Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm nghiệm và thử nghiệm vắc xin AVAC ND CLONE ENTERO phòng bệnh newcastle cho gà con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 65 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỒNG THU

KIỂM NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM VẮC XIN AVAC
ND-CLONE ENTERO PHÒNG BỆNH NEWCASTLE
CHO GÀ CON

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Chu Đức Thắng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Thu

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết tôi xin gửi cảm ơn chân thành tất cả các thầy cơ giáo trong tồn
trường và đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Thú y đã giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt 2 năm học tập dưới mái trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, giảng viên chính PGS.TS. Chu
Đức Thắng, người trực tiếp hướng dẫn tơi thực hiện đề tài này.
Qua đây, tôi xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả Cán bộ công tác
tại Công ty TNHH MTV Avac Việt Nam, đặc biệt là Ban lãnh đạo công ty cùng các anh
chị đang làm việc tại Nhà máy sản xuất vắc xin GMP đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tơi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nôi, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Nguyễn Hồng Thu

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi
Danh mục các bảng ......................................................................................................... vii
Danh mục hình, sơ đồ, biểu đồ ...................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ........................................................... 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Khái quát về bệnh Newcastle ............................................................................. 3

2.2.

Lịch sử bệnh ....................................................................................................... 4

2.2.1.

Lịch sử bệnh Newcastle trên thế giới ................................................................. 4

2.2.2.

Tình hình bệnh và những vấn đề nghiên cứu về bệnh Newcastle ở Việt Nam ........ 5

2.2.

Căn bệnh Newcastle ........................................................................................... 6

2.2.1.

Cấu trúc và hình thái của virus ........................................................................... 6

2.2.2.

Độc lực của virus ................................................................................................ 6

2.2.3.


Sức đề kháng của virus ....................................................................................... 7

2.3.

Dịch tễ học bệnh Newcastle ............................................................................... 8

2.3.1.

Phân bố và diễn biến của bệnh ........................................................................... 8

2.3.2.

Vật chủ ................................................................................................................ 8

2.3.3.

Sự truyền lây ....................................................................................................... 8

2.4.

Triệu chứng và bệnh tích .................................................................................... 9

2.5.

Phương pháp chẩn đốn bệnh ........................................................................... 11

2.5.1.

Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích ....................... 11


2.5.2.

Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm .................................................................. 11

iii

download by :


2.6.

Đáp ứng miễn dịch chống virus newcastle ....................................................... 12

2.6.1.

Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu .................................................................. 12

2.6.2.

Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu ............................................................................. 13

2.6.3.

Miễn dịch chống bệnh Newcastle ..................................................................... 14

2.7.

Sử dụng vacxin phòng chống bệnh ................................................................... 15


2.7.1.

Các loại vacxin được dùng hiện nay................................................................. 15

2.7.2.

Tình hình sử dụng vacxin Newcastle trên thế giới ........................................... 24

2.7.3.

Tình hình sử dụng vacxin Newcastle tại Việt Nam .......................................... 25

2.7.4.

Những điểm chú ý khi sử dụng vacxin. ............................................................ 26

Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 27
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.1.1.

Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của vacxin ......................................................... 27

3.1.2.

Đánh giá độ dài miễn dịch của gà sau khi tiêm vacxin ................................... 27

3.1.3.


Kiểm tra độ dài bảo quản của vacxin sau thời gian lưu kho ở nhiệt độ 2o-8oC. ...... 27

3.1.4.

Ứng dụng vacxin trong phòng bệnh và can thiệp dịch. .................................... 27

3.2.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 27

3.3.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.4.

Nguyên liệu....................................................................................................... 27

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28

3.5.1.

Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 8684:2011 Vacxin thú y - Quy trình
lấy mẫu và sử dụng mẫu trong kiểm nghiệm .................................................... 28

3.5.2.


Phương pháp xác định hiệu giá virus (liều gây nhiễm 50% phôi - EID50)
của lô vacxin ..................................................................................................... 28

3.5.3.

Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu vô trùng ........................................................... 29

3.5.4.

Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu an toàn ............................................................. 30

3.5.5.

Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực ............................................................ 30

3.5.6.

Phương pháp đánh giá độ dài miễn dịch của gà sau khi tiêm vacxin ............... 31

3.5.7.

Phương pháp kiểm tra độ dài bảo quản của vacxin nhược độc ND-Clone
Entero sau thời gian lưu kho ............................................................................. 31

3.5.8.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 32

iv


download by :


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 33
4.1.

Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của vacxin ......................................................... 33

4.1.1.

Kết quả kiểm tra hiệu giá virus (liều gây nhiễm 50% phôi- EID50) của 3 lô
vacxin nhược độc ND-Clone Entero đông khô. ............................................... 35

4.1.2.

Kết quả kiểm tra chỉ tiêu vô trùng của vacxin .................................................. 36

4.1.3.

Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin .................................................... 38

4.1.4.

Kết quả kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực của vacxin .................................................. 39

4.2.

Kết quả đánh giá độ dài miễn dịch của gà sau khi chủng vacxin bằng
phương pháp công cường độc ở các thời điểm nhất định ................................. 41


4.3.

Kết quả định kỳ kiểm tra độ dài bảo quản của vacxin nhược độc
Nd-Clone entero sau thời gian bảo quản 9 tháng, 12 tháng và 18 tháng. ......... 46

4.3.1.

Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhược độc ND-Clone Entero sau
thời gian bảo quản 9 tháng, 12 tháng và 18 tháng. ........................................... 46

4.3.2.

Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhược độc ND-Clone Entero sau
thời gian bảo quản 24 tháng và 25 tháng .......................................................... 48

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 51
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 51

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 51

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 52

v

download by :



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

Cs

: Cộng sự

EID50

: Embryo Infective Dosage, 50 %
(Liều gây nhiễm 50 % phôi trứng)

FAO

: Food and Agriculture Organization

HA

: Heamagglutination test (Phản ứng ngưng kết hồng cầu)

HI

: Heamagglutination Inhibition test
(Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu)

ICPI


: Intracerebral pathogenicity Index
(Chỉ số gây bệnh khi tiêm não gà con 1 ngày tuổi)

IVPI

: Intravenous pathogenicity Index
(Chỉ số gây bệnh khi tiêm tĩnh mạch)

LD50

: 50 percent Lethal Dose-Liều gây chết tối thiểu 50% động vật thí
nghiệm

MDT

: Mean Death Time (Thời gian trung bình phơi chết)

ND

: Newcastle deases (Bệnh Newcastle)

SPF eggs

: Specific Pathogen Free Eggs (Trứng gà sạch).

vi

download by :



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại độc lực virus Newcastle ................................................................. 7
Bảng 2.2. Dòng virus được sử dụng để chế vacxin Newcastle .................................... 16
Bảng 4.1. Kết quả xác định hiệu giá virus vacxin nhược độc Newscatle chủng
Clone Entero (3 mẫu vacxin lô 1) ................................................................ 35
Bảng 4.2. Kết quả xác định hiệu giá virus vacxin nhược độc ND-Clone Entero
của 3 lô vacxin 1,2,3 .................................................................................... 36
Bảng 4.3.

Kết quả kiểm tra chỉ tiêu vô trùng của vacxin nhược độc ND-Clone
Entero ........................................................................................................... 37

Bảng 4.4.

Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin nhược độc ND-Clone
Entero ........................................................................................................... 38

Bảng 4.5.

Kết quả kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực của vacxin nhược độc ND- Clone
Entero ........................................................................................................... 40

Bảng 4.6. Kết quả đánh giá độ dài miễn dịch của gà sau khi chủng vacxin 7
ngày, 14 ngày, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng bằng phương pháp công
cường độc ..................................................................................................... 42
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá độ dài miễn dịch của gà sau khi chủng vacxin 12 và
13 tháng bằng phương pháp công cường độc ............................................. 43
Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhược độc ND-Clone Entero sau
thời gian bảo quản 9 tháng, 12 tháng và 18 tháng bằng phương pháp
công cường độc ............................................................................................ 47

Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhược độc ND-Clone Entero sau
thời gian bảo quản 24 tháng và 25 tháng bằng phương pháp công
cường độc ..................................................................................................... 50

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Triệu chứng gà bệnh Newcastle ..................................................................... 9
Hình 2.2. Ruột non và dạ dày tuyết xuất huyết ............................................................ 10
Sơ đồ 4.1. Tóm tắt quy trình sản xuất vacxin nhược độc Newcastle chủng Clone
Entero ........................................................................................................... 34
Hình 4.1. Chủng vắc xin cho gà con 1-7 ngày tuổi...................................................... 39
Hình 4.2. Gà vacxin sống sót khi cơng cường độc ...................................................... 41
Hình 4.3. Gà đối chứng chết khi công cường độc ....................................................... 41
Đồ thị 4.1. Biểu diễn độ dài miễn dịch của gà sau khi chủng vacxin ND-Clone
Entero nhược độc. ........................................................................................ 46
Đồ thị 4.2. Biểu diễn độ dài bảo quản của vacxin sau thời gian lưu kho. ...................... 49

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:

Nguyễn Hồng Thu


Tên luận văn: “Kiểm nghiệm và thử nghiệm vacxin Avac ND-Clone Entero phòng
bệnh Newcastle cho gà con”.
Mã học viên: 23151010

Chuyên nghành: Thú y

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích
Để xây dựng được quy trình sử dụng và bảo quản hợp lý, đã kiểm tra một số chỉ
tiêu của vacxin nhược độc ND-Clone Entero, ngoài đánh giá 3 chỉ tiêu vơ trùng, an
tồn, hiệu lực cịn đánh giá độ dài miễn dịch và độ dài bảo quản của vacxin.
Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng
Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 8684:2011 Vacxin thú y - Quy trình lấy mẫu
và sử dụng mẫu trong kiểm nghiệm
Phương pháp xác định hiệu giá virus (liều gây nhiễm 50% phôi - EID50) của lơ
vacxin
Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu vơ trùng, an tồn, hiệu lực.
Phương pháp đánh giá độ dài miễn dịch của gà sau khi tiêm vacxin.
Các kết quả và kết luận chính
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các lơ vacxin được kiểm tra đều đạt 3 chỉ tiêu
bắt buộc kiểm tra theo tiêu chuẩn ngành. Vacxin đạt vô trùng khơng có sự phát triển của
vi khuẩn hay nấm trên các môi trường nuôi cấy với thời gian theo dõi là 7 ngày. Vacxin
là an toàn đối với gà con và gà đẻ khi chủng gấp 10 lần liều ghi trên nhãn. Hiệu lực cho
tỷ lệ bảo hộ 100% đối với gà.
Đã xác định được độ dài bảo quản của vacxin nhược độc ND-Clone Entero trong
điều kiện nhiệt độ từ 2 - 8oC là 18 tháng vẫn đảm bảo chất lượng tốt.
Tiến hành đánh giá hiệu lực vacxin trên thực địa vùng ngoại thành Hà Nội (Văn
Giang-Hưng Yên). Hiệu lực của vacxin nhược độc ND-Clone Entero được đánh giá sau
khi nhỏ ở các thời điểm 7 ngày, 14 ngày, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng bằng

phương pháp công cường độc cho tỷ lệ bảo hộ 100% với gà . Điều đó chứng tỏ rằng
lượng kháng thể xuất hiện 7 ngày sau khi tiêm đã đủ để bảo hộ gà khỏi sự tấn công của
virus cường độc, vacxin cho độ dài miễn dịch 12 tháng.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyễn Hồng Thu
Thesis title: Testing and field trials vaccines ND-Clone Entero AVAC Newcastle
disease prevention for the chicks
Major: Veterinary

