Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 66 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BOUNVANHPHIEN SISAKEUNG

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI THÚ Y
VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
LÀM PHÁT SINH VÀ LÂY LAN DỊCH LỞ MỒM
LONG MÓNG TRÊN ĐÀN TRÂU NUÔI TẠI
HUYỆN NALAE, TỈNH LUANG NAM THA, LÀO
GIAI ĐOẠN 2016-2017

Ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Lại Thị Lan Hương
2. TS. Dương Văn Nhiệm

download by :


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

1


download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Bounvanhphien SISAKEUNG

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS. Lại Thị Lan Hương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Giải phẫu – Tổ chức, Khoa Thú y - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng Nơng

nghiệp, Lâm nghiệp và phát triển nông thôn của huyện NaLae tỉnh Luang Nam Tha
(Lào) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Bounvanhphien SISAKEUNG

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn .................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Khái niệm bệnh lở mồm long móng ................................................................. 3

2.2.

Tình hình dịch bệnh LMLM ............................................................................ 3

2.2.1.

Tình hình bệnh LMLM trên thế giới ................................................................ 3

2.2.2.

Tình hình dịch bệnh LMLM tại Lào ................................................................. 8

2.3.


Virus gây bệnh lở mồm long móng ................................................................ 11

2.3.1.

Hệ gen của virus ............................................................................................ 11

2.3.2.

Quá trình nhân lên của virus .......................................................................... 11

2.3.3.

Hình thái, kích thước của virus ...................................................................... 13

2.3.4.

Phân loại virus LMLM .................................................................................. 15

2.3.5.

Đặc tính ni cấy của virus ............................................................................ 16

2.3.6.

Sức đề kháng và khả năng gây bệnh ............................................................... 17

2.4.

Đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM ....................................................................... 18


2.4.1.

Loài mắc bệnh ............................................................................................... 18

2.4.2.

Chất chứa virus .............................................................................................. 18

2.4.3.

Đường xâm nhập ........................................................................................... 19

2.4.4.

Cách sinh bệnh .............................................................................................. 19

iii

download by :


2.4.5.

Cách truyền lây .............................................................................................. 20

2.4.6.

Về mùa vụ ..................................................................................................... 21

2.5.


Triệu chứng - bệnh tích .................................................................................. 21

2.5.1.

Triệu chứng ................................................................................................... 21

2.5.2.

Bệnh tích ....................................................................................................... 22

2.6.

Phòng và điều trị bệnh LMLM ....................................................................... 23

2.6.1.

Phòng bệnh LMLM ....................................................................................... 23

2.6.2.

Chống dịch LMLM ........................................................................................ 24

2.6.3.

Điều trị bệnh LMLM ..................................................................................... 24

2.7.

Cơ sở phân loại virus LMLM, chẩn đoán bằng phản ứng elisa ....................... 25


2.7.1.

Cơ sở phân loại vius LMLM .......................................................................... 25

2.7.2.

Phương pháp ELISA ...................................................................................... 25

2.8.

Yếu tố nguy cơ .............................................................................................. 27

2.8.1.

Khái niệm ...................................................................................................... 27

2.8.2.

Phương pháp xác định các yếu tố nguy cơ...................................................... 27

2.8.3.

Tỷ số chênh lệch OR (Odd Ratio) và nghiên cứu (điều tra) hồi cứu ................ 28

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 29
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 29


3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 29

3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................... 29

3.3.1.

Điều tra phỏng vấn thông qua câu hỏi và nội dung đã được soạn trước .......... 29

3.3.2.

Điều tra tình hình chăn ni, tình hình bệnh LMLM trên trâu trên địa bàn
tỉnh Luang Nam Tha, Lào .............................................................................. 29

3.3.3.

Nghiên cứu hồi cứu để xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến việc
làm phát sinh và lây lan dịch bệnh ................................................................. 29

3.3.4.

Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 32
4.1.

Điều kiện kinh tế và tình hình chăn ni thú y tại tỉnh Luang Nam THa......... 32


4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 32

4.1.2.

Tình hình chăn ni ....................................................................................... 35

4.1.3.

Cơ cấu chăn ni tại các hộ điều tra ............................................................... 36

4.1.4.

Hình thức chăn ni....................................................................................... 36

iv

download by :


4.1.5.

Tình hình sử dụng thức ăn chăn ni tại các hộ điều tra ................................. 37

4.1.6.

Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi............................................................. 38


4.1.7.

Vệ sinh và khử trùng trong chăn nuôi của các hộ được điều tra ...................... 39

4.1.8.

Tình trạng xử lý chất thải trong chăn nuôi tại các hộ được điều tra ................. 39

4.2.

Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch LMLM ở
trâu tại Luang Nam Tha ................................................................................ 40

4.2.1.

Gần đường giao thơng chính (500 m) ............................................................. 41

4.2.2.

Chăn nuôi gần chợ buôn bán gia súc gia cầm ................................................. 42

4.2.3.

Sử dụng nước ao, hồ để chăn nuôi ................................................................. 42

4.2.4.

Nguồn gốc con giống không rõ ràng .............................................................. 43

4.2.5.


