Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố tam điệp, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THÙY LINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH
BÌNH

Ngành:

Khoa học mơi trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Võ Hữu Công

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thùy Linh

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS.Võ Hữu Cơng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ cơng chức Phịng Tài ngun
và Mơi trường thành phố Tam Điệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài. Các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Điệp đã
cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu về hoạt động sản xuất và
quản lý môi trường trong doanh nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận

văn./.

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thùy Linh

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Gıả thuyết khoa học .........................................................................................2


1.3.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2

1.4.

Phạm vı nghıên cứu .........................................................................................3

1.5.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................3

1.6.

Những đóng góp mới và ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................3

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu .................................................................4
2.1.

Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ...........................................................4

2.1.1.

Khái quát chung về Doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................4

2.1.2.

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với tăng trưởng kinh tế .....................5

2.1.3.


Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới .................................7

2.1.5.

Thực trạng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ................................9

2.2.

Quản lý môi trường..........................................................................................9

2.2.1.

Quản lý môi trường..........................................................................................9

2.2.2.

Quản lý nhà nước về môi trường ....................................................................10

2.3.

Công tác quản lý môi trường trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................11

2.4.

Hệ thống các iso được áp dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam .12

2.4.1.

ISO 9001:2015 ..............................................................................................14


2.4.2.

ISO 22000 .....................................................................................................15

2.4.3.

ISO 14000 .....................................................................................................16

2.4.4.

Áp dụng chứng nhận quốc tế trong doanh nghiệp ...........................................18

iii

download by :


Phần 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................20
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................20

3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................20

3.3.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................20


3.3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Tam Điệp ..........................20

3.3.2.

Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tam
Điệp...............................................................................................................20

3.3.3.

Tình hình tuân thủ các nội dung trong ĐTM, Kế hoạch BVMT, đề án BVMT,
cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...............................20

3.3.4.

Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý môi trường trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tam Điệp .................................................20

3.3.5.

Đề xuất các giải pháp phù hợp trong công tác bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp nhỏ và vừa..........................................................................................20

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................20

3.4.1.


Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................................20

3.4.2.

Những tiêu chí đánh giá về hệ thống quản lý mơi trường ...............................21

3.4.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................21

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................22
4.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố tam điệp.........22

4.1.1

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................22

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................27

4.2.

Tình hình phát triền các doanh nghiệp nhỏ và vừa..........................................35

4.2.1.


Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố .............................37

4.2.2.

Cơ cấu ngành nghề trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................38

4.2.3.

Vị trí phân bố của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................40

4.2.4.

Mức độ đóng góp của các nhóm ngành nghề ..................................................41

4.3.

Tình hình tn thủ các nộı dung trong đtm, kế hoạch, đề án và cam kết bảo vệ
môı trường .....................................................................................................42

4.3.1.

Hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp ..........................................42

4.3.2.

Công tác giám sát môi trường định kỳ............................................................44

4.3.3.

Công tác quản lý và xử lý chất thải ................................................................46


4.4.

Thực trạng áp dụng công cụ quản lý môi trường trong doanh nghiệp .............50

iv

download by :


4.4.1.

Nhãn sinh thái................................................................................................51

4.4.2.

Kiểm tốn mơi trường ....................................................................................51

4.4.3

Sản xuất sạch hơn ..........................................................................................52

4.4.4.

Quan trắc mơi trường .....................................................................................52

4.5.

Tình hình áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ......55


4.6.

Giải pháp phù hợp trong công tác bảo vệ môi trường trong doanh nghıệp nhỏ
và vừa ............................................................................................................56

4.6.1.

Ngành Khai thác khoáng sản..........................................................................56

4.6.2.

Ngành chế biến nông sản ...............................................................................58

4.6.3.

Ngành kinh doanh phụ tùng, sửa chữa ô tô, xe máy........................................59

4.6.4.

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng ..................................................................60

4.6.5.

Ngành kinh doanh khách sạn .........................................................................61

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................65
5.1.

Kết luận .........................................................................................................65


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................66

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................67
Phụ lục ......................................................................................................................69

