Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ HẢI DƯƠNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYÊN QUẾ VÕ,
TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

TS. Vũ Thị Phương Thụy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Số liệu và kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Hải Dương

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, cùng tồn thể
các thầy cơ giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế Tài Nguyên và
Môi trường, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ
bản và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Phương Thụy đã
dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh bản
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, các đồng chí
lãnh đạo của UBND huyện Quế Võ, các đồng chí làm việc tại Phịng Nơng nghiệp, trạm
Khuyến nơng, chi cục thống kê huyện Quế Võ, UBND các xã Chi Lăng, Đào Viên, Đại
Xuân, Phù Lương, Phương Liễu, Châu Phong, cán bộ công chức và những người dân
địa phương đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu khoa học tại địa bàn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân

đã quan tâm, giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện và luôn sát cánh bên tơi trong suốt q
trình học tập và hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Hải Dương

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, biểu đồ ................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển trang trại chăn
nuôi và thủy sản ................................................................................................ 4
2.1.


Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan ................................................................................ 4

2.1.2.

Tiêu chí xác định trang trại ................................................................................. 8

2.1.3.

Vai trị của phát triển trang trại chăn ni và thủy sản ....................................... 9

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản ..................... 10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản ............. 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 17

2.2.1.

Phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản ở một số nước trên thế giới ........... 17


2.2.2.

Phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản ở một số địa phương trong nước............. 20

2.2.3.

Một số bài học kinh nhiệm đối với phát triển trang trại chăn nuôi và thủy
sản ở huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh ................................................................ 22

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24

iii

download by :


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 24

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 24

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................... 26

3.1.3.


Tiềm năng, lợi thế và những khó khăn trong phát triển nông nghiệp ................... 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 35

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 35

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 36

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 37

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 38

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 40
4.1.

Đánh giá thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa

bàn huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh ................................................................... 40

4.1.1.

Đánh giá thực trạng phát triển về số lượng trang trại chăn nuôi và thủy
sản trên địa bàn huyện Quế Võ ......................................................................... 40

4.1.2.

Đánh giá nguồn lực trong phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản.............. 42

4.1.3.

Thực trạng về liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của trang trại trên
địa bàn huyện Quế Võ ...................................................................................... 49

4.1.4.

Nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật cho chủ trang trại...................................... 50

4.1.5.

Thực trạng về phát triển khoa học kỹ thuật và phòng trừ dịch bệnh trong
các trang trại tại huyện Quế Võ ........................................................................ 54

4.1.6.

Đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản
trên địa bàn huyện Quế Võ Tình Bắc Ninh ...................................................... 56


4.1.7.

Những khó khăn và định hướng sản xuất kinh doanh của trang trại trong
thời gian tới ....................................................................................................... 61

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi và
thủy sản của huyện Quế Võ .............................................................................. 63

4.2.1.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................................ 63

4.2.2.

Trình độ của chủ trang trại ............................................................................... 65

4.2.3.

Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 65

4.2.4.

Ảnh hưởng của chính sách nhà nước ................................................................ 66

4.2.5.

Các yếu tố về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh ....................................................... 68


iv

download by :


4.3.

Giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn huyện
Quế Võ trong thời gian tới ................................................................................ 69

4.3.1.

Những nguyên nhân, căn cứ đề ra giải pháp phát triển trang trại chăn
nuôi và thủy sản trên địa bàn huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian tới .............................................................................................................. 69

4.3.2.

Một số giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn
huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới ........................................... 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 83
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 83

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 84


5.2.1.

Đối với nhà nước .............................................................................................. 84

5.2.2.

Đối với địa phương ........................................................................................... 85

5.2.3.

Đối với chủ trang trại ........................................................................................ 85

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 87
Phụ lục .......................................................................................................................... 89

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

AFTA

Khu vực mậu dịch Tự do ASEAN

ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BQ

Bình quân

KH

Kế hoạch

KH-KT

Khoa học – Kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTTT

Phát triển trang trại

TT

Trang trại


UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn – Ao – Chuồng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai huyện Quế Võ từ năm 2014 đến
năm 2016 ...................................................................................................... 27
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Quế Võ qua 3 năm (2014-2016) ........ 29
Bảng 3.3. Kết cấu hạ tầng nông thôn huyện Quế Võ qua 2 thời kỳ tổng điều ............. 30
Bảng 3.4. Cơ cấu các ngành kinh tế qua 3 năm (2014 – 2016) .................................... 33
Bảng 3.5. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................................... 36
Bảng 4.1. Tình hình phát triển số lượng, quy mô trang trại trên địa bàn huyện

