Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


TẠ CHU UYÊN NGUYÊN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


TẠ CHU UYÊN NGUYÊN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số : 60310102

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ ANH TUẤN



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Tạ Chu Uyên Nguyên, là Học viên cao học Khóa 22 của Trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành Kinh tế Chính trị.
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆPHỖ TRỢ TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020” là cơng trình nghiên cứu độc
lập của cá nhân tơi, những số liệu và trích dẫn trong luận văn là khách quan, trung
thực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Người viết

Tạ Chu Uyên Nguyên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP...... 7
1.1 Khái niệm công nghiệp hỗ trợ .............................................................. 7
1.2 Vai trò của CNHT............................................................................... 10

1.3 Vai trò của phát triển CNHT: ................................................................ 13
1.4 Điều kiện phát triển CNHT .................................................................. 20
1.4.1. Điều kiện về thị trường ................................................................. 20
1.4.2. Điều kiện hạ tầng nền công nghiệp ............................................... 20
1.4.3. Điều kiện về nguồn nhân lực ........................................................ 21
1.4.4. Khả năng công nghệ sản xuất ....................................................... 21
1.4.5. Nguồn lực tài chính ....................................................................... 22
1.4.6. Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp ............ 22
1.5 Tổng quan về khu chế xuất, khu công nghiệp ...................................... 23
1.5.1 Khái niệm khu chế xuất, khu công nghiệp................................... 23
1.5.2 Vai trò KCX, KCN......................................................................... 24
1.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khu chế xuất, khu công nghiệp ......... 24
1.6 Lý thuyết cụm cơng nghiệp trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy phát
triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam........................................................... 26
1.6.1 Lý thuyết cụm công nghiệp............................................................ 26
1.6.2 Công nghiệp hỗ trợ với cụm công nghiệp.................................... 29
1.6.3 Vận dụng lý thuyết cụm cơng nghiệp trong nghiên cứu chính sách
thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các KCX, KCN .................... 30


1.7 Những chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, tại thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay .......................................................................... 31
1.7.1 Tại Việt Nam ................................................................................. 31
1.7.2 Tại thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 32
1.8 Kinh nghiệm của một số nước ở Châu Á về phát triển công nghiệp hỗ
trợ ................................................................................................................ 34
1.8.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc ........................................................... 34
1.8.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................ 36
1.8.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho sự phát triển CNHT tại Việt
Nam ......................................................................................................... 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI
CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH .............................................................................................................. 40
2.1 Giới thiệu về các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ........ 40
2.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................... 40
2.1.2 Quá trình hình thành các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh ..... 41
2.2 Thực trạng phát triển cơng nghiệp hỗ trợ tại các KCX, KCN thành phố
Hồ Chí Minh từ khi thành lập KCX, KCN đến nay.................................... 44
2.2.1. CNHT ngành cơ khí ...................................................................... 44
2.2.2 CNHT ngành điện tử - cơng nghệ thơng tin .................................. 49
2.2.3 CNHT ngành hóa dược – cao su .................................................... 51
2.2.4 CNHT ngành chế biến tinh lương thực - thực phẩm ..................... 54
2.3 Đánh giá chung về công nghiệp hỗ trợ tại các KCX, KCN thành phố Hồ
Chí Minh ..................................................................................................... 56
2.3.1 Những thành tựu............................................................................. 56
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 58
2.4 Những vấn đề đặt ra trong phát triển công nghiệp hỗ trợ trong một số
ngành công nghiệp trọng điểm Thành phố ................................................. 62


2.4.1 Về quy hoạch phát triển CNHT ..................................................... 62
2.4.2 Về vốn, công nghệ trong phát triển CNHT .................................... 62
2.4.3 Về nhân lực trong phát triển CNHT............................................... 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 63
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 ........................................... 65
3.1 Bối cảnh, quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các
KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh........................................................... 65

3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển CNHT tại
các KCX, KCN........................................................................................ 65
3.1.2 Quan điểm về định hướng phát triển CNHT của Việt Nam nói
chung và của KCX, KCN nói riêng ........................................................ 66
3.1.3 Mục tiêu phát triển CNHT tại các KCX, KCN đến năm 2020 ...... 68
3.2 Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các KCX, KCN thành phố
Hồ Chí Minh................................................................................................ 69
3.2.1 Về thu hút đầu tư ............................................................................ 69
3.2.2 Về chính sách tài chính: ................................................................. 70
3.2.3 Phát triển thị trường ....................................................................... 71
3.2.4 Đổi mới công nghệ ......................................................................... 71
3.2.5 Bảo vệ môi trường.......................................................................... 72
3.2.6 Xây dựng hạ tầng xã hội ............................................................... 72
3.2.7 Tuyển dụng lao động...................................................................... 73
3.2.8 Cải cách thủ tục hành chính ........................................................... 73
3.2.9 Về liên kết ngành ........................................................................... 74
3.3 Nội dung cụ thể về 02 giải pháp thu hút đầu tư và phát triển công
nghiệp hỗ trợ tại các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh......................... 74
3.3.1 Giải pháp nhân rộng xây dựngmơ hình nhà xưởng cao tầng trong
KCX, KCN nhằm thu hút đầu tư và phát triển CNHT............................ 74