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CKBVMT


Cam kết bảo vệ môi trường

DABVMT

Đề án bảo vệ môi trường

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

FDI

Đầu tư trực tiếp từ nước ngồi

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng


KCN

Khu cơng nghiệp

KHBVMT

Kế hoạch bảo vệ mơi trường

KTKS

Khai thác khống sản

KS

Khách sạn

MT

Mơi trường

QL

Hệ thống quản lý

QLMT

Quản lý môi trường

TNMT


Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phân loại theo quy mô ở Việt Nam...................... 4
Bảng 2.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia..................... 8
Bảng 2.3. Số lượng chứng chỉ ISO được cấp tại Việt Nam ........................................ 12
Bảng 2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chứng nhận chứng chỉ quốc
tế trong doanh nghiệp ................................................................................ 18
Bảng 4.1. Điều kiện kinh tế- xã hội thành phố Tam Điệp........................................... 28
Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp theo từng loại hình trên địa bàn thành phố ............ 37
Bảng 4.3. Tỷ lệ doanh nghiệp theo loại hình sản xuất, kinh doanh ............................. 40
Bảng 4.4. Vị trí phân bố của các DNNVV ................................................................. 40
Bảng 4.5. Cơ sở pháp lý liên quan đến các hồ sơ bảo vệ môi trường trong doanh
nghiệp vừa và nhỏ ..................................................................................... 43
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng khơng khí tại khu vực khai thác khoáng
sản năm 2017trên địa bàn thành phố Tam Điệp ........................................ 48
Bảng 4.7. Kết quả chất lượng khí thải tại nhà máy xi măng Hướng Dương năm
2017 .......................................................................................................... 49
Bảng 4.8. Tình hình áp dụng cơng cụ quản lý môi trường trong doanh nghiệp ........... 50
Bảng 4.9. Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước sau xử lý tại Công ty cổ

phần TPXK Đồng Giao ............................................................................. 53
Bảng 4.10. Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước tại mỏ Hang Nước IICông ty CP xi măng Hướng Dương (27/6/2018)........................................ 54

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Số lượng DNNVV theo quy mơ lao động và theo quy mơ vốn .......................9
Hình 4.1. Sơ đồ thành phố Tam Điệp ..........................................................................22
Hình 4.2. Số lượng doanh nghiệp theo quy mơ vốn .....................................................38
Hình 4.3. Số lượng doanh nghiệp theo quy mơ lao động .............................................38
Hình 4.4. Lợi nhuận ước tính của các loại hình doanh nghiệp theo các năm ................42
Hình 4.5. Hệ thống quản lý mơi trường áp dụng trong các doanh nghiệp .....................44
Hình 4.6. Cơ cấu quản lý hành chính giám sát cơng tác BVMT của UBND tỉnh
Ninh Bình ....................................................................................................46
Hình 4.7. Số doanh nghiệp áp dụng ISO tại thành phố Tam Điệp ................................55

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thùy Linh
Tên luận văn: Đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Ngành: Khoa học mơi trường


Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Thống kê và phân loại các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Tam Điệp.
- Đánh giá mức độ tuân thủ các nội dung trong đề án, cam kết bảo vệ môi trường
của các DNNVV.
- Đánh giá nhận thức và khả năng áp dụng các công cụ vào quản lý môi trường
của doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên đối tượng 396 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Tam Điệp. Thống kê và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa vào quy mô về nguồn
vốn và số lao động, so sánh với tiêu chí được đưa ra trong Nghị định 39/2018/NĐ-CP
ngày 11/03/2018; (Hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp gồm các hồ sơ về
Đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án, kế
hoạch, cam kết bảo vệ mơi trường, kiểm tốn môi trường, nhãn sinh thái, quan trắc môi
trường); Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và thống kê, phân tích số liệu.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả chính:
Trên địa bàn thành phố Tam Điệp hiện có 396 doanh nghiệp gồm 36 doanh
nghiệp thuộc nhóm siêu nhỏ, 284 doanh nghiệp nhỏ, 60 doanh nghiệp vừa, 9 doanh
nghiệp lớn và 7 doanh nghiệp FDI. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động
trên tổng số 10 lĩnh vực chính.
Tam Điệp là thành phố giàu khống sản đá vơi và sét. Nhiều DNNVV trên địa
bàn thành phố đã có ý thức bảo vệ môi trường, và làm các thủ tục pháp lý ban đầu về
mơi trường. Tính đến cuối năm 2017, tồn thành phố có 35/344 doanh nghiệp nhỏ và
vừa đã lập báo cáo ĐTM, 46/344 doanh nghiệp lập kế hoạch bảo vệ môi trường, 60/344
doanh nghiệp lập đề án bảo vệ mơi trường, và có tới 203/344 doanh nghiệp lập cam kết


ix

download by :


bảo vệ môi trường. Theo số liệu điều tra khảo sát, chỉ có 16% số DNNVV thực hiện
giám sát và báo cáo môi trường định kỳ, 38% tổng số DNNVV quan trắc môi trường
định kỳ, 2% số doanh nghiệp thực hiện kiểm tốn mơi trường và 21% số doanh nghiệp
theo lộ trình hướng tới sản xuất sạch hơn. Nhiều doanh nghiệp đã có ý thức quản lý và
xử lý chất thải, khơng có trường hợp nào xả thẳng chất thải chưa qua xử lý ra môi
trường, đối với doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại đã đăng ký chủ nguồn thải và
ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử lý .
Từ thực trạng quản lý môi trường trong các DNNVV trên địa bàn thành phố
Tam Điệp, các giải pháp phù hợp đối với từng loại ngành nghề đã được đề xuất nhằm
bảo vệ môi trường tốt hơn.
Kết luận
Những điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố tạo điều kiện cho các
nhóm ngành nghề khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản
và chăn nuôi phát triển mạnh mẽ với quy mơ lớn. Tổng số 344 DNNVV đóng góp hơn
40% vào GDP của thành phố, giải quyết hơn 50% việc làm cho nhân dân. Đi cùng với
đó là các vấn đề mơi trường do ảnh hưởng của nhóm ngành nghề của các DNNVV. Do
đó cơng tác quản lý mơi trường trong doanh nghiệp cần được thực hiện nghiêm túc. Các
doanh nghiệp đã có các thủ tục mơi trường ban đầu, xin cấp phép, kê khai nộp thuế
phí…,tuy nhiên việc thực hiện và báo cáo giám sát còn nhiều bất cập, một số doanh
nghiệp còn chưa quan trắc hoặc tần suất quan trắc chưa theo quy định. Bên cạnh các
doanh nghiệp đã từng bước áp dụng các công cụ vào quản lý mơi trường, cịn có một số
doanh nghiệp chưa quan tâm, không thực hiện dẫn tới ảnh hưởng xấu đến môi trường
xung quanh.

