Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ VĂN TOAN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Viết Đăng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017


Tác giả luận văn

Vũ Văn Toan

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Viết Đăng – người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ cơng chức Phịng Kinh tế và Hạ
tầng huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn


Vũ Văn Toan

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình và hộp ................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract…………………………………………….…………………….……………xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp ................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp ............................................................. 4

2.1.1.


Khái niệm công nghiệp và phát triển công nghiệp ............................................. 4

2.1.2.

Phân loại ngành công nghiệp .............................................................................. 5

2.1.3.

Vai trị của cơng nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội, môi trường ................ 6

2.1.4.

Đặc trưng của phát triển công nghiệp ................................................................. 7

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu phát triển công nghiệp .................................................... 10

2.1.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp .......................................... 11

2.2.

Cơ sở thực tiễn phát triển công nghiệp ............................................................. 14

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số nước ..................................... 14


2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở một số huyện trong nước .................... 16

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về phát triển công nghiệp rút ra cho huyện Tiền Hải ............ 18

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và Phương pháp nghiên cứu............................................ 20

iii

download by :


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 20

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 20

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 23

3.1.3.

Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thách thức cho phát triển công

nghiệp trên địa bàn huyện Tiền Hải ................................................................. 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................. 32

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 32

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp phân tích thơng tin ....................................................... 33

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 36
4.1.

Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Tiền Hải giai đoạn 2011- 2016 ....... 36

4.1.1.

Về số lượng, quy mô các cơ sở công nghiệp .................................................... 36


4.1.2.

Lực lượng lao động ngành công nghiệp ........................................................... 38

4.1.3.

Kết quả phát triển của ngành công nghiệp ........................................................ 41

4.1.4.

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và việc thực hiện các giải pháp phát
triển công nghiệp của huyện Tiền Hải .............................................................. 66

4.1.5.

Đánh giá việc thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp

4.2.

Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải giai

74

đoạn 2017 -2020, định hướng đến năm 2025 ................................................... 79
4.2.1.

Xu thế phát triển ngành cơng nghiệp của tỉnh Thái Bình, tác động đến
phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải ............................................................. 79


4.2.2.

Quan điểm phát triển......................................................................................... 81

4.2.3.

Căn cứ phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải ................................................ 81

4.2.4.

Định hướng phát triển ....................................................................................... 82

4.2.5.

Các giải pháp phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025 ................................................................................ 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 95
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 95

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 95

5.2.1.

Với UBND tỉnh Thái Bình................................................................................ 95


5.2.2.

Với Sở Cơng thương ......................................................................................... 96

5.2.3.

Với nhà đầu tư .................................................................................................. 96

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 98

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCN

Cụm công nghiệp

CCHC

Cải cách hành chính

CNH, HĐH


Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CP

Cổ phần

CSHT

Cơ sở hạ tầng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

DN

DN

FDI

Đâu tư trực tiêp nước ngồi


KCN

Khu cơng nghiệp

NN

Nhà nước

NTM

Nơng thơn mới

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

KHCN

Khoa học cơng nghệ

BQ


Bình qn

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai huyện Tiền Hải ................................ 21
Bảng 3.2. Dân số huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 -2016 ............................................. 23
Bảng 3.3. Lực lượng lao động huyện Tiền Hải đến năm 2016 .................................... 24
Bảng 3.4. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế 2011 -2016 ...................... 26
Bảng 3.5. Tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2011- 2016.................................. 28
Bảng 3.6. Thu ngân sách địa phương giai đoạn 2011-2016 ......................................... 29
Bảng 3.7. Chi ngân sách địa phương giai đoạn 2011-2016.......................................... 30
Bảng 3.8. Kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn giai đoạn 2011-2016 .................... 30
Bảng 3.9. Phân bổ mẫu điều tra.................................................................................... 33
Bảng 4.1. Số DN công nghiệp phân theo loại hình DN ............................................... 36
Bảng 4.2. Số DN theo quy mơ vốn và phân theo loại hình .......................................... 37
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát về vốn của các doanh nghiệp ........................................... 37
Bảng 4.4. Lực lượng lao động phân theo thành phần kinh tế....................................... 38
Bảng 4.5. Lực lượng lao động phân theo ngành kinh tế .............................................. 39
Bảng 4.6. Thu nhập BQ/tháng của người lao động chia theo loại lao động................. 40
Bảng 4.7. Thu nhập BQ/tháng của người lao động chia theo ngành công nghiệp ....... 41
Bảng 4.8. Thu nhập BQ/tháng của người lao động theo loại hình DN ........................ 41
Bảng 4.9. Giá trị sản xuất của KCN, CCN giai đoạn 2011 - 2016 ............................... 43
Bảng 4.10. Cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế ........................................... 43
Bảng 4.11. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế ................................. 44
Bảng 4.12. Giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng ................................................ 45
Bảng 4.13. Sản phẩm chủ yếu ngành khai khống ......................................................... 46

