Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu giải pháp quy hoạch và xây dựng hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã, phường phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của đảng và nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.85 KB, 26 trang )

1

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



TRẦN HẢI NAM



NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG
MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG ĐẾN CẤP XÃ, PHƯỜNG
PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC




CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
MÃ SỐ : 60.52.70 8


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT








HÀ NỘI - 2012
2

Luận văn được hoàn thành tại:
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Vũ Văn San

Phản biện 1:
……………………………………………………
……………………………………………………

Phản biện 2:
……………………………………………………
……………………………………………………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tại
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2012



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
3


LỜI MỞ ĐẦU

Hiện tại, mạng Truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan
Đảng, Nhà nước đã hoàn thành giai đoạn II kết nối mạng diện rộng từ
Trung ương tới cấp tỉnh, thành phố, quận/huyện. Tuy nhiên, chưa
cung cấp kết nối đến các xã/phường trên toàn quốc. Vì vậy, cần thiết
phải có giải pháp quy hoạch và xây dựng hạ tầng mạng Truyền số liệu
chuyên dùng đến cấp xã, phường phục vụ công tác chỉ đạo điều hành
của Đảng và Nhà nước. Mạng truyền số liệu chuyên dùng cũng sẽ góp
phần quan trọng vào việc đảm bảo mục tiêu hoàn thành Đề án “Đưa
Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin và
truyền thông” vào năm 2010.
Bên cạnh đó, hiện tại có rất nhiều nhà khai thác viễn thông đã
cung cấp đường truyền đến cấp xã, phường đáp ứng nhu cầu triển khai
mạng TSLCD cấp xã, phường như VNPT, Viettel… Để đảm bảo tính
dùng riêng, thống nhất và tính an toàn, bảo mật của mạng TSLCD của
cơ quan Đảng, Nhà nước. Mặt khác, mạng TSLCD giai đoạn I và II
được triển khai dựa trên hạ tầng mạng của VNPT. Do vậy, luận văn tập
trung nghiên cứu các giải pháp triển khai mạng TSLCD đến cấp xã,
phường dựa trên hạ tầng mạng hiện có của Tập đoàn VNPT.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch và
xây dựng mạng Truyền số liệu chuyên dùng của Đảng và Nhà nước
đến cấp xã, phường đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh thông
tin và kết nối thông suốt nhằm triển khai ứng dụng công nghệ thông
4

tin trong các cơ quan nhà nước. Bằng phương pháp khảo sát, nghiên
cứu các công nghệ triển khai đường truyền hiện đang sử dụng phổ
biến trên thế giới. Từ đó, phân tích để lựa chọn và tìm ra công nghệ
phù hợp triển khai cho các xã/phường. Trong khuôn khổ của luận văn
tập trung phân tích các công nghệ hiện đang triển khai kết nối đến xã,
phường của Tập đoàn VNPT; phân chia các lớp xã phường để lựa

chọn công nghệ thích hợp triển khai cho từng lớp. Luận văn được chia
thành 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu tình hình xây dựng, các định hướng phát triển
và hiện trạng mạng Truyền số liệu chuyên dùng tại Việt Nam
Chương 2: Nghiên cứu các giải pháp công nghệ triển khai mạng
Truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã, phường của Tập đoàn VNPT
Chương 3: Xây dựng giải pháp thiết lập đường truyền số liệu tốc độ
cao đến cấp xã, phường.

5

Chương 1
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XÂY DỰNG, CÁC ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU
CHUYÊN DÙNG TẠI VIỆT NAM

1.1. Sơ lược tình hình triển khai công nghệ cho vùng nông thôn
trên thế giới.
- Phát triển dân trí, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát
triển đất nước. Do đó, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng đang hết sức chú đến việc phát triển công nghệ thông tin và
truyền thông cho vùng nông thôn.
- Trên thế giới hiện có các tổ chức FAO, ITU, IDRC, IFAD,
UNESCO… hỗ trợ cho các sáng kiến phát triển ứng dụng ICT ở nông
thôn ở một số nước như Bangladesh, Chile, Ấn Độ…
1.2. Nghiên cứu định hướng phát triển mạng TSLCD, hạ tầng
CNTT của Việt Nam.
1.2.1. Định hướng phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2020.
Hiện nay, Đảng và Chính phủ đã có nhiều văn bản luật, nghị định,
quyết định, chỉ thị về việc quy định và định hướng phát triển CNTT