Code: 23151010

Training institution: Vietnam National University of Agriculture
Objective
The ND-Clone Entero live vaccine was successfully tested for following criteria,
Sterility, Safety, Efficacy, Stability or Shelflife and Duration of immunity.
Method
Collecting samples methods according to TCVN 8684: 2011.
Virus titration method (50% embryo infectious dose - EID50) of vaccine
batches.
Test method criteria sterile, safe, and effective. Evaluation methods duration of
immune from chickens after vaccination.
Results and Conclusion
The study results showed that all vaccine batches passed the standard prescribed
by Vietnam FDA guideline. In sterility test vaccine is shown to be free from the bacteria

and fungi with the growth medium during 7 days observation.
The vaccine passed Safety Test in chicken and laying hens when injected with
10 times the recommended field dose. In the efficacy studies the vaccine provided
100% protection against challenge.
The shelflife of ND-Clone Entero vaccine was determined by taking samples
from vaccine stored at 2-8C. The vaccine was found to be potent up to 18 months.
To efficacy of ND-Clone Entero vaccine in the field was evaluated by
vaccinating chicken in the farms in Hanoi suburbs (Van Giang, Hung Yen). Samples
were collected at pre-vaccination ( 0 day) then at 7 days, 14 days, 3 months, 6 months,
9 months and 12 for immunity status. The vaccine exhibited a protection rate of 100%
up to 12 months.
This demonstrates that the antibodies that appear 7 days after injection were
sufficient to protect the chickens from the virulent virus. It was concluded that ND
Clone Entero vaccine gave antibody titers that were protective up to up to 12 months.

x

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Newcastle là một trong những bệnh đáng sợ nhất trên gà, có thể gây chết
cao do virus nhóm Paramyxo gây ra và được phân ra nhiều type huyết thanh dựa
trên yếu tố độc lực. Virus có vỏ bọc, trên vỏ có gai kháng nguyên HN và kháng
nguyên F và có khả năng ngưng kết hồng cầu. Virus có 9 type huyết thanh: PMV
1- 9. Chất chứa mầm bệnh: não, phổi, cơ quan nội tạng, dịch tiết đường hô hấp,
phân. Lây lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Gà là ký chủ tự nhiên nhưng
rất nhiều loài chim khác cũng nhạy cảm với bệnh kể cả vịt và gà tây. Virus này
gây bệnh cho gà mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét

đường tiêu hoá. Bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể đến 100%
trên đàn gà bệnh.
Ở Việt Nam bệnh đã có từ lâu, nhưng mãi đến năm 1949, Jacotot và Le
Louet đã chứng minh có virus Newcastle ở Nha Trang sau khi nghiên cứu gây
bệnh thực nghiệm cho gà và nuôi cấy trên phôi gà, làm phản ứng ngưng kết hồng
cầu gà (HA), phản ứng ngăng trở ngưng kết hồng cầu gà (HI) và miễn dịch chéo.
Năm 1956, đã có nhiều nghiên cứu bệnh này ở nhiều tỉnh và chứng minh chắc
chắn rằng bệnh Newcastle có ở nước ta. Ở miền Bắc từ cuối năm 1955 – 1957 đã
có nhiều nghiên cứu tìm hiểu bệnh dịch tả gà và bệnh Newcastle. Trên 189 bệnh
phẩm não gà bệnh lấy từ 20 tỉnh phát hiện có virus Newcastle, chưa thấy có virus
dịch tả gà. Điều này cũng phù hợp với thông báo của ủy ban quốc tế phân loại
virus gà: Từ năm 1940 trở lại đây trên thế giới khơng có bệnh dịch tả gà cổ điển
nữa. Nguyễn Bá Huệ và Nguyễn Thu Hồng (1980) đã nghiên cứu và chứng minh
được rằng: virus gây ra những trận dịch lớn năm 1970 ở nông trường An Khánh,
đầu năm 1974 ở Đơng Anh, Hà Nội, Hải Phịng là do virus cường độc Newcastle
gây nên.
Cho đến nay, ở Việt Nam, bệnh Newcastle vẫn thường xuyên xảy ra và gây
những tổn thất lớn trong ngành chăn nuôi gà, nhất là khi chăn nuôi gà công
nghiệp phát triển mạnh.
Nhận thấy vấn đề sử dụng vacxin Newcastle phòng bệnh sớm cho gà con
cần được quan tâm nhiều hơn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống bệnh Newcastle sớm
1

download by :


cho gà, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh Newcastle và virus gây bệnh được tiến
hành. Nhiều loại vacxin Newcastle đã được sản xuất và lưu hành trên thị trường
Việt Nam. Song việc sử dụng vacxin chủ yếu lại do người chăn nuôi quyết định.

Hơn nữa do khâu chăn nuôi chưa hợp lý, vệ sinh phòng bệnh chưa triệt để đã ảnh
hưởng rất nhiều đến hiệu quả bảo hộ của vacxin. Công ty TNHH MTV AVAC
Việt Nam đã và đang sản xuất vacxin ND-Clone Entero, các chỉ tiêu vô trùng, an
toàn và hiệu lực của vacxin này đối với đàn gà nuôi ở Việt Nam đã cho kết quả
rất tốt.
Theo quy định, bất cứ một loại vacxin nào sau khi sản xuất đều phải
tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu vơ trùng, an tồn và hiệu lực. Ngồi ra cịn định
kỳ kiểm tra độ dài bảo quản và độ dài miễn dịch của vacxin đối với động vật
thí nghiệm.
Để khẳng định chất lượng của vacxin nhược độc ND-Clone Entero sản
xuất tại Công ty TNHH MTV AVAC, cung cấp thêm cơ sở khoa học về tình
hình bệnh, góp phần vào việc phòng chống và can thiệp bệnh Newcastle ở Việt
Nam đạt hiệu quả cao. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Kiểm nghiệm và thử nghiệm vacxin Avac ND-Clone Entero phòng
bệnh Newcastle cho gà con”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Kiểm tra được một số chỉ tiêu của vacxin nhược độc ND-Clone Entero
sản xuất tại Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam, ngồi đánh giá 3 chỉ tiêu
vơ trùng, an tồn, hiệu lực còn đánh giá độ dài miễn dịch và độ dài bảo quản
của vacxin.
- Xác định được hiệu lực vacxin trên thực địa vùng ngoại thành Hà Nội.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
- Là cơ sở đề ra biện pháp phòng trị bệnh Newcastle có hiệu quả cao.
- Đánh giá được độ dài miễn dịch của gà sau khi nhỏ vacxin nhược NDClone Entero, từ đó xây dựng được quy trình sử dụng và bảo quản vacxin hợp lý
giúp cho Công ty TNHH MTV, các cửa hàng và đại lý phân phối có kế hoạch định
hướng sản xuất, lưu trữ, tiêm phòng hợp lý nhất mang lại nguồn lợi kinh tế cao.

