Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 86 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ NINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT
KHÔNG THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

1

download by :


download by :



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ....... tháng...... năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thị Ninh

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn tơi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt
tình của rất nhiều các tập thể, cá nhân. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin
chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo ân cần của các thầy, cô giáo trong
Khoa Quản lý Đất đai – Học viên Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và nhiệt tình giảng dậy, hướng dẫn em trong suốt thời gian em theo học tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới PGS.TS. Nguyễn Khắc
Thời đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian em thực hiện luận
văn này. Ngoài ra, em xin chân thành cảm ơn UBND Quận Long Biên, Phòng Tài
nguyên và Môi trường quận Long Biên, UBND các phường trên địa bàn quận Long
Biên đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi q trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài tốt nghiệp của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ và các
bạn để luận văn hồn thiện hơn.

Em xin kính chúc các thầy, cơ ln mạnh khỏe, hạnh phúc!
Hà Nội, ngày ....... tháng...... năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thị Ninh

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.3.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3

1.4.1.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 3

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận của công tác quản lý sử dụng đất đối với các tổ chức được
nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất .................................................... 4

2.1.1.

Khái quát về đất đai ............................................................................................ 4

2.1.2.


Khái quát về tổ chức sử dụng đất và tổ chức được Nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đất.................................................................................. 7

2.1.3.

Căn cứ để Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất ................................ 10

2.1.4.

Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền
sử dụng đất ........................................................................................................ 10

2.2.

Công tác quản lý sử dụng đất tại một số nước trong khu vực và trên thế
giới .................................................................................................................... 11

2.2.1.

Các nước trong khu vực.................................................................................... 11

2.2.2.

Các nước trên thế giới....................................................................................... 14

iii

download by :



2.2.3.

Những kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lý đất đai tại các nước
nghiên cứu ........................................................................................................ 18

2.3.

Công tác quản lý sử dụng đất trên phạm vi cả nước và thành phố Hà Nội ...... 20

2.3.1.

Thực trạng công tác quản lý sử dụng đất trên phạm vi cả nước ....................... 20

2.3.2.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố
Hà Nội............................................................................................................... 23

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 27
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.3.


Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 27

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Long Biên ................................. 27

3.4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất của quận Long Biên .................................... 27

3.4.3.

Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên. ................................ 27

3.4.4.

Đánh giá thực trạng quản lý của các tổ chức được Nhà nước giao đất,
không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên. ................................ 27

3.4.5.

Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với
quỹ đất đã giao cho các tổ chức sử dụng không thu tiền sử dụng đất. ............. 27

3.5.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp.................................................. 27

3.5.2.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ................................................... 28

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu ................................................................. 29

3.5.4.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 30
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Long Biên ....................................... 30

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 30

4.1.2.


Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 33

4.2.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại quận Long Biên ....................................... 37

4.2.1.

Thực trạng công tác quản lý đất đai.................................................................. 37

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất đai tại quận Long Biên ................................................ 40

iv

download by :


4.3.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao
không thu tiền tại quận Long Biên ................................................................... 44

4.3.1.

Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức được giao không thu tiền sử dụng
đất được phân theo đơn vị hành chính .............................................................. 44

4.3.2.


Tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đất................................................................................ 45

4.3.3.

Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu
tiền sử dụng đất ................................................................................................. 51

4.4.

Nhận xét chung về quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn quận
Long Biên ......................................................................................................... 60

4.4.1.

Những ưu điểm ................................................................................................. 60

4.4.2.

Những tồn tại, bất cập ....................................................................................... 60

4.4.3.

Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng đất của
các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất ..................... 61

4.5.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ

chức được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất tại quận Long Biên ...... 63

4.5.1.

Giải pháp về chính sách, pháp luật ................................................................... 63

4.5.2.

Giải pháp về kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai ........ 63

4.5.3.

Giải pháp về nhân lực và cải cách hành chính.................................................. 64

4.5.4.