x


download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thuy Linh
Thesis title: Assessment of environmental management in small and medium
enterprises in Tam Diep city, Ninh Binh province.
Major: Environmental science

Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To review and classify the small and medium enterprises (SMEs) actively operation
in Tam Diep city.
- To evaluate to compliances with the commitments of enviromental management
system of SMEs.
- To appraise the awareness and capabilities to apply methods in environmental
management of SMEs in Tam Diep city.
Materials and Methods
Research conducted on 396 enterprises in Tam Diep city. To classify and classify
small and medium enterprises based on size of capital and labor force, comparing with the
criteria set forth in Decree No. 39/2018 / ND-CP dated March 11, The environmental
management system in enterprises includes the dossiers on strategic environmental
assessment, environmental impact assessment, schemes, plans, environmental protection
commitments, environmental audit, labels environmental, environmental monitoring);
Method of collecting secondary data and statistical data analysis.
Main findings and conclusions
Main results:

There are 396 enterprises in Tam Diep city, including 36 micro-enterprises, 284
small enterprises, 60 medium enterprises, 9 large enterprises and 7 FDI enterprises. In
particular, small and medium enterprises operate on a total of ten major areas.
Tam Diep is a city rich in limestone and clay minerals. Small and medium
enterprises in the city have a sense of environmental protection, and do the initial legal
procedures on the environment. By the end of 2017, 35/344 SMEs in the whole city
have made EIA reports, 46/344 enterprises plan environmental protection, 60/344
enterprises have set up environmental protection projects, As many as 203 out of 344
companies make commitments to protect the environment. According to survey data,

xi

download by :


only 16% of SMEs conducted periodic environmental monitoring and reporting, 38% of
total annual environmental monitoring, 2% of enterprises conducted environmental
audits and 21% of enterprises follow the roadmap towards cleaner production.
Enterprises have had the sense of managing and treating wastes and no cases of direct
discharge of untreated wastes into the environment have been committed. For
enterprises that have generated hazardous wastes, they have registered their waste
generators and signed them. Contract with the functional units.
Since then, the environmental management status of the enterprises mentioned
above, propose suitable solutions for each kind of industries to protect the environment.
Conclusions
With the natural and socio-economic conditions of the city, the mining,
construction material production, agro-product processing and animal husbandry
industries have been developed in a large scale. . A total of 344 SMEs contribute more
than 40% to GDP, settling more than 50% of employment for the people. Along with
that is the environmental issues caused by the influence of this group of special

attention is paid attention. Therefore the environmental management in the business
should be taken seriously. Enterprises have had initial environmental procedures,
applied for permits, declared to pay taxes… However, the implementation and
monitoring reports are still inadequate, some enterprises have not yet observed or
observation frequency is not regulated. Besides SMEs have gradually applied the
necessary tools for environmental management, there are some SMEs still do not care,
do not apply that causing bad effects on the surrounding environment.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng trong nền
kinh tế, thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp,
vì thế đóng góp của nó vào tổng sản lượng, giá trị GDP và tạo việc làm là rất
đáng kể. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã chú trọng cơng tác khuyến khích
loại hình doanh nghiệp này phát triển. Các hỗ trợ mang tính thể chế để khuyến
khích bao gồm: tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban
hành các luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép,
cung cấp thông tin…), bồi dưỡng năng lực doanh nghiệp (đào tạo nguồn lực quản
lý, hỗ trợ về cơng nghệ…), tín dụng và một số hỗ trợ khác (như mặt bằng kinh
doanh…). Ở Châu Âu, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 80-90%, đóng góp hơn
80% vào GDP (European Environment Agency, 1998).
Ở Việt Nam, trong những năm qua, các doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa đã hình
thành và phát triển rất nhanh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2016), cả
nước có khoảng 520 nghìn doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa, chiếm 97% số doanh
nghiệp đang hoạt động thực tế, với tổng số vốn đăng ký khoảng 130 tỷ USD,

