Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lư chất thải rắn y tế của các bệnh viện cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.24 MB, 87 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

THÂN THỊ THẢO

ĐÁNH GIÁ CÔNG TAC QUAN LY CHẤT THẢI RẮN
Y TẾ CỦA CÁC BỆNH VIỆN CẤP TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Khoa học Môi trường

Mã số :

8 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn



Thân Thị Thảo

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức các bệnh viện tuyến
tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Thân Thị Thảo

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục hình ................................................................................................................. vi
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract……………………………………………………………………………………………ix
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát........................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................................2


1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.

Ý nghĩa đề tài ..................................................................................................... 3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học..........................................................................................................3

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................4

2.1.1.

Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 4

2.1.2.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4

2.2.


Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường và sức khỏe con người .....................5

2.2.1.

Đối với môi trường: ........................................................................................... 5

2.2.2.

Đối với con người: ............................................................................................. 9

2.3.

Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ......................................................... 13

2.3.1.

Tìm hiểu về thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới .......... 13

2.3.2.

Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam ............................... 16

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 29
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................. 29

3.2.


Thời gian nghiên cứu ............................................................................................... 29

iii

download by :


3.3.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 29

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 29

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 29

3.5.2.

Phương pháp ngoại nghiệp .............................................................................. 30

3.5.3.

Các phương pháp nội nghiệp ........................................................................... 31


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 34
4.1.

Khái quát quy mô và thực trạng y tế tỉnh Bắc Giang .............................................. 34

4.1.1.

Khái quát về y tế tỉnh Bắc Giang ..................................................................... 34

4.1.2.

Thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường y tế tại tỉnh Bắc Giang .... 37

4.1.3.

Tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường ................................. 38

4.2.

Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại 06 bệnh viện tuyến tỉnh
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: ..................................................................................... 40

4.2.1.

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế tại các bệnh viện................................. 41

4.2.2.

Tải lượng phát sinh chất thải rắn y tế tại 6 bệnh viện tuyến tỉnh ..................... 43


4.2.3.

Phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn y tế ................................................. 46

4.2.4.

Ý kiến của người dân về đánh giá công tác quản lý CTRYT .......................... 53

4.2.5.

Thực trạng quản lý nhà nước về công tác quản lý chất thải rắn y tế .................... 56

4.3.

Bài học kinh nghiệm về quản lý chất thải rắn y tế tại khu vực nghiên cứu ........... 58

4.3.1.

Giải pháp thu gom, phân loại, xử lý, vận chuyển, lưu trữ ............................... 58

4.3.2.

Giải pháp giảm thiểu ........................................................................................ 62

4.3.3.

Giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm ........................................................................... 63

4.3.4.


Giải pháp về cơ chế chính sách quản lý........................................................... 63

4.3.5.

Biện pháp an toàn, vệ sinh lao động ................................................................ 63

4.3.6.

Đề xuất mơ hình xử lý chất thải y tế lây nhiễm ............................................... 65

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 70
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 70

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 71

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 72

iv

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.


Kết quả quan trắc khí thải lị đốt rác thải y tế Del Monego 200 lắp đặt
tại Tây Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội .................................................................... 8

Bảng 2.2.

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ chất thải rắn y tế ................................................. 10

Bảng 2.3.

Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2009 ...................... 17

Bảng 2.4.

Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện ............................. 18

Bảng 2.5.

Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giữ chất thải rắn y tế tại một
số thành phố ................................................................................................ 23

Bảng 4.1.

Tổng hợp lượng chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm
2016 ............................................................................................................ 36

Bảng 4.2.

Bảng tổng hợp tình hình thực hiện quy định về bảo vệ môi trường của
các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
năm 2016..................................................................................................... 39


Bảng 4.3.

Vị trí địa lý 6 bệnh viện tuyến tỉnh tỉnh Bắc Giang .................................... 40

Bảng 4.4.

Quy mô hoạt động của 6 bệnh viện ............................................................ 41

Bảng 4.5.

Nguồn thải từ hoạt động khám chữa bệnh .................................................. 42

Bảng 4.6.

Tải lượng phát sinh chất thải rắn y tế tại 6 bệnh viện ................................. 44

Bảng 4.7.

Thực trạng phân loại CTR YT .................................................................... 47

Bảng 4.8.

Thực trạng thu gom, vận chuyển và lưu trữ CTR YT................................. 49

Bảng 4.9.

Biện pháp xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh tỉnh Bắc
Giang ........................................................................................................... 50


Bảng 4.10. Ý kiến của bệnh nhân về công tác quản lý CTRYT ................................... 54
Bảng 4.11. Phân bố nhân lực và công tác đào tạo về quản lý chất thải rắn y tế ................ 57

v

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Thành phần CTRYT dựa trên đặc tính lý hóa................................................ 19
Hình 4.1. Sơ đồ tỉnh Bắc Giang ..................................................................................... 34
Hình 4.2. Hiện trạng hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.................................... 35
Hình 4.3. Tỷ lệ khối lượng CTRYT tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang...... 37
Hình 4.4. Khối lượng CTRYT tại 6 bệnh viện tuyến tỉnh tỉnh Bắc Giang .................... 45
Hình 4.5. Lò đốt chất thải y tế bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang ................................ 53
Hình 4.6. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn y tế tại 6 bệnh viện .............................. 56
Hình 4.7. Sơ đồ quy trình thu gom, phân loại, quản lý chất thải rắn y tế ...................... 59
Hình 4.8. Sơ đồ cơng nghệ khu xử lý chất thải tập trung .............................................. 67
Hình 4.9. Sơ đồ nồi hấp chân không.............................................................................. 67

vi

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BVMT

Bảo vệ Môi trường

BHYT

Bảo hiểm y tế

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

BV

Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CSYT


Cơ sở y tế

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTRYTNH

Chất thải rắn y tế nguy hại

DO

Lượng oxy hịa tan

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

KSNK

Kiểm sốt nhiễm khuẩn


MPN

Số vi khuẩn có thể lớn nhất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam,

TCMT

Tổng cục mơi trường

YTDP

Y tế dự phịng

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Thân Thị Thảo
Tên luận văn: “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện cấp tỉnh
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.

Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 24 14 06 30

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý CTRYT của các bệnh viện cấp tỉnh trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý CTRYT.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu, điều tra, khảo sát thực tế kết hợp phiếu điều tra tại 6 bệnh viện
tuyến tỉnh về lượng chất thải phát sinh, nguồn nhân lực, công tác phân loại chất thải tại
nguồn, dụng cụ lưu chứa chất thải, hệ thống xử lý chất thải.
Kết quả chính và kết luận
Tổng khối lượng chất thải tại các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang là 2488,4 kg/ngày. Tùy thuộc vào quy mơ và loại hình bệnh viện mà cơ cấu loại
chất thải là khác nhau.
Các bệnh viện đã quan tâm đến công tác quản lý chất thải rắn y tế, tại cả 6 bệnh
viện đều có Hội đồng kiểm sốt nhiễm khuẩn, buồng bệnh có treo bảng hướng dẫn nội
quy vệ sinh buồng bệnh và trực tiếp hướng dẫn nội quy buồng bệnh đối với bệnh nhân
và người nhà bệnh nhân. Các nhân viên y tế thực hiện phân loại chất thải tại nơi phát
sinh, bố trí vị trí đặt dụng cụ thu gom chất thải phù hợp, tần suất thu gom từ 1-2
lần/ngày để hiệu suất thu gom đạt 100%. Tuy nhiên, ở một số bệnh viện còn chưa trang
bị đầy đủ dụng cụ thu gom chất thải theo đúng quy định, vẫn còn tồn tại hiện tượng chất
thải vương vãi trong khu vực bệnh viện. Các bệnh viện đã có nơi lưu trữ chất thải riêng
nhưng chưa có phòng lạnh để bảo quản chất thải lây nhiễm. Hiện có 4 lị đốt rác để xử lý
chất thải cho 6 đơn vị. Tuy nhiên việc đốt chất thải tại các bệnh viện này lại đang gặp
phải sự phản đối của các hộ dân xung quanh.
Để tăng cường quản lý chất thải cần thực hiện đồng bộ các biện pháp thu gom,
phân loại, xử lý, vận chuyển và lưu trữ; thực hiện các biện pháp giảm thiểu chất thải;
kiểm soát ô nhiễm; thay đổi cơ chế chính sách quản lý và thực hiện các biện pháp an

toàn vệ sinh lao động. Đề xuất mơ hình xử lý chất thải y tế lây nhiễm tập trung cho cả 6
bệnh viện bằng nồi hấp cải tiến kết hợp nghiền.

viii

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Than Thi Thao
Thesis title: Assessment of medical solid waste management in provincial hospitals in
Bac Giang
Major: Environmental Science

Code: 24 14 06 30

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
To evaluation the actual state of medical solid waste management in
provincial hospitals in Bac Giang and propose solutions to strengthen medical solid
waste management.
Materials and Methods
Data collection, survey, field survey and survey questionnaires at 6 provincial
hospitals on amount of waste discharged, human resources, waste sorting at source,
waste containers, wasting treatment system.
Main findings and conclusions
Total mass of waste in provincial hospitals in Bac Giang is 2488,4 kg/day.
Depending on the size and the type of the hospitals, the structure is different.
The hospitals have attended to medical solid waste management. All 6 hospitals
have Infectious Disease Control Board. The champers have panels of guidelines for

hygienic conditions and they have also directly guided patients and their relative
regulations of the champers. Nurses have sorted waste at discharging place, arrange to
put waste collection equipment appropriately and collect 1-2 times/day to get 100%
efficiency. However, some hospitals still don't have enough tools for collecting waste,
these areas still have scattered waste. The hospitals have places for storing waste but
don't have the cold room for preserving waste contamination. There are 4 incinerators
for 6 units. But the burning of waste at the hospitals is objected a lot by people in the
surrounding area.
In order to enhance waste management, collection, sorting, handling, transportation
and storage measures should be carried out in a uniform manner; we should carry out waste
minimization measures; pollution control; change management policy mechanism and carry
out safety and hygienic measures. It’s proposed that model of medical waste treatment for
all 6 hospitals is improved steamer combined with grinding.

ix

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, cả nước có 13.511 cơ sở y tế bao gồm các cơ sở khám chữa
bệnh và dự phòng từ cấp Trung ương đến địa phương với lượng chất thải rắn phát
sinh vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn/ngày là chất thải y tế (CTYT)
nguy hại. Lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế có giường bệnh là khoảng
125.000 m3/ngày. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế năm
2011, ước tính đến năm 2015 lượng chất thải rắn y tế (CTRYT) phát sinh sẽ là
590 tấn/ngày và đến năm 2020 là khoảng 800 tấn/ ngày. Thành phần chính của
rác thải y tế bao gồm: bông, băng gạc, bơm kim tiêm, bệnh phẩm (nội tạng, bộ
phận cơ thể), vật tư dùng để khám chữa bệnh (dao, kéo, găng tay, thanh đè lưỡi),