Giải pháp về cơng nghệ thơng tin trong quản lý đất đai ................................... 65

4.5.5.

Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai ................................ 65

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 66
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 66

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 67


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 68
Phụ lục .......................................................................................................................... 70

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐĐC

Bản đồ địa chính

CHXHCNVN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP

Chính phủ


CT

Chỉ thị

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KH

Kế hoạch

MTTQ


Mặt trận tổ quốc

NN

Nhà nước

NQ

Nghị quyết



Quyết định

QH

Quốc hội

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QSHN

Quyền sở hữu nhà

TC

Tổ chức


TT

Thông tư

UBKT

Ủy ban kiểm tra

UBND

Ủy ban nhân dân

VNDCCH

Việt Nam dân chủ cộng hòa

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình sở hữu đất đai ở Australia ........................................................... 18

Bảng 2.2.

Hiện trạng sử dụng đất tổ chức của Thành phố Hà Nội năm 2016 ............. 24


Bảng 4.1.

Dân số quận Long Biên qua các năm .......................................................... 36

Bảng 4.2.

Kết quả đo đạc lập BĐĐC trên địa bàn Quận long Biên............................. 38

Bảng 4.3.

Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức theo mục đích sử dụng đất ........... 42

Bảng 4.4.

Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên phân theo đơn vị
hành chính ................................................................................................... 43

Bảng 4.5.

Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đất phân theo Đơn vị hành chính ........................... 44

Bảng 4.6.

Tổng hợp các tổ chức sử dụng đất được nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất phân theo loại hình sử dụng .............................................. 45

Bảng 4.7.

Thời điểm giao đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu

tiền sử dụng đất ........................................................................................... 46

Bảng 4.8.

Tình hình kê khai đăng ký đất đai của các tổ chức được nhà nước giao
đất không thu tiền sử dụng đất .................................................................... 47

Bảng 4.9.

Tổng hợp tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ
chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất ........................... 48

Bảng 4.10. Thực trạng Hồ sơ sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đất .......................................................................... 50
Bảng 4.11. Tổng hợp tình hình sử dụng đất đúng mục đích của các tổ chức được
nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất ............................................. 52
Bảng 4.12. Tình hình sử dụng đất khơng đúng mục đích của các tổ chức được nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất ................................................... 52
Bảng 4.13. Tổng hợp tình hình vi phạm đất đai của các tổ chức được Nhà nước
giao đất không thu tiền ................................................................................ 54

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí quận Long Biên, TP Hà Nội ...................................................... 30
Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế quận Long Biên năm 2017 ................................................... 33
Hình 4.3. Cơ cấu đất đai năm 2017, quận Long Biên ................................................... 41

Hình 4.4. Binh đoàn 12 quản lý sử dụng đất tại ngõ 332 Ngô Gia Tự, tổ 8, phường Đức
Giang để đất hoang hóa ................................................................................ 56
Hình 4.5. Phịng Tài chính kế hoạch quận Long Biên sử dụng sai mục đích cho th
văn phịng để kinh doanh .............................................................................. 57
Hình 4.6. Trường Mầm non Gia Thụy sử dụng sai mục đích, cho đơn vị khác thuê khu
trường học để sản xuất kinh doanh ............................................................... 58
Hình 4.7. UBND phường Phúc Đồng sử dụng sai mục đích Nhà văn hóa tổ dân phố số
1 cho thuê trụ sở để kinh doanh .................................................................... 58
Hình 4.8. Đơn vị Pháo Phịng khơng khơng qn C75 - Trung đồn 280- Sư đoàn 361
quản lý sử dụng đất tại ngõ 47 Nguyễn Văn Linh, phường Phúc Đồng cho
các đơn vị khác thuê đất sản xuất kinh doanh trái pháp luật ........................ 59