Xử lý chất thải xả thẳng ra ngồi mơi trường ................................................. 44

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 45
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 45

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 46

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 47
Phụ lục ...................................................................................................................... 50

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng tương liên ......................................................................................... 30
Bảng 4.1. Tình hình chăn ni của tỉnh Luang Nam Tha năm 2016 .......................... 35
Bảng 4.2. Tình hình chăn ni của tỉnh Luang Nam Tha năm 2017 .......................... 35
Bảng 4.3. Cơ cấu chăn nuôi trong tỉnh giai đoạn 2016 – 2017 .................................. 36
Bảng 4.4. Cơ cấu đàn trâu tại các hộ điều tra (n = 4064) ............................................ 36
Bảng 4.5. Hình thức chăn nuôi trâu tại các hộ điều tra (n = 240)................................ 37
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi trâu tại các hộ điều tra............. 37
Bảng 4.7. Nguồn nước sử dụng trong chăn ni trâu, bị tại các hộ điều tra (n = 240) 38
Bảng 4.8. Vệ sinh và khử trùng trong chăn nuôi trâu tại các hộ điều tra (n = 240) ..... 39

Bảng 4.9. Tình trạng xử lý chất thải tại các hộ chăn nuôi trâu .................................... 40
Bảng 4.10. Kết quả phân tích yếu tố đường giao thơng chính ...................................... 41
Bảng 4.11. Kết quả phân tích yếu tố gần chợ buôn bán gia súc gia cầm sống............... 42
Bảng 4.12. Kết quả phân tích yếu tố hộ chăn nuôi sử dụng nước ao hồ ........................ 42
Bảng 4.13. Kết quả phân tích yếu tố nguồn gốc con giống khơng rõ ràng .................... 43
Bảng 4.14. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ xả thẳng chất thải ra ngoài môi trường ... 44

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ lưu hành của virus LMLM trên thế giới giai đoạn 2013 – 2017 .......... 5
Hı̀nh 2.2. Bản đồ giám sát sự lưu hành của bệnh LMLM tại Lào năm 1997................. 10
Hı̀nh 2.3. Bản đồ giám sát sự lưu hành của bệnh LMLM tại Lào năm 1998................. 11
Hình 2.4. Vius LMLM dưới kính hiển vi điện tử ......................................................... 13
Hình 2.5. Mơ hình cấu trúc hạt virion.......................................................................... 13
Hình 2.6. Cấu tạo kháng nguyên ................................................................................. 14
Hình 2.7. Cấu trúc kháng nguyên virus LMLM ........................................................... 14
Hình 2.8. Hạt Virion của virus LMLM ........................................................................ 14
Hình 2.9. Hình ảnh trâu mắc bệnh LMLM .................................................................. 21
Hình 4.1. Bản đồ hành chính nước Lào ....................................................................... 33
Hình 4.2. Bản đồ hành chính tỉnh Luang Nam Tha ...................................................... 34

vii

download by :



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AND

Deoxyribonucleic axit

ARN

Axit ribonucleic

WTO

World Trade Orgranization

OIE

Office Internationale des Epizooties

FAO

Food and Agriculture Orgranization

FMD

Foot and Mouth Disease

LMLM


Lở mồm long móng

ELISA

Enzyme linkid immuno-sorbent asay

OR

Odd Ratio

P

p- value

MR

Mortality rate

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bounvanhphien SYSAKEUNG
Tên Luận văn: Điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm
phát sinh và lây lan dịch lở mồm long móng đàn trâu ni tại huyện NaLae, tỉnh Luang
Nam Tha, Lào giai đoạn 2016 - 2017
Ngành: Thú y


Mã số: 8640101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích của đề tài
- Khảo sát điều kiện kinh tế - tự nhiên của tỉnh Lng Nam Tha - Lào.
- Đánh giá tình hình chăn nuôi, cơ cấu đàn gia súc tại tỉnh Luông Nam Thả giai
đoạn 2016 – 2017.
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi trâu tại 240 hộ theo các chỉ tiêu bao gồm: cơ cấu
đàn trâu, nguồn thức ăn, nguồn nước, vệ sinh và xử lý chất thải chăn nuôi.
- Đánh giá một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ xuất hiện dịch LMLM tại
địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp điều tra hồi cứu về tình hình chăn ni thơng qua các cơ
quan quản lý hành chính nơng nghiệp tại Tỉnh Luông Nam Tha.
Phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi trâu theo bảng hỏi được thiết kế sẵn (Phụ lục).
Phương pháp xác định các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ được đánh giá bao gồm: Khoảng cách nhất định với đường
giao thơng chính; khoảng cách tương đối với các chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống;
Sử dụng nước ao, hồ là nguồn nước chính trong chăn nuôi trâu; Yếu tố nguồn gốc con
giống và xử lý nước thải bằng cách xả thẳng ra mơi trường.
Nhóm bệnh là nhóm những hộ được xác định là có sự xuất hiện của dịch LMLM
thông qua kiểm tra lâm sàng. Nhóm đối chứng là nhóm khơng có biểu hiện lâm sàng
của bệnh LMLM trên đàn trâu.
Kết quả chính và kết luận
- Trong giai đoạn 2016 – 2017, số lượng đàn trâu giảm nhẹ. Ngược lại, số lượng
đàn lợn tăng trên 2 nghìn con và đàn gia cầm tăng trên 20 nghìn con.

ix


download by :


