Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 73 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM TỬ CUNG
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỊ
TRÊN ĐÀN TRÂU NUÔI TẠI CÁC NÔNG HỘ
HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HOÁ

Ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS. TS. Trinh
̣ Đı̀nh Thâu
2.TS. Trần Đức Hoàn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết qủa nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được dung để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hạnh

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được trình bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trịnh Đình Thâu và TS. Trần Đức Hồn đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Giải phẫu – Tổ chức, Khoa Thú y- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trạm Thú y huyện
Như Xuân tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hạnh

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ .........................................................................................................viii
Danh mu ̣c hı̀nh ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2


1.4.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Đặc điểm sinh lý sinh dục của trâu cái ............................................................. 3

2.1.1.

Giải phẫu cơ quan sinh dục trâu cái.................................................................. 3

2.1.2.

Hoạt động chu kỳ tính ...................................................................................... 7

2.2.

Một số bệnh thường gặp ở đường sinh dục trâu cái ........................................ 14

2.2.1.

Viêm âm đạo ................................................................................................. 15

2.2.2.

Viêm cổ tử cung ............................................................................................ 16

2.2.3.


Viêm tử cung ................................................................................................. 16

2.3.

Khái niệm bệnh viêm tử cung ........................................................................ 17

2.3.1.

Phân loại viêm tử cung .................................................................................. 17

2.3.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở trâu cái sinh sản .............. 21

2.3.1.

Ảnh hưởng của giống..................................................................................... 21

2.3.2.

Ảnh hưởng của mùa vụ .................................................................................. 22

2.3.3.

Ảnh hưởng của lứa đẻ .................................................................................... 22

2.3.4.

Ảnh hưởng của vệ sinh thú ý.......................................................................... 23


2.3.5.

Ảnh hưởng của phương pháp phối giống........................................................ 23

iii

download by :


2.3.6.

Ảnh hưởng của quá trình đẻ ........................................................................... 24

2.3.7.

Ảnh hưởng của một số bệnh sản khoa ............................................................ 24

2.4.

Điều trị bệnh viêm tử cung............................................................................. 26

2.4.1.

Ứng dụng, sử dụng pgf2α trong điều trị viêm tử cung .................................... 26

2.4.2.

Điều trị viêm tử cung bằng hóa dược ............................................................. 28


2.4.3.

Điều trị viêm tử cung bằng kháng sinh ........................................................... 28

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 31
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 31

3.1.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 31

3.1.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 31

3.2.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 31

3.3.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 31

3.3.1.

Tình hình chăn ni và tỷ lệ đẻ của trâu, bị trên địa bàn huyện như xn tỉnh
thanh hóa ....................................................................................................... 31


3.3.2.

Tình hình trâu cái mắc bệnh viêm tử cung tại huyện ...................................... 31

3.3.3.

Phân lập vi khuẩn và xác định tính tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi
khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung ..................................................... 31

3.3.4. So sánh hiệu quả điều trị của 2 phác đồ dựa trên kết quả xác định tính mẫn cảm
kháng sinh của vi khuẩn trong dịch viêm tử cung. .......................................... 31
3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 31

3.4.1.

Điều tra cắt ngang tỷ lệ bệnh viêm tử cung .................................................... 31

3.4.2.

Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng thường quy. ........................................ 32

3.4.3.

Các phương pháp phân lập vi khuẩn từ dịch viêm tử cung.............................. 32

3.4.4.

Phương pháp kháng sinh đồ với các loại kháng sinh thông thường ................. 33


3.4.5.

Phương pháp bố trí thí nghiệm theo dõi các phác đồ điều trị. ......................... 34

3.4.6.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 35
4.1.

Kết quả tình hình chăn ni và tỷ lệ đẻ của trâu, bị tại các xã trên địa bàn huyện
như xuân. ....................................................................................................... 35

4.1.1.

Kết quả tình hình chăn ni trâu, bị trên địa bàn huyện ................................. 35

4.1.2.

Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ của đàn trâu tại ........................................................ 37

4.2.

Tình hình trâu cái mắc bệnh viêm tử cung...................................................... 39

iv

download by :



4.2.1.

Tỷ lệ trâu cái mắc bệnh viêm tử cung ............................................................. 39

4.2.2.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung của trâu cái......................... 40

4.3.3.

Những chỉ số lâm sàng của bệnh viêm tử cung ............................................... 44

4.3.

Kết quả phân lập, giám định thành phần vi khuẩn và xác định tính mẫn cảm
kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung......... 48

4.3.1.

Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung
trâu. ............................................................................................................... 48

4.3.2.

Kết quả xác định tính mẫm cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập
được từ dịch viêm tử cung. ............................................................................ 50

4.4.


Thử nghiệm 2 phác đồ dựa trên kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của
vi khuẩn trong dịch viêm tử cung ................................................................... 52

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 55
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 55