chiếm 1/3 tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp. Theo đó, loại hình doanh
nghiệp này đóng vai trị quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói
giảm nghèo. Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới;
sử dụng 51% lao động xã hội và góp phần hơn 40% GDP. Số tiền thuế và phí mà
các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nộp cho nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10 năm.
Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các
chương trình phát triển khác. Do vậy, đã tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia
đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm
trong dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh (Cao
Sỹ Kiêm, 2013).
Các DNNVV Việt Nam không chỉ dừng lại ở thị trường sản xuất phục vụ
tiêu dùng nội địa mà đang nỗ lực tìm chỗ đứng trên thị trường thế giới. Theo báo
cáo tháng 10 năm 2015 của Phịng Thương mại Hoa Kỳ, có khoảng 40% doanh
nghiệp nhỏ và vừa hiện nay của Việt Nam sản xuất theo hướng xuất khẩu. Tuy

1

download by :


nhiên để sản phẩm được nhập khẩu và lưu hành trên thị trường nước ngoài cần
phải đảm bảo nghiêm ngặt các u cầu về mơi trường, an tồn và sức khỏe. Ví dụ
như, đối với thị trường EU, muốn nhập khẩu và lưu hành, đa số các sản phẩm
được gắn dấu chứng nhận CE Marking, khi đó nhà sản xuất cần phải có trách
nhiệm thực hiện kiểm tra hợp chuẩn, xây dựng hồ sơ kỹ thuật, tuyên bố Hợp
chuẩn EC. Vì vậy, yêu cầu đối với doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư công
nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu phát
triển của thế giới.
Thành phố Tam Điệp là một thành phố trẻ giàu tiềm năng nằm ở phía

Tây Nam tỉnh Ninh Bình. Các doanh nghiệp trong thành phố chủ yếu là loại
hình DNNVV (gần 400 doanh nghiệp) đóng góp 40% vào GDP của thành phố,
giải quyết việc làm cho hơn 3000 lao động (UBND thành phố Tam Điệp,
2017). Với mục tiêu tìm hiểu và đánh giá tình hình quản lý môi trường trong
các DNNVV trên địa bàn thành phố, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy các
DNNVV phát triển bền vững, hướng sản phẩm sang thị trường xuất khẩu và
tăng tỷ lệ đóng góp vào GDP, tơi thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực
trạng quản lý môi trường trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Tam Điệp, Ninh Bình”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Tam Điệp chiếm tỷ lệ
lớn, khoảng 86% tổng số doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ đóng góp của các
doanh nghiệp này chỉ có 40% vào GDP, cùng với đó mức độ tuân thủ các nội
dung trong công tác quản lý mơi trường cịn nhiều khó khắn, bất cập. Vì vậy, để
thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi
trường, cần phân tích, đánh giá mức độ nhận thức và tình hình quản lý mơi
trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Thống kê và phân loại các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Tam Điệp
- Đánh giá mức độ tuân thủ các nội dung trong ĐTM, KHBVMT, đề án và
cam kết bảo vệ môi trường của các DNNVV.
- Đánh giá nhận thức và khả năng áp dụng các công cụ vào quản lý môi
trường của doanh nghiệp.

2

download by :



1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Tam Điệp.
1.5. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra, thu thập các số liệu cần thiết, sát với đề tài nghiên cứu.
- Đánh giá khách quan, cụ thể công tác quản lý môi trường của một số
DNNVV.
- Phân tích cụ thể các loại hình doanh nghiệp và các biện pháp xử lý chất
thải bảo vệ môi trường của từng loại doanh nghiệp.
1.6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
* Những đóng góp mới:
- Về mặt tiếp cận: Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng tiếp cận tổng quan
khi nghiên cứu về vấn đề quản lý môi trường trong doanh nghiệp khác với các
nghiên cứu khác thường tập trung vào đánh giá chi tiết, tính yếu tố riêng lẻ trong
quản lý mơi trường của doanh nghiệp.
- Với những kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin một cách tổng quát
về hiện trạng/thực trạng áp dụng các công cụ quản lý môi trường trong doanh
nghiệp, từ đó bản thân các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý mơi trường ở
cơ sở có căn cứ hoặc tham chiếu để đưa ra quyết định phù hợp, lựa chọn giải
pháp vừa nâng cao hiệu quả sản xuất vừa đáp ứng bảo vệ môi trường.
* Ý nghĩa khoa học:
- Đề tài này sử dụng các phương pháp phân tích trên tồn bộ 396/396 doanh
nghiệp và có sự so sánh về các kết quả nghiên cứu khác. Đây là một dung lượng
nghiên cứu mẫu khá lớn, đảm bảo tính khoa học và khách quan với những thơng
tin thu thập được.
- Nghiên cứu về hệ thống quản lý mơi trường được thu thập từ tất cả các
nhóm ngành lên nó đại diện cho hiện trạng/thực trạng quản lý môi trường trong
doanh nghiệp tại địa phương.

