Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên hội phụ nữ huyện yên thế tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.17 KB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÙNG THỊ NGỌC

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
VAY CỦA HỘI VIÊN HỘI PHỤ NỮ HUYỆN YÊN
THẾ
TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

TS Trần Văn Đức

download by :


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

ii

download by :



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Phùng Thị Ngọc

i

download by :

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thày cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS Trần Văn Đức đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt qua trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban giám đốc, Ban quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế, Khoa nông nghiệp và phát triển nông thôn- Học viện Nơng nghiệp

Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Phùng Thị Ngọc

ii

download by :

năm 2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP .......................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ x
THESIS ABSTRACT..................................................................................................xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1.


TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN ................................................................................................. 3

1.4.1.

Về lý luận ...................................................................................................... 3

1.4.2.

Về thực tiễn ................................................................................................... 3

1.5.

BỐ CỤC CÁC NỘI DUNG LUẬN VĂN ...................................................... 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA HỘI VIÊN HỘI PHỤ NỮ..................................................................... 5
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘI
VIÊN HỘI PHỤ NỮ ..................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm có liên quan ............................................................................ 5

2.1.2.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên Hội
phụ nữ ......................................................................................................... 10


2.1.3.

Nguyên tắc sử dụng vốn vay của hội viên Hội phụ nữ.................................. 11

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên Hội phụ nữ..... 15

iii

download by :


2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên phụ
nữ ................................................................................................................ 18

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG VỐN CỦA HỘI
VIÊN HỘI PHỤ NỮ ................................................................................... 21

2.2.1.

Kinh nghiệm sử dụng vốn của hội viên một số tổ chức chính trị xã hội
khác trên địa bàn huyện Yên Thế ................................................................. 21

2.2.2.


Kinh nghiệm sử dụng vốn cho hội viên Hội phụ nữ trong tỉnh Bắc Giang .......... 23

2.2.3.

Kinh nghiệm sử dụng vốn cho hội viên Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên ......... 25

2.2.4.

Một số bài học kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay cho hội viên
Hội phụ nữ huyện Yên Thế .......................................................................... 27

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 29
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................... 29

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ................ 29

3.1.2.

Điều kiện kinh tế- xã hội ............................................................................. 34

3.1.3.

Kết quả phát triển kinh tế -xã hội huyện Yên Thế trong thời gian qua .......... 39

3.1.4.


Khái quát về Hội phụ nữ và đối tượng vay vốn của Hội ............................... 41

3.1.5.

Đánh giá những thuận lợi, khó khăn từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội; thực tế từ tổ chức Hội và tổ chức cho vay đến hiệu quả sử dụng vốn
vay .............................................................................................................. 43

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 44

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................ 44

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ....................................................... 45

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin........................................................................ 48

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin ................................................................. 48

3.2.5.


Phương pháp nghiên cứu điểm..................................................................... 49

3.3.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU...................... 49

3.3.1.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu và tình hình vay vốn của hội viên
phụ nữ ......................................................................................................... 49

3.3.2.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng vốn vay của hội viên phụ nữ ...... 50

3.3.3.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sử dụng vốn vay ......................... 50

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................... 53
4.1.

THỰC TRẠNG KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA
HỘI VIÊN PHỤ NỮ HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG .................. 53

iv

download by :



4.1.1.

Thực trạng và nhu cầu vay vốn của hội viên phụ nữ huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang............................................................................................. 53

4.1.2.

Kết quả sử dụng vốn của hội viên Hội phụ nữ.............................................. 64

4.1.3.

Hiệu quả sử dụng vốn của hội viên phụ nữ .................................................. 66

4.2.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA HỘI VIÊN HỘI PHỤ NỮ................................................................... 79

4.2.1.

Khách quan ................................................................................................. 79

4.2.2.

Chủ quan ..................................................................................................... 86

4.3.

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY
CỦA HỘI VIÊN .......................................................................................... 87


4.3.1.

Định hướng chung ....................................................................................... 87

4.3.2.

Định hướng cụ thể ....................................................................................... 87

4.3.3.

Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hội
viên Hội phụ nữ huyện Yên Thế .................................................................. 88

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 100
5.1.