các chất từ khâu xét nghiệm (môi trường cấy mô, vi sinh vật gây bệnh, lam kính,
ống đựng máu…). Tuy khối lượng CTRYT khơng nhiều nhưng có các thành
phần độc hại cao, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh như HIV; viêm gan A, B,
C... từ các tổn thương từ vật sắc nhọn; nhiều loại hóa chất và dược phẩm được sử
dụng trong các cơ sở y tế là những mối nguy cơ đe dọa sức khỏe con người như
các độc dược, các chất gây độc gen, chất ăn mòn, chất dễ cháy, gây nổ, gây sốc
phản vệ, các hợp chất tẩy rửa có tính ăn mịn cao... Rác thải y tế cũng có thể là
nguyên nhân gây bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm khi không được thu gom,
quản lý và xử lý triệt để.
Cho đến nay, việc thực hiện phân loại, thu gom, lưu giữ CTRYT ở nhiều
bệnh viện còn chưa đạt yêu cầu. Đa số các bệnh viện chưa có cơ sở hạ tầng để xử
lý CTYT nguy hại, vì vậy CTRYT nguy hại chủ yếu được tự xử lý bằng phương
pháp đốt với các lò đốt thủ công hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện. Đa
số các lị đốt chưa có hệ thống xử lý khí thải, nhiều lị đốt đã cũ, hỏng nên có
nguy cơ làm phát sinh các chất độc hại ra mơi trường, trong đó có các chất ơ
nhiễm hữu cơ khó phân hủy như Dioxin và Furan. Hệ thống xử lý nước thải của
phần lớn bệnh viện chưa đáp ứng được yêu cầu đối với tất cả các thông số trong
quy chuẩn về nước thải bệnh viện, vì thế có nguy cơ xả thải nhiều chất độc hại và
các tác nhân gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao ra môi trường nước.
Để đánh giá thực trạng về CTYT cũng như những ảnh hưởng của CTYT
đối với môi trường, nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan đã tiến hành điều tra,

1

download by :


nghiên cứu. Các nghiên cứu đã phần nào cho thấy những tồn tại trong công tác
quản lý CTYT ở nước ta. Hiện nay, vì nhiều lý do trong đó có áp lực về nhu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân, sự quá tải của nhiều bệnh viện, sự thiếu đồng bộ

cơ sở hạ tầng của bệnh viện nên dẫn tới vệ sinh môi trường của nhiều bệnh viện
chưa được đảm bảo.
Tỉnh Bắc Giang có các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện và
nhiều cơ sở khám chữa bệnh, là một trong các nguồn chính phát thải CTYT.
Theo số liệu thống kê năm 2016, tồn tỉnh có 16 bệnh viện, 14 cơ sở dự
phòng, 230 trạm y tế với tổng số 3.530 giường bệnh phục vụ cho nhu cầu
khám và chữa bệnh cho người dân trong tỉnh. Theo Báo cáo thống kê lượng
rác thải y tế toàn tỉnh năm 2016 là 1958,21 tấn trong đó lượng CTYT lây
nhiễm là 283,31 tấn.
Để quản lý tốt lượng CTRYT phát sinh từ hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang cần tiến hành thống kê các bệnh viện, cơ sở y tế, cập nhật thu thập các
số liệu về khối lượng thành phần các loại chất thải phát sinh. Trên cơ sở các
thông tin và số liệu thu thập được, kết hợp với các quy hoạch phát triển của tỉnh
cho phép dự báo lượng CTRYT phát sinh trong những năm tiếp theo và đề ra các
phương pháp quản lý và xử lý CTRYT cho phù hợp góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền
vững. Do vậy, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế
của các bệnh viện cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRYT của các bệnh viện cấp tỉnh
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý CTRYT.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng quản lý CTRYT theo Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT tại 6 bệnh viện tuyến tỉnh: BV Đa khoa tỉnh Bắc
Giang, BV Sản nhi, BV Tâm thần, BV Lao và bệnh phổi, BV Đông Y, BV phục
hồi chức năng.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý CTRYT tại các bệnh viện tuyến tỉnh
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.


2

download by :


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu về công tác quản lý CTRYT tại 6 bệnh viện tuyến tỉnh tỉnh
Bắc Giang gồm: BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang, BV Sản nhi, BV Tâm thần, BV
Lao và bệnh phổi, BV Đông Y, BV phục hồi chức năng.
- Thời gian từ tháng 6/2016 – 10/2017.
1.4. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là một bước tiếp theo cho việc nghiên cứu, điều tra các nguồn gây ô
nhiễm của CTYT tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của tỉnh Bắc
Giang. Ngoài ra đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học, điều tra
về công tác quản lý rác thải bệnh viện và giúp cho các nhà quản lý về mơi trường
có những chính sách và công tác quản lý môi trường chặt chẽ hơn.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng chất lượng môi trường y tế của
một số bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Tìm hiểu được mức độ phát sinh CTRYT tại các bệnh viện, hiện trạng
thu gom và xử lý CTRYT, từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn trong cơng
tác quản lý và bảo vệ môi trường.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ Y tế quy định về
quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện;
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015
của liên bộ Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất
thải y tế;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định
về quản lý chất thải và phế liệu;
- Quyết định số 2149/QĐ/TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050;
- Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải Y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định
hướng đến năm 2020;
- Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 06/7/2015 của Bộ Y tế về việc tăng cường
quản lý chất thải y tế trong bệnh viện;
- QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại;
- QCVN 02:2012/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất
thải rắn y tế;
- QCVN 55:2013/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp
chất thải y tế lây nhiễm;
2.1.2. Cơ sở lý luận
Các thuật ngữ liên quan đến chất thải y tế:
- Môi trường: Theo điều 3, chương I, Luật Bảo vệ môi trường 2014 “Môi


