Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN HIỀU

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung


thực và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hiều

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của
Thầy giáo hướng dẫn và được phía nhà trường, cơ sở thực tập tạo điều kiện thuận lợi,
tơi đã có một q trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hồn thành luận
văn. Kết quả thu được khơng chỉ do nỗ lực của cá nhân tơi mà cịn có sự giúp đỡ của
quý thầy, cô, cơ sở thực tập và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải và
các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hướng
dẫn, hỗ trợ tôi về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện luận
văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn phịng Kinh tế, phịng Tài ngun và
Mơi trường huyện Mỹ Hào và gia đình đã quan tâm, giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện luận văn.
Trong q trình thực hiện và trình bày luận văn khơng thể tránh khỏi những sai
sót và hạn chế, do vậy tơi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của quý thầy, cơ.

Kính chúc q thầy, cơ sức khỏe!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hiều

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình, biểu đồ...............................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................... 2

1.4.1.

Những đóng góp mới ....................................................................................... 2

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1

Đất nơng nghiệp và tình hình sử dụng đất nơng nghiệp .................................... 3

2.1.1.


Đất nơng nghiệp............................................................................................... 3

2.1.2.

Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới............................................... 4

2.1.3.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ............................................... 8

2.2

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................................................... 9

2.2.1

Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất ................................................. 9

2.2.2.

Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .......... 14

2.3.

Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa...................................... 16

2.3.1.

Khái niệm sản xuất nơng nghiệp hàng hóa ........................................................ 16


2.3.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển
sản xuất nơng nghiệp hàng hóa....................................................................... 18

2.3.3.

Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa ................................................................................................. 19

iii

download by :


2.3.4.

Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa tại
Việt Nam ........................................................................................................... 22

2.3.5.

Một số định hướng phát triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa ở
Việt Nam. .......................................................................................................... 24

2.3.6.

Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở
Hưng Yên .......................................................................................................... 26


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 28
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 28

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 28

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 28

3.4.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 28

3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mỹ Hào .......................... 28

3.4.2.

Xác định các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa ở huyện ........................................................................................... 28

3.5

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 28


3.5.1

Phương pháp điều tra thu thập các số liệu....................................................... 28

3.5.2.

Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu .......................................... 29

3.5.3.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................................... 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 32
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến sử dụng đất ............. 32

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan mơi trường .................... 32

4.1.2.

Tình hình kinh tế - xã hội huyện Mỹ Hào .......................................................... 41

4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Hào ........................ 48


4.2.1.

Đánh giá về tình hình quản lý đất đai của huyện Mỹ Hào ............................... 48

4.2.2.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Mỹ Hào................................................ 50

4.3.

Tình hình sản xuất nơng nghiệp huyện Mỹ Hào ............................................. 53

4.3.1.

Hiện trạng cây trồng ở huyện Mỹ Hào năm 2015 ........................................... 53

4.3.2.

Tình hình tiêu thụ nông sản ........................................................................... 55

4.4.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp huyện Mỹ Hào ........................... 59

4.4.1.

Các loại hình và kiểu sử dụng đất ...................................................................... 59

4.4.2.


Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào .................. 64

4.4.3

Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào ................... 67

iv

download by :


4.4.4

Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào ........... 72

4.4.5.

Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào.......................................... 76

4.5.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện mỹ hào theo hướng sản xuất
hàng hoá ........................................................................................................ 78

4.5.1.

Căn cứ xây dựng định hướng ......................................................................... 78

4.5.2.


Lựa chọn các loại hình sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa ................. 79

4.5.3.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hố trên địa bàn huyện Mỹ Hào..................................... 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 83
5.1

Kết luận ......................................................................................................... 83

5.2

Kiến nghị ...................................................................................................... 84

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 85
Phụ lục ...................................................................................................................... 87

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu GDP huyện Mỹ Hào giai đoạn 2010 - 2015...................................... 42
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu bình quân về kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Hào .................. 43
Bảng 4.3. Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2015 huyện Mỹ Hào .......................... 45
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mỹ Hào Hào năm 2015........................... 50

Bảng 4.5. Hiện trạng hệ thống cây trồng huyện Mỹ Hào năm 2015 ............................. 53
Bảng 4.6. Tỷ lệ hàng hóa và phương thức tiêu thụ các nơng sản chính huyện Mỹ
Hào giai đoạn 2011-2015.............................................................................. 56
Bảng 4.7. Hiện trạng các LUT canh tác huyện Mỹ Hào năm 2015 ............................... 59
Bảng 4.8. Hiện trạng các kiểu sử dụng đất mang tính hàng hóa trên địa bàn
huyện Mỹ Hào .............................................................................................. 60
Bảng 4.9. Hiện trạng các loại hình và kiểu sử dụng đất canh tác thuộc tiểu vùng 1
của huyện Mỹ Hào........................................................................................ 61
Bảng 4.10. Hiện trạng các loại hình và kiểu sử dụng đất canh tác thuộc tiểu vùng 2
của huyện Mỹ Hào........................................................................................ 63
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng 1 ........................ 64
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng chính đất tiểu vùng 2 ........................ 67
Bảng 4.13. Giá trị công lao động của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1 .......................... 68
Bảng 4.14. Giá trị công lao động của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 .......................... 69
Bảng 4.15. Mức đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất hàng hóa trên
địa bàn huyện Mỹ Hào.................................................................................. 71
Bảng 4.16 Mức đầu tư phân bón của người nông dân huyện Mỹ Hào ........................... 73
Bảng 4.17 Mức độ sử dụng thuốc BVTV của người nông dân huyện Mỹ Hào .............. 74
Bảng 4.18. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất hàng hóa trên địa bàn
huyện Mỹ Hào .............................................................................................. 75
Bảng 4.19. Tổng hợp hiệu quả theo loại hình sử dụng đất nơng nghiệp huyện
Mỹ Hào......................................................................................................... 77
Bảng 4.20. Hiện trạng và định hướng sử dụng đất, bố trí cơ cấu cây trồng
huyện Mỹ Hào đến năm 2020 ....................................................................... 79