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Ninh
Tên Luận văn: Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước
giao không thu tiền sử dụng đất tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Ngành: Quản Lý Đất Đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không
thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ

chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Long Biên
Tình hình quản lý và sử dụng đất của quận Long Biên
Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không
thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên.
Đánh giá thực trạng quản lý của các tổ chức được Nhà nước giao đất, không thu
tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên.
Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với quỹ
đất đã giao cho các tổ chức sử dụng không thu tiền sử dụng đất.
Đối tượng nghiên cứu
Các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
Công tác quản lý sử dụng đất của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai;
Cán bộ, công chức liên quan đến việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức được
nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu
sau: phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp; phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
sơ cấp; phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu; phương pháp so
sánh, phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan.

ix

download by :


ết quả chính và kết luận
Quận Long Biên là quận có diện tích lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội với
tổng diện tích tự nhiên 5982,1 ha, được phân bổ trên 14 đơn vị hành chính cấp phường,

chiếm 17,81 % tổng diện tích đất của Thành phố Hà Nội. Trong đó: đất nơng nghiệp có
diện tích 1781,7 ha, chiếm 28,7 % tổng diện tích tự nhiên tồn quận; đất phi nơng
nghiệp có diện tích 4251,2 ha, chiếm 71,1 % tổng diện tích tự nhiên tồn quận; đất chưa
sử dụng có diện tích 12,2 ha, chiếm 0,2 % tổng diện tích tự nhiên tồn quận.
Trên tồn quận có tổng số các tổ chức được nhà nước giao không thu tiền sử
dụng đất là 306, diện tích sử dụng là 547,6 ha; chiếm 9,15% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó: Cơ quan nhà nước có diện tích 14,3 ha, chiếm tỉ lệ 2,6% tổng diện tích được
giao khơng thu tiền; Tổ chức sự nghiệp cơng lập có diện tích 97,4 ha, chiếm tỉ lệ 17,8%
tổng diện tích được giao khơng thu tiền; UBND phường có diện tích 46,5 ha, chiếm tỉ lệ
8,5% tổng diện tích được giao khơng thu tiền; Đơn vị an ninh có diện tích 6,5 ha, chiếm
tỉ lệ 1,2% tổng diện tích được giao khơng thu tiền; Đơn vị quốc phịng có diện tích
273,8 ha, chiếm tỉ lệ 50,0% tổng diện tích được giao khơng thu tiền; Cơ sở tơn giáo có
diện tích 83,0 ha, chiếm tỉ lệ 15,2% tổng diện tích được giao khơng thu tiền; cơ sở tín
ngưỡng có diện tích 26,1 ha, chiếm tỉ lệ 4,8% tổng diện tích được giao khơng thu tiền.
Với tổng số 306 tổ chức, có 90 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (của 69 tổ chức) đã
cấp với diện tích 81,2 ha chiếm 14,8 % diện tích đất tổ chức được Nhà nước giao không
thu tiền sử dụng đất. Tỉ lệ này còn khá khiêm tốn so với số lượng GCN cần cấp.
Việc quản lý đất đai trên địa bàn quận cũng dần dần đi vào nề nếp. Phần lớn diện
đất được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sử dụng đúng mục đích 496,9 ha - tỷ
lệ 90,7% tổng diện tích giao khơng thu tiền. Diện tích đất bị lấn chiếm , tranh chấp
chiếm tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên vẫn có diện tích đất chậm đưa vào sử dụng, để hoang
hóa với diện tích 10,1 ha, chiếm 1,8% tổng diện tích đất được giao khơng thu tiền. Diện
tích sử dụng khơng đúng mục đích, để hoang hóa chủ yếu tập trung chủ yếu vào các đơn
vị quốc phòng.
Để khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất và nâng cao hiệu
quả trong quản lý đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền cần phải thục hiện
đồng bộ 5 nhóm giải pháp là: Giải pháp về chính sách, pháp luật; Giải pháp về kiểm tra,
giám sát, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai; Giải pháp về nhân lực và cải cách
hành chính; Giải pháp về cơng nghệ thông tin trong quản lý đất đai; Giải pháp về tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về đất đai.