Bảng 4.14. Giá trị sản xuất cơng nghiệp ngành sản xuất vật liệu xây dựng................... 47
Bảng 4.15. Sản phẩm chủ yếu ngành vật liệu xây dựng................................................. 48
Bảng 4.16. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may ................................................ 48
Bảng 4.17. Sản phẩm chủ yếu ngành dệt may ................................................................ 49
Bảng 4.19. Công nghệ các ngành sản xuất ..................................................................... 51
Bảng 4.20. Đánh giá về tuổi đời máy móc thiết bị ......................................................... 53
Bảng 4.21. Danh mục các KCN, CCN huyện Tiền Hải ................................................. 56
Bảng 4.22. Tổng hợp số DN tại các KCN, CCN đến năm 2016 .................................... 58

vi

download by :


Bảng 4.23. Tổng hợp số dự án đề nghị cấp chủ trương đầu tư.......................................59
Bảng 4.24. Tổng hợp số DN đang đầu tư tại huyện Tiền Hải đến năm 2016 ................ 60
Bảng 4.25. Số dự án FDI đến năm 2016 ........................................................................ 60
Bảng 4.26. Kết quả xử lý môi trường ............................................................................. 62
Bảng 4.27. Kết quả phân tích chất, nước thải................................................................. 63
Bảng 4.28. Kết quả đánh giá của DN về cơ sở hạ tầng .................................................. 68
Bảng 4.29. Đánh giá của doanh nghiệp về việc cung cấp thông tin .............................. 69
Bảng 4.30. Kết quả đánh giá của DN về chính sách cho sản xuất KD ......................... 70
Bảng 4.31. Kết quả đánh giá về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng .................................... 71
Bảng 4.32. Kết quả đánh giá khả năng tiếp cận nguồn lực ........................................... 72
Bảng 4.33. Đánh giá về thị trường tiêu thụ sản phẩm ................................................... 73
Bảng 4.34. Dự kiến các Khu, cụm công nghiệp ............................................................. 84

vii

download by :



DANH MỤC HÌNH VÀ HỘP
Hình 3.1. Trình độ học vấn của lực lượng lao động ....................................................... 24
Hình 3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động .................................. 25
Hình 3.3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế .................................................... 26
Hình 4.1. Giá trị SXCN (theo giá so sánh 2010) và tốc độ tăng trưởng công
nghiệp Tiền Hải năm 2011-2016 .................................................................... 42
Hình 4.2. Về Cơng nghệ sản xuất và tuổi đời máy móc thiết bị ..................................... 54
Hộp 4.1. Đánh giá về cải cách TTHC ............................................................................. 62
Hộp 4.2. Đánh giá về điều kiện tự nhiên huyện Tiền Hải .............................................. 67
Hộp 4.3. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội .................................................. 68

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.

Phần mở đầu
Họ tên học viên: Vũ Văn Toan
Tên đề tài luận văn: “Giải pháp phát triển cơng nghiệp trên địa bàn huyện Tiền

Hải, tỉnh Thái Bình".
Chun ngành: Quản lý kinh tế
Người hướng dẫn khoa học :
Tên cơ sở đào tạo:
2.


Mã số: 60 34 04 10
TS. Nguyễn Viết Đăng
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Phần nội dung
Mục tiêu của luận văn với các nội dung chủ yếu là; phân tích thực trạng phát triển

cơng nghiệp huyện Tiền Hải, giai đoạn 2011 -2016 nhằm đưa ra các giải pháp phát triển
cơng nghiệp đến năm 2025. Trong đó, đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến phát triển công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
công nghiệp. Đối tượng điều tra, khảo sát của đề tài là các DN đang sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng; luận văn sử dụng 2 phương pháp thu
thập số liệu thứ cấp và sơ cấp. Các số liệu thứ cấp liên quan đến phát triển công nghiệp
(các quy hoạch, cơ chế chính sách, nguồn lực, số lượng DN …) được thu thập thông qua
các báo cáo của UBND huyện Tiền Hải, các phịng, ban có liên quan. Các thông tin số
liệu về công tác quản lý NN về phát triển công nghiệp như; kết quả sản xuất công
nghiệp, số DN thành lập mới, số DN đầu tư, hỗ trợ DN, số lao động được hỗ trợ đào tạo
nghề… được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của phòng Kinh tế và Hạ Tầng,
phòng Tài Chính Kế hoạch, Chi Cục Thống kê…
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn các doanh nghiệp công
nghiệp với nội dung điều tra chủ yếu là đánh giá mức độ hài lòng về các cơ chế chính
sách có ảnh hưởng đến phát triển cơng nghiệp như; đất đai, kết cấu hạ tầng, xúc tiến
thương mại, nguồn nhân lực...ngồi ra luận văn cịn sử dụng các phương pháp thống kê
mơ tả, tổng hợp, phân tích kinh tế, nghiên cứu so sánh. Cơng cụ phân tích được sử dụng
trên phần mềm SPSS phiên bản 22.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, ngành công nghiệp Tiền Hải trong giai đoạn 2011 –
2016 có tốc độ tăng trưởng khá, đóng vai trị là nền tảng của nền kinh tế, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng


ix

download by :


tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động, từng bước hình thành huyện cơng nghiệp. Bên cạnh
đó ngành cơng nghiệp Tiền Hải cịn khơng ít khó khăn, thách thức và tồn tại nhiều vấn
đề cần phải tiếp tục hồn thiện, đó là; tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng không vững
chắc; Hiệu quả công tác quy hoạch các khu, cụm cơng nghiệp cịn hạn chế, nguồn lực
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp chưa cao, công tác tuyên truyền
xúc tiến đầu tư cịn nhiều hạn chế, cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng cịn nhiều khó
khăn phức tạp, tiến độ chậm, đa số các dự án quy mô nhỏ, vốn đầu tư trên một dự án
chưa cao, chưa thu hút được nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Cơ chế
chính sách tuy đã được cải thiện nhưng thủ tục hành chính cịn nhiều bất cập, cơ chế hỗ
trợ các doanh nghiệp các ưu đãi về thuế, lãi suất, đào tạo lao động tuy đã được ban hành
nhưng chưa được áp dụng nhiều vào thực tế.
Từ thực trạng trên, luận văn đề ra 7 giải pháp gồm; giải pháp về quy hoạch và
thực hiện quy hoạch, giải pháp huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp như;
vốn, nguồn nhân lực, khoa học & công nghệ, khảo sát, thăm dị nguồn tài ngun
khống sản, giải pháp về cơ chế chính sách phát triển cơng nghiệp như; đất đai, hỗ
trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, giải pháp phát triển các dịch vụ phục vụ phát triển
công nghiệp, giải pháp về xúc tiến thương mại và hỗ trợ dịch vụ công như; xúc tiến
đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, giải pháp về cơ cấu các ngành công nghiệp, giải
pháp về thị trường.
Qua những nội dung nghiên cứu, luận văn đưa ra kết luận; để phát triển công
nghiệp với tốc độ cao, ổn định và bền vững, cần phát huy nội lực của huyện, đồng
thời tranh thủ tối đa các nguồn đầu tư trong và ngoài nước bằng hình thức liên
doanh, liên kết với nước ngồi, với các thành phần kinh tế trong nước kể cả kinh tế

quốc doanh trung ương cũng như kinh tế tư nhân, sớm hình thành cơ chế chính sách
kinh tế linh hoạt nhằm động viên, khuyến khích thu hút mọi thành phần kinh tế tham
gia đầu tư và phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Vu Van Toan
Thesis: “Solutions to develop industry in Tien Hai district, Thai Binh province".
Author: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Supervisor :
Institution:

PhD. Nguyễn Viết Đăng
Vietnam National University of Agriculture

Research objectives are: To analyze status of industry development in Tien Hai
district in the period of 2011 -2016; to recommend solutions to develop industry
towards 2025. Research content includes theoretical and empirical basis related to
industry development, factors effecting on industry development. Survey aims to firms
which are doing business on industry sector in Tien Hai district, Thai Binh province.
Research methods are: Primary and secondary data collection, secondary data
was collected from reports of Tien Hai People Committee in related divisions. Data
related to state management of industry development includes: industrial production

achievement, number of new firms, number of investment enterprises, enterprise
support, number of trained and supported labors … was collected from reports, data
of Division of Economics and Infrastructure, Division of Finance and Planning,
Bureau of Statistics…
Primary data was collected from survey of industrial firms. Survey content is to
assess satisfaction to policy and mechanism of industry development related to land,
infrastructure, trade promotion, human capital...Besides, the thesis used other methods
including descriptive statistics, economic analysis, statistic comparison, survey. Data is
processed with SPSS 22.
Research findings show that Tien Hai industry sector in the period of 2011 – 2016
well grew as basis of district economy and contributed to socio-economic development,
transformed district economic share to increasing industry and service share and
decreasing agriculture share, created job, raise income of labors, step by step
development industry sector in the district. Besides, Tien Hai industry sector has many
limitation, difficulties and challenges need to be manage, including: High growth rate
but not sustainable; Master planning efficiency is limited, resources for infrastructure
development are poor, investment promotion is limited, site clearing is challenged, slow
progress, large number of small projects with small capital, no any FDI projects. Policy

xi

download by :


and bureau mechanism are improved, however, there exists many problems; supporting
mechanism for enterprises in tax, interest rate, labor training has approved but have not
been applied well in reality.
Base on that status, the thesis recommended seven solutions including: Solutions
in master planning and planning conducting, Solutions in gathering resources for
industry development including capital, human capital, technology, resource and mine

exploitation; Solutions in policy mechanism to develop industry such as: land,
infrastructure construction support; Solutions in developing services for industry
development; Solutions in trade promotion and public service supports in investment
promotion, bureaucratic procedure innovation; Solutions in industries share; Solutions
in market.
Under research content, the conclusion are: to develop industry sector in high
growth rate, sustainably, stably need focus on district inner resources; along with
that, the district need to encourage domestic and international investment via
linkages with international corporations and linkages among domestic enterprises
including state and private enterprises; create open policy mechanism to encourage
investment from all economic sectors in developing industry in Tien Hai district.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cơng nghiệp là một ngành sản xuất vật chất tạo ra một khối lượng sản
phẩm lớn cho nhân loại, nó tạo ra tư liệu sản xuất, tiến hành khai thác tài nguyên
và chế biến chúng thành sản phẩm để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Công
nghiệp là một bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân, có vai trị rất lớn trong
q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở nước ta trong
thời kỳ hội nhập hiện nay.
Tiền Hải là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, cùng với thành phố Thái
Bình được xác định là một trong hai trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh.
Trong giai đoạn 2011 - 2016 ngành công nghiệp Tiền Hải đóng vai trị là nền
tảng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp từ 31,40% năm