vi

download by :



DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 4.1. Sơ đồ địa giới hành chính huyện Mỹ Hào ..................................................... 32
Hình 4.2. Lượng mưa trung bình các tháng trong giai đoạn 2011-2015 ........................ 34
Hình 4.3. Số giờ nắng trung bình các tháng trong giai đoạn 2011-2015 ....................... 34
Hình 4.4. Nhiệt độ trung bình các tháng trong giai đoạn 2010-2014............................. 35
Hình 4.5. Độ ẩm trung bình các tháng trong giai đoạn 2011-2015 ................................ 36
Hình 4.6. Cơ cấu đất đai năm 2015 của huyện Mỹ Hào................................................ 51
Hình 4.7. Cảnh quan trồng LUT rau - màu ở xã Phan Đình Phùng ............................... 61
Hình 4.8. Cảnh quan LUT chuyên lúa tại xã Hưng Long .............................................. 63

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Hiều
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Khoa: Quản lý Đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên”
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố tại địa bàn nghiên cứu.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Phương pháp điều tra thu thập các số liệu
- Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp
- Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu sơ cấp
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp đánh giá hiệu quả
+ Phương pháp tham vấn ý kiến của chuyên gia và nơng hộ có trình độ
3. KẾT QUẢ CHÍNH VÀ KẾT LUẬN
1. Mỹ Hào là huyện đất đai tương đối bằng phẳng với tổng diện tích tự nhiên là
7.910,96 ha. Huyện Mỹ Hào có hệ thống giao thơng và điều kiện đất đai, khí hậu thuận
lợi cùng với trình độ thâm canh của người dân tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản
xuất nông nghiệp. Năm 2015, tỷ trọng của ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ
tăng mạnh. Cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp đạt 63%, ngành thương mại và dịch
vụ đạt 31%, ngành nông nghiệp chỉ còn 6%. Dân số của huyện Mỹ Hào năm 2015 (tính
đến 31/12/2015) là 105.315 người, với mật độ dân số trung bình tồn huyện là 1.331
người/km2.
2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện: Tổng diện tích tự nhiên
đất huyện Mỹ Hào là 7.910,96 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 4.698,51 ha,
chiếm 59,39% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện Mỹ Hào
là 3.202,40 ha, chiếm 40,48% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng là
10,05 ha chiếm 0,13% tổng diện tích tự nhiên.

viii

download by :


3. Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa hiện nay đang hình thành và phát triển theo
hướng tập trung quy mơ lớn như sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh và một số trang trại

tổng hợp, trang trại chăn nuôi đã và đang phát huy có hiệu quả nhờ chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi. Hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện Mỹ
Hào được phân tích đánh giá theo 2 tiểu vùng với các đặc thù về canh tác sử dụng đất
nông nghiệp khác nhau.
Tiểu vùng 1, LUT cho hiệu quả kinh tế cao nhất LUT trang trại với TNT là
115,605 triệu đồng/ha LUT hoa. LUT rau – màu (kiểu sử dụng đất Rau Cải – Cà chua –
su hào cho TNT là 112,58 triệu đồng/ha/năm). LUT hoa, cây cảnh có giá trị cơng lao
động là 277 nghìn đồng/cơng, LUT trang trại với giá trị cơng lao động là 254 nghìn
đồng/cơng và thu hút 1.502,5 công lao động.
Ở tiểu vùng 2 cho hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT cây ăn quả cho TNT là
123,56 triệu đồng/ha. Những LUT cho hiệu quả xã hội cao ở tiểu vùng 2 là LUT cây ăn
quả (thu hút 947,5công lao động, giá trị ngày công đạt 361 nghìn đồng/ha).
Qua kết quả nghiên cứu, tơi thấy vùng 1 là vùng có điều kiện đất đai và tập quán
canh tác thuận lợi để sản xuất cây trồng hàng hóa, đây cũng là cùng có khả năng phát
triển cây trồng hàng hóa cao nhất trong 2 tiểu vùng. Vùng 2 có khả năng phát triển cây
trồng hàng hóa ở mức trung bình, do tập quán canh tác của người dân là canh tác đất
bãi, trồng các cây công nghiệp ngắn ngày nên chưa tập trung vào sản xuất các sản phẩm
hàng hóa mà thị trường có nhu cầu cao như Rau Cải, Su hào…
Đề xuất sử dụng đất của huyện Mỹ Hào đến năm 2020 như sau: LUT chuyên lúa
giảm 250 ha, LUT lúa - màu giảm 50 ha, LUT rau - màu tăng 145 ha, LUT hoa - cây cảnh
tăng 15 ha, LUT cây ăn quả tăng 50 ha, LUT trang trại tăng 50 ha so với năm 2016.
4) Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ sau
khi thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng
Yên, đề xuất thực hiện đồng bộ 3 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và ổn
định kinh tế nông hộ tại địa phương: giải pháp tập trung thâm canh sản xuất hàng hóa;
giải pháp ưu tiên đầu tư vồn cho sản xuất nông nghiệp; giải pháp khoa học kỹ thuật.