- Số lượng hộ chăn ni trâu, bị khơng có sự thay đổi nhưng số lượng hộ chăn
nuôi gia cầm tăng lên một cách rõ rệt.
- Trong cơ cấu đàn trâu thì trâu thịt chiếm tỷ lệ cao nhất (61,66 %) so với trâu cày
(33,34 %) và thấp nhất là nghé (5 %).
- Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi cho thấy: Bán chăn thả là phương thức phổ
biến được 53,3 % hộ chăn nuôi sử dụng; Cỏ tươi, khô và rơm là nguồn thức ăn chủ yếu,
151/240 hộ sử dụng nguồn thức ăn này chiếm 62,9 %; Nguồn nước được sử dụng phổ
biến là nước giếng (78,8 %) và có 38/240 hộ sử dụng nước ao hồ làm nguồn nước chính
trong chăn ni trâu chiếm 15,8 %; Hầu hết các hộ chăn nuôi tiến hành vệ sinh hàng
ngày (73,3 %); Bốn phương pháp xử lý chất thải bao gồm ủ Bio-gas, trực tiếp bón cây,
ni cá hoặc xả thảng ra ngồi mơi trường có tỷ lệ xấp xỉ dao động từ 22,1 – 30,4 %.
- Kết quả đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan bệnh LMLM tại
Huyện Na Lae:
+ Các hộ chăn nuôi trâu gần đường quốc lộ làm tăng nguy cơ làm lây lan và phát
sinh dịch LMLM cao gấp 2,4 lần so với những hộ không gần đường quốc lộ đi qua
(>500m).
+ Các hộ chăn nuôi trâu gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm có nguy cơ bị dịch
LMLM cao gấp 2,29 lần so với những hộ không gần chợ buôn bán gia súc gia.
+ Các hộ chăn nuôi trâu sử dụng nước ao, hồ trong chăn ni có nguy cơ bị dịch
LMLM cao gấp 8,5 lần so với những hộ chăn nuôi trâu không sử dụng nước ao, hồ
trong chăn nuôi.
+ Các hộ chăn nuôi trâu sử dụng nguồn gốc con giống khơng rõ ràng có nguy cơ
bị dịch LMLM cao gấp 3,5 lần so với những hộ chăn nuôi trâu sử dụng nguồn gốc con
giống rõ ràng.
+ Các hộ chăn nuôi trâu xả thẳng chất thải ra ngồi mơi trường có nguy cơ phơi
nhiễm dịch LMLM cao gấp 4 lần so với những hộ chăn nuôi không xả thẳng ra ngồi

mơi trường.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bounvanhphien SYSAKEUNG
Thesis title: Retrospective study on the husbandry status and evaluation of risk factors
for the circulation of foot and mouth disease in buffalo in NaLae district, Luang Nam
Tha, Lao from 2016 to 2017
Major: Veterinary Medicine

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Survey on socio-economic conditions of Luong Nam Tha province, Lao.
- Retrospective investigation on livestock situation and structure in Luong Nam
Tha province in period of 2 years (2016 – 2017).
- Evaluate factors of husbandry affairs including structure of the buffalo herd;
food source; water supplies; frequency of sanitation and waste disposal.
- Analysis risk factors related to the prevalence of Foot and mouth disease in Na
Lea district, Luong Nam Tha province, Lao.
Materials and Methods
Data collection
Using retrospective method for collecting livestock data form Agriculture
management of Luong Nam Tha province.
Using prepared questionnaire for direct interviewing participated farmers.

Study design
Case-control study had been employed, subjects were divided into 2 groups
including positive (have clinical signs of disease) and negative (do not have clinical
symptoms) which can be exposed or not exposed with these following risk factors:
- Accessing distance to main traffic (500 meters);
- Approximate distance to live animal markets;
- Using lake or pond as main water supply;
- Definable of animal source;
- Direct discharge of waste into the environment.

xi

download by :


Main findings and conclusions
- From 2016 – 2017, total number of buffalo was slightly decreased but the
number of pigs was increased more than 2 thousand heads and greatest rise was 20
thousand heads of poultry.
- The stabilization in number of household raising buffalo and cattle was observed
but on the other hand, the flying trend presented in poultry sector.
- Majority was meat producing buffalo (61,66 %) in comparison to working
(33,34 %) and calf (5 %).
- Analysis results of breeding conditions showed that: Freely grazing are the main
choose method (53,3 %); raw/dry grass and rice traw are primary food sources (62,9 %);
78,8 % of questioned household using well-water and 15,8 % of them using pond/lake
as their water supply; 73,3 % of interviewing famer doing cleaning everyday; Equal
result of waste treatment methods including bio-gas, fertilizer, fish feeding and direct
dispose into environment were revealed (22,1 – 30,4 %).
According to study analysising risk factors for foot and mouth outbreaks indicate: no

periodic sterilization, near inter-village, inter-commune and national roads; using pond/lake
water; livestock near the live animal market increased risk of disease outbreak.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành chăn nuôi của Lào cũng phát
triển một cách mạnh mẽ ngày càng bền vững, đạt nhiều thành tựu to lớn đáng
khích lệ và dần trở thành một trong những ngành chính của nông dân Lào. Đặc
biệt, khi trở thành thành viên thứ 158 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
Lào đã có những chính sách điều chỉnh phù hợp như kinh tế trang trại, vốn tín
dụng, chính sách đất đai, chính sách đầu tư nước ngồi... Tất cả các chính sách
đó đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nơng nghiệp trong đó có ngành
chăn ni. Bước đầu đã có sự hình thành các khu vực, các cụm chăn ni mang
tính hàng hố phù hợp với phát triển của từng loại gia súc, gia cầm và đặc biệt có
thể cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao.
Gần đây, do hội nhập kinh tế quốc tế, việc giao lưu buôn bán động vật, sản
phẩm động vật giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng, đặt ra những
thách thức cho ngành Chăn nuôi – Thú y khi tình hình dịch bệnh động vật có
nguy cơ lây lan và bùng phát cao hơn. Đặc biệt là bệnh lở mồm long móng
(LMLM - Foot and Mouth Disease, FMD) xảy ra tràn lan ở nhiều khu vực, nhiều
nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, dịch LMLM đã liên tiếp nổ ra gây
thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi gia súc tại Lào.
Mặc dù bệnh LMLM gây chết gia súc trưởng thành với tỷ lệ không cao
nhưng hậu quả là sự thiệt hại về kinh tế rất trầm trọng. Theo số liệu của Tổ chức
Dịch tễ Thế giới (OIE - Office Internationale des Epizooties), bệnh LMLM gây

