Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu SAAS trong điện toán đám mây và áp dụng vào bài toán cập nhật tọa độ các trạm BTS tại viễn thông hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.48 KB, 26 trang )

1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




NGUYỄN TRẦN TOÀN

NGHIÊN CỨU SAAS TRONG ĐIỆN TOÁN ĐÁM
MÂYVÀ ÁP DỤNG VÀO BÀI TOÁN CẬP NHẬT TỌA
ĐỘ CÁ TRẠM BTS TẠI VIỄN THÔNG HÀ NỘI
Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và Mạng máy tính

MÃ SỐ: 60.48.15

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI - 2012
2

Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Hoàng Đăng Hải



Phản biện 1: …………………………………………………



Phản biện 2: …………………………………………………




Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
3

MỞ ĐẦU
Trong điện toán đám mây, mọi khả năng liên quan đến
công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các dịch vụ,
cho phép người dùng truy cập sử dụng các dịch vụ công nghệ
mà không cần phải quan tâm tới cơ sở hạ tầng phục vụ công
nghệ đó. Có ba mô hình dịch vụ công nghệ trong điện toán đám
mây phổ biến nhất, đó là: mô hình phần mềm như một dịch vụ
(SaaS), mô hình nền tảng như một dịch vụ (PaaS) và mô hình
hạ tầng như một dịch vụ (IaaS).
Đến ngày hôm nay, có rất nhiều vấn đề đặt ra khi
nghiên cứu và triển khai điện toán đám mây đối với nhiều
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này chỉ đề
cập đến một phần quan trọng của điện toán đám mây – đó là
SaaS. Mục tiêu của bài là nghiên cứu tìm hiểu, so sánh sự

giống nhau, khác nhau cũng như ưu điểm của SaaS so với các
phần mềm truyền thống khác và đề xuất áp dụng SaaS vào một
ứng dụng thực tiễn là cập nhật tọa độ của các trạm BTS tại
VNPT Hà Nội.
Với mục tiêu đặt ra như vậy, những nội dung và kết quả
nghiên cứu chính của luận văn được trình bày trong ba chương
như sau:
Chương 1: Trình bày khái quát về điện toán đám mây,
các tính chất, đặc điểm, thành phần và các mô hình triển khai
4

của điện toán đám mây.
Chương 2: Đi sâu nghiên cứu về mô hình phần mềm
như một dịch vụ - SaaS
Chương 3: Đề xuất giải pháp SaaS vào bài toán cập
nhật tọa độ quản lý các trạm BTS, áp dụng cho cả các thiết bị
PC, PDA tại VNPT Hà Nội
Phần kết luận đưa ra những đánh giá về những kết quả
đạt được và thảo luận về huớng nghiên cứu tiếp của luận văn.
Trong quá trình thực hiện Luận văn, do thời gian cũng
như trình độ của tác giả còn có những hạn chế nhất định nên
không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự
góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để Luận văn hoàn thiện
hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, và giúp đỡ tận
tình của PGS.TSKH Hoàng Đăng Hải, các thầy trong khoa
Quốc tế và Đào tạo sau đại học – Học viện Công nghệ BC-VT
đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình
làm Luận văn.
5


CHƯƠNG 1: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Trong chương này, luận văn giới thiệu tổng quan về về
điện toán đám mây, các tính chất, đặc điểm, thành phần và các
mô hình triển khai của điện toán đám mây.
1.1 Khái niệm, đặc điểm điện toán đám mây
1.1.1 Khái niệm điện toán đám mây
Điện toán đám mây là một mô hình điện toán phân tán
có tính co giãn lớn mà hướng theo co giãn về mặt kinh tế, là
nơi chứa các sức mạnh tính toán, kho lưu trữ, các nền tảng và
các dịch vụ được trực quan, ảo hóa và co giãn linh động, sẽ
được phân phối theo nhu cầu cho các khách hàng bên ngoài
thông qua Internet
1.1.2 Đặc điểm, tính chất cơ bản
Điện toán đám mây có năm tính chất nổi bật sau:
- Tự phục vụ theo nhu cầu.
- Truy xuất diện rộng.
- Dùng chung tài nguyên.
- Khả năng co giãn.
- Điều tiết dịch vụ.
1.1.3 Điện toán đám mây so với các mô hình điện toán
khác
1.2 Mô hình các lớp dịch vụ của điện toán đám mây
6

