Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh chương dương, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 139 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THÚY HIỀN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG, HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy Hiền

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác
giả đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức thực tế quý báu và bổ ích của chương trình đào
tạo, sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo Học viện Nông Nghiêp Viêt Nam, Ban
lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương và các
đồng nghiệp…
Với tình cảm và lòng biết ơn, tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo
trong Học viện Nông Nghiêp Viêt Nam, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Phượng Lê đã dành
nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để hướng dẫn, giúp đỡ tận tình với những nhận
xét và góp ý quý báu để luận văn được hoàn thành tốt hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Chương Dương, các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
cung cấp số liệu, thông tin, trao đổi, chia sẻ nhiều định hướng cũng như chiến lược phát
triển của Ngân hàng để tác giả hoàn thiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học
viện Nông Nghiêp Viêt Nam, tập thể lớp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tác giả trong
suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy Hiền

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ............................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ....................................................................................................................... xi
Thesis abstract ............................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3


1.5.

Đóng góp mới của luận văn .............................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn của ngân hàng thương mại

5

2.1.

Cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại ...............................5

2.1.1.

Một số khái niệm .............................................................................................5

2.1.2.

Đặc điểm hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại ..................9

2.1.3.

Vai trò hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại ..........................11

2.1.4.

Nội dung hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại................. 13

2.1.5.


Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
thương mại .................................................................................................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
cổ phần.......................................................................................................... 21

2.2.1.

Kinh nghiệm về hoạt động huy động vốn của một số Ngân hàng trên thế giới .......21

2.2.2.

Kinh nghiệm về hoạt động huy động vốn của một số Ngân hàng trong nước ........ 23

iii

download by :


2.2.3.

Bài học kinh nghiệp áp dụng cho hoạt động huy động vốn tại NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương........................................27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

29


3.1.

Đặc điểm cơ bản của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam ................... 29

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam chinh nhánh Chương Dương. ......................................................... 29

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức và các phịng ban ................................................................... 30

3.1.3.

Tình hình lao động của Chi nhánh qua các năm ............................................. 34

3.1.4.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại Thương chi nhánh Chương Dương ...................................................... 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 40

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................40


3.2.2.

Phương pháp phân tích xử lý số liệu .............................................................. 41

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1.

44

Thực trạng thực hiện giải pháp huy động vốn của NH TMCP ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương, Hà Nội ..................................... 44

4.1.1.

Các hình thức huy động vốn .......................................................................... 44

4.1.2.

Chính sách lãi suất và kỳ hạn ......................................................................... 46

4.1.3.

Mở rộng quan hệ trong hoạt động huy động vốn ............................................50

4.1.4.


Chính sách Marketing và hỗ trợ tư vấn, chăm sóc khách hàng........................53

4.2.

Kết quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Chương Dương, Hà Nội ................................................. 68

4.2.1.

Tình hình vốn và nguồn vốn của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Chương Dương.................................................................................... 68

4.2.2.

Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động ......................................................... 70

4.2.3.

Chi phí huy động vốn..................................................................................... 76

4.2.4.

Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn ............................................ 78

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NH TMCP ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương .................................................. 79

4.3.1.


Yếu tố khách quan ......................................................................................... 79

4.3.2.

Yếu tố chủ quan ............................................................................................. 87

iv

download by :


4.4.

Giải pháp tăng cường huy động vốn của nh tmcp ngoại thương Việt Nam
chi nhánh Chương Dương ..............................................................................92

4.4.1.

Định hướng huy động vốn của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Chương Dương.................................................................................... 92

4.4.2.

Hệ thống các giải pháp...................................................................................94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị

108


5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 108

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 109

5.2.1.

Kiến nghị với Nhà nước ............................................................................... 109

5.2.2.

Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước ........................................................ 110

5.2.3.

Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ............... 110

Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 112
Phụ lục ................................................................................................................................... 114