3


download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1.1. Khái quát chung về Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về
“Trợ giúp phát triển DNNVV”, tại Điều 3 của Nghị định này đã đưa ra định
nghĩa về DNNVV như sau: “ DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã
đăng ký kinh doanh theo pháp luận hiện hành, có vốn đăng ký khơng quá 10 tỷ
đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính
phủ, quy định tiêu chí xác định DNNVV như sau:
Bảng 2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phân loại theo quy mô ở Việt Nam
Quy mô Doanh nghiệp siêu Doanh nghiệp nhỏ
nhỏ

Khu vực

Số lao
Tổng
Tổng
động
nguồn
nguồn
tham gia
vốn
vốn
BHXH


Số lao
động
tham gia
BHXH

<10

10-100

Doanh nghiệp vừa

Tổng

Số lao
động

nguồn vốn tham gia
BHXH

I. Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
II.Công nghiệp và

< 3 tỷ

người

3-20 tỷ


người

20- 100 tỷ

100-200
người

xây dựng
III. Thương mại
và dịch vụ

< 3 tỷ

<10
người

3-50 tỷ

10- 50
người

50-100 tỷ

50-100
người

Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018

Ưu điểm của DNNVV: Là khả năng vận hành một cách linh hoạt trước
những thay đổi của thị trường, đặc biệt là những hoạt động kinh doanh hàng

hóa mới, hàng hóa nhỏ lẻ. Khả năng điều hướng trong việc quản lý hàng hóa
kinh doanh, việc quản lý và thay đổi nhân sự, nhân viên một cách đơn giản và
dễ dàng. Mức chi phí bỏ ra trong q trình xây dựng và phát triển không quá
cao, khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu quả đầu tư rất lớn. Chính vì thế,

4

download by :


DNNVV đang là mơ hình doanh nghiệp được nhiều doanh nhân trẻ hướng đến
hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khó khăn đối với các DNNVV là
ln phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu lớn, các doanh
nghiệp làm ăn lâu dài có số lượng khách hàng đông đảo. Bởi tiềm lực vốn của
các DNNVV không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp này. Đồng thời cơ sở
vật chất, hạ tầng của các DNNVV không được đánh giá cao, mức chi phí trong
việc vận hành quản lý và tiến hành các hoạt động quảng cáo rất lớn khiến các
DNNVV ln gặp khó khăn và thách thức. Do đó, nếu muốn tiến hành chèo
lái doanh nghiệp của mình với mơ hình DNNVV thì người chủ doanh nghiệp
cần phải xây dựng được niềm tin từ khách hàng của mình, xây dựng hệ thống
hỗ trợ khách hàng và các trung tâm chăm sóc khách hàng. Có như vậy mới có
thể hoạt động song hành cùng với các doanh nghiệp lớn (Đồn Tranh, 2015).
2.1.2. Vai trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với tăng trưởng kinh tế
Tuy doanh nghiệp nhỏ và vừa có qui mơ nhỏ nhưng qua các nguyên cứu
của các chuyên gia và nhà quản lý tại Việt Nam và các nước đều thừa nhận
rằng các DNNVV có vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội. Vai
trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ với phát triển kinh tế xã hội cụ thể như sau:
- Các DNNVV đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế: Không chỉ
DNNVV tại Việt Nam mà tại các nước đề đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Số liệu thống kế chỉ ra rằng trong năm 2000, các DNNVV đóng góp hơn 40%
GDP của cả nước, nếu tính cả hợp tác xã, trang tại và hộ kinh doanh cá thể thì
khu vực này đóng góp đến tăng trưởng GDP là 60%. Đến năm 2015, mức
đóng góp của doanh nghiệp dân doanh, khu vực tư nhân và hộ cá thể vẫn duy
trì ở mức 43,2% của GDP (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015). Khu vực
DNNVV luôn giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế dù khi nền kinh tế rơi vào
khủng hoảng. Sự đóng góp này của các DNNVV là đáng kể, và các nhà
nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý đều thống nhất cần phải trợ giúp
khu vực DNNVV là nền tảng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
- Các DNNVV giải quyết một số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm
tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xố đói giảm nghèo: Đặc điểm
chung của các DNNVV sử dụng ít vốn nhưng nhiều lao động. Điều này cũng