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 55

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 56

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

E.coli

Escherichia coli

IM


Intramuscular

Vk

Vi khuẩn

Ks

Kháng sinh

PG F2α

Prostaglandin F2alpha

MR

Methyl red

VP

Voges- Proskauer

WHO

World Health Organizatio

SS

Salmonella Shigella


EMB

Eosin Methylene Blue

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung ................................................. 21
Bảng 4.1. Tình hình chăn ni Trâu, bò trên địa bàn huyện Như Xuân ...................... 36
Bảng 4.2. Tỷ lệ đẻ của đàn trâu ................................................................................. 37
Bảng 4.3. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu ............................................................................ 39
Bảng 4.4. Tỷ lệ trâu cái mắc bệnh viêm tử cung ........................................................ 39
Bảng 4.5. Tỷ lệ trâu mắc bệnh viêm tử cung theo mùa vụ.......................................... 40
Bảng 4.6. Tỷ lệ trâu mắc bệnh viêm tử cung theo các lứa đẻ (n=39) .......................... 42
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của đẻ khó đối với bệnh viêm tử cung ở trâu ........................... 43
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của sát nhau đối với bệnh viêm tử cung ở trâu ......................... 43
Bảng 4.9. Các thể viêm ở tử cung (n=39) .................................................................. 45
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu lâm sàng chủ yếu của trâu bị viêm nội mạc tử cung ................ 46
Bảng 4.11. Các chỉ tiêu lâm sàng chủ yếu của trâu bị viêm cơ tử cung ......................... 47
Bảng 4.12. Các chỉ tiêu lâm sàng chủ yếu của trâu bị viêm tương mạc tử cung ............ 48
Bảng 4.13. Thành phần các loại vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung trâu cái .............. 49
Bảng 4.14. Tính mẫn cảm của vi khuẩn Staphylococcus spp và Streptococcus spp với
thuốc kháng sinh thường dùng ................................................................... 51
Bảng 4.15. Kết quả so sánh hiệu quả điều trị của 2 phác đồ dựa trên kết quả xác định
tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn trong dịch viêm tử cung trâu ......... 54


vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Phân lập và giám định vi khuẩn .................................................................. 33

DANH MỤC HÌ NH
Hı̀nh 2.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục cái của trâu ....................................................... 3
Hı̀nh 2.2. Tử cung trâu .............................................................................................. 17
Hı̀nh 2.3. Dịch rỉ viêm ở các thể viêm tử cung .......................................................... 21
Hı̀nh 2.4. Hình ảnh trâu giống của huyện Như Xuân ................................................. 22
Hı̀nh 2.5. Hình ảnh chuồng trâu tại một số nơng hộ của huyện .................................. 23
Hı̀nh 2.6. Hình ảnh thụ tinh nhân tạo cho trâu ........................................................... 24
Hình 4.1. Hình ảnh đàn trâu tại huyện Như Xuân ...................................................... 37
Hình 4.2. Hình ảnh trâu sinh sản của huyện .............................................................. 38
Hình 4.3. Hình ảnh bãi trăn thả của trâu vụ hè thu..................................................... 41
Hình 4.4. Hình ảnh trâu được giữ ấm khi mùa đơng đến ........................................... 41
Hình 4.5. Hình ảnh trâu đẻ khó ................................................................................. 43
Hình 4.6. Trâu bị sát nhau ......................................................................................... 44
Hình 4.7. Phân lập Salmonella .................................................................................. 49
Hình 4.8. Phân lập E.coli .......................................................................................... 49
Hình 4.9. Hình ảnh phân lập Staphylococcus và Streptococcus ................................. 50
Hình 4.10. Hình thái Staphylococcus Hình 4.11. Hình thái Streptococcus ................. 50
Hình 4.12. Hình ảnh độ mẫn cảm của vi khuẩn Staphylococcus spp ............................ 52
Hình 4.13. Hình ảnh độ mẫn cảm của vi khuẩn Streptococcusspp với 14 loại kháng sinh
thường dùng .............................................................................................. 52
Hình 4.14. Điều trị trâu viêm tử cung.......................................................................... 54


viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Tên luận văn: Khảo sát tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ
huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hố và các biện pháp phịng trị.
Chun ngành: Thú y

Mã số: 8640101

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn trâu nuôi tại huyện Như
Xuân tỉnh Thanh Hóa và đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả cho bệnh Viêm tử cung
trên đàn trâu.
Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra cắt ngang tỷ lệ bệnh viêm tử cung
- Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng thường quy
- Các phương pháp phân lập vi khuẩn từ dịch viêm tử cung
- Phương pháp kháng sinh đồ với 14 loại kháng sinh thường
- Phương pháp bố trí thí nghiệm để xác định các phác đồ điều trị.
- Phương pháp phân tích số liệu
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
- Xác định được tình hình chăn ni trâu, bị trên địa bàn huyện Như Xn tỉnh
Thanh Hóa
- Xác định được tỷ lệ đẻ của trâu
- Xác định được tỷ lệ viêm tử cung trên đàn trâu cái nuôi tại huyện

- Các triệu chứng lâm sàng của viêm tử cung
- Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung
- Phân lập vi khuẩn từ dịch viêm tử cung
- Xác định tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được từ
dịch viêm tử cung
- So sánh hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung của trâu bằng 2 phác đồ (dựa trên
kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn trong dịch viêm tử cung).
- Như Xuân là 1 huyện có đàn trâu phát triển ở Thanh Hóa.

ix

download by :


- Trong các bệnh của đàn trâu tại Như Xuân thì bệnh Viêm tử cung là bệnh xảy
ra nhiều chiếm tỷ lệ 68,89%. Các thể viêm chủ yếu là viêm nội mạc tử cung.
- Trâu bị Viêm tử cung có biến đổi lâm sàng rõ ràng về các mặt tổn thương:
Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số mạch đập đặc biệt là dịch rỉ viêm.
- Cac loại vi khuẩn tìm thấy trong dịch rỉ viêm chủ yếu là Staphylococcus spp và
Streptococcus spp.
- Các phác đồ điều trị dùng kháng sinh trong điều trị Viêm tử cung có kết quả tốt.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Hanh
Thesis title: “Survey on uterus inflammation in buffalo herds in households in Nhu

Xuan district, Thanh Hoa province and preventive measures”
Major: Veterinary science