ix

download by :



THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Van Hieu
Specialization: Land Management

Code: 62.85.01.03

Faculty of Land Management - Vietnam National University of Agricuture - VNUA
Name of thesis: “Assessing the situation and proposed land use type agriculture
towards producing goods My Hao district, Hung Yen province”
1. RESEARCH OBJECTIVES
- Evaluate the effectiveness of use of agricultural land in the direction of
commodity production contributes to improving the efficiency of land use My Hao
district, Hung Yen province.
- Orientation and propose solutions to improve the efficiency of use of
agricultural land in the direction of commodity production in the study area.
2. MATERIALS AND METHODS
+ Methodology survey data collection
- The method of investigation, collecting secondary data
- The method of investigation, collecting primary data
+ Synthetic methodology, analysis and processing of data
+ Method comparison
+ Effective evaluation method
+ Method of consultation with experts and qualified farmers
3. MAIN FINDINGS AND CONCLUSIONS
1. My Hao district is relatively flat land with a total area of 7910.96 ha naturally.
My Hao district with transportation systems and soil conditions, favorable climate with
intensive level of people to create favorable conditions for the development of
agricultural production. By 2015, the share of industry and trade in services increased.

The economic structure of the industry at 63%, commercial and service sector reached
31%, the agricultural sector is only 6%. My Hao district population in 2015 (as of
31/12/2015) is 105 315 people, with an average population density of the district is
1,331 people/km2.
2. The situation management and land use in the district: The total area of
natural land is 7910.96 hectares My Hao district, which covers an area of agricultural

x

download by :


land is 4698.51 hectares, accounting for 59.39% of the total area Nhien. Nonagricultural land area of 3202.40 ha My Hao is accounting for 40.48% of the total
natural area. Land area is 10.05 hectares of unused accounts for 0.13% of the total
natural area.
3. Commodity agricultural production is currently forming and development
towards large-scale centralized production of safe vegetables, ornamental plants and
some collective farms, farms have been promoting the effective results thanks to
restructuring of crops and livestock. Efficient use of agricultural land in the district of
goods Hao was analyzed according to two sub-regional assessment with the
particularity of arable agricultural land use differ.
Subregion 1, LUT for highest economic efficiency with TNT farm LUT is
115.605 million/ha LUT flowers. LUT vegetables - color (type of land use Vegetables Tomatoes - kohlrabi for TNT is 112.58 million/ha/year). LUT flowers and ornamental
plants of labor value is 277 thousand dong/public, LUT farm labor value is 254
thousand dong/public and attract labor 1502.5. At 2 for subregional economic efficiency
is highest for TNT fruit LUT is 123.56 million/ha. The LUT for high social efficiency in
the sub-region 2 is LUT fruit (947,5cong attract labor, date values reached 361 thousand
VND/ha).
The result of research, I found the one that regions with soil conditions and
farming practices favorable to commodity crop production, it is also capable of

developing the plant in the second highest commodity sub sesame. Zone 2 has the
ability to develop commodity crops inadequate, due to farming practices that cultivate
people's land dumps, industrial crops should not short-term focus on the production of
goods and products that high-demand markets such as Vegetables, Kohlrabi ... Proposed
land use of My Hao district, 2020 are as follows: rice decreased 250 ha specialized
LUT, LUT rice - colored 50 ha, LUT vegetables - colored rose 145 ha, LUT flowers plants increased by 15 hectares, LUT trees gains 50 hectares, an increase of 50 ha farm
LUT compared to 2016.
4. To improve the efficiency of agricultural land use and economic development
of the farmers after land acquisition of agricultural land transferred to industry in My
Hao district, Hung Yen province, the proposed implementation of synchronized 3
solutions to improve land use efficiency and economic stability in the local farmers:
solution focused intensive production of goods; solution investment priorities of capital
for agricultural production; scientific and technical solutions.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là
đối tượng lao động độc đáo đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực,
thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu của con người. Đất đai là một nhân tố quan trọng
của môi trường sống và trong nhiều trường hợp lại chi phối sự phát triển hay hủy
diệt các nhân tố khác của mơi trường. Vì vậy, chiến lược sử dụng đất hợp lý là
một phần của chiến lược nông nghiệp sinh thái bền vững của tất cả các nước trên
thế giới cũng như ở nước ta hiện nay.
Trong những năm qua, Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất

nước đã thu được những thành quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và sự gia tăng dân số đã gây áp lực
mạnh mẽ đến sử dụng đất. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nơng
nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp đã làm cho diện tích đất nơng nghiệp
ngày càng bị thu hẹp. Để sử dụng đất nơng nghiệp đạt hiệu quả thì một trong
những hướng đi đã và đang được quan tâm đề cập nhiều là phát triển nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực tế ở một số địa phương, nơng nghiệp
đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên
đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên do nhận thức và hiểu biết của nhiều
người còn hạn chế nên việc khai thác đất nông nghiệp chưa hợp lý, chưa phát huy
hết tiềm năng, sức sản xuất của đất. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và
mức sống của người nông dân. Vì vậy sử dụng đất nơng nghiệp một cách đúng
đắn và có hiệu quả là u cầu có tính cấp thiết hiện nay.
Huyện Mỹ Hào là cửa ngõ của tỉnh Hưng Yên, nằm trên ngã ba giữa Quốc
lộ 39A với Quốc lộ 5, là trục giao thông huyết mạch nối Hưng Yên với Thủ đô
Hà Nội và thành phố cảng Hải Phịng, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam.
Mỹ Hào là một trong những huyện có q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa
nhanh. Trên địa bàn huyện đã hình thành các KCN lớn như: KCN Phố Nối A,
KCN Phố Nối B, KCN Minh Đức… Những năm gần đây, việc thu hồi đất sản
xuất nông nghiệp để chuyển đổi sang các mục đích sử dụng phi nơng nghiệp đã
diễn ra q nhanh khiến diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của huyện ngày càng

1

download by :


bị thu hẹp nhanh chóng. Chính vì vậy để vừa đảm bảo an ninh lương thực, hiệu
quả kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường đất về sinh thái cần tìm ra những hạn chế
trong sản xuất nơng nghiệp hiện nay cần phát triển sản xuất nông nghiệp theo

hướng hàng hóa là điều tất yếu. Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, tôi
thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất
nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng
Yên. Từ đó định hướng sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hố tại huyện Mỹ Hào.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trên địa bàn Huyện Mỹ Hào,
Tỉnh Hưng Yên, số liệu thống kê thu thập giai đoạn 2011 - 2015. Số liệu điều tra
nông hộ được thực hiện năm 2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Đề tài xác định được các loại hình sử dụng đất hàng hóa mang lại hiệu quả
kinh tế, xã hội cao và có ý nghĩa trong việc định hướng canh tác nông nghiệp
hiệu quả cao trên địa bàn huyện Mỹ Hào.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong việc đánh giá hiệu quả các loại hình
sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định định hướng được các loại hình sử dụng đất, phục vụ cho việc
phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên.
Cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách để góp phần định hướng
sử dụng đất nơng nghiệp hiệu quả. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện
Mỹ Hào.

2


download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Đất nơng nghiệp
Đất nơng nghiệp là đất được dùng cho các mục đích sản xuất nông - lâm ngư nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản hoặc
sử dụng cho nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp.
Ở nước ta, tổng diện tích đất tự nhiên được chia thành 3 nhóm: Nhóm
đất nơng nghiệp, nhóm đất phi nơng nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng. Nhóm đất
nơng nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa,
đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây
lâu năm; Đất rừng phịng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất ni trồng thủy sản; Đất
làm muối; Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ (Quốc hội nước
CHXHCNVN, 2013).
Đất đai có vai trị vơ cùng quan trọng, nó tham gia vào hoạt động tất cả
các ngành của xã hội, tuy nhiên đối với ngành sản xuất nơng nghiệp thì đất đai có
vị trí đặc biệt quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được.
Đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Là tư liệu lao động vì
đất đai chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất như: cày
bừa, cuốc, xới...Là tư liệu lao động vì có đất đai con người mới thực hiện được
q trình sản xuất nơng nghiệp, khơng có đất thì khơng có sản xuất nơng nghiệp.
Năng suất diện tích cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của đất đai.
Diện tích, chất lượng đất tạo thành lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi địa phương.
Việc sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn
định kinh tế và chính trị.
Lịch sử thế giới đã chứng minh bất kỳ nước nào dù là nước phát triển hay
đang phát triển thì sản xuất nơng nghiệp đều có vị trí quan trọng trong nền kinh

tế quốc dân, tạo ra sự ổn định xã hội và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Đối với các nước đang phát triển, sản phẩm nơng nghiệp cịn là nguồn tạo ra thu
nhập ngoại tệ. Ở nước ta 70% dân số làm trong ngành nông nghiệp cho nên vấn
đề phát triển nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu tạo cơ sở vững chắc cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Lê Phong Du, 2007).