KẾT LUẬN ............................................................................................... 100

5.2.

KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 102

5.2.1.

Đối với Nhà nước ...................................................................................... 102

5.2.2.

Đối với 2 Ngân hàng (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Ngân hàng chính sách xã hội) .................................................................... 102

5.2.3.

Đối với chính quyền địa phương ................................................................ 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 104
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 106

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐD

Ban đại diện

CCB

Cựu chiến binh

CSXH

Chính sách xã hội


Hội LHPN

Hội Liên hiệp phụ nữ

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTTĐ

Phong trào thi đua

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

vi

download by :



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Thế qua 3 năm
(2015 -2017) .........................................................................................35

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm (2015
-2017) ...................................................................................................37

Bảng 3.3.

Kết quả giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Yên Thế qua ba
năm 2015 - 2017 ...................................................................................40

Bảng 3.4.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ................................................45

Bảng 3.5.

Bảng phân bố mẫu và nội dung điều tra .................................................46

Bảng 3.6

Bảng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu ........................................51

Bảng 4.1.


Tổng hợp kết quả tín chấp hội viên vay vốn và thực hiện việc trả nợ
gốc của các hộ từ Ngân hàng chính sách xã hội từ năm 2015- tháng
6/2018...................................................................................................54

Bảng 4.2.

Tổng hợp kết quả tín chấp hội viên vay vốn và thực hiện việc trả nợ
gốc của các hộ từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
từ năm 2015- tháng 6/2018 ...................................................................56

Bảng 4.3.

Tổng hợp đánh giá xếp loại tổ vay vốn từ năm 2015 đến tháng
6/2018...................................................................................................57

Bảng 4.4.

Thống kê tổng dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội đến tháng
6/2018...................................................................................................58

Bảng 4.5.

Tổng hợp kết quả giúp hội viên vay vốn thông qua nội lực tổ chức
Hội trong 3 năm từ năm 2015- 2018. .....................................................59

Bảng 4.6.

Tổng hợp nhu cầu vay vốn và thực trạng vay vốn của các hộ điều tra .........61

Bảng 4.7.


Kết quả sản xuất của các hộ trong chăn nuôi .........................................65

Bảng 4.8.

Kết quả sản xuất của các hộ trong trồng trọt ..........................................65

Bảng 4.9.

Bảng tổng hợp chi phí cho ngành chăn ni và ngành trồng trọt ............67

Bảng 4.10.

Hiệu quả sử dụng vốn cho ngành chăn nuôi gà và lợn ...........................67

Bảng 4.11.

Hiệu quả sử dụng vốn cho ngành trồng trọt ...........................................68

Bảng 4.12.

Bảng tổng hợp mở rộng diện tích, tăng sản lượng của một số loại
cây trồng ...............................................................................................69

Bảng 4.13.

Bảng tổng hợp tăng số lượng, sản lượng vật nuôi ..................................69

vii


download by :


Bảng 4.14.

Bảng tổng hợp số hộ mở rộng quy mô số lượng gà, lợn .........................71

Bảng 4.15.

Bảng tổng hợp tạo việc làm mới hằng năm (từ 2015- 2017) ..................72

Bảng 4.16.

Tình hình trả lãi của các hộ điều tra.......................................................75

Bảng 4.17.

Bảng tổng hợp số phụ nữ thoát nghèo trong 3 năm từ 2015- 2017 .........77

Bảng 4.18.

Bảng tổng hợp số hộ nghèo trên địa bàn huyện trong 3 năm từ
2015- 2017 ............................................................................................78

Bảng 4.19.

Đánh tình hình về cơ chế chính sách .....................................................79

Bảng 4.20.


Thống kê trình độ của cán bộ Hội làm quản lý nguồn vốn của tổ
chức Hội. ..............................................................................................82

Bảng 4.21.

Bảng tổng hợp số tổ, số vốn và số hộ vay vốn .......................................83

Bảng 4.22.

Bảng tổng hợp các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật ............84

Bảng 4.23.