Quế Võ trong 3 năm gần đây (2014 - 2016) ................................................ 40
Bảng 4.2. Số lượng trang trại chia theo đơn vị xã, thị trấn tính đến năm 2016 ........... 41
Bảng 4.3. Quy hoạch sử dụng đất huyên Quế Võ đến năm 2020................................. 43
Bảng 4.4. Quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2020............................. 44
Bảng 4.5. Nguồn gốc đất đai của các trang trại ............................................................ 45
Bảng 4.6. Cơ cấu nguồn hình thành vốn trang trại ....................................................... 46
Bảng 4.7. Tình hình sử dụng lao động của trang trại năm 2016 .................................. 48
Bảng 4.8. Một số thông tin về chủ trang trại ở huyện Quế Võ .................................... 51
Bảng 4.9. Tình hình tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn ................. 52
Bảng 4.10. Tình hình tham gia các lớp tập huấn của chủ trang trại ............................... 53
Bảng 4.11. Tình hình áp dụng KHKT tại các trang trại hiện nay .................................. 54
Bảng 4.12. Thực trạng sử dụng thuốc phòng bệnh trong các trang trại ......................... 55
Bảng 4.13. Chi phí của các trang trại huyện Quế Võ ..................................................... 56
Bảng 4.14. KQ sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi và thủy sản .............. 57
Bảng 4.15. Giá trị tăng thêm và thu nhập hỗn hợp các trang trại ................................... 58
Bảng 4.16. Hiệu quả 1 đồng chi phí của các trang trại................................................... 59
Bảng 4.17. Tổng hợp những khó khăn của chủ trang trại .............................................. 61
Bảng 4.18. Định hướng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trong những năm tiếp theo ........ 63
Bảng 4.19. Tình hình dịch bệnh trong trang trại chăn ni và thủy sản tại huyện
Quế Võ ......................................................................................................... 68

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình:
Hình 3.1.


Bản đồ hành chính huyện Quế Võ 2017 ................................................. 25

Hình 4.1.

Kênh tiêu thụ sản phẩm của các trang trại huyện Quế Võ ...................... 49

Biểu đồ:
Biểu đồ 4.1.

Cơ cấu hình thành nguồn vốn trang trại .................................................. 47

Biểu đồ 4.2.

Đối tượng tiêu thụ sản phẩm ................................................................... 50

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Hải Dương
Tên luận văn: Giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển trang trại chăn

nuôi, thủy sản trên địa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp
phát triển trang trại trên địa bàn trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin về
thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản huyện Quế Võ; Kết hợp phương
pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra trực tiếp 16 trang trại nhằm thu thập
thông tin phục vụ nghiên cứu và điều tra lấy số liệu 24 gia trại nhằm so sánh các chỉ tiêu
với trang trại để thấy được những lợi ích, hiệu quả trong kinh doanh chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản của trang trại so với kinh doanh chăn nuôi hộ gia đình. Nghiên cứu sử
dụng một số phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mơ
tả, phân tích so sánh nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa một số cơ sở lý luận, quá trình hình thành
và phát triển của trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh. Trang trại là loại hình sản xuất đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài và phát triển
theo quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nơng - lâm - ngư
nghiệp, là xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế hộ sản xuất hàng hóa trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Mặc dù mới xuất hiện mấy năm gần đây nhưng trang trại chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã có những bước phát
triển về số lượng, quy mơ cũng như các loại hình sản xuất ở hầu khắp các địa phương
với những tiến bộ về nhiều mặt so với sản xuất hộ gia đình. Vốn trang trại chủ yếu là
vốn tự có chiếm 53,47% trong tổng số vốn. Đối tượng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm trang
trại là thương lái chiếm 77,06%. Số lớp tập huấn bình quân mỗi năm tăng 17,84%. Hầu
hết các trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh đều tạo ra năng xuất và sản lượng lớn
và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất hộ gia đình.
Sự phát triển của trang trại chăn nuôi và thủy sản ở Quế Võ đã góp phần rất lớn

ix

download by :



vào việc huy động, khai thác tốt lượng vốn trong dân để đầu tư phát triển, đặc biệt hơn
nữa nó đã thúc đẩy tình hình sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện ở
chỗ các trang trại đã tích cực đầu tư thâm canh, khai phá đất hoang hóa, diện tích mặt
nước, đất thầu khốn... để phát triển sản xuất. Phát triển trang trại đã thúc đẩy q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nông thôn, thúc đẩy ngành công nghiệp chế
biến nông - lâm - thủy sản phát triển, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Phát triển trang trại chăn nuôi và
thủy sản đã và đang là phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh điển hình ở khu vực
nơng thơn, là loại hình sản xuất hiệu quả phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn
hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sự phát triển trang trại ở Quế Võ
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết như vị trí pháp lý
của trang trại chưa rõ ràng, hầu hết các trang trại được hình thành và phát triển một cách
tự phát, thiếu định hướng nên gặp nhiều khó khăn trong việc quy hoạch và đầu tư kết
cấu hạ tầng, trong tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như trong
giao quyền sử dụng đất lâu dài, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của
địa phương. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong các trang trại đều thô sơ, thiếu vốn, trình độ
văn hóa chun mơn, quản lý của các chủ trang trại còn thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm trong khi đó thị trường, giá cả đầu vào, đầu ra bấp bênh, thiếu ổn định, tiêu
thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trang trại chăn ni
và thủy sản huyện Quế Võ từ đó đưa ra được các thuận lợi và khó khăn, nguyên nhân dẫn
đến sự chậm phát triển của các trang trại huyện Quế Võ như: Thiếu vốn để sản xuất, trình
độ của chủ trang trại cịn hạn chế, cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch
tổng thể của địa phương, vấn đề thị trường chưa được quan tâm...
Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa
bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Để trang trại ở Quế Võ phát triển một cách bền vững
trong thời gian tới, thì những giải pháp chung và giải pháp cụ thể cho từng loại trang
trại đã được đề cập một cách có hệ thống, nhưng trước hết cần chú trọng hai giải pháp

