Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC TÚ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN TẠI HUYỆN MỘC CHÂU,
TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Tú

ii

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy GS.TS. Đỗ Kim Chung giáo viên trực tiếp hướng dẫn luận văn tốt
nghiệp của tơi đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới các bác, các cô, các chú trong UBND xã
Mộc Châu, các hộ nông dân ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện hết sức,
cung cấp các thông tin giúp đỡ tơi trong q trình thực tập, nghiên cứu và thu thập tài
liệu phục vụ luận văn.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Tú

iii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ......................................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................................. iv
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................................ vi
Danh mục bảng ................................................................................................................................. vii
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ ..........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................................. ix
Thesis abstract .................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.5.

Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chuỗi giá trị mận ....................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Bản chất và khái niệm về phát triển bền vững chuỗi giá trị ............................... 5

2.1.2.

Vai trò của việc phân tích chuỗi giá trị bền vững ............................................. 12


2.1.3.

Đặc điểm của nội dung nghiên cứu phát triển bền vững chuỗi giá trị .............. 13

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu phát triển bền vững chuỗi giá trị Mận............................ 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững chuỗi giá trị trên thế giới và Việt Nam ........ 24

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị trên thế giới ............................................ 24

2.2.2.

Một số kinh nghiệm phát triển bền vững chuỗi giá trị tại Việt Nam ................ 26

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững chuỗi giá trị ở Việt Nam ............ 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 31

3.1.1.


Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 31

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................... 35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 38

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 38

iv

download by :


3.2.2.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 40

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 41

3.2.4.


Phương pháp tổng hợp/ xử lý số liệu ................................................................ 43

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................................. 45
4.1.

Thực trạng chuỗi giá trị mận Mộc Châu........................................................... 45

4.1.1.

Các loại chuỗi giá trị mận ................................................................................. 45

4.1.2.

Đặc điểm các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Mận Mộc Châu ......................... 49

4.1.3.

Sự liên kết giữa các tác nhân theo chuỗi giá trị ................................................ 73

4.1.4.

Lợi ích các tác nhân .......................................................................................... 78

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững chuỗi giá trị mận .................... 83


4.2.1.

Các yếu tố thuộc về sản xuất ............................................................................ 83

4.2.2.

Các yếu tố thuộc về tính liên kết ...................................................................... 86

4.2.3.

Các yếu tố thuộc về thị trường.......................................................................... 87

4.2.4

Các yếu tố thuộc về người tiêu dùng ................................................................ 88

4.3.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao phát triển bền vững chuỗi giá trị mận Mộc
Châu, tỉnh Sơn La ......................................................................................... 90

4.3.1.

Giải pháp cụ thể cho từng tác nhân .................................................................. 90

4.3.2.

Giải pháp liên kết bền vững trong chuỗi giá trị ................................................ 93


4.3.3.

Giải pháp đối với thị trường ............................................................................. 95

4.3.4.

Giải pháp đối với tiêu thụ sản phẩm ................................................................. 97

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................................... 98
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 98

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................... 100
Phụ lục .......................................................................................................................................... 103

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CN

Công nghiệp

DV

Dịch vụ

ĐVT

Đơn vị tính

GTGT


Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

NN

Nông nghiệp

SL

Số lượng

TM

Thương mại


Tr.đồng

Triệu đồng

TS

Thủy sản

TSCĐ

Tài sản cố định

XD

Xây dựng

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai Huyện Mộc Châu (2013-2015) ......... 33
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của Huyện Mộc Châu qua 3 năm ..................... 35
Bảng 3.3. Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế Huyện Mộc Châu .......... 37
Bảng 3.4. Nguồn cung cấp thông tin thứ cấp ............................................................... 41
Bảng 3.5. Số phiếu điều tra các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị Mận tại
Mộc Châu ..................................................................................................... 43
Bảng 4.1. Đặc điểm cơ bản của hộ sản xuất mận Mộc Châu ....................................... 50
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng Mận Mộc Châu năm 2015 ..................... 52

Bảng 4.3. Chi phí sản xuất thực tế của hộ sản xuất Mận Mộc Châu............................ 54
Bảng 4.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất Mận Mộc Châu ............. 55
Bảng 4.5. Thông tin chung về tác nhân hộ thu gom Mận Mộc Châu........................... 56
Bảng 4.6. Chi phí hoạt động thực tế của tác nhân hộ thu gom Mận Mộc Châu........... 59
Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả tài chính của các hộ thu gom Mận Mộc Châu ............ 59
Bảng 4.8. Thông tin chung về tác nhân hộ bán buôn Mận Mộc Châu ......................... 60
Bảng 4.9. Chi phí hoạt động thực tế của tác nhân hộ bán buôn Mận ........................... 63
Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả tài chính của các hộ bán bn mận Mộc Châu ........... 64
Bảng 4.11. Đặc điểm chung của tác nhân người bán lẻ Mận Mộc Châu ....................... 65
Bảng 4.12. Chi phí hoạt động thực tế của người bán lẻ mận Mộc Châu....................... 65
Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả tài chính của các hộ bán lẻ Mận .................................. 66
Bảng 4.14. Số lượng người điều tra phân theo giới tính và nhóm ................................. 67
Bảng 4.15. So sánh giá trị gia tăng giữa các kênh tiêu thụ Mận xanh ........................... 78
Bảng 4.16. So sánh giá trị gia tăng giữa các kênh tiêu thụ Mận chín ............................ 80
Bảng 4.17. So sánh giá trị gia tăng giữa các kênh tiêu thụ Mận .................................... 82
Bảng 4.18. Dịng thơng tin trao đổi giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị Mận ............. 86
Bảng 4.19. Nhu cầu về chất lượng liên quan đến sở thích của người tiêu dùng ............ 89

vii

download by :


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 4.1.

Số cây/hộ ................................................................................................ 51

Biểu đồ 4.2.


Tỷ lệ tuổi cây .......................................................................................... 51

Biểu đồ 4.3.