Việt nam cho tương lai. Đó là:
- Đến năm 2020, CNTT và Truyền thông Việt Nam trở thành 1 ngành
quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP.
- CNTT và Truyền thông Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong các
6

nước ASEAN.
- Ứng dụng CNTT và truyền thông, Internet trong mọi lĩnh vực.
1.2.2. Nghiên cứu định hướng phát triển mạng TSLCD.
- Dự án mạng TSLCD được phê duyệt từ năm 2004 với mục tiêu đảm
bảo sự chỉ đạo thông suốt, kịp thời từ cấp Trung ương tới tỉnh, thành,
quận, huyện và tới cấp xã, phường.
- Mạng TSLCD do Bưu điện Trung ương triển khai đã hoàn tất 2 giai
đoạn đến cấp quận/huyện, sở, ban, ngành trên toàn quốc. Tuy nhiên,
mạng TSLCD chưa triển khai đến các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang
Bộ đặc biệt là các đơn vị cấp xã, phường.
- Trước thực trạng đó, luận văn tập trung đề xuất các giải pháp để triển
khai kết nối mạng TSLCD đến cấp xã, phường dựa trên hạ tầng mạng
hiện có của VNPT.
1.2.3. Phân tích đánh giá hiện trạng mạng TSLCD.
1.2.3.1. Hiện trạng mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
 Về phân cấp và quy mô mạng.
- Mạng tin học diện rộng của các cơ quan Đảng và Nhà nước bao
gồm 4 cấp như sau (hiện tại đã triển khai đến mức C):
+ Mức A: Cấp Trung ương;
+ Mức B: Cấp Bộ, Tỉnh;
+ Mức C: Cấp Sở, Ban, Ngành, quận/huyện, hoặc Cục, Vụ, đơn
vị thuộc Bộ;
7


+ Mức D: Cấp xã, phường.
 Về tổ chức mạng.
+ Mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, Nhà Nước được chia làm
hai giai đoạn. Giai đoạn I có quy mô như sau:
 Tổ chức các Core PoP tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh để
xây dựng nên mạng đường trục;
 Tổ chức hệ thống quản lý mạng (NMS) tập trung tại Hà Nội;
 Tổ chức lớp truy nhập kết nối đến các cơ quan Đảng, Chính phủ
và Quốc hội tại Trung ương, các cơ quan Bộ và ngang Bộ, Văn
phòng Tỉnh/Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố.
+ Giai đoạn II có quy mô như sau:
 Tổ chức lớp truy nhập để tạo kết nối đến các cơ quan Đảng,
Chính phủ và Quốc hội cho các Quận/Huyện, Sở, Ban, Ngành tại
các tỉnh, thành phố trên cả nước.
 Xây dựng một hệ thống cung cấp dịch vụ.
 Về công nghệ.
 Giao thức mạng: Giao thức xuyên suốt trong mạng là IP.
 Công nghệ mạng đường trục: Chuyển mạch nhãn đa giao thức
(MPLS).
 Công nghệ cho mạng truy nhập: Công nghệ đường dây thuê bao
số (DSL).
 Công nghệ cho mạng WAN: thông qua sử dụng kênh truyền dẫn
trên mạng SDH tận dụng được khả năng sẵn có của mạng truyền
8

dẫn, khả năng tách ghép kênh.
 Về hiện trạng kết nối mạng.
 Kết nối qua kênh SHDSL.
 Kết nối cáp quang tốc độ cao.
 Về dịch vụ cung cấp.

 L2, L3 MPLS/VPN.
 Internet IP/MPLS VPN.
- Dịch vụ gia tăng trên mạng:
 Hosting (Web /Email /DNS /Application, Data…).
 Video Conference.
 Datacenter: lưu trữ dữ liệu tập trung tại một máy chủ.
1.2.3.2. Hiện trạng mạng tin học tại các Bộ, Ngành, UBND
tỉnh/thành.
1.2.3.3. Đánh giá chung hiện trạng mạng TSLCD.
- Nhìn chung, mạng TSLCD của Đảng và Nhà nước đã được xây dựng
kết nối băng thông rộng đến cấp huyện, thị xã trên cả nước.
- Hạ tầng mạng đã góp phần tích cực vào công tác điều hành, quản lý
xuyên suốt từ Trung ương đến cấp huyện, thị xã.
- Để tiếp tục mở rộng kết nối mạng tới cấp xã, phường cần sớm có giải
pháp xây dựng quy hoạch để sớm xây dựng kết nối mạng đến cấp xã
là rất cần thiết.
1.3. Phân tích mục tiêu phát triển CNTT đến năm 2015
- Về nguồn nhân lực CNTT, đặt mục tiêu đến năm 2015 có 30%
sinh viên CNTT-TT có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để
9