Tổng hợp tình hình hộ sử dụng vốn .......................................................86

viii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP
Sơ đồ 4.1. Hệ thống quản lý vốn của tổ chức Hội (từ Ngân hàng) ..............................62
Sơ đồ 4.2. Biểu hệ thống quản lý nguồn vốn từ tổ chức hội ........................................63
Hộp 4.1.

Đánh giá tác động của nguồn vốn vay đối với các hộ hội viên phụ nữ .......65

Hộp 4.2.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ hội viên phụ nữ ...........71


Hộp 4.3.

Đánh giá tác động của nguồn vốn vay đối với các hộ hội viên phụ nữ .......74

Hộp 4.4.

Đánh giá việc thực hiện các quy định của ngân hàng về lãi, vốn đến
hạn ............................................................................................................75

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phùng Thị Ngọc
Tên luận văn: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên hội phụ nữ
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Hội LHPN huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang là một tổ chức chính trị - xã hội
trong hệ thống chính trị, có tư cách pháp nhân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của các tầng lớp phụ nữ tồn huyện; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và
bình đẳng giới. Trong những năm qua, Hội LHPN huyện Yên Thế đã tổ chức nhiều các
hoạt động giúp hội viên phát triển kinh tế như: Tín chấp cho hội viên vay vốn, tập huấn
chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mơ hình chăn ni, trồng trọt.... trong đó

vốn được xác định là yếu tố quan trọng. Hội Phụ nữ tồn huyện đã làm tốt cơng tác vay
vốn cho hội viên thơng qua hoạt động tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân
hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn. Số vốn do tổ chức Hội tín chấp cho hội viên
vay phát triển kinh tế ngày càng tăng lên. 100% số phụ nữ nghèo được tổ chức Hội tín
chấp vay vốn, hỗ trợ phát triển kinh tế, qua đó tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ được
tiếp cận với các nguồn vốn một cách thuận tiện nhất. Tuy được tiếp cận với các nguồn
vốn rất nhiều nhưng một vấn đề đặt ra đó là hiệu quả sử dụng vốn vào sản xuất còn
chưa đạt được yêu cầu mong muốn, còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kỹ thuật, cách
thức sử dụng vốn của từng hộ hội viên. Ngoài ra, các sản phẩm (đầu ra) nơng nghiệp
cịn phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường cũng như những rủi ro khác đem lại đã làm
ảnh hưởng một phần nào đó đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên phụ nữ. Xuất
phát từ thực tiễn đó tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn vay của hội viên Hội phụ nữ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng vay vốn và hiệu quả sử dụng
vốn vay của hội viên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
vay của hội viên Hội phụ nữ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.
Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu;
phương pháp thu thập thông tin và số liệu, phân tích và xử lý số liệu với phương pháp
thống kê mô tả và phương pháp so sánh. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm nhóm chỉ
tiêu phản ánh nhu cầu và tình hình vay vốn của hội viên phụ nữ, nhóm chỉ tiêu phản ánh
tình hình sử dụng vốn vay, nhóm phản ánh kết quả và hiệu quả sử dụng vốn vay của hội
viên phụ nữ huyện Yên Thế.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng vay vốn của hội viên phụ nữ cho thấy

x

download by :


kết quả tăng dư nợ vốn hằng năm: vốn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

năm 2015 là 76,116 tỷ đồng lên 107,593 tỷ đồng đến tháng 6/2018; vốn Ngân hàng
chính sách năm 2015 là 160,201 tỷ đồng lên 212,152 tỷ đồng đến tháng 6/2018; vốn từ
nội lực tổ chức Hội năm 2015 là 14,345 tỷ đồng lên 49,622 tỷ đồng đến năm 2017. Chất
lượng tín dụng, số hộ hội viên vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả thốt nghèo ngày càng
tăng góp phần nâng cao thu nhập và giải quyết thêm việc làm cho người lao động ở địa
bàn, ổn định đời sống nhân dân và an ninh xã hội.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả sử dụng
vốn vay của hội viên phụ nữ đó là: i) cơ chế chính sách trong tiếp cận vốn (lượng vốn
vay, thủ tục vay vốn, lãi suất); ii) tổ chức quản lý của Hội và của Ngân hàng; iii) những
rủi ro trong sản xuất; iv) trình độ của các hộ sử dụng vốn, cách thức sử dụng vốn của
hội viên...
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên phụ nữ trong
thời gian tới như: 1) Giải pháp cho vấn đề vay vốn và quản lý vốn (đối với tổ chức cho
vay, đối với tổ chức Hội quản lý nguồn vốn...); 2) Giải pháp cho vấn đề sử dụng vốn
vay (xây dựng các mơ hình sản xuất mới, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật và các
thông tin về thị trường, hạn chế các rủi ro..). Từ đó kết luận và kiến nghị đến Nhà nước,
đối với Ngân hàng, chính quyền và các hội viên phụ nữ nhằm phát triển kinh tế, ổn định
an ninh chính trị, an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phung Thi Ngoc
Thesis title: “Solutions to improve the efficiency of loan utilization of Women's Union
members in Yen The district, Bac Giang province”
Major: Agricultural Economics