1.2.1 IaaS – Hạ tầng như một dịch vụ
Các dịch vụ IaaS cung cấp cho khách hàng tài nguyên
hạ tầng điện toán như máy chủ (có thể lựa chọn hệ điều hành –
điển hình là Windows và Linux), mạng, không gian lưu trữ,
cũng như các công cụ quản trị tài nguyên đó. Các tài nguyên
này thường được ảo hóa, chuẩn hóa thành một số cấu hình

trước khi cung cấp để đảm bảo khả năng linh hoạt trong quản
trị cũng như hỗ trợ tự động hóa.
1.2.2 PaaS – Nền tảng như một dịch vụ
Dịch vụ PaaS cung cấp nền tảng điện toán cho phép
khách hàng phát triển các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính
toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền tảng đám mây đó.
Dịch vụ PaaS có thể được cung cấp dưới dạng các ứng dụng
lớp giữa (middleware), các máy chủ ứng dụng (application
server) cùng các công cụ lập trình với ngôn ngữ lập trình nhất
định để xây dựng ứng dụng. Dịch vụ PaaS cũng có thể được
xây dựng riêng và cung cấp cho khách hàng thông qua một API
riêng. Khách hàng xây dựng ứng dụng và tương tác với hạ tầng
điện toán đám mây thông qua API đó.
1.2.3 SaaS – Phần mềm như một dịch vụ
Các dịch vụ ứng dụng SaaS đem đến cho tổ chức,
doanh nghiệp nhiều lợi ích. Đơn vị trả chi phí theo mức độ sử
7

dụng hàng tuần, hàng tháng mà không phải trả toàn bộ phí bản
quyền ngay từ đầu. Ngân sách của doanh nghiệp không phải
gánh một khoản đầu tư ban đầu lớn mà sẽ chi trả dần dần và
tăng lên khi thực sự có nhu cầu. Bên cạnh đó, tổ chức, doanh
nghiệp cũng có lợi thể dùng thử và lựa chọn phần mềm như
một dịch vụ phù hợp, giảm thiểu được chi phí.
1.3 Các mô hình triển khai
1.3.1 Đám mây công cộng - Public cloud
Các đám mây công cộng là các dịch vụ đám mây được
một bên thứ ba (người bán) cung cấp. Chúng tồn tại ngoài
tường lửa công ty và chúng được lưu trữ đầy đủ và được nhà
cung cấp đám mây quản lý.

1.3.2 Đám mây riêng - Private Cloud
Các đám mây riêng là các dịch vụ đám mây được cung
cấp trong doanh nghiệp. Những đám mây này tồn tại bên trong
tường lửa công ty và chúng được doanh nghiệp quản lý.
1.3.3 Đám mây cộng đồng - Community Cloud
Đám mây cộng đồng là mô hình trong đó hạ tầng đám
mây được chia sẻ bởi một số tổ chức cho cộng đồng người
dùng trong các tổ chức đó. Các tổ chức này do đặc thù không
tiếp cận với các dịch vụ Public Cloud và chia sẻ chung một hạ
tầng điện toán đám mây để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử
8

dụng.
1.3.4 Đám mây lai - Hybrid Cloud
Các đám mây lai là một sự kết hợp của các đám mây
công cộng và riêng. Những đám mây này thường do doanh
nghiệp tạo ra và các trách nhiệm quản lý sẽ được phân chia
giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp đám mây công cộng. Đám
mây lai sử dụng các dịch vụ có trong cả không gian công cộng
và riêng.
9

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU SAAS TRONG ĐIỆN TOÁN
ĐÁM MÂY
2.1 SaaS trong điện toán đám mây
2.1.1 SaaS là gì
SaaS là một mô hình dịch vụ phần mềm triển khai qua
Internet, trong đó, SaaS sẽ cung cấp giấy phép một ứng dụng
cho khách hàng để sử dụng một dịch vụ theo yêu cầu, hay còn
gọi là “phần mềm theo yêu cầu”. Mô hình SaaS cho phép các