Biểu đồ thể hiện nguồn vật liệu giống Mận ............................................ 51

Biểu đồ 4.4.

Hiểu biết chung về các loại mận phổ biến .............................................. 68

Biểu đồ 4.5.

Mức độ tiêu dùng Mận ............................................................................ 69

Biểu đồ 4.6.

Số lượng mua mận đóng gói .................................................................. 71

Biểu đồ 4.7.

Đánh giá của NTD về chất lượng của mận đóng gói .............................. 71

Biểu đồ 4.8.

Đánh giá của NTD về VSATTP.............................................................. 71

Biểu đồ 4.9.

Mức giá NTD trả khi mua mận chất lượng cao ở các thời điểm ............. 73


Biểu đồ 4.10. Quá trình hình thành giá bán mận ........................................................... 74
Biểu đồ 4.11. Hình thành giá giữa thu gom và bán buôn .............................................. 75
Biểu đồ 4.12. Thông tin kỹ thuật ................................................................................... 77
Biểu đồ 4.13. Trình độ văn hóa của người lao động...................................................... 83
Biểu đồ 4.14. Thông tin về kỹ thuật .............................................................................. 83
Biểu đồ 4.15. Kỹ thuật canh tác Mận ............................................................................ 84
Biểu đồ 4.16. Các giống mận bán tại chợ Long Biên, Hà Nội ...................................... 85
Biểu đồ 4.17. Biên độ biến động giá cả ......................................................................... 87
Biểu đồ 4.18. Hiểu biết của người tiêu dùng ................................................................. 88
Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ chuỗi giá trị ................................................................................... 16

Sơ đồ 4.1.
Sơ đồ 4.2.
Sơ đồ 4.3.
Sơ đồ 4.4.
Sơ đồ 4.5.
Sơ đồ 4.6.
Sơ đồ 4.7.
Sơ đồ 4.8.
Sơ đồ 4.9.
Sơ đồ 4.10.

Sơ đồ chuỗi giá trị mận xanh Mộc Châu ................................................. 46
Kênh 1 chuỗi giá trị mận xanh ................................................................ 47
Kênh 2 chuỗi giá trị mận xanh ................................................................ 47
Kênh 3 chuỗi giá trị mận xanh ................................................................ 47
Kênh 4 chuỗi giá trị mận xanh ................................................................ 48

Sơ đồ chuỗi giá trị mận chín Mộc Châu.................................................. 48
Kênh 1 chuỗi giá trị mận chín ................................................................. 49
Kênh 2 chuỗi giá trị mận chín ................................................................. 49
Kênh 3 chuỗi giá trị mận chín ................................................................. 49
Kênh 4 chuỗi giá trị mận chín ................................................................. 49

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Tú
2. Tên luận văn: “ Giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La.”
3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số:
60.62.01.15
4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Huyện Mộc Châu - vùng cao nguyên diện tích rộng lớn với điều kiện khí hậu mát
mẻ, thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển cây ăn quả ôn đới,. Cây mận - một trong
những loại cây ăn quả ôn đới được coi là cây trồng thế mạnh mang lại nguồn thu nhập
quan trọng cho huyện Mộc Châu nói riêng cũng như tỉnh Sơn La. Mận Tam hoa Mộc
Châu chiếm 50% tổng diện tích cây ăn quả, tỷ trọng thu nhập từ mận Tam Hoa chiếm
40-75% tổng thu nhập của nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, do sự biến động giá cả và thị
trường tiêu thụ thất thường nên cây mận chưa nhận được sự quan tâm của người dân địa
phương, dẫn đến năng suất, chất lượng ngày càng giảm. Vì vậy, nhằm cải thiện tình
hình đó địi hỏi tình hình sản xuất và tiêu thụ mận Mộc Châu phải chuyển nhanh theo
hướng phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở kết hợp nhiều kênh hàng. Phân tích,
đánh giá thực trạng của chuỗi giá trị mận tại huyện Mộc Châu trong những năm gần

đây, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị
mận tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tương ứng với đó là những mục tiêu cụ thể: (1)
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chuỗi giá trị; (2) Đánh
giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị mận sản xuất tại huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La; (3) Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển bền vững
chuỗi giá trị mận tại huyện Mộc Châu trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo,
văn bản liên quan đến các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ Mận tại huyện Mộc
Châu. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công vụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc
và bán cấu trúc các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn huyện Mộc Châu
và các tỉnh thành có liên quan. Tơi sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ
thống chỉ tiêu nghiên cứu, xử lý, thống kê mô tả và thống kê so sánh để phân tích, đánh
giá thực trạng của chuỗi giá trị mận tại huyện Mộc Châu cũng như các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững chuỗi giá trị Mận tại huyện Mộc Châu.
Qua quá trình điều tra và tổng hợp số liệu, cho thấy Mộc Châu là huyện sản xuất
mận lớn nhất tỉnh Sơn La. Thị trường mận Mộc Châu gồm hai loại sản phẩm chính là
mận xanh (chiếm 60%) và mận chín (chiếm 40%). Mận xanh thị trường tiêu thụ chính là

ix

download by :


xuất khẩu đi Trung Quốc, cịn mận chín tiêu thụ thị trường nội địa. Nghiên cứu chuỗi
giá trị mận chín qua các tác nhân cho thấy vụ mận Mộc Châu ngắn chỉ khoảng 2 tháng,
bắt đầu từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 âm lịch. Giá mận chín biến động lớn theo thời
điểm, vào đầu vụ và cuối vụ giá mận cao nhưng đến giữa vụ giá giảm xuống thấp gần
bằng giá mận xanh. Thị trường tiêu thụ tại Đồng bằng Sông Hồng chiếm 52% cũng là
kênh hàng đạt giá trị gia tăng cao nhất và có hiệu quả tốt nhất. Thị trường tiêu thụ mận