5

download by :


phù hợp với trình độ sử dụng cơng nghệ của các DNNVV. Không chỉ Việt
Nam mà ở các nước như Singapore trong 10 lao động thì có 7 người làm việc
cho các DNNVV. Năm 2015 tại Việt Nam, số lao động thủ công, nghề đơn
giản, mua bán chiếm đến 76,8% trong tổng số lao động, đa số các lao động
này làm việc trong các DNNVV. Chính điều này mà các DNNVV tạo ra nhiều
cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, qua đó góp phần giải
quyết các vấn đề xã hội mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư.
- Khu vực DNNVV huy động được các nguồn lực trong dân cư: Vốn tồn
tại trong dân cư rất lớn, chưa kể các bất động sản chưa đưa vào khai thác kinh
doanh; thì tại Việt Nam, theo các chuyên gia có khoản 500 tấn vàng có trong
dân cư. Nếu có cơ chế phù hợp thì các nguồn lực của nền kinh tế sẽ được khai
thác để tạo ra của cải vật chất và đem lại lợi nhuận cho cá nhân, gia đình,

doanh nghiệp và xã hội.
- Các DNNVV góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị
trường Tính linh hoạt của của các DNNVV đã tạo ra tính năng động của nền
kinh tế. Việc chuyển đổi nhanh chóng nhằm lấp các khoảng trống của thị
trường đã nói lên vai trị ổn định kinh tế của các DNNVV. Những thập niên 70
và 80, các DNNVV tại Taiwan đã giúp nước này tăng trưởng vượt bậc. Tại
Việt Nam, khi chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang thị trường từ những
năm 1986, vai trò của các hộ nông dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nhanh
chóng thúc đẩy khai thơng thị trường, hạ nhiệt nền kinh tế, góp phần giảm lạm
phát của Việt Nam từ 184% về mức mức lạm phát dưới 2 con số cho đến nay.
Sự năng động đó đã được tổng kết trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước,
vấn đề hiện nay là khai thơng chính sách để phát huy các nguồn lực trong dân
cư, phát triển các DNNVV nhằm trở thành động lực mới của nền kinh tế.
- Góp phần đẩy nhanh q trình chuyển địch cơ cấu kinh tế, đặc biệt với
khu vực nông thôn: Các DNNVV thường chọn các ngách của thị trường, nên
khả năng bao phủ rất lớn. Vì qui mơ và vốn nhỏ nên các DNNVV thường
chọn ngành dịch vụ, thương mại hoặc ngành xây dựng hoặc sửa chữa, bảo
dưỡng. Cách lựa chọn như trên sẽ làm dịch chuyển ngành dịch vụ so với
ngành sản xuất, chế tạo và nông lâm ngư nghiệp. Ngoài ra, các DNNVV tạo
điều kiện để chuyển đổi kinh tế nông thôn và tạo điều kiện để phụ nữ tham gia

6

download by :


quản lý. Nghiên cứu tại Indonesia cho thấy 60,42% các DNNVV hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, và 70% là do phụ nữ làm chủ. Việt Nam
cũng không ngoại lệ, kinh tế nông thôn Việt Nam đã dịch chuyển sang công
nghiệp chế biến và dịch vụ phục vụ nơng nghiệp ngày càng phát triển. Đây

chính là điều kiện để chuyển dịch kinh tế nơng thơn góp phần chuyển dịch nền
kinh tế cả nước.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh,
là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp, giúp họ làm quen với môi
trường kinh doanh: Nhiều doanh nghiệp lớn đều xuất phát từ những doanh
nghiệp khởi nghiệp có qui mơ cực nhỏ. Tuy nhiên, có hàng ngàn doanh nghiệp
nhỏ ra đời thì chỉ có ít doanh nghiệp phát triển thành những doanh nghiệp cực
lớn như Microsoft hay Google, Ford, Hyundai, tại Việt Nam như Hoàng Anh
Gia Lai. Chỉ những điều đó thơi cũng giúp cho phịng trào khởi nghiệp phát
triển, và có thể nói doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi khởi phát tinh thần doanh
nghiệp, nơi đào tạo và cho ra đời những doanh nghiệp và doanh nhân đem lại
sự thay đổi sâu sắc đối với nền kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vì hiệu
quả theo qui mô không tồn tại, nên các DNNVV không phải là động lực của
nền kinh tế, nhưng nếu DNNVV là nơi để nhà doanh nghiệp nhỏ làm quen với
môi trường kinh doanh, dám nghĩ lớn và chịu nghiên cứu học hỏi thì DNNVV
sẽ trở thành cái nơi để ươm mầm cho các doanh nghiệp lớn và tạo ra những
doanh nhân thành đạt. Sự đóng góp đó của các DNNVV là điều khơng thể phủ
nhận (Đồn Tranh, 2015).
2.1.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới
Dựa theo quy mơ có thể phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp có
quy mơ lớn, vừa và nhỏ. Trong đó, việc xác định các tiêu chí và định mức để
đánh giá quy mơ của một DNNVV có sự khác biệt ở các quốc gia trên thế
giới. Ngay trong cùng một quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể được thay
đổi theo thời gian vì sự phát triển của doanh nghiệp, đặc điểm nền kinh tế hay
tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó... Tuy nhiên, các tiêu chí phổ biến
nhất được nhiều quốc gia sử dụng là: số lượng lao động bình quân mà doanh
nghiệp sử dụng trong năm, tổng mức vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổng doanh
thu hàng năm của doanh nghiệp (Bảng 2.2) (Trần Thị Hòa, 2008).