cốt lõi đó là: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho chủ trang trại; xác định rõ vị trí
pháp lý cho trang trại như quyền sử dụng đất lâu dài, tư cách pháp nhân của trang trại để
giúp họ được hưởng các chính sách ưu đã mà nhà nước quy định. Các giải pháp nhằm
nâng cao kinh tế xã hội và phát triển trang trại ở địa phương gồm các giải pháp vĩ mô và
vi mô.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Vu Hai Duong
Thesis Title: Solutions for the Development of Livestock and Aquaculture Farms in
Que Vo District, Bac Ninh Province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objectives of the study: Based on the assessment of the current situation of the
development of livestock and aquaculture farms in Que Vo district of Bac Ninh
province, the study proposed solutions to develop farms in this area in the future.
Research Methodology: The study used secondary data collection method to
gather information on the status of the development of livestock and aquaculture farms
in Que Vo; Combining the primary data collection method through a direct field survey
of 16 farms to collect data for research and collect the information from 24 family farms
to compare returns to benefit, efficiency in livestock business, aquaculture of the farms
with business of household production. The research used a number of traditional data
analysis methods such as descriptive statistical and comparative analysis methods to

clarify the research contents.
Main results and Conclusion:
The research systematized a number of theoretical foundations, the formation and
development of livestock and aquaculture farms in Que Vo district, Bac Ninh province.
Farms are the type of production that has gone through a long history and developed in
accordance with the objective rules of commodity production in agro-forestry-fishery,
which is the trend of economic development in the world as well as in Vietnam.
Although livestock and aquaculture farms have been established in recent years in Que
Vo district, Bac Ninh province, these farms have developed in terms of quantity, scale
as well as types of production in most localities with advances in many aspects
compared to household production. Most of these farms produce bigger quantity and
productivity than those of household production.
The development of livestock and aquaculture farms in Que Vo contributed
greatly to the mobilization and exploitation of residents’ capital for investment and
development, more specifically it promoted the land use more effectively. This is
reflected in the fact that these farms have actively invested in intensive farming,
clearing waste land, water surface, contracted land ... to develop production.

xi

download by :


Farm development has accelerated the process of restructuring the agricultural and
rural economy, promoted the development of agro-forestry-fishery processing industry;
increased the volume of commodities; create jobs; increased income for rural workers.
The development of livestock and aquaculture farms has been a typical way of
organizing production and business activities in rural areas, which are effective and
suitable production models with the current situation of country’s development.
However, besides the achievements, the development of farms in Que Vo is facing