chin tại Miền trung (chiếm 12%), Miền Nam (chiếm 30%) đạt giá trị hiệu quả cao
nhưng phần chi phí có phần hơi cao. Trong chuỗi giá trị mận xanh, thị trường tiêu thụ
chính là Trung Quốc, hàng năm tiêu thụ khối lượng ước tính 20,000 tấn. Mận xanh Mộc
Châu được tiêu thụ thông qua các tác nhân Tả Xích – Lẩu Pản để đưa về các cơ sở chế
biến tập trung ở khu vực Phù Ninh- Quảng Đơng, ước tính mỗi cơ sở chế biến tiêu thụ
100 xe container/vụ mận Mộc Châu. các công ty chủ yếu sử dụng phương pháp muối
mận, sau khoảng 5 tháng, sản phẩm mận muối là nguyên liệu đầu vào cho các công ty
chế biến bánh kẹo tại Trung Quốc, được phân phối tiêu thụ đi nhiều nơi trong địa bàn
tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Kênh hàng mận xanh Mộc Châu phân phối đi từ người
sản xuất đến người thu gom, người bán buôn Lạng Sơn (ở kênh 1) (chiếm40%) và
người bán buôn Mộc Châu (ở kênh 2) (chiếm 35%) đạt giá trị gia tăng cao và đạt hiệu
quả kinh tế. Riêng kênh hàng bán trức tiếp qua Trung Quốc thông qua thu gom tại Mộc
Châu đạt giá trị gia tăng thấp nhưng đạt hiểu quả cao hơn 2 kênh hàng trên. Các yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững chuỗi giá trị Mận tại huyện Mộc Châu: (1) Các
yếu tố thuộc về sản xuất như lao động tham gia sản xuất, kỹ thuật canh tác, giống Mận;
(2) Các yếu tố thuộc tính liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi; (3) Các yếu tố thuộc về
thị trường như giá cả, tỷ lệ thất thoát; (4) Các yếu tố thuộc về người tiêu dùng như sự
hiểu biết, sở thích, thói quen của người tiêu dùng.
Thơng qua nghiên cứu tôi đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững
chuỗi giá trị Mận tại huyện Mộc Châu. Giải pháp đối với từng tác nhân tham gia sản
xuất và tiêu thụ chuỗi giá trị Mận, Nâng cao hiểu quả các kênh hàng đạt hiệu quả về mặt
kinh tế cũng nhưg giảm thiểu tối đa mọi chi phí nhằm tăng giá trị gia tăng cho các tác
nhân. Đối với liên kết bền vững giữa các tác nhân: (1) tính liên kết dọc giữa sản xuất
với thu gom, thu gom với bán buôn; bán buôn với bán lẻ; (2) tính liên kết dọc giữa sản
xuất với sản xuất, giữa các tác nhân trung gian. Đối với thị trường nâng cáo chất lượng
sản phẩm, giảm thiểu tối đa tỷ lệ thất thoát và năm bắt các thị trường tiềm năng cho phát
triển mận xanh. Và đối với tiêu thụ sản phẩm: (1) xây dựng thương hiệu, (2) phát triển
tiêu thụ sản phẩm, (3) đa dạng hóa sản phẩm, (4) đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm,
(5) đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng sản phẩm.


x

download by :


THESIS ABSTRACT
1. Master candidate: Nguyen Ngoc Tu
2. Thesis title: "Solutions for sustainable development plums value chain in Moc Chau
district, Son La province".
3. Major: Agricultural Economics;
Code: 60.62.01.15
4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Moc Chau district located on a large plateau area with cool climate and fertilize
soil which suitable for development of tropical fruit trees. Plum tree - one of the
temperate fruit trees is considered as a strengths crops bring an important source of
income for Moc Chau District and Son La Province. Tam Hoa plum accounts for 4075% total income of many Moc Chau farmers. However, due to price fluctuations and
erratic markets the plum tree has not interested local people that lead to productivity and
quality are declining. Therefore, in order to improve the production and consumption
situation of Moc Chau plums it need towards sustainable agricultural development
based on the combination of goods channels. Analyze and evaluate the state of the value
chain plums in Moc Chau district in recent years, from which proposed system solution
synchronization to sustainable development plum value chain in Moc Chau district, Son
La province. Corresponding to these are the specific objectives: (1) systemize rationale
and practice of sustainable development value chain; (2) Assessment the status and
analysis the factors affecting on production of plum value chain in Moc Chau district,
Son La province; (3) Proposed solutions and recommendations for sustainable
development plum value chain in Moc Chau district in near future.
In this study we used flexibility between the primary and secondary data to
make the analysis said. In which secondary data collected from reports and documents
related to the actors produce and consume Plums in Moc Chau district. Primary data

was collected through in-depth interviews, structured and semi-structured interviews
with other agents involved in the production and consumption of Moc Chau district and
the relevant provinces. I use the methods of analysis, synthesis, research indicator
system, descriptive and comparable statistics to analyze and evaluate the situation of
plum value chain in Moc Chau district, as well as factors affecting the sustainable
development of the plum value chain in Moc Chau district.
The investigation and synthesize data show that Moc Chau is the largest plum
manufacturing district in Son La province. Moc Chau plum market has two main
product categories are green plums (60%) and ripen plums (40%). While main market
of Green Plums is China, ripen plum dominate domestic sites. Research plum value

xi

download by :


chain through showing Moc Chau plum has short season, just about 2 months, starting
from early April to late May lunar calendar. Price of ripen plum fluctuate by the time,
on the early and late of season, plums prices raising highly but the price dropped fastly
on middle time reaching to green plums price. The Red River Delta market account for
52% and is the channel with value-added highest and best efficiency. The consumer
market ripe plum in Central and South region respectively 12% and 30%, achieved high
efficiency value but the cost is a bit high. In the value chain of green plums, the main
market is China, the annual consumption is around 20,000 tons. Moc Chau green plums
are sold through agents Ta Xich – Lau Pan to centralized processing facilities in Phu
Ninh Guangdong region, estimated each processing factory consumes 100 container
trucks / season of Moc Chau plum. the company mainly uses salted plum method, after
about 5 months, the salted plum is input materials for confectionery processing
company in China, consumption is distributed to many places in the Guangdong and
Guangxi province. The distribution channel of Moc Chau green plum from producers to