Code: 8620115

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Women's Union in Yen The district, Bac Giang Province is a political-social
organization in the political system which has the legal status, represents the legitimate
and legal rights and interests of all women in the district. In recent years, Yen The
Women's Union has organized many activities to help members develop their economy
such as: ensuring for members to borrow unsecured-loan, training in transferring
science and technology, building livestock and cultivation models and so on which
loans have been determined as the most important. The Yen The Women's Union has
done good works of borrowing money for its members through trust activities with the
Bank for Social Policies, the Bank for Agriculture and Rural Development. The amount
of unsecured-loan ensured by the Women's Union for member’s economic development
has been increasing. 100% of poor women are provided with loans to support the
economics development, thereby facilitate women to access capital resources. Although
members can be accessed to loans, the use of loans in production has not met their
desired efficiencies. The efficiency of loan utilization also depends too much on the
level of technology, the way of using loans of each member. In addition, agricultural
products (outputs) are highly depending on market prices as well as other risks which
effect on the effectiveness of loan utilization among members. Base on that situation,
the study on “Solutions to improve the efficiency of loan utilization of Women's Union
members in Yen The district, Bac Giang province” were implemented.
The main research objective was evaluating the current status of loans and the
effectiveness of loan utilization of members, thereby proposing some solutions to
improve the effectiveness of using loans of the Women's Union members in Yen The
district, Bac Giang province in the near future.
To conduct the analysis, the research used study site selection method;
information and data collection methods; analyzing and processing data with descriptive
statistics method and comparison method. The indicator system included: indicators that

reflected the demand and situation of member's loans; indicators that reflected the

xii

download by :


utilization of loans; and indicators that reflected the results and the effectiveness of loan
utilization of Women's Union members in Yen The district.
The study results revealed an increasing annual loan balance. Specifically, the
capital of the Bank for Agriculture and Rural Development in 2015 was 76,116 billion
dongs and increased to 107,593 billion dongs on June 2018; The capital of the Bank for
Social Policies in 2015 was 160,201 billion dongs and raised to 212,152 billion dongs
on June 2018; The internal capital of the Women’s Union was 14.345 billion dongs in
2015 and went up to 49.622 billion dongs in 2017. Credit quality as well as the number
of members who used loans effectively and escaped from poverty was increased. Those
contributed to improve income and job creation for local workers, stabilized people's
lives and ensured social security. The study also pointed out the factors affecting the
efficiency of loan utilization of Women's Union members including: i) mechanisms and
policies in accessing loans (amount of loan, loan procedures, interest rate); ii)
Management of the Union and the Bank; iii) risks in production; iv) education level of
households who used loans, ways to use loans of members…
Based on investigating the current situation and analysing factors affecting, the
research proposed a number of solutions to improve the efficiency of loan utilization of
Women's Union members in Yen The district in the near future. Specific solutions
included: 1) Solutions to problems of borrowing and loan management (for lenders,
organization of loans management...); 2) Solutions to the problem of using loans
(building new production models, training on scientific and technical knowledge and
market information, limiting risks ...). Hence, conclusions and recommendations were
given to the State, the Bank, the local government and Women's Union members to