2

download by :



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH NEWCASTLE
Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù. Bệnh do virus avian
paramyxovirus type 1 (APMV-1) gây nên chủ yếu trên các lồi gia cầm, trong đó
gà là lồi mẫn cảm nhất. Trong các tài liệu chuyên môn trước đây, bệnh
Newcastle còn gọi là bệnh pseudo-poutry plague, avian pest, avian distemper…
Virus newcastle rất đa dạng về độc lực và thường gây ra nhiều dạng bệnh với
mức độ nghiêm trọng rất khác nhau. Sự đa dạng này thường gây ra một số khó
khăn trong việc nhận dạng được bệnh ngay khi có virus Newcastle xâm nhập vào
đàn gia cầm (Trần Đình Từ, 1985). Bệnh Newcastle phức tạp ở chỗ các chủng
virus khác nhau có thể gây ra những biến động rất lớn về mức độ nghiêm trọng
của bệnh, kể cả một vật chủ đã biết rất rõ như gà. Để phân chia các thể hay các
týp bệnh lý của bệnh Newcastle dựa vào các triệu chứng lâm sàng của gà,
Brandly và Hanson (1965) đã tóm tắt như sau:
(1) Thể Doyle (1927) là thể bệnh Newcastle cấp tính, gây tử vong cho gà
ở mọi lứa tuổi. Thường xuất huyết ở đường tiêu hóa và thể bệnh này được gọi là
thể bệnh Newcastle độc lực cao hướng nội tạng (VVND: Viscerotropic velogenic
Newcastle disease).
(2) Thể Beach (Beach, 1942) cũng là thể bệnh Newcastle cấp tính thường
gây tử vong ở gà mọi lứa tuổi. Các triệu chứng hô hấp và thần kinh thường xuất
hiện nổi trội vì vậy được gọi là bệnh Newcastle độc lực cao hướng thần kinh
(NVND: Neurotropic velogenic Newcastle disease).
(3) Thể Beaudette (Beaudette and Black, 1946) là một thể Newcastle nhẹ
hơn, thường chỉ gây tử vong ở gà con. Virus gây ra týp bệnh này thuộc nhóm
virus có độc lực trung bình (Mesogenic NDV) và một số chủng virus thuộc nhóm
này đã được sử dụng làm vaxin virus sống dùng để tiêm chủng lặp lại.
(4) Thể Hitchner (Hitchner and Johnson, 1948) là một thể bệnh đường hơ
hấp nhẹ gây ra bởi nhóm virus có độc lực thấp (Lentogenic NDV), thường sử

dụng để sản xuất các loại vacxine virus sống.
(5) Thể ruột, không triệu chứng (asymptomatic-enteric form) (Lancaster,
1966) là thể gây nhiễm ở đường ruột bởi các virus gần như khơng có độc lực,
không gây bệnh rõ ràng (Apathogenic or avirulent NDV).

3

download by :


2.2. LỊCH SỬ BỆNH
2.2.1. Lịch sử bệnh Newcastle trên thế giới
Newcastle là tên một thành phố của nước Anh, lần đầu tiên lưu hành dịch
gà với tình trạng bệnh lý cao, Doley đã lấy tên thành phố đặt cho bệnh. Bệnh
dịch ở Anh xảy ra theo tài liệu chi chép có liên quan đến một con tàu vận chuyển
thịt đơng lạnh mang theo gà nuôi, di chuyển từ Châu Á đến cảng của Newcastle
(Alexander, 1988).
Thực ra trong thời gian này, bệnh đã xuất hiện ở ba nước cách xa nhau
hàng nghìn kilomet: ở Anh (Doyle, 1962); ở Java, Indonesia (Kraneveld, 1926).
Trong một thời gian ngắn, virut có độc lực cao đã gây ra bệnh không chỉ ở
Anh, Indonesia, Hàn Quốc mà còn ở một số nước khác như Philippin, Ấn Độ,
Ceylon, Nhật Bản.
Một số nhà khoa học đã dùng tổ chức phủ tạng để gây bệnh thí nghiệm
cho gà, Doyle (1985) Mơ tả bệnh có tỷ lệ chết cao, có thể tới 100%. Riêng ở
California (Mỹ), bệnh xảy ra vào giữa những năm 1930 (Alxander, 1988) được
gọi là bệnh viêm phổi bệnh có tỷ lệ chết thấp, hiếm khi tới 15%, với biểu hiện hơ
hấp nhẹ, đơi khi có triệu chứng thần kinh nhưng khác hẳn với bệnh được Doyle
mô tả.
Năm 1964, dạng bệnh lý nhẹ được Shope dưa đưa ra một học thuyết giải
thích những dấu hiệu hồn tồn khác nhau của bệnh Newcastle. Một số chủng

virut có độc lực thấp được phân lập ở một số nước như: Mỹ (Hitchner, 1982),
Australia (Alexander, 1988), những chủng này được dùng để chế vacxin sống.
Năm 1951, bệnh lan tới Hawaii, Canada và tiếp tục lan rộng ở khắp Châu
Âu và nhiều vùng khác nhau ở Châu Phi.
Tại Venezuela, Mexico tỷ lệ chết của gà trưởng thành tới 100%
(Brandly, 1965).
Ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh cũng xảy ra tỉ lệ chết cao, diễn
biến cấp tính với dạng cổ điển của bệnh Newcastle giống như ở Đông Nam Á
năm 1062, ở Singapore và Colombia năm 1964. Theo Bankowski (1964), trong
cùng thời gian đó, các thể bệnh khơng điển hình cũng được phát hiện ở nhiều nơi
trên thế giới.
Năm 1966, bệnh xảy ra ở Iran với thể cấp tính. Bệnh lan vào Châu Á rồi
từ Tây Âu qua Trung Đông (Lancaster and Alexander, 1975).

4

download by :


Bệnh Newcastle xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới nhưng biểu hiện lâm
sàng không giống nhau dẫn đến việc nhầm lẫn trong việc phát hiện bệnh. Năm
1980, tại cuộc hội thảo về bệnh có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, theo
Hanson (1980) virut Newcastle vẫn tồn tại với bản chất của nó nhưng dưới dạng
một số chủng khác nhau, vì vậy gây ra những biểu hiện lâm sàng khác nhau.
2.2.2. Tình hình bệnh và những vấn đề nghiên cứu về bệnh Newcastle ở
Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh Newcastle được đề cập đến từ rất lâu và lan truyền
suốt từ Bắc đến Nam. Năm 1949, tại Nha Trang, Jacotot và Lelouet đã xác định
được virus Newcastle bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và phản ứng ức
chế ngưng kết hồng cầu gà (HI) (Phạm Hồng Sơn, 2005).