nhà cung cấp phát triển, lưu trữ và vận hành phần mềm để
khách hàng sử dụng . Thay vì mua các phần cứng và phần mềm
để chạy một ứng dụng, khách hàng chỉ cần một máy tính hoặc
một máy chủ để tải ứng dụng và truy cập internet để chạy phần
mềm. Phần mềm này có thể được cấp phép cho một người
dùng duy nhất hoặc cho một nhóm người dùng.
2.1.2 Vị trí của SaaS trong điện toán đám mây
2.1.3 Đặc tính của SaaS
SaaS có tính năng cơ đó là: Khả năng tái sử dụng, dữ
liệu được quản lý bởi nhà cung cấp, tuỳ biến dịch vụ, tính sẵn
có, khả năng mở rộng và trả tiền mỗi lần sử dụng.
2.1.4 Các cấp độ trưởng thành của SaaS
Cấp độ 1: Có thể tùy biến
Ở cấp độ đầu tiên này, mỗi khách hàng (thành viên) có
10

một phiên bản tùy biến của ứng dụng SaaS chạy trên máy chủ.
Việc chuyển từ phần mềm truyền thống (không chạy qua
mạng) hoặc một ứng dụng dạng khách-chủ tới cấp độ này của
ứng dụng SaaS đòi hỏi tốn ít công sức phát triển và giảm thiểu
chi phí vận hành bằng cách củng cố thiết bị phần cứng và quản
trị máy chủ.
Cấp độ 2: Cung cấp khả năng cấu hình
Ở cấp độ thứ hai này thì ứng dụng SaaS là một chương
trình linh động hơn bằng việc cho phép khả năng cấu hình các
siêu dữ liệu với mục đích nhiều khách hàng có thể sử dụng
những thể hiện riêng lẻ của cùng một mã nguồn ứng dụng.
Điều này cho phép các nhà bán hàng đáp ứng được các nhu cầu
khác nhau của mỗi khách hàng thông qua tùy chọn cấu hình chi
tiết, đơn giản hóa cấu hình và cập nhật hệ thống.

Cấp độ 3: Khả năng cấu hình, hiệu năng đa người dùng
Ở cấp độ thứ ba này ứng dụng SaaS thêm vào tính năng
đa người dùng so với cấp độ hai, để một thể hiện chương trình
đơn giản có thể phục vụ được nhiều khách hàng. Cách tiếp cận
này cho phép việc sử dụng các tài nguyên máy chủ hiệu quả
hơn, nhưng nó vẫn gặp phải sự giới hạn về tính mở rộng.
Cấp độ 4: Tính mở rộng, khả năng cấu hình, hiệu năng đa
người dùng
11

Cấp độ thứ 4 là cấp độ cuối cùng của SaaS. Ở cấp độ
này, ứng dụng SaaS thêm vào tính năng mở rộng thông qua
kiến trúc đa tầng có hỗ trợ cơ chế cân bằng tải giữa những thể
hiện của ứng dụng chạy trên các máy chủ khác nhau. Nhà cung
cấp có thể tăng hoặc giảm kích thước hệ thống để phù hợp với
nhu cầu bằng cách thêm hoặc bớt các máy chủ mà không cần
phải thay đổi kiến trúc phần mềm.
2.1.5 Đa người dùng, bảo mật và phổ biến trong kiến
trúc của SaaS (MSLD)
Một trong những yếu tố chính được xem xét trong giai
đoạn thiết kế kiến trúc là đa người dùng (Multi-Tenant) hay
chính bản chất của SaaS trong điện toán đám mây. MSLD được
chia thành năm loại dịch vụ (tầng dịch vụ) tùy theo chức năng
của chúng trong tổ hợp điện toán đám mây:
- Dịch vụ hồi đáp.
- Dịch vụ định tuyến.
- Dịch vụ bảo mật.
- Dịch vụ lưu vết.
- Dịch vụ thực thi.
2.2 SaaS so với các mô hình phần mềm khác

2.2.1 SaaS so với phần mềm truyền thống không chạy
qua mạng
12

Bảng 0.1: Bảng so sánh tính năng của SaaS và ASP
Tính năng ASP SaaS
Khả năng ứng
dụng
Chỉ dành cho một
khách hàng (KH).
Sản phẩm phần mềm
được thiết kế riêng
dành cho từng người
dùng
Dành cho nhiều KH.
Sản phẩm phần mềm
được có cùng đặc tính
giống nhau cho nhiều
người dùng
Giá thành
Giá thành cao do chỉ
phụ thuộc vào một
khách hàng
Giá thành cạnh tranh
hơn do phục vụ nhiều
khách hàng
Thời gian
triển khai
Mất thời gian trải qua
nhiều công đoạn như

khảo sát, thiết kế theo
nhu cầu của KH
Ngay lập tức khi KH
trả phí
Khả năng sử
dụng
Rất khó, mất thời gian
cho hoạt động định
hướng và đào tạo người
dùng do sản phẩm
được thiết kế riêng
Dễ dàng, không mất
nhiều thời gian và việc
đào tạo có thể được
thực hiện thông qua
Internet cùng lúc cho
nhiều người
Tích hợp
Tốn kém và mất thời
gian
Không tốn kém
Dịch vụ hỗ trợ
Mang tính độc quyền Là một phần trong quá
13