many issues that need to be addressed such as legal status of the farm is unclear, most of
the farms have been established and developed by themselves, the lack of orientation
leads to many difficulties in planning and investing in infrastructure, in training and
transfer of scientific and technical progress as well as in the transfer of rights in order to
use land in long-term, and in conformity with the land use planning of the local
government. Technological facilities in the farms are rudimentary, lack of capital, low
level of education and management of the farm owners, production is based mainly on
experience while the market price of inputs and outputs is unstable, product
consumption is difficult.
The research has pointed out the factors affecting the development of livestock
and aquaculture farms in Que Vo district; then showed the advantages and
disadvantages which led to the slow development of farms in Que Vo district: lack of
capital for production; the education level of farm owners is limited; mechanisms and
policies are not synchronous; lack of overall planning of the local government; market
issues have not been paid attention yet.
This research also proposed solutions to develop livestock and aquaculture farms
in Que Vo district, Bac Ninh province. In order to develop sustainable farms in Que Vo,
general solutions and specific solutions for each type of farm have been systematically
addressed, but first of all it is important to focus on these two core solutions are:
training for farm owners; Clearly define the legal position of the farm such as long-term
land use rights, the legal status of the farm owners to help them enjoy the governmentprovided preferential policies. Therefore, solutions to local socio-economic
development and farm development need including macro and micro-solutions.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trên thế giới, các trang trại đã hình thành và phát triển từ rất lâu, bởi vì nó
là xu hướng của hầu hết các nền nông nghiệp thế giới. Phát triển trang trại không
những phù hợp với yêu cầu của nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa hiện đại
trong nền kinh tế thế giới mà còn đáp ứng yêu cầu khai thác ngày càng hiệu quả
các nguồn lực tự nhiên.
Đối với Việt Nam, nhờ thực hiện đường lối đổi mới trong lĩnh vực nơng
nghiệp, nơng thơn, cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới, trong những
năm gần đây hầu hết tất cả các địa phương đã hình thành và phát triển nhiều mơ
hình sản xuất đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, với
nhiều thành phần kinh tế tham gia. Trước đây mơ hình kinh tế hộ gia đình vẫn là
mơ hình sản xuất chủ yếu, tuy nhiên cùng với với sự phát triển của khoa học cơng
nghệ và q trình tích tụ, tập trung ruộng đất, mơ hình kinh tế trang trại bước đầu
đã và đang phát triển mạnh mẽ và cho thấy hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, việc phát triển
trang trại chăn nuôi và thủy sản giúp khai thác tối đa nguồn vốn trong dân, giải
quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện bộ mặt nơng
nghiệp, nơng thơn, góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sơng Hồng, là cửa ngõ phía
Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm: Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao
thơng lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các Trung tâm kinh tế, văn hố
và thương mại của phía Bắc (Cổng thơng tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, 2015).
Tồn tỉnh hiện có 3.300 trang trại, gia trại, trong đó 167 trang trại đạt các
tiêu chí mới theo quy định của Bộ Nơng nghiệp và PTNT, có 15 trang trại trồng
trọt (chiếm 9%); 83 trang trại chăn nuôi (chiếm 55,7%); 30 trang trại nuôi trồng
thủy sản (chiếm 18%); 29 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp (chiếm
17,3%). Hệ thống các trang trại, gia trại cung cấp khối lượng hàng hoá lớn, giá trị
sản xuất chiếm xấp xỉ 35% tổng giá trị của ngành nông nghiệp tỉnh, giải quyết
việc làm cho gần 40.000 lao động nông thôn (Việt Anh, 2016).
Huyện Quế Võ nằm ở phía Đơng tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng đồng bằng
châu thổ Sông Hồng. Trên địa bàn huyện Quế Võ, các trang trại chăn nuôi và


1

download by :


thủy sản đã và đang phát triển theo hướng rất tích cực, cải thiện đời sống cho
người dân nơng thơn và góp phần xóa đói giảm nghèo. Sự phát triển của trang
trại chăn nuôi và thủy sản đã từng bước giúp người dân phát huy được lợi thế so
sánh, mở rộng quy mơ sản xuất nơng nghiệp hàng hố, nâng cao năng suất, hiệu
quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, góp phần khơng nhỏ vào sự phát
triển khơng ngừng của ngành nơng nghiệp tồn huyện.
Tuy nhiên, việc phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản ở Quế Võ cịn
bộc lộ một số hạn chế và khó khăn nhất định như: Do thiếu vốn cho sản xuất kinh
doanh nên nguồn vốn của các trang trại phần lớn là do các gia đình tự tích lũy,
kết hợp vay của người thân... Nguồn vốn vay ngân hàng còn hạn chế, do thời
gian và lãi suất cho vay chưa phù hợp với chu kỳ kinh doanh của trang trại dẫn
đến khó khăn trong việc đầu tư sản xuất. Trình độ chuyên môn của chủ trang trại
thấp dẫn đến hiệu quả ứng dụng khoa học, kỹ thuật chưa cao. Cơ sở hạ tầng tuy
được đầu tư và được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước về cơ sở hạ
tầng, khoa học kỹ thuật, giống..., song về tổng thể cơ sở hạ tầng của các trang trại
chưa đảm bảo so với yêu cầu áp dụng tiến bộ công nghệ cao vào sản xuất nhằm
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Hơn nữa nhiều trang trại chăn nuôi và thủy
sản chưa được giao đất ổn định lâu dài để người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
Xuất phát từ những vấn đề trên mà em lựa chọn nghiên cứu đề tài "Giải
pháp phát trển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn huyên Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn

huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển trang trại trên
địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển trang trại
chăn nuôi và thủy sản;
+ Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hướng đến phát triển
trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh;
+ Đề xuất các giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa
bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

2

download by :


1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển trang trại chăn nuôi và thủy sản, các giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi
và thủy sản huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu là các trang trại chăn nuôi và thủy
sản, cán bộ quản lý, khuyến nơng/khuyến ngư, cơ quan chính quyền địa phương
liên quan.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng
và các giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản của huyện Quế Võ
tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
- Phạm vi thời gian nghiên cứu:
+ Thông tin thứ cấp được nghiên cứu trong thời gian 3 năm từ 2014 – 2016