có thể tham gia thị trường lao động quốc tế.
- Các doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực thiết kế, sản xuất
thiết bị, thay thế dần các chi tiết nhập khẩu. Phấn đấu đến 2020,
Việt Nam nằm trong top 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ
gia công phần mềm và nội dung số.
- Ở lĩnh vực viễn thông, Việc Nam sẽ hoàn thiện mạng băng rộng
đến hầu hết thôn, bản và nằm trong số 55 nước trong bảng xếp
hạng của ITU vào năm 2020.
- Hầu hết các hộ gia đình sử dụng các dịch vụ số; 50-60% hộ gia

đình có máy tính và truy cập Internet băng rộng.
- Đặc biệt, từng bước đưa Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn
đầu trong bảng xếp hạng của Liên Hiệp Quốc về mức độ sẵn
sàng Chính phủ điện tử.
1.3. Kết luận chương 1
Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang hết
sức chú trọng đến việc phát triển CNTT và truyền thông cho vùng
nông thôn.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã giao Tập đoàn VNPT triển khai
mạng TSLCD phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành xuyên suốt từ
Trung ương đến các địa phương. Để đạt được mục tiêu phát triển
CNTT đến năm 2015, sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về
công nghệ thông tin và truyền thông; cần sớm có giải pháp xây dựng
quy hoạch kết nối mạng đến cấp xã, phường trên toàn quốc.

10

Chương 2
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI
MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG ĐẾN CẤP XÃ,
PHƯỜNG CỦA TẬP ĐOÀN VNPT

2.1. Giới thiệu tổng quan về các công nghệ truy nhập băng thông
rộng hiện đang triển khai kết nối đến xã, phường của VNPT.
2.1.1. Truy nhập qua môi trường cáp đồng:
2.1.1.1. Một số công nghệ xDSL phổ biến:
 Các công nghệ xDSL bất đối xứng bao gồm:
 Asymmetric Digital Subscriber Line (ADSL): hỗ trợ tốc độ đường
xuống (downstream) từ 2 đến 8 Mbps, tốc độ đường lên (upstream)
từ 16 Kbps đến 640 Kbps.

 Rate Adaptive DSL (RADSL): là một dạng khác của ADSL. Tốc
độ truyền số liệu bất đối xứng nằm từ 1 đến 12 Mbps với đường
xuống và từ 128 Kbps đến 1 Mbps với đường lên.
 Very-high-bit-rate DSL (VDSL): truyền số liệu với tốc độ bit bất
đối xứng rất cao (30 đến 51 Mbps cho đường xuống) trên cự ly
rất ngắn - thường nhỏ hơn 300 m.
 Các công nghệ xDSL đối xứng bao gồm:
 High-bit-rate DSL (HDSL): tốc độ truyền số liệu đối xứng 1.544
Mbps hoặc 2 Mbps, với khoảng cách lên đến 4 km.
 Single-pair HDSL (SHDSL): tốc độ truyền chỉ bằng một nửa so
với HDSL (768 Kbps).
 Symmetric DSL (SDSL): SDSL đại diện cho một họ các tốc độ
11

truyền số liệu đối xứng (384, 768, 1.544 và 2.048 Kbps).
 HDSL Version 2 (HDSL2): HDSL2 có cùng tốc độ như HDSL,
nhưng chỉ sử dụng một đôi dây cáp xoắn.
2.1.1.1. Đánh giá công nghệ xDSL kết nối đến cấp xã, phường.
 Ở Việt Nam, mạng cáp điện thoại đã được triển khải rộng khắp.
Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để phát triển hạ tầng băng rộng dựa
trên công nghệ DSL.
 Xét theo các tiêu chí đã đưa ra ở trên, giải pháp dùng công nghệ
DSL hoàn toàn thoả mãn và tối ưu cho các vùng thành phố, thành
thị, đồng bằng.
2.1.2. Truy nhập qua môi trường cáp quang:
2.1.2.1. Các giải pháp truy nhập quang:
 Truy nhập quang thụ động (PON).
- Tùy thuộc vào nơi PON kết cuối, hệ thống được mô tả giống như
một kiến trúc FTTC, FTTB hay FTTH. Các thành phần cơ bản
của PON bao gồm: OLT (thiết bị đầu cuối sợi quang), bộ chia thụ