x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Thi Ninh
Thesis title: Evaluating the current status of land use and management of organizations
assigned by the State without collection of land use fees in Long Bien district, Hanoi.
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To assess the current status of land use and management of organizations
allocated land without collection of land use fees in Long Bien district.
To propose some solutions to improve the efficiency of land use management of
organizations allocated land by the State without collection of land use fees in Long
Bien district.
Materials and Methods
Research contents
Natural and socio-economic conditions of Long Bien district
Situation of land management and use in Long Bien district
The situation of land management and use of organizations assigned land by the
State without collection of land use fees in Long Bien district.
Assessment of management status of organizations assigned land by the State
without collection of land use fees in Long Bien district.
To propose management solutions for economical and efficient use of land funds

already allocated to organizations for use without collection of land use fee.
Research objects
Organizations allocated land by the State without collection of land use fees;
Land use management by the state land management agency;
Cadres and staff involved in the management of land use by organizations
assigned land by the State without collection of land use fees.
Research methods
To carry out research contents, the researcher uses the following five research
methods: methods of collecting secondary documents and data; methods of collection
primary data and document; methods of statistics, data aggregation, processing, and
analysis; Comparative method, inheritance method of related documents.

xi

download by :


Main findings and conclusions
Long Bien is a large district in the city of Hanoi with a total area of 5982.1 ha,
distributed over 14 wards, accounting for 17,81% of total land area of Hanoi. Of which:
agricultural land has an area of 1781,7 ha, accounting for 28,7% of the total natural area
of the district; Non-agricultural land has an area of 4251,2 ha, accounting for 71,1% of
the total natural area of the district; Unused land has an area of 12,2 ha, accounting for
0,2% of the total natural area of the district.
In the whole district, the total number of organizations assigned by the State without
collection of land use fees is 306, the area used is 547,6 hectares; accounting for 9,15% of
total land area. Of which: State agencies have an area of 14,3 ha, accounting for 2,6% of
total area allocated without charge; Public service organizations occupy an area of 97,4 ha,
accounting for 17,8% of the total area allocated free of charge; The ward’s people
committee covers an area of 46,5 ha, accounting for 8,5% of the total area allocated free of

charge; The security unit has an area of 6,5 ha, accounting for 1,2% of the total area
allocated without charge; National defense unit covers an area of 273,8 ha, accounting for
50,0% of the total area allocated without charge; Religious establishments cover an area of
83,0 hectares, accounting for 15,2% of the total area allocated free of charge; Religious
establishments have an area of 26,1 ha, accounting for 4,8% of the total area allocated
without charge. With a total of 306 organizations, there are 90 land use right certificates of
69 organizations with an area of 81,2 hectares, accounting for 14,8% of the land area
allocated by the State without collection. land. This ratio is quite modest compared to the
number of land use right certificate need to be granted.
The land management in the district also gradually go into order. The majority
of the land was allocated by the state without land use fees for the right purpose with
496,9 ha – 90,7% of the total area allocated without charge. Land encroachment and
disputes were very low. However, there was still a low land area to be used (unused
land) with the area of 10,1 ha, accounting for 1,8% of the total area of land allocated
without charge. The area was used for the wrong purpose or left to be unused mainly
focuses on the defense units.
In order to overcome the shortcomings in land use management and improve the
effectiveness of land management by organizations that are allocated land without charge,
they need to synchronously implement 5 groups of solutions: policy and law solution;
solution on inspection, supervision, settlement of complaints and disputes on land; solution
on human resources and administrative reform; Solutions on information technology in land
management; solution on propagation and dissemination of land legislation.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và
phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, quốc phịng và an ninh.
Chính vì tầm quan trọng của đất đai đối với cuộc sống, con người, cần
thiết phải sử dụng vốn đất một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả. Một quốc gia
muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải sử dụng nguồn tài nguyên này hợp lý,
hiệu quả và bền vững.
Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về đất đai đã có nhiều
chuyển biến tích cực, việc quản lý sử dụng đất đai ngày càng có hiệu lực, hiệu
quả, từng bước đi vào nề nếp, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát
triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Với sự chỉ đạo quyết liệt
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cơng tác quản lý đất đai của cơ quan quản
lý từ Trung ương đến các địa phương trên cả nước đã hoàn thành tốt nhiệm vụ
được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao, góp phần quan trọng vào việc
giữ ổn định chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Hiện nay việc quản lý và sử dụng đất của các tổ chức chưa chặt chẽ, hiệu
quả thấp, còn để xảy ra nhiều tiêu cực như sử dụng khơng đúng diện tích, khơng
đúng mục đích, khơng sử dụng, để bị lấn chiếm, cho mượn, cho thuê trái phép,
chuyển nhượng trái pháp luật, hủy hoại đất. Thực hiện Nghị quyết số
16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh
tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương
mại thế giới, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài ngun và Mơi trường chủ trì,
phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất tổ chức thực hiện việc kiểm kê đất, lập bản trích đo địa chính khu
đất đang quản lý, sử dụng.
Để quản lý và sử dụng đất được chặt chẽ và có hiệu quả, bền vững, ngày
14/12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg về

kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất,

1

download by :


cho thuê đất. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường vai trò
quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên đất đai (Phạm Phương Nam và Phạm
Văn Quân, 2013). Đánh giá việc sử dụng đất của các tổ chức là rất cần thiết nhằm
từng bước góp phần hồn thiện chính sách quản lý và sử dụng đất (Đỗ Thị Tám
và Hoàng Minh Giáp, 2015).
Hiện nay việc quản lý sử dụng đất, đặc biệt là các tổ chức được nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, xảy ra nhiều
tiêu cực, như là sử dụng không đúng diện tích, sử dụng khơng đúng mục đích, bị
lấn chiếm, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn trái phép. Việc quản lý các tổ
chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không được các ngành
các cấp quan tâm. Đây là lỗ hổng lớn trong quản lý, sử dụng đất, sử dụng đất
lãng phí, khơng hiệu quả, quản lý kém làm thất thoát tài sản, thất thu cho nguồn
ngân sách quốc gia.
Quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội là một quận mới thành lập năm
2003 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ với
diện tích tự nhiên là 5.993,03 ha. Là cửa ngõ phía Đơng Bắc của Thành phố,
quận Long Biên có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng.
Trên địa bàn quận có 3 tuyến đường giao thơng quan trọng đi qua gồm đường
quốc lộ 1A, 1B và quốc lộ 5, đây là 3 tuyến đường huyết mạch đi các tỉnh phía
Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Trên con
đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và quận Long Biên nói
riêng cịn gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị
được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cịn nhiều bất cập, đất đai bị

bng lỏng quản lý trong thời gian dài. Hồ sơ quản lý đất đai không đầy đủ, công
tác cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho tổ chức không được quan tâm.
Việc cho th, cho th lại, tình trạng để hoang hóa chậm đưa vào đầu tư sử
dụng, để đất bị lấn chiếm của các tổ chức diễn ra thường xuyên. Đây cũng là vấn
đề rất được quan tâm trên địa bàn quận Long Biên.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Khắc Thời, giảng viên khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, cùng với sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên,
thành phố Hà Nội, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý
sử dụng đất của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao không thu tiền sử dụng đất
tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội”.