Trong đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, do chăn nuôi gà công nghiệp phát
triển nên một số cơ sở chăn nuôi đã xảy ra những vụ dịch Newcastle. Năm 1973,
ở nơng trường Thành Tơ-Hải Phịng, chỉ trong 10 ngày bệnh đã làm chết gần
100.000 gà. Năm 1974, ở Xí nghiệp gà Cầu Diễn bị chết 2/3 trong tổng số
300.000 con trong vòng 2 tháng. Các trại gà khác cũng bị thiệt hại nặng nề do
bệnh Newcastle như Nhân Lễ, Đông Anh,... (Nguyễn Bá Huệ và cs, 1978).
Sau khi dịch xảy ra nhiều và mạnh, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về
vacxin phòng bệnh và xây dựng được quy trình sử dụng vacxin phịng bệnh
Newcastle cho gà. Nguyễn Thu Hồng (1989) đã nghiên cứu việc sử dụng vacxin
Lasota và vacxin hệ 1 và đã xây dựng được quy trình phịng bệnh phù hợp cho
từng cơ sở chăn ni.
Trần Đình Từ và cộng sự (1985) bằng phương pháp chuẩn hoá của FAO
đã xác định được độc lực các chủng virus vacxin đang sản xuất tại Việt Nam.
Nghiên cứu cấu trúc kháng nguyên và ảnh hưởng của virus Newcastle
trong phản ứng HA và HI, Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (1991) đã xác định
được cấu trúc kháng nguyên HN của virus Newcastle và ảnh hưởng của nó đến
phản ứng HA, HI.
Vũ Đạt và cộng sự (1989) nghiên cứu những tác nhân gây ảnh hưởng đến
quá trình đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcastle và nhận thấy hàm lượng
kháng thể thụ động của gà con và việc sử dụng kháng sinh trước và sau khi sử
dụng vacxin đều ảnh hưởng đến quá trình hình thành kháng thể.
Như vậy, những kết quả nghiên cứu về bệnh và vacxin phòng bệnh
5

download by :


Newcastle của các tác giả trong nước đã góp phần rất lớn trong cơng tác phịng
và chống bệnh Newcastle tại Việt nam.
2.2. CĂN BỆNH NEWCASTLE

2.2.1. Cấu trúc và hình thái của virus
Cấu trúc: APMV-1 hay virus Newcastle được xếp vào chi Rubulavirus
thuộc họ phụ Paramyxovirinae của họ Paramyxoviridae. Các họ virus
Paramyxoviridae, Filoviridae, Rhabdoviridae và Bornaviridae tạo nên bộ
Mononegavirales, có bộ gen là một ARN chuỗi đơn âm (negative single strain
ARN) khơng phân đoạn, với nucleocapside có cấu trúc đối xứng xoắn (Murphy
et al., 1999). Có chín nhóm huyết thanh Avian Paramyxovirus đã được công
nhận và ký hiệu từ APMV-1 đến APMV-9 (Alexander, 1988). Trong số này virus
Newcastle (APMV-1) là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất đối với gia cầm.
Hình thái: soi kính hiển vi điện tử tương phản âm thấy các tiểu thể virus
Newcastle có dạng đa hình thái, tiêu biểu cho các thành viên của chi
Rubulavirus. Các hạt dạng trịn có kích thước khoảng 100-500 nm, cịn các dạng
sợi có bề ngang khoảng 100 nm với chiều dài thay đổi mỗi khi quan sát. Bề mặt
hạt virus được bao bọc với các mấu lồi dài khoảng 8 nm. Trong hầu hết các vi
ảnh điện tử, Nucleocapside thường có “dạng xương cá trích” điển hình cho
Paramyxovirus với chiều dài khoảng 18 nm, cấu trúc đối xứng xoắn, có thể được
quan sát dưới dạng sợi tự do hoặc nhô ra từ các tiểu thể virus bị đứt gãy (Murphy
et al., 1999); Alexander (2003).
Bộ gen của Avian Paramyxovirus chứa một ARN đặc trưng duy nhất,
chuỗi âm với trọng lượng phân tử khoảng 5.106 Da (Kolakofsky et al., 1974)
chiếm khoảng 0,5 % trọng lượng hạt virus. Giải mã trình tự nucleotide của bộ
gen của virus Newcastle cho thấy có độ dài bao gồm 15.186 nucleotide (Philips
et al., 1998).
Hạt virus có khoảng 20-25% lipid có nguồn gốc từ tế bào vật chủ và
khoảng 6% carbonhydrade. Tổng trọng lượng phân tử của một hạt virus trung
bình là khoảng 5.108 Da, tỉ trọng trong đường sucrose là 1,18-1,2 g/l (Alexander
et al., 2003). Điện di các tiểu thể virus Newcastle tinh sạch đã bị phá vỡ trên gel
Polyacryamid thường cho thấy ít nhất 7 chuỗi polypeptide. Tuy nhiên một trong
7 chuỗi này là protein actin của vật chủ tích hợp vào hạt virus.
2.2.2. Độc lực của virus

Khả năng mẫn cảm với virus Newcastle thay đổi theo loài vật chủ. Gà rất

6

download by :


nhạy cảm với virus Newcastle Ở gà khả năng mắc bệnh Newcastle chủ yếu được
quyết định bởi chủng virus, mặc dù liều nhiễm, đường lây nhiễm, tuổi và các yếu
tố mơi trường cũng có tác động. Gà càng non thể bệnh càng cấp tính. Giống gà
khơng có ảnh hưởng nhiều đến tính mẫn cảm của gà đối với bệnh. Con đường lây
nhiễm tự nhiên (mũi, mắt, miệng) thường dẫn đến các triệu chứng hô hấp, trong
khi tiêm vào bắp thịt, tĩnh mạch, màng não thì tăng các triệu chứng thần kinh.
Theo Hanson and Bradly (1965) đã xếp các chủng virus Newcastle vào ba nhóm
có độc lực khác nhau: virus Newcastle độc lực cao, virus Newcastle độc lực trung
bình và virus Newcastle độc lực thấp dựa vào ba mốc thời gian gây chết phôi gà
sau khi virus được tiêm vào túi niệu là < 60 giờ, từ 60-90 giờ và trên 90 giờ.
Những nghiên cứu tiếp theo bởi khả năng gây bệnh của virus Newcastle dựa vào
giá trị MDT (Mean Death Time), ICPI (Intracerebra Pathogenicity Index), IVPI
(Intravenous Pathogenicity Index) đã củng cố và sáng tạo thêm sự phân nhóm này
Bảng 2.1. Phân loại độc lực virus Newcastle
Nhóm độc lực