sảy thai khoảng 25% động vật có chửa, làm giảm sản lượng thịt 25%, giảm sản
lượng sữa 50% và ở cừu giảm năng suất lông 25%. Thiệt hại kinh tế do LMLM
gây ra là rất lớn: chi phí tiêu hủy gia súc bệnh bình qn một năm ước tính
khoảng 10 tỷ đồng (khoảng 10.000 con gia súc/năm). Hàng năm chi phí cho
Chương trình quốc gia phịng chống LMLM khoảng 120 tỷ. Các địa phương phải
chi hàng chục tỷ đồng/năm cho các hoạt động phịng chống dịch. Ngồi ra, bệnh
LMLM cịn làm ảnh hưởng tới một số hợp đồng xuất khẩu của Lào (Cục Thú y
Lào, 2013).
Luang Nam Tha là một tỉnh miền núi ở vùng tây bắc của nước cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào. Luang Nam Tha có thời tiết nóng ẩm, đây cũng chính là

1

download by :


các yếu tố bất lợi, làm dịch bệnh phát sinh và lây lan mạnh, đặc biệt là bệnh
LMLM trong chăn ni trâu.
Xuất phát từ tình hình nói trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ phát
sinh và lây lan dịch lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện NaLae,
tỉnh Luang Nam Tha, Lào giai đoạn 2016 – 2017”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi trâu, của các hộ chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh Luang Nam Tha trong 2 năm 2016 - 2017.
- Xác định các yếu tố nguy cơ làm lây lan và phát sinh dịch LMLM trên trâu.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Lở mồm long móng ở huyện NaLae, tỉnh Luang Nam Tha, Lào từ năm
2016 – 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN

Cung cấp thông tin và số liệu cụ thể, cùng những luận chứng về tình hình
mắc bệnh LMLM và các yếu tố nguy cơ trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha. Từ
kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể sử dụng để định hướng cho các nghiên
cứu sau này và giúp cho việc xây dựng các chương trình khống chế bệnh LMLM.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM BỆNH LỞ MỒM LONG MĨNG
- Bệnh lở mồm long móng (LMLM) Foot and Mouth Disease (FMD) and
Aphaetae Epizooticae (tên La Tinh), là bệnh truyền nhiễm cấp tính của các lồi
động vật có móng guốc chẵn bao gồm cả gia súc và động vật hoang dã như trâu,
bị, lợn, dê, cừu, lồi linh dương, hươu, nai... Bệnh do một loài vi rút thuộc họ
Picornaviridae, giống Aphthovirus gây ra. Đây là lồi virus có tính hướng
thượng bì, thường làm thủy hóa các tế bào thượng bì.
Đặc trưng của bệnh là làm xuất hiện những mụn nước với các kích cỡ
khơng đồng đều ở niêm mạc miệng, kẽ móng, gờ móng, trên bầu vú, đầu vú
con cái và cuống của dạ cỏ. Khi mụn nước vỡ sẽ tạo ra các vết loét. Bệnh
LMLM khi xuất hiện thường lây lan rất nhanh, rất mạnh và thường trên phạm
vi rộng, có thể lây lan trong phạm vi một hoặc nhiều nước, gây ra các ổ dịch
lớn trong thời gian ngắn, tỷ lệ mắc bệnh cao, có thể tới 100%. Bệnh LMLM có
nhiều tên gọi khác nhau.
2.2. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH LMLM
2.2.1. Tình hình bệnh LMLM trên thế giới
Bệnh LMLM được Frascastorius phát hiện lần đầu tiên và mơ tả vào năm
1514 ở Ý, sau đó bệnh được phát hiện ở Bắc Ý, Pháp, Anh và nhiều nước châu
Âu khác (Hyattsville, 1991). Năm 1897, tác nhân gây bệnh được hai nhà khoa

học người Đức có tên là Loeffler và Frosch tìm ra, tác nhân này được chứng
minh là có thể qua được màng lọc (Đào Trọng Đạt, 2000). Những năm đầu thế
kỷ 20 (1920), nhiều cơng trình nghiên cứu chi tiết về bệnh này mới được thực
hiện (Andersen, 1980). Năm 1922, Valée và Carré phát hiện ra tính đa dạng của
huyết thanh miễn dịch chống virus (type O và A). Năm 1926, Waldman và
Trautwein tìm ra virus type C. Lawrence cũng phát hiện ra type SAT1, SAT2,
SAT3 từ các mẫu bệnh phẩm gửi đến từ châu Phi, type Asia1 từ Ấn Độ, Miến
Điện và Hồng Kông.
Ở châu Âu: Cuối thế kỷ 19, bệnh xuất hiện ở Nga sau đó lây lan nhanh sang
nhiều nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Hung-ga-ri, Áo, Đan
Mạch, Pháp, Ý làm cho hàng chục triệu trâu bò mắc bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước,

3

download by :