develop the economy, stabilize political security and social security in the district.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước và Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang về phát triển kinh tế giảm nghèo bền
vững, giải quyết công ăn việc cho nhân dân từng bước nâng cao đời sống vật
chất tinh thần và ổn định xã hội. Hội LHPN huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang là
một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, có tư cách pháp nhân,
đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ
tồn huyện; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới; có nhiệm
vụ “Vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, cải thiện đời sống
vật chất, tinh thần và xây dựng gia đình hạnh phúc”. Hiện tổ chức Hội có 22
cơ sở Hội (trong đó có 21 cơ sở Hội xã, thị trấn với 21.066 hội viên phụ nữ).
Trong những năm qua, Hội LHPN huyện Yên Thế đã tổ chức nhiều các hoạt
động giúp hội viên phát triển kinh tế như: Tín chấp cho hội viên vay vốn, tập
huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mơ hình chăn ni, trồng
trọt.... trong đó vốn được xác định là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho hội
viên, phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian qua, cùng với việc
khai thác nguồn lực từ các chương trình, đề án nhằm hỗ trợ phụ nữ phát triển
kinh tế, giảm nghèo bền vững, các cấp Hội Phụ nữ tồn huyện đã làm tốt cơng
tác vay vốn cho hội viên thơng qua hoạt động tín chấp với Ngân hàng chính
sách xã hội, Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn; đồng thời phát
huy nội lực từ tổ chức Hội thông qua vay quỹ hội, quỹ vốn quay vòng, tổ chị

em, tổ đồng niên...số vốn do tổ chức Hội tín chấp cho hội viên vay phát triển
kinh tế ngày càng tăng: vốn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
năm 2015 là 76,116 tỷ đồng lên 107,593 tỷ đồng đến tháng 6/2018; vốn Ngân
hàng chính sách năm 2015 là 160,201 tỷ đồng lên 212,152 tỷ đồng đến tháng
6/2018; vốn từ nội lực tổ chức Hội năm 2015 là 14,345 tỷ đồng lên 49,622 tỷ
đồng đến năm 2017. Chất lượng tín dụng, số hộ hội viên vay vốn sử dụng vốn
có hiệu quả thốt nghèo ngày càng tăng góp phần nâng cao thu nhập và giải
quyết thêm việc làm cho người lao động ở địa bàn, ổn định đời sống nhân dân
và an ninh xã hội (Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động quả lý nguồn vốn của
Hội LHPN huyện Yên Thế, 2017).

1

download by :


Tuy nhiên bên cạnh đó việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, nguyên nhân là
do trình độ, kỹ thuật, cách thức sử dụng vốn của từng hộ hội viên, đặc biệt là các
sản phẩm (đầu ra) nơng nghiệp cịn phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường cũng
như những rủi ro khác đem lại đã làm ảnh hưởng một phần nào đó đến hiệu quả
sử dụng vốn của hội viên phụ nữ. Đặc biệt là chưa có đề tài nguyên cứu về hiệu
quả sử dụng vốn vay của hội viên phụ nữ trên địa bàn.
Chính vì thế, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó tơi tiến hành thực hiện đề
tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên Hội phụ nữ
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên, từ
đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên
Hội phụ nữ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vay vốn hiệu quả sử dụng vốn
vay của hội viên Hội phụ nữ.
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến vay vốn và hiệu quả sử
dụng vốn vay của hội viên phụ nữ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong những
năm 2013- 2017.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên
Hội phụ nữ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn về vay
vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên Hội phụ nữ huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang thông qua các tổ chức Hội cơ sở.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Về nội dung nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay cho phát
triển sản xuất nông nghiệp của hội viên Hội phụ nữ, từ đó đề xuất các giải

2

download by :


pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên Hội phụ nữ huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2.2 Về không gian nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên Hội phụ nữ
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2.3 Về thời gian
Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2018

Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2017.
Giải pháp đến năm 2020
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
1.4.1. Về lý luận
Nghiên cứu đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên Hội phụ nữ huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang; ý nghĩa, vai trò, những tác động của vốn đối với phát triển kinh
tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay; vận dụng vào nghiên
cứu, áp dụng vào hoạt động sử dụng vốn vay do tổ chức Hội phụ nữ quản lý trên
địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.4.2. Về thực tiễn
Nghiên cứu đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội
dung liên quan đến vấn đề kết quả, hiệu quả sử dụng vốn của hội viên phụ nữ
huyện Yên Thế; cơ sở thực tiễn việc vay vốn và sử dụng v ốn vay của các tổ chức
chính trị xã hội trên địa bàn huyện cũng như của một số huyện khác và những bài
học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hiệu quả sử dụng vốn vay cho hội viên Hội
phụ nữ huyện Yên Thế. Từ những nội dung đó Luận án phân tích thực trạng sử
dụng vốn vay của hội viên phụ nữ huyện Yên Thế, các mặt còn tồn tại hạn chế và
nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn còn chưa cao địa bàn nghiên cứu; và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên Hội phụ nữ
phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.
1.5. BỐ CỤC CÁC NỘI DUNG LUẬN VĂN
Bố cục các nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:

3

download by :



Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng vốn vay của hội viên Hội
phụ nữ
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu
Phần 5. Kết luận và kiến nghị

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN CỦA HỘI VIÊN HỘI PHỤ NỮ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘI VIÊN
HỘI PHỤ NỮ
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về hội viên Hội phụ nữ
Theo Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2017): Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam (Hội) là tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thống chính trị, có tư
cách pháp nhân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng
lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đàu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới;
- Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2017) nêu rõ chức năng của
Hội: "Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng
lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước; Đoàn kết, vận
động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới".
- Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2017) nêu rõ nhiệm vụ của Hội:
Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ về chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng,

phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển
kinh tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
Vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, cải thiện đời sống
vật chất, tinh thần và xây dựng gia đình hạnh phúc;
Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình, trẻ em
và bình đẳng giới;
Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;
Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức cá nhân tiến bộ trên
thế giới vì bình đẳng, phát triển và hịa bình.
- Điều Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2017) nêu rõ hệ thống tổ chức của
Hội gồm 4 cấp:

5

download by :


+ Cấp Trung ương;
+ Cấp tỉnh (bao gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và tương đương);
+ Cấp huyện (bao gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ các quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh và tương đương);
+ Cấp cơ sở (bao gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã, phường, thị trấn và
tương đương);
- Tại Điều 3, Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (2017) quy định: Phụ nữ Việt
Nam từ 18 tuổi trở lên; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi làm
việc, nơi cư trú; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì

được cơng nhận là hội viên.
2.1.1.2. Khái niệm vốn
Vốn có thể được định nghĩa theo nghĩa hẹp và cũng có thể định nghĩa theo
nghĩa rộng. Theo nghĩa chung, vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào bao gồm những
tài sản, vật phẩm, các nguồn tài chính (vốn bằng tiền trái phiếu, cổ phiếu) dùng
trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp (Đỗ Kim Chung, 2009).
Vốn là khối lượng tiền tệ nào đó được ném vào lưu thơng nhằm mục
đích kiếm lời, tiền đó được sử dụng mn màu mn vẻ. Nhưng nói cho cùng
thì vốn là để mua sắm tư liệu sản xuất và trả cơng cho người lao động nhằm
hồn thành cơng việc sản xuất hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu lại số
tiền lớn hơn số tiền ban đầu.
Theo quan điểm của Mác thì: Vốn (tư bản) khơng phải là vật, là tư liệu sản
xuất, không phải là phạm trù vĩnh viễn. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư
bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản ứng tiền
ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là tạo ra các yếu tố của quá trình
sản xuất. Các yếu tố này có vai trị khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư.
Mác chia tư bản ra làm tư bản bất biến và tư bản khả biến. Tư bản bất biến là bộ
phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà
xưởng,…) mà giá trị của nó được chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm. Tư bản khả
biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức lao động, trong đó q trình sản
xuất thay đổi về lượng, tăng lên do sức lao động của hàng hóa tăng.
Theo David Begg, Stenley Ficher, Rudiger Darubused trong cuốn (Kinh tế
học) thì: Vốn hiện vật là giá trị của hàng hóa đã sản xuất được sử dụng để tạo ra