2011 tăng lên 33,66% năm 2016, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp từ 44,47% năm
2011 giảm xuống còn là 41,18% năm 2016. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp
(giá so sánh) tăng từ 2.792,3 tỷ đồng năm 2011 lên 4.820 tỷ đồng năm 2016. Tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2016 là 14,11%/năm. Trong giai đoạn
đến năm 2025, ngành cơng nghiệp Tiền Hải có những thuận lợi cơ bản đó là:
Khu kinh tế ven biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hệ thống khí đốt
phục vụ sản xuất cơng nghiệp đã được đưa từ ngồi biển vào đất liền với sản
lượng 200 triệu m3/năm, quy hoạch mở rộng Khu công nghiệp Tiền Hải đã được
chấp thuận từ 251 ha lên 466 ha, dự án khai thác than nâu đang được thăm dò
khai thác…
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, ngành cơng nghiệp Tiền Hải cịn
khơng ít khó khăn, thách thức và tồn tại nhiều vấn đề cần phải tiếp tục hồn
thiện, đó là: Tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng không vững chắc; Hiệu quả công
tác quy hoạch cịn hạn chế, tỷ lệ diện tích đất thu hồi so với diện tích quy hoạch
chưa cao. Một số Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN) đã quy
hoạch nhưng đến nay chưa có hoặc có ít dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy còn thấp
(723,3 ha/180,38 ha, bằng 32,02%). Việc đầu tư nguồn lực xây dựng kết cấu hạ
tầng phục vụ phát triển cơng nghiệp cịn hạn chế nhất là hệ thống giao thông, hệ
thống điện, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Công

1

download by :


tác tuyên truyền xúc tiến đầu tư tuy đã được quan tâm đẩy mạnh song vẫn còn
nhiều hạn chế như; chưa có chiến lược, kế hoạch dài hạn trong việc thu hút đầu
tư; nội dung kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm cịn thiếu cụ thể, chưa mang
tính chun nghiệp cao nên chưa thu hút được những dự án lớn, nhiều dự án
đầu tư vốn thực hiện thấp hơn so với vốn đăng ký. Công tác đền bù, giải phóng

mặt bằng cịn nhiều khó khăn phức tạp, tiến độ chậm dẫn đến nhiều dự án
không triển khai được. Đa số các dự án quy mô nhỏ, vốn đầu tư trên một dự án
chưa cao, giá trị gia tăng thấp, chưa thu hút được dự án có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi. Cơ chế chính sách tuy đã được cải thiện nhưng thủ tục hành chính
(TTHC) cịn nhiều bất cập, cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) các ưu đãi về
thuế, lãi suất, đào tạo lao động tuy đã được ban hành nhưng chưa được áp dụng
nhiều vào thực tế.
Để khai thác có hiệu quả các thuận lợi, khắc phục những khó khăn trên, tơi
lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Tiền
Hải tỉnh Thái Bình” để nghiên cứu, nhằm đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng
và tìm được hướng đi phù hợp cho phát triển công nghiệp của huyện trong những
năm tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp của huyện Tiền Hải giai
đoạn 2011 - 2016, nhằm đưa ra các giải pháp phát triển công nghiệp đến năm 2025.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp.
- Phân tích thực trạng phát triển cơng nghiệp huyện Tiền Hải, giai đoạn
2011 -2016. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp của huyện
thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Tiền Hải
đến năm 2025.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển công nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp.

2


download by :


Đối tượng điều tra và khảo sát của đề tài là các DN hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất cơng nghiệp, các
chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của địa phương không
bao gồm ngành tiểu thủ cơng nghiệp.
Về mặt thời gian: Phân tích đánh giá số liệu thứ cấp trong giai đoạn 20112016. Số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập năm 2017.
Về mặt không gian: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu cần trả lời các câu
hỏi sau:
- Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp ?
- Thực trạng phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp huyện Tiền Hải?
- Những giải pháp được đề xuất nhằm phát triển công nghiệp huyện Tiền
Hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 là gì?
1.5. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Đánh giá đúng thực trạng công nghiệp tại huyện Tiền Hải từ đó xây dựng
các giải pháp phát triển công nghiệp đến năm 2025.
- Là cơ sở khoa học và thực tiễn để DN công nghiệp trên địa bàn huyện
xem xét, nghiên cứu có hướng phát triển phù hợp.
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo để xây dựng các đề án và thực hiện các chính sách phát triển công
nghiệp tại huyện Tiền Hải.