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

BQ

Nghĩa Tiếng việt
Bình quân

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

ĐVT

Đơn vị tính

GD

Giao dịch



Giám đốc

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KHCN

Khách hàng cá nhân

NHĐT


Ngân hàng đầu tư

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

PGD

Phịng giao dịch

PGĐ

Phó giám đốc

PTTH

Phổ thông trung học

SL

Số lượng


SME

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TCCB&ĐT

Tổ chức cán bộ và đào tạo

TCTD

Tổ chức tín dụng

TH KH

Thực hiện kế hoạch

TMCP NT

Thương mại cổ phần Ngoại Thương

TTQT

Thanh toán quốc tế

TTTM

Thanh toán tiền mặt

VCB


Vietcombank

VNĐ

Việt Nam đồng

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động của Chi nhánh (2014 – 2016) ......................................35
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính trong hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng ThươngMại Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Chương Dương (2014 – 2016) ........................................................ 37
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương (2014 – 2016) ............ 39
Bảng 3.4. Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng nghiên cứu...................................41
Bảng 4.1. Lãi suất huy động của một số ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa
bàn Hà Nội ................................................................................................ 46
Bảng 4.2. Lãi suất tiền gửi tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Chương Dương (tại thời điểm 31/12/2016) ................................................ 48
Bảng 4.3. Đánh giá mức lãi suất huy động vốn hiện nay của NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương ............................................. 49
Bảng 4.4. Kết quả phát triển khách hàng cá nhân mới của NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương năm 2016 .............................52
Bảng 4.5. Đánh giá mối quan hệ khách hàng trong huy động vốn của NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương ................................... 53

Bảng 4.6. Đánh giá của khách hàng về danh mục dịch vụ của NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương cung cấp............................... 54
Bảng 4.7. Đánh giá của khách hàng về biểu giá dịch vụ của NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương ............................................. 55
Bảng 4.8. Kết quả đào tạo nhân sự của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Chương Dương (2014 – 2016) ........................................................ 56
Bảng 4.9. So sánh chất lượng dịch vụ khách hàng tại NH TMCP Ngoại thương
Việt Nam Chương Dương và một số ngân hàng khác trên địa bàn ............. 59
Bảng 4.10. Đánh giá của khách hàng về phong cách phục vụ của nhân viên NH
TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương........................ 60
Bảng 4.11. Đánh giá của khách hàng về cơ sở hạ tầng và môi trường vật chất của
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương .................63

vii

download by :


Bảng 4.12. Đánh giá của khách hàng về hoạt động hỗ trợ tư vấn chăm sóc khách
hàng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương
Dương ....................................................................................................... 64
Bảng 4.13. Đánh giá chung về chính sách marketing, hỗ trợ tư vấn, chăm sóc
khách hàng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Chương Dương ......................................................................................... 65
Bảng 4.14. Đánh giá về mức độ quan trọng của các giải pháp thực hiện huy động vốn
của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương ................66
Bảng 4.15. Trách nhiệm của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Chương Dương trong công tác huy động vốn ............................................ 68
Bảng 4.16. Tình hình vốn và nguồn vốn của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
chi nhánh Chương Dương ......................................................................... 69

Bảng 4.17. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách tại NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương (2014 – 2016) ............ 71
Bảng 4.18. Kết quả thực hiện huy động vốn so với kế hoạch năm của NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương (2014 – 2016) ............ 72
Bảng 4.19. Kết quả thực hiện huy động vốn so với kế hoạch năm của các phòng
và điểm giao dịch tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Chương Dương (2014 – 2016) ................................................................... 73
Bảng 4.20. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền gửi của NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương (2014 – 2016) ............ 74
Bảng 4.21. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi của NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương (2014 – 2016) ............ 75
Bảng 4.22. Chi phí huy động vốn của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Chương Dương giai đoạn 2014 – 2016............................................ 77
Bảng 4.23. Dư nợ tín dụng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Chương Dương (2014 – 2016) ................................................................... 78
Bảng 4.24. Kết quả huy động và sử dụng vốn của NH TMCP Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Chương Dương (2014 – 2016) ..........................................79
Bảng 4.25. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến việc
huy động vốn của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Chương Dương .........................................................................................87

viii

download by :


Bảng 4.26. Tần suất giao dịch và lượng vốn gửi của khách hàng tại NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương năm 2016 ................... 88
Bảng 4.27. Uy tín của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương
Dương ......................................................................................................88

Bảng 4.28. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt động huy động vốn của NH
TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương........................ 92

ix

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ tổ chức NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Chương Dương ....................................................................................... 31

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng của NH
TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh chi nhánh Chương Dương
năm 2016 ................................................................................................71
Biểu đồ 4.2. Điểm quy đổi xếp hạng của Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam
uy tín năm 2016 ...................................................................................... 86

x

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Thúy Hiền
Tên luận văn :Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Chương Dương, Hà Nội.
Ngành: Quản lý Kinh tế;