4

download by :


trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự
tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Theo điều 3, chương I, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT ngày 31/12/2015 của liên bộ Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về quản lý chất thải y tế:
- Chất thải y tế: là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ
sở y tế, bao gồm CTYT nguy hại, CTYT thông thường và nước thải y tế.
- Chất thải y tế nguy hại: là CTYT chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính
nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và
chất thải nguy hại không lây nhiễm.
- Quản lý chất thải y tế: là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý CTYT và giám sát quá trình thực hiện.
- Giảm thiểu chất thải y tế: là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát
thải CTYT.
- Thu gom chất thải y tế: là quá trình tập hợp CTYT từ nơi phát sinh và vận
chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý CTYT trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Vận chuyển chất thải y tế: là quá trình chuyên chở CTYT từ nơi lưu
giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất
thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý CTYT nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý
chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý CTYT.
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI Y TẾ ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC
KHỎE CON NGƯỜI
2.2.1. Đối với môi trường
Một số nghiên cứu đã cho thấy ô nhiễm môi trường do chất thải rắn y tế chủ
yếu tác động đến mơi trường nước và khơng khí.
Theo tài liệu thu thập của Trần Thị Minh Tâm (2007): Kết quả điều tra

quản lý CTYT tại một số bệnh viện huyện ngoại thành Hà Nội của Bùi Văn
Trường, Nguyễn Tất Hà (năm 1998) cho thấy: các chỉ tiêu trong nước thải như
COD, BOD5, NH4, Coliform và Fecal coliform ở mức độ ô nhiễm nặng so với
tiêu chuẩn cho phép. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam
(2004) lượng vi khuẩn/m3 khơng khí cao hơn giới hạn cho phép.

5

download by :


- Môi trường đất: Quản lý, xử lý CTRYT không đúng quy định sẽ dẫn đến
sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, gây ơ nhiễm đất và làm
cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp trở nên khó khăn. Từ CTYT các tác nhân sinh
học, vi sinh vật, vi khuẩn, nấm gây bệnh từ người bệnh, người lành mang trùng,
người khỏi mang mầm bệnh được thải ra đất rồi lại xâm nhập trở lại người:
Salmonella, Vibrio cholerea, Amip, trứng giun, … Các tác nhân hóa học, lý học,
các kim loại nặng, các chất phóng xạ có thể lắng xuống mặt đất, gây ơ nhiễm và
tích tụ, người và động vật khi ăn phải rau, quả bị ơ nhiễm được trồng trên đất đó
có thể mắc phải bệnh tật.
Theo Trần Thị Minh Tâm (2007), khi nghiên cứu mức độ nhiễm trứng
giun trong đất ở 11/11 bệnh viện huyện của tỉnh Hải Dương thì khu vực bãi rác bị
nhiễm giun đũa ở mức đất rất bẩn (180-220 trứng giun/1kg đất) và bệnh viện
chưa xử lý chất thải bị nhiễm cao hơn đối với bệnh viện xử lý chất thải và bị
nhiễm cả trứng giun móc, giun tóc cho thấy nguy cơ ơ nhiễm sang khu vực khoa
phịng và khu vực xung quanh.
- Mơi trường khơng khí: Trong các khâu phân loại, thu gom, vận chuyển,
CTRYT có thể phát tán vào khơng khí các loại bụi, nha bào gây bệnh, hơi dung
mơi, hóa chất... Trong khâu xử lý, CTRYT có thể phát sinh các chất khí độc hại
như Dioxin, furan... từ lò đốt hay các loại chất khí như CH4, NH3, H2S ... từ các

khu tập kết rác hay bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Hiện nay tình trạng sử dụng
lị đốt để xử lý CTYT khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Nhiều lị đốt
khơng có hệ thống xử lý khí thải và nhiệt độ của buồng đốt thấp dưới 800oC đã
làm phát thải Dioxin, furan ra môi trường gây ảnh hưởng tới mơi trường sống từ
đó tác động tới sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Theo bản kiểm kê nguồn phát thải dioxin năm 1994 ở Mỹ đã xác định
được lò đốt CTYT là nguồn phát sinh lượng dioxin và furan hàng đầu ở Mỹ
(Thorton et al., 1996).
Dioxin là các hợp chất hữu cơ với hai vòng benzen được kết nối bởi hai
nguyên tử oxy, và chứa bốn đến tám clo được thay thế cho các nguyên tử hydro
trên các vòng benzen (Schecter et al., 2006). Dioxin là chất cực kỳ độc, có thời
gian bán hủy ước tính ở người là 7-11 năm. Chúng được biết là có khả năng gây
ung thư cao và gây vô sinh ở người (Schecter et al., 2006). Furans có cấu trúc
tương tự như dioxin, nhưng chỉ có một ngun tử oxy giữa hai vịng benzen và
có các tính chất độc tương tự.

6

download by :


Hiệp ước EPA Hoa Kỳ ước tính rằng việc đốt rác y tế năm 1987 đã phát
thải khoảng 2570g dioxin, chiếm 18% tổng số lượng dioxin do con người phát
thải vào trong khí quyển. Đến năm 2000, lượng phát thải dioxin từ lò đốt chất
thải y tế đã giảm 85% so với mức năm 1987 xuống còn 378 g dioxin, hay 27
% tổng lượng khí thải dioxin do con người gây ra năm đó (Elliott Steen
Windfeld, 2015).
EPA lưu ý rằng mặc dù lượng dioxin thải ra từ mỗi một lò đốt trong tổng
số hơn 6.000 lò đốt CTYT ở Hoa Kỳ là tương đối nhỏ, nhưng với số lượng lớn
lượng chất thải được đốt lại có đóng góp vào mức độ dioxin trong khí quyển khá