động, ONU (khối mạng quang). Trong một hệ thống độc lập,
PON có thể cung cấp đường xuống với tốc độ tới 622 Mbps và
đường lên tới 155 Mbps.
- Các dịch vụ PON băng rộng có thể cung cấp bao gồm: CATV,
VoD, đa phương tiện băng rộng, truyền số liệu tốc độ cao…. Có
hai kiểu công nghệ PON chủ yếu:
 APON (ATM PON).
12

 EPON (Ethernet PON).
 Truy nhập quang chủ động (AON).
 Truy nhập quang chủ động AON sử dụng bộ tách chủ động (còn
gọi là bộ phân phối đường quang - OLD) trong đoạn phân phối
của mạng truy nhập.
 Hiện tại có hai loại AON:
- Hệ thống AON sử dụng PDH.
- Hệ thống AON sử dụng SDH.
 Công nghệ quang NG SDH.
- NG SDH (SDH thế hệ kế tiếp) bổ sung thêm các chức năng cho
mạng SDH/SONET truyền thống.
- NG SDH tạo nên một mạng truyền tải đa dịch vụ thống nhất.
Các đặc tính của NG SDH:
 Với các khả năng truyền số liệu tốc độ cao, có thể tăng cường độ
tin cậy của các mạng số liệu, 3G và NGN.
 Hỗ trợ các kênh dùng riêng tốc độ từ n*64 Kbps đến 2,5 Gbps.
 Hỗ trợ các kênh dùng riêng Ethernet và VPN.
 Hỗ trợ các dịch vụ kênh dùng riêng ATM.
2.1.2.2. Đánh giá công nghệ truy nhập quang.
Mạng cáp quang được xem là một trong những cơ sở hạ tầng
quan trọng để truyền tải lưu lượng trung kế giữa các thành phố/huyện

thị. Xét từng giải pháp cáp quang cụ thể như sau:
Về giải pháp dùng PON: giải pháp này khá phù hợp ở những
khu vực mới xây dựng, những khu di dân ở vùng ven nội thành. Tuy
nhiên, giá thiết bị PON hiện còn khá cao.
13

Về giải pháp AON: triển khai mạng truy nhập AON là một giải
pháp dễ thực thi và mạng TSLCD đã được triển khai rộng khắp tới các
huyện thị trong cả nước.
2.1.3. Hệ thống thông tin vệ tinh băng rộng.
2.1.3.1. Các giải pháp truy nhập qua thông tin vệ tinh.
 Hệ thống VSAT.
 VSAT (Very Small Aperture Terminal) là một dạng trạm thông
tin mặt đất cỡ nhỏ với anten có đường kính thường từ 1,8 m - 3
m. Các thành phần của một mạng VSAT bao gồm: vệ tinh, trạm
chủ và các trạm VSAT thuê bao xa.
 Ở Việt Nam, các hệ thống thông tin vệ tinh VSAT đã được triển
khai ở nhiều tỉnh miền núi để phục vụ thông tin liên lạc.
 Hệ thống VSAT IP/IPSTAR.
IPSTAR-1 là thế hệ vệ tinh băng rộng mới đầu tiên hoạt động
như một kết nối đường trục Internet đến các ISP bằng cáp quang.
- iPSTAR-1 cung cấp dung lượng băng thông đến 45 Gbps.
- iPSTAR-1 là một vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh sử dụng phổ băng tần
Ku cho ứng dụng của người sử dụng.
iPSTAR là một hệ thống vệ tinh khu vực, phủ sóng cho 22 quốc
gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Dịch vụ iPSTAR sẽ
đáp ứng được những thuê bao truy nhập Internet dung lượng lớn thay
vì mức 128 Kbps/64 Kbps trước đây.
14