7


download by :


Bảng 2.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia
Quốc gia/
Phân loại DN vừa và
Số lao
Khu vực
nhỏ
động BQ
A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
1. Hoa Kỳ
Nhỏ và vừa
0-500
2. Nhật

- Đối với ngành sản
xuất
- Đối với ngành
thương mại
- Đối với ngành dịch vụ
Siêu nhỏ
Nhỏ
Vừa

3. EU

4. Australia


Nhỏ và vừa

5. Canada

Nhỏ
Vừa

6. New
Zealand
7. Korea

Vốn đầu tư
(USD)

Doanh thu
(USD)
Không quy
định

1-300

Không quy
định
0- 2,65 triệu

1-100

0- 0,88 triệu

1-100


0- 0,44 triệu

< 10
< 50
< 250

Không quy
định

< 200

Không quy
định

< 100
< 500

Không quy
định

Nhỏ và vừa

< 50

Nhỏ và vừa

< 300

8. Taiwan

Nhỏ và vừa
< 200
B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Thailand Nhỏ và vừa
<100
2. Malaysia

Nhỏ và vừa

3. Philippine
4. Indonesia

Nhỏ và vừa
Nhỏ và vừa

0-150

Không quy
định
Không quy
định
< 2,61 triệu

Không quy
định
Không quy
định
< 7,97 triệu
< 30,75 triệu
Không quy

định
< 3,8 triệu
3,8- 15,24
triệu
Không quy
định
Không quy
định
< 3,27 triệu
Không quy
định

< 6,08 triệu
Không quy
định
0,03-1,13 triệu

< 200
Không
< 1 triệu
quy định
5.Brunei
Nhỏ và vừa
1-100
Khơng quy định
C. NHĨM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI
1. Russia
Nhỏ
1-249
Không quy

Vừa
250-999
định
2. China
Nhỏ
50-100
Không quy
Vừa
101-500
định
3. Poland
Nhỏ
< 50
Không quy
Vừa
51-200
định
4. Hungary Siêu nhỏ
1-10
Không quy
Nhỏ
11-50
định
Vừa
51-250

0- 6,01 triệu
Không quy định
< 5 triệu
Không quy định

Không quy
định
Không quy
định
Không quy
định
Không quy
định

Nguồn: 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa doanh nghiệp
vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000.

8

download by :


2.1.5. Thực trạng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Dữ liệu khảo sát doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (2015) cho thấy,
đến năm 2015 DNNVV chiếm khoảng 98% số lượng doanh nghiệp xét theo quy
mô lao động và 94% số lượng DN xét theo quy mô vốn. (Hình 2.1).

Hình 2.1. Số lượng DNNVV theo quy mơ lao động và theo quy mô vốn
(Nguồn: Economica xây dựng từ số liệu GSO(2015), Hiệu quả hoạt động của các DN trong nước
giai đoạn 2005-2014; và VCCI (2016), Báo cáo thường niên doanh nghiệp VN 2016)

Trong khu vực DNNVV chủ yếu là DN siêu nhỏ và DN nhỏ, DN vừa
chiếm tỷ trọng không cao. Đây cũng được coi là một nút thắt trong quá trình phát
triển, mở rộng sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp.
Theo số liệu đến cuối năm 2016, có 590.000 DNNVV đang hoạt động,

trong đó 68% là những DN với quy mô nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất
lạc hậu. Do đó, hiệu quả kinh doanh chưa cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận (Cục
phát triển doanh nghiệp, 2014).

2.2. QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
2.2.1. Quản lý mơi trường
2.2.1.1. Khái niệm về quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện cũng
như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường

9

download by :


và khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu (Hồ Thị Lam Trà và cs., 2012).
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của
chủ thể quản lý mơi trường lên các cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các
hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường,
sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản
lý môi trường đã đề ra phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành (Hồ Thị Lam
Trà và cs., 2012).
2.2.1.2. Đối tượng và mục tiêu của quản lý môi trường
Đối tượng của quản lý môi trường là một hệ thống bao gồm các phần tử
(yếu tố) tự nhiên và phần tử (yếu tố) nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và thiên nhiên. Đó là một hệ thống bao gồm các phần tử của thế giới vô
sinh và hữu sinh hoạt động theo các quy luật khác nhau và có con người tham dự.
Hệ thống mơi trường mang những đặc tính cơ bản là có cấu trúc, phức tạp, có tính
động, tính mở và có khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh (Hồ Lam Trà và cs., 2012).