lớn. Thực tế, hầu hết các lò đốt rác thải y tế được sử dụng ở các bệnh viện là loại
lị nhỏ khơng được trang bị các cơng nghệ kiểm sốt dioxin phức tạp như các lị
đốt lớn hơn có thể đáp ứng nên đã làm tăng lượng khí thải dioxin vào trong khí
quyển (EPA Exposure Assessment Group, 1994).
Tại Canada, việc đốt rác thải y tế đã sinh ra một lượng đáng kể lượng khí
thải dioxin trong khí quyển. Mặc dù Canada đã thắt chặt các tiêu chuẩn chất
lượng khơng khí trong vài thập kỷ qua, việc phát thải dioxin từ các cơ sở đốt rác
thải y tế vẫn là nguồn thải dioxin lớn thứ hai và ước tính chiếm 22,5% tổng lượng
khí thải dioxin trong nước (Elliott Steen Windfeld, 2015).
Những vấn đề phát thải trên quy mô lớn được báo cáo, không đưa ra một
bức tranh đầy đủ về tác động của phát thải liên quan đến các cơ sở đốt. Trên thực
tế, nồng độ của dioxin ở những khu vực gần lò đốt cao hơn đáng kể so với nồng
độ dioxin khí quyển (Batterman, 2004). Đây là mối quan tâm đặc biệt vì các
nước đang phát triển thường đốt CTYT trong các điều kiện khơng kiểm sốt
được và khơng có hệ thống xử lý khí thải, dẫn đến lượng phát thải dioxin cao từ
các cơ sở xử lý chất thải (Ananth et al., 2010). Do đó, dân số sống gần các cơ sở
thiêu hủy CTYT ở các nước đang phát triển thường bị phơi nhiễm với mức độ
dioxin rất cao.
Việc đốt các chất thải, cả y tế và đơ thị, được ước tính chiếm 13% lượng
phát thải thủy ngân do con người gây ra ở Bắc Mỹ, đứng thứ hai chỉ sau đốt than
(55%) là nguồn phát thải (Pacyna et al., 2006).
Tại Canada, các lị đốt CTYT truyền nhiễm ước tính chiếm khoảng 9% khí
thải thủy ngân trong khí quyển hàng năm (Weir, 2002). Hơn nữa, ít nhất 3%
lượng phát thải thuỷ ngân do con người tồn cầu bắt nguồn từ q trình đốt rác

7

download by :



thải (Pacyna et al., 2006). Phát thải thủy ngân trong khơng khí mang một nguy cơ
về sức khoẻ và mơi trường, vì thủy ngân trong khơng khí có thể dễ dàng xâm
nhập vào cơ thể thơng qua phổi nơi nó tích tụ trong các mơ mỡ. Điều này liên
quan đến việc tăng nồng độ thủy ngân trong cơ thể đã ảnh hưởng đến hệ thống
thần kinh, bài tiết và sinh sản (Wolfe et al., 1998).
Tại Việt Nam hiện có 369 lị đốt hai buồng, 127 lị đốt một buồng. Trong
đó đa số các lị đốt chưa có hệ thống xử lý khí thải, cơng suất lị đốt sử dụng chưa
hợp lý, gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả sử dụng chưa cao. Theo Phạm Văn
Hải (2014) nghiên cứu về khí thải lị đốt rác thải y tế Del Monego 200 lắp đặt tại
Tây Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội, chất lượng khí thải được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1. Kết quả quan trắc khí thải lị đốt rác thải y tế Del Monego 200 lắp
đặt tại Tây Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội
STT

Thông số

Đơn vị

QCVN 02/2012BTNMT (cột B)

Khí thải

Số lần vượt

1

Bụi

mg/m3


115

250

2,17

2

SO2

mg/m3

300

300

3

HCl

mg/m3

50

500

4

CO


mg/m3

200

150

5

NOx

mg/m3

300

400

6

Cd

mg/m3

0,16

-

7

Hg


mg/m3

0,5

-

10

1,33

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu HCl vượt QCVN 02/2012 (cột
B) tới 10 lần, NOx vượt 1,33 lần và Bụi vượt 2,17 lần cho phép. Đây là những
loại khí độc hại, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
- Môi trường nước: CTYT là loại chất thải rất nguy hiểm nếu không được
xử lý tốt sẽ là nguyên nhân gây ra các mầm bệnh và lây lan dịch bệnh do nước
thải ngấm vào nguồn nước nhất là hệ thống nước ngầm. Nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp và nhiều nhất đến môi trường nước đó chính là nước thải từ các bệnh viện,
cơ sở y tế không được xử lý mà thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung.

8

download by :


Theo Bùi Thanh Tâm (2014): Nếu trong nước thải sinh hoạt khu vực dân
cư tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh/tổng số trực khuẩn đường ruột là 1/104 – 1/106 thì
trong nước thải của khoa lây trong bệnh viện là 1/102 – 1/103, gấp 100 – 1000 lần.
Người ta còn nhận thấy, trung bình trong 1 lít nước thải bệnh viện có từ 5000 10.000 virut gây bệnh, 10 - 15 trứng giun đũa. Trong 1 lít nước thải bệnh viện
Lao có thể có từ 106 - 109 trực khuẩn lao có sức đề kháng ở ngoại cảnh, thậm trí
cịn tìm thấy trực khuẩn lao ở nơi thải nước cống bệnh viện xa tới 500m. Ở trong

nước, vi khuẩn thương hàn có khả năng sống tới 12 – 15 ngày, vi khuẩn tả sống
được 4 – 28 ngày.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường
(2014), phần lớn các bệnh viện đều để nước thải tự thấm vào đất trong phạm vi
bệnh viện, gây ô nhiễm nặng nề. Kết quả phân tích nước thải của Bệnh viện đa
khoa tỉnh Vĩnh Long, hàm hượng BOD5 trung bình là 127 mg/l, COD là 184
mg/l, Coliform là 16,1.106 MPN/100 ml và feacal colform là 11,1.106 MPN/100
ml, vượt nhiều lần cho phép của QCVN 28/2010/BTNMT.
2.2.2. Đối với con người
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với CTRYT nguy hại là những người có nguy
cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những người ở
ngoài các cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các CTRYT và những người trong
cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự sai sót trong khâu quản
lý chất thải. Nhóm người có nguy cơ cao gồm: bác sĩ, y tá, hộ lý, nhân viên hành
chính của bệnh viên, bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú, khách tới thăm
hoặc người nhà bệnh nhân, những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ
phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị, đặc biệt là những người thu
gom và vận chuyển CTRYT.
2.2.2.1. Các nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Các vật thể trong thành phần của CTRYT có thể chứa đựng một lượng rất
lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật bệnh truyền nhiễm nào. Các tác nhân gây bệnh
này có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua: Da (qua một vết thủng, trầy
xước hoặc vết cắt trên da), các niêm mạc (màng nhầy), đường hơ hấp (do xơng,
hít phải), đường tiêu hóa... (Bảng 1.2).