collectors, wholesalers in Lang Son (first channel) (occupy 40%) and wholesalers in
Moc Chau (second channel) (35%) achieved high price, value added and economic
performance. The channels sell directly to China via collectors in Moc Chau achieve
low value added but a higher efficiency on two other channel. Factors affecting on
sustainable development of plum value chains in Moc Chau district: (1) The production
elements such as labor involved in the production, cultivation, plum varieties; (2) The
linkage among the actors in the chain; (3) The elements of the market as price, the rate
of loss; (4) The cause belong to consumer as the knowledge, interests and habits.
Through the study, I suggest some feasible solutions to sustainable development
value chain Plums in Moc Chau district. The implication for each agent involved in the
production and consumption Plum chain, improve the economic efficiency of channels
and minimize the costs in order to increase value added for the agent. For sustainable
linkage among agents: (1) the connection between producers and collectors, collectors
and wholesalers; wholesalers and retailes; (2) The cooperation between producer and
producer and between the intermediary agents. For improve product quality to meet
market demand, minimize wastage and catch the potential market for development of
green plums. And for consumption of products: (1) Build up branding, (2) develop
products marketing, (3) diversification of products, (4) ensure product quality
reputation, (5) meet requirements on product quality.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Cây mận (Prunus salicina) là loại cây ăn quả hạt cứng, là một trong những
cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao. Cây mận đã được trồng từ lâu ở
vùng trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam. Một số giống mận nổi tiếng như:

mận Hậu, mận Tà Hoàng Ly, mận Trái Tráng Ly, mận tím... đã phần nào đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Huyện Mộc Châu - vùng cao nguyên diện tích rộng lớn với điều kiện khí
hậu mát mẻ, thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển cây ăn quả ơn đới, có vị trí
thuận lợi cách Hà Nội 180 km, cách Sơn La 120 km. Cây mận - một trong những
loại cây ăn quả ôn đới được coi là cây trồng thế mạnh mang lại nguồn thu nhập
quan trọng cho huyện Mộc Châu nói riêng cũng như tỉnh Sơn La.
Mận Tam hoa Mộc Châu (chiếm 50% tổng diện tích cây ăn quả, tỷ trọng
thu nhập từ mận Tam Hoa chiếm 40-75% tổng thu nhập của nhiều hộ nông dân)
là sản phẩm tiềm năng được lựa chọn trong nghiên cứu tác động. Cuối những
năm 70 giống mận Tam Hoa của Trung Quốc được đưa vào trồng thử nghiệm tại
Quảng Ninh và sau đó đã được đưa về trồng ở Sơn La và Lào Cai. Qua khảo
nghiệm cây mận Tam Hoa đã khẳng định được khả năng thích nghi, chất lượng
sản phẩm và nhanh chóng trở thành cây trồng quan trọng trong việc xố đói giảm
nghèo và tiến tới làm giàu của người dân vùng cao.
Thị trường mận Mộc Châu gồm hai loại sản phẩm chính là mận xanh và
mận chín. Mận xanh thị trường tiêu thụ chính là xuất khẩu đi Trung Quốc, cịn
mận chín tiêu thụ nội địa. Mận được tiêu thụ ở nhiều dạng khác nhau: mận tươi,
mận khơ, mận chế biến rượu…Trong đó mận tươi vẫn là kênh hàng chiếm tỷ
trọng lớn. Thị trường mận giải quyết nhiều vấn đề đảm bảo lợi ích của người
nơng dân, và của những tác nhân khác tham gia trong chuỗi giá trị.
Tuy nhiên, do sự biến động thị trường tiêu thụ, giá mận chín biến động lớn
theo thời điểm, vào đầu vụ và cuối vụ giá mận cao nhưng đến giữa vụ giá giảm
xuống thấp gần bằng giá mận xanh và trên thị trường xuất hiện thềm nhiều sản
phẩm hoa quả cạnh tranh từ thị trường trong nước và Trung Quốc. Chính vì vậy
cây mận chưa nhận được sự quan tâm của người dân cũng như chính quyền địa
phương, dẫn đến năng suất, chất lượng ngày càng giảm. Nhiều vườn mận đã

1


download by :


được trồng từ đầu những năm 90, lại ít được chăm sóc, số lượng cây già cỗi
chiếm tỷ lệ cao và cho sản lượng thu hoạch thấp, thậm chí nhiều hộ gia đình cịn
bỏ hoang. Hiện nay, mận chủ yếu được tiêu thụ theo các hình thức bán xơ nên giá
bán khơng cao. Trong khi đó, một số siêu thị hay những cửa hàng bán hoa quả
cao cấp muốn có mận chất lượng cao để bán nhưng khơng có đối tác cung cấp và
cũng chưa xác định được loại mận nào có chất lượng tốt nhất. Sự xuất hiện các
mối quan hệ thể chế khác nhau, khác biệt về giá trị gia tăng trong các kênh phân
phối khác nhau cũng là một vấn đề cần được giải đáp về mặt tổ thức thị trường
của chuỗi giá trị.
Vì vậy, nhằm cải thiện tình hình đó địi hỏi tình hình sản xuất và tiêu thụ
mận Mộc Châu phải chuyển nhanh theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững
trên cơ sở kết hợp nhiều kênh hàng. Cần tạo ra những mơ hình phát triển tập
trung, quy mô lớn, phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng tốt nhất các nguồn tài
nguyên thiên nhiên (đất, nước, khí hậu,…) duy trì mức độ đa dạng sinh học, bảo
vệ sự trong lành của môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của
nông dân. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên
khắp mọi lĩnh vực, đặc biêt là khi tham gia vào hiệp định thương mại quốc tế
PPP và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu được xem là một trong những hướng
đi quan trọng mang lại lợi ích quốc gia. Bên cạnh đó là những thách thức và cạnh
tranh ngày càng khốc liệt hơn. Vì vậy, cần phải đưa ra được những giải pháp phát
triển chuỗi giá trị theo hướng bền vững .
Để tìm hiểu cụ thể hơn vấn đề này, chúng tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị Mận tại huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của chuỗi giá trị mận tại huyện

Mộc Châu trong những năm gần đây, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ
nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chuỗi
giá trị.