3.3.2 Giải pháp về hình thành KCN chuyên ngành về công nghiệp hỗ trợ:
................................................................................................................. 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
-

-

APIR: Asia Pacific Institute of Reseach – Viện Nghiên cứu Châu Á – Thái
Bình Dương
BQL: Ban Quản lý
CNH, HĐH: cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNHT: cơng nghiệp hỗ trợ
FDI: Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HEPZA: Ho Chi Minh City Export Processing and Industrial Zones
Authority - Ban Quản lý các khu chế xuất và cơng nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh
JCCI: Japanese Chamber of Commerce and Industry – Phịng Thương mại và
Cơng nghiệp Nhật Bản
JETRO: Japan External Trade Organization - Cục xúc tiến ngoại thương
Nhật Bản
KATECH: Korea Automotive Technology Institute – Viện Công nghệ Ô tô
Hàn Quốc
KCX, KCN: khu chế xuất, khu công nghiệp
KIAT: Korea Institute for Advancement of Technology – Viện Phát triển
Công nghệ Hàn Quốc
KITECH: Korea Institute of Industrial Technology – Viện Công nghệ Công
nghiệp Hàn Quốc
KT – XH: kinh tế - xã hội
METI – Kansai: Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại
vùng Kansai
METI: Ministry of Economy, Trade and Industry – Bộ Kinh tế, Thương mại,
Công nghiệp Nhật Bản

SME: Small and Medium - sized Enterprise - Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV
TP. HCM: thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban nhân dân
USD: đô la Mỹ
VNĐ: Việt Nam đồng
XNK: xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1 Vật liệu và linh kiện trong chuỗi cung ứng

9

Hình 1.2 Ngành cơng nghiệp sản xuất ơ tơ

10

Hình 1.3Nhận diện CNHT trong chuỗi hoạt động của các ngành cơng nghiệp

11

Hình 2.1 Vị trí địa lý của các KCX – KCN thành phố Hồ Chí Minh

45

Hình 2.2 Sơ đồ định hướng phát triển không gian các KCX, KCN TP. HCM đến
năm 2020.


47

Hình 2.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp
TP. HCM

48


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là thành phố năng động, sáng tạo trong
phát triển kinh tế, tiên phong trong việc triển khai nhiều chương trình đem lại hiệu
quả thiết thực, có sức lan tỏa ra nhiều địa phương khác trong cả nước. Thành phố là
một trong những đầu tàu của cả nước về phát triển các khu chế xuất, khu công
nghiệp (KCX, KCN). Thành phố đã quy hoạch xây dựng được 3 KCX, 15 KCN.
Từ khi thành lập đến nay, các KCX, KCN đã đạt được những thành tựu nhất định,
biến những vùng đất nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu thành những khu sản xuất
công nghiệp tập trung năng động, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
đầu tư vào sản xuất, những khu đô thị mớisầm uất kề cận KCX, KCN, đời sống dân
cư ngày càng được cải thiện, giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, tạo
ra hàng tỉ đô la Mỹ (USD) kim ngạch xuất khẩu, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách
nhà nước hàng ngàn tỉ đồng, đã góp phần đáng kể vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH, HĐH) và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) của
thành phố.
Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong đó chỉ
rõ: “Cơ cấu lại sản xuất cơng nghiệp cả về ngành kinh tế - kỹ thuật, vùng và giá trị
mới. Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản

phẩm… ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả
năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu… Phát triển mạnh cơng
nghiệp hỗ trợ”.
Báo cáo chính trị Đại hội IX Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 xác
định: “Tiếp tục tập trung phát triển 4 ngành cơng nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao: cơ khí, điện tử - cơng nghệ thơng tin, hóa dược –
cao su, chế biến tinh lương thực – thực phẩm và các ngành công nghiệp phụ trợ”.


2

Như vậy, trong thời gian qua, q trình cơng nghiệp hoá (CNH) của TP.
HCM đã xác định trọng tâm phát triển công nghiệp tập trung 4 ngành trọng yếu là
cơ khí; điện tử - cơng nghệ thơng tin; hóa dược – cao su; chế biến tinh lương thực –
thực phẩmvà công nghiệp hỗ trợ. Muốn các ngành công nghiệp phát triển, thì trước
hết cơng nghiệp hỗ trợ (CNHT) cần phải phát triển trước một bước để đáp ứng việc
cung cấp đầu vào như linh kiện, phụ tùng và công cụ cho các ngành cơng nghiệp
nói chung. Trong những năm vừa qua, tại các KCX, KCN mặc dù đã thu được một
số kết quả nhất định trong quá trình phát triển CNHT như góp phần nâng dần tỷ lệ
nội địa hóa của các ngành công nghiệp lắp ráp, giảm bớt tỷ lệ linh kiện, phụ tùng
phải nhập khẩu từ nước ngoài..., tuy nhiên, có thể nhận thấy, CNHT vẫn cịn bộc lộ
nhiều hạn chế, yếu kém.
Từ những đặc điểm nêu trên cùng với vai trò đầu tàu của Thành phố “đi
trước về đích trước” hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, do vậy cần thiết phải phân tích
đánh giá thực trạng CNHT tại các KCX, KCN nhằm nhận định các điều kiện thuận
lợi và rào cản cho sự phát triển CNHT và đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn
để phát triển CNHT tại các KCX, KCN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thúc
đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Hồ Chí Minh
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020” nghiên cứu cho luận văn Thạc
sỹ Kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1- Một số cơng trình nghiên cứu tiếp cận trên phương diện phát triển
CNHT:
Hiện nay, ở Việt Nam, CNHT là vấn đề mới, là chủ đề có tính thời sự cao,
đã có một số cơng trình nghiên cứu về CNHT dưới nhiều khía cạnh, góc độ, phạm
vi khác nhau được nghiên cứu và trình bày trong rất nhiều đề tài, chuyên đề, bài