9

download by :



Bảng 2.2. Nguy cơ nhiễm khuẩn từ chất thải rắn y tế
Loại nhiễm khuẩn

Vi sinh vật gây bệnh

Dạng chất thải y tế

Nhiễm khuẩn tiêu
hóa

Nhóm enterobacteri: salmonella,
shigella spp, vibrio cholerac, các
loại giun sán

Phân hoặc chất nôn

Nhiễm khuẩn hô
hấp

Vi khuẩn lao, virus sởi,
streptococcus pneumoniac

Các loại dịch tiết, đờm

Nhiễm khuẩn mắt

Virus herps

Dịch tiết của mắt


Nhiễm khuẩn da

Streptococcus spp

Mủ

Bệnh than

Bacillus antharacis

Chất tiết của da (mồ hôi,
chất nhờn)

Viêm màng não

Não mô cầu (neisseria
meningitides)

Dịch não tùy

AIDS

HIV

Máu, chất tiết của sinh
dục

Sốt xuất huyết

Các loại virus: junin, lassa, ebola,

Marburg

Tất cả các sản phẩm máu
và dịch tiết

Nhiễm khuẩn huyết
do tụ cầu

Staphylococcus spp

Máu

Nhiễm khuẩn huyết Nhóm tụ cầu khuẩn:
do các loại vi khuẩn Staphylococcus aureus,
khác nhau
Staphylococcus epidermidis

Máu

Nấm candida

Candida albican

Máu

Viêm gan A

Virus viên gan A

Phân


Viêm gan B, C

Virus viêm gan B, C

Máu, dịch thể
Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới WHO (2009)

Độ tập trung của các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm các
vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim tiêm qua da) hầu như là những
mối nguy cơ tiềm ẩn sâu sắc đối với sức khỏe trong các loại chất thải bệnh viện.

10

download by :


Các vật sắc nhọn có thể khơng chỉ là những nguyên nhân gây ra các vết cắt, vết
đâm thủng mà cịn gây nhiễm trùng các vết thương nếu nó bị nhiễm các tác nhân
gây bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong các cơ sở y tế, điều dưỡng
viên và hộ lý là 2 nhóm người chính có nguy cơ cao do tổn thương bởi các vật
sắc nhọn. Tỷ lệ hàng năm khoảng 10-20/1.000 người bị vật sắc nhọn nhiễm
khuẩn gây xước hoặc chọc thủng da.
2.2.2.2. Các nguy cơ từ chất thải hoá học và dược phẩm, chất thải gây độc gen
Theo Nguyễn Huy Nga (2012), nhiều loại hóa chất và dược phẩm được sử
dụng trong các cơ sở y tế là những mối nguy cơ đe dọa sức khỏe con người (các
độc dược, các chất gây độc gen, chất ăn mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản
ứng, gây nổ, gây sốc phản vệ...). Các loại chất này thường chiếm số lượng nhỏ
trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dư thừa
hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Chúng có thể gây nhiễm độc do tiếp xúc cấp tính và

mãn tính, gây ra các tổn thương như bỏng. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của
q trình hấp thụ hóa chất hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô
hấp hoặc đường tiêu hóa. Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, chất ăn mòn, các chất
gây phản ứng (formaldehyd và các chất dễ bay hơi khác) có thể gây nên những tổn
thương tới da, mắt hoặc niêm mạc đường hô hấp. Các tổn thương phổ biến hay gặp
nhất là các vết bỏng.
Các chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm
này, chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là những chất ăn
mòn. Cũng cần phải lưu ý rằng những loại hóa chất gây phản ứng có thể hình
thành nên các hỗn hợp thứ cấp có độc tính cao.
Các sản phẩm hóa chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây
nên các ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh học
hoặc gây ảnh hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên khi được tưới tiêu bằng
nguồn nước này. Những vấn đề tương tự cũng có thể bị gây ra do các sản phẩm
của quá trình bào chế dược phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thuốc khác,
do các kim loại nặng như thủy ngân, phenol và các dẫn xuất, các chất khử trùng
và tẩy uế.
Đối với các nhân viên y tế chịu trách nhiệm tiếp xúc và xử lý loại chất thải
gây độc gen, mức độ ảnh hưởng của những mối nguy cơ bị chi phối bởi sự kết
hợp giữa bản chất của chất độc và phạm vi, khoảng thời gian tiếp xúc với chất
độc đó. Q trình tiếp xúc với các chất độc trong cơng tác y tế có thể xẩy ra trong