3

download by :


Theo P. Buringh, tồn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế
giới 3,3 tỉ hecta (chiếm 22% tổng số đất liền) còn 11,7 tỉ hecta (chiếm 78% tổng
số đất liền) không dùng cho sản xuất nông nghiệp được. Ðất trồng trọt trên thế
giới chỉ có 1,5 tỉ hecta (chiếm 10,8% tổng số đất đai, bằng 46% đất có khả năng
nơng nghiệp) cịn 1,8 tỉ hecta (54%) đất có khả năng nơng nghiệp chưa được
khai thác.
Mặt khác theo FAO, một phần tư diện tích đất đai trên tồn thế giới đã bị
thối hóa nặng nề cùng với đó là sự biến đổi về khí hậu cùng với các kỹ năng
canh tác lạc hậu đã góp phần làm giảm sản lượng của diện tích đất canh tác trên
tồn thế giới trong khi đó dân số thế giới khơng ngừng tăng (ước tính đến năm
2050 dân số thế giới khoảng 9 tỷ người), tạo sức ép lớn về nhu cầu lương thực,
thực phẩm (Quang Minh, 2011). Vì vậy vấn đề sử dụng đất nông nghiệp đang rất
được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Ngày nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số cơng với
q trình đơ thị hóa mạnh mẽ đã tạo rất nhiều áp lực lên việc sử dụng đất, làm
cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Trong điều kiện nguồn tài nguyên
đất đai để sản xuất nơng nghiệp có hạn, mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất
canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của
vùng là hết sức cần thiết (Nguyễn Thị Phương Anh, 2012).

Hiện nay nhiều vùng đất màu mỡ ở nước ta bị thối hóa nghiêm trọng,
hiện tượng xói mịn rửa trơi… thêm vào đó là các hoạt động cải tạo đất chưa
được quan tâm đúng mức và hậu quả là làm cho đất đai và các yếu tố tự nhiên
khác bị thay đổi theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Vì vậy để đảm bảo cho cuộc
sống của con người hiện tại cũng như tương lai cần phải sử dụng đất đầy đủ và
hợp lý, sử dụng hết và mọi diện tích nơng nghiệp đều được bố trí, sử dụng phù
hợp với đặc điểm của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật ni
vừa duy trì được độ phì nhiêu của đất.
2.1.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới
Nhiều chương trình và dự án khai thác sử dụng đất đã được triển khai thực
hiện ở nhiều nước trên thế giới như: chương trình khai thác và sử dụng đất,
chương trình giải quyết sức kéo nơng nghiệp và thức ăn gia súc, chương trình
phát triển thuỷ lợi, sản xuất hàng hóa đặc sản xuất khẩu, chương trình bảo vệ đất
ở những nơi có hệ sinh thái bị phá vỡ và chương trình việc làm, sử dụng lao động
nông thôn (Vũ Ngọc Hùng, 2007). Mỗi chương trình có mục tiêu chủ yếu khác

4

download by :


nhau, nhưng nhìn chung các chương trình đều nhằm mục đích khai thác sử dụng
đất đai ngày càng có hiệu quả hơn.
Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 148 triệu km2.
Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những
loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10%
tổng diện tích tự nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và
các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu
Phi chiếm 20%, Châu Đại Dương chiếm 6%) (Hồng Văn Thơng, 2002). Bước
vào thế kỷ XXI với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, mơi trường

sinh thái thì nơng nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng đối với lồi người (Vũ
Năng Dũng, 2009). Nhu cầu của con người ngày càng tăng đã gây sức ép nặng nề
lên đất, đặc biệt là đất nơng nghiệp. Đất nơng nghiệp bị suy thối, biến chất và
ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản.
Ở Inđơnêxia, Luật đất đai ghi rõ người dân có quyền sử dụng trong 10
năm, quyền sở hữu không được vĩnh viễn khi Nhà nước có nhu cầu xây dựng
cơng trình cơng cộng. Các chương trình bảo vệ đất cũng đã được thực hiện nhằm
bảo vệ các vùng đất bậc thang và trồng cây theo đường đồng mức. Ngồi ra,
Chính phủ ưu tiên hàng đầu cho chương trình phát triển lương thực nhằm tìm ra
các giống cây trồng lương thực, cây đậu đỗ phù hợp với đặc điểm điều kiện tự
nhiên của từng vùng sinh thái. Kết quả là đã tạo được một số giống ngơ có năng
suất cao chất lượng tốt, ví dụ: giống ngơ trắng Bague có thời gian sinh trưởng 90
ngày, năng suất đạt 4 - 5 tấn/ha so với giống ngô cũ chỉ đạt 1 - 2 tấn/ha; hoặc cây
lúa Miến là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, làm thức ăn cho người và gia súc
có năng suất đạt 3,50 tấn/ha có thể trồng tái giá, sức chống chịu sâu bệnh tốt với
đầu tư chi phí thấp (Nguyễn Thị Ngọc Trân, 2007).
Ngày nay, thối hố đất và hoang mạc hoá là một trong những vấn đề về
môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và
giải quyết nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực.
Đất khơ cằn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái đất. Đối với hầu hết
các cư dân ở các vùng đất khô cằn, cuộc sống của họ rất khó khăn và tương lai
thường bất ổn, với mức sống cùng cực về các mặt kinh tế - xã hội và sinh thái.
Trên tồn thế giới, đói nghèo, quản lý đất đai không bền vững và biến đổi khí hậu
đang biến các vùng đất khơ cằn thành sa mạc và ngược lại, hoang mạc hoá đang
làm trầm trọng thêm và dẫn đến đói nghèo.