3

báo, hội thảo… mà tác giả được tiếp cận bao gồm:
- Hà Thị Phương Lan, 2014, “Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công
nghiệp ở Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ. Tác giả phân tích, đánh giá thực trạng CNHT
trên một số ngành công nghiệp ở Việt Nam như ngành công nghiệp xe máy, dệt
may và điện tử từ năm 2006 – 2013. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế,
nguyên nhân, những vấn đề đặt ra đối với phát triển CNHT, đề xuất một số quan
điểm và giải pháp nhằm phát triển CNHT trên một số ngành công nghiệp Việt Nam
trong hội nhập quốc tế.
- Huỳnh Thanh Điền, 2014, “Định hướng phát triển CNHT gắn với doanh
nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài thuộc chương trình Tư vấn
Chính sách Phát triển Cơng nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại
học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Tác giả nghiên cứu nhằm xây dựng quan điểm, định
hướng và giải pháp phát triển CNHT gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
TP. HCM.
- Vụ Kinh tế Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014, “Xây dựng chính
sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”. Báo cáo tổng kết. Báo cáo
đưa ra những nhận định, đánh giá chung, kiến nghị các bất cập, từ đó đề xuất hiệu
chỉnh, bổ sung và thống nhất các cơ chế, chính sách hiện hành về CNHT.

- Sở Cơng thương, 2014, “Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành
công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và TP. HCM”. Bài viết phân tích thực trạng
CNHT, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển CNHT tại Việt Nam và TP. HCM.
2.2- Một số cơng trình nghiên cứu tiếp cận trên phương diện sự phát triển
các KCN Việt Nam và KCX – KCN tại TP. HCM
- VS.TS. Nguyễn Chơn Trung và PGS.TS. Trương Giang Long (Đồng chủ
biên), 2004. “Phát triển các khu cơng nghiệp, khu chế xuất trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tác giả đã trình bày một số vấn đề về sự hình thành và
phát triển các KCN, KCX; phân tích thực trạng phát triển KCN, KCX ở các tỉnh
phía Nam; từ đó đưa ra những giải pháp phát triển các KCN, KCX.
- GS.TS. Võ Thanh Thu (Chủ nhiệm đề tài), 2005. “Nghiên cứu những giải


4

pháp phát triển các KCN ở Việt Nam trong những điều kiện hiện nay”. Tác giả đã
tổng kết được thực tiễn phát triển và quản lý KCN giai đoạn 1991 – 2003; đánh giá
các tác động của các KCN đối với cơng cuộc CNH-HĐH đất nước; đánh giá mơ
hình hoạt động và tính hiệu quả hoạt động của các KCN. Từ nghiên cứu đó đã đề
xuất giải pháp phát triển bền vững KCN trong quá trình CNH-HĐH và tăng cường
hội nhập quốc tế của Việt Nam.
- Trần Thanh Bình, 2011. “Giải pháp phát triển khu công nghiệp Vĩnh Lộc,
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”. Luận văn thạc sĩ. Tác giả đánh giá, phân
tích thực trạng q trình phát triển của KCN Vĩnh Lộc. Trên cơ sở đó rút ra được
các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của KCN Vĩnh
Lộc, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển KCN Vĩnh Lộc đến năm 2020.
Từ kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học kể trên, nhận thấy rằng
cho đến nay chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính
trị về hiện trạng CNHT tại KCX - KCN của một địa phương cụ thể. Tác giả phân
tích hiện trạng CNHT tại KCX - KCN TP. HCM tác động đến sự phát triển KCX KCN và đối với sự phát triển KT – XH của TP. HCM. Từ đó xây dựng một số giải

pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành CNHT tại nơi có tính chất đặc thù là trong
các KCX - KCN TP. HCM đến năm 2020.
Tuy nhiên, các cơng trình khoa học kể trên là một nguồn tài liệu tham khảo
có giá trị cả về lý luận lẫn thực tiễn, giúp tác giả rất nhiều trong q trình nghiên
cứu. Ngồi ra, cịn một số cơng trình nghiên cứu khác được tác giả nghiên cứu và
kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn, được liệt kê trong phần tài liệu tham
khảo.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích thực trạng CNHT trong các KCX, KCN trên cơ sở
chọn phân tích CNHT trên một số ngành công nghiệp mà thành phố Hồ Chí Minh
xác định tập trung phát triển như cơ khí,điện tử - cơng nghệ thơng tin, hóa dược –
cao su, chế biến tinh lương thực – thực phẩm, đồng thời có sự kết hợphọc hỏi chọn