+ Thông tin sơ cấp được thực hiện trong năm 2017
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2017 - 5/2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn tập hợp, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giải pháp phát triển
trang trại chăn nuôi và thủy sản; những khái niệm và quan điểm phát triển trang
trại chăn ni và thủy sản; tiêu chí xác định trang trại và vai trò của phát triển
trang trại chăn nuôi và thủy sản về các mặt kinh tế - xã hội - mơi trường.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn trình bày nhiều số liệu và minh chứng về các nội dung phát triển
trang trại trên địa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. Từ những nội dung đó, luận
văn đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc
Ninh trong thời gian tới.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển
a. Tăng trưởng
Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi là đồng nghĩa, nhưng thực ra
chúng có những nội dung khác nhau và liên quan với nhau. Theo nghĩa chung
nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn cịn phát triển khơng những nhiều sản

phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về
cơ cấu và phân bố của cải David C. and Tre V. Y. (1994).
Ðể phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ, người ta thường
dùng giá trị tuyệt đối của các đại lượng để so sánh chúng với nhau. Chênh lệch
giữa các thời điểm chính là mức tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ cụ thể.
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được phản ánh bằng tốc độ gia tăng của các đại
lượng trong các giai đoạn với nhau, và được đo bằng phần trăm thay đổi, giá trị
phần trăm cao hay thấp thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm (Mai Thanh
Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).
b. Phát triển
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lê nin cho rằng: Phát triển là một phạm
trù triết học dùng để chỉ sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật (Nguyễn Ngọc Long và
Nguyễn Hữu Vui, 2006).
Theo quan điểm này, phát triển khơng bao qt tồn bộ sự vận động nói
chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động - xu hướng vận động
đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là
một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển của mình
trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm
thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có
theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn.

4

download by :


Theo quan điểm kinh tế học: Phát triển kinh tế là quá trình chuyển biến về
mọi mặt của nền kinh tế trong 1 thời kì nhất định bao gồm sự tăng lên về sản

lượng hoặc thu nhập của nền kinh tế, sự hoàn thiện của cơ cấu kinh tế và việc
nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Tuy rằng có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Nhưng các ý kiến
đều cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống
giá trị trong cuộc sống của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao
các quyền lợi của con người, quyền bình đẳng, tự do ngơn luận, quyền lợi về
kinh tế chính trị văn hóa xã hội và quyền tự do cơng dân.
Tóm gọn lại, nội hàm của phát triển là làm thay đổi hay hoàn thiện về căn
bản cái đã có để có cái tốt hơn, tiến bộ hơn. Cái mới, cái được hồn thiện (tức
phát triển) có thể có hai khía cạnh chính: Phát triển về số lượng và phát triển về
chất lượng. Trong thực tiễn, phát triển kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển
xã hội, tăng trưởng kinh tế phải hài hoà với công bằng và tiến bộ xã hội, đời sống
vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật
chất hỗ trợ cho việc thực hiện công bằng xã hội, ngược lại công bằng xã hội tạo
ra động lực vững chắc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nông nghiệp nông
thôn, phát triển là sự gia tăng nhiều hơn về số lượng và chất lượng nông sản, sự
đa dạng về chủng loại nông sản đồng thời nâng cao đời sống người nông dân cả
về kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội và sự tự do bình đẳng, tiến bộ xã hội.
c. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là: quản lý và lưu giữ cơ sở nguồn lợi tự nhiên, định
hướng thay đổi thể chế và công nghệ theo cách đảm bảo đạt được sự thoả mãn liên
tục những nhu cầu của con người cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Sự phát triển
bền vững như vậy bảo tồn được các tài nguyên (đất), nước và các nguồn gen thực
vật và (động vật) khơng làm suy thối mơi trường, cơng nghệ thích hợp, khả năng
phát triển kinh tế và khả năng chấp nhận của xã hội (FAO, 2008).
Như vậy, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, cịn bao
gồm khía cạnh như nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải
thiện giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân, đảm bảo sự bình đẳng
cũng như quyền cơng dân. Phát triển còn là sự tăng trưởng bền vững, bao gồm
các tiêu dùng vật chất, điều kiện giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe cũng như bảo

vệ mơi trường. Phát triển là thuộc tính quan trọng, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ
hội, sự tự do về chính trị, quyền tự do công dân của con người.

5

download by :


2.1.1.2. Khái niệm về trang trại
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về trang trại, tùy vào từng mục
tiêu nghiên cứu khác nhau mà các tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau.
Khi nói về “trang trại” tức là nói đến những cơ sở sản xuất kinh doanh
nơng nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định theo nghĩa rộng bao
gồm cả hoạt động xã hội kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Bản thân cụm từ “trang trại” là đền cập đến tổng thể
những mối quan hệ kinh tế - xã hội, môi trường nảy sinh trong quá trình hoạt
động sản xuất, kinh doanh của các trang trại, quan hệ giữa các trang trại với
nhau, giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, với Nhà nước, với môi
trường sinh thái tự nhiên (Nguyễn Thị Thùy Linh, 2016).
Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng: Trang trại là đơn vị kinh tế sản xuất
nông nghiệp (bao gồm cả nông - lâm - thủy sản) của một người chủ trang trại. Họ
vừa làm chủ về ruộng đất, vừa làm chủ về tư liệu sản xuất, vừa là người tổ chức
sản xuất kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh
doanh của mình, với mục đích chính là sản xuất hàng hóa và một phần sản phẩm
được sử dụng tiêu thụ gia đình (Bùi Bằng Đồn, 2009).
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hàng hóa, tự liệu
sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản
xuất được tiến hàng trên quy mơ diện tích ruộng đất và các yếu tố sản xuất được
tập trung đủ lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao,
phần đông tự chủ và gắn với thị trường (Nguyễn Thị Thùy Linh, 2016).