Mã số: 60.34.04.10

Tên cở sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương, dù đã có những thành cơng nhất định,
khơng phải khơng còn những hạn chế: lượng vốn huy động từ khách hàng chưa ổn định
qua các năm, vốn huy động trung và dài hạn cịn ít chưa đảm bảo cho hoạt động cho vay
vốn trung và dài hạn... Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động, lành mạnh hóa tình hình
tài chính, nâng cao sức cạnh tranh, việc nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, phân
tích đánh giá thực trạng và từ đó đề ra các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương là vấn đề có ý
nghĩa thực tiễn trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam chính thức gia nhập TPP, nên đề tài
“Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Chi nhánh Chương Dương, Hà Nội” được chọn để nghiên cứu. Mục tiêu là trên cơ sở
đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
chi nhánh Chương Dương, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương.
Nghiên cứu đã hệ thống hóa được một phần cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt
động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động huy
động vốn của các ngân hàng thương mại trên thế giới và của một số ngân hàng trong
nước, nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm vận dụng cho việc nghiên cứu hoạt
động huy động vốn của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập dữ liệu;
phương pháp phân tích xử lý số liệu (thống kê mô tả, so sánh và cho điểm); trong hệ
thống các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn
của ngân hàng, đánh giá quy mô nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng của nguồn
vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động, chi phí huy động vốn và sự phù hợp giữa
huy động vốn và sử dụng vốn.
Đánh giá được thực trạng thực hiện các biện pháp huy động vốn và kết quả huy

động vốn của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương thời gian
qua, kết quả cho thấy: việc huy động vốn được thực hiện dưới nhiều hình thức, chính

xi

download by :


sách lãi suất luôn được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ phát
triển của nền tài chính, ngồi ra, Chi nhánh chú ý đến việc mở rộng các mối quan hệ
trong huy động vốn, phát triển chính sách marketing, hỗ trợ, tư vấn chăm sóc khách
hàng với các chính sách cụ thể như chính sách sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chính sách
giá phí, chính sách nguồn nhân lực, chính sách tương tác dịch vụ, chính sách phân phối
sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, chính sách quảng bá và xúc tiến thương mại, chính
sách môi trường vật chất phục vụ ngân hàng. Kết quả cho thấy: tổng nguồn vốn huy
động đến hết 31/12/2015 là 6.151 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp bán bn là 1.546 tỷ
đồng (chiếm 25%), doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là 453 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 7%),
khách hàng thể nhân là 4.152 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 68%).
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn của NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương cho thấy: nhóm các yếu tố khách
quan bao gồm: nhà nước và các chính sách pháp luật, sự ổn định và phát triển của nền
kinh tế, các yếu tố về văn hóa – xã hội và tâm lý khách hàng, và yếu tố môi trường cạnh
tranh; ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan gồm có: uy tín của ngân hàng, loại hình sản
phẩm tiền gửi và chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng của kỳ hạn gửi và lãi suất gửi, mạng
lưới các điểm giao dịch của chi nhánh, ảnh hưởng của chính sách marketing, yếu tố con
người và công nghệ.
Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong công tác huy động vốn của NH
TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương thời gian qua, nghiên cứu đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn của NH TMCP Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Chương Dương trong thời gian tới, bao gồm hai nhóm giải pháp

chính là hồn thiện các chính sách đối với hoạt động huy động vốn và nâng cao hiệu
quả quản lý sử dụng vốn sau huy động. Những giải pháp này cần được thực hiện một
cách đồng bộ, kịp thời và cần sự vận dụng linh hoạt cho từng thời điểm, từng hình thức
huy động vốn của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương.

xii

download by :


THESIS ABSTRACT

Author: Tran Thi Thuy Hien
Title of the thesis: Solutions to increase capital mobilization at Chuong Duong
branch of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade , Hanoi
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Training instituition: Vietnam National University of Agricultural (VNUA)
Over the past years, the capital mobilization activities of the Commercial Joint
Stock Bank for Foreign Trade of Viet Nam Chuong Duong branch, despite some
successes, are not without limitations, such as : the amount of capital mobilized from
customers has been unstable over the years, medium and long term capital mobilization
is not enough to guarantee medium and long term loans ........... Therefore, to improve
operational efficiency, maintain the safety of financial situation, improve
competitiveness,studying the theoretical issues and analyzing the situation and then
proposing measures to increase capital mobilization at VCB are meaningful issues ,
especially in current context as Vietnam has officially joined TPP. Therefore, the topic
"Solutions to increase capital mobilization at Chuong Duong Branch of Vietnam Joint

Stock Commercial Bank for Foreign Trade , Hanoi" was selected for research.The
objective is based on assessing the current status of capital mobilization at
Vietcombank Chuong Duong Branch, thereby proposing solutions to increase capital
mobilization at the Chuong Duong branch of Joint Stock Commercial Bank for Foreign
Trade of Vietnam.
The study has systematized a part of the theoretical and practical basis of capital
mobilization activities of commercial banks. Based on the study of capital mobilization
activities of commercial banks in the world and some domestic banks, the study draws
a number of lessons learned from research on capital mobilization which can be applied
for capital mobilization activities at Chuong Duong branch.
Topics used research methods: data collection method; Data analysis methods
(descriptive statistics, comparison and scoring) in the system of research indicators
including criteria for assessing the bank's capital mobilization, assessment of mobilized
capital size and speed of the growth of mobilized capital, the structure of mobilized
capital, the cost of capital mobilization and the appropriateness of capital mobilization
and use.
Evaluating the actual implementation of capital mobilization measures and
results of Chuong Duong branch in the past time, the results show that the capital

xiii

download by :


mobilization activities are implemented in many forms, the interest rate policy is
always adjusted flexibly in accordance with the financial development situation. In
addition, the branch pays special attention in expanding relationships in raising capital,
developing marketing policies, supporting and consulting customers with specific
policies such as policy on banking products and services, price policy, human resource
policy, service interaction policy, product and service delivery policy, promotion policy,

material environment policy for banking. The results show that the total mobilized
capital till 31/12/2015 is VND 6,111 billion, of which VND 1,546 billion is from
wholesalers (25%), VND 453 billion is from small and medium enterprises (SMEs)
(Accounting for 7%), personal customers is VND4,152 billion (accounting for 68%).
Studying factors influencing the capital mobilization results of the Chuong
Duong branch shows that the group of objective factors include the state and legal
policies, the stability and development of the economy , Cultural and social factors and
customer psychology, and competitive environmental factors; The impact of subjective
factors include: the reputation of the bank, the type of deposit products and the quality
of products, the effect of the deposit period and interest rates, the network of branch
offices, The impact of marketing policy, human factors and technology.
In order to overcome the problems and obstacles in mobilizing capital of
Chuong Duong branch in the recent time, research and propose some solutions to
increase capital mobilization of Chuong Duong branch in the coming time, This
includes two major measures to improve policies for mobilizing capital and improve the
efficiency of post-deposit management. These solutions need to be implemented in a
synchronous, timely manner and need flexible application for each time, each form of
capital mobilization of Chuong Duong branch.

xiv

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, Ngân hàng là một yếu tố
không thể thiếu bởi các chức năng cơ bản của nó. Ngân hàng là một tổ chức
trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, tạo
phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ cho khách hàng, là trung gian

thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia.
Kể từ khi hình thành nên hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng trung
ương và Ngân hàng thương mại, trong đó các Ngân hàng thương mại thực hiện
hoạt động kinh doanh về tiền tệ và ngày càng được mở rộng cả về số lượng cũng
như chất lượng đã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng
cho nền kinh tế. Bên cạnh đó ngành Ngân hàng cịn có đóng góp lớn cho ngân
sách Nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế và lợi nhuận cho ngân
sách Nhà nước mỗi năm hàng tỷ đồng, bằng nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp
của cán bộ, cơng nhân viên, ngành Ngân hàng cịn tham gia đóng góp nhiều hoạt
động xã hội khác như: xóa đói giảm nghèo, ủng hộ quỹ từ thiện, khắc phục hậu
quả thiên tai... Về mặt quản lý Nhà nước về tiền tệ cũng khơng ngừng được hồn
thiện, việc điều hành các chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước được áp dụng ngày càng có hiệu quả.
Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã và đang đóng một vai trị đặc biệt quan
trọng trong việc huy động và phân bổ vốn cho nền kinh tế. Trong điều kiện nền
kinh tế Việt Nam đang hội nhập để có thể duy trì, tăng khả năng cạnh tranh và
nâng cao vị thế của mình trên thị trường, các Ngân hàng thương mại đòi hỏi phải
có số vốn đủ lớn với dịch vụ đa dạng và cơ cấu hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế
lượng vốn mà các Ngân hàng huy động được là chưa lớn, mặt khác khơng ít
Ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng mất cân đối trong cơ cấu vốn. Vậy,
vấn đề tăng cường công tác huy động vốn luôn là mục tiêu cấp bách đối với hệ
thống các Ngân hàng trong mọi thời kỳ.
Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại Thương Việt
Nam chinh nhánh Chương Dương (Vietcombank Chương Dương) là Chi nhánh
cấp 1 của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Được thành lập ngày
06/10/2003, vietcombank (VCB) Chương Dương nằm trên địa bàn quận Long
Biên - cửa ngõ Đông bắc của Thủ đô, hành lang tam giác kinh tế Hà Nội – Hải

1


download by :


Phòng - Quảng Ninh; tuy là một quận mới được thành lập chưa lâu trên địa bàn
thủ đô, nhưng lại tập trung nhiều doanh nghiệp của TW và địa phương với hàng
trăm ngàn lao động với nhiều ngành nghề khác nhau. Đây là thị trường tiềm năng
chưa được khai thác hết với nhiều khu đô thị mới nhu: Việt Hưng, Vincom…
Trong những năm qua, NH TMCP NTVN Chương Dương tuy có nhiều cơ
hội để phát triển nhưng cũng gặp phải khơng ít khó khăn thánh thức. Hoạt động
huy động vốn của Chi nhánh, dù đã có những thành cơng nhất định, khơng phải
khơng cịn những hạn chế: lượng vốn huy động từ khách hàng chưa ổn định qua
các năm, vốn huy động trung và dài hạn cịn ít chưa đảm bảo cho hoạt động cho
vay vốn trung và dài hạn... Đứng trước thực tế trên, nếu không tăng cường huy
động vốn, Chi nhánh sẽ rất khó giữ được vị thế và tiếp tục phát triển. Do đó, để
nâng cao hiệu quả hoạt động, lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao sức
cạnh tranh, việc nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, phân tích đánh giá
thực trạng và từ đó đề ra các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Chương Dương
nói riêng là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam
chính thức gia nhập TPP, nên đề tài “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương, Hà
Nội” được chọn để nghiên cứu làm đề tài tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương, từ đó đề xuất giải pháp tăng
cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Chương Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp huy động

vốn của Ngân hàng thương mại;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy
động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương
Dương, Hà Nội;
- Đề xuất các giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương, Hà Nội.

2

download by :


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại là gì?
- Hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại bao gồm những
nội dung nào?
- Các chỉ tiêu nào dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của
Ngân hàng hương mại?
- Hoạt động huy động vốn của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Chương Dương trong những năm qua đã đạt được những kết quả nào,
những tồn tại và khó khăn nào cần phải khắc phục trong thời gian tiếp theo?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương trong thời gian qua?
- Giải pháp nào áp dụng để tăng cường hoạt động huy động vốn của NH
TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương trong thời gian tiếp theo?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn trong
hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại.
- Đối tượng khảo sát:

+ Cán bộ của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương
Dương
+ Khách hàng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương
Dương, bao gồm: Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức…
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Đề tài tập trung làm rõ các nội dung trong hoạt động huy động vốn của
Ngân hàng thương mại, bao gồm: các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà
nước về hoạt động huy động vốn; hệ thống tổ chức hoạt động và kinh nghiệm
huy động vốn của các Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước;
+ Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn của NH TMCP Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Chương Dương, các yếu tố ảnh hướng đến công tác huy động
vốn của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương.

3

download by :


- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại địa bàn NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương.
- Về thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập trong 3 năm (2014 - 2016);
+ Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này thu thập vào năm 2016;
+ Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 5/2016-5/2017.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận giải và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động
vốn của ngân hàng thương mại; làm rõ từng nội dung trong công tác huy động
vốn của ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương, phân tích để thấy rõ những thuận
lợi và khó khăn trong cơng tác huy động vốn của chi nhánh, những tồn tại vướng
mắc cần phải khắc phục trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong thời
gian tới. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến
hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Chương Dương.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương trong thời gian tới,
trong đó tập trung vào các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc,
tháo gỡ những khó khăn làm ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn của Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch
vụ ngân hàng, được coi là một loại định chế tài chính đặc biệt của nền kinh tế thị
trường. Người ta cho rằng ngân hàng thương mại ra đời trong điều kiện nền kinh
tế hàng hóa phát triển tới một trình độ nhất định, đồng thời qua quá trình tồn tại
và phát triển hàng nhiều thế kỷ, hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng được
hoàn thiện, ngân hàng thương mại trở thành một trong những định chế không thể
thiếu của nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngân hàng thương mại đã và sẽ

góp phần to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các Cơng
ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm,
rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh
toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên (Nguyễn Thị
Minh Hiền, 2007).
Luật số 02/1997/QH10 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam khẳng định:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tồn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” ( Quốc hội, 1997). Trong
đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng
(huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu
chứng từ có giá, bao thanh tốn, cho th tài chính, thấu chi, cho vay trả góp, cho
vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác).
Luật ngân hàng của nhiều nước trên thế giới đều cho rằng: Ngân hàng
thương mại là những tổ chức tài chính trung gian với nhiệm vụ thường xuyên
là nhận tiền gửi của cơng chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình
thức khác, và sử dụng nguồn lực đó trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín
dụng và tài chính.
Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung

5

download by :


gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định
chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ
được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ
chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội.
* Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Huy động vốn; Cho vay, tài trợ dự án; Cung cấp các tài khoản giao dịch
và thực hiện thanh tốn; Cung cấp dịch vụ mơi giới và đầu tư chứng khoán; Kinh
doanh ngoại tệ; cho thuê thiết bị trung và dài hạn; bảo quản vật và giấy tờ có giá;
bảo lãnh; cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn; cung cấp các dịch vụ đại lý; tài trợ các
hoạt động của chính phủ; quản lý ngân quỹ (Nguyễn Minh Kiều, 2006).
2.1.1.2. Huy động vốn của ngân hàng thương mại
a. Khái niệm vốn của Ngân hàng thương mại
Trong tác phẩm Tư bản luận của mình, Các Mác đã khái quát phạm trù
vốn thành phạm trù cơ bản. Theo Các Mác, tư bản là giá trị mang lai giá trị thặng
dư. Định nghĩa này thể hiện đầy đủ bản chất của vốn: 1) vốn phải đại diện cho
một loại tài sản nhất định nào đó; 2) vốn phải luôn luôn vận động, luôn luôn sinh
lời trong quá trình vận động; 3) vốn là một loại hàng hóa và cũng như những loại
hàng hóa khác, nó có chủ đích thực. Nói ngắn gọn, vốn là một bộ phận của cãi
được dùng vào sản xuất để làm ra của cãi nhiều hơn (Trần Thị Minh Hiền, 2007).
Các ngân hàng thương mại cũng là một loại hình doanh nghiệp, nguồn
vốn cũng đóng vai trị hết sức quan trọng. Nhu cầu về vốn của các ngân hàng nói
riêng và các tổ chức tín dụng nói chung là rất lớn và có thể nói là khơng hạn chế
về lượng. Xuất phát từ tính chất đó, loại doanh nghiệp đặc biệt này chủ yếu dựa
vào nguồn vốn vay mượn, phần lớn bắt nguồn từ hoạt động bán các trái quyền
tiền gửi cho các doanh nghiệp, cá nhân… để cung ứng dịch vụ tín dụng và các
dịch vụ khác. Chính nguồn vốn vay mượn này, chứ không phải vốn sở hữu, đã
tạo nguồn lực tài chính chủ yếu cho các hoạt động của ngân hàng.
Nét đặc thù của tất cả các nguồn vốn trên thị trường tiền tệ là tính nhạy
cảm với giá cả của chúng. Các ngân hàng muốn tiếp cận nguồn vốn này cần cung
cấp mức lãi suất cạnh tranh, thậm chí trong một số trường hợp, ngân hàng có thể
tạm thời nâng cao mức lãi suất huy động so với lãi suất thị trường hiện hành cho
đến khi đủ vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của nó (Bành Thị Ngọc Bích, 2012).
Tóm lại, vốn ngân hàng có thể được hiểu là những giá trị tiền tệ ngân hàng

6


download by :


tự có, huy động và tạo lập được để thực hiện cho vay, đầu tư và thực hiện các
dich vụ ngân hàng. Việc tạo lập và huy động vốn hình thành nên các khoản mục
bên tài sản nợ của bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại. Việc sử dụng
vốn để cho vay, đầu tư, thực hiện các dịch vụ ngân hàng hình thành nên các
khoản mục bên tài sản có của bảng cân đối tài sản ngân hàng thương mại.
b. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động
được để tiến hành các hoạt động cho vay, đầu tư hoặc các dịch vụ kinh doanh
khác nhằm đạt dược mục tiêu khác nhau. Biểu hiện của vốn trong kinh doanh
ngân hàng chủ yếu là tiền.
Để bắt đầu hoạt động ngân hàng, chủ ngân hàng phải có một lượng vốn
nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang
thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Vốn chủ sở hữu bao gồm: (i) Nguồn vốn bổ sung
trong quá trình hoạt động, (ii) Các quỹ, (iii) Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi
thành cổ phần, (iv) Nguồn vốn hình thành ban đầu.
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và
để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao. Nguồn này gồm: (i) Tiền
gửi thanh toán, (ii) Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội,
(iii) Tiền gửi tiết kiệm của dân cư, (iv) Tiền gửi của các ngân hàng, tổ chức tín
dụng khác.
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM. Tuy nhiên, khi cần ngân
hàng thường vay mượn thêm. Nguồn này gồm: (i) Vay Ngân hàng nhà nước
(NHNN), (ii) Vay các tổ chức tín dụng khác, (iii) Vay trên thị trường vốn.
Phần lớn các nguồn khác ngân hàng không phải trả lãi. Tuy nhiên, chi phí
để có và duy trì chúng là rất đáng kể. Cụ thể: (i) Nguồn uỷ thác, (ii) Nguồn trong

thanh toán, (iii) Nguồn khác.
Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các
tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nguồn vốn hoạt
động cho ngân hàng.
Ngân hàng thương mại hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào
lượng tiền mà nó huy động được từ nền kinh tế. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết
liệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ như hiện nay, để có được nguồn vốn lớn địi

7

download by :


hỏi các Ngân hàng thương mại phải có những chính sách huy động hợp lý, nhằm
từ đó thu hút được lượng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vụ cho hoạt
động của ngân hàng thương mại.
Các chính sách động huy động vốn của Ngân hàng thương mại có thể hiểu
đó là những cơng cụ, cách thức và phương pháp, và chương trình cụ thể nhằm
thu hút sự chú ý của các cá nhân, các tổ chức và từ đó gửi tiền vào ngân hàng.
Trên cơ sở hai bên đều có lợi. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy chính sách huy
động vốn của ngân hàng thương mại cũng là một phần trong chính sách
Marketing mà các ngân hàng đang sử dụng, tuy nhiên thì nó ln được quan tâm
và chịu sự giám sát chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo ngân hàng (Phan Thị Thu Hà
và cs., 2002).
c. Các phương thức huy động vốn
* Tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân
hàng thương mại, khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở
các tài khoản tiền gửi để giữ tiền, tài sản và thanh tốn hộ khách hàng, bằng cách
đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Cùng

với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân
hàng thương mại. Ngày nay hầu hết các ngân hàng thương mại đang dẩy mạnh
huy động vốn thơng qua các chính sách cụ thể, rõ ràng và hiệu quả (Nguyễn
Minh Kiều, 2006).
Các phương thức huy động tiền gửi của ngân hàng bao gồm:
- Đối với tiền gửi thanh toán;
- Tiền gửi có kỳ hạn của các Doanh nghiệp, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã
hội nghề nghiệp;
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư, các tâng lớp dân cư;
- Tiền gửi của các ngân hàng khác.
* Nguồn đi vay
Nguồn tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy
nhiên, trong những trườn hợp cần thiết các ngân hàng thương mại vẫn phải tiến
hành đi vay thêm. Mặt khác tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngân hàng Trung ương
thường quy định tỷ lệ giữa bắt buộc với nguồn tiền huy động và vốn chủ sở hữu.

8

download by :


Do vậy trong những trường hợp cần thiết, và trong các giai đoạn cụ thể nhiều ngân
hàng phải tiến hành vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy
động bị hạn chế. Các nguồn mà ngân hàng thương mại có thể vay đó là (Nguyễn
Thị Quy, 2005).
Các phương thức huy động nguồn đi vay của ngân hàng bao gồm:
- Vay từ Ngân hàng Nhà nước;
- Vay từ các Tổ chức tín dụng và Ngân hàng thương mại khác;
- Vay trên thị trường vốn.
* Các nguồn khác

- Nguồn uỷ thác: Đây là nghiệp vụ mà thông qua đó ngân hàng thương
mại cung cấp dịch vụ uỷ thác như cho vay, đầu tư, uỷ thác cấp phát, giải ngân,
thu ngân hộ... Các hoạt động này tạo nên nguồn vốn uỷ thác tại ngân hàng. Ngày
nay, cùng với sự phát triển của các mối quan hệ đa phương, rất nhiều các tổ chức
kinh tế, xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của các ngân hàng, có nguồn tài
chính, đã sử dụng màng lưới ngân hàng như là kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Và
kết quả là hình thành nguồn uỷ thác, làm tăng nguồn vốn của ngân hàng.
- Nguồn trong thanh toán: Các khoản thanh tốn khơng dùng tiền mặt có
thể hình thành nguồn thanh tốn (séc trong q trình chi trả, tiền kí quỹ đsể mở
L/C,...). Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư
tiền từ của các ngân hàng thành viên để chuyển về thực hiện cho vay.
- Nguồn khác, các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả, Tiền
khấu hao tài sản nhưng chưa dùng... (Nguyễn Văn Ngọc, 2001).
2.1.2. Đặc điểm hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại
Thứ nhất, về nguồn gốc hoạt động huy động vốn. Huy động vốn có thể
được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong hoạt động của
các ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn sơ khai của hoạt động ngân hàng,
những nghiệp vụ này chỉ đơn thuần là hoạt động cất giữ các tài sản có giá nhắm
mục đích đảm bảo an toàn, và lúc này, người phải trả phí là người gửi tiền chứ
khơng phải là các ngân hàng, các khoản tiền chỉ được xem đơn thuần là vật được
kí gửi chứ hồn tồn khơng đóng vai trị là nguồn vốn đối với các ngân hàng
thương mại, tiền lúc này không được xem là tiền tệ theo đúng nghĩa của nó, vì
khơng có khả năng ln chuyển, khơng sinh ra được lợi nhuận. Khi nhu cầu tín

9

download by :


dụng gia tăng, nghiệp vụ ngân hàng phát triển, vị thế đó bị đảo ngược, ngân hàng

là người phải trả phí (lãi suất – giá cả của tín dụng), và nguồn tiền được kí gửi
thay đổi vai trị của nó, trở thành nguồn vốn khả dụng và lớn nhất của các ngân
hàng thương mại hiện nay (Bành Thị Ngọc Bích, 2012).
Thứ hai, Nguồn gốc vốn huy động. Nguồn vốn được chia thành vốn tự có,
vốn huy động, vốn đi vay, vốn tiếp nhận, vốn khác. Chính vì vậy, hoạt động huy
động vốn của ngân hàng thương mại lúc này bao gồm cả việc khởi tạo nguồn vốn
ban đầu cho sự hình thành vốn điều lệ và cả việc tạo lập nguồn vốn cấp 2 (một bộ
phận của nguồn vốn tự có) của ngân hàng thương mại (Nguyễn Huy Cường, 2009).
Thứ ba, hoạt động huy động vốn là một nghiệp vụ của các NHTM. Từ
khái niệm về hoạt động huy động vốn của các NTHM cho ta thấy rõ hoạt động
huy động vốn được xem như một loại nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, cũng
giống như các loại hình kinh doanh khác cũng có những nghiệp vụ riêng của
mình phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh. Có thể khẳng định, một hoạt động
chỉ có thể được xem là hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại khi
nhằm mục đích thu hút, tìm kiếm, gia tăng nguồn vốn khơng thuộc sở hữu của
ngân hàng. Chính vì vậy, căn cứ vào tiêu chí này, các nỗ lực gia tăng nguồn vốn
tự có khơng thuộc nhóm hành vi huy động vốn của các ngân hàng thương mại
được đề cập trong phạm vi đề tài này (Nguyễn Minh Kiều, 2006).
Thứ tư, về khía cạnh khách thể của hành vi, một cách trực tiếp hơn, đó
chính là mục đích, cái mà chủ thể thực hiện hành vi muốn đạt được. Mục đích
chính của kinh doanh là lợi nhuận, vai trò của nguồn vốn ngân hàng – tư bản
cũng là lợi nhuận. Vì vậy, loại hình doanh nghiệp đặc biệt này – các ngân hàng
thương mại cũng hoạt động vì mục tiêu chính là lợi nhuận, và chính vì vậy, các
hoạt động “tìm kiếm nguồn hàng”, cụ thể là hoạt động huy động vốn cũng xuất
phát vì mục tiêu lợi nhuận, đây vẫn luôn là mục tiêu tiên quyết (Nguyễn Thị Lan
Phương, 2010).
Thứ năm, các phương thức huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
Như đã được đề cập ở trên, các hình thức huy động vốn cũng đã được đề cập và
phân loại khá cụ thể theo quy định tại Chương 3 Luật Các tổ chức tín dụng. Các
phương thức huy động vốn sẽ được chia thành hai nhóm: i) nhóm các phương thức

huy động vốn hướng đến mục tiêu lợi nhuận; và ii) nhóm các phương thức huy động

10

download by :


×