MDT (giờ)

ICPI

IVPI

Viscerotropic VNDV*


<60

1.5-2.0

2.0-3.0

Neurotropic VNDV*

<60

1.5-2.0

2.0-3.0

Mesogenic NDV

60-90

1.0-1.5

0.0-0.5

Lentogenic NDV

>90

0.2-0.5

0.0-0.0


Asymptomaic NDV

>90

0.0-0.2

0.0-0.0

Nguồn: Alexander, 1989 VNDV*: Velogenic NDV

2.2.3. Sức đề kháng của virus
Ở 600C virus Newcastle bị diệt trong 30 phút, ở 1000C thì bị diệt trong 1
phút. Nhiệt độ mơi trường từ 4-200C, virus có thể tồn tại trong 1 tháng và ở nhiệt
độ âm virus tồn tại nhiều năm. Khả năng chịu nhiệt của từng chủng virus
Newcastle là một đặc tính di truyền, các chủng khác nhau có khả năng chịu nhiệt
khác nhau (Trần Đình Từ, 1985). Ở nhiệt độ 560C có một số chủng virus chịu
nhiệt tới 6 giờ mà vẫn còn khả năng gây nhiễm.
Trong thịt thối rữa, phân, xác chết, virus tồn tại không quá 24 giờ. Trong phôi
gà bệnh ở trạng thái khô lạnh, virus vẫn có khả năng gây bệnh trong 2 năm. Do virus
Newcastle có màng bọc ngồi là lipid nên dễ mẫn cảm với các hóa chất như ether,
chloroform, cồn, formol, phenol, beta-propiolacton làm mất khả năng gây nhiễm
nhưng không ảnh hưởng đến tính miễn dịch của virus. Chất sát trùng như crezyl 5%,

7

download by :


sữa vơi 10% có khả năng diệt virus (Phạm Hồng Sơn, 2005).

Dung dịch glycerin 50% có thể giữ virus trong bệnh phẩm 7 ngày ở 370C
nhưng khơng cịn khả năng gây nhiễm. Ở pH < 2 hoặc pH > 10, virus mất khả năng
gây nhiễm, virus cũng dễ bị diệt bởi các tia tử ngoại (Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh
Thị Mỹ Lệ, 2012).
2.3. DỊCH TỄ HỌC BỆNH NEWCASTLE
2.3.1. Phân bố và diễn biến của bệnh
Việc sử dụng rộng rãi phòng bệnh Newcastle ở nhiều nước trên thế giới là
một bằng chứng về sự phổ biến của bệnh này trên thế giới.
Hiện tại, vẫn có thể nói rằng bệnh Newcastle hiện diện ở khắp thế giới
nhưng xảy ra thường xuyên chủ yếu là ở châu Phi, châu Á, Trung Mỹ, và một số
vùng của Nam Mỹ.
Do vậy, bệnh này vẫn được quan tâm giám sát và việc nghiên cứu cải tiến
các kỹ thuật chuẩn đốn và biện pháp phịng bệnh ln ln được khuyến khích
(Falcon, 2004).
2.3.2. Vật chủ
Bên cạnh gà, hầu hết chim ni và chim hoang dã đều có thể bị nhiễm với
các dòng virus Newcastle. Gà là vật chủ quan trọng nhất đối với virus Newcastle
đồng thời có thể có vai trị của các lồi chim khác như vịt, ngỗng, gà lôi, chim
cút, bồ câu, gà tây. Virus Newcastle cũng có thể gây nhiễm các lồi động vật hữu
nhũ. Con người cũng nhiễm bệnh, kể cả với các loài virus có độc lực cao lẫn độc
lực thấp và sự nhiễm bệnh cũng có thể gây nên chứng viêm kết mạc nặng
(Chang, 1981).
2.3.3. Sự truyền lây
Virus Newcastle xâm nhập vào cơ thể gà qua đường hô hấp, kết mạc mắt
và đường tiêu hóa. Có giả định cho rằng gà mẫn cảm hơn đối với virus
Newcastle khi xâm nhập vào đường hô hấp (Spradbrow, 2001). Virus bài xuất ra
khỏi cơ thể qua đường hô hấp hoặc qua phân. Lancaster và Alexander (1975) đã
liệt kê những phương thức lây lan chủ yếu của bệnh Newcastle như sau:
(1) Sự vận chuyển chim sống như buôn bán gia cầm, chim cảnh, bồ câu,
chim hoang dã

(2) Tiếp xúc giữa những động vật khác
8

download by :


(3) Di chuyển người và phương tiện
(4) Luân chuyển sản phẩm gia cầm
(5) Truyền lây qua đường khơng khí
(6) Thức ăn gia cầm bị vấy nhiễm
(7) Nước uống
(8) Vacxin.
2.4. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH
Thời gian nung bệnh rất khác nhau, trung bình là 5-6 ngày. Hiện nay có 4
dạng bệnh khác nhau:
a. Dạng gây ra do chủng độc lực mạnh-nhóm velogenic.
* Triệu chứng: bệnh xuất hiện đột ngột và lây lan nhanh, chết cấp tính
trong 3-4 ngày và biểu hiện rõ triệu chứng, bệnh tích.
- Gà lờ đờ, hơ hấp tăng, thở mạnh, ho.