(SLA)
trình cung cấp DV cho
KH
Tính thị
trường

Bị giới hạn KH Đa dạng KH
Yêu cầu phần
cứng
Khó đáp ứng do một số
phần mềm ứng dụng
không được thiết kế
trên nền tảng Internet
Dễ dàng đáp ứng do tất
cả các ứng dụng được
thiết kế dựa trên giao
diện web và nền tảng
Internet

2.2.2 SaaS so với ứng dụng web thông thường
Giống nhau
- Cùng truy cập sử dụng thông qua mạng internet
- Đa người dùng truy cập đồng thời
- Dữ liệu lưu trữ tập trung tại một nơi
Khác nhau
- Muốn có một ứng dụng web ta phải thuê nhà cung cấp
dịch vụ phần mềm triển khai giúp. Còn muốn có một phần
mềm SaaS thì ta chỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ của nhà cung
cấp để có một phần mềm với cùng chức năng. Ví dụ như trước
đây để có một website Thương mại điện tử chúng ta phải thuê
công ty phát triển phần mềm triển khai còn với SaaS chúng ta
chỉ cần đăng ký thành viên để sở hữu một website tương tự.
14

- Với ứng dụng web thông thường thì việc nâng cấp,
bảo trì hệ thống người dùng phải tự thực hiện. Ngược lại, với

ứng dụng SaaS thì nhà cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện các vấn
đề này.
- Việc nâng cấp, mở rộng tính năng của ứng dụng web
thông thường sẽ phải tốn phí. Còn việc nâng cấp, mở rộng tính
năng của ứng dụng SaaS thì người dùng sẽ không phải chịu
phí.
2.2.3 Điểm mạnh, điểm yếu của SaaS
2.2.3.1 Điểm mạnh
Đối với khách hàng:
- Lợi thế quan trọng nhất của SaaS là chi phí khởi tạo
thấp hơn nhiều so với mua phần mềm đóng gói. Thay vì phải
bỏ một núi tiền ra mua cả một hệ thống khổng lồ để chỉ sử
dụng và tính năng của chúng thì giờ đây có thể tiết kiệm chi
phí kiểu đó bằng cách trả tiền những gì mà mình cần dùng.
- Điểm mạnh thứ hai của SaaS chính là việc khách hàng
có thể ngay lập tức triển khai ứng dụng một cách nhanh chóng,
thay vì phải cài đặt tốn kém như các phần mềm đóng gói.
- Thông qua trình duyệt nên có thể sử dụng bất cứ nơi
nào, bất cứ thời điểm nào. Khách hàng không phải lo vấn đề về
bảo mật cũng như bảo trì, bảo dưỡng hệ thống vì các việc này
15

đã do nhà cung cấp làm, nếu phát triển phần mềm thì khách
hàng phải tự lo hết từ công đoạn phân tích, thiết kế, bảo trì …
Đối với nhà cung cấp dịch vụ:
- Nếu càng nhiều người sử dụng thì nhà cung cấp dịch
vụ càng có thể kiếm được nhiều tiền không bằng cách thu phí
thì cũng bằng cách thu tiền quảng cáo …
- Có nhiều platform SaaS trên mạng, và chúng tăng lên
mỗi tháng.