Mục tiêu quản lý môi trường: Về lâu dài và nhất quán, mục tiêu quản lý
môi trường phải hướng tới 3 mục tiêu cơ bản sau:
+ Khắc phục và phịng chống suy thối, ơ nhiễm mơi trường phát sinh trong
hoạt động sống của con người
+ Phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia theo các nguyên tắc của một
xã hội bền vững do Hội nghị Môi trường và Phát triển Rio-1992 và được Tuyên
bố Jahanesburg, Nam phi về phát triển bền vững (2002) tái khẳng định.
+ Xây dựng các cơng cụ có hiệu lực quản lý mơi trường quốc gia và các
vùng lãnh thổ, các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương
và cộng đồng dân cư.
2.2.2. Quản lý nhà nước về môi trường
Quản lý nhà nước về mơi trường là q trình mà Nhà nước, bằng chức
trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính
sách kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường
sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia (Trần Thanh Lâm, 2006).
Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về môi trường là luật, các quy định
dưới luật của các ngành chức năng và các tiêu chuẩn. Đối với các nước đang phát

10

download by :


triển thì xây dựng một bộ máy quản lý nhà nước về mơi trường có hiệu lực là
mục tiêu rất quan trọng (Trần Thanh Lâm, 2006).
2.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Hệ thống quản lý môi trường trong các DNNVV bao gồm các công cụ quản
lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường
của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một cơng cụ có một chức

năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Công cụ quản lý
mơi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô,
công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mơ là luật pháp và
chính sách. Cơng cụ hành động là các cơng cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động
kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt và cơng cụ kinh
tế. Cơng cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường
trong công tác bảo vệ mơi trường. Thuộc về loại này có các cơng cụ kỹ thuật như
GIS, mơ hình hố, đánh giá mơi trường, kiểm tốn mơi trường, quan trắc mơi
trường. Cơng cụ quản lý mơi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại
cơ bản sau: Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế,
luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách mơi trường
quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương. Theo bản chất, có thể chia công cụ
quản lý môi trường thành các loại cơ bản như sau: Cơng cụ luật pháp và chính
sách, Cơng cụ kinh tế, Công cụ kỹ thuật quản lý, Công cụ bổ trợ. Mỗi cơng cụ
đều có vai trị, chức năng riêng trong việc thức hiện công việc quản lý môi
trường. Tuy nhiên ở đây chúng ta quan tâm đến cơng cụ pháp luật và chính sách
đối với việc quản lý môi trường trong các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Cơng cụ pháp luật và chính sách thường là một hệ thống luật bảo vệ môi
trường của một quốc gia bao gồm luật chung và luật sử dụng hợp lý các thành
phần môi trường hoặc bảo vệ môi trường cụ thể ở một địa phương, một ngành.
Quy định là những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thực hiện
các nội dung của luật. Quy định có thể do Chính phủ trung ương hay địa phương,
do cơ quan hành pháp hay lập pháp ban hành. Quy chế là các quy định về chế độ
thể lệ, tổ chức quản lý bảo vệ môi trường chẳng hạn như quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan. Hầu hết các doanh nghiệp các công ty lớn
đều phải áp dụng theo các quy định chung này để có thể hoạt động và tăng khả
năng cạnh tranh với các doanh nghiệp, công ty lớn khác. Đối với các doanh

11


download by :


nghiệp vừa và nhỏ cũng không ngoại lệ, các doanh nghiệp này cũng chịu sự quản
lý của các công cụ quản lý môi trường đặc biệt là hệ thống cơ sở pháp lý bảo vệ
môi trường.
Việc đầu tiên để các doanh nghiệp vừa và nhỏ này có thể hoạt động được là
có đủ các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết để được cấp giấy phép hoạt động kinh
doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho. Việc lập các loại hồ sơ như
cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, hồ sơ đánh giá tác động
môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, hệ thống các chứng nhận quốc tế sẽ
không chỉ giúp cho các nhà quản lý có thể quản lý tốt sự hoạt động của doanh
nghiệp trên giấy tờ mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đối với
các đối thủ hoạt động cùng lĩnh vực, tạo được niềm tin đến từ khách hàng từ đó
giúp cho các doanh nghiệp tiến tới phát triển trên thị trường lớn hơn và thị trường
quốc tế (Trần Thanh Lâm, 2006).
2.4. HỆ THỐNG CÁC ISO ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, DNNVV là loại hình doanh
nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Nhưng hầu hết các DNNVV
của Việt Nam quản lý theo kinh nghiệm truyền thống và chỉ một lượng nhỏ
doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 22000, ISO
14001. Trong đó, phần lớn các DNNVV sử dụng các chứng chỉ ISO để tạo niềm
tin cho khách hàng mà chưa tận dụng được hết các nguyên lý, nguyên tắc quản lý
của hệ thống quản lý trong quản trị doanh nghiệp.
Bảng 2.3. Số lượng chứng chỉ ISO được cấp tại Việt Nam
Loại ISO

Số chứng chỉ cấp

năm 2014

Số chứng chỉ cấp
năm 2015

Số chứng chỉ cấp
năm 2016

ISO 9001

3.786

4.148

5.160

ISO 14001

830

903

1.371

ISO 22000

243

395


374

ISO 13485

38

43

59

ISO 50001

16

45

60

Nguồn: Kết quả Khảo sát về số lượng Chứng chỉ ISO năm 2016 của Ủy ban tiêu chuẩn
hóa quốc tế ISO

12

download by :


×