2

download by :


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức được giao đất
không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất
của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn
quận Long Biên.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên toàn địa bàn Quận Long Biên. Quỹ đất của
các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn 14
phường thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức
được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đến hết đến hết ngày 31 tháng
12 năm 2017.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA

HOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.4.1. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã xác định được những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong công tác
quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất. Và đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác
quản lý nhà nước về đất đai đối với các tổ chức được nhà nước giao đất không
thu tiền sử dụng đất.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học góp phần bổ sung cơ sở lý luận
về quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu góp phần bổ xung những tồn tại từ thực tiễn để các
nhà chính sách xây dựng các chính sách hợp lý để quản lý loại đất của các tổ
chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho học viên, sinh
viên chuyên ngành quản lý đất đai tại các trường cao đ ng và đại học có đào tạo
chuyên ngành Quản lý đất đai.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI
VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐƢỢC NHÀ NƢỚC GIAO ĐẤT


HÔNG THU

TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1.

hái quát về đất đai

2.1.1.1. Đất đai
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai
bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh
hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất đai bao gồm: Các
yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật
tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con người
(Trần Quang Huy và cs., 2013).
Đất đai theo định nghĩa áp dụng trong Luật gồm mặt đất và các thành
phần nằm dưới đất, gồm khoảng khơng phía trên mặt đất, gồm mặt nước, phần
phía dưới mặt nước và khoảng khơng phía trên mặt nước, tất cả nhà, cơng trình
xây dựng và những cơng trình đầu tư gắn với mặt đất, trên và dưới mặt đất, hoặc
kế cận ảnh hưởng tới việc sử dụng đất đó. “Với mục đích xác định quyền sở hữu
và quyền sử dụng, đất đai được chia nhỏ thành các thửa riêng biệt, trong thực tiễn
ở hầu hết các nơi trên thế giới, các thửa đất được xác định ranh giới theo chiều
th ng đứng, về lý thuyết trục này tính từ tâm trái đất theo hướng dây dọi lên phía
thiên đỉnh”.
Như vậy một thửa đất (hay một đơn vị bất động sản) được xác định theo
ranh giới nằm ngang và ranh giới th ng đứng tạo thành hình khối. Ví dụ điển
hình để minh họa ở đây là nhà cao tầng chung cư trên một thửa đất, một trường
hợp nữa là các cơng trình kiến trúc dạng chân cột xây phía trên đất thuộc hành
lang đường sắt (chủ cơng trình có thể th phần khơng gian phía trên đường sắt
do Nhà chức trách quản lý đường sắt cho thuê). “Theo quan điểm kinh tế học, đất

nói chung được xem như là một nhân tố riêng biệt hoặc như là một yếu tố sản
xuất, khác với vốn ở chỗ khơng một sự tăng giá sử dụng đất nào có thể hiểu như
là bổ sung thêm cho nguồn vốn” (Nguyễn Đình Bồng, 2011).

4

download by :


2.1.1.2. Sử dụng đất đai
Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử
dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là:”những hoạt động của con
người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác
động lên chúng” (Trần Quang Huy và cs., 2013).
Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn,
nước, phân hóa học...), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ, màu
vụ...) cho phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động mơi
trường và kinh tế, lập mơ hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sử dụng đất
hoặc việc chuyển đổi việc sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác.
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi
phối bởi điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bới các
điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, có thể khái
qt một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất (Trần Quang
Huy và cs., 2013).
Điều kiện tự nhiên: Khi sử dụng đất đai, ngồi bề mặt khơng gian như
diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng..., cần chú ý đến việc thích ứng với điều
kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao
quanh mặt đất như: Yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng.
Điều kiện kinh tế - xã hội: Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số,
lao động, thơng tin, các chính sách quản lý về mơi trường, chính sách đất đai, yêu

cầu về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp,
thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ
quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát
triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Yếu tố không gian: Đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đai
là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngồi ý chí và nhận thức của con người. Đất đai
hạn chế về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được
khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội (Trần Quang Huy và cs., 2013).
2.1.1.3. Quản lý đất đai
Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa
đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ,
cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và