- Một lý do khác SaaS nền tảng sẽ tiếp tục phát triển là
vì sự quan tâm ở công nghệ thông tin xanh (Green IT) và
những nỗ lực để di chuyển hướng về cơ sở hạ tầng ảo hóa.
Điều đó có nghĩa khách hàng có khả năng di chuyển về hướng
các nền tảng SaaS để họ có thể giảm số lượng các máy chủ
đồng thời với việc giảm tiêu thụ năng lượng.
2.2.3.2 Điểm yếu
Đối với khách hàng:
- Phụ thuộc vào đường truyền internet. Độ ổn định của
đường truyền đóng vai trò quan trọng khi khai thác phần mềm.
- Tất cả mọi thông tin của người dùng đều được lưu trữ
trên Cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ, do đó việc bảo
đảm an toàn thông tin là một vấn đề lớn
Đối với nhà cung cấp dịch vụ:
16

- Vì phải triển khai phần mềm trên môi trường Internet
do đó có những hạn chế nhất định về mặt kĩ thuật như tốc độ
truy cập sẽ chậm hơn phần mềm desktop, tỉ lệ mất mát dữ liệu
khi truyền qua môi trường internet cũng là một mối lo. Vì thế
vấn đề bảo mật thông tin cho những ứng dụng SaaS là hết sức
cần thiết.
- Do phải xây dựng ứng dụng và cho nhiều người sử
dụng cùng lúc nên vấn đề về hạ tầng cơ sở rất quan trọng. Nhà
cung cấp dịch vụ phải luôn nâng cấp, đổi mới thiết bị thì mới
có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2.2.3 Phương thức triển khai và mô hình toán của SaaS
2.3.1 Phương thức triển khai SLA trong SaaS
Nhà cung cấp SaaS cho các doanh nghiệp thuê phần
mềm tương tự như tổ chức một dịch vụ cho khách hàng, ở đó

họ sẽ quan tâm đến tối đa hoá lợi nhuận và đảm bảo chất lượng
dịch vụ (QoS) cho khách hàng. Tại bất cứ thời điểm nào khách
hàng có thể yêu cầu nâng cấp dịch vụ bằng cách thêm các tài
khoản người dùng hoặc nâng cấp phiên bản phần mềm. Vì vậy,
một nhà cung cấp SaaS có để xử lý các yêu cầu thông minh
phù hợp với yêu cầu đặt ra trong SLA.
Các thuộc tính được định nghĩa trong SLA như sau:
- Kiểu yêu cầu (reqType)
- Loại sản phẩm (ProType)
17

- Loại tài khoản (accType)
- Độ dài hợp đồng (conLen)
- Số lượng tài khoản (recNum)
- Thời gian đáp ứng (respTime)
- Thời gian khởi đầu dịch vụ (iniTimeSev)
- Giá trị máy ảo (PriVM)
- Thời gian truyền dữ liệu (dataTrafT)
- Tốc độ truyền dữ liệu (dataTrafSpeed):
2.3.2 Mô hình toán
Tổng lợi nhuận


C
c
c
il
of
1
Pr đạt được của nhà cung cấp

dịch vụ SaaS để phục vụ tổng số lượng C các yêu cầu của
khách hàng được định nghĩa trong công thức (2.1)



C
c
c
il
C
c
C
c
c
C
c
c
il
CostconLeniServof
1111
PrPr
(2.1)
Chi phí Cost
il
c
để phục vụ theo yêu cầu được tính theo
công thức:
Cost
il
c


= VMCost
il
c
+PenaltyCost
il
c
(2.2)
Các chi phí máy ảo VMCost
il
c
được tính theo công thức:
VMCost
il
c
= PriVM
il
x (iniTimeSev
il
x conLen
c
) (2.3)
Phạt khi vi phạm SLA được tính theo công thức (2.4)
với β là tỷ lệ hình phạt và DT là thời gian trễ.:
Penalty = α + β x DT (2.4)
18

Giá trị của hình thức phạt vi phạm SLA tính theo công
thức:
PenaltyCost

il
c
= = α + β (reqType) x delayTimeSev
il

(reqType) (2.5)
Thời gian trễ delayTimeSev
il
được tính theo công thức:
delayTime
il
c
=








tr)respTime(f - iniTimeSev
pSev)respTime(udataTrafTiniTimeSev
N
1n

(2.6), (2.7)
Thời gian chuyển dữ liệu trên một GB (dataTranfT).