2

download by :


- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị
mận sản xuất tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị mận
tại huyện Mộc Châu trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
+ Nghiên cứu về chuỗi giá trị và phát triển bền vững dựa trên cơ sở lý luận
thực tiễn nào?
+ Làm rõ các tác nhân tham gia chuỗi giá trị mận Mộc Châu, tỉnh Sơn La?
+ Sự phân bố lợi ích trong chuỗi giá trị mận Mộc Châu ra sao?
+ Những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững ở các tác nhân tham
gia chuỗi giá trị mận là gì?
+ Cần có những giải pháp, kiến nghị gì nhằm phát triển bền vững chuỗi giá
trị mận Mộc Châu, tỉnh Sơn La?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị mận tại huyện Mộc Châu và các
tác nhân tham gia trong chuỗi.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

+ Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài gồm số liệu thứ cấp được
thu thập trong khoảng thời gian 3 năm 2013, 2014, 2015. Số liệu sơ cấp được tiến
hành điều tra từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016. Các giải pháp được đề xuất
trong giai đoạn 2016 đến 2020.
+ Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu về chuỗi giá trị mận Tam
Hoa sản xuất tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đánh giá thực trạng, xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững chuỗi giá trị; hạn chế, nguyên nhân
của sự hạn chế đó và đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị
mận Tam Hoa sản xuất tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trong quá trình điều
tra do thị trường Mận xanh chế biến trực tiếp bên thị trường Trung Quốc nên hạn
chế trong việc tiếp cận và giao tiếp. Nên đề tài chỉ tập trung vào thị trường Mận
chín trong nước và thị trường Mận xanh đến các đại lý thu mua Trung Quốc.

3

download by :


1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Từ đề tài nghiên cứu “Giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị Mận tại
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” sẽ góp phần nâng cao phát triển chuỗi mận tại
huyện Mộc Châu, đưa ra chuỗi giá trị mận chín hay mận xanh có hoạt động hiệu
quả cao nhất, khắc phục nhưng tồn tại, hạn chế của sự phát triển không bền vững
các chuỗi giá trị mận và tìm ra giải pháp giúp phát triển bền vững chuỗi giá trị
mận tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

4

download by :



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Bản chất và khái niệm về phát triển bền vững chuỗi giá trị
2.1.1.1. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một trong những sáng tạo học thuật của GS. Michael Porter
- cha đẻ của chiến lược cạnh tranh, được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1985 trong
cuốn “Lợi thế cạnh tranh”. Theo Michale Porter (1985), chuỗi giá trị là cơng cụ
cơ bản để thực hiện phân tích lợi thế cạnh tranh, là chuỗi các hoạt động của một
công ty hoạt động trong một ngành nghề cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt
động theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó.
Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều giá trị hơn tổng giá trị gia tăng của
các hoạt động cộng lại và khách hàng là người được hưởng. Ơng đã dùng khung
phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên xác định vị trí của mình
như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng
và đối thủ cạnh tranh. Ông đã đề cập đến những hoạt động của công ty như một
phần của chuỗi các hoạt động rộng hơn mà ông gọi là hệ thống giá trị. Một hệ
thống giá trị bao gồm các hoạt động do tất cả thành phần trong công ty tham gia
vào việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ bắt đầu từ nguyên liệu thô đến khi
phân phối thành phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Những hoạt động trong
mơ hình chuỗi bao gồm:
+ Hoạt động chính
- Hậu cần bên trong: gồm các hoạt động tiếp nhận, quản lý dự trữ các
nguyên vật liệu và phân phối những nguyên vật liệu này tới mọi công đoạn khác
trong công ty theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất đặt ra.
- Hoạt động tác nghiệp: là quá trình chuyển đổi những nguyên vật liệu vào
thành sản phẩm và dịch vụ cuối cùng.
- Hậu cần bên ngoài: là việc quản lý dự trữ và phân phối sản phẩm cuối
cùng của công ty.

- Marketing và bán hàng: là những hoạt động liên quan đến việc quảng
cáo, khuyến mại, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ trong kênh và
định giá.

5

download by :


- Dịch vụ khách hàng (dịch vụ sau bán hàng): liên quan đến việc hỗ trợ sau
khi sản phẩm và dịch đã được chuyển giao người tiêu dùng nhằm gia tăng, duy
trì giá trị của sản phẩm. Ví dụ như: lắp đặt, hậu mãi, khuyến mãi…
+ Hoạt động hỗ trợ
- Cơ sở hạ tầng công ty: đề cập đến việc quản lý chung, cơ ấu tổ chức, lập
kế hoạch quản lý tn thủ luật pháp, tài chính, kế tốn, quản lý chất lượng, quản
lý cơ sở vật chất, văn hóa công ty…
- Thu mua (mua hàng): liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu
vào bao gồm nguyên vật liệu, các nhà cung cấp, máy móc, cơng nghệ, thiết bị và
các dịch vụ đầu vào khác…
- Phát triển công nghệ liên quan tới các bí quyết, quy trình, thủ tục, công
nghệ được sử dụng.
- Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động liên quan tới chiêu mộ,
tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị tiền lương cho người lao động trong
công ty.
Theo Michael Porter, các công đoạn cơ bản và tất yếu nhất của một chuỗi
giá trị sẽ diễn ra kế tiếp nhau và tác động lẫn nhau để tạo ra sản phẩm và tiêu thụ
sản phẩm đó. Để chuỗi giá trị diễn ra bình thường thì bên cạnh các hoạt động
chính, cần phải có sự hỗ trợ của các hoạt động phụ.
Sau đó lý thuyết chuỗi giá trị được các học giả như Gereffi và các công sự
(1994,1999), Kaplinsky and Morris (2001) lần lượt đưa ra.