Khái quát lại: Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa nơng
nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn lực gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao
hiệu quả sản xuất trong ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng
rừng, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm của ngành đó.
2.1.1.3. Khái niệm về chăn ni và thủy sản
a) Khái niêm chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật
nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản
phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt
của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi
lồi người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư
(Wikipedia, 2017).

6

download by :


Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với
đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của con người. Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế
cao như thịt, trứng, sữa, mật ong... nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu
hàng ngày của người dân. Một xu hướng tiêu dùng có tính quy luật chung là khi xã
hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên
một cách tuyệt đối so với các sản phẩm nơng nghiệp nói chung. Chăn nuôi là
ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm ngun liệu q giá cho các ngành cơng
nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu. Chăn nuôi là ngành ngày càng có vai trị
quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản tươi sống và sản phẩm chế
biến có giá trị cho xuất khẩu (Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2017).
b) Khái niệm về thủy sản

Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại
cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu
hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong
các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác
các loại cá. Một số lồi là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá
hồi, hàu và sị điệp có năng suất khai thác cao. Trong đó ngành thủy sản có liên
quan đến việc đánh bắt cá tự nhiên hoặc cá nuôi thông qua việc nuôi cá. Nuôi
trồng thủy sản đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lớn đến đời sống của hơn 500
triệu người ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy
sản (Wikipedia, 2017).
Theo Luật Thủy sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thơng qua: "Hoạt động thuỷ sản là việc tiến
hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu,
nhập khẩu thuỷ sản, dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản, điều tra, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thuỷ sản" (Luật Thủy sản, 2003).
2.1.1.4. Quan điểm về phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản
Từ những lý luận trên ta có thể đưa ra quan điểm về phát triển trang trại
chăn nuôi và thủy sản là sự tăng tiến về mặt quy mô, số lượng các trang trại chăn
nuôi và thủy sản cũng như nâng cao về mặt chất lượng sản phẩm chăn nuôi và
thủy sản, phát huy vai trị của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc
làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế - xã

7

download by :


hội, bảo vệ mơi trường. Có thể nói phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản là
hướng đột phá nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và phát triển vùng.
2.1.2. Tiêu chí xác định trang trại

Để nhận dạng hay nói cách khác là xác định một đơn vị sản xuất cơ sở
trong nơng nghiệp có phải là một trang trại hay khơng cần phải có tiêu chí xác
định. Tiêu chí xác định trang trại dựa trên các đặc trưng cơ bản nhất của trang
trại, nhưng cần đơn giản dễ vận dụng. Trên lý thuyết tiêu chí xác định một trang
trại gồm cả định tính và định lượng, cần phải kết hợp cả hai mặt trên để vận
dụng. Theo Thông tư liên tịch số 27/2011/TTLT/BNN-TCTK ngày 13/4/2011
hướng dẫn tiêu chí để xác định trang trại như sau:
Giá trị sản lượng hàng hóa và giá trị bình qn một năm đạt từ 40 triệu
đồng trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và ven biền miền Trung, từ 50 triệu đồng
trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây ngun.
Có qui mô sản xuất tương đối lớn so với mức trung bình của kinh tế hộ tại
địa phương, tương ứng với từng ngành sản xuất cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
- Đối với các trang trại trồng cây hàng năm là chủ yếu thì ở miền Bắc và
miền Trung phải có diện tích từ 2 ha canh tác trở lên, còn ở các tỉnh Nam Bộ phải
có diện tích từ 3 ha trở lên.
- Đối với trang trại trồng các loại cây lâu năm và cây ăn quả, thì ở các tỉnh
miền Bắc và miền Trung phải có diện tích từ 3 ha trở lên, ở các tỉnh Nam Bộ phải
có diện tích từ 5 ha trở lên.
- Đối với trang trại chăn nuôi như trâu bị phải có từ 50 con trở lên, lợn
100 con trở lên (không kể lợn sữa dưới 2 tháng, gia cầm có từ 2.000 con trở lên
(khơng tính số con dưới 7 ngày tuổi)
- Đối với trang trại lâm nghiệp phải có 10 ha đất rừng trở lên.
- Đối với trang trại ni trồng thủy sản phải có từ 2 ha diện tích mặt nước
trở lên.
Có sử dụng lao động làm thuê thường từ 2 lao động/năm. Nếu lao động
thời vụ thì quy mơ qui đổi thành lao động thường xuyên
Chủ trang trại phải là người có kiến thức, kinh nghiệm về nông, lâm, ngư
nghiệp và trực tiếp điều hành sản xuất tại trang trại.