'c
N
n
'c
recNumaccNumdataTrafT
1

dataTrafTrecSize
N
n
c


1
'
(2.8)
2.4 An toàn thông tin trong SaaS
2.4.1 Một số rủi do về an toàn thông tin trên điện
toán đám mây
- Mất kiểm soát.
- Phụ thuộc
- Cách ly bất thành
19

- Giao diện bị lộ
- Bảo vệ dữ liệu
2.4.2 Giới thiệu bảo mật trên SaaS
- Mã hóa và Giải mã
- Định danh cục bộ và định danh liên đoàn

- Chứng thực và cấp phép

20

CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG SAAS VÀO BÀI TOÁN CẬP
NHẬT TOẠ ĐỘ CÁC TRẠM BTS TẠI VIỄN THÔNG HÀ
NỘI
Trong chương 3 này Luận văn Tập trung mô tả việc
chuyển bài toán cập nhật tọa độ quản lý BTS đã có thành giải
pháp SaaS, áp dụng cho cả các thiết bị PC, PDA tại VNPT
Hà Nội.
3.1 Nghiên cứu phương pháp chuyển đổi ứng dụng
web thành giải pháp SaaS
Các bước chung cần thực hiện để chuyển đổi một ứng
dụng web truyền thống thành một ứng dụng chạy được trên
SaaS. Để chuyển đổi ứng dụng web thành ứng dụng SaaS
chúng phải làm những việc sau:
- Ứng dụng phải hỗ trợ nhiều bên thuê.
- Ứng dụng phải có một số mức tự đăng ký dịch vụ.
- Phải có cơ chế thuê bao/tính cước hiện hành.
- Ứng dụng phải có khả năng mở rộng một cách
hiệu quả
- Mã định danh (ID) và xác thực người dùng
- Tùy chỉnh cho mỗi bên thuê
3.2 Hiện trạng CNTT và bài toán quản lý BTS tại Viễn
thông Hà
21

3.2.1 Hiện trạng hạ tầng CNTT
3.2.2 Bài toán quản lý hạ tầng BTS

Quản lý các trạm BTS, là một phần trong bài toán quản
lý hạ tầng tại VNPT Hà Nội. Trước đây, để có các thông số cập
nhập trong chương trình, người quản lý phải làm các việc sau:
- Mang máy đo toạ độ (kinh độ, vĩ độ) đi đến từng nơi
cần đặt vị trí để ghi nhận toạ độ.
- Mỗi công ty (hiện VNPT Hà nội có 3 công ty phân
chia theo chỉ giới địa lý) phải thực hiện việc cập nhật toạ độ
riêng theo địa bàn công ty quản lý. Làm cho việc báo cáo, đề
xuất không đồng nhất.
- Sau đó cập nhật toạ độ, tên trạm vào hệ thống để có
thể nâng cấp hoặc xây mới.
3.3 Áp dụng vào bài toán cập nhật toạ độ các trạm
BTS
3.3.1 Giải pháp ảo hoá máy chủ VNPT Hà Nội theo
công nghệ của VMware
3.3.2 Các bước triển khai
Giai đoạn 1: Tạo hạ tầng tính toán ảo hóa, cho phép tạo, quản
lý và chạy nhiều máy ảo với các cấu hình khác nhau và hệ điều
hành khác nhau trên một máy chủ vật lý; cho phép di chuyển
các máy chủ ảo khác nhau giữa các máy chủ vật lý và các hệ
22

thống lưu trữ mạng, cho phép quản lý tài nguyên một cách linh
hoạt giữa các máy chủ vật lý và thiết bị lưu trữ, tăng khả năng
sẵn sàng cho hệ thống với những tính năng như độ sẵn sàng
cao (High Availability - HA), tính chịu lỗi (Fault Tolerance -
FT) được hỗ trợ bởi lớp ảo hóa.
Giai đoạn 2: Triển khai ảo hóa ứng dụng, giúp cho việc quản
lý, cập nhật các ứng dụng một cách nhanh nhất và hiệu quả
nhất. Hướng tới việc chuyển các ứng dụng web sang giải pháp

SaaS. Tạo môi trường phát triển và thử nghiệm khả năng tự cấp
phát dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin.
Giai đoạn 3: Tự động hóa quy trình cung cấp hạ tầng và ứng
dụng.
3.3.3 Áp dụng vào bài toán cập nhật toạ độ các trạm
BTS
Mô tả giải pháp và lựa chọn công nghệ:
Sử dụng ứng dụng trên các máy smartphone chạy hệ
điều hành Android.
- Người dùng gửi SMS đến đầu số 4086 để nhận được
mã đăng ký sử dụng chương trình.
- Lấy tọa độ longitude, latitude tại vị trí thử nghiệm
theo các phương pháp: GPS, Wifi, 3G, GPRS.
- Hiển thị trên bản đồ google maps vị trí của tọa độ đã
lấy
23

