vật nhiễm cúm, vi rút nhân lên trong đƣờng tiêu hóa và đƣờng hơ
hấp. Sự truyền lây đƣợc thực hiện theo 2 phƣơng thức: trực tiếp và chủ yếu là
gián tiếp. Lây trực tiếp do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thơng
qua các hạt khí dung đƣợc bài tiết từ đƣờng hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nƣớc
uống bị nhiễm. Lây gián tiếp qua các hạt khí dung trong khơng khí với khoảng
cách gần hoặc những dụng cụ chứa vi rút do gia cầm mắc bệnh bài thải qua phân
hoặc lây qua chim, thú, thức ăn, nƣớc uống, lồng nhốt, quần áo, xe vận chuyển...
Đối với gia cầm nuôi, nguồn dịch đầu tiên thƣờng thấy là:
- Từ các lồi gia cầm ni trong cùng trang trại hoặc trang trại liền kề
- Lây truyền qua trứng
- Từ gia cầm nhập khẩu
- Từ chim di trú, đặc biệt là các loài chim nƣớc di trú
- Từ ngƣời và các động vật có vú khác.
2.1.5. Triệu chứng, bệnh tích bệnh cúm gia cầm

2.1.5.1. Triệu chứng
Các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh diễn biến rất đa dạng và phức
tạp, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ độc lực, số lƣợng vi rút, lồi nhiễm bệnh,
mật độ chăn ni, tiểu khí hậu chuồng ni... Thời gian ủ bệnh ngắn thƣờng chỉ
vài giờ đến 21 ngày.
a. Triệu chứng lâm sàng của bệnh do những chủng vi rút cúm độc lực cao
Khi nhiễm các chủng vi rút độc lực cao (HPAI):
+ Gia cầm thƣờng chết đột ngột.
+ Tỷ lệ tử vong khá cao có khi lên đến 100% trong vài ngày.
+ Lúc đầu mới phát gà sốt cao, nƣớc mắt, nƣớc miệng chảy giàn dụa, gà rất
khó thở điển hình nhƣ ho khẹc, hắt hơi, thở khò khè, vảy mỏ, há mồ thở dốc
nhiều gà phải rƣớn cao, rƣớn dài cổ để hít khí,…
+Tiếp theo là mi mắt bị viêm, mặt phù nề, sƣng mọng.
+ Mào tích dày lên do thủy thũng, tím tái, có nhiều điểm xuất huyết. Thịt gà
bị bệnh thƣờng thâm xám, dƣới da vùng chân có xuất huyết.

11

download by :


×