3


download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm cơng nghiệp và phát triển cơng nghiệp
Theo Từ điển Bách khoa tồn thư, cơng nghiệp là một bộ phận của nền kinh
tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến”
cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt
động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến
bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật
Theo Từ điển tiếng Việt, công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những hoạt
động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên, các nguồn năng lượng và chuyển
biến các nguyên liệu - gốc động vật, thực vật hay khoáng vật thành sản phẩm.
Từ hai khái niệm trên cho thấy, công nghiệp bao gồm những hoạt động sản
xuất, bắt đầu từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, tách đối tượng lao
động ra khỏi thiên nhiên và hoạt động chế biến các tài nguyên có được từ khai
thác, làm thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu ban đầu, biến chúng thành
những sản phẩm tương ứng hoặc nguồn nguyên liệu tiếp theo để sản xuất ra các
sản phẩm khác phục vụ nhu cầu đa dạng của con người
Theo Nguyễn Đình Phan và Ngơ Thắng Lợi (2007), công nghiệp gồm ba
loại hoạt động chủ yếu; Khai thác tài nguyên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên
thuỷ; Chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp, ngư
nghiệp thành các loại sản phẩm khác nhau nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau
của xã hội; Hoạt động dịch vụ sửa chữa các sản phẩm công nghiệp nhằm khôi
phục giá trị sử dụng của chúng.
Khái niệm phát triển công nghiệp: “Phát triển công nghiệp là sự phát triển
đồng bộ các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp, bao gồm các yếu tố

về quản lý Nhà nước như: đường lối, chủ trương; chiến lược, quy hoạch, chính
sách, cơ sở hạ tầng, tác động của các khu vực kinh tế khác, cũng như sự phát
triển của các yếu tố đầu vào trong sản xuất như: vốn đầu tư, nguồn nhân lực,
trình độ cơng nghệ, máy móc thiết bị, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, trình
độ quản lý và sự phát triển của các yếu tố đầu ra như: nhu cầu thị trường, cơ cấu

4

download by :


sản phẩm, cơ cấu chuyên ngành công nghiệp, phân bố sản xuất công nghiệp và
bảo vệ môi trường. Phát triển công nghiệp nhằm tăng tỷ trọng giá trị sản lượng
công nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước (GDP), góp phần hoàn thành sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước” (Trần Thanh Mẫn, 2009).
2.1.2. Phân loại ngành công nghiệp
Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, khu vực
công nghiệp bao gồm 3 phân ngành cấp 1: khai khống; cơng nghiệp chế biến;
sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí.
Quyết định này là cơ sở cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Tổng cục
Thống kê, các ban ngành có liên quan và các địa phương tổ chức thống kê hoạt
động sản xuất công nghiệp trong cả nước.
Cơng nghiệp khai thác có nhiệm vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên phục
vụ cho sản xuất và đời sống gồm: Khai thác năng lượng: dầu mỏ, khí đốt,
than...Khai thác quặng kim loại: sắt, thiếc, bơ-xít... Khai thác quặng: uranium,
thori...Khai thác vật liệu xây dựng: đá, cát, sỏi...
Sản phẩm công nghiệp khai thác cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công
nghiệp chế biến. Sự phát triển của công nghiệp khai thác thường gắn với nguồn
tài nguyên tạo điều kiện để phát triển vùng, lãnh thổ.

Công nghiệp chế biến bao gồm: công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất như;
cơ khí, chế tạo máy, kỹ thuật điện, điện tử. Đây là ngành cơng nghiệp có vai trị
quan trọng vì nó cung cấp tư liệu sản xuất cho tồn bộ nền kinh tế, trang bị cơ sở
vật chất cho tất cả các ngành
Công nghiệp sản xuất đối tượng lao động gồm hóa chất, hố dầu, luyện
kim, vật liệu xây dựng. Sản phẩm ngành này lại tiếp tục cung cấp các yếu tố đầu
vảo cho các ngành khác. Cung cấp phân bón hố học, thuốc trừ sâu cho nơng
nghiệp, cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng.
Công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng như dệt may, chế biến thực phầm
đồ uống, chế biến gỗ, giấy, chế biến thuỷ tinh, sành, sứ...
Cơng nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước cung cấp đầu vào
thiết yếu cho sản xuất và đời sống. Mọi hoạt động diễn ra hàng ngày đều phụ
thuộc rất lớn vào sự phát triển của ngành này.

5

download by :


2.1.3. Vai trị của cơng nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội, mơi trường
Cơng nghiệp có vai trị quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề có
tính chiến lược của nền kinh tế xã hội như: tăng thu nhập dân cư và ổn định xã
hội, giải quyết việc làm, xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị với nơng thơn, giữa
miền xi với miền núi, v v…Vai trị chủ đạo của cơng nghiệp trong q trình
phát triển nền kinh tế đi lên sản xuất lớn là một tất yếu khách quan. Bởi trong quá
trình phát triển kinh tế cơng nghiệp là ngành có khả năng tạo ra động lực và định
hướng sự phát triển các ngành kinh tế khác đi lên nền sản xuất lớn.
Theo Đinh Phi Hổ và cs. (2009), công nghiệp được thừa nhận là ngành chủ
đạo của nền kinh tế được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
2.1.3.1. Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập

quốc gia
Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh
tế khác, mà năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy
nhanh tăng trưởng cơng nghiệp và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc
gia. Cơng nghiệp có vai trị quan trọng này là do thường xuyên đổi mới và ứng
dụng công nghệ tiên tiến, hơn nữa giá cả sản phẩm công nghiệp thường ổn định
và cao hơn so với các sản phẩm khác ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Như vậy, cơng nghiệp là một trong những ngành đóng góp quan trọng vào
việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích lũy vốn để phát triển kinh tế, đóng góp lớn
vào thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, tạo ra các nguồn thu từ xuất khẩu cũng
như thu hút vốn đầu tư từ nước ngồi.
2.1.3.2. Cơng nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kĩ thuật cho các
ngành kinh tế
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm công nghiệp, một bộ phận sản phẩm
cơng nghiệp sản xuất có chức năng là tư liệu sản xuất. Do đó, nó cịn là ngành tạo
ra tác động hiệu quả dây chuyền đến các ngành kinh tế khác và tạo ra cơ sở vật
chất kĩ thuật của nền kinh tế.
2.1.3.3. Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư
Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu
cơ bản của con người. Công nghiệp khác hơn, cung cấp những sản phẩm tiêu