- Cho phép nhập thông tin loại đối tượng, tên đối
tượng, thông tin bổ sung.
- Lựa chọn phương thức gửi dữ liệu tọa độ:
+ SMS: dữ liệu gửi qua tin nhắn đến đầu số 4086
sau đó dữ liệu được insert/update vào database QLHT.
+ Webservice: dữ liệu được gửi qua webservice sau
đó dữ liệu được insert/update vào database QLHT.
+ Mail: dữ liệu gửi qua mail bao gồm: tọa độ longitude,
latitude, loại đối tượng, tên đối tượng và đường link đến vị trí
có tọa độ đã lấy dữ liệu.
3.3.4 Phương án bảo mật của chương trình
Hệ thống hiện tại sử dụng hai phương án bảo mật,
đó là:

- Xác thực thông qua username/password người dùng
- Xác thực người dùng qua số SimID
3.3.5 Những lợi ích đem lại khi áp dụng SaaS tại VNPT
Hà Nội
Việc chuyển bài toán cập nhật tọa độ quản lý BTS đã có
thành giải pháp SaaS, áp dụng cho cả các thiết bị PC, PDA
tại VNPT Hà Nội đã đạt được những lợi ích sau:
- Triển khai nhanh chóng, mọi thay đổi về chương trình,
hệ thống được thay đổi trên máy chủ nên người dùng không
phải lo cập nhật phiên bản mới.
24

- Chia sẻ thông tin một cách kịp thời: Mọi người trong
công ty có thể lấy thông tin kịp thời thông qua việc truy ngay
lập tức vào những phần mà nhân viên khác đã cập nhật.
- Khả năng mở rộng lớn: Chương trình có khả năng mở
rộng đối với nhiều người dùng, nhiều đơn vị khác nhau. Ngoài
ra có thể triển khai cho các VNPT Tỉnh thành khác trong cả
nước
- Ít thời gian chết và tránh nhầm lẫn trong việc cập nhật
số liệu: Việc áp dụng thành SaaS với cơ sở hạ tầng đám mây
sẵn có, đã làm tăng khả năng đáp ứng của hệ thống, người
dùng có thể sử dụng để cập nhật trực tiếp số liệu ngay tại nơi
khảo sát đảm bảo chính xác, nhanh chóng, thuận tiện.
- Quản lý rủi ro tốt hơn: Người dùng không cần lo lắng
số liệu của mình bị mất như khi làm trên máy cá nhân, số liệu
được cập nhật và thể hiện kết quả ngay trên bản đồ online nên
có thể kiểm tra ngay được.
- Truy cập từ bất kỳ địa điểm nào: Do có thể dùng trên
các thiết bị smartphone, PDA, máy tính bảng nên người dùng

có thể truy cập hệ thống, làm việc mọi nơi, mọi lúc.
- Cải thiện sự linh hoạt và độ đáp ứng: Với một cơ sở
hạ tầng và cấu trúc phần mềm linh hoạt, công ty có thể nhanh
chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu hiệu suất, nhu cầu lưu trữ nơi
quá tải. Chỉ một vài cái nhấp chuột trên giao diện cấu hình, nhu
cầu của công ty sẽ được đáp ứng.


25

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian làm việc, với sự nỗ lực của bản thân và
được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TSKH Hoàng Đăng Hải,
tôi đã hoàn thành Luận văn của mình. Nội dung chủ yếu của
Luận văn nghiên cứu các thành phần của điện toán đám mây và
đi sâu nghiên cứu về phần mềm như một dịch vụ SaaS - một
trong những chủ đề mới và rất được quan tâm hiện nay. Qua
quá trình tìm hiểu và phân tích các công nghệ hiện có, Luận
văn đã đạt được một số kết quả sau:
Những nội dung chính đã được giải quyết trong
Luận văn
- Điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích to lớn, đặc
biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc áp dụng
điện toán đám mây là điều tất yếu trong tương lai.
- Tiến hành thử nghiệm tại đơn vị công tác, đó là
chuyển bài toán cập nhật toạ độ các trạm BTS thành giải pháp
SaaS áp dụng cho các thiết bị di động.
- Đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng giải pháp.
Những đóng góp khoa học và thực tiễn của Luận

văn
Các kết quả đạt được cho thấy điện toán đám mây và mô

×