5

lọc từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về phát triển CNHT nhằm đề xuất
các giải pháp phát triển CNHT giai đoạn 2015 – 2020.
Đề tài đề xuất các giải pháp về chính sách khuyến khích, ưu đãi phát triển
CNHT như chính sách ưu đãi tài chính liên quan lĩnh vực thuế, vốn; chính sách ưu
đãi về đất đai; chính sách ưu đãi về khoa học cơng nghệ, phát triển nguồn nhân lực;
hỗ trợ phát triển thị trường; phát triển kết cấu hạ tầng trong KCN để thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài vào KCN trong đó có các doanh nghiệp CNHT. Trong các giải
pháp đề xuất thì trọng tâm nhất là giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng trong các
KCX, KCN TP. HCM gồm xây dựng mặt bằng nhà xưởng cao tầng và thành lập
cụm CNHT trong khu công nghiệp nhằm tập trung thu hút đầu tư CNHT và phát
triển CNHT một cách có hệ thống, hồn chỉnh, đúng định hướng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lĩnh vực CNHT.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài đề cập đến những vấn đề liên quan đến CNHT

tại các KCX, KCN TP. HCM. Tác giả phân tích sâu thực trạng phát triển CNHT tại
các KCX, KCN trên 4 ngành công nghiệp trọng điểm từ năm 2011 đến nay. Trên cơ
sở nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp
để phát triển mạnh mẽ ngành CNHT tại các KCX, KCN TP. HCM đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp khác nhau
như:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: nhằm phân tích rõ thực trạng của
CNHT trên địa bàn Thành phố, từ đó tổng hợp rút ra những đóng góp tích cực và
những mặt hạn chế của CNHT tại KCX, KCN, để đề ra những định hướng và giải
pháp nhằm đẩy mạnh phát triển CNHT tại KCX, KCN trong thời gian tới.
- Phương pháp thống kê – khảo sát: tác giả thu thập các số liệu có sẵn theo
chuỗi thời gian từ các cơ quan chuyên môn như Cục Thống kê Thành phố, Sở Công
Thương, HEPZA làm cơ sở để nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Phương pháp định tính: đề tài sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận


6

và thực tiễn dựa trên những quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, cùng
với những quan điểm, chính sách của Nhà nước để hệ thống hoá và phát triển cơ sở
lý luận, xác định một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của các KCX, KCN TP.
HCM, đánh giá sự phát triển CNHT tại các KCX, KCN TP. HCM.
6. Đóng góp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về CNHT; áp dụng Lý thuyết
cụm cơng nghiệp trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy phát triển CNHT ở các
KCX, KCN và vai trò, vị trí quan trọng của CNHT đối với nền cơng nghiệp.
- Đề tài đi sâu phân tích thực trạng của CNHT trong một số ngành cơng
nghiệp, chỉ ra những đóng góp tích cực, hạn chế của CNHT đối với sự phát triển
KCX, KCN.

- Đề xuất những quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm phát triển CNHT
trong KCX, KCN nói riêng nhằm góp phần phát triển KT – XH của Thành phố
trong thời gian tới.
- Đề tài có những đóng góp nhất định về thực tiễn làm cơ sở cho các nhà
hoạch định chính sách trên địa bàn TP. HCM cũng như địa phương trong cả nước
nhằm đưa ra những biện pháp để CNHT phát triển mạnh mẽ, thực hiện thành công
CNH, HĐH đất nước. Đồng thời làm tư liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao
học nghiên cứu lĩnh vực liên quan đến CNHT.
7. Kết cấu nội dung của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP
Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI CÁC
KHU CHẾ XUẤT, KHU CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
HỖ TRỢ TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020.


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CƠNG NGHIỆP
1.1 Khái niệm cơng nghiệp hỗ trợ
Cơng nghiệp hỗ trợ (CNHT) được định nghĩa khác nhau ở các quốc gia khác
nhau tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi nước.
Tại Thái Lan, định nghĩa CNHT là ngành công nghiệp cung cấp các linh phụ
kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra, đóng gói kiểm tra cho các ngành công
nghiệp cơ bản, và nhấn mạnh rằng các bộ phận kim loại và công nghiệp chế tạo,
ngành sản xuất phụ tùng ô tô và phụ tùng điện, điện tử là những ngành công nghiệp

phụ trợ quan trọng.
Trong khi Hàn Quốc không sử dụng khái niệm CNHT mà dùng khái niệm
công nghiệp vật liệu và linh kiện (Materials and Component Industry). Trong đó,
vật liệu (materials) là vật chất cơ bản để cấu thành nên một phụ kiện hoặc một chế
phẩm; chính sách phát triển của Hàn Quốc rất coi trọng ngành công nghiệp vật liệu,
một số vật liệu tiêu biểu được xem là gốc rễ của các ngành công nghiệp, làm nền
tảng cho sự phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh trong các ngành cơng
nghiệp chế tạo, ví dụ như: kim loại, hóa học, sợi vải, sản phẩm nung như đất sét, đá,
gốm (đã qua xử lý)…. Linh kiện (component) là những bộ phận khơng có chức
năng độc lập, được kết hợp với các sản phẩm khác để tạo thành sản phẩm hồn
chỉnh, ví dụ như các bộ phận trong động cơ, các bo mạch điện tử… được minh họa
trong hình 1.1


