Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.74 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HÀ KIM TÙNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN 2015

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN THANH HỘI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- Năm 2009


PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Từ tháng 1 năm 2007, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực sự bước vào hội nhập
quốc tế với tư cách là thành viên chính thức của WTO. Cùng với các lĩnh vực dịch vụ
khác, logistics cũng có cơ hội ngày càng lớn. Tại TP.HCM, yêu cầu nâng cao năng suất
và sức cạnh tranh đang là hai yêu cầu rất bức thiết của nền kinh tế.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế đã lan tràn rộng rãi
suốt từ Hoa Kỳ sang châu Âu và các Châu lục khác gây nên những hỗn loạn phức tạp.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở nhiều thành phố khác trên thế giới, các ngành
đã chịu những ảnh hưởng xấu của khủng hoảng toàn cầu.
Thