Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sau tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn tại các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP ở tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN THỊ LAN HƯƠNG

GIÁM SÁT SAU TIÊM PHÒNG VẮC-XIN DỊCH TẢ
LỢN TẠI CÁC HỘ CHĂN NI ÁP DỤNG QUY
TRÌNH GAHP Ở TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 26 tháng 10 năm 2018


Tác giả luận văn

Phan Thị Lan Hương

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Huỳnh Thị Mỹ Lệ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo,
Bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, khoa Thú Y – Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Nơng
nghiệp và PTNT tỉnh Thái Bình, Ban quản lý Trung ương Dự án LIFSAP đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nợi, ngày 26 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Thị Lan Hương


ii

download by :


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vii
DANH MỤC ẢNH.................................................................................................... viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................1

1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................3

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................3

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC
TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................4
2.1.

KHÁI NIỆM BỆNH DỊCH TẢ LỢN ................................................................4

2.2.

LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH DỊCH TẢ LỢN...........................................4

2.3.

VIRUS GÂY BỆNH DỊCH TẢ LỢN ...............................................................5

2.3.1.

Hình thái và cấu trúc của virus Dịch tả lợn .......................................................5

2.3.2.

Đặc tính ni cấy của virus ..............................................................................6

2.3.3.

Độc lực và kháng nguyên của virus..................................................................6

2.3.4.

Sức đề kháng ...................................................................................................8


2.4.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ ......................................................................................8

2.4.1.

Loài mắc bệnh .................................................................................................8

2.4.2.

Chất chứa mầm bệnh .......................................................................................8

2.4.3.

Đường xâm nhập của virus ..............................................................................9

2.4.4.

Cách sinh bệnh ................................................................................................9

2.5.

TRIỆU CHỨNG – BỆNH TÍCH ....................................................................10

2.5.1.

Triệu chứng ...................................................................................................10

2.5.2.


Bệnh tích .......................................................................................................12

2.6.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐỐN BỆNH ................................................14

2.6.1.

Chẩn đốn lâm sàng .......................................................................................14

2.6.2.

Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm ................................................................16

iii

download by :


2.6.3.

Phát hiện kháng thể........................................................................................18

2.7.

PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN ................................................18

2.7.1.

Vệ sinh phòng bệnh .......................................................................................18


2.7.2.

Phòng bệnh bằng vắc-xin ...............................................................................19

2.7.3.

Các biện pháp chống dịch ..............................................................................20

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................25
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................................................25

3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..........................................................................25

3.3.

ĐỐI TƯỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................25

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................25

3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................25


3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................25

3.5.2.

Phương pháp tính tốn số liệu ........................................................................26

3.5.3.

Phương pháp xét nghiệm: ..............................................................................26

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................30
4.1.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHĂN NI CỦA TỈNH THÁI BÌNH........................30

4.1.1.

Kết quả điều tra phát triển chăn ni tại Thái Bình.........................................31

4.1.2.

Kết quả điều tra chăn nuôi tại các huyện vùng GAHP ....................................32

4.2.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BỆNH DỊCH TẢ LỢN TRÊN ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .....................................36


4.2.1.

Kết quả điều tra tiêm phòng vắc-xin bệnh Dịch tả lợn ....................................36

4.2.2.

Kết quả điều tra dịch bệnh Dịch tả lợn trên địa bàn nghiên cứu trong
những năm gần đây........................................................................................39

4.3.

KẾT QUẢ KIỂM TRA HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ DỊCH TẢ LỢN
TRONG HUYẾT THANH Ở ĐÀN LỢN TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU NĂM 2017............................................................................................40

4.3.1.

Kết quả giám sát sau tiêm phòng vắc-xin DTL năm 2017 ..............................40

4.3.2.

Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể trong mẫu huyết thanh năm 2018 .......43

4.3.3.

So sánh kết quả giám sát của năm 2016, 2017 và 2018...................................46

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................48
5.1.


KẾT LUẬN ...................................................................................................48

5.2.

KIẾN NGHỊ ..................................................................................................48

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................49
PHỤ LỤC ...................................................................................................................52

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BVD

Border disease virus

BVDV

Bovine viral diarrhea

CS

Cộng sự


CSFV

Classsical swine fever virus

DTL

Dịch tả lợn

GAHP

Good animal Husbandry Practic

LIFSAP

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an tồn thực phẩm

NPLA

Neutralising Peroxidase Link Assay

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn.

OIE

World Organisation for Animal Health

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TLC

Tỷ lệ chết

TLMB

Tỷ lệ mắc bệnh

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4. 1. Số hộ chăn nuôi và số hộ tham gia áp dụng quy trình GAHP .....................33
Bảng 4. 2. Đàn lợn của các huyện GAHP trong những năm gần đây...........................34
Bảng 4. 3. Kết quả chăn nuôi của các huyện GAHP đến hết tháng 6/2018 ..................35
Bảng 4. 4. Kết quả tiêm phòng vắc-xin DTL trong những năm gần đây ......................37
Bảng 4. 5. Tình hình tiêm phịng vắc xin DTL 06 tháng đầu năm 2018 ......................38
Bảng 4. 6. Kết quả điều tra về dịch bệnh Dịch tả lợn trên địa bàn nghiên cứu .............39
Bảng 4. 7. Kết quả giám sát sau tiêm phòng DTL năm 2017 ......................................41
Bảng 4. 8. Kết quả giám sát huyết thanh sau tiêm phòng vắc-xin DTL năm 2016 .......43
Bảng 4.9. Kết quả giám sát sau tiêm phòng DTL năm 2018 ......................................44

Bảng 4.10. Kết quả giám sát sau tiêm phòng vắc-xin DTL năm 2016, 2017 và 2018 ..46

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 4. 1. Tỷ lệ hộ chăn ni trong vùng GAHP so với tồn tỉnh ................................33
Hình 4. 2. So sánh tổng đàn lợn của 05 vùng GAHP với tồn tỉnh ...............................35
Hình 4. 3. Tỷ lệ tiêm phịng vắc-xin bệnh DTL của 05 huyện GAHP ...........................38
Hình 4. 4. So sánh tỷ lệ mẫu có KT và KTBH của 05 huyện năm 2017........................42
Hình 4. 5. So sánh tỷ lệ mẫu có KT và KTBH của 05 huyện năm 2018........................45
Hình 4. 6. So sánh kết quả giám sát của năm 2016, 2017 và 2018 ................................47

vii

download by :


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1. Vắc-xin DTL dùng để tiêm phòng..................................................................60
Ảnh 2. Cố định và lấy máu đối lợn có trọng lượng nhỏ ..............................................60
Ảnh 3. Cố định và lấy máu đối lợn có trọng lượng lớn ..............................................61
Ảnh 4. Mẫu máu sau khi để lắng ...............................................................................61
Ảnh 5. Chắt huyết thanh ............................................................................................61
Ảnh 6. Đĩa làm mẫu ..................................................................................................62
Ảnh 7. Tủ ấm ............................................................................................................62
Ảnh 8. Kính hiển vi đọc kết quả ................................................................................62
Ảnh 9. Kết quả mẫu dương tính.................................................................................62

Ảnh 10. Kết quả mẫu âm tính ......................................................................................62

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phan Thị Lan Hương
Tên luận văn: “Giám sát sau tiêm phòng vắc-xin Dịch tả lợn tại các hộ chăn ni áp
dụng quy trình GAHP ở tỉnh Thái Bình”
Ngành:

Thú y

Mã số: 8640101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
- Điều tra tình hình dịch tễ bệnh Dịch tả lợn ở đàn lợn trên địa bàn 05 huyện GAHP:
Kiến Xương, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Vũ Thư và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình.
- Giám sát khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn lợn sau khi tiêm phòng vắc-xin
dịch tả.
Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp thu thập số liệu
- Sử dụng số liệu lưu trữ thứ cấp ở Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Bình, và
BQL dự án LIFSAP tỉnh Thái Bình từ năm 2015 – 2017 và 6 tháng đầu năm 2018.
- Kết quả chẩn đoán bệnh Dịch tả lợn của Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương
gửi Ban Quản lý dự án LIFSAP tỉnh Thái Bình.
2. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu điều tra, thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010.
- Sử dụng phần Minitab 14
3. Phương pháp xét nghiệm
Cách thu thập mẫu
- Lấy máu từ tĩnh mạch tai, vịnh tĩnh mạch cổ lợn.
- Lượng máu cần cho mỗi mẫu là 5 ml.
- Sau khi lấy máu, để nghiêng ống nghiệm một góc 450 ở nhiệt độ phịng trong
2h, chắt huyết thanh sang ống nghiệm khác đã vô trùng; huyết thanh chưa sử dụng ngay
thì bảo quản ở 1 - 40C.
Xử lý
Định lượng kháng thể dịch tả lợn bằng phương pháp NPLA - phản ứng trung hòa
kháng thể dịch tả lợn trên môi trường tế bào để đánh giá tỷ lệ bảo hộ của vắc-xin dịch tả
lợn sau tiêm phòng (theo TCVN-5273:2010).

ix

download by :


Kết quả chính và kết luận:
Từ kết quả điều tra tình hình chăn ni lợn tại các hộ GAHP và kết quả kiểm tra
hàm lượng kháng thể trong các mẫu huyết thanh của đàn lợn đã được tiêm phòng của
tỉnh Thái Bình chúng tơi rút ra một số kết luận như sau:
1. Kết quả điều tra tình hình chăn ni lợn của các hộ GAHP trong những
năm gần đây:
- Tổng số hộ chăn nuôi của 05 huyện GAHP là 269.893 hộ, chiếm tỷ lệ 59,5%
trên tổng số hộ chăn nuôi tồn tỉnh. Tổng số hộ chăn ni áp dụng quy trình GAHP theo
dự án LIFSAP trong 05 huyện GAHP là 2.246 hộ tương ứng là 0,83% tổng số hộ chăn
nuôi trong huyện GAHP.
- Tổng đàn lợn của 05 huyện GAHP qua các năm 2015, 2016, 2017 so với tổng

đàn lợn của tỉnh lần lượt là: 62,8%, 63,9%, 57,6%.
- Trong 6 tháng đầu năm 2018 số lợn nuôi của các huyện GAHP đạt 538.836
con trong đó có 81.761 con thuộc các hộ GAHP tương ứng với 15,17%. Tổng số lợn 06
tháng đầu năm 2018 trong vùng GAHP bằng 95,3% so với năm 2017.
- Tỷ lệ tiêm phịng vắc-xin DTL trung bình của 05 huyện GAHP qua các năm
2015, 2016 và 2017 lần lượt là 90,9%, 90,67% và 88,48%.
- Tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn trong 05 huyện GAHP: có duy nhất 01 huyện
vẫn xuất hiện lợn ghi mắc bệnh Dịch tả lợn là huyện Quỳnh Phụ với số lượng lợn mắc
như sau: năm 2015 có 138 con, năm 2016 có 116 con và năm 2017 có 102 lợn ghi mắc
bệnh Dịch tả lợn.
2. Kết quả về khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn lợn với vắc-xin DTL
- Kết quả năm 2017 : trung bình tỷ lệ mẫu có kháng thể là 92% và tỷ lệ mẫu có
kháng thể bảo hộ là 78%.
- Kết quả năm 2018 : trung bình tỷ lệ mẫu có kháng thể là 67,5% và tỷ lệ mẫu có
kháng thể bảo hộ là 65%.
- So sánh kết quả giám sát trong những năm gần đây:
Tỷ lệ mẫu kiểm tra có kháng thể cao nhất là năm 2017 với tỷ lệ là 92%, tiếp đến là
năm 2016 với tỷ lệ là 90,5% và thấp nhất là năm 2018 với tỷ lệ là 67,5%.
Tỷ lệ mẫu có kháng thể bảo hộ lại cao nhất là năm 2016 với tỷ lệ là 83%, tiếp đến
là kết quả của năm 2017 và 2018 với tỷ lệ lần lượt là 78% và 65%.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phan Thi Lan Huong
Thesis title: “Mornitorning after vaccinating with swine fever virus vaccines in
livestock household GAHP of Thai Binh province”

Major: Veterinary

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- Identifying some epidemiological situation of Hog Cholera on some herds in
five GAHP districts of Thai Binh province as: Kien Xuong, Đong Hung, Quynh Phu,
Vu Thu and Thai Thuy.
- Monitorning ability of immune response on pigs after vaccinating with swine
fever virus vaccines
Materials and Methods:
1. Collecting data
- Using secondary recorded data from Department of Agricultre ang Rural
develoment from 2015 to 2017 and the first six months of 2018.
- Results of diagnosis swine fever virus from the National Center for Veterinary
Diagnosis sent to PPMU Thai Binh.
2. Method of data calculation
- The collected data is analysed by Microsoft Excel 2010 software
- Minitab 14 software
3. Method of testing
Method of sample collection
- Taking sample from venous system of pig’s ears and neck
- 5 ml for each sample
- After taking the blood sample, tilting the test tube at 450 at room temperature
for 2 hours, then purging the serum to another sterile tube; unused serum should be
stored at 1 - 40C.
Analysis:
Using NPLA test (NPLA - Neutralising Peroxidase – Linked Assay) to determine
the antibody level in pig’s serum.


xi

download by :


Main findings and conclusions:
From the results of research on pig production in GAHP households and
antibody testing in serum samples of vaccinated pigs in Thai Binh province, we draw
some conclusions as follows:
1. The results of research on pig production in GAHP households in recent years:
- The total number of husbandry households in 05 GAHP districts is 269,893,
accounting for 59.5% of total husbandry households in the province. The total number
of households applying GAHP under LIFSAP project in 05 GAHP districts is 2,246
which is equivalent to 0.83% of total husbandry households in GAHP districts.
- The total pig herds in 05 GAHP districts in 2015, 2016 and 2017 compared to
one of the province is 62.8%, 63.9% and 57.6% respectively.
- In the first 6 months of 2018, the number of pigs in production in GAHP
districts reached 538,836, of which 81,761 belonged to GAHP households, equivalent to
15.17%. The total number of pigs in the first 6 months of 2018 in GAHP areas was
95.3% compared to 2017.
- The average CSF vaccination rate of 05 GAHP districts over the years 2015,
2016 and 2017 was 90.9%, 90.67% and 88.48% respectively.
- The CSF status in 05 GAHP districts: Only one district which is Quynh Phu
recorded CSF appearance with the number of infected pigs as follows: 138 in 2015, 116
in 2016 and 102 in 2017.
2. Result of immune response of pigs to DTL vaccine:
- Result of 2017: average rate of samples contain antibody was 92% and samples
contain protective antibody was 78%.
- Result of 2018: average rate of samples contain antibody was 67.5% and

samples contain protective antibody was 65%.
- Comparison of monitoring results in recent years:
The highest rate of samples contain antibody is 2017 with 92%, followed by 2016
with 90.5% and 2018 with the lowest rate of 67.5%.
The highest rate of samples contain protective antibody is 2016 with 83%,
followed by 2017 and 2018 with 78% and 65% respectively.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh dịch tả lợn là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loại virus cấu trúc
ARN thuộc giống Pestivirus, họ Flaviridae. Virus dịch tả lợn chỉ có một serotyp
duy nhất. Bệnh chỉ xảy ra ở loài lợn các mức độ khác nhau tùy thuộc vào độc lực
của virus, tuổi động vật mẫn cảm và thời gian nhiễm bệnh, bệnh lây lan nhanh và
tỷ lệ chết cao. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng phát mạnh vào mùa xuân. Bệnh
thường lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe, lợn có chửa nhiễm virus dịch tả
lợn sẽ truyền virus sang con qua nhau thai.
Một thực tế gặp phải khi thực hiện dự án Cạnh tranh ngành chăn ni và an
tồn thực phẩm (LIFSAP) là mặc dù đàn lợn đã được tiêm phòng vắc-xin dịch tả
lợn nhưng vẫn lẻ tẻ ốm, chết với triệu chứng bệnh tích của bệnh dịch tả lợn
nhưng khơng điển hình. Ngun nhân của tình trạng này có thể do hiệu quả của
tiêm phòng vắc-xin, do kỹ thuật tiêm phòng hoặc do bảo quản vắc-xin....
Dự án LIFSAP với mục tiêu là nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ
chăn nuôi thông qua nâng cao năng suất, chất lượng, an tồn thực phẩm và giảm
thiểu ơ nhiễm mơi trường trong chăn nuôi theo hướng từ trang trại đến bàn ăn.
Dự án được thực hiện tại 12 tỉnh/thành phố là Cao Bằng, Hà Nội, Hưng n, Hải

Dương, Hải Phịng, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai,
Long An và TP.HCM.
Quy trình GAHP thực hiện trong dự án LIFSAP là quy trình thực hành chăn
ni tốt cho chăn ni lợn an tồn trong nơng hộ (viết tắt là GAHP – Good
animal Husbandry Practic) đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại
Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011, các hộ chăn ni theo quy
trình GAHP được xây dựng và hỗ trợ bởi dự án LIFSAP. Để tiếp tục thực hiện
trong Giai đoạn 2016-2018 và áp dụng trên toàn quốc, Quy trình thực hành chăn
ni tốt cho chăn ni lợn, gà an tồn trong nơng hộ, quy trình cấp chứng nhận
VietGAHP nông hộ đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại quyết định
số 5472/QĐ-BNN-CN ngày 30/12/2015.
Các hoạt động trong GAHP bao gồm: (i) tập huấn nông dân, cán bộ
khuyến nông, cán bộ kỹ thuật chăn nuôi thú y; (ii) cung cấp trang thiết bị và

1

download by :


hàng hố để tăng cường dịch vụ chăn ni thú y tại chỗ ở cấp tỉnh và huyện,
bao gồm kiểm soát và giám sát dịch bệnh; (iii) hỗ trợ quản lý chất thải và đầu
tư an toàn sinh học tại trang trại; (iv) hỗ trợ cho Phịng Nơng nghiệp và Phịng
Tài ngun mơi trường kiểm tra đánh giá sự ơ nhiễm môi trường và kiểm tra
chất lượng thực phẩm; và (v) thiết kế và thực hiện mơ hình thí điểm hệ thống
chăn ni lợn điển hình.
Hoạt động phát triển GAHP được thực hiện nhằm: (i) nâng cao sức cạnh
tranh cho chăn ni cấp nơng hộ; (ii) an tồn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi cung
cấp thực phẩm từ hộ chăn nuôi đến Cơ sở giết mổ và chợ thực phẩm tươi sống;
(iii) quản lý môi trường chất thải chăn nuôi. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng hỗ
trợ phát triển, giám sát thực hiện cơng tác thú y, trong đó có phịng chống dịch

bệnh vâ ̣t ni, nâng cao an tồn sinh học, cơng nghệ chăn ni, an tồn thực
phẩm, xây dựng chính sách quản lý chất thải chăn ni, tiêu chuẩn kỹ thuật...
Đây là hoạt động mang tính chất xương sống của Dự án vì khâu sản xuất là mắt
xích đầu tiên để cung cấp các sản phẩm thịt an toàn cũng như nâng cao thu nhập
trực tiếp cho các hộ chăn nuôi nhỏ, giúp tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm
chăn nuôi cũng như tăng cường công tác quản lý dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do các hoạt động chăn nuôi.
Trong 06 tỉnh miền Bắc tham gia dự án LIFSAP có Thái Bình là tỉnh phát
triển chăn ni quy mơ nơng hộ lớn nhất (có số hộ GAHP, số huyện GAHP tham
gia Dự án là nhiều nhất), các hộ chăn nuôi tương đối đồng đều và ổn định hơn cả.
Tại đàn lợn của 05 huyện GAHP tỉnh Thái Bình trong những năm trở lại đây,
bệnh dịch tả lợn không xuất hiện thành dịch bệnh nhưng vẫn lẻ tẻ xuất hiện lợn
mắc bệnh với triệu chứng khơng điển hình của bệnh dịch tả lợn.
Việc giám sát sau tiêm phòng vắc-xin là cơ sở để chi cục Chăn nuôi và Thú
y tham mưu, hướng dẫn các biện pháp xử lý nhằm khống chế, ngăn chặn việc
phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc như rà soát lại cơng tác tiêm phịng, tiêm bổ
sung vắc-xin cho những đàn gia súc có hiệu giá bảo hộ thấp. Đồng thời tham
mưu, chỉ đạo cho cơng tác tiêm phịng dịch trong thời gian tiếp theo. Do đó, cần
phải giám sát để đánh giá đáp ứng miễn dịch của lợn sau tiêm phòng.
Do vậy dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Huỳnh Thị Mỹ Lệ chúng tôi tiến
hành đề tài “Giám sát sau tiêm phòng vắc-xin Dịch tả lợn tại các hộ chăn ni
áp dụng quy trình GAHP ở tỉnh Thái Bình”.

2

download by :


1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá tình hình chăn ni, tỷ lệ tiêm phịng, tình hình mắc bệnh dịch tả

lợn và khả năng đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắc-xin dịch tả lợn của đàn
lợn tại một số hộ chăn ni áp dụng quy trình chăn ni an tồn (GAHP) ở tỉnh
Thái Bình theo “Dự án Cạnh tranh ngành chăn ni và an tồn thực phẩm”.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu tình hình chăn ni, dịch bệnh DTL, tiêm
phịng vắc-xin DTL và đánh giá mức độ bảo hộ sau tiêm phòng vắc-xin DTL trên
địa bàn 05 huyện GAHP (Đông Hưng, Kiến Xương, Thái Thụy, Quỳnh Phụ và
Vũ Thư) của tỉnh Thái Bình.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC
TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Sử dụng các phương pháp dịch tễ học để nghiên cứu một số đặc điểm dịch
tễ bệnh Dịch tả lợn ở đàn lợn trên địa bàn nghiên cứu.
Sử dụng một số phương pháp chẩn đoán để xác định diễn biến của bệnh
Dịch tả lợn và hiệu quả của công tác tiêm phòng.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM BỆNH DỊCH TẢ LỢN
Khái niệm về bệnh Dịch tả lợn: Bê ̣nh dịch tả lợn (Classical Swine Fever) là
bệnh truyền nhiễm của lồi lợn, gây ra bởi một loại virus có cấu trúc ARN thuộc
giống Pesti virus, họ Flaviridae. Bệnh chỉ xảy ra ở loài lợn (kể cả lợn nhà và lợn
rừng) với các thể cấp tính, á cấp tính, mạn tính hoặc dạng khơng điển hình. Mức
độ trầm trọng của bệnh tùy thuộc vào độc lực của virus, tuổi của động vật mẫn
cảm và thời gian nhiễm bệnh. Lợn trưởng thành thường bị bệnh ít trầm trọng hơn
và cũng có nhiều cơ hội phục hồi hơn so với lợn con. Bệnh dịch tả lợn có tốc độ
lây lan rất nhanh và tỷ lệ chết đến 90% và thường ghép với bệnh khác như bệnh

Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Đóng dấu lợn, bệnh do Mycoplasma.
2.2. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH DỊCH TẢ LỢN
Bệnh dịch tả lợn được phát hiện lần đầu tiên năm 1810 ở Tennessce, ổ dịch
đầu tiên được ghi nhận tại bang Ohio (nước Mỹ) năm 1833, đến nay đã xuất hiện
ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, bệnh dịch tả lợn vẫn là mối đe dọa nguy
hiểm cho ngành chăn nuôi lợn ở nhiều nước trên thế giới.
Theo thống kê của tổ chức Thú y thế giới (OIE), bệnh dịch tả đã được
khống chế và an toàn dịch bệnh ở phần lớn các nước Châu Âu. Các nước đã
thanh toán được bênh này là Úc, Bỉ, Canada, Pháp, Anh, Ai xơ len, Ai len, Niu
Di Lân, Bồ Đào Nha, các nước vùng Scandinavia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Mĩ.
Ở Mĩ năm 1962, một chương trình thanh tốn bệnh DTL tồn liên bang đã được
khởi động và đến năm 1976 đã thanh toán được DTL. Tổng chi phí thanh tốn
bệnh DTL lên tới 140 triệu USD.
Ở nước ta, bê ̣nh dịch tả lợn đươ ̣c phát hiê ̣n vào các năm 1923 – 1924, đế n
nay vẫn tồ n ta ̣i phổ biế n ở một số nơi. Năm 1960, bệnh DTL xảy ra ở các tỉnh
Nghệ An, Phú Thọ do việc vận chuyển lợn bệnh từ tỉnh ngồi vào. Năm 1968 có
tới 481 ổ dịch (Lê Độ, 1980). Năm 1973, bệnh DTL xảy ra ở 11 trại lợn xung
quanh thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1974 dịch xảy ra ở 17 tỉnh phía Bắc, làm thiệt
hại trên 4 vạn lợn, 15 tỉnh Nam bộ có dịch, gây chết 145.078 con lợn (Đào Trọng
Đạt và Trần Thị Tố Liên, 1989); năm 1983 dịch xảy ra ở Hải Hưng. Trong những
năm 1972-1973 dịch kéo dài ở Nghệ An, Hà Tĩnh do nhân dân mua lợn bệnh về
trong dịp ăn tết cổ truyền làm lây lan dịch bệnh. Tại các tỉnh Trung bộ dịch xảy ra

4

download by :


mạnh vào những năm 1976 - 1978; năm 1976 có 17 ổ dịch, 1977 có 36 ổ dịch,
năm 1978 có 18 ổ dịch (Báo cáo dịch tễ tháng 11/1978 của Cục Thú y).

Từ những năm 1980, với việc tiêm phòng vắc xin gây miễn dịch cho đàn
lợn đã khố ng chế đươ ̣c các đợt dich
̣ lớn. Tuy nhiên, cho đế n nay bê ̣nh vẫn tồ n ta ̣i
và xảy ra rải rác ở những nơi có lợn khơng được tiêm phịng hoặc tiêm phịng
khơng đúng kỹ thuật. Hiện nay, bê ̣nh vẫn là mố i đe doa ̣ lớn đố i với ngành chăn
nuôi lơ ̣n, gây khó khăn cho viê ̣c chăn nuôi hàng hoá và xuất khẩ u.
Bê ̣nh dịch tả lợn ở nước ta xảy ra quanh năm, tuy nhiên do thời tiế t thay đổi
(thể hiện rõ ở miền Bắ c) và do biế n đô ̣ng của đàn lơ ̣n trong năm nên bê ̣nh có lúc
tăng lúc giảm. Ngoài ra, bệnh dịch tả lợn cịn phu ̣ th ̣c rất nhiề u vào tỷ lê ̣ tiêm
phòng, lơ ̣n lớn đã có miễn dich
̣ bị giế t mổ, lợn con thay đàn bổ sung vào chưa
kịp tiêm phòng làm cho tỷ lệ lơ ̣n mẫn cảm trong đàn tăng lên. Viê ̣c tiêm phịng
theo mùa vụ và tiêm phịng bở sung thường xuyên góp phần ổ n đinh
̣ và ha ̣n chế
dich
̣ bê ̣nh rất nhiề u, nhưng trong sản xuất thực tế do nhiều lý do nên viê ̣c tiêm
phòng chưa thư ̣c hiê ̣n đúng quy đinh,
̣ vì vậy dịch bệnh dịch tả lợn vẫn xảy ra vào
các tháng trong năm.
2.3.

VIRUS GÂY BỆNH DỊCH TẢ LỢN

2.3.1. Hình thái và cấu trúc của virus Dịch tả lợn
Virus DTL thuộc loại ARN virus, một sợi đơn, ARN có 380Mb < Mega
bazo, có vỏ bọc là lipoprotein. Virus có vỏ bọc ngồi là lipoprotein có những
diềm tua dài 6-8nm. Virus có hình cầu, capxit đối xứng khối, có đường kính 4050nm Quan sát dưới kính hiển vi điện tử, virus có dạng cấu trúc hình cầu với
nucleocapside đối xứng hình khối bao bọc bởi lớp màng ngoài. Virion là đơn vị
đặc hiệu của virus, có đường kính 40 - 50 nm (nanomet), đường kính của một
khối nucleocapside là 29 nm, là lớp vỏ bao bọc sợi ARN của virus, có những gai

lồi 6 - 8 nm tập trung trên bề mặt của virus. Bộ gene của virus là một chuỗi đơn
ARN, có độ dài 12 KB (Moormann and Hulot, 1998). Virus có 2 glycoprotein
E55 và E46 KD ở trên bề mặt và 1 nucleocapside protein 36 KD (Enzmann and
Weiland, 1978). Hệ số sa lắng là 140s - 180s.
Hạt virus gây nhiễm gồm 3 thành phần chính sau đây:
Nhân (core): nhân là một sợi đơn ARN nằm ở giữa hạt virus, nên virus chủ
yếu nhân lên trong bào tương của tế bào vật chủ. Theo Moening (1988), nhân
vừa là yếu tố di truyền, vừa là yếu tố sinh sản của virus. Theo Moorrman và

5

download by :


Hulot (1998), bộ gene virus DTL là một chuỗi AND sợi đơn dài khoảng 12
kilobases (KB), có trình tự sắp xếp giống nhau giữa gene của virus DTL và virus
gây tiêu chảy ở bò (Bovine Viral Diarrhea Virus - BVDV) và virus gây bệnh
Border ở cừu (Border Disease Virus).
Vỏ protein (Nuleocapside): theo Van (1992), vỏ protein mang những thành
phần bên ngồi có độ dày 29 nm, trên bề mặt có những gai lồi 6 - 8 nm là thành
phần có tính chất bảo vệ virus. Theo Enzmann và Weiland (1978), lớp
nucleocapside của virus bao gồm 2 glycoprotein có trọng lượng phân tử là 55 KD
(Kilodanton) và 46 KD cùng với một lớp 36 KD. Các protein này được đặt tên là
Protein E1 (GP55), Protein E2 (GP46) và protein C (G36). Bằng phương pháp
đánh dấu các phân tử, các tác giả đã nhận thấy E1 và E2 là những Glycoprotein
nằm trên bề mặt của virus, E2 tạo nên các gai của virus. Protein E1 chứa đựng
các kháng nguyên chính của virus DTL. Trong tế bào bị nhiễm, E1 luôn được
liên kết với một lycopeptide khoảng 47 KD (Mesplede et al., 1999). Những
nghiên cứu gần đây cho thấy lớp vỏ protein gồm 4 thành phần: GP55, GP48,
GP44 và GP33 cùng một số các protein nhân 36KD, 23KD và 14KD (Taylor,

1995). Bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ kết tủa, (Stark et al., 1990) đã nhận
thấy GP48 và GP44 có chung một trục Protein thông thường. Cả 3 dạng này đều
nằm ở dạng nhị trùng có cầu nối Disulfide trong virus ở tế bào bị nhiễm. Theo
Thiel (1991), những sự tương tác đồng hóa trị phức tạp như vậy giữa những
Glycoprotein cấu trúc đến nay chưa được mô tả ở bất kỳ một ARN virus nào.
Thứ tự các Glycoprotein trên bộ gene của virus DTL được sắp xếp như sau:
NH2 - GP44/GP48 - GP33 - GP55 - COOH.
Màng ngoài (Envelop): theo Moenning (1988), là một lớp lypoprotein.Virus
dịch tả lợn thuộc họ Flaviviridae, giống pestisvirus.
2.3.2. Đặc tính ni cấy của virus
Có thể ni cấy virus trong tổ chức sống của lợn như tủy xương, thận, dịch
hồn, thai lợn
Trên mơi trường tế bào: tế bào thận thường được sử dụng. virus nhân lên
trong nguyên sinh chất nhưng khơng gây bệnh tích tế bào, virus lan truyền giữa
các tế bào qua cầu nối nguyên sinh chất và tồn tại lâu trong tế bào.
2.3.3. Độc lực và kháng nguyên của virus
Các chủng virus dịch tả lợn giống nhau hồn tồn về cấu trúc kháng ngun
nhưng có độc lực khác nhau. Trong tự nhiên những chủng có độc lực cao thường

6

download by :


gây bệnh cấp tính với tỷ lệ chết cao. Năm 1939, Geiger đã kết luận rằng khơng
có sự khác nhau cơ bản nào về tính kháng nguyên để sắp xếp các chủng virus
DTL vào nhiều type virus khác nhau (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970). Nhưng từ
những năm 1950, một số tác giả đã phát hiện được hiện tượng biến chủng của
virus DTL và cũng nhận thấy độc lực của virus biến chủng thường thấp hơn độc
lực của virus ban đầu. Chủng có độc lực trung bình hoặc thấp gây bệnh ở thể

mạn tính.
Dựa vào độc lực của virus, theo Van Oirchot (1998), các chủng virus DTL
được phân chia làm 2 nhóm sau:
- Nhóm cường độc: gồm các chủng virus cường độc Alfort, C, Thiverval
- Nhóm độc lực vừa: là những chủng phân lập từ lợn bị bệnh ở thể mạn tính.
Mới đây nghiên cứu về dịch tễ học phân tử cho thấy virus dịch tả lợn có 3
nhóm chính:
Nhóm 1: hầu hết là các chủng phân lập từ trước thập kỷ 70 ở Mỹ và châu Âu.
Nhóm 2: hầu hết là các chủng mới phân lập gần đây ở châu Âu và châu Á.
Nhóm 3: chỉ có ở châu Á, ngoại trừ một chủng phân lập ở Anh năm 1966.
Ở châu Á, nhóm 1 vẫn đang cịn tồn tại, nhóm 2 đang trở thành nhóm gây
bệnh chính. Ở Việt Nam, nhóm 1 tồn tại đến năm 1991, bệnh dịch tả lợn hiện nay
do nhóm 2 gây ra cả Miền Bắc và Miền Nam.
Theo Dunn (2000), độc lực của virus thường không ổn định, việc tăng
cường độc lực có thể được tiến hành sau một hoặc nhiều lần tiêm truyền qua lợn.
Ngày nay, người ta đã sử dụng các phương pháp làm giảm độc lực của virus và
thu được một số chủng nhược độc có thể sử dụng làm vacxin như virus DTL
chủng C, chủng IFFA, chủng GPE(-), chủng Thiverval.
Trước đây người ta cho rằng kháng nguyên virus DTL đồng nhất, nhưng áp
dụng kĩ thuật kháng thể đơn dịng (MCAS) có thể phân biệt virus DTL thành
một số nhóm kháng nguyên. Độc lực của các chủng gây bệnh thay đổi rất lớn.
Các chủng độc lực cao gây bệnh thể cấp tính, tỉ lệ chết cao, trong khi đó các
chủng có độc lực trung bình thường gây các nhiễm trùng á cấp tính và mãn
tính. Các chủng virus độc lực yếu chỉ gây bệnh nhẹ, tuy nhiên có thể gây chết
thai lợn và lợn con mới sinh. Tùy thuộc vào độc lực của chủng virus gây bệnh
mà tỷ lệ chết có thể từ 0 - 100%.

7

download by :



2.3.4. Sức đề kháng
Virus có sức đề kháng yếu với sức nóng đun 600C/10 phút, máu nhiễm
virus đã khử fibrin ở 680C trong 30 phút, đun ở 1000C chết ngay. Virus bền vững
trong khoảng PH từ 5-10, mẫn cảm với tia cực tím.
Virus tồn tại trong phân lợn ốm đến 2 ngày. Trong thịt lợn bệnh và các sản
phẩm đông lạnh thì virus có thể tồn tại lâu hơn. Theo James et al. (2017) virus
dịch tả lợn có thể tồn tại trong các sản phẩm thịt lợn và thịt đông lạnh trong nhiều
năm, do đó virus có thể được vận chuyển một khoảng cách khá dài và có thể xuất
hiện trở lại ở những khu vực khơng có virus dịch tả lợn. Do đó, các quốc gia
khơng có bệnh dịch tả lợn sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của virus bằng cách hạn chế
việc nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn từ các khu vực có mầm bệnh dịch tả lợn.
Các chất sát trùng thông thường diệt virus nhanh.
2.4.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

2.4.1. Lồi mắc bệnh
Chỉ có lồi lợn mắc bệnh dịch tả lợn, bao gồm lợn nhà, lợn rừng ở mọi lứa
tuổi đều cảm thụ nhưng mắc nặng nhất và chết nhiều hơn là lợn con đang theo
mẹ. Người và các lồi động vật khác khơng mắc. Bệnh thường lây trực tiếp từ
con ốm sang con khỏe, lợn có chửa nhiễm virus dịch tả lợn sẽ truyền virus sang
con qua nhau thai.
Trong phịng thí nghiệm, nhiều tác giả đã gây bệnh cho chuột lang, chuột
nhắt gà, ngựa, trâu vv... nhưng khơng thành cơng. Năm 1965, Biro đã tìm cách
thích ứng virus qua thỏ cho cừu. Năm 1941, Tenbroeck đã cho kết quả nuôi cấy
thành công virus DTL trong mơi trường tế bào dịch hồn lợn trong dung dịch
Tyrode. Năm 1950, Coroel và Albis thực hiện tiêm truyền virus DTL vào phơi
trứng vịt và đã thích ứng được virus DTL trên phôi trứng vịt. Sau đời thứ 8 qua

phôi vịt, virus đã mất độc lực với lợn nhưng không gây được miễn dịch cho lợn.
Giống lợn khác nhau mẫn cảm khác nhau. Lợn ngoại ít mắc chủ yếu là lợn đực
giống ngoại, số lượng ít đo được chăm sóc và tiêm phòng tốt. Lợn lai tỷ lệ mắc
thấp, hầu hết được nuôi theo hướng công nghiệp ở quy mô trang trại, gia trại. Lợn
nội tỷ lệ mắc bệnh cao, phụ thuộc vào quy mô, tập quán chăn nuôi ở các địa phương
2.4.2. Chất chứa mầm bệnh
Các chất bài tiết, dịch tiết, máu, hạch lâm ba, lách lợn bệnh có chứa virus.
Máu của những con vật nung bệnh, sau 24 giờ có khả năng gây bệnh. Những con
khỏi bệnh sau 2 tháng vẫn bài thải mầm bệnh ra ngoài.

8

download by :


2.4.3. Đường xâm nhập của virus
Virus xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua niêm mạc, qua vết thương
ở da và một phần qua hệ thống hô hấp. Thường lây trực tiếp từ con ốm sang con
khoẻ, qua thức ăn, nước uống, gián tiếp qua các chất bài tiết, dụng cụ chăn nuôi,
phương tiện vận chuyển hay do các động vật khác mang mầm bệnh truyền lây.
Lợn mẫn cảm có thể nhiễm khi ăn phảo thức ăn chứa virus như các thành phần
phụ phẩm của quá trình giết mổ hoặc thức ăn thừa, chất thải từ nhà bếp không
qua xử lý.
Bệnh dịch tả lợn có thể truyền trực tiếp do chung đụng giữa lợn khỏe và lợn
ốm hoặc gián tiếp qua các chất bài tiết như nước tiểu, nước mắt, nước mũi qua
phân, thức ăn nhiễm virus, thịt ướp muối, rơm rác, dụng cụ chăn nuôi,…
2.4.4. Cách sinh bệnh
Virus khi xâm nhập vào cơ thể lợn gây bệnh đặc trưng qua các giai
đoạn sau: giai đoạn nhiễm virus ở hạch, giai đoạn nhiễm virus ở máu và giai
đoạn nhiễm virus ở phủ tạng. Thời gian nung bệnh từ 2-33 ngày, trung bình

từ 3-4 ngày.
Virus theo đường tiêu hóa, niêm mạc vào các hạch, tuyến hạnh nhân ở hầu,
hạch màng treo ruột, hệ thống lâm ba và từ đó vào máu gây bại huyết thể hiện
bằng triệu chứng sốt và rối loạn tuần hoàn trầm trọng. Virus sinh sản trong tế bào
nội mô của mạch quản, những tế bào này sưng lên, tách ra và trong thành mạch
quản xuất hiện một chất tương dịch thẩm thấu kém theo một số chất thối hóa có
thể làm tắc hồn tồn mạch quản.
Virus làm hình thành mụn loét ở ruột già sau khi gây hoại tử ở những
nang lâm ba và làm đông những sợi huyết. Những màng giả xuất hiện dày, trịn,
hình cúc áo hoặc hình núm trên mặt có những khối sợi huyết vẽ những vòng tròn
đồng tâm. Khi virus xâm nhập vào hệ thống lưới nội bì của thành mạch quản làm
cho mạch quản xung huyết sưng to, mạch quản ngoại biên bị giãn rộng, một số
bị tắc nghẽn dẫn đến những bệnh tích đặc trưng của bệnh dịch tả lợn như là
xuất huyết lấm tấm, nhồi huyết (lách),… (Bùi Quang Anh, 2001).
Nếu bệnh kéo dài, virus làm yếu con vật và trạng thái dị ứng xuất hiện thì
những vi khuẩn gây nhiễm trùng thứ phát sẽ phát huy tác dụng gây triệu chứng
và bệnh tích viêm hoại tử làm thay đổi bộ mặt bệnh lý của bệnh. Bản thân vi
khuẩn kế phát này không gây được bệnh chỉ khi sức đề kháng của con vật bị

9

download by :


giảm sút dưới tác động của virus thì những vi khuẩn này mới gây bệnh. Một số vi
khuẩn gây bệnh kế phát như Salmonella, Pasterurella multocida, E.coli,…
Khi virus tác động lên hệ thống thần kinh trung ương gây ra hiện tượng co
giật, bại liệt hai chân sau hoặc bại liệt nửa thân.
Bệnh dịch tả lợn ở hai dạng là:
Bệnh dịch tả lợn thuần túy hay thể bại huyết

Bệnh dịch tả lợn hỗn hợp: bệnh có thể kết hợp với bệnh phó thương hàn lợn
hoặc bệnh tụ huyết trùng
Ở những lợn nái mang thai có mắc bệnh, virus có thể lây qua tất cả các
giai đoạn phát triển của bào thai. Virus ở hạch lâm ba phân tán theo đường
mạch quản qua hàng rào nhau thai, phát triển ở một hoặc vài nơi dọc theo
nhau thai và cuối cùng virus lan truyền từ bào thai này tới bào thai (Bùi
Quang Anh, 2001). Sự phân bố của virus trong bào thai cũng giống như trong
cơ thể lợn trưởng thành bị nhiễm bệnh DTL. Đối với chủng virus có độc lực
trung bình thì sự nhân lên của virus trong tế bào lại thấp hơn. Cịn những
chủng virus có độc lực thấp khi gây bệnh người ta thấy chúng có thể xuất hiện
trong máu hoặc không, thường các chủng này thường giới hạn ở các tế bào
biểu mô quanh mạch.
Lợn khỏi sau khi mắc bệnh thì có miễn dịch lâu dài. Lợn mẹ khỏi bệnh hoặc
được miễn dịch sẽ truyền miễn dịch cho lợn con qua nhau thai và sữa đầu.
Virus có thể tồn tại trong các đại thực bào, trốn tránh kháng thể và gây
sự cảm nhiễm dai dẵng.
Một trong trường hợp đặc biệt ở lợn nái là cảm nhiễm trong tử cung. Sự
cảm nhiễm này không gây chết phôi nhưng dẫn đến sự tự miễn dịch. Có trường
hợp huyết nhiễm virus dai dẵng, kéo dài và dung nạp miễn dịch
(immunological tolerce) và thường xuyên bài thải virus.
2.5. TRIỆU CHỨNG – BỆNH TÍCH
2.5.1. Triệu chứng
Thể bệnh của bệnh DTL ngày nay có nhiều thay đổi, tùy thuộc vào lứa tuổi
lợn, phương thức chăn nuôi, chủng virus, thời điểm nhiễm bệnh,…nhưng các thể
bệnh chủ yếu thường gặp là: thể quá cấp, thể cấp tính, thể mãn tính và thể tiềm

10

download by :



ẩn (khơng điển hình). Thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày và bệnh có thể xuất hiện
ở một trong 3 thể:
Thể q cấp tính (cịn go ̣i là bê ̣nh dịch tả lợn trắ ng hay thể dịch tả lợn
khô): Bệnh xuất hiê ̣n đô ̣t ngô ̣t, không có triêụ chứng ban đầ u (tiề n chứng), con
vật ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 41-420C, con vật dẫy dụa rồi chết nhanh trong vòng 24 48 giờ. Diễn biến trong vòng 1-2 ngày, con vật chưa kịp xuất hiện triệu chứng ỉa
chảy, tỷ lệ chết tới 100%.
Thể cấp tính: Lợn ủ rũ, kém ăn, rồi bỏ ăn, sốt cao 41-420C kéo dài đến lúc
gần chết, mắt viêm đỏ có dử, chảy nước mũi, miệng có loét phủ nhựa vàng ở lợi,
chân răng, hầu; lợn thường bị ói mửa, thở khó, nhịp thở rối loạn. Lúc đầu táo bón
sau đó tiêu chảy phân bết vào mông, đuôi mùi thối khắm có khi có máu tươi.
Trên da có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm ở tai, mõm, bụng và 4 chân. Vào cuối
kỳ bệnh, lợn bị bại 2 chân sau đi loạng choạng hoặc không đi được. Nếu ghép với
các bệnh khác thì các triệu chứng trên trầm trọng hơn.
Do virus tấn cơng vào đường hơ hấp thì con vật bị viêm niêm mạc mũi, tụ
huyết, xuất huyết ở phổi, rối loạn nhịp thở, khó thở. Virus xâm nhập vào hệ
thống thần kinh, gây xuất huyết màng não, con vật co giật, đi loạng choạng,
liệt hai chân sau. Những con vật khơng bị chết trong vịng 4 tuần sau khi
nhiễm bệnh thì có thể phục hồi nếu hàm lượng kháng thể trung hịa cao hoặc
chuyển thành thể mạn tính. Lợn nái chửa thường giảm khả năng sinh sản, sảy
thai, đẻ non, thai khơ,…
Thể mãn tính: Lợn tiêu chảy gầy yếu, lợn bệnh chết do kiệt sức, lợn có thể
khỏi bệnh nhưng vẫn mang virus.
Khi lợn bị bệnh mà sống đến quá 30 ngày thì được coi là thể mạn tính. Đặc
trưng của thể bệnh này là lợn ăn rất ít hay bỏ ăn, sốt, ỉa chảy kéo dài hoặc ngắt
quãng, bạch cầu giảm. Thể này kéo dài vài tháng và cuối cùng cũng chết. Các
giai đoạn của thể mãn tính gồm:
- Giai đoạn đầu kéo dài 10 - 15 ngày, các triệu chứng giống như thể cấp tính
nhưng nhẹ hơn.
- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn thuyên giảm.

- Giai đoạn ba: sẽ bị bội nhiễm các loại mầm bệnh khác; con vật gầy yếu, tử
vong trong vòng 1 đến 3 tháng.

11

download by :


Thể tiềm ẩn: Thể bệnh này thường là do lợn bị nhiễm virus bẩm sinh.
Lợn có biểu hiện như rối loạn sinh sản: chết thai, thai chết lưu, thai khô, thai
gỗ, dị dạng, rối loạn vận động, sảy thai, chết ngay sau khi sinh, chậm lớn.
Virus có thể lưu hành một cách không rõ ràng, nhất là các trường hợp lẻ tẻ nổ
ra khi có các điều kiện khơng thuận lợi (Đào Trọng Đạt và Trần Thị Tố Liên,
1989). Moenning (1988) cho rằng virus DTL có khả năng đi qua hàng rào bảo
vệ của nhau thai để lây nhiễm cho bào thai.
Sự lây truyền virus qua nhau thai cũng đã được quan sát thấy ở lợn nái được
tiêm phòng bằng một vắc xin nhược độc không đầy đủ; hiện tượng này cũng thấy ở
lợn nái bị nhiễm tự nhiên chủng virus độc lực thấp.
Hậu quả của lây nhiễm trong giai đoạn mang thai nhẹ hay nặng phụ thuộc vào
giai đoạn mang thai bị nhiễm virrus, khả năng đáp ứng miễn dịch của bào thai và
độc lực của virus. Nếu bào thai bị nhiễm ở giai đoạn đầu của quá trình mang thai,
lúc mà bào thai chưa có khả năng sinh miễn dịch thì sau khi cảm nhiễm với tác nhân
gây bệnh, khơng có khả năng chống lại virus và trở thành vật mang trùng. Lây
nhiễm ở giai đoạn sau của quá trình mang thai thì bào thai sinh đáp ứng miễn dịch
và làm giảm nguy cơ mang trùng; chỉ những con lợn bị nhiễm trong giai đoạn đầu
của bào thai mới trở thành thể bệnh tiềm ẩn.
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng phần lớn những lợn con
của những nái đã bị nhiễm virus trong thời kỳ có thai đều dung nạp miễn dịch;
chúng khơng hình thành được kháng thể mà mang virus thường xuyên; ngay cả
sữa đầu cũng không xác định được ở những lợn con này mang trùng bởi vì kháng

thể thường xuyên bị cố định bởi những virus lưu hành.
2.5.2. Bệnh tích
Theo Đào Trọng Đạt (1990), bệnh Dịch tả lợn là bệnh quần thể nên khi
quan sát bệnh tích cần tổng hợp ít nhất từ 3 đến 5 con. Nếu theo dõi mổ khám
ngay từ những con lợn bệnh đầu tiên sẽ thấy biểu hiện đầy đủ các bệnh tích của
bệnh dịch tả lợn điển hình.
Bệnh tích ở thể q cấp tính: Lợn chết nhanh do đó chưa xuất hiện những
bệnh tích đặc trưng. Theo Nguyễn Tiến Dũng (2002), lợn bị DTL ở thể quá cấp
tính bệnh tích khơng rõ, ở thể cấp tính bị bại huyết, xuất huyết nặng ở da, niêm
mạc, tương mạc, màng phổi, màng tim, các phủ tạng hạch amidan viêm loét,
hạch lympho tụ máu, sưng, đỏ sẫm, lách nhồi huyết, thận có những điểm xuất
huyết nhỏ lấm tấm như đầu đinh ghim.

12

download by :


×