5

download by :


các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai
liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc,
đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng
cho công tác quản lý (Phạm Phương Nam, 2014).
Theo quy định tại Điều 2, Luật đất đai 2013: Cơ quan nhà nước thực hiện
quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện
nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
Theo quy định tại Điều 22, Luật đất đai 2013: Nội dung về quản lý đất đai
được quy định:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập

bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây
dựng giá đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

6

download by :


Nhà nước phải đóng vai trị chính trong việc hình thành chính sách đất đai
và các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp Luật đất đai và
pháp luật liên quan đến đất đai. Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác
định một số nội dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung

và phân cấp quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trị của lĩnh vực cơng
và tư nhân; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chức địa chính, quản lý
nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp về chuyên gia tư vấn
kỹ thuật; hợp tác quốc tế (Nguyễn Quang Tuyến, 2010).
Cũng theo Điều 23 Luật đất đai 2013 quy định rõ Trách nhiệm quản lý nhà
nước về đất đai:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong
việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại
địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
2.1.2.

hái quát về tổ chức sử dụng đất và tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất

không thu tiền sử dụng đất
2.1.2.1. Khái niệm tổ chức sử dụng đất
Tổ chức sử dụng đất là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử
dụng hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang sử
dụng, được Nhà nước giao đất để quản lý. Luật đất đai 2013 quy định:
-Tổ chức sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực
hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
-Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế
khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi.
-Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội

- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp

7

download by :


công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi
chung là tổ chức);
-Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại
giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc
Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ
chức liên chính phủ;
-Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư
nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,
niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức
tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
Theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài ngun
và Mơi trường thì Loại hình tổ chức được phân thành 04 loại:
* Tổ chức trong nước gồm:
- Tổ chức kinh tế gồm các doanh nghiệp và các hợp tác xã;
- Cơ quan, đơn vị của Nhà nước gồm cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban
nhân dân cấp xã); tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị quốc phịng,
an ninh;
- Tổ chức sự nghiệp cơng lập gồm các đơn vị sự nghiệp do cơ quan có
thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập,
có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức khác gồm tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
khác (không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập,
tổ chức kinh tế);
* Tổ chức nước ngồi gồm:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư
nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng

8

download by :


ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức
thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của
tổ chức liên chính phủ;
*Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo gồm:
- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng
địa bàn thơn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự
có cùng phong tục, tập qn hoặc có chung dịng họ được Nhà nước giao đất
hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng
đất để sử dụng nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc, như đất làm đình, đền, miếu, am, từ
đường, nhà thờ họ;
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,
niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức
tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
2.1.2.2. Tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
Luật đất đai 2013 quy định: Các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu

tiền sử dụng đất bao gồm:
-Tổ chức sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích
quốc phịng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích cơng cộng khơng nhằm mục đích
kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 55 của Luật này;
-Tổ chức sự nghiệp cơng lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng
cơng trình sự nghiệp;
-Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của
Nhà nước;
- Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất
phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật này.
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có quyền và
nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166, Điều 170 và Điều 173 của Luật Đất đai
2013. Tổ chức được Nhà nước giao đất khơng thu tiền sử dụng đất khơng có
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế
chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; khơng được bồi thường về đất khi Nhà
nước thu hồi đất.

9

download by :


2.1.2.3. Ý nghĩa của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với các tổ chức
được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt và có hạn, mọi hoạt động của con
người đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn bó với đất đai. Tổng diện tích tự nhiên của
một phạm vi lãnh thổ nhất định là không đổi. Nhưng khi sản xuất phát triển, dân số
tăng, q trình đơ thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh thì nhu cầu của con người đối
với đất đai cũng ngày càng gia tăng. Có nghĩa cung là cố định, cầu thì ln có xu