Hiện nay, VNPT đã phối hợp với SSA xây dựng hệ thống VSAT
IP/IPSTAR quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, góp phần phổ cập dịch vụ
viễn thông, Internet tới nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
2.1.3.2. Đánh giá công nghệ truy nhập qua thông tin vệ tinh.
Về hệ thống thông tin vệ tinh VSAT: nhược điểm là chi phí
cao, độ trễ hành trình khá cao và chịu ảnh hưởng rất lớn vào thời tiết.
Ngoài ra, các thiết bị mặt đất sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ
VSAT.
Về hệ thống IPSTAR: là hệ thống vệ tinh sử dụng phổ biến ở
Việt Nam, được thiết kế cho truyền thông băng rộng song hướng tốc
độ cao dựa trên nền IP và đáp ứng tốt cho kết nối internet thông
thường và bất kì ứng dụng IP nào khác.
2.2. Lựa chọn giải pháp công nghệ cho việc kết nối đến cấp xã,
phường.
2.2.1. Xác định tiêu chí băng rộng kết nối đến cấp xã, phường.
2.2.2. Lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ cho kết nối đến cấp
xã, phường.
Bảng 2.1. Tổng hợp phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ cho
kết nối về đến cấp xã, phường
Stt

Công
nghệ
Mô tả Băng thông Ưu điểm Nhược
điểm
Đề
xuất
1
Truy
nhập

quang:
Truyền
dẫn
thoại,
-155/622
Mbit/s đường
xuống
-“Luôn kết
nối” cho các
dịch vụ sử
-Chưa
được sử
dụng
Lựa
chọn
làm
15

Stt

Công
nghệ
Mô tả Băng thông Ưu điểm Nhược
điểm
Đề
xuất
PON số liệu

video
qua cáp

sợi
quang
(ATM).
-155 Mbit/s
cho đường
lên (ATM).
- 1,25 Gbit/s
đường
xuống/đường
lên
(Ethernet)
dụng.
-Hộ trợ
quảng bá,
thoại hình,
video theo
yêu cầu, TV
cáp, HDTV,
và TV tương
tác chất
lượng cao.
nhiều
trong
thực tế.
-Đang
được
chuẩn
hoá.
-Đòi hỏi
sử dụng

sợi quang
ở vùng
nông
thôn.
mạng
cung
cấp
2
Truy
nhập
quang:
AON
Truyền
dẫn
thoại,
số liệu

video
qua cáp
sợi
quang
- Tốc độ truy
nhập theo
phân cấp
PDH và SDH

- Lý tưởng
cho dịch vụ
yêu cầu thời
gian thực và

tương tác.
- Phù hợp
cho dịch vụ
băng thông
rộng.
- Giá
thành hơi
đắt

Lựa
chọn
làm
giải
pháp
chính

3
ADSL Truyền
dẫn
thoại và
số liệu
qua cáp
đồng
-Tốc độ lên
tới 1.5 Mbit/s
cho đường
lên.
-Tốc độ lên
tới 8 Mbit/s
cho đường

-Lý tưởng
cho trình
duyệt web.
-Sử dụng tốt
cho thoại.
-Sử dụng
được hết khả
-Bị giới
hạn về
khoảng
cách.
-Băng
thông lên
giới hạn
Lựa
chọn
làm
mạng
phân
bố.
16

Stt

Công
nghệ
Mô tả Băng thông Ưu điểm Nhược
điểm
Đề
xuất

xuống năng của
cáp đồng
hiện tại.
4
VSAT-
IP
Truyền
dẫn số
liệu
trên
băng
Ka
Tốc độ:
256Kbps,
1Mbps,
2Mbps với
hướng
xuống: 128,
256,
512Kbps với
hướng lên.
“Luôn kết
nối” cho
Internet tốc
độ cao.
Được thiết
kế cho
truyền thông
băng rộng
song hướng,

tốc độ cao
dựa trên nền
IP, đáp ứng
tốt cho kết
nối Internet
thông
thường và
các ứng
dụng IP.
Không
phù hợp
cho các
ứng dụng
băng
rộng đòi
hỏi thời
gian
thực.
Lựa
chọn
làm
mạng
cung
cấp
cho
các xã
vùng
sâu
xa,
hải

đảo
5
VSAT
DAMA/
SCPC
Truyền
dẫn
thoại và
số liệu
trên
băng
tần C
Thoại: 8, 16,
32Kbps
Truyền số
liệu: 64Kbps
ở chế độ
đồng bộ và
19,2Kbps ở
chế độ không
Cung cấp
được cả dịch
vụ thoại và
số liệu
Không
đáp ứng
yêu cầu
về tốc độ
kết nối
Khôn

g lựa
chọn
17

Stt

Công
nghệ
Mô tả Băng thông Ưu điểm Nhược
điểm
Đề
xuất
đồng bộ.
6

tuyến
băng
rộng cố
định
(FBWA
)
Truyền
dẫn vô
tuyến
dùng
cho số
liệu và
hình
ảnh
điểm

điểm
hoặc
điểm-
đa điểm

-Tốc độ điển
hình lên tới
1,5 Mbit/s
cho đường
xuống và 256
Kpbs cho
đường lên
-Thời gian
đưa công
nghệ vào thị
trường
nhanh.