- Gary Gereffi (1994), một trong những vị giáo sư đi tiên phong vũ cũ công
lớn trong việc đặt nền tảng lý thuyết chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu, nhận
định rằng: “Ở dạng cơ bản nhất, một chuỗi giá trị gia tăng là một quá trình mà
theo đó kỹ thuật, cơng nghệ kết hợp với ngun vật liệu đầu vào, lao động để sản
xuất, phân phối và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng”.
- Raphael Kaplinsky and Mike Morris (2001), tiếp tục đưa ra quan điểm
chuỗi giá trị là một loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (một
dịch vụ) từ lúc cịn là ý tưởng, thơng qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến
khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và sự hủy bỏ sau khi đã sử dụng.
Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt
động để tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi . Theo hai ơng, khái niệm chuỗi giá
trị có thể giải thích theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:

6

download by :


Theo nghĩa hẹp: Chuỗi giá trị giản đơn bao gồm một loạt các hoạt động
thực hiện trong một tổ chức để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Điều này có
thể bao gồm: Giai đoạn thiết kế ý tưởng, quá trình tập hợp các đầu vào, quá trình
sản xuất, các hoạt động tiếp thị và phân phối sản phẩm, các hoạt động dịch vụ
hậu mãi.… Tất cả các hoạt động này tạo nên một chuỗi để liên kết các nhà sản
xuất với người tiêu dùng. Mặt khác mỗi hoạt động đều tạo thêm ‘giá trị’ vào cho
sản phẩm cuối cùng.
Theo nghĩa rộng: Chuỗi giá trị mở rộng xem xét đến dãy phức hợp các
hoạt động được thực hiện bởi các tác nhân khác nhau (người sản xuất ban đầu,
người chế biến, người buôn bán, người cung cấp dịch vụ… ) để tạo ra các nguyên
liệu thô tới việc bán lẻ sản phẩm cuối cùng. Chuỗi giá trị ‘nghĩa rộng’ xuất phát
từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và di chuyển dọc theo các mối liên hệ với

các doanh nghiệp khác liên quan đến thương mại, lắp đặt, chế biến, v.v... Cách
tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy
nhất tiến hành, mà nó xem xét các mối liên kết ngược và xuôi cho đến khi
nguyên liệu thô được sản xuất, được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng.
2.1.1.2. Các khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị
Ngày nay bên cạnh các khái niệm về chuỗi giá trị, người ta nhắc đến các
thuật ngữ liên quan như “chuỗi cung ứng”, “chuỗi nhu cầu” hay “mạng sản xuất”.
Những thuật ngữ này có mối quan hệ chặt chẽ và đôi lúc được dùng thay thế cho
nhau. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều quan điểm trái chiều và chưa có sự thống
nhất. Do đó để tìm hiểu cụ thể về các mối liên hệ này, việc trình bày các khái niệm
liên quan để từ đó có cái nhìn tồn diện hơn về chuỗi giá trị là cần thiết.
a. Chuỗi cung ứng
Thuật ngữ chuỗi cung ứng đang được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và
Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về chuỗi cung
ứng. Lambert el al. (1998), khi nhấn mạnh đến đối tượng cung ứng sản phẩm thì
chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ
vào thị trường. Nhiều quan niệm khác nhấn mạnh đến quá trình tổ chức của
chuỗi cung ứng thì cho rằng chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên
quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chopra Sunil
và Pter Meindl (2001), chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung
cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng. Trong
nhiều trường hợp, theo Ram Ganeshan and Terry P.Harrison (1995), khái niệm

7

download by :


về chuỗi cung ứng thể hiện được vai trò của từng tác nhân tham gia chuỗi cung
ứng trong mối quan hệ với các tác nhân khác trong quá trình cung cấp sản phẩm

để đáp ứng nhu cầu của khách hàng do vậy chuỗi cung ứng trong trường hợp này
sẽ là một một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các
chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm
và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng. Nhấn mạnh đến vấn đề quản
trị trong chuỗi cung ứng nhiều, Mentzer el al. (2001) cho rằng chuỗi cung ứng
chính là việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh
truyền thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một
cơng ty và giữa các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải
thiện kết quả lâu dài của từng cơng ty và tồn bộ chuỗi cung ứng. Tiago
Wandschneider và Ngô Thị Kim Yến (2004), các nghiên cứu gần đây chỉ ra và
nhấn mạnh đến vai trò của việc xác định và phát triển các kênh phân phối hoặc
kênh thị trường qua đó sản phẩm được chuyển tới tay người tiêu dùng, điều này
rất phù hợp với tổ chức của các chuỗi cung ứng nơng sản vì nơng dân là người
trực tiếp sản xuất ra nhưng ít khi bán trực tiếp sản phẩm đó cho người tiêu dùng .
Do đó chuỗi cung ứng nông sản thương quan tâm nhiều đến hệ thống các liên kết
để đưa sản phẩm từ một nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ.
Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị: Mặc dù chuỗi cung ứng tập trung nhiều
vào vấn đề cung ứng và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng, trong khi chuỗi
giá trị hướng đến việc người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để được tiêu dùng sản
phẩm nhưng giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng có những điểm chung đó là
nơng sản hàng hóa đề phải trả qua các cơng đoạn khác nhau để đến được người
tiêu dùng cuối cùng (Kapinsky and Moris, 2001). Về cơ bản chuỗi giá trị là hoạt
động của nhiều tác nhân tham gia (người sản xuất, chế biến, thương nhân) nhằm
biến nguyên liệu thô thành một sản phẩm bán được ra thị trường và tổ chức phân
phối tới người tiêu dùng (Porter, 1985). Trong khi đó, chuỗi cung ứng nhấn mạnh
đến quá trình phân phối và bán sản phẩm theo các kênh phân phối nhất định
nhằm bán được sản phẩm với giá cả hợp lý (Lambert et al., 1998). Điều này hoàn
toàn phù hợp với việc phát thị triển thị trường nông sản ở Việt Nam hiện nay,
phát triển các chuỗi cung ứng an toàn và chất lượng cao có vai trị đặc biệt quan
trọng đối với khu vực đơ thị vì khu vực này có mật độ dân cư đông, nhu cầu đa

dạng và cũng là nơi trung chuyển hàng hóa nơng sản sang các khu vực khác trên
tồn quốc. Do đó, việc xây dựng các vành đai, các mạng lưới tiêu thụ nông sản