8

Hình 1.1 Vật liệu và linh kiện trong chuỗi cung ứng
Tại Nhật Bản, theo Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Nhật Bản (JCCI),
định nghĩa CNHT (Supporting Industry) bao gồm các ngành cung cấp nguyên liệu
và bộ phận cho các nhà lắp ráp, do đó, CNHT của Nhật Bản trải qua 2 giai đoạn:
giai đoạn sản xuất vật liệu để hỗ trợ cho các ngành, đặc biệt là ngành sắt thép,
ngành nhựa…và giai đoạn tiếp theo là sản xuất ra các phụ kiện; trong đó, ngành sản
xuất nguyên liệu là ngành cơng nghiệp cơ bản, đóng vai trị nền tảng, dựa trên
những công nghệ truyền thống như gia công áp lực và hàn (đúc, rèn, dập, cắt, hàn),
công nghệ gia công cắt gọt (tiện, phay, bào, mài…) cho đến các công nghệ nhiệt
luyện, công nghệ chế tạo tiên tiến như cắt bằng tia laser, công nghệ in 3D,… Mỗi
ngành công nghiệp đều có CNHT riêng, ví dụ hình 1.2 mơ tả CNHT sản xuất ô tô


9


Sản xuất Ơ tơ

Sản xuất khung xe

Tầng 1
Sản xuất thiết bị

Hầu hết là doanh nghiệp
vừa và nhỏ

Sản xuất máy

Tầng 2

Sản xuất Linh kiện

Sản xuấtVật liệu

Sản xuấtLắp ráp

Sản xuấtChế biến

Sản xuấtDụng cụ

Sản xuấtLinh kiện
Sản xuất Vật liệu

Sản xuấtChế biến


Sản xuấtLắp ráp

Tầng 3

Sản xuấtDụng cụ

Nguồn: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản – METI, 2014.

Hình 1.2 Ngành cơng nghiệp sản xuất ô tô [28]
Tại Việt Nam, CNHT được định nghĩa trong Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg
ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Chính sách phát triển một số
ngành Cơng nghiệp hỗ trợ”. Theo đó, cơng nghiệp hỗ trợ được định nghĩa là “các
ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm
để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là
tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”. [21]
Sản phẩm của CNHT bao gồm vật liệu, phụ tùng, linh kiện mang tính chất bán
thành phẩm, để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, minh hoạ
nhận diện CNHT trong chuỗi hoạt động của các ngành cơng nghiệp như Hình 1.3


10

Nghiên
cứu thiết
kế

Nhóm
hoạt động
lõi


Nhóm hoạt đơng hỗ trợ: Ngành
CNHT

Máy cơng cụ

Ngun vật liệu
thô:

-

Quặng kim loại
Cát, đá
Mủ cao su
Bông, tơ
Dầu thô
Tôm, cá
Lúa, ngô, sắn

- …

CN vật liệu, sơ chế

CN chế tạo, chế
biến; CN lắp ráp
bộ phận

CN lắp ráp
hoàn chỉnh
sản phẩm


Sản phẩm
CNHT
- Sắt, thép
- Xi măng, gạch,
ngói
- Nhựa, cao su
- Sợi
- Nhựa, xăng,
dầu
- Hải sản
- Gạo, bột mì

- Chi tiết máy, linh
kiện, phụ tùng; bộ
phận máy.
- Bê tông, gạch ốp…
- Nệm mút, vỏnhựa,..
- Vải
- Vỏ xe các loại
- Bún, mì sợi
- Hải sản đơng hộp
- …

Các loại sản
phẩm
hồn
chỉnh

- …


Nguồn: Huỳnh Thanh Điền, 2014.
Hình 1.3: Nhận diện CNHT trong chuỗi hoạt động của các ngành công nghiệp
Các ngành công nghệ hỗ trợ ưu tiên phát triển tại Việt Nam được xác định là
dệt may, da giày, điện tử - tin học, lắp ráp ô tơ, cơ khí chế tạo và cơng nghiệp cơng
nghệ cao.[12]
1.2 Vai trò của CNHT
Một là, quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.
CNHT được coi là ngành sản xuất nền tảng của ngành cơng nghiệp chính
yếu, thơng qua việc cung cấp linh kiện, phụ tùng và các qui trình kỹ thuật. Cơng