1978). Từ 1951 đến 1954, dịch LMLM phát sinh ở Tây Đức, sau đó lây sang nhiều
nước như Hà Lan, Bỉ, Luých-xăm-bua, Pháp, Anh, Ý, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển,
Na Uy, Ba Lan. Năm 2000, Hy Lạp xảy ra 14 ổ dịch LMLM type Asia1, theo kết
quả điều tra từ Thổ Nhĩ Kỳ (Văn Đăng Kỳ, 2002). Năm 2001, dịch nổ ra ở vùng
Đơng Nam nước Anh, sau đó dịch lây lan ra khắp nước Anh, Scốt-len, xứ Uên,
Bắc Ai-len, Cộng hoà Ai-len, Hà Lan và Pháp.
Ở châu Mỹ: Từ 1870 Đến 1929, xuất hiện 9 ổ dịch tại các bang của Mỹ như
New England, Porland, Maine (1880), Boston, New England (1884), chủ yếu là
do nhập khẩu gia súc mang trùng từ nước khác. Năm 1870, bệnh cũng phát ra ở
Canada. Tại Mexico, dịch phát ra trong các năm 1946-1954, tại Canada năm
1951-1952 và Argentina năm 1953 (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958).
Năm 2000 dịch LMLM xảy ra ở Nam Bra-xin (type O), Áchen-ti-na (type A), Uru-guay (type O), Bo-li-via (type O và A), Co-lum-bia (type O và A), Peru (type
A), Ecuado (type O).

Ở châu Phi: Dịch LMLM xảy ra tại nhiều nước, cả ở Bắc Phi và Nam Phi
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1970). Năm 2001, dịch LMLM type O xảy ra ở Uganda,
tại Malawi type SAT1, tại Zimbawe type SAT2.
Ở châu Á: Dịch LMLM xảy ra khá trầm trọng. Bệnh phát sinh ở Ấn Độ
(1929, 1952...), In-đô-nê-xia (1952), Phi-lip-pin (1902), My-an-ma (1936, 1948),
Ma-lay-xia (1939), Thái Lan (1952), Cam-pu-chia (1931, 1946, 1952), Trung
Quốc (1951) (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970). Nhìn chung có 3 type thường xuyên
gây bệnh LMLM ở khu vực các nước Đơng Nam Á đó là type O, A và Asia1
(Văn Đăng Kỳ và Nguyễn Văn Thông, 2001).
Năm 2000, tại châu Á có trên 30 quốc gia có bệnh LMLM. Các type huyết
thanh lưu hành chủ yếu là type O (24 quốc gia, trong đó có Việt Nam), type A (6
quốc gia), Asia1 (Thái Lan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Grudia), SAT2 (ở Ảrập Xê-út, Kuuết), một số quốc gia khác (Ác-men-nia, Azer-bai-jan, Tiểu vương quốc Ả-rập
thống nhất, Ấn độ) chưa xác định được type virus (Thomson, 2002).
Trong những năm gần đây, các nước như Trung Quốc, Lào, Căm-puchia,
Thái Lan, Ma-lay-xia, Miến Điện đều báo cáo các ổ dịch LMLM trên gia súc:
Virus LMLM thu thập vào tháng 10 năm 2012 tại miền nam Thái Lan tất cả
đều cùng loại A/ASIA Sea-97. Dịch LMLM mới đã được báo cáo trong tháng 7
năm 2013 ở bayan – ULGII, Tây Mông Cổ (gần biên giới Trung Quốc và nằm

4

download by :


trong phạm vi 25 – 30 km từ biên giới Nga và từ Đông Kazakhstan) gây ra bởi
loại virus LMLM type A. Các sublineage chưa rõ.
Theo báo cáo của Ngô Thành Long trong hội nghị phòng chống dịch LMLM ở
gia súc tại Nghệ An, 22/11/2013:
Ở Trung Quốc: trong năm 2013 số ca bệnh do serotype A gấp 3 lần số ca
bệnh serotype O (EUFMN, 2013).

Thái Lan: trong 3 năm liên tục từ 2011 - 2013 số ca bệnh do serotye A gấp
2 lần số ca bệnh do serotype O. Trong hai năm 2012- 2013 đã có 7 mẫu được thu
thập và gửi đến WRL để giải trình tự. Tất cả đều là type A SEA-97 . Có sự liên quan
rất chặt chẽ (giống 99.06% cấu trúc protein VP1) A SEA-97 phân lập từ Nga và
Trung Quốc. Điều này cho thấy virus LMLM đã lưu hành phổ biến trên một
phạm vi rộng lớn trong một thời gian tương đối ngắn, mối đe dọa nguy cơ nhiễm
bệnh của gia súc trong khu vực, trong vùng lân cận và sự lây lan nhanh chóng
của các subtype mới.
Tại Campuchia: dịch LMLM từ năm 2011 - 2013 chỉ phát hiện được
serotype O.

Hình 2.1 Bản đồ lưu hành của virus LMLM trên thế giới giai đoạn
2013 – 2017
Nguồn: Daniel Gizaw (2018)

5

download by :


Gần đây, trong giai đoạn 2014 - 2015 dịch LMLM xảy ra tại một số nước
như sau (theo OIE ):
SAT1: Xảy ra tại Botswana với số ổ bệnh là 3, số nghi mắc là 19.423.
SAT2: Xảy ra tại Botswana với số ổ bệnh là 14, số nghi mắc 14.552, số
mắc là 218. Angola số ổ bênh là 2, số nghi mắc 7.650, số mắc là 11. Mauritania
số ổ bệnh 1, số nghi mắc 1.200 và số mắc là 5. Mozambique số ổ bệnh 3, số nghi
mắc 1.1700 và số mắc là 760. Namibia số ổ bệnh 28, số nghi mắc 13.011 và số
mắc là 225. South Africa số ổ bệnh 13, số nghi mắc 87.744 và số mắc là 134.
Zimbabwensoos ổ bệnh là 114, số nghi mắc 157.487 và số mắc là 9.550.
Type A: Xảy ra tại Trung Quốc với số ổ bệnh 10, số nghi mắc 7.796, số