Hình 2.1. Triệu chứng gà bệnh Newcastle
- Đi tiêu chảy.
- Một số chảy dịch nhờ ở mũi, mặt.
- Mào tím tái, có thể phù quanh đầu.
- Sau 4-5 ngày nếu khơng chết thì biểu hiện triệu chứng thần kinh (mổ
lung tung, đi quay tròn).
- Gà đẻ giảm số lượng trứng, vỏ mềm.
- Tỉ lệ chết 50%- 90% tùy từng đàn.
* Bệnh tích:
- Đường tiêu hóa xuất huyết và loét từng điểm.

- Thực quản, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề), ruột tịt, ruột già, lỗ huyệt đều
thấy xuất huyết.
9

download by :


Hình 2.2. Ruột non và dạ dày tuyết xuất huyết
- Mạch ruột viêm đỏ và xuất huyết.
- Niêm mạc mũi, có dịch nhầy và đơi khi xuất huyết lấm tấm đỏ.
- Buồng trứng sung huyết đỏ và một số trứng bị teo.
- Mào, não bị xuất huyết điểm đỏ lấm tấm.
b. Dạng gây ra do chủng độc lực vừa-Nhóm Mesogenic.
* Triệu chứng:
Bệnh xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh.
- Giảm ăn, ho, tiêu chảy phân xanh hoặc hơi vàng .
- Trạng thái run rẩy, sau 2 tuần triệu chứng thần kinh sẽ nặng.
- Gà đẻ tỉ lệ trứng giảm, trứng non nhiều.
- Tỉ lệ chết từ 5%-50%, có đàn trên 50% .
* Bệnh tích:
- Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết.
- Niêm mạc đường hơ hấp có dịch nhờn, đơi khi có xuất huyết.
- Giai đoạn đầu lách sưng to.
c. Dạng gây ra do chuẩn độc lực yếu - nhóm Lentogen.
* Triệu chứng:
Chủ yếu ở đường hô hấp (ho, thở khò khò vào ban đêm).
- Trứng đẻ giảm nhưng sau một vài tuần lại đẻ lại trở lại bình thường.
- Gà lớn khơng chết, chỉ có gà con chết nhưng tỉ lệ ít 1%-10%.

10


download by :


* Bệnh tích:
Chủ yếu ở đường hơ hấp, khí quản viêm nhẹ.
d. Dạng mang trùng (khơng có triệu chứng)
- Khơng gây chết nhưng nguy hiểm là tồn trữ mầm bệnh làm lây lan cho
đàn gà mới nhập.
2.5. PHƢƠNG PHÁP CHẨN ĐỐN BỆNH
2.5.1. Chẩn đốn dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích
Bệnh phát ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa khô từ tháng 10
đến tháng 4 năm sau. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, bệnh phát nhanh, lây lan
rộng, tỷ lệ chết cao, điều trị tốn kém, không hiệu quả.
Triệu chứng:
Gà ủ rũ, xù lông, cánh xệ, không ăn hay chui đầu vào cánh, rụt cổ nhắm
mắt, đứng gật gù cho nên cịn gọi là bệnh gà rù.
Gà ăn khơng tiêu, diều căng đầy hơi, mũi miệng chảy đầy dịch nhờn keo,
thở khị khè bại liệt.
Phân lỗng màu trắng xanh, mùi tanh gà kiệt sức dần rồi chết.
Những con mắc bệnh kéo dài ở thể mãn tính, thì có triệu chứng thần kinh
co giật, quẹo cổ, đi thụt lùi hoặc liệt, mổ khơng trúng thức ăn.
Bệnh tích chủ yếu của bệnh này là xuất huyết ở dạ dày tuyến.
2.5.2. Chẩn đoán trong phịng thí nghiệm
Chẩn đốn bằng phương pháp huyết thanh học:
- Phản ứng trung hòa.
- Phản ứng HA và HI.
phản ứng HA cho kết quả chẩn đoán nhanh.
Phản ứng HI vừa để chẩn đoán bệnh vừa để kiểm tra làm lượng kháng thể
sau khi phịng bệnh bằng vacxin.

Chẩn đốn bằng phương pháp phân lập và giám định virut
Bệnh phẩm để phân lập virus nên chọn những gà đang ở giai đọan mới phát
bệnh (lấy bệnh phẩm từ dịch khí quản, lỗ huyệt, từ cơ quan nội tạng hoặc não).

11

download by :


+ Dùng phơi gà để chẩn đốn:
Tiêm dùng dịch bệnh phẩm vào xoang niệu mô phôi gà 7-11 ngày tuổi.
Sau đó soi trứng hàng ngày, liên tục 5 ngày. Nếu phôi bị chết, lấy dịch niệu mô
ngưng kết với huyễn dịch hồng cầu gà 2% (phản ứng HA). Khi phản ứng làm
ngưng kết hồng cầu gà thì ta sơ kết luận có nhiễm bệnh do Newcastle. Tiếp sau
đó làm phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI) với kháng huyết thanh
Newcastle đã biết. Nếu dịch niệu mơ có virus thì sẽ bị kháng huyết thanh trung
hịa vì vậy khơng gây ngưng kết hồng cầu. Từ đó kết luận gà bị bệnh.
+ Dùng gà khỏe mạnh để chẩn đoán:
Dùng bệnh phẩm gà nghi bệnh tiêm vào não hoặc cho uống hay nhỏ mũi
cho gà khỏe mạnh (chưa được phòng bệnh vacxin Newcastle). Nếu sau 4-6 ngày
gà phát bệnh thì kết luận mẫu bệnh phẩm là dương tính với bệnh Newcastle.
+ Dùng mơi trường ni cấy tế bào để chẩn đốn:
Lấy bệnh phẩm cho vào môi trường tế bào phôi gà. nếu thấy những mảng
lớn trong hoặc đo các kích thước từ 0,5-1,5-2,4 mm trong mơi trường tế bào thì
kết luận bệnh phẩm đã nhiễm bệnh. Chủng độc lực mạnh Velogenic gây bệnh
tích tế bào có kích thước từ 2-4 mm cịn chủng độc lực vừa nhóm Mesogenic gây
bệnh tích tế bào với kích thước mảng nhỏ 0,6-1,5 mm.
Chẩn đốn bằng phản ứng kháng thể huỳnh quang.
Cho kết quả nhanh hơn các phản ứng kể trên.
2.6. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG VIRUS NEWCASTLE

2.6.1. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
Hệ thống miễn dịch khơng đặc hiệu là hàng rào phịng thủ đầu tiên chống
lại bất cứ vật ngoại lai nào xâm nhập vào cơ thể. Chức năng này được thể hiện
qua các cơ chế:
Các hàng rào vật lý, hoá học: gồm da, màng nhầy, khu hệ sinh vật thường
trú, các lông mao, axit trong dạ dày và các men tiêu hoá protein.
Các yếu tố kháng khuẩn có trong dịch tiết của cơ thể: gồm các Enzym,
Interferon , các yếu tố gây hoại tử mô bào, tế bào thực bào (Nguyễn Bá Hiên,
Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2012).