5

download by :



Trong thực tế, nông nghiệp phát triển theo dạng tổng hợp, các xu hướng
đan xen nhau. Cụ thể :
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, các nước đang phát triển ở Châu Á,
Mỹ La Tinh đã thực hiện cuộc “cách mạng xanh”. Cuộc cách mạng này chủ yếu
dựa vào việc áp dụng các giống cây lương thực có năng suất cao (lúa nước, lúa
mì, ngơ, đậu….), xây dựng hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều phân bón hố học,
thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật và các thành tựu trong công nghiệp.
Cuộc “cách mạng trắng” được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia
súc có tiềm năng cho sữa cao, những tiến bộ của khoa học trong việc tăng năng
suất cây trồng, chất lượng các loại thức ăn gia súc và các phương thức chăn ni
mang tính chất cơng nghiệp.
Vì tính chất thiếu tồn diện nên 2 cuộc cách mạng trên gặp nhiều trở ngại,
đặc biệt là trở ngại trong quan hệ sản xuất và trong hiệu quả kinh tế.
Cuộc “cách mạng nâu” diễn ra trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ giữa
nông dân với ruộng đất, khuyến khích tính cần cù của người nơng dân để tăng
năng suất và sản lượng trong nông nghiệp (Đường Hồng Dật và cs., 1994).
Nhìn chung, cả 3 cuộc cách mạng này chỉ mới giải quyết phiến diện, tháo
gỡ những khó khăn nhất định chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển
nông nghiệp lâu dài và bền vững.
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, của trí thức con người đã xuất hiện
nền nơng nghiệp trí tuệ. Nơng nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và
vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội biểu hiện trong mọi hoạt động của hệ
thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp,
hợp lý. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển mới ở mức cao, là sử dụng đất kết
hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được
vận dụng phù hợp và hợp lý vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng. Đó là
nền nơng nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu
trước mắt và lâu dài cũng như để giải quyết những xung đột trong việc sử dụng

đất cho nông nghiệp, công nghiệp là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu nông
nghiệp của các nước trên thế giới đã và đang tập trung nghiên cứu vào việc đánh
giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất để

6

download by :


từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn
lợi thế so sánh của từng vùng. Đặc biệt, viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI cũng
đã đóng góp nhiều thành tựu về giống lúa và hệ thống canh tác trên đất trồng lúa.
Xu hướng chung trên thế giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ
thống cây trồng trên những vùng đất bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng
vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn
vị diện tích trong một năm.
Theo báo cáo của Tổ chức FAO, nhờ các phương pháp tạo giống hiện đại
như đột biến thực nghiệm, công nghệ sinh học bao gồm nuôi cấy bao phấn cứu
phôi, dung hợp tế bào trần, kỹ thuật gen… các nước trồng lúa trên thế giới đã tạo
ra nhiều giống đột biến, trong đó có các nước như Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Mỹ
là những quốc gia đi đầu. Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn Trung Quốc đã tạo
ra nhiều giống lúa thuần khác nhau, bằng kỹ thuật gen cũng đã chuyển được một
số gen kháng bệnh virus, kháng đạo ôn, bạc lá, sâu đục thân.
Gần đây, vấn đề khai thác đất gò đồi đã đạt được những thành tựu đáng kể
ở một số nước trên thế giới. Hướng khai thác chủ yếu trên đất gò đồi là đa dạng
hóa cây trồng, kết hợp trồng cây hàng năm với cây lâu năm, trồng rừng với cây
nông nghiệp trên cùng một vạt đất dốc (Nguyễn Duy Tính, 1995).
Một số nước đã ứng dụng công nghệ thông tin xác định hàm lượng dinh
dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho cây ăn quả như ở

Israel, Philipin, Hà Lan, Mỹ, Nhật... kết hợp giữa bón phân vào đất, phun phân
qua lá, phân vi lượng, chất kích thích, điều hồ sinh trưởng đã mang lại hiệu quả
rất cao trong sản xuất như ở Mỹ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật Bản.....
Nông dân Ấn Độ thực hiện sự chuyển dịch từ cây trồng truyền thống kém
hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả cao bằng cách trồng mía thay cho lúa gạo và
lúa mì, trồng đậu tương thay cho cao lương ở vùng đất đen, trồng cây lúa ở vùng
có mạch nước ngầm cao thay cho cây lấy hạt có dầu, bơng và đậu đỗ (Nguyễn
Thị Vịng, 2001).
Như vậy vấn đề về sản xuất nơng nghiệp hàng hố ln được các quốc gia
có nền nơng nghiệp mạnh đầu tư phát triển. Vì thế đã thu hút được nhiều nhà
khoa học quan tâm, nghiên cứu. Các nhà khoa học các nước đã rất chú trọng đến
việc nghiên cứu các cây con giống mới, nghiên cứu những cơng nghệ sản xuất và
chế biến, nghiên cứu về chính sách, định hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp
sản xuất hàng hố có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