mắc 1.276, số chết 314 và số tiêu hủy là 7.474. Russia số ổ bệnh là 3, số nghi
mắc là 19.517, số mắc 221, số chết 221. Taiwan số ổ bệnh là 2, số nghi mắc là
177, số mắc 2 và số tiêu hủy là 2.
Type O: Xảy ra tại Algeria với số ổ bệnh là 12, số nghi mắc 5.500, số mắc
159. China số ổ bệnh là 1, số nghi mắc 35, số mắc 4 và số tiêu hủy là 35. Korea
số ổ bệnh 185, số nghi mắc 467.032, số mắc 155.767 và số tiêu hủy là 160.350.
Mongolia số ổ bệnh 5, số nghi mắc 44, số mắc 934 và số chết là 1. Russia số ổ
bệnh 1, số nghi mắc là 8377, số mắc 34 và số tiêu hủy là 34.
Tại Việt Nam: bệnh LMLM được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1898 tại
Nha Trang và sau đó là vào năm 1920 ở Nam Bộ. Tiếp theo đó, các năm 19371940 bệnh được phát hiện ở Quảng Ngãi và năm 1952 bệnh phát ra tại tỉnh Thừa
Thiên Huế, đến năm 1953-1954 bệnh lây lan vào các tỉnh Nam Trung bộ, Bắc
Trung bộ (Khu 4), Khu 3, Khu tả ngạn, trung và thượng du Bắc bộ, Tây Bắc
(Điện Biên) và Việt Bắc. Tháng 4/1955, bệnh tái phát ở Khu 3 và lan vào Khu 4
và Khu tả ngạn Việt Bắc (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958). Năm 1960 1970, ở miền Nam dịch xảy ra lại nghiêm trọng hơn trên đàn trâu khu vực Sài
Gòn - Chợ Lớn, từ đó lây ra các tỉnh lân cận và tấn cơng 5 trại lợn cơng nghiệp ở
Nam bộ (Hồ Đình Chúc và cs., 1978).
Theo Trần Hữu Cổn (1996) trong vòng 20 năm từ 1975 - 1995 dịch liên tục
phát ra trên đàn trâu bò. Năm 1995 là giai đoạn đỉnh điểm của dịch với 26 tỉnh
thành có dịch làm nhiều gia súc mắc bệnh, tại khu vực phía Nam đã có 10.293
lợn mắc bệnh.
Năm 1996, 1997 dịch xảy ra nặng một số tỉnh Duyên hải miền Trung và

6

download by :


Tây Nguyên. Năm 1998 và đầu năm 1999, dịch LMLM bùng phát tại Bình
Thuận làm 2.449 bị ở 20 xã của 3 huyện, thị mắc bệnh. Đầu năm 1999, nguồn
bệnh từ Trung Quốc theo con đường trao đổi, buôn bán gia súc xâm nhập vào

Việt Nam và làm dịch phát ra ở huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng, sau đó nhanh
chóng lây lan sang các địa phương khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh
Phúc, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,… Tính đến cuối năm
1999 có 55 tỉnh thành phố có gia súc bệnh, số trâu bò mắc bệnh lên đến 120.989
con, số lợn mắc bệnh là 31.801 con.
Năm 2010: Trong 6 tháng đầu năm 2010, dịch xảy ra ở 85 xã, phường thuộc
32 huyện của 12 tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào
Cai, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Ngãi, Sơn La, Tiền Giang và Tuyên Quang.
Tổng số gia súc mắc bệnh là 4.290 con trâu, 1.171 con bò và 684 lợn trong đó 67
con trâu bị và 52 con lợn tiêu hủy. Các ổ dịch LMLM phân bố chủ yếu ở khu
vực miền núi phía Bắc (nguồn Cục Thú y).
Năm 2006 - 2012, dịch LMLM tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, Nam
trung bộ, Tây Ngun và Đơng năm bộ, nhất là các địa phương giáp Trung Quốc
và Lào và có xu hường giảm dần về phạm vi không gian (Nguyễn Thu Thủy và
cs., 2013).
Năm 2013: Dịch bệnh LMLM xảy ra tại 221 xã, phường của 68 huyện,
quận thuộc 18 tỉnh là Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bình Dương, Cà Mau, Cao Bằng, Đăk
Lăk, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Long An, Vĩnh Long, Nghệ An và Phú Yên làm 8573
con gia súc mắc bệnh (trong đó trâu chiếm 14,6 %, bò chiếm 57 % và lợn chiếm
28,3 %). Số gia súc tiêu hủy là 1155 con, gồm 38 con trâu, 162 con bò và 955
con lợn. Năm 2013 dịch LMLM xuất hiện rải rác trên địa bàn cả nước, chủ yếu là
các tỉnh miền trung, riêng miền Bắc Trung Bộ 4/6 Tỉnh có dịch.
Năm 2014 - 2015 dịch LMLM xảy ra tại một số tỉnh sau (nguồn cục thú y):
Hà Tĩnh: Dịch lở mồm long móng type O xảy ra tại phường Đậu Liêu,
thuộc thị xã Hồng Lĩnh và xã Mỹ Lộc thuộc huyện Can Lộc có tổng số gia súc,
mắc bệnh 111 con gia súc (trong đó có 04 trâu, 75 con bị, 32 lợn) tại 40 hộ, 11
thơn, 2 huyện (Can Lộc, thị xã Hồ). Đã phát hiện dịch LMLM ở 16 hộ chăn nuôi
với tổng số gia súc mắc bệnh là 29 con (18 con trâu, 7 con bò và 4 con lợn).
Lạng Sơn: Dịch LMLM type O xuất hiện tại huyện Lộc Bình và Đình Lập,
tỉnh Lạng Sơn làm 125 con bò bị bệnh, số bò chết là 08 con.