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Evaluate the status of uterus inflammation in buffalo herds in Nhu Xuan district,
Thanh Hoa province and propose effective treatment regimens for uterus on buffalo
herd.
Materials and Methods
- Cross-sectional study of uterine inflammation
- Routine clinical diagnostic methods
- Methods of bacterial isolation from uterine inflammation
- Antibiotic therapy with 14 common antibiotics
- Method of experimental design to determine treatment protocols.
- Method of data analysis
Main findings and conclusions
- Identify the situation of raising cattle and buffaloes in Nhu Xuan district,
Thanh Hoa province
- Determine the birth rate of buffalo
- Determine the rate of uterine inflammation in female herd in the district
- Clinical symptoms of uterine inflammation
- Factors affecting uterine inflammation
- Isolation of bacteria from the uterus inflammation
- Determination of antibiotic susceptibility of bacterial isolates from uterus
inflammation
- Comparison of the treatment effect of uterine inflammation in buffalo herd
with two regimens (based on the results of the determination of antibiotic susceptibility
of bacteria in the uterus inflammation).

- Nhu Xuan district has buffalo herds developed in Thanh Hoa.

xi

download by :


- In diseases of buffalo herd in Nhu Xuan, urethritis is a very common occurrence
accounting for 68.89%. The most inflammatory form of inflammation is endometritis.
- Buffalo inflamed uterus clear clinical transformation in terms of injury: body
temperature, respiratory rate, pulse frequency, particularly inflammatory exudate.
- The most common bacteria found in infectious rust are Staphylococcus spp and
Streptococcus spp.
- Antibiotic regimens for treating uterine cervix have good results.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trâu là vật nuôi gần gũi thân thiết với nhà nông gắn liền với nền văn minh
lúa nước, không chỉ cung cấp sức kéo, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất hàng thủ
cơng, kỹ nghệ, da giày mà cịn là biểu tượng cho văn hóa của nhiều dân tộc, đối
tượng của hội họa, thi ca, truyền thống lễ hội. Tiếng trống thúc đầu đình cùng lễ
hội trọi trâu là một trong những nét văn hóa gắn liền con trâu của làng quê Việt
Nam. Trong vòng 10 năm trở lại đây số lượng đàn trâu Việt Nam giảm và giảm
rất nhanh chưa có dấu hiệu khơi phục do nhiều ngun nhân.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đang có nhiều chương trình

dự án thúc đẩy phát triển ngành nơng nghiệp nói chung và ngành chăn ni
nói riêng. Trong đó phải kể đến ngành chăn ni trâu sinh sản, nhằm mục đích
nâng cấp, cải tạo đàn trâu địa phương, khôi phục lại số lượng và chất lượng
trâu Việt Nam.
Huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá là một trong 61 huyện nghèo, thuộc
vùng đặc biệt khó khăn của cả nước được hưởng nhiều chính sách phát triển
kinh tế, nằm trong chương trình giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, các
chương trình chính sách chủ yếu về nông nghiệp đặc biệt là lĩnh vực chăn ni.
Mà trong đó chăn ni trâu sinh sản đang được phát triển tại huyện, vì ngành
chăn ni này phù hợp với điều kiện thực tế địa phương vì có điều kiện khí hậu
phù hợp, nguồn lao động dồi dào và diện tích bãi chăn thả rộng lớn.
Tuy nhiên chăn ni trâu sinh sản lại gặp những vấn đề khó tránh khỏi đó là
bệnh về đường sinh dục xảy ra rất nhiều đặc biệt là bệnh viêm tử cung ở trâu cái
sinh sản, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như: làm cho trâu
chậm động dục trở lại, không thụ thai, làm giảm năng suất. Trường hợp nặng trâu
cái giảm khả năng sinh sản dẫn đến vơ sinh vĩnh viễn. Xuất phát từ thực trạng đó để
góp phần bảo vệ, cải tạo và phát triển đàn trâu sinh sản trên địa bàn huyện Như
Xuân, tôi đã tiến hành điều tra đề tài: “Đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và
một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện Như Xuân,
tỉnh Thanh Hoá”.

1

download by :


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn trâu nuôi tại huyện
Như Xuân tỉnh Thanh Hóa
- Đưa ra được các phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn trâu.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Tình hình phát triển chăn ni trâu trên địa bàn huyện Như Xuân tỉnh
Thanh Hóa
- Nguyên cứu về bệnh viêm tử cung trên trâu tại huyện Như Xuân
- Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung
- Xác định được các loại vi khuẩn có mặt trong dịch viêm tử cung.
- Tiến hành xác định các loại kháng sinh dùng trong phác đồ thử nghiệm
điều trị bệnh viêm tử cung hiệu quả.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC
-Cung cấp số liệu về tình hình phát triển trâu tại huyện Như Xuân tỉnh
Thanh Hóa
-Tài liệu tham khảo bổ xung cho công tác giảng dạy về sinh sản trên trâu.
-Tài liệu giúp cho các nhà nghiên cứu về bệnh viêm tử cung trên trâu.
-Giúp cho thú y cơ sở biết được nguyên nhân, triệu chứng và các phương
pháp điệu trị bệnh viêm tử cung.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA TRÂU CÁI
Việc nghiên cứu để làm tăng khả năng sinh sản của trâu hiện đang là mối
quan tâm đối với các nhà khoa học do đặc điểm sinh học sức sinh sản của trâu
kém nhiều so với các loài gia súc khác.
Đặc điểm sinh lý sinh sản nổi bật nhất của trâu là hiện tượng động dục
thầm lặng, những triệu chứng khi rụng trứng không rõ. Tuổi thành thục muộn,
chu kỳ sinh dục biến động lớn, thời gian động dục lại sau đẻ dài. Tỷ lệ phối
giống đạt hiệu quả thấp dẫn tới khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài. Tất cả các yếu tố