7

download by :


2.1.3. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở Việt Nam
Hiện nay, nhìn chung, việc sử dụng đất nơng nghiệp của cả nước đang
phát triển mạnh. Nhiều giống cây trồng, vật ni có năng suất và chất lượng cao
được đưa vào sản xuất mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên,
với số dân khoảng trên 80 triệu người thì nước ta đã trở thành quốc gia khan
hiếm đất trên thế giới. Nếu tính bình qn đất nơng nghiệp trên đầu người thì
Việt Nam là một trong những nước thấp nhất. Diện tích canh tác nơng nghiệp của
Việt Nam vào loại thấp nhất trong khu vực Asean.
Tuy được coi trọng và thực tế chính sách đất nơng nghiệp đã được triển
khai trong nhiều năm, nhưng việc hoạch định và thực thi chính sách đất nơng

nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét thấu đáo hơn. Nhất là từ
khi đổi mới quản lý kinh tế đến nay, việc nhà nước can thiệp như thế vào phân bổ
và sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa còn đang gặp nhiều lúng túng. Trên thực tế đã nảy sinh khơng ít hiện
tượng phức tạp, bức xúc như nơng dân mất đất dẫn đến đói nghèo hơn, nơng dân
trì hỗn, thậm chí phản đối chính sách giải phóng mặt bằng của nhà nước, thị
trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt động không hiệu quả với các vụ đầu
cơ gây sốt đất, quản lý nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo, tranh chấp, khiếu kiện
đất đai khơng giảm,... Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực đổi mới chính
sách đất nơng nghiệp theo hướng coi hộ nông dân là đơn vi tự chủ, nông dân
được quyền sử dụng và quản lý ruộng đất được nhà nước giao. Ngày 08/01/1988,
Quốc hội thông qua Luật đất đai với nội dung cơ bản khẳng định: đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý (Trần Thị Minh Châu, 2007).
Sản xuất nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam đã, đang và sẽ gặp nhiều
khó khăn cần phải khắc phục. Trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện nhiều mơ
hình ln canh 3 - 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả cao. Đặc biệt ở các vùng ven
đơ, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế
cao đã được bố trí trong luân canh như hoa cây cảnh, cây ăn quả, cây thực phẩm
cao cấp.
Tiếp cận ở một khía cạnh cụ thể hơn đối với vấn đề sở hữu của nông dân
trong cơ chế thị trường đặc biệt là về đất đai, tác giả Nguyễn Văn Bích cho rằng
cần thiết phải làm rõ quyền hạn của người nhận được quyền sử dụng đất (tổ chức
sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất, quyền chuyển đổi cho người khác khi
chuyển sang làm việc khác, quyền thừa kế quyền sử dụng cho người được thừa

8

download by :



kế theo pháp luật, quyền cho mượn tạm thời (theo vụ). Quyền của nông dân được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), quyền này nên quy định rõ cho từng
loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm,
đất trồng rừng,...), xác định rõ các đối tượng được giao quyền sử dụng đất, sau
khi giao quyền sử dụng đất xong cần tiến hành ngay việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho người sử dụng (Nguyễn Văn Bích, 2007).
Do đất canh tác có nhiều loại địa hình khác nhau địi hỏi các nhà khoa
học, các nhà hoạch định chính sách cần có biện pháp hỗ trợ người nơng dân trong
việc lựa chọn giống cây trồng, vật ni, các loại hình canh tác cho phù hợp.
Các nghiên cứu liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Việt Nam
Trong những năm qua, với đường lối đổi mới của Đảng, cơ chế chính sách
của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các học giả nghiên cứu tìm
hiểu về đất và tài nguyên đất, giống cây trồng, vật nuôi để từ đó đưa ra những mơ
hình sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Đó là tiền đề cho quá trình sản xuất nơng
nghiệp hàng hóa.
Các cơng trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình
nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm
Dương Ưng, đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát
triển lâu bền của Trần An Phong (Nguyễn Viết Phổ, Trần An Phong, Dương Văn
Xanh, 1996) phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của
các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà ....(Cao Liêm, Đào Châu
Thu, Trần Thị Tú Ngà, 1990). Những cơng trình nghiên cứu này góp phần đẩy
mạnh q trình sản xuất nơng nghiệp hàng hóa cũng như tạo hướng phát triển thị
trường nơng sản.
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
2.2.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
a) Khái quát
Ngày nay nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất
hiệu quả sử dụng phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận

thức lý luận của lý thuyết hệ thống (FAO, 1990) nghĩa là hiệu quả phải được xem
xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả mơi trường.
Sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây

9

download by :


trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là sự mong
muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất nơng
nghiệp (Nguyễn Duy Tính, 1995).
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về
nông sản phẩm đang trở thành một trong những mối quan tâm lớn nhất của người
quản lý và sử dụng đất (ESCAP/FAO/UNIDO, 1993).
Hoạt động sản xuất nơng nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc. Vì vậy, khi
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của
sản phẩm nông nghiệp đến các vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, tăng thu
nhập. Phát triển nơng nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết cách
làm cho môi trường cùng phát triển (Vũ Năng Dũng, 2009).
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật
ni trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên
cứu áp dụng cơng nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đó là
một trong những điều tiên quyết để phát triển được nền nông nghiệp hướng về
xuất khẩu có tính ổn định và bền vững (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2002).

b) Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng

nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn
định lâu dài của hiệu quả (FAO, 1990).
Hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến những
người sống bằng nông nghiệp. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân
theo quan điểm sử dụng đất bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt xã
hội. Nghĩa là định hướng sự thay đổi về kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm
bảo thỏa mãn liên tục các nhu cầu của con người thuộc các thế hệ hôm nay và
mai sau (FAO, 1990).
Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp là hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính tồn diện và tính hệ
thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh
có thang bậc (FAO, 1990; Nguyễn Đình Hợi, 1993). Để đánh giá chính xác, tồn

10

download by :


diện cần phải xác định các chỉ tiêu chính, các chỉ tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt
yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để
hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể
hơn (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
* Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học kinh tế Samuel Norhuas: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại
hàng hóa này mà khơng cắt giảm số lượng một loại hàng hóa khác”. Các nhà
khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) đã chỉ ra hiệu quả kinh
tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích

và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ,
góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội (Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị
của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt
đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng đó.
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1ha đất nơng nghiệp được xác định trên cơ sở:
Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo
ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Giá trị gia tăng (GTGT) là
hiệu số giữa giá trị sản xuất (GTSX) và chi phí trung gian (CPTG), là giá trị sản
phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. CPTG là tồn bộ các
khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua
các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm: GTSX/CPTG và
GTGT/CPTG, đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng
các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi, bao gồm:
GTSX/LĐ và GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho
từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội
của từng người lao động.
2.2.1.1. Hiệu quả kinh tế

11

download by :


Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động

theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học kinh tế Samuel Norhuas: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại
hàng hóa này mà khơng cắt giảm số lượng một loại hàng hóa khác”. Các nhà
khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) đã chỉ ra hiệu quả kinh
tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích
và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ,
góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội (Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị
của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt
đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng đó.
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1ha đất nơng nghiệp được xác định trên cơ sở:
Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo
ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Giá trị gia tăng (GTGT) là
hiệu số giữa giá trị sản xuất (GTSX) và chi phí trung gian (CPTG), là giá trị sản
phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. CPTG là tồn bộ các
khoản chi phí vật chất thường xun bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua
các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong q trình sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm: GTSX/CPTG và
GTGT/CPTG, đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng
các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi, bao gồm:
GTSX/LĐ và GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho
từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội
của từng người lao động.
2.2.1.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và
tổng chi phí bỏ ra (FAO, 1990), hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ
mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông


12

download by :


nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất
nơng nghiệp.
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu như: đảm bảo an tồn
lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; đáp ứng được mục tiêu chiến
lược phát triển kinh tế của vùng; thu hút nhiều lao động giải quyết cơng ăn việc
làm cho nơng dân, góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật…; tăng cường sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu.
Mặt khác, thu hồi đất, đền bù, tổ chức tái đinh cư đối với đất nghiệp và
nông dân là một trong những nội dung quan trọng của nhiệm vụ phát triển kinh tế
xã hội hiện nay. Đối tượng chủ yếu của hoạt động này là đất nông nghiệp và
nông dân, mục tiêu chủ yếu của hoạt động này là hạn chế đến mức thấp nhất việc
thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mực đích khác, trong trường hợp bất khả
kháng thì phải tránh thu hồi đất trồng lúa, chấp nhận đầu tư thêm cơ sở hạ tầng
để có thể khai thác đến các vùng đất khác. Đối với nông dân, chỉ tiêu kiểm tra,
đánh giá (hiệu quả xã hội) là sản xuất và đời sống phải bằng hoặc tốt hơn so với
trước khi thu hồi đất, xem đây là một yếu tố dễ bị tổn thương của phát triển để
bảo vệ và bồi dưỡng (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2009).
2.2.1.3. Hiệu quả môi trường
Những biến đổi về môi trường đất dưới tác động hoạt động của con người
được xem xét dưới 2 quá trình cơ bản: q trình biến đổi của bản thân mơi trường
đất và q trình ơ nhiễm đất do con người đưa vào đất những chất thải từ bên
ngoài vào đất (chất thải cơng nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, v...v). Những biến
đổi về môi trường đất do tác động của con người cịn được xét theo 2 khía cạnh
tiêu cực (thối hóa) và tích cực (cải thiện), nhưng xu hướng thối hóa vẫn là chủ

yếu (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000).
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hóa
học, sinh học, vật lý… chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của
các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân
gây nên gồm: hiệu quả hóa học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu
quả sinh vật mơi trường. Hiệu quả hóa học mơi trường là hiệu quả mơi trường do
các phản ứng hóa học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường
dẫn đến, hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý
dẫn đến. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh

13

download by :


×