8

download by :


Lấy sản xuất hàng hóa làm hướng chính và có thu nhập vượt trội so với
trung bình của kinh tế hộ tại địa phương
Theo tiêu chí mới của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn là để hướng
trang trại đến sự phát triển bền vững, lấy hiệu quả làm thước đo hàng đầu, phù hợp
với quá trình phát triển của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Như vậy theo tiêu chí của Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn thì mới
đưa ra được các tiêu chí để xác định kinh tế trang trại về mặt kinh tế nhưng để
phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững thì phải đảm bảo ở cả 3 mặt là
kinh tế, xã hội, môi trường tức là mở rộng qui mô với cơ cấu hợp lý, không
ngừng nâng cao năng suất chất lượng và thực hiện hài hoà 3 mục tiêu: kinh tế, xã
hội, mơi trường.
2.1.3. Vai trị của phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản
Việc phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản nhằm khai thác, sử dụng
có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nơng
nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đơi với
xố đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
Thông qua phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản đã góp phần quan trọng
trong q trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với q trình phân cơng lại
lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các
ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hố trong nơng nghiệp và
nơng thôn.
Ở Việt Nam, những năm gần đây trang trại chăn nuôi và thủy sản không
ngừng được phát triển về số lượng mà cịn phát triển mạnh về quy mơ và chất
lượng các trang trại. Các trang trại chăn nuôi và thủy sản đã có đóng góp to lớn
cho nền sản xuất nơng nghiệp nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung, đóng

góp này có ý nghĩa tích cực cả ở ba mặt: Kinh tế - xã hội - môi trường, cụ thể ở
từng mặt như sau:
Về mặt kinh tế: Trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
vật ni có giá trị kinh tế cao. Mặt khác sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại
góp phần thúc đẩy phát triển cơng nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và
dịch vụ phát triển ở nông thôn (Thân Trọng Trung, 2015).
Thực tế cho thấy việc phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản ở những
nơi có điều kiện thuận lợi bao giờ cũng đi liền với việc khai thác, sử dụng một

9

download by :


cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong nơng nghiệp, nơng thơn. Vì vậy,
phát triển trang trại góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của
nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn (Nguyễn Đình Hương, 2000).
Về mặt xã hội: Phát triển trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giầu
trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho một bộ phận dân
cư nơng thơn. Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động nơng nghiệp và xố đói giảm nghèo ở nông thôn, một trong
những vấn đề bức xúc của nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác,
phát triển trang trại chăn ni và thủy sản cịn thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng
trong nông thôn và tạo ra thế hệ nông dân kiểu mới mà chủ trang trại là đại diện
tiêu biểu với đặc điểm là: Có kiến thức, có ý trí quyết tâm cao, có tính hợp tác
cao, có khả năng tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp, là tấm gương để các hộ
nông dân noi theo (Thân Trọng Trung, 2015).
Về mặt môi trường: trang trại càng phát triển thì những diện tích đất trống,
đồi núi trọc, diện tích đất cịn hoang hóa ngày càng co hẹp lại và được đưa vào
sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp. Điều đó có nghĩa là việc trồng rừng, bảo vệ

rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất luôn tăng
lên cùng với sự phát triển của trang trại. Như vậy, phát triển trang trại góp phần
tích cực vào việc cải tạo, bảo vệ môi trường sinh thái của trái đất (Nguyễn
Phượng Vỹ, 1999).
2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản
2.1.4.1. Phát triển về số lượng trang trại chăn nuôi và thủy sản
Phát triển số lượng trai trại là việc gia tăng số lượng các cơ sở trang trại
qua các năm theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước. Nói cách khác là làm
tăng số lượng tuyệt đối các trang trại, nhân rộng các trang trại hiện có, làm cho
loại hình kinh tế trang trại lan rộng sang những khu vực khác quá đó phát triển
thêm số lượng trang trại mới.
Việc gia tăng số lượng trai trại được thể hiện bằng cách phát triển mới các
cơ sở sản xuất nơng nghiệp theo hình thức trang trại hay chuyển hóa kinh tế hộ
gia đình thành kinh tế trang trại hoặc là phát triển về mặt cơ cấu, tức là chuyển
hóa cơ cấu sản xuất của các trang trại theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việc phát triển số lượng trang trại địi hỏi sự gia tăng các yếu tố nguồn lực trong
nông nghiệp như: đất đai, lực lượng lao động, vốn đầu tư...