6

download by :


hàng hóa và dịch vụ khác. Bản thân vốn là một hàng hóa nhưng được tiếp tục sử

dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo.
Như vậy, vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh. Có vốn thì mới có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang
thiết bị hay tiến hành các phương án, kế hoạch sản xuất khác trong lương lai. Vậy
yêu cầu đặt ra không chỉ đối với các doanh nghiệp mà ngay đối với các hộ sản
xuất cũng hết sức quan trọng để làm sao có thể quản lý và sử dụng vốn một cách
hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm cho hoạt động sản xuất ngày càng
phát triển một cách bền vững.
2.1.1.3. Khái niệm tín dụng, tín chấp, vốn vay
Cũng giống như vốn, tín dụng cũng có nhiều khái niệm và quan niệm khác
nhau được đưa ra:
a. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế học và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế
hàng hóa, tín dụng ra đời và tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Quan hệ tín
dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã, khi chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời
kỳ đó tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật – hàng hóa.
Theo từ điển thuật ngữ tài chính: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại
trong các phương thức sản xuất hàng hóa khác nhau và được biểu hiện như sự
vay mượn trong thời điểm nào đó” (Viết Thị Quỳnh, 2016, Luận văn tốt nghiệp).
Mác cho rằng: “Tín dụng là q trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá
trị từ người sở hữu đến người sử dụng, sau một thời gian nhất định thu hồi một lượng
giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu” Viết Thị Quỳnh, 2016, Luận văn tốt nghiệp).
Nói chung, bản chất của mối quan hệ tín dụng bao gồm 2 mặt cơ bản là
quan hệ cho vay và quan hệ hoàn trả được thể hiện như sau: (1) Người vay
chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới
hình thái tiền tệ hay hiện vật, hàng hóa, máy móc, thiết bị… (2) Người đi vay chỉ
được sử dụng tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định, khi hết hết thời
gian sử dụng theo thỏa thuận người đi vay phải trả cho người cho vay. Thơng
thường, giá trị hồn trả lớn hơn giá trị cho vay, nói cách khác người đi vay phải

trả thêm một khoản lợi tức.

7

download by :


b. Khái niệm tín chấp
Theo từ điển Tiếng Việt, “tín chấp là vay tiền bằng sự tín nhiệm, khơng thế
chấp tài sản”. Như vậy, bên cạnh hợp đồng vay tiền bằng tín chấp ngân hàng của cá
nhân ln là một sự bảo đảm bằng uy tín, sự tín nhiệm tổ chức Hội phụ nữ (thông
qua việc ký kết các văn bản, Nghị quyết liên tịch giữa tổ chức Hội với các Ngân
hàng). Theo Nghị định 163 (2006) quy định “Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã
hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một
khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ”.
c. Khái niệm vốn vay
Vốn vay (debt capital) là số tiền mà một công ty vay từ các nguồn bên ngồi
với thời hạn nhất định thơng qua việc phát hành các trái phiếu có lãi suất cố định
v.v…(Nguyễn Văn Ngọc, 2006 Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân).
Được hiểu là vốn hình thành từ việc đi vay, đến thời hạn nhất định phải
hoàn trả cho người cho vay (Đỗ Kim Chung, 2014).
2.1.1.4 Khái niệm kết quả và hiệu quả về sử dụng vốn vay
a. Kết quả sử dụng vốn vay
Kết quả sử dụng vốn vay là việc các hộ vay vốn sử dụng lượng vốn được
vay vào quá trình sản xuất kinh doanh mang lại được những thành tựu gì, đạt được
những kết quả tích cực hay tiêu cực. Kết quả sử dụng vốn vay được thể hiện thông
qua việc tăng năng suất, sản lượng, tăng thu nhập của các hộ nông dân sau khi
được vay vốn. Kết qủa sử dụng vốn cho ngành trồng trọt là việc tăng lên về diện
tích, năng suất và sản lượng của ngành trồng trọt tăng lên sau khi đầu tư cho trồng
trọt; kết quả sử dụng vốn của ngành chăn ni đó là sự tăng lên về số lượng giống