trên làm cho tỷ lệ trâu đẻ hàng năm của đàn trâu thấp.
Vấn đề dinh dưỡng của trâu cũng chưa được chú ý đầy đủ, chắc chắn sẽ
ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ của trâu. Theo nhiều tác giả như: Vincent
(1985), Leury et al.(1990), Robison (1990), MCshane et al.(1991), đã nghiên cứu
mối liên quan giữa dinh dưỡng với khả năng sinh sản của gia súc, khi dinh dưỡng
không đầy đủ hoặc thiếu cân đối giữa các chất cần thiết, con vật chậm thành thục,
hạn chế rụng trứng, tỷ lệ thụ thai cũng như sức sống của phơi kém. Do đó tỷ lệ
ni sống của gia súc sơ sinh thấp, thời gian sau động dục lại sau đẻ kéo dài.
Theo Smith et al. (1994), dinh dưỡng kém dẫn đến còi cọc, khối lượng cơ thể
thấp và các quá trình sinh sản của gia súc cũng kém.
2.1.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục trâu cái

Hın
̀ h 2.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục cái của trâu
Nguồn:PGS.TS Nguyễn Xn Trạch- Giáo trình chăn ni trâu bò-(2005)

3

download by :


Ở trâu cũng giống như các loài gia súc khác, cơ quan sinh dục trâu cái
được chia thành 2 bộ phận bao gồm: bộ phân sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh
dục bên trong. (Hình 2.1)
2.1.1.1. Bộ phận sinh dục bên ngoài
Bộ phận sinh dục bên ngoài gồm: âm mơn, âm vật và tiền đình.
- Âm mơn
Âm mơn hay cịn gọi là âm hộ, nằm dưới hậu mơn. Bên ngồi có hai mơi.
Bờ trên hai mơi của âm mơn có sắc tố đen, nhiều tuyến tiết chất nhờn và tuyến
tiết mồ hôi.

- Âm vật
Âm vật giống như dương vật thu nhỏ lại. Bên trong có các thể hổng. Trên
âm vật có nếp da tạo ra mũ âm vật.
-Tiền đình
Tiền đình là giới hạn giữa âm mơn và âm đạo. Trong tiền đình có màng
trinh, phía trước là âm đạo. Màng trinh gồm các sợi cơ đàn hồi ở giữa do hai lớp
niêm mạc gấp lại thành một nếp. Tiền đình có một số tuyến xếp theo hàng chéo,
hướng quay về âm vật.
2.1.1.2. Bộ phận sinh dục bên trong
- Âm đạo
Là ống nối âm mơn, tiền đình đến cổ tử cung, về mặt tổ chức giải phẫu,
âm đạo được cấu tạo bởi 3 lớp.
Lớp liên kết ở ngoài
Lớp cơ trơn: cơ dọc ở ngồi, cơ vịng bên trong. Các lớp cơ âm đạo liên
kết với cơ ở cổ tử cung.
Lớp niêm mạc có nhiều tế bào thượng bì, gấp nếp dọc hai bên nhiều hơn ở
giữa. Dưới lớp niêm mạc có nhiều mao huyết quản.
- Tử cung
Tử cung bao gồm thân và 2 sừng tử cung. Thân tử cung dài 2-3 cm sau đó
tách ra thành 2 sừng. Khi sờ khám nó có cảm giác dài hơn vì các sừng được liên
kết với nhau bởi dây chằng trong khoảng 10-12cm sau đó mới tách làm hai. Hai
sừng tử cung dài khoảng 35-40 cm, có đường kính từ 2 cm trở lên. Sừng tử cung
có thành dày, đàn hồi và có nhiều mạch máu để nuôi thai.

4

download by :


Vị trí của tử cung được cố định trong xoang chậu do 4 yếu tố sau:

+ Sự bám của âm đạo vào cổ tử cung.
+ Dây chằng của các nếp phúc mạc tạo thành.
+ Dây chằng tròn do một dây chằng nhỏ kéo dài từ sừng tử cung đến
vùng bẹn, bên trong có nhiều mạch quản, cơ trơn.
+ Dây chằng rộng do nếp phúc mạc trùm lên tử cung ở mặt trên, mặt dưới
và kéo dài đến hai thành của chậu hông. Dây chằng rộng ở giữa hai lá phúc mạc
có nhiều mạch quản và thần kinh
Tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp:
Ngoài cùng là lớp tổ chức liên kết.
Lớp cơ trơn của tử cung giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy thai ra
ngồi. Nó có cấu tạo khá phức tạp, là lớp cơ trơn khỏe nhất trong cơ thể. Bên
trong các cơ trơn có những sợi liên kết đàn hồi và tĩnh mạch lớn. Các lớp cơ đó
đan vào nhau làm cho tử cung chắc, có tính đàn hồi cao.
Lớp niêm mạc tử cung màu hồng, được phủ lên bằng những tế bào biểu
mô kéo dài thành lông nhung. Xen kẽ giữa các tế bào biểu mô là các tuyến tiết
chất nhầy.
Lớp niêm mạc phía trong thân tử cung và hai sừng có gấp nếp nhiều lần, tập
trung lại với số lượng từ 80 - 120, đây là tiền thân cùa các núm nhau mẹ. Trâu
đẻ nhiều lần thường sừng tử cung bên phải ngắn hơn sừng tử cung bên trái.
Cổ tử cung
Cổ tử cung là nơi nối giữa âm đạo và tử cung. Cổ tử cung có kích thước
tăng cùng với độ tuổi, thường dài từ 3-10cm, đường kính từ 1,5-6cm. Nó hơi
cứng hơn so với các bộ phận khác của cơ quan sinh sản và thường được định vị
bằng cách sờ nhẹ xung quanh vùng đáy chậu. Vị trí của cổ tử cung sẽ thay đổi
theo tuổi của bị và giai đoạn có chửa. đối với bị khơng có chửa, để khám cổ tử
cung và các phần cịn lại của cơ quan sinh sản khơng cần phải đưa tay vào sâu
quá khuỷu tay. Ở bò tơ, có thể cầm được cổ tử cung khi đưa tay vào sâu đến cổ
tay. Tuy nhiên, nó có thể bị kéo ra khỏi tầm tay với do sức kéo của khối lượng
thai khi bị có chửa. Có một đường ống hẹp xuyên qua giữa cổ tử cung. ống này
có dạng xoắn và thường khép chặt. Đường ống này hé mở khi bò động dục và mở