8

download by :


bền vững bao gồm cả các sản phẩm từ trồng trọt, chăn ni và thủy sản sẽ góp
phần quan trọng vào việc gia tăng giá trị của sản phẩm và đáp ứng nhu cầu tốt
hơn của người tiêu dùng khu vực thành thị.
b. Chuỗi nhu cầu
Chuỗi nhu cầu được coi là hình ảnh tương phản của chuỗi cung ứng vì
chuỗi nhu cầu xuất phát từ phía nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Nó giúp
cho các cơng ty dự báo được nhu cầu để có kế hoạch sản xuất hiệu quả nhằm đáp
ứng được nhu cầu của thị trường. Theo các quan điểm hiện đại, chuỗi cung ứng
lý tưởng nhất khi nó trở thành một "chuỗi nhu cầu". Nói cách khác, việc nắm bắt
được xu thế thị trường sẽ mang lại cách thức quản lý tối ưu chuỗi cung ứng. Vốn
dĩ bản chất của một chuỗi cung ứng là tập trung vào việc tạo ra hiệu quả thông
suốt trong dòng chảy của vật liệu từ nguồn tới người tiêu dùng. Tuy nhiên một
chuỗi nhu cầu lại được tập trung vào việc tạo ra hiệu quả thông qua sự đáp ứng
nhu cầu của thị trường một cách nhanh chóng. Do đó chìa khóa cho sự chuyển
đổi này – tức từ chuỗi cung ứng sang chuỗi nhu cầu là sự nhanh nhẹn.
c. Mạng sản xuất
Mạng sản xuất là sự thể hiện các mối quan hệ và liên kết bên trong hoặc
giữa các nhóm cơng ty trong một chuỗi giá trị để sản xuất, phân phối và hỗ trợ
tiêu dùng các sản phẩm cụ thể. Hiện nay, có hai loại mạng sản xuất đặc biệt phổ
biến là mạng sản xuất do nhà sản xuất chi phối gắn với các loại hình cơng nghệ
phức tạp như trong các ngành ô tô, điện tử và mạng sản xuất do nhà bán lẻ chi
phối gắn với các ngành sử dụng công nghệ đơn giản như dệt may.

Theo Abonnyi George (2006), ông cho rằng mối quan hệ giữa chuỗi giá trị
và mạng sản xuất như sau: “Quy trình cho ra đời và hỗ trợ tiêu dùng của một sản
phẩm hay dịch vụ, nếu được nhìn từ góc độ tạo giá trị là một chuỗi giá trị, song
nếu đuợc nhìn từ góc độ các mối quan hệ, liên kết sản xuất thì đó sẽ là một mạng
sản xuất” (Lê Thị Ái Lâm và Nguyễn Hồng Bắc, 2009).
d. Sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình,
trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải
là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu
ra q trình sản xuất của rừng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản
phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các

9

download by :


sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân
đầu tiên.
e. Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự
quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những
doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động
kinh tế của họ. Tác nhân được phân ra làm hai loại:
Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh,...)
Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy...)
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp các
chủ thể có cùng một hoạt động. Ví dụ tác nhân “nơng dân” để chỉ tập hợp tất cả các
hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ thương nhân; tác
nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi khơng gian phân tích.

Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính
là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên tác
nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng chế
biến, hộ bán bn có chức năng bán bn... Một tác nhân có thể có một hay
nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính
chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Các tác nhân đứng sau thường có chức
năng hồn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trước kế nó cho đến khi chức
năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì ta đã có sản phẩm
cuối cùng của ngành hàng.
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững
Thuật ngữ “phát triển bền vững” ngày càng trở nên phổ biến và đuợc quan
tâm khi thế giới ngày càng phát triển. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn Thế giới” (công bố bởi Hiệp hội
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN, 1980) với nội
dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát
triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác
động đến môi truờng sinh thái học".
Đến năm 1987, thông qua báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our
Common Future) của ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là
ủy ban Brundtland) (1987) ghi rõ: “Phát triển bền vững là đạt được những nhu

10

download by :


cầu và nguyện vọng của nhân loại mà không phải hy sinh khả năng của những
thế hệ tương lai cũng đạt được các nhu cầu và mong đợi của họ”. Theo khái
niệm của Tổ chức lương thực thế giới – FAO (1987): “Phát triển bền vững bảo
tồn tài nguyên đất, nước, các nguồn gen thực và động vật, và mang lại thuộc tình