Cần “tầm
nhìn”
(Light of
sight)
cho
truyền
dẫn.
Lựa
chọn
làm
mạng

cung
cấp
cho
xa
vùng
xa
2.3. Kết luận chương 2
Chương 2 tập trung nghiên cứu các công nghệ phổ biến đang
triển khai đường truyền đến cấp xã, phường của VNPT gồm có:
 Công nghệ cáp đồng: ADSL, SHDSL…
 Công nghệ cáp quang: PON, AON, NG SDH.
 Hệ thống thông tin vệ tinh: VSAT, VSAT IP/IPSTAR.
Từ những công nghệ hiện đang triển khai ở trên cộng với các tiêu
chí xây dựng đường truyền băng rộng đến cấp xã, phường; luận văn
tập trung phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của các công nghệ để lựa
chọn công nghệ phù hợp triển khai đường truyền mạng TSLCD cho
các lớp xã, phường trên toàn quốc.
18

Chương 3
XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THIẾT LẬP ĐƯỜNG TRUYỀN SỐ
LIỆU TỐC ĐỘ CAO ĐẾN CẤP XÃ PHƯỜNG

3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai mạng
TSLCD đến cấp xã, phường.
- Thuận lợi.
- Khó khăn.
3.2. Mục tiêu xây dựng mạng TSLCD đến cấp xã, phường.
3.2.1. Phân loại xã, phường và công nghệ băng rộng áp dụng.
- Phân chia lớp xã, phường thành các lớp như bảng sau:

Bảng 3.2. Bảng phân lớp xã, phường

hiệu
Đồng bằng Trung du, miền núi, hải đảo

Đơn vị

Vị trí Đơn vị

Vị trí
L1 Phường

Nội thành của
thành phố (quận),
thị xã
Phường

Nội thành của thành
phố (quận), thị xã
L2 Xã Vùng ngoại ô
giáp ranh nội
thành, huyện
Xã Vùng ngoại ô giáp
ranh nội thành
L3 Xã Gần trung tâm
huyện (thị trấn), cự
ly < 12km
L4 Xã Xa trung tâm huyện
(thị trấn), cự ly >
12km

19

3.2.2. Mục tiêu việc xây dựng mạng TSLCD đến cấp xã, phường.
- Mục tiêu chung.
- Mục tiêu cụ thể.
3.3. Đề xuất, lựa chọn giải pháp xây dựng mạng TSLCD.
3.3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật xây dựng đường truyền mạng
TSLCD đến cấp xã phường
3.3.1.1. Đặc điểm thiết kế và yêu cầu kỹ thuật
3.3.1.2. Lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ theo phân lớp
xã, phường.
a) Giải pháp đường truyền tới Lớp L1:
Nếu phân chia giai đoạn triển khai, giải pháp truy nhập dựa
trên cáp đồng sẽ được lựa chọn. Công nghệ được lựa chọn sẽ là
ADSL hoặc SHDSL.
Trong các giai đoạn triển khai sau, nếu nhu cầu truyền số liệu
tăng cao có thể sử dụng VDSL/VDSL2 hoặc hình thức truy nhập
quang. VDSL2 cho phép hoạt động đa chế độ ADSL2+/VDSL2.
Đối với phương án truy nhập cáp đồng: thực hiện kết nối từ
mạng xDSL vào mạng TSLCD của các cơ quan Đảng và Nhà nước
như sau: Tại các BRAS/MSS của mỗi tỉnh, thành phố sử dụng một
đường truyền tốc độ FE/GE để kết nối đến nút mạng truy nhập của
mạng truyền số liệu chuyên dùng tại tỉnh, thành phố đó.
20