rộng khi bò đẻ. Điểm bắt đầu của đường ống này được gọi là lỗ cổ tử cung. Nó
nhơ vào phía trong âm đạo tạo nên một vòng manh nang xung quanh.

5

download by :


Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng, còn gọi là vòi Fallop, nằm ở màng treo buồng trứng. Một
đầu của ống dẫn trứng phía gắn buồng trứng có hình loa kèn, phía trên loa kèn
hình thành cái tán rộng và lơ nhơ không đều, ôm lấy buồng trứng. Đầu kia thông
với sừng tử cung. Trứng được chuyển qua lớp nhầy đi đến lòng ống dẫn trứng,
nơi sảy ra sự thụ tinh và phân chia sớm của phôi. Phôi được lưu lại trong ống
dẫn trứng vài ngày trước khi về tử cung, dịch ống dẫn trứng cung cấp điều kiện
thích hợp cho sự thụ tinh và phân chia của phôi, bao gồm chất dinh dưỡng và
bảo vệ cho tinh trùng, noãn bào và hợp tử. Thời gian tế bào trứng di chuyển
trong ống dẫn trứng từ 3 - 10 ngày. Trên đường đi di hành trong ống dẫn trứng
có thể bị đứng lại ở các đoạn khác nhau do những chỗ hẹp của ống dẫn trứng.
Khi trứng được thụ tinh thì hợp tử được lưu lại trong ống dẫn trứng vài ngày
trước khi được chuyển về tử cung, dịch trong ống dẫn trứng tạo điều kiện thích
hợp nhất cho sự thụ tinh và phân chia của phôi, bao gồm các chất dinh dưỡng và
bảo vệ cho tinh trùng, noãn bào và hợp tử.
Ống dẫn trứng nhỏ ngoằn ngoèo, cấu tạo gồm 3 lớp:
Phía ngoài cùng là lớp sợi liên kết, giữa là lớp cơ trơn và phía trong cùng
là lớp niêm mạc có các tê bào thượng bì tạo thành nhung mao. Khi tế bào trứng
chín rơi vào loa kèn, nhờ nhung mao rung động và cơ trơn co bóp trứng sẽ đi về
tử cung.
Ống dẫn trứng được chia làm 2 đoạn:
Đoạn ống dẫn trứng ở phía buồng trứng: loa kèn hình phễu thông với

xoang bụng và gần buồng trứng để hứng tế bào trứng chín. Trứng được thụ tinh
ở đoạn này.
Đoạn ống dẫn trứng ở phía sừng tử cung gắn với mút sừng tử cung. Đoạn
này phía ngồi là lớp liên kết sợi, được kéo dài từ màng treo buồng trứng. Ở giữa
là 2 lớp cơ, cơ vịng phía trong, cơ dọc phía ngồi. Trong cùng là lớp niêm mạc
được cấu tạo bằng lớp tế bào hình trụ, hình vng làm nhiệm vụ tiết niêm dịch.
Phía trên lớp niêm mạc có lớp nhung mao luôn luôn rung động; để đẩy tế bào
trứng hay hợp tử xuống tử cung làm tổ.
Theo Cockrill (1982), ống dẫn trứng của trâu thô hơn và gắn sâu vào dây
chằng hơn bị mặc dù kích thước ống dần trứng của hai loài tương tự nhau.

6

download by :


Buồng trứng
Buồng trứng, có hai buồng trứng ở hai bên treo ở cạnh trước dây chằng
rộng, nằm trong xoang chậu. Buồng trứng hình bầu dục, thường là mầu trắng,
khơng có lõm rụng trứng. Phía ngồi buồng trứng được bao bọc bởi một lớp màng
bằng tổ chức liên kết sợi dài. Buồng trứng của trâu có chức năng sinh ra trứng và
tiết ra hormone. Cấu tạo của buồng trứng gồm lớp trong và lớp vỏ, được bao bọc
bởi nhiều lớp mô mầm. Lớp trong có nhiều mạch máu, tổ chức liên kết. Trên
buồng trứng có từ 70.000 – 100.000 nỗn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau,
tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là những
noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi nỗn bào chín thì nổi lên trên bề mặt buồng
trứng. Nỗn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là tế bào noãn bào, tế bào
noãn bào tăng sinh thành nhiều và hình thành xoang nỗn bào, ép trứng về một
phía. Khi nỗn bào chín là q trình sinh trưởng đã hồn thành, nỗn bào nổi lên
trên bề mặt buồng trứng đến một giai đoạn xác định, noãn bào vỡ ra, tế bào trứng