7

download by :


Sơn La: type O xuất hiện 06 xã thuộc 04 huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc
Yên, Phù Yên của tỉnh Sơn La, có ổ dịch LMLM type A tại xã Song Khủa, huyện
Vân Hồ làm 68 con gia súc mắc bệnh (17 con trâu và 51 con bị).
Thanh Hóa: Type O tại 08 xã thuộc huyện Lang Chánh của tỉnh Thanh Hoá.
Lào Cai: Xuất hiện Type O 2 xã thuộc huyện Mường Khương. Sau đó phát
hiện thêm ổ dịch LMLM trên đàn lợn của 04 hộ chăn nuôi tại 02 thơn của xã
Trịnh Tường thuộc huyện Bát Xát. Tồn bộ 62 con lợn mắc bệnh đã được tiêu
huỷ. Có 111 con bò mắc bệnh type O trong tổng số 289 con và trong đó có 4 con
bị bị chết.
Đăk Nơng: 10 xã thuộc 02 huyện Tuy Đức, Đắk Glong của tỉnh Đắk Nông.
Bắc Kạn: Dịch LMLM type O đã xảy ra tại 16 hộ chăn nuôi ở 4 xã, thị trấn
(Bằng Vân, TT. Nà Phặc, Đức Vân và Vân Tùng) thuộc huyện Ngân Sơn tỉnh
Bắc Kạn làm 44 con gia súc (20 trâu và 24 bò) mắc bệnh.
Nghệ An: Phát hiện ổ dịch LMLM type O tại 10 hộ chăn nuôi thuộc xã
Thanh Chi, huyện Thanh Chương và xã Trung Sơn, huyện Đô Lương làm 13 con
gia súc mắc bệnh (gồm 08 con bò, 04 con trâu và 01 con nghé).
Quảng Nam: Dịch LMLM type O xảy ra ở 32 hộ của 05 thôn thuộc địa bàn
xã Hương An, huyện Quế Sơn và xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Đăk lăk: Có phát sinh 2 ổ dịch LMLM type O ở 22 hộ chăn nuôi của
phường Thành Nhất (01 hộ chăn nuôi lợn) và xã Cưe Bur (21 hộ chăn ni bị),
thành phố Bn Ma Thuột làm 101 con gia súc mắc bệnh (50 con lợn và 51 con
bò), trong đó có 07 con lợn bị chết và 26 con lợn bị tiêu hủy.
Phú Yên: Địa phương đã phát hiê ̣n 75 con bị của 31 hơ ̣ chăn nuôi ở các xã
Đa Lô ̣c và Xuân Sơn Bắ c thuộc huyện Đồng Xuân bi mắ

̣ c bê ̣nh LMLM type A.
2.2.2. Tình hình dịch bệnh LMLM tại Lào
Ở Lào, dịch lây lan rộng từ năm 1980. Tỷ lệ mắc bệnh LMLM ở Lào bị ảnh
hưởng bởi nhu cầu buôn bán động vật quốc tế bất hợp pháp với các quốc gia.
Các mẫu từ các ổ dịch nghi ngờ LMLM tại thành phố Viêng Chăn đã đệ
trình lên Cục Chăn nuôi và Thủy sản (Department of Livestock and Fisheries,
DLF) vào năm 1996 trước khi thành lập phịng thí nghiệm dự án được đánh giá
theo kiểu O type Asia1.

8

download by :


Năm 1997 ta ̣i tı̉nh Luông Pha Bang, Chăm Pa Sắ c và Sa Văn Na Khêt với
tổng số 1204 bị, trâu được thu thập từ 58 thơn của 13 huyện. Kết quả từ các mẫu
thu thập cho thấy dương tính type O với tỷ lệ 16,4 % ở Lng Pha Bang và 23,4
% ở tỉnh Chăm Pa Sắ c. Loại O - type A và Asia1 cũng phát hiện nhưng ở mức độ
thấp. Nhìn chung, tổng số 26 mẫu được đưa ra để chẩn đoán từ tháng 12/1997
đến tháng 12 năm 1998, trong đó 10 mẫu là type O, 3 mẫu là type Asia I và 13
mẫu âm tính với virus LMLM.
Vào năm 1998, dịch LMLM đã được báo cáo vào đầu năm tại huyện
Vangvieng của tỉnh Viêng Chăn, đã được xác định là type Asia1. Vào tháng 9,
một vụ dịch LMLM lớn hơn đã được báo cáo ở huyện Sa Ma Khy Xay tỉnh Ắt Ta ̣
Pư sau đó lan sang bốn huyện khác của tỉnh và huyện Pac Song của tỉnh Chăm
Pa Sắc. Sau đó, dịch LMLM lan truyền từ Ắt Ta ̣ Pư đến Chăm Pa Sắc do sự di
chuyển của các động vật bị ảnh hưởng dọc theo Quốc lộ 10 nối hai tỉnh. Số lượng
động vật trong vụ dịch Ắt Ta ̣ Pư và Chăm Pa Sắc được ước tính bị ảnh hưởng bởi
dịch LMLM là 5810 con trong tổng số 27.600 con vật (21 %). Các mẫu được thu
thập từ các loài động vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gửi đến Phòng thí