Thiết bị đầu cuối cung cấp kết nối đến các cơ quan Đảng,
Nhà nước cấp xã phường là các modem hay router tích hợp
modem ADSL/SHDSL. Các thiết bị này được đặt tại trung tâm
mạng của các đơn vị kể trên và được kết nối đến nút mạng truyền
số liệu chuyên dùng của tỉnh, thành phố thông qua hệ thống cung

cấp dịch vụ SHDSL tại địa phương.
Đối với phương án truy nhập cáp quang, thực hiện như sau:
 Kết nối từ PE mạng MAN-E tỉnh/thành phố sang PE mạng
TSLCD.
 Trên mạng MAN-E tại các tỉnh/thành phố tạo các kênh E-
Line đón lưu lượng từ khách hàng và chuyển tiếp qua kết nối
giữa PE mạng MAN-E và PE mạng TSLCD.
 Phía khách hàng sử dụng thiết bị Converter quang để chuyển
đổi giao diện từ quang sang giao diện FE để kết nối vào
mạng LAN của khách hàng.
 Trên PE mạng TSLCD thực hiện tạo các kênh logical để đón
lưu lượng từ khách hàng chuyển lên và ngược lại.
b) Giải pháp đường truyền tới lớp L2:
Tại các khu vực nằm trong phạm vi phục vụ của hệ thống
xDSL có thể áp dụng phương pháp cung cấp đường truyền như đã
áp dụng với lớp L1.
Đối với khu vực không nằm trong phạm vi phục vụ của mạng
xDSL, có thể sử dụng một trong các giải pháp sau:
21

 Sử dụng giải pháp kéo dài cự ly truyền dẫn xDSL.
 Sử dụng giải pháp truy nhập vô tuyến băng rộng cố định.
 Sử dụng kết hợp xDSL-vô tuyến.
Giải pháp vô tuyến có thể áp dụng tốt và hiệu quả cho lớp L2
là WiFi dựa trên chuẩn IEEE 802.11b hay 802.11g.
c) Giải pháp đường truyền tới lớp L3:
Đối với lớp L3, việc triển khai các giải pháp truy nhập vô
tuyến là giải pháp thay thế hiệu quả. Tại các huyện có khả năng
cung cấp dịch vụ xDSL, có thể sử dụng giải pháp kéo dài cự ly
truyền dẫn xDSL đến các xã như áp dụng đối với lớp L2.

Công nghệ CDMA450 có thể được áp dụng cho các xã thuộc
lớp L3. Giải pháp sử dụng là WLL cố định với trạm gốc đặt tại
huyện và trạm xa đặt tại các xã. Ngoài ra, có thể áp dụng hình thức
đặt trạm gốc tại xã trung tâm của một cụm xã, trạm xa tại các xã
xung quanh, kết nối từ trạm gốc tại xã trung tâm về huyện bằng
cáp quang hoặc cáp đồng.
Công nghệ LMDS có thể áp dụng cho lớp các xã ở khu vực
trung du của lớp L3. LMDS phù hợp với điều kiện địa hình đồng
bằng và trung du, nơi có số lượng dân cư tập trung rất cao.
d) Giải pháp đường truyền tới lớp L4:
Đối với lớp L4 có thể áp dụng công nghệ truy nhập qua 3G
(CDMA và HSPA) giống như áp dụng cho các xã thuộc lớp L3.
22

Đối với những xã không thể áp dụng hình thức thông tin liên
lạc nào khác ngoài sử dụng hệ thống thông tin vệ tinh. Giải pháp là
sử dụng hệ thống VSAT băng rộng mới, đó là iPSTAR (VSAT IP)
qua VINASAT của VNPT:
 Mạng LAN nội bộ khách hàng đấu nối đến thiết bị đầu cuối
xDSL để kết nối lên trạm vệ tinh thuê bao.
 Thông qua mạng VN2 của VNPT sẽ tạo 1 kết nối giữa trạm
Gateway của mạng VSAT IP và Core Router mạng TSLCD.
Thông qua kết nối này, trạm Gateway của mạng VSAT IP sẽ
có nhiệm vụ truyền tải lưu lượng từ mạng LAN khách hàng
đến mạng TSLCD và ngược lại.
3.3.1.3. Giải pháp quản lý mạng
 Giải pháp quản lý mạng:
Hệ thống quản lý mạng sẽ được tổ chức theo mô hình tập
trung, một trung tâm quản lý mạng duy nhất có khả năng quản lý
toàn mạng được đặt tại Hà nội.