12

download by :


2.6.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
2.6.2.1. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
Trong miễn dịch qua trung gian tế bào, có sự tham gia của các tế bào
lympho T, B và các đại thực bào. Tế bào T nhận biết kháng nguyên lạ sau khi
nó được các tế bào trình diện kháng nguyên xử lý và trình diện. Tế bào B thành
thục trong túi Fabricius nhận biết các kháng ngun hồ tan và trình diện chúng
trên bề mặt. Các tế bào TCD 4 nhận biết các tế bào có kháng nguyên gắn với
MHC lớp II, tiết ra các lymphokin kích thích các tế bào B hoạt hố thành tương
bào sản xuất kháng thể tiêu diệt kháng nguyên. Các tế bào TCD 8 (T gây độc) có
tác dụng gây dung giải các tế bào có mang kháng nguyên gắn với MHC lớp I.
Các tế bào T diệt tự nhiên có khả năng nhận biết nhiều loại kháng nguyên ngoại
lai và kháng nguyên của chính cơ thể vật chủ đã bị biến đổi, đóng vai trị quan
trọng trong tuần tra miễn dịch và tiêu huỷ các tế bào lạ (Nguyễn Bá Hiên,
Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2012) .
2.6.2.2. Đáp ứng miễn dịch dịch thể

Các globulin miễn dịch (Immuno globulin-Ig) hay kháng thể được tiết ra
bởi các tế bào lympho B (sau khi được hoạt hoá trở thành tương bào) là thành
phần chính của miễn dịch dịch thể. Kháng thể có trong các dịch của cơ thể và
được định lượng trong huyết thanh hoặc huyết tương. Ở gia cầm có các lớp Ig
chính là IgM, IgY, IgG và IgA.
Một đáp ứng miễn dịch điển hình của gia cầm bắt đầu bằng sự sản xuất
IgM. Sau đó đáp ứng miễn dịch chuyển sang sản xuất IgG. Đây là kháng thể
chính sinh ra trong miễn dịch thứ phát và chiếm ưu thế trong máu của gia cầm.
Kháng thể liên kết một cách đặc hiệu với kháng nguyên và trung hoà kháng
nguyên, đặc biệt đối với các kháng nguyên là virus. Những virus bị trung hồ
khơng thể bám vào điểm tiếp nhận trên bề mặt của tế bào đích và bởi vậy bị ngăn
cản tái tổ hợp. Đối với mầm bệnh là vi khuẩn, có thể nhân lên ngồi tế bào, nếu
mầm bệnh bị bao bọc bởi kháng thể thì có thể bị nuốt vào trong tế bào và bị phá
huỷ bởi thể thực bào. Kháng thể bao quanh bề mặt mầm bệnh cũng có thể hoạt
hố bổ thể và sản xuất protein bổ thể mới. Protein bổ thể gắn với receptor của thể
thực bào, kích thích cho sự thực bào phân huỷ mầm bệnh (Nguyễn Bá Hiên,
Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2012).
Trí nhớ miễn dịch và đáp ứng miễn dịch thứ phát: đáp ứng miễn dịch
13

download by :


tiên phát xuất hiện khi tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên, có độ dài miễn dịch
ngắn, kết quả là tạo ra một nhóm các tế bào lympho T nhớ có tác dụng làm cho
đáp ứng miễn dịch khi phơi nhiễm lần sau với cùng loại kháng nguyên được tăng
cường mạnh hơn. Đáp ứng miễn dịch này có sự tham gia ngay từ đầu của các tế
bào T nhớ. Kháng thể được sản xuất ra nhanh hơn, nhiều hơn và đáp ứng miễn
dịch kéo dài hơn so với đáp ứng miễn dịch tiên phát. Cơ thể gia cầm tạo được
trạng thái miễn dịch đối với kháng ngun đó và trí nhớ miễn dịch được duy trì.

Đây chính là cơ sở của việc tiêm phòng vacxin cúm và nhắc lại sau một thời gian ở
gia cầm.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành kháng thể:
- Bản chất kháng nguyên.
- Đường xâm nhập của kháng nguyên.
- Liều lượng kháng nguyên.
- Số lần đưa kháng nguyên vào cơ thể.
- Chất bổ trợ kháng nguyên.
- Trạng thái sức khỏe, dinh dưỡng, cân đối axit amin trong khẩu phần, các
yếu tố stress có hại.
2.6.3. Miễn dịch chống bệnh Newcastle
Kháng nguyên virus Newcastle khi vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sinh ra
đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và đáp ứng miễn dịch dịch thể.
a. Miễn dịch qua trung gian tế bào
Đáp ứng miễn dịch sớm nhất của cơ thể đối với virus Newcastle là miễn
dịch qua trung gian tế bào. Theo Timms (1977) miễn dịch qua trung gian tế bào
xuất hiện chỉ sau 2 – 3 ngày cơ thể được tiếp xúc với virus vacxin sống. Điều này
giải thích tại sao những đàn gà đã sử dụng vacxin bảo hộ với các chủng cường
độc trước khi đo được hàm lượng kháng thể (Allan và Gough, 1976). Tuy nhiên,
những nghiên cứu sau đó đã kết luận rằng miễn dịch qua trung gian tế bào không
bảo hộ được gà chống lại những virus cường độc tự nhiên (Reynolds et al. 2000).
Theo Timms và Alexander (1977) đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế
bào đối với Newcastle không rõ nét bằng đáp ứng miễn dịch dịch thể.
b. Miễn dịch dịch thể
Hàm lượng kháng thể kháng virus Newcastle được đánh giá bằng phản

14

download by :



×