6

download by :


dùng ngày càng phong phú và đa dạng (ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi, giải trí...). khi
thu nhập dân cư tăng gắn với quá trình phát triển kinh tế thì nhu cầu con người
lại cao hơn và mới hơn. Chính sự phát triển của cơng nghiệp mới đáp ứng những
nhu cầu thay đổi này và đồng thời nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người.

2.1.3.4. Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội
Dưới tác động của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp được nâng
cao tạo điều kiện dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhưng
không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp làm
mở rộng nhiều ngành sản xuất mới, KCN mới và cả các ngành dịch vụ đầu vào
và đầu ra sản phẩm công nghiệp, và như vậy thu hút lao động nông nghiệp và
giải quyết việc làm cho xã hội.
2.1.3.5. Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển
Trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp cho sản xuất nông
nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như: phân bón hóa học, thức ăn gia súc,
thuốc trừ sâu bệnh, máy móc, phương tiện vận chuyển làm tăng năng suất. Hơn
nữa, cơng nghiệp cịn góp phần làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Như
chúng ta đã biết, nếu cứ để các sản phẩm nông nghiệp ở dạng nguyên thủy thì giá
trị sản phẩm rất thấp. Công nghiệp chế biến đã tạo ra những sản phẩm có giá trị
từ các sản phẩm nơng nghiệp, làm gia tăng giá trị các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng ngày càng cao của con người, bên cạnh đó cơng nghiệp cịn cho phép
vận chuyển nơng sản nhanh chóng tới thị trường tránh hư hỏng, tăng gia sản xuất
nhiều hơn, bảo quản, dự trữ lâu hơn để chờ cơ hội tăng giá... Cơng nghiệp cịn có
vai trị quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
2.1.4. Đặc trưng của phát triển cơng nghiệp
Q trình sản xuất xã hội là sự tổng hợp của hai mặt: Mặt kỹ thuật của
sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. Do sự phát triển của phân công
lao động xã hội, các ngành sản xuất vật chất được chia thành nhiều ngành kinh
tế. Song, xét về phương diện sự khác biệt về công nghệ sản xuất, công nghiệp
và nơng nghiệp được coi là hai ngành lớn có tính chất đại diện, cịn các ngành
kinh tế khác chỉ là những dạng đặc thù của hai ngành này. Từ đó, việc xem xét
các đặc trưng của cơng nghiệp chủ yếu là xem xét sự khác nhau giữa công
nghiệp và nông nghiệp trên cả hai mặt kỹ thuật sản xuất và kinh tế - xã hội của
sản xuất.


7

download by :


2.1.4.1. Đặc trưng về kỹ thuật sản xuất công nghiệp
- Về công nghệ sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp chủ yếu sử
dụng các phương pháp cơ học, lý học, hóa học và q trình sinh học làm thay đổi
hình dáng, kích thước và tính chất của ngun liệu để làm ra các sản phẩm phục
vụ sản xuất hoặc sinh hoạt: trong khi đó, sản xuất nơng nghiệp chủ yếu sử dụng
quá trình sinh học thể hiện ở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và
vật ni. Trong q trình sản xuất nơng nghiệp, các phương pháp cơ học, lý học,
hóa học (làm đất, bón phân, sử dụng các phế phẩm hóa học…) chỉ là những tác
động làm cho cây trồng, vật ni thích ứng với điều kiện môi trường tự nhiên
hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu đặc trưng về công nghệ
sản xuất có ý nghĩa quan trọng với việc tổ chức sản xuất và ứng dụng những
thành tựu mới của khoa học cơng nghệ thích ứng với từng ngành.
- Về sự biến đổi của đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất công
nghiệp: sau mỗi giai đoạn của q trình cơng nghệ, các đối tượng lao động
- Ngun liệu của cơng nghiệp có sự thay đổi về hình dáng, kích thước và
tính chất. Trong sản xuất cơng nghiệp, từ một loại nguyên liệu có thể tạo ra
nhiều loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Trong khi đó, q trình sản
xuất nơng nghiệp, đối tượng lao động, gồm các loại động, thực vật khác nhau,
có thể có sự thay đổi về hình dáng, kích thước, nhưng cuối quá trình sản xuất,
người ta thu được sản phẩm giống như nguyên liệu ban đầu nhưng với khối
lượng lớn hơn.
Nghiên cứu đặc trưng này của quá trình sản xuất cơng nghiệp, có thể thấy rõ
khả năng của sản xuất công nghiệp và ý nghĩa thiết thực với việc tổ chức sản
xuất, tổ chức lao đông trong công nghiệp.
- Về công dụng kinh tế của sản phẩm công nghiệp.