hướng tăng. Điều này dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa những người sử dụng
đất và giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau. Vì vậy để sử dụng đất có hiệu quả
và bền vững, quản lý đất đai được đặt ra như một nhu cầu cấp bách và cần thiết.
Quản lý đất đai đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong cả nước. Việc quản
lý nhằm kết hợp hiệu quả giữa sở hữu và sử dụng đất trong điều kiện hệ thống
pháp luật nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai. Mặt khác, quản lý đất đai
cịn có vai trị quan trọng trong việc kết hợp hài hịa các nhóm lợi ích của Nhà
nước, tập thể và cá nhân nhằm hướng tới mục tiêu phát triển. Công tác quản lý đất
đai dựa trên nguyên tắc quan trọng nhất là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền
vững. Do đó quản lý, sử dụng đất đai là một trong những hoạt động quan trọng
nhất của cơng tác quản lý hành chính Nhà nước nói chung và quản lý, sử dụng đất
của các tổ chức nói riêng (Phạm Phương Nam và Phạm Văn Quân, 2013).
Ngoài ra, quỹ đất dành cho các tổ chức được nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất là rất lớn. Nếu không quản lý chặt chẽ dẫn đến sử dụng kém hiệu
quả, lãng phí tài nguyên đất, gây thất thu cho ngân sách nhà nước đồng thời sảy
ra nhiều tiêu cực trong quá trình quản lý đất được giao như sử dụng khơng đúng
mục đích, chuyển nhượng, cho th lại, chuyển đổi… trái pháp luật.
2.1.3. Căn cứ để Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất
Căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đất đai năm 2013 để Nhà nước giao đất cho các tổ chức không thu
tiền sử dụng đất.
2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất không thu
tiền sử dụng đất
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có quyền và
nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166, Điều 170 và Điều 173 của Luật Đất đai

10


download by :


2013. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất khơng có
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế
chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà
nước thu hồi đất.
2.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRONG
HU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Các nƣớc trong khu vực
2.2.1.1. Trung Quốc
Trung Quốc thực hiện chế độ đất đai công hữu bao gồm: Chế độ sở hữu
toàn dân và chế độ sở hữu tập thể. Trước năm 1988, Hiến pháp Trung Quốc quy
định: Cá nhân và tổ chức không được chiếm dụng, mua bán đất đai và bất cứ
hình thức chuyển nhượng đất đai khác trái pháp luật (Khoản 4 Điều 10). Sau đó
luật đã được bổ sung: “Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu Nhà nước và sở hữu tập
thể có thể chuyển nhượng theo đúng pháp luật”.
Luật Đất đai của Trung Quốc được xây dựng vào các năm 1954, 1975,
1978 và 1982. Trong đó, Luật Đất đai năm 1982 là bộ luật hoàn chỉnh nhất. Từ
năm 1982, Luật đất đai Trung Quốc đã được sửa đổi 4 lần (qua các năm 1988,
1993, 1999, 2004).
Trong Luật Đất đai và quy định của Chính phủ về quản lý đất đai có quy
định rõ và tách bạch nội dung giám sát quản lý đất đai, kiểm tra việc sử dụng đất,
gắn với các quy định về chế tài xử lý đã đảm bảo việc quản lý được tăng cường
trách nhiệm và hạn chế những sai phạm phát sinh về quản lý đất đai trong cơ
quan nhà nước, đồng thời có căn cứ xử lý triệt để đối với các trường hợp quản lý
sai quy định hoặc sử dụng đất vi phạm pháp luật. Quy định chỉ giao đất ở cho các
tổ chức đầu tư kinh doanh nhà ở và không giao đất cho các hộ gia đình cá nhân
sử dụng tại đơ thị có nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhưng chưa tạo điều kiện
thuận lợi và điều kiện về chỗ ở cho các hộ gia đình có mức thu nhập thấp hoặc

gia đình có nhiều thế hệ sinh sống, chính sách, cơ chế thu tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất chưa được quy định rõ ràng và đầy đủ giữa các địa phương thực hiện
cịn có sự khác nhau (Nguyễn Đình Bồng, 2014).
Chế độ sở hữu đất đai
Đất đai nội thành thành phố thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

11

download by :


×