khơng phá hủy mơi trường, đúng đắn về mặt kỹ thuật, có hiểu quả kinh tế và
chấp nhận được về mặt xã hội”.
Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế-xã hội, nhà cầm quyền,
các tổ chức xã hội, phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hịa 3 lĩnh
vực chính: mơi trường, xã hội, kinh tế:
Khía cạnh mơi trường trong “phát triển bền vững” địi hỏi chúng ta duy trì
sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên để phục vụ lợi ích con người. Không hủy hoại nguồn tài nguyên thiên
nhiên, giữ nguồn nước ngầm trong sạch và không gây ô nhiễm mơi trường.
Khía cạnh xã hội của “phát triển bền vững” chú trọng vào sự phát triển sự
công bằng và xã hội, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho con người có cơ hội phát
huy hết tiềm năng của bản thân. Một nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo
cho người nơng dân có đầy đủ cơng ăn việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống
vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao.
Yếu tố kinh tế đóng một vai trị khơng thể thiếu trong “phát triển bền vững”.
Sản xuất nông nghiệp phải đạt hiểu quả cao, làm ra nhiều sản phẩm, không
những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thức ăn chăn ni, dự trữ lương thực mà cịn
xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nó địi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế
trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên, được tạo điều kiện thuận
lợi, được quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động
kinh tế và được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát
triển của bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng được dựa trên những
nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng
chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít,
nhưng trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm
những quyền cơ bản của con người.
Như vậy, từ những khái niệm trên, “phát triển bền vững” hiện đang là mục
tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù
kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù
hợp nhất với quốc gia đó. Nền nơng nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo


11

download by :


được mục đích là kiến tạo một hệ thống bền vững về kinh tế, xã hội và mơi
trường. Đây chính là thước đo của sự phát triển. Cần phải tính đến lợi ích của
những cộng đồng khơng được hưởng lợi hoặc hưởng lợi quá ít từ sự tăng trưởng,
đến lợi ích của thế hệ mai sau.
2.1.2. Vai trò của việc phân tích chuỗi giá trị bền vững
Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị “lập sơ đồ một
cách hệ thống các bên tham gia” vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một
(hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của
những người tham gia, cơ cấu lãi và chi phí, dịng hàng hóa trong chuỗi, đặc
điểm việc làm và khối lượng và điểm đến của hàng hóa được bán trong nước và
nước ngồi (Kaplinsky and Morris 2001). Những chi tiết này có thể thu thập
được nhờ kết hợp điều tra thực địa, thảo luận nhóm tập trung, PRA, phỏng vấn
thông tin và số liệu thứ cấp.
Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có vai trị trung tâm trong việc “xác định sự
phân phối lợi ích của những người tham gia” trong chuỗi. Có nghĩa là, phân tích
lợi nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phẩm trong chuỗi để xác định ai được
hưởng lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được hưởng
lợi nhờ được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối
cảnh của các nước đang phát triển (và đặc biệt là nơng nghiệp), với những lo ngại
rằng người nghèo nói riêng dễ bị tổn thương trước q trình tồn cầu hóa
(Kaplinsky và Morris 2001). Có thể bổ sung phân tích này bằng cách xác định
bản chất việc tham gia trong chuỗi để hiểu được các đặc điểm của những người
tham gia.
Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị “có thể dung để xác định vai trò của việc

nâng cấp trong chuỗi giá trị”. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sản
phẩm giúp nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hóa dịng sản
phẩm. Phân tích quá trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các bên
tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại. Các vấn đề
quản trị có vai trị then chốt trong việc xác định những hoạt động nâng cấp đó
diễn ra như thế nào. Ngoài ra, cơ cấu của các quy định, rào cản gia nhập, hạn chế
thương mại, và các tiêu chuẩn có thể tiếp tục tạo nên và ảnh hưởng đến môi
trường mà các hoạt động nâng cấp diễn ra.
Cuối cùng, phân tích chuỗi giá trị “có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị
trong chuỗi giá trị”. Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ

12

download by :


và cơ chế điều phối tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị. Quản trị
quan trọng từ góc độ chính sách thơng qua xác định các sắp xếp về thể chế có thể
cần nhắm tới để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các sai lệch về
phân phối và tăng giá trị gia tăng trong ngành.
Vì vậy, nghiên cứu chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các dự
án, chương trình hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt
được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một
quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định,
bền vững.
Chuỗi giá trị mận trên địa bàn huyện Mộc Châu đang bắt đầu hình thành
nên hiện nay chất lượng, giá cả, lợi ích và ngay cả an tồn thực phẩm khơng ai
chịu trách nhiệm và người sản xuất thường chịu thua thiệt. Sự liên kết và trách
nhiệm của các tác nhân trong kênh tiêu thụ còn lỏng lẻo và bộc lộ nhiều hạn chế.
Hay nói cách khác, mối liên kết, sự tương tác nhiều mặt giữa các tác nhân tham

gia và trách nhiệm của họ trong chuỗi cung ứng các hàng hoá dịch vụ đầu vào và
tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất cịn yếu.
Nghiên cứu chuỗi giá trị mận có ý nghĩa quan trọng nhằm khắc phục những
điểm yếu của chuỗi, làm cơ sở cho việc hình thành các dự án, chương trình hỗ trợ
sản xuất, kinh doanh quả mận trên địa bàn huyện.
2.1.3. Đặc điểm của nội dung nghiên cứu phát triển bền vững chuỗi giá trị
2.1.3.1. Lý luận và phân loại mận
Mận ở Việt Nam được trồng nhiều ở khu vực phía bắc – nơi có khí hậu lạnh
phù hợp với loại cây ôn đới như là mận, và có nhiều chủng loại mận ngon như:
mận Hậu, mận Tam Hoa, mận Lạng Sơn, mận Vân Nam.
Mận Tam Hoa tại huyện Mộc Châu được đưa vào nghiên cứu trong đề tài
này gồm cả mận xanh và mận chín.
Mận xanh là mận đầu mua được thu hoạch sớm để bán ra thị trường, phục
vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, vào lúc này mận có vị chua, chát. Tuy nhiên
với việc kết hợp với các loại đồ chấm hay để dầm thì mận xanh vẫn có thể kinh
doanh được với giá khá cao. Mận xanh chủ yếu được thu mua để phục vụ cho
nhu cầu xuất khẩu qua chế biến và chưa qua chế biến.
Mận chín là mận đến vụ mùa, mận này chủ yếu được bán phục vụ nhu cầu
trong nước, mận từ các tỉnh miền bắc được vận chuyển đi càng vùng miền khác

13

download by :


×