11

nghiệp hỗ trợ không phải là ngành công nghiệp mang tính chất “phụ trợ” hay “hỗ
trợ”, đây là ngành xương sống của nền công nghiệp quốc gia. Trong điều kiện hội
nhập kinh tế tồn cầu, Cơng nghiệp quốc gia khơng thể tồn tại và phát triển được
nếu khơng có ngành CNHT phát triển bởi công nghiệp hỗ trợ quyết định giá thành
sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm. Việc dựa vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm tăng chi phí
sản xuất, tăng nguy cơ nhập siêu, tính cạnh tranh của sản phẩm thấp. Bên cạnh đó,
khi nhu cầu thị trường có thay đổi, khả năng thay đổi để thích ứng với yêu cầu của
thị trường của các sản phẩm cơng nghiệp hồn chỉnh thấp do không chủ động được
nguyên liệu đầu vào.
Hai là, CNHT tăng tính chủ động cho nền kinh tế.
CNHT được coi là ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính
yếu, thơng qua việc cung cấp các phụ tùng, linh kiện và các qui trình xử lý kỹ thuật.
Nếu CNHT trong nước khơng phát triển thì các ngành cơng nghiệp chế tạo, lắp ráp
sẽ phải lệ thuộc vào nước ngoài đặc biệt trong trường hợp có biến động về quan hệ
ngoại giao, khi đó ngành chế tạo ở quốc gia này chỉ là ngành gia công, lắp ráp đơn
thuần và khả năng cạnh tranh rất thấp và phụ thuộc vào bên ngồi. Như vậy phát

triển CNHT sẽ đảm bảo tính chủ động cho nền kinh tế. Một quốc gia phát triển kinh
tế dựa vào xuất khẩu và thu hút đầu tư FDI như Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,
với ngành CNHT có năng lực cạnh tranh tốt đảm bảo cho các sản phẩm cơng nghiệp
có tính cạnh tranh cao, nhờ đó, có thể duy trì nguồn vốn FDI cho ngành lắp ráp cuối
cùng tương đối lâu. Việc chủ động được nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sẽ giảm
nhập siêu, tăng dự trữ ngoại hối, giảm sức ép lên cán cân thanh toán, đảm bảo nền
kinh tế tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Trong bối cảnh tình hình biển Đơng cịn
nhiều phức tạp do Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981, việc phụ thuộc
vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng
lớn đến sản xuất trong nước và độc lập tự chủ của đất nước, càng cho thấy sự cấp
thiết phải đặt ngành CNHT ở vị trí cao hơn các ngành khác trong ưu tiên phát triển.
Ba là, CNHT thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


12

Phát triển CNHT giúp các doanh nghiệp chỉ cần chọn, tập trung vào chun
mơn hóa vào khâu mà mình có khả năng làm tốt nhất với một mức đầu tư chi phí
hợp lý nhất, giảm được giá thành sản phẩm. Kết quả là xã hội nói chung và ngành
cơng nghiệp nói riêng có sự phân cơng lao động ngày càng sâu sắc.
Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại: một cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ
cấu kinh tế trong đó tỷ trọng nơng nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
tăng lên. Đối vơi Việt Nam, để hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý cần phải phát
huy vai trò các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó cơng nghiệp hỗ trợ phát triển là
nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa phát triển. Lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ phần lớn do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện với qui mô sản
xuất nhỏ, đây là khu vực tạo ra nhiều việc làm, chiếm tới hơn 97% số doanh nghiệp
ở Việt Nam. CNHT là ngành bao trùm số lượng lớn các ngành công nghiệp khác
nên ngành này đang thu hút một số lượng lớn lao động đáng kể, cung cấp các chi
tiết, thiết bị, linh kiện để lắp ráp sản phẩm chính. Các cơng đoạn đó thường do

doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện, vì vậy, cơng nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ kéo
theo doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là
biện pháp hữu hiệu nhât để đối phó với khủng hoảng kinh tế, là đối trọng để cân
bằng với sự bị tác động nhanh và mạnh của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
đối với các Tập đoàn kinh tế khổng lồ. Việc thành lập và sản xuất kinh doanh các
doanh nghiệp này khơng địi hỏi nguồn vốn lớn, cơ chế hoạt động linh hoạt...
Hơn nữa, lao động ngành này địi hỏi phải có những lao động có tay nghề, có
trình độ được đào tạo, dẽ dàng tiếp thu công nghệ mới. Kết quả là cơ cấu lao động
thay đổi từ từ, từng bước nâng cao dần tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý hơn.
Bốn là, CNHT tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngồi
Tỷ lệ chi phí về CNHT cao hơn rất nhiều so với chi phí lao động trong giá
thành sản phẩm hồn chỉnh, nên dù Việt Nam có ưu thế lao động dồi dào và rẻ thì
CNHT khơng phát triển cũng làm cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn các
nhà đầu tư nước ngoài FDI. Ngày nay, khi các tập đoàn đa quốc gia lựa chọn địa