10

download by :


Các tiêu chí đánh giá sự phát triển về số lượng trang trại là: Số lượng trai trại
tăng qua các năm; tốc độ tăng của số lượng các trang trại; số lượng trang trại tăng
của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương... (Nguyễn Văn Ngọc, 2015).
2.1.4.2. Gia tăng các yếu tố nguồn lực của trang trại
Gia tăng các yếu tố nguồn lực của trang trại là việc làm tăng năng lực sản
xuất của từng trang trại thông qua gia tăng quy mô về đất đai, lao động, vốn đầu
tư, cơ sở vật chất và các điều kiện về khoa học công nghệ của trang trại. Khi các

trang trại phát triển thì quy mơ các yếu tố nguồn lực tăng lên, làm tăng khả năng
sản xuất và kết quả là giá trị nơng sản hàng hóa thu được của trang trại cũng tăng
lên. Các yếu tố nguồn lực để phát triển trang trại gồm:
Nguồn lực đất đai: Đất đai là tư liệu quan trọng cho sản xuất nơng nghiệp
nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng. Quá trình CNH – ĐTH đã làm
giảm diện tích nơng nghiệp, nhất là các khu đất thuận lợi cho giao thông, điện.
Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế trang trại của các hộ được huy động từ
nhiều nguồn khác nhau. Nâng cao nguồn lực đất đai thông qua việc tích tụ và tập
trung ruộng đất, các chính sách hạn điền... (Nguyễn Đình Điền, 2000).
Nguồn nhân lực: Nâng cao kiến thức và khả năng lao động của chủ trang
trại, xây dựng tác phong công nhân nông nghiệp cho người lao động sản xuất
kinh doanh trong trang trại.
Các điều kiện cơ sở vật chất: Nâng cao khả năng tiếp cần nguồn nguyên
vật liệu, máy móc, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
Nguồn lực về khoa học – cơng nghệ: Nâng cao trình độ khoa học cơng
nghệ, khả năng tiếp cận máy móc thiết bị, các cơng nghệ mới tiên tiến.
Các tiêu chí đánh giá sự phát triển các yếu tố nguồn lực của trang trại là:
Tăng diện tích đất đai canh tác, hệ thống cơ sở vật chất của trang trại; Tăng số lượng
lao động của trang trại qua các năm; Tăng quy mô vốn đầu tư của trang trại; Các cơ
sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ (Nguyễn Văn Ngọc, 2015).
2.1.4.3. Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm của các trang trại
Liên kết sản xuất của các trang trại là sự thiết lập các mối quan hệ giữa
các trang trại thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác cạnh tranh hoặc
giữa các trang trại có hoạt động mang tính chất bổ sung, nhằm tiết kiệm thời
gian, tiết kiệm chi phí và. Đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh, tạo ra
sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở rộng thị trường mới.

11

download by :



Liên kết sản xuất giữa các trang trại có thể thơng qua nhiều hình thức như
liên kết ngang, liên kết dọc và hiệp hội.
Liên kêt sản xuất của các trang trại đem lại lợi ích cho các bên tham gia
rất lớn như sẽ làm tiết kiệm các nguồn lực nhờ giảm chi phí cạnh tranh, tăng khả
năng linh hoạt của mỗi bên, giảm thiểu rủi ro nhờ chia sẻ trách nhiệm của mỗi
bên tham gia...
Phát triển thị trường tiêu thụ là việc các trang trại tìm cách gia tăng doanh
số thông qua việc đưa nhiều sản phẩm vào thị trường, làm cho thị trường của
trang trại đều mở rộng, thị phần ngày càng tăng lên, nội dung của phát triển thị
trường gồm:
Phát triển thị trường về địa lý: Là việc mở rộng thị trường ở nhiều nơi.
Phát triển thị trường về sản phẩm: Là việc trang trại làm phong phú, đa
dạng sản phẩm hàng hóa của trang trại trên thị trường.
Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của
trang trại, số lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều, thị trường tiêu thụ rộng, khả
năng thanh toán nhanh gọn chứng tỏ chất lượng kinh doanh của trang trại rất tốt
(Nguyễn Đình Hương, 2000).
2.1.4.4. Đào tạo nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật của chủ trang trại chăn nuôi
và thủy sản
Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho các chủ trang trại là vấn đề cần
được ưu tiên. Thông qua tổng kết, địa phương cần tổ chức cho các chủ trang trại
chăn nuôi và thủy sản tham quan các trang trại quản lý kinh doanh giỏi để học
tập lẫn nhau và tổ chức bồi dưỡng những kiến thức về khoa học và quản lý. Về
lâu dài, cần tổ chức các khoá đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý
cho các chủ trang trại chăn nuôi và thủy sản.
Trong các nông hộ, chủ hộ thường là người ra quyết định đầu tư cho sản xuất
trên đất của gia đình mình, Khi trình độ tổ chức quản lý của chủ hộ tương đối tốt thì
họ sẽ định hướng phát triển sản xuất đúng, thích ứng được với nền kinh tế thị

trường, nơng lâm sản hàng hóa được sản xuất theo tín hiệu của thị trường vì thế có
thể nói, trình độ tổ chức quản lý của chủ hộ sẽ phần nào quyết định đến việc quyết
định trồng cây gì, ni con gì và đầu tư vốn là bao nhiêu cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của nơng hộ. Bởi vậy, trình độ tổ chức quản lý của chủ hộ cũng

12

download by :


×