Hệ thống quản lý được theo các chức năng chính sau:
1. Quản lý thiết bị trên toàn mạng.
2. Quản lý cảnh báo của các phần tử mạng theo thời gian thực.
3. Quản lý truy nhập vào/ra mạng theo thời gian thực.
4. Quản lý lưu lượng mạng theo thời gian thực.
23

5. Hệ thống an ninh mạng (chống truy nhập trái phép, bảo mật
đường truyền dẫn, ).
6. Quản lý giám sát từ xa phòng đặt thiết bị mạng (hình ảnh,
nhiệt độ, độ ẩm, báo cháy, người vào ra phòng) cho các nút
mạng đặt tại 63 tỉnh/thành theo mô hình không có người trực
thường xuyên.
7. Quản lý cước và chăm sóc khách hàng
8. Quản lý sao lưu và khôi phục số liệu.
 Giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ (QoS)
Mô hình quản lý chất lượng dịch vụ QoS của mạng TSLCD
được chia làm 3 phần với chức năng khác nhau:
 Chuyển mạch lõi: Làm nhiệm vụ xếp hàng đợi, lập lịch
chuyển gói, chống tắc nghẽn.
 Lớp tổng hợp: Làm nhiệm vụ xếp hàng đợi, lập lịch chuyển
gói, chống tắc nghẽn.
 Lớp truy nhập:
o Với các port đầu vào (ingress port): Làm nhiệm vụ phân
loại, đánh dấu, áp dụng các chính sách:
o Với các port đầu ra (egress port): Làm nhiệm vụ xếp
hàng đợi.
3.3.1.4. Giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng
Do số lượng kết nối mạng lớn, để đảm bảo an ninh cho mạng,
24


cần phải sử dụng các thiết bị an ninh. Tường lửa (firewall), máy
chủ AAA, thiết bị tập trung VPN là các thành phần hay thiết bị có
liên quan đến an ninh mạng.
Đối với mạng LAN tại các cơ quan Đảng, chính quyền cấp
xã, phường chỉ cần sử dụng chức năng tường lửa.
3.3.2. Các đề xuất kiến nghị trong việc xây dựng, duy trì:
3.4. Kết luận chương 3
Qua phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai
đường truyền đến cấp xã, phường trên toàn quốc; luận văn tập
trung phân loại các lớp xã, phường thành 4 lớp:
– Lớp L1: phường thuộc khu vực nội thành của thành phố, thị
xã (áp dụng cho khu vực đồng bằng và khu vực trung du,
miền núi).
– Lớp L2: xã thuộc vùng giáp ranh với lớp L1.
– Lớp L3: xã gần trung tâm huyện, cự ly đến trạm chuyển
mạch gần nhất nhỏ hơn 12 km.
– Lớp L4: xã xa trung tâm huyện, cự ly đến trạm chuyển mạch
gần nhất lớn hơn 12 km.
Từ những lớp xã, phường đã phân loại ở trên, luận văn đánh giá
các công nghệ đang triển khai của VNPT và áp dụng các công
nghệ phù hợp cho từng lớp xã, phường; đồng thời đề ra các giải
pháp khai thác cung cấp dịch vụ, các giải pháp đảm bảo an toàn, an
ninh mạng cho các kết nối đến cấp xã, phường.
25

KẾT LUẬN
Sau 1 thời gian nghiên cứu, tìm hiểu cộng với những kiến
thức sẵn có của bản thân, sự chỉ dạy nhiệt tình của thầy giáo hướng
dẫn; em đã hoàn thiện bản luận văn “Nghiên cứu giải pháp quy

hoạch và xây dựng hạ tầng mạng Truyền số liệu chuyên dùng đến
cấp xã, phường phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Đảng và
Nhà nước”.
Bản luận văn có những nội dung chính sau đây:
1. Nghiên cứu tình hình xây dựng, các định hướng phát triển và
hiện trạng mạng Truyền số liệu chuyên dùng tại Việt Nam.
2. Nghiên cứu các giải pháp công nghệ triển khai mạng Truyền
số liệu chuyên dùng đến cấp xã, phường của Tập đoàn
VNPT.
3. Xây dựng giải pháp thiết lập đường truyền số liệu tốc độ cao
đến cấp xã, phường.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu về hiện trạng mạng TSLCD
cung cấp kết nối đến các Sở, Ban, ngành, Quận/Huyện trên toàn
quốc tạo thành mạng điều hành xuyên suốt từ Trung ương đến địa
phương đồng thời chỉ ra tính cấp thiết của việc triển khai đường
truyền đến cấp xã, phường. Từ đó, luận văn tập trung nghiên cứu
các công nghệ hiện đang triển khai cho cấp xã, phường trên toàn
quốc của Tập đoàn VNPT để chọn lựa công nghệ thích hợp triển
khai kết nối cho các lớp xã, phường đã được phân loại cụ thể.

×