vật nuôi, đầu tư thêm cho thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y làm tăng năng suất và sản
lượng cho ngành chăn nuôi (Viết Thị Quỳnh, 2016, Luận văn tốt nghiệp).
Kết quả sử dụng vốn vay còn được thể hiện thông qua lợi nhuận của các
hộ vay sau khi đưa lượng vốn vay vào các mục đích sử dụng khác nhau để sản
xuất, kinh doanh. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của
các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả
kinh tế của các hộ và là nguồn tích lũy cơ bản để mở rộng tái sản xuất và đảm bảo
cho tình hình tài chính của hộ được bền vững. Lợi nhuận của hộ là khoản tiền chênh
lệch giữa doanh thu với chi phí phải bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh của hộ Viết Thị Quỳnh, 2016, Luận văn tốt nghiệp).

8

download by :


b. Hiệu quả sử dụng vốn vay
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của người sử dụng vốn để đạt kết quả cao
nhất trong q trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất (Khái niệm hiệu
quả sử dụng vốn. Giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER).
Hiệu quả theo nghĩa chung nhất là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng
các yếu tố cần thiết, tham gia vào mọi hoạt động theo mục đích nhất định của con
người và được phản ánh trên hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế: Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực của hội viên Hội phụ nữ để đạt được kết quả cao nhất với chi phí
hợp lý nhất. Do vậy, các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn có tác động rất
lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của hội viên. Vì thế, việc nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với các hộ
vay vốn. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động

sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng.
Hiệu quả của bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều thể hiện mối
quan hệ giữa "kết quả đạt được và chi phí bỏ ra "hoặc giữa" kết quả đạt được và
nguồn lực bỏ ra". Từ đó có thể tính hiệu quả bằng một số cơng thức khác nhau
tùy vào yêu cầu phân tích:
Hiệu quả kinh doanh =
Hiệu quả sử dụng vốn =

Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào
Kết quả đầu ra
Lượng vốn sử dụng

Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ
kinh tế xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra.
Người ta chỉ thu được hiệu quả khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào. Hiệu
quả càng lớn chênh lệch này càng cao.
Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế cao biểu hiện sự cố gắng nỗ lực trình
độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống cơng nghiệp, sự gắn bó của
việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu
chính trị - xã hội.
Hiệu quả xã hội: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được
các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là giải quyết

9

download by :


cơng ăn việc làm trong phạm vi tồn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số

người thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao
động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho
các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm
bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường... Nếu xem xét hiệu quả
xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về
mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần,
giải quyết cơng ăn việc làm...) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó (Viết Thị
Quỳnh, 2016, Luận văn tốt nghiệp).
2.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên
Hội phụ nữ
2.1.2.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế
Thông qua việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên Hội
phụ nữ sẽ giúp cho tổ chức Hội đánh giá cụ thể hoạt động quản lý nguồn vốn của
tổ chức Hội; đánh giá được vai trò của tổ chức Hội trong việc giúp hội viên có
nhu cầu vay vốn được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên địa bàn; hỗ trợ kiến
thức sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả; Giúp cho hội viên vay vốn có
cuộc số khá lên và mức thu nhập cao có khả năng vươn lên hịa nhập với cộng
đồng góp phần giảm tỷ lệ nghèo tăng hộ khá, hộ giàu trong tổ chức Hội đồng thời
từng bước giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền
kinh tế, thức đẩy q trình tích tụ và tập trung sản xuất xây dựng và phát triển
kinh tế xã hội của địa phương.
Giúp cho hộ hội viên vay vốn xác định rõ trách nhiệm của mình trong
quan hệ vay mượn, khuyến khích sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh tạo thu
nhập để trả nợ Ngân hàng, phát triển kinh tế gia đình. Và thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội (tác giả, 2018)
2.1.2.2. Ý nghĩa về mặt xã hội
a. Thứ nhất
Là khả năng vươn lên phát triển kinh tế làm giàu chính đáng: Thu nhập
của hộ được xem là tiêu chí quan trọng nhất để các cấp các ngành đánh giá vào
hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay vốn đồng thời góp phần tạo việc làm cho

các thành viên trong hộ gia đình, từng bước giảm các tệ nạn xã hội.

10

download by :


×