theo dịch noãn bào đi qua loa kèn và vào ống dẫn trứng. Nơi noãn bào vỡ sẽ hình
thành thể vàng. Tế bào thể vàng tiết ra Progesterone, khối lượng thể vàng và hàm
lượng Progesterone tăng nhanh từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 và giữ tương đối ổn
định cho đến ngày thứ 15, sự thối hóa thể vàng ở trâu, bị bắt đầu từ ngày thứ 17 –
18 và chuyển thành thể bạch nếu trứng không thụ tinh.
Wishy đã theo dõi trên 658 trâu và 248 bị thơng báo. Khối lượng và kích
thước của buồng trứng của trâu và bò thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của
chu kỳ sinh dục: khối lượng và kích thước đạt cao nhất ở giai đoạn động dục,
khối lượng buồng trứng trung bình thấp nhất và cao nhất của trâu là 2,9 và 6,l
gram; ở bò là 3,9 và 9,9 gram.
2.1.2. Hoạt động chu kỳ tính
2.1.2.1. Sự thành thục về tính
Dậy thì (puberty) ở trâu bị cái được xác định là độ tuổi động dục lần đầu
có rụng trứng. Vì sự dậy thì được kiểm sốt bởi những cơ chế nhất định về sinh
lý, kể cả các tuyến sinh dục và thuỳ trước tuyến yên, do đó cũng có thể chịu ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố, cả di truyền và ngoại cảnh (mùa, nhiệt độ, dinh dưỡng,
v. v…) tác động đến những cơ quan này. Tuổi và thể trọng lúc dậy thì chịu tác
động bởi những yếu tố di truyền. Trung bình tuổi dậy thì là 8-12 tháng tuổi đối
với bò cái châu Âu: bò Jersey dậy thì lúc 8 tháng tuổi với thể trọng 160kg, còn bò

7

download by :


Holstein trung bình là 11 tháng tuổi nặng khoảng 270 kg. Một bò cái hậu bị
Holstein được ăn theo mức dinh dưỡng quy định sẽ dậy thì lúc 11 tháng tuổi. Bị
cái hậu bị có mặt bằng dinh dưỡng kém thì dậy thì muộn hơn so với những bị
được ni dưỡng đúng quy định. Nếu từ khi sơ sinh mà nuôi với mức năng lượng
bằng 62% so với quy định, nó sẽ dậy thì vào lúc trên 20 tháng tuổi. Ngược lại, bị

cái hậu bị Holstein được ni bằng 146% mức quy định dậy thì lúc 9,2 tháng
tuổi. Nhiệt độ mơi trường cao cũng làm cho dậy thì muộn. Những bê cái hậu bị
giống thịt được nuôi ở 100C, đạt được dậy thì lúc 10,5 tháng tuổi, nhưng những
bê cái tương tự được nuôi ở 270C, phải đến 13 tháng tuổi mới dậy thì. Những yếu
tố ngoại cảnh khác có thể làm chậm dậy thì gồm có sức khoẻ kém và chuồng trại
vệ sinh kém. Sự hiện diện của những con bò cái trưởng thành khác và của bò đực
trong đàn làm cho bò tơ xuất hiện động dục sớm hơn
Theo Rog et al. (1975), (Tăng Xuân Lưu, 1999), khi cơ quan sinh dục của
gia súc cái phát triển đến mức độ hồn thiện, buồng trứng có nỗn bào chín, có
trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cung cũng biến đổi theo và đủ điều
kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những dấu hiệu động dục xuất hiện đối
với gia súc ở tuổi như vậy gọi là thành thục về tính. Trong thực tế thì đa phần
thành thục về tính thường đến sớm hơn thành thục về thể vóc, nó được kiểm sốt
bởi những cơ chế của sinh lý, tuyến sinh dục, thùy trước tuyến yên, ngồi ra cịn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, ngoại cảnh và mức độ nuôi dưỡng. Trong
điều kiện nuôi dưỡng tốt thì sự sinh trưởng được thúc đẩy và thành thục về tính
sẽ đến sớm hơn. Trong điều kiện ni dưỡng tốt thì sự sinh trưởng được thúc đẩy
và thành thục về tính sẽ đến sớm hơn.
Trâu, bị cái nếu ni dưỡng tốt thì thành thục lúc 12 tháng tuổi, cịn tầm
vóc để đảm bảo cho phối giống phải từ 18 tháng tuổi trở lên theo Sipilop (1976).
Theo Mirnop (1980) lại cho rằng phối giống lần đầu tốt nhất vào lúc 15 – 18
tháng tuổi. (Tăng Xuân Lưu, 1999).
Chức năng sinh sản của trâu, bò cái bị chi phối lớn bởi yếu tố dinh dưỡng,
trong đó có tuổi thành thục về tính, nếu dinh dưỡng kém thì kéo theo tuổi thành
thục về tính cao. Theo Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004), thì tuổi
phối giống lần đầu của trâu, bò Việt Nam khoảng 20 – 24 tháng tuổi. Nếu mơi
trường chăn ni kém hơn thì tuổi thành thục về tính có thể lên tới 33 – 48 tháng
Lê Xuân Cường (1997).

8


download by :