11

download by :


quá trình chuẩn bị hoặc trong quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng
hóa trị liệu. Những phương thức tiếp xúc chính là hít phải dạng bụi hoặc dạng
phun sương qua đường hô hấp; hấp thụ qua da; qua đường tiêu hóa do ăn phải

thực phẩm nhiễm thuốc, hóa chất hoặc chất bẩn có tính độc. Mối nguy hiểm có
thế xẩy ra khi tiếp xúc với các loại dịch thể và các chất tiết của những bệnh nhân
đang được điều trị bằng hóa trị liệu.
Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động đến
các chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình đặc biệt trong nội bào như
quá trình tổng hợp AND hoặc phân bào nguyên phân. Các thuốc chống ung thư
khác, chẳng hạn như nhóm alkyl hóa, khơng phải pha đặc hiệu, chỉ biểu hiện độc
tính tại một vài thời điểm trong chu kỳ tế bào. Các nghiên cứu thực nghiệm cho
thấy nhiều loại thuốc chống ung thư lại gây nên ung thư và gây đột biến. Khối u
thứ phát, xảy ra sau khi ung thư nguyên phát đã bị tiêu diệt, được biết hình thành
do sự kết hợp của các cơng thức hóa trị liệu.
Nhiều loại thuốc có độc tính gây kích thích cao độ và gây nên những hậu
quả hủy hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt. Ví dụ như thuốc
gây rộp da như: Aclarubicin, asacrine, vinblastine… hay gây kích thích như
carmustine, teniposide… Chúng cũng có thể gây chóng mặt, buồn nơn, đau đầu
hoặc viêm da.
2.2.2.3. Các nguy cơ từ chất độc phóng xạ
Những bệnh do chất phóng xạ gây ra được xác định bởi liều lượng và kiểu
phơi nhiễm. Nó có thể gây ra hàng loạt các dấu hiệu như đau đầu, ngủ gà, nôn
đồng thời ảnh hưởng tới chất liệu di truyền.
Trên thế giới các nguồn phóng xạ được sử dụng rộng rãi trong y học và
trong những ứng dụng khác. Người dân có thể bị tiếp xúc với rác thải y tế có hoạt
tính phóng xạ thường có nguồn gốc từ liệu pháp điều trị phóng xạ khơng được xử
lý đúng tiêu chuẩn hoặc do tiếp xúc với các chất phóng xạ trong các cơ sở điều trị
do hậu quả của các thiết bị X - Quang hoạt động khơng an tồn hoặc do việc
chuyên chở các dung dịch xạ trị không đảm bảo, thiếu các thiết bị giám sát trong
xạ trị liệu.
Theo Nguyễn Huy Nga (2012), nhiều tai nạn được ghi nhận do việc thanh
toán và xử lý các nguyên liệu trong trị liệu hạt nhân cùng với số lượng lớn những
người bị tổn thương do tiếp xúc với mối nguy cơ. Ở Brazil, đã phân tích và có

đầy đủ tài liệu để chứng minh một trường hợp ảnh hưởng của ung thư lên cộng

12

download by :


đồng có liên quan đến việc rị rỉ chất thải phóng xạ trong bệnh viện. Một viện
chuyên về trị liệu bằng phóng xạ trong khi chuyển địa điểm đã làm thất thoát tại
địa điểm cũ một nguồn xạ trị đã được niêm phong; một người dân chuyển đến địa
điểm này đã nhặt được nó và mang về nhà. Hậu quả là đã có 249 người tiếp xúc
với nguồn phóng xạ này, nhiều người trong số đó hoặc đã chết hoặc gặp hàng
loạt các vấn đề về sức khỏe.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
2.3.1. Tìm hiểu về thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Trên thế giới, quản lý rác thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan tâm và
tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính sách quy
định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các hiệp ước
quốc tế, các quy định về chất thải nguy hại, trong đó có cả chất thải bệnh viện
cũng đã được công nhận và thực hiện trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Xử
lý chất thải bệnh viện, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học công nghệ,
nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để xử lý loại rác thải
nguy hại này.
Theo nghiên cứu của Lê Minh Sang (2016) về “Kinh nghiệm của một số
quốc gia trên thế giới trong quản lý chất thải y tế” cho biết:
* Xây dựng khung chính sách về quản lý CTYT:
Ở Mỹ, Quốc hội thông qua đạo luật theo dõi CTYT vào năm 1988, trong
đó u cầu Cục Bảo vệ mơi trường (EPA) triển khai chương trình theo dõi trong
hai năm. Sau đó, các bang và cơ quan chính quyền liên bang chịu trách nhiệm
quy định và hướng dẫn quản lý CTYT. Hầu hết 50 bang đã ban hành quy định

riêng về quản lý CTYT. Các cơ quan chính quyền liên bang chịu trách nhiệm ban
hành các hướng dẫn kỹ thuật như: Tiêu chuẩn phơi nhiễm nghề nghiệp với vi
sinh vật gây bệnh qua đường máu của Cục Sức khỏe và an tồn nghề nghiệp;
Hướng dẫn kiểm sốt nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế (CSYT) của Trung tâm kiểm
soát bệnh và Các thực hành môi trường tốt nhất cho CSYT của EPA.
Các nước có thu nhập cao ở châu Âu và châu Á quản lý CTRYT theo
nguyên tắc lồng ghép. Ở Anh, khung chính sách bao gồm Luật BVMT năm 1990
và quy định quản lý CTNH năm 2005. Ở Đức, quản lý chất thải nói chung được
thực hiện theo Luật Quản lý chất thải; vận chuyển CTNH phải theo Quy định về
hàng hóa nguy hiểm; cịn thiêu đốt chất thải phải tn thủ Luật Kiểm sốt ơ

13

download by :


nhiễm khơng khí. Cơng tác phân loại và tiêu hủy CTYT được lồng ghép trong
quản lý chất lượng CSYT. Liên minh châu Âu khơng có văn bản pháp quy riêng
về quản lý CTYT nhưng có nhiều Nghị quyết, quyết định hướng dẫn quy trình và
thiết bị cho các loại CTNH khác nhau.
Ở Nhật Bản, quy định đầu tiên về quản lý chất thải lây nhiễm được ban
hành năm 1992, bổ sung thêm vào Luật Tiêu hủy chất thải có từ năm 1970. Ở
Hàn Quốc, Quốc hội sửa đổi Luật Quản lý chất thải năm 1999 để kiểm soát tốt
hơn CTRYT từ nơi phát sinh tới nơi tiêu hủy cuối cùng. Bên cạnh Luật, các nước
còn ban hành các hướng dẫn kỹ thuật như Hướng dẫn quản lý an toàn CTYT
(Anh), các quy định về Kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn nghề nghiệp (Đức),
Hướng dẫn quản lý chất thải lây nhiễm (Nhật Bản), Hướng dẫn quản lý CTYT
(Hàn Quốc).
Nhiều nước đang phát triển đã tăng cường khung chính sách về quản lý
CTRYT để đối phó với tình trạng ơ nhiễm môi trường và các dịch bệnh mới nổi.