13

điểm đầu tư, họ không chỉ xét đến lợi thế về nhân cơng mà cịn tính đến các lợi thế
so sánh khác về đầu tư sản xuất như linh kiện, phụ tùng, dịch vụ sản xuất, những
yếu tố giúp họ cạnh tranh được về giá và chất lượng. Theo đó, một nhà lắp ráp đa
quốc gia có thể vẫn ở lại Việt Nam cho dù trong tương lai Việt Nam đang mất dần
đi lợi thế về chi phí lao động ngày càng cao, miễn là lợi ích mà họ nhận được từ
việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào có giá cạnh tranh có thể bù đắp được chi phí
lao động đang ngày càng tăng cao.
Năm là, CNHT thúc đẩy chuyển giao và nâng cao trình độ cơng nghệ sản
xuất.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ, tốc độ thay đổi cơng
nghệ diễn rất nhanh, vịng đời của sản phẩm công nghệ ngắn, phát triển công nghệ

cao cả trong lĩnh vực linh kiện, thiết bị và hệ thống. Xu thế chung, các Tập đoàn Đa
quốc gia giữa bản quyền, thiết kế và tạo ra sản phẩm mới, sản xuất các linh kiện chủ
yếu với cơng nghệ cao đóng vai trị bí quyết cơng nghệ, có vai trị quyết định đối
với một sản phẩm và tổ chức điều hành sản xuất trực tiếp để thu lợi nhuận. Do đó,
những cơng nghệ cịn lại và khơng có vai trị quyết định với một sản phẩm sẽ được
giao cho các nhà sản xuất khác. Xu thế này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp CNHT
Việt nam để tiếp nhận công nghệ sản xuất, đổi mới trang thiết bị, máy móc và cơng
nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý.[10]
1.3 Vai trị của phát triển CNHT:
Phát triển CNHT là cơ sở quan trọng thực hiện hiệu quả quá trình xây dựng
và phát triển nền kinh tế thị trường.
Các sản phẩm của ngành công nghiệp chính muốn phát triển cần dựa vào sự
phát triển CNHT và CNHT sẽ thúc đẩy nền kinh tế hoạt động lành mạnh, tăng khả
năng cạnh tranh cao, hướng đến xây dựng và phát triển nên kinh tế thị trường. Khi
CNHT khơng phát triển, các ngành cơng nghiệp chính sẽ kém phát triển, phụ thuộc
rất lớn vào nhập khẩu. Các ngành cơng nghiệp lắp ráp nội địa chỉ đóng vai trị gia
cơng, lắp ráp đơn thuần, với chi phí cao, giá trị gia tăng thấp và giảm khả năng cạnh
tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, CNHT phải được ưu tiên phát triển


14

trước, tạo cơ sở, động lực cho ngành công nghiệp chính phát triển. Những lợi thế
tĩnh (giá nhân cơng rẻ, tài ngun sãn có, vị trí địa lý thuận lợi...) sẽ dần khơng cịn
phù hợp, nhất là dưới tác động của tiến bộ khoa học cơng nghệ và tồn cầu hóa. Vì
vậy, cần phải tạo được lợi thế động (cơng nghệ, năng lực quản lý, khả năng khai
thác thị trường, sáng tạo và CNHT...) tham gia chủ động, tích cực vào hội nhập kinh
tế quốc tế mới có thể thâm nhập vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Phát triển CNHT góp phần hình thành cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng
hợp lý, hiện đại.

Các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn cơ cấu nền kinh tế “hai tầng”, tầng
trên là các tập đoàn kinh tế lớn đảm nhiệm việc nghiên cứu, phát minh các sản
phẩm mới; tầng dưới là hệ thống các DNNVV đóng vai trị chế tạo, gia cơng cho
tồn nền kinh tế. Nhiều quốc gia, số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng khá lớn. Ưu thế
của DNNVV là việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh và phát triển
DNNVV còn là một biện pháp hữu hiệu đối phó với khủng hoảng kinh tế, đối trọng
để cân bằng với các tập đoàn kinh tế khổng lồ hay bị tác động mạnh trong khủng
hoảng kinh tế tồn cầu. Khuyến khích DNNVV phát triển là một biện pháp tối ưu
nhằm tận dụng tối đa và có hiệu quả các nguồn lực trong nước cho phát triển kinh
tế. Phát triển DNNVV sẽ thúc đẩy cho CNHT phát triển và phát triển CNHT cũng
góp phần thúc đẩy DNNVV phát triển, đây là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tạo nền
tảng phát triển bền vững, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp và tỷ trọng lao động công nghệ cao trong nền kinh tế quốc
dân.
Phát triển CNHT góp phần hạn chế nhập siêu, đảm bảo tính chủ động cho
nền kinh tế.
Việc phát triển CNHT sẽ giải quyết tình trạng nhập siêu, giảm sự phụ thuộc
vào các nước, đảm bảo cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, bởi nó giúp các ngành sản
xuất chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào, không phải nhập khẩu nguyên
liệu và các linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp, chủ động lựa chọn được nhà
cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh. Mặt