Cockrill (1974) cho biết, nếu được chăm sóc chu đáo tuổi thành thục của
trâu cái Azecbaizan là 1,5 tuổi, trong khi đó bình thường từ 2 đến 3 tuổi. Chu kỳ
sinh dục của trâu cái biến động từ 15 đến 40 ngày. trung bình 21,7 ngày ở trâu
Surti (Rao and Patel, 1973) trâu In-đô-nê-xi-a 21,3 ngày (Jellinek and Avenell,
1980), hay 21,5 ngày (Kanai and Shimizu, 1983).
Tuổi đẻ lứa đầu của trâu chịu ảnh hưởng của nhiều yêu tố như: điều kiện
nuôi dưỡng, môi trường và cả sự điều khiển của con người. Có nhiều thơng tin
khác nhau về tuổi đẻ lứa đầu của trâu.
Lê Viết Ly và cs. (1992) cho biết, trâu cái nuôi tại Tuyên Quang: 10,8%
đẻ lứa đầu vào 3 đến 4 tuổi, 30,9% đẻ lứa đầu vào 4 đên 5 tuổi, 33.7% trâu cái
sinh con lần đầu ở độ tuổi lừ 5 đến 6 năm.
2.1.2.2. Chu kỳ tính và hiện tượng động dục
Sau tuổi dậy thì các buồng trứng có hoạt động chức năng và con vật có
biểu hiện động dục theo chu kỳ. Chu kỳ này bao gồm các sự kiện để chuẩn bị cho
việc giao phối, thụ tinh và mang thai. Nếu sự mang thai không xảy ra, chu kỳ lại
được lặp đi lặp lại. Một chu kỳ sinh dục như vậy được tính từ lần động dục này
dến lần động dục tiếp theo. Thời gian của một chu kỳ động dục ở bò trung bình là
21 ngày, dao động trong khoảng 18-24 ngày. Chu kỳ ngắn hơn là “bất bình
thường”, cịn chu kỳ dài hơn (nhất là những trường hợp dài hơn 18-24 ngày) có
thể do khơng phát hiện được động dục. Những độ dài chu kỳ quãng 30-35 ngày
có thể là “động dục giả” xảy ra sau khi phối giống hoặc phản ánh hiện tượng chết
phôi sớm.
Chu kỳ động dục ở trâu cái biến động rất lớn và biểu hiện động dục ở trâu
cái khơng rõ như ở bị cái. Hiện tượng động ở trâu chịu ảnh hưởng của mùa vụ,
chủ yếu xảy ra vào mùa Đông - Xuân. Nhiều nhà nghiên cứu đã chia chu kỳ động
dục của bò thành 4 giai đoạn gồm: tiền động dục, động dục, hậu động dục và

thời kỳ yên tĩnh. Tiền động dục và động dục thuộc về pha nỗn bao (follicular
phase), cịn thời kỹ hậu động dục và yên tĩnh thuộc về pha thể vàng (luteal phase)
của chu kỳ.
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) gia súc từ khi thành thục về tính,
những biểu hiện tính dục được diễn ra liên tục và có tính chu kỳ. Các noãn bao
trên buồng trứng phát triển lớn dần đến độ chính nổi cộm lên trên bề mặt buồng
trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi

9

download by :


lần rụng trứng con vật có biểu hiện tính dục bên ngồi gọi là động dục. Trứng
rụng có chu kỳ nên động dục cũng có chu kỳ. Thời gian từ lần thải trứng trước
đến lần thải trứng sau được gọi là một chu kỳ.
Tỷ lệ thụ thai sau mỗi lần phối giống của trâu cũng thấp nhiều so với các
loài gia súc khác. Tỷ lệ thụ thai phụ thuộc vào chất lượng tinh, kỹ thuật phối
giống. Đặc biệt, thời điểm dẫn tinh (Sengupta et al., 1975).
Trâu, bò cái khi thành thục về tính thì tính dục được diễn ra liên tục và có
tính chất chu kỳ. Các nỗn bao trên buồng trứng phát triển lớn dần đến độ chín nổi
cộm lên trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ trứng rụng
gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng trâu cái có biểu hiện tính dục đặc trưng
ra ngoài cơ thể gọi là động dục. Trường hợp trứng không được thụ tinh và trâu cái
không mang thai, thì chu kỳ này sẽ được lặp lại bởi một chu kỳ mới, một chu kỳ
động dục như thế được tính từ lần động dục này đến lần động dục tiếp theo.
Theo Khuất Văn Dũng (2005) những gia súc có chu kỳ động dục ngắn
hơn 17 ngày và dài hơn 24 ngày thường có tỷ lệ thụ thai thấp hơn. Q trình
trứng phát triển chín và rụng đều chịu sự điều hòa chặt chẽ của hormone. Trên
cơ sở đó nhiều tác giả đã phân chia chu kỳ động dục thành 2 pha:

- Pha Folliculin: Gồm toàn bộ biểu hiện trước khi rụng trứng.
- Pha Lutein: Là những biểu hiện sau khi trứng rụng và hình thành
thể vàng (hậu động dục và yên tĩnh).
Giai đoạn tiền động dục, là giai đoạn diễn ra trước khi động dục. Trong
giai đoạn này, trên buồng trứng có một nỗn bao lớn rất nhanh (sau khi thể vàng
của chu kỳ động dục trước thối hóa), vách âm đạo dày lên, đường sinh dục tăng
sinh, xung huyết. Các tuyến sinh dục phụ tăng tiết dịch nhờn trong suốt, keo
dính. Âm mơn hơi bóng, mọng, nhờn và cổ tử cung hé mở. Trâu có triệu chứng
bỏ ăn, kêu rống to và đái dắt. Có nhiều trâu đực đi theo trên bãi chăn thả nhưng
con vật vẫn chưa chịu đực (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).
Ở thời kỳ động dục, đây là một thời kỳ ngắn biểu hiện sự “chịu đực” của
trâu, bò cái. Thời gian chịu đực trong khoảng 6 – 30 giờ, trâu, bò cái sinh sản
trong khoảng 12 – 18 giờ. Thời gian chịu đực giữa các cá thể cũng có sự biến
động, trong điều kiện thời tiết nóng thì trâu, bị cái có thời gian động dục ngắn
hơn (10 đến 12 giờ), ở xứ lạnh thì trâu, bị cái chịu đực trung bình là 18 giờ.
Trong thời gian chịu đực thì niêm dịch chảy ra nhiều, càng về cuối càng trắng

10

download by :