nghiệm LMLM thế giới, Purbright, Vương quốc Anh, nơi mơ tả chi tiết các mẫu
hiện đang được tiến hành. Nguồn gốc của sự bùng phát ở các tỉnh Ắt Ta ̣ Pư và
Chăm Pa Sắc vẫn chưa được xác định (Vongthilath et al., 1998).
Năm 2003 ở mô ̣t số tın̉ h của Lào, bệnh phát ra nhiều tại các tỉnh giáp biên
giới nhưng khơng có thơng tin chi tiết.
Năm 2008, bệnh LMLM xảy ra ở tı̉nh Ắt Ta ̣ Pư làm 285 con gia súc mắc
bệnh trong đó có 76 con trâu, 13 con bị chết, 209 con bò, 4 con bị chết (Chi cục
Thú y tı̉nh Ắt Ta ̣ Pư, 2008). Tháng 2 năm 2008 bệnh LMLM xảy ra ở huyê ̣n Thu
La Khôm, tı̉nh Viêng Chăn làm 540 con bò mắc bệnh, 23 con bò bị chế t
(Manychan, 2008).
Năm 2010 dịch LMLM xảy ra ta ̣i huyê ̣n Viêng Xay, tı̉nh Hua Phăn làm 310
con gia súc mắc bệnh trong đó có 2 con trâu, 15 con bò bị chết (Chi cục Thú y
tı̉nh Hua Phăn, 2010).
Từ năm 2012 - 2014 bệnh LMLM đã xảy ra ta ̣i mô ̣t số tı̉nh nhưng không
có thông tin chi tiế t. Tháng 4 năm 2015 bê ̣nh xảy ra ở huyê ̣n Xăng Thong và
huyê ̣n Pác Ngưm, thủ đô Viêng Chăn làm 3.108 con gia sú c mắc bê ̣nh (Cục
Thú y, 2015) .

9

download by :


Năm 2016 dịch LMLM xảy ra tại tı̉nh Chăm Pa Sắ c làm 200 con gia súc
mắc bệnh trâu bò 40 con bi ̣chế t (Chi cục Thú y tı̉nh Chăm Pa Sắ c, 2016).
Năm 2017 dịch phát ra mạnh ở tại các tı̉nh của nước Lào, chủ yếu là các
tỉnh miền bắc, miền trung.
Tỉnh Luang Nam Tha: Dịch xảy ra tại huyện Nalae, Sing, Long, Vieng
Phu Kha làm 2250 gia súc mắc bệnh với 215 con bị chết và dịch xảy ra ở trên cả
trâu, bò, lợn và dê.

Tı̉nh Hua Phăn: Dich
̣ xảy ra tại huyê ̣n Mương É t, huyện Xăm Tay, huyện
Xiêng Kho và huyê ̣n Xăm Nưa làm 10.413 con gia súc mắ c bê ̣nh, 349 con trâu
bò, 262 con lơ ̣n và 119 con dê bi ̣chế t (chi cu ̣c Thú y tỉnh Hua Phăn, 2017). Cuố i
năm 2017 ta ̣i huyê ̣n Viêng Xay, bê ̣nh LMLM xảy ra làm 3.600 gia súc mắ c bê ̣nh
trong đó 2.994 con bò, 729 con trâu, 112 con bi ̣ chế t do virus serotype O (Ngụd
Vi Lay Khăm, 2017).
Tı̉nh Luông Pha Bang: Bệnh LMLM phát ra tại các huyê ̣n làm 166 con
bò, 26 con trâu, 1.917 con dê mắc bệnh do virus serotype O (Chi cục Thú Y
Luông Pha Bang, 2017).
Tı̉nh Xay Nha ̣ Bu Ly: Huyê ̣n Khóp, huyê ̣n Bo Ten Bệnh LMLM phát ra
tại các huyê ̣n giáp biên giới Thái Lan nhưng Khơng có thơng tin chi tiết (Cục
Thú y, 2017).

Hın
̀ h 2.2. Bản đồ giám sát sự lưu hành của bệnh LMLM tại Lào năm 1997

10

download by :


Hın
̀ h 2.3. Bản đồ giám sát sự lưu hành của bệnh LMLM tại Lào năm 1998
2.3. VIRUS GÂY BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
2.3.1. Hệ gen của virus
Hệ gen của virus bao gồm ADN hoặc ARN, khơng bao giờ có cả hai. Virus
khác nhau về kích thước, số lượng và đặc tính acid nucleic. Cả hai loại acid
nucleic sợi đơn và sợi đơi đều được tìm thấy ở virus. Ở virus có vỏ bọc, acid
nucleic chiếm một phần nhỏ 1 – 2 % và ở virus trần là 25 – 50 % so với cơ chất.

Ở một số virus, acid nucleic không tồn tại ở dạng phân tử riêng rẽ mà ở dạng liên
kết nhiều phân tử. Trong quá trình nhiễm vào vật chủ, hệ gen của virus thoát khỏi
vỏ protein và vào trong tế bào.
2.3.2. Quá trình nhân lên của virus
Trong tế bào, virus được nhân lên và có thể được truyền sang tế bào khác,
vỏ virus được tổng hợp ở tế bào vật chủ. Khi hệ gen của virus có mặt ở trong tế
bào và được nhân lên thì gọi là quá trình nhiễm virus. Tế bào nhiễm virus thì gọi
là tế bào vật chủ. Khi virus xâm nhập vào tế bào thích ứng nó sẽ thực hiện quá
trình nhân lên, từ một virus ban đầu thành hàng trăm hàng triệu virus mới. Quá
trình nhân lên gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn virus hấp thụ lên bề mặt tế bào: Virus có kích thước vơ cùng
nhỏ bé nó nằm trong dịch bao quanh tế bào, luôn chuyển động tạo điều kiện cho
virus va chạm với tế bào. Khi có sự va chạm trên bề mặt tế bào, giữa thụ thể tế
bào với thụ thể virus nếu đặc hiệu với nhau thì virus sẽ được hấp thụ lên bề mặt

11

download by :


×