Ấn Độ ban hành Quy định về quản lý chất thải y sinh từ năm 1998 và tiếp tục bổ
sung, sửa đổi quy định này vào các năm 2000, 2003, 2016. Ban Kiểm sốt ơ
nhiễm Trung ương đã xây dựng một loạt các hướng dẫn về quản lý chất thải
trong tiêm chủng, chất thải thủy ngân, bơm kim tiêm tự hủy, lò đốt CTRYT...
Cùng lúc đó, Bộ Y tế Ấn Độ và chính quyền các bang cũng có những hướng dẫn
về quản lý CTYT. Để khuyến khích tập trung hóa và tư nhân hóa dịch vụ xử lý
chất thải y sinh, Ban Kiểm sốt ơ nhiễm Trung ương ban hành Hướng dẫn cơ sở
xử lý chất thải y sinh tập trung và Bộ Mơi trường hỗ trợ 25% tổng chi phí đầu tư
cơ sở xử lý chất thải y sinh tập trung theo cơ chế hợp tác công tư.
Trung Quốc ban hành Quy định kiểm soát CTYT vào năm 2003 sau khi
xảy ra dịch SARS. Năm 2004, Trung Quốc phê duyệt Kế hoạch quốc gia xây
dựng các cơ sở xử lý CTNH và CTYT tập trung. Các văn bản pháp lý quy định
quản lý CTYT bao gồm các giải pháp cho hồ sơ vận chuyển CTNH, danh mục
phân loại CTYT, giải pháp quản lý chất thải từ các CSYT, giải pháp xử lý vi
phạm hành chính trong quản lý CTYT. Ngồi ra, Trung Quốc cũng có một số
tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật như: Tiêu chuẩn kỹ thuật cho lò đốt CTRYT,
Tiêu chuẩn kỹ thuật cho phương tiện vận chuyển CTRYT, và đang thử nghiệm
tính năng kỹ thuật cho Tiêu hủy CTYT tập trung.
Trong khu vực Đông Nam Á, đa số các nước đã có quy định, kế hoạch và
hướng dẫn quản lý CTRYT nhưng ở tình trạng khác nhau. Malayxia và Philipin

14

download by :


có khung pháp lý về quản lý CTRYT. Từ những năm 90 của thế kỷ XX,
Malayxia đã có chiến lược tư nhân hóa và tập trung hóa xử lý CTRYT. Philipin
đã cấm thiêu đốt CTRYT từ tháng 7/2003 và có chính sách loại bỏ dần thủy ngân
trong y tế. Lào và Campuchia cũng có quy định và chính sách cụ thể trong quản

lý CTYT. Ngược lại, Inđônêxia và Myanma chưa đầu tư cải thiện khuôn khổ
pháp lý cho quản lý CTYT.
Việt Nam hiện có một khung chính sách tương đối chặt chẽ về quản lý
CTRYT. Luật BVMT năm 2014, Nghị định số 38/20015/NĐ-CP về quản lý chất
thải và phế liệu, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý CTNH và Thông
tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT về quản lý CTYT là các văn bản
pháp lý quan trọng. Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch hệ thống xử lý CTRYT
và yêu cầu các tỉnh, thành phố hướng đến mơ hình xử lý tập trung. Bên cạnh đó,
các Bộ đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật của lị đốt CTRYT, Hướng dẫn áp dụng
cơng nghệ không đốt và Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện. Tình hình quản lý
CTRYT trong các bệnh viện có nhiều tiến bộ trong những năm qua, tuy nhiên,
mơ hình xử lý CTRYT tập trung mới chỉ tồn tại ở một số thành phố lớn.
* Xử lý CTYT
Với mục tiêu bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ, các nước phát triển
như Mỹ và Châu Âu ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải lị đốt chất thải y
tế. Trong tình hình như vậy, nhiều loại lị đốt được sản xuất tại Mỹ và Châu Âu
cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn mơi trường và tìm cách xuất khẩu sang các
nước đang phát triển, nơi mà các tiêu chuẩn mơi trường cịn lỏng lẻo hoặc chưa
có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Tại Mỹ, số lượng lò đốt CTRYT đã giảm
mạnh từ 2.373 vào năm 1995 xuống còn 54 lò trong năm 2010 và còn 33 lị trong
năm 2013. Tại Canada, năm 1995 có 219 lị đốt nhưng đến năm 2003 chỉ còn 56
lò đốt vận hành. Tại châu Âu, nhiều nước đã đóng cửa nhiều lị đốt chất thải y
tế. Tại Đức, năm 1984 có 554 lò đốt hoạt động nhưng đến năm 2002 nước này đã
cho đóng tất cả các lị đốt quy mơ nhỏ trong các bệnh viện, mặc dù hiện vẫn còn
vận hành một số lị đốt quy mơ lớn. Tại Bồ Đào Nha, năm 1995 có 40 lị đốt
nhưng năm 2004 chỉ cịn 1 lị đốt hoạt động. Ai-len có 150 lò đốt hoạt động năm
1990 nhưng đến năm 2005 đã ngưng hoạt động tồn bộ các lị đốt chất thải y tế.
Để hạn chế việc thiêu đốt, các nước phát triển đã áp dụng công nghệ
không đốt như khử khuẩn bằng hơi nước (lị hấp), khử khuẩn bằng vi sóng, khử
khuẩn bằng hóa chất, cơng nghệ tan chảy hay plasma… Lò hấp được các bệnh


15

download by :


×