đục, độ keo dính càng tăng. Âm hộ màu hồng đỏ, về cuối có màu đỏ sẫm. Cổ tử
cung mở rộng, hồng đỏ, con vật chịu đực cao (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị
Thơm, 2004).
Giai đoạn hậu động dục này là từ lúc con vật thôi chịu đực đến khi cơ
quan sinh dục trở lại trạng thái bình thường (khoảng 5 ngày). Con cái thờ ơ với
con đực và không cho giao phối. Niêm dịch khô lại như bã đậu. Sau khi trâu, bị
cái thơi chịu đực 10 – 12 giờ thì trứng rụng. Có khoảng 70% số lần trứng rụng
vào ban đêm với các trâu, bò cái và với 90% trâu, bò mới trưởng thành bị chảy

máu trong giai đoạn này, thường thấy một ít máu dính ở đi vào thời điểm 35 –
45 giờ sau khi hết chịu đực (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).
2.1.2.3. Mang thai
Sự phát triển của thai là một hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể, nó
được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi đẻ xong. Trong thực tế thì
thai của trâu được tính từ ngày phối giống cuối cùng đến ngày đẻ.
Thời gian mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như, tuổi của mẹ, điều
kiện nuôi dưỡng, chế độ khai thác và sử dụng, số lượng thai, đơi khi cịn phụ
thuộc vào lứa đẻ và tính biệt của thai.
Theo các tác giả Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) sau khi đẻ
thì tử cung cần phải được hồi phục cả về mặ thể chất và sinh lý, buồng trứng phải
trở lại hoạt động chu kỳ bình thường để trâu cái lại có thể có thai tiếp.
Các q trình sảy ra trong giai đoạn sau khi đẻ chịu sự chi phối của một
loạt yếu tố, chủ yếu là quá trình bú sữa và điều kiện dinh dưỡng, ngồi ra cịn
ảnh hưởng của tuổi, giống, lứa đẻ, mùa vụ và anh hưởng từ con đực.
- Sự hồi phục của tử cung;
Bình thường tử cung sẽ dần hồi phục để chuẩn bị sẵn sàng cho lần mang
thai tiếp theo. Để tử cung hồi phục được thì liên quan trực tiếp đến cơ tử cung,
xoang tử cung và nội mạc tử cung. Cơ trơn của tử cung dần co lại nhằm mục
đích đưa tử cung trở lại kích thước bình thường, những cơn co rút này cịn trợ
giúp hiệu quả cao trong việc đẩy tất cả sản dịch ra ngoài như: (máu, dịch nhầy,
các mảnh vụn của bào thai, các mô của mẹ và dịch của thai). Q trình co bóp
này là do sự phân tiết của PGF2α kéo dài sau khi làm tăng trương lực và sự co
bóp của cơ trơn tử cung. Cùng với sự co lại của cơ trơn tử cung thì nội mạc tử
cung cũng dần được hồi phục để hợp tử làm tổ và phân tiết ra PGF2α trong hoạt

11

download by :



động sinh dục
- Sự hồi phục trở lại của buồng trứng:
Sự hồi phục của buồng trứng bao gồm sự hồi phục 2 chức năng nội tiết
(hormone) và chức năng ngoại tiết (rụng trứng) nhằm đưa hoạt động sinh dục trở
lại bình thường. Sau khi đẻ chu kỳ động dục và rụng trứng không sảy ra ngay,
tuy buồng trứng không phải hoạt động nhưng các nỗn bao vẫn hình thành.
Thời kỳ tạm ngừng chu kỳ này chủ yếu là do cơ chế nội tiết điều tiết, điều
hòa sự phát triển của nỗn bao, do đó động dục và trứng chưa được hồi phục.
Trong thời kỳ này tần số phân tiết LH chưa đủ lớn để gây ra giai đoạn phát triển
cuối cùng của noãn bao. Việc ức chế phân tiết LH từ thời kỳ mang thai cùng với
tác dụng ức chế của việc bú sữa đã gây ra sự giảm phân tiết LH ở giai đoạn này.
Khi các hoạt động thần kinh thể dịch được phục hồi do sự thay đổi của các yếu tố
nội và ngoại cảnh thì sóng LH được phục hồi lại và giai đoạn phát triển cuối
cùng của noãn bao sẽ xảy ra dẫn đến động dục và rụng trứng (Nguyễn Xuân
Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác làm kéo dài thời gian động dục
sau khi sinh.
- Chế độ sinh dưỡng không hợp lý trong thời gian mang thai hoặc sau khi
sinh làm bò cái chậm động dục trở lại.
- Dinh dưỡng không tốt cũng là nguyên nhân của hiện tượng rụng trứng
thầm lặng. Hầu hết những hiện tượng như vậy là trâu khi đẻ do dinh dưỡng kém
và cho con bú, thời gian không động dục kéo dài hơn 100 ngày. Tất cả các
trường hợp không sinh đẻ trong thời gian tiếp theo là do không rụng trứng và
động dục.
2.1.2.4. Khoảng cách giữa các lứa đẻ
Theo Singh và et al.(1979) mùa vụ đẻ, số lần dẫn tinh cho 1 lần có chửa
ảnh hưởng lớn đến thời gian động dục lại sau đẻ. Trâu cái đẻ vào mùa thu đơng
có khả năng sinh sản tốt hơn các mùa khác. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của trâu
biến động rất lớn. Nó phụ thuộc vào nhiều yêu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, chế độ

chăm sóc, ni dưỡng, quản lý, khai thác và sử dụng. Trâu ni ở vùng có khí
hậu mát mẻ, chế độ dinh dưỡng tốt khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn. Ngược lại,
trâu vùng khí hậu nóng, dinh dưỡng kém, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ sẽ dài hơn.

12

download by :


×