15

khác, việc cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng ngay trong nội địa, làm cho
nền kinh tế chủ động, khơng bị lệ thuộc nhiều vào nước ngồi và các biến động của
nền kinh tế quốc dân.
Phát triển CNHT góp phần làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công
nghiệp và của cả nền kinh tế.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh là yếu tố then chốt quyết
định sự phát triển của doanh nghiệp, của cả quốc gia. Năng lực cạnh tranh của sản
phẩm phụ thuộc 3 yếu tố cơ bản: chi phí, chất lượng, thời gian. Trong đó, chi phí là
nhân tố hàng đầu. Đối với sản phẩm cơng nghiệp, chi phí về ngun vật liệu đầu
vào, linh kiện, phụ tùng là lớn nhất. Khả năng cung cấp linh kiện, phụ tùng có tính
chất quyết định đến thành quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
nói riêng và ngành cơng nghiệp nói chung. CNHT phát triển hợp lý, cân đối để tạo
ra sản phẩm đặc thù của quốc gia, có sức cạnh tranh hơn các sản phẩm được lắp ráp
bởi các linh kiện và nguồn cung ứng toàn cầu. Tuy phát triển CNHT không phải là
nhân tố trực tiếp mà là gián tiếp tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngành
cơng nghiệp chính, song thơng qua vai trị hỗ trợ và tỷ lệ của nó trong sản xuất, sản
phẩm cơng nghiệp, vấn đề cốt lõi của việc nâng cao sức cạnh tranh trong sản phẩm
cơng nghiệp chính là việc có một hệ thống CNHT phát triển hoàn chỉnh.
Phát triển CNHT thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và đẩy nhanh CNH,
HĐH đất nước.
Ở các nước, phát triển CNHT luôn được ưu tiên đầu tư phát triển trước, làm
cơ sở cho các ngành cơng nghiệp chính phát triển và là con đường ngắn nhất giúp
các nước này trở thành nước công nghiệp phát triển. Đối với các nhà sản xuất, lắp
ráp, sản phẩm cuối cùng tập trung vào sản xuất sản phẩm chính, khơng phải lo các
yếu tố đầu vào, vì CNHT phát triển sẽ tạo ra hệ thống các sản phẩm hỗ trợ luôn sẵn
sàng đáp ứng mọi yêu cầu của các nhà lắp ráp. CNH, HĐH là quá trình cải tiến lao
động thủ cơng, lạc hậu thành lao động sử dụng cơng nghẹ tiên tiến, hiện đại. CNHT
địi hỏi phải có trình độ cơng nghệ, lao động chun mơn hóa cao, nghĩa là q trình
đó sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, lao động được phân bổ vào các ngành,


16

vùng khác nhau. Sự chuyển dịch lao động từ các ngành có năng suất lao động thấp
sang các ngành có năng suất cao, từ lao động trình độ giản đơn sang lao động phức

tạp được đào tạo trình độ cao, đáp ứng tiêu chuẩn, quá trình sản xuất các sản phẩm
hỗ trợ. Đây được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh thực chất
nhất mức chuyển biến của ngành kinh tế.
Phát triển CNHT thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và gắn phân cơng lao
động quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế.
Tạo ra các hình thức phân cơng lao động xã hội và tổ chức lao động hợp lý,
thúc đẩy quá trình chuyên mơn hóa sản xuất của doanh nghiệp., tập trung thực hiện
những cơng việc cùng loại nhất định. Đó là việc chế tạo những sản phẩm có giá trị
sử dụng khác nhau, thực hiện một số giai đoạn công nghệ của q trình sản xuất sản
phẩm, hồn chỉnh hoặc tập trung chế tạo một số bộ phận, chi tiết của sản phẩm hoàn
chỉnh... Với năng suất lao động cao, đặc trung ngành CNHT, luôn gắn liền với hoạt
động sản xuất, kinh doanh và có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, kỹ thuật với các
hãng lớn. Khi các mối liên hệ trở nên thường xuyên, ổn định thì chúng trở thành vệ
tinh của các hãng lớn. Thông qua mối liên hệ này, các doanh nghiệp của nước nhận
đầu tư sẽ dễ dàng thâm nhập vào hệ thống phân công lao động của các công ty
xuyên quốc gia và các công ty đa quốc gia. Đây là một trong những con đường chủ
yếu để các công ty xuyên quốc gia và các công ty đa quốc gia cắm nhánh, khai thác
thị trường thế giới thông qua việc đưa các doanh nghiệp này vào quỹ đạo hoạt động
của mình để hình thành các chi nhánh cấp 2, cấp 3.... Theo đà phát triển về năng lực
sản xuất và trình độ cơng nghệ, các doanh nghiệp hỗ trợ này không chỉ cung cấp sản
phẩm cho các xí nghiệp sản xuất trên địa bàn quốc gia, mà cịn cung cấp cho mạng
lưới các xí nghiệp chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia cắm ở hàng trăm quốc
gia trên thế giới.
Phát triển CNHT giúp tiếp thu chuyển giao công nghệ và là con đường
nhanh nhất biến ngoại lực thành nội lực.
CNHT phát triển trước sẽ tạo nguồn đầu vào, hỗ trợ quá trình sản xuất, tạo
tiền đề thu hút FDI và FDI chính là một kênh chuyển giao khoa học – công nghệ



×