Trong khi sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn uống của con
người và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng, thì sản phẩm cơng nghiệp có khả năng đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của
sản xuất và đời sống, phát triển khoa học công nghệ của nền kinh tế. Công
nghiệp là ngành kinh tế duy nhất sản xuất các loại tư liệu lao động, từ những
công cụ, dụng cụ thủ cơng đơn giản, tới hệ thống máy móc có trình độ hiện đại.
Do đó, sự phát triển cơng nghiệp có tác động trực tiếp và to lớn đến quá trình
hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư.

8

download by :


- Về mức ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến q trình sản xuất cơng
nghiệp: Sản xuất nơng nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhiều hơn
so với sản xuất công nghiệp. Các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thời tiết, khí
hậu…được coi là điều kiện khơng thể thiếu để phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
Trong quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, việc bố trí các loại cây trồng,
con vật ni phải đảm bảo thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Tuy
các thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản
xuất nơng nghiệp, nhưng tình trạng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của sản xuất
nông nghiệp vẫn không thể khắc phục được. Trong khi đó, các ngành sản xuất
cơng nghiệp khác nhau chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ở mức độ khác
nhau: các ngành công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
với mức độ lớn hơn các ngành công nghiệp chế biến. Với sự phát triển của khoa
học cơng nghệ, cơng nghiệp có thể phát triển mạnh ngay cả khi điều kiện tự
nhiên không thuận lợi. Đặc trưng này cho thấy cơng nghiệp có khả năng sản xuất
cao hơn nơng nghiệp và cũng như vai trị chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh
tế được xác định như vấn đề tất yếu.

2.1.4.2. Đặc trưng về kinh tế - xã hội của sản xuất cơng nghiệp
- Về trình độ xã hội hóa sản xuất cơng nghiệp: Cơng nghiệp là ngành có
trình độ xã hội hóa cao. Một sản phẩm công nghiệp thường là kết tinh lao động
của nhiều đơn vị khác nhau, các đơn vị này có thể trong cùng một tổ chức, hoặc
thuộc các tổ chức khác nhau được phân bố ở những địa điểm khác nhau. Sự liên
kết giữa chúng, từ khâu nghiên cứu thiết kế sản phẩm tới khâu tiêu dùng sản
phẩm và các dịch vụ sau bán hàng tạo thành chuỗi có liên kết chặt chẽ. Quan hệ
liên kết này không chỉ thực hiện giữa các DN trong cùng một ngành, mà còn thực
hiện giữa các ngành khác nhau. Sản xuất nông nghiệp cũng đạt tới trình độ xã hội
hóa nhất định, nhưng ở trình độ thấp hơn nhiều so với công nghiệp. Các khâu của
q trình sản xuất có thể thực hiện ở phạm vi hẹp, thậm chí chỉ ở phạm vi hộ
nơng dân.
- Về đội ngũ lao động: Sự phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển đội
ngũ lao động công nghiệp. Do những đặc trưng về kỹ thuật sản xuất, công nghiệp
đại diện cho phương thức sản xuất mới, lao động cơng nghiệp có tư duy, tác
phong và kỷ luật cao, nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường và có những
đổi mới mang tính cách mạng. Sự phát triển của công nghiệp dẫn đến sự phát
triển của đội ngũ lao động công nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Trong khi

9

download by :


đó, nền sản xuất nơng nghiệp mang tính phân tán, trình độ kỹ thuật thấp, lao
động nơng nghiệp có chất lượng thấp hơn, tính bảo thủ cao hơn, sự đổi mới và
khả năng thích ứng với cái mới chậm hơn so với lao động công nghiệp. Hơn
nữa, tương ứng với sự thay đổi vị trí các ngành trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng
lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động xã hội ngày càng giảm. Liên minh
giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là nhân tố đảm bảo sự thành công

của cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng trong đó, giai cấp cơng nhân ln giữ
vai trị lãnh đạo.
- Về quản lý cơng nghiệp: Do trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, trình độ
xã hội hóa ngày càng được nâng cao, phân cơng lao động xã hội ngày càng sâu
sắc, quản lý quá trình sản xuất công nghiệp được thực hiện hết sức chặt chẽ và
khoa học. Đó là điều kiện để bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra liên tục với hiệu
quả kinh tế cao. Các phương pháp quản lý công nghiệp ngày càng được hoàn
thiện gắn với ứng dụng mới của thành tựu khoa học công nghệ và ngày càng hiện
đại. Các phương pháp và mơ hình quản lý cơng nghiệp thường được coi là hình
mẫu cho đổi mới quản lý của các ngành kinh tế quốc dân.
2.1.5. Nội dung nghiên cứu phát triển cơng nghiệp
2.1.5.1. Các chính sách cho phát triển cơng nghiệp
Chính sách có vai trị cụ thể hóa chiến lược, mục tiêu, định hướng, quy
hoạch phát triển công nghiệp thành các dự án và có các lộ trình thực hiện để đạt
kết quả. Cơ chế chính sách cũng tác động đến khai thác sử dụng các nguồn lực
vật chất và phi vật chất vào quá trình tăng trưởng và phát triển cơng nghiệp.
Trước hết NN phải có cơ chế điều tiết kinh tế vĩ mô hợp lý tạo ra mơi
trường KD thuận lợi, ổn định chính trị xã hội, các chính sách tài chính, tiền tệ,
duy trì tỷ lệ lạm phát hợp lý ... Các chính sách này tác động trực tiếp đến qui mô,
hiệu quả sản xuất KD. Khơng những thế, cơ chế chính sách cịn tác động đến sự
phát triển đồng đều các vùng, lĩnh vực kinh tế xã hội; phân công lao động xã hội
hợp lý; góp phần giải quyết gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; giải
quyết hiệu quả mối quan hệ giữa nguồn lực trong nước với nguồn lực nước ngoài
phù hợp với xu thế hợp tác, hội nhập và các thông lệ của thế giới và khu vực.
Sự tồn tại và phát triển của DN góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh
tế đất nước, vì vậy NN cần có các chính sách hỗ trợ phát triển DN.
Các chính sách của Nhà Nước, cho phát triển Cơng nghiệp bao gồm:

10


download by :


- Chính sách thuế, đất đai,...
- Chính sách hỗ trợ về vốn và nguồn vốn...
- Chính bảo hộ thương hiệu sản phẩm hàng hóa...
- Chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực....
- Thủ tục hành chính và mơi trường đầu tư cho phát triển công nghiệp
2.1.5.2. Nguồn lực cho phát triển công nghiệp
Nguồn lực là tổng thể các yếu tố kinh tế, phi kinh tế cả trong nước và nước
ngồi đã, đang và sẽ tham gia vào q trình thúc đẩy, cải biến xã hội theo hướng
tiến bộ của một quốc gia. Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia, nguồn nhân lực và các yếu tố phi vật thể
khác, bao gồm cả trong nước và nước ngồi có khả năng khai thác, sử dụng nhằm
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, nguồn
lực bao gồm:
Nguồn lực về đất, nước, khí hậu, tài nguyên, khoáng sản, hạ tầng kỹ thuật....
Khả năng tiếp cận các nguồn vốn trong nước và nước ngoài.
Nguồn nhân lực chất lượng cao, số lao động được đào tạo có tay nghề
Khả năng ứng dụng khoa học, cơng nghệ.
Khả năng cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào.
2.1.5.3. Các yếu tố đầu ra cho phát triển công nghiệp:
Yếu tố đầu ra liên quan trực tiếp đến mục tiêu của thị trường là giải quyết
vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc điểm và tính chất của thị trường
tiêu thụ là cơ sở để DN hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, sách
lược, công cụ để điều khiển tiêu thụ. Yếu tố đầu ra bao gồm; thị trường và khả
năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cơng tác phát triển thị trường xuất khẩu tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa, cơng tác phát triển thương mại điện tử hỗ trợ bán hàng,
cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cùng loại trong nước, cạnh tranh của sản
phẩm hàng hóa cùng loại nước ngồi, cơng tác xúc tiến thương mại và hạ tầng kỹ

thuật phục vụ thương mại.
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp
Công nghiệp là ngành cung cấp phần lớn các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
con người trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Cùng với sự phát triển, nhu

11

download by :


cầu của con người ngày càng được đa dạng và phức tạp hơn, như vậy việc xác
định các yếu tố tác động tới sự phát triển của công nghiệp là điều cần thiết.
Theo Bùi Tất Thắng, (1997) có các nhân tố sau tác động tác động tới sự
phát triển của công nghiệp
2.1.6.1. Nhân tố bên trong
* Điều kiện phát triển cơng nghiệp
- Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý: bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thơng, chính trị. Vị
trí địa lý tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng như
phân bố các ngành cơng nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Việc xác định vị trí địa lý giúp hoạch định chính sách một cách tổng thể và
hiệu quả về công tác quy hoạch phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng,
định hướng lĩnh vực hoạt động kinh doanh hoạt động dựa trên vị trí địa lý: giao
thơng vận tải, du lịch, mặt bằng xây dựng.
Khí hậu, thời tiết: là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nguyên liệu
công nghiệp, đến các hoạt động khai thác, tổ chức sản xuất và phân phối.
Tài nguyên thiên nhiên: là cơ sở của nguồn đầu vào có thể khai thác được
để phát triển cơng nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các ngành, địa
phương hay quốc gia. Tài nguyên thiên nhiên có vai trị vơ cùng quan trọng trong
cơ cấu công nghiệp, đây là yếu tố quyết định quy mô, cơ cấu và cách thức tổ

chức của các xí nghiệp. Cơ cấu ngành cơng nghiệp phụ thuộc vào tình hình tài
nguyên thiên nhiên của đất nước. Nhân tố này tạo điều kiện tiên quyết hay hạn
chế việc hình thành các ngành cơng nghiệp
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
Tình hình phát triển kinh tế: Bao gồm tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh
tế và đóng góp của từng ngành vào tăng trưởng kinh tế, thu – chi ngân sách, đổi
mởi của nền kinh tế… Tình hình phát triển kinh tế vừa phản ánh sự đóng góp của
cơng nghiệp vào nền kinh tế, vừa phản ánh môi trường để phát triển cơng nghiệp.
Một trong những chính sách quan trọng để khuyến khích đầu tư phát triển
cơng nghiệp đó là đầu tư cho công tác quy hoạch các KCN, CCN. Quy hoạch các
KCN, CCN phù hợp sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với các chính sách
của địa phương từ đó có hướng đầu tư sản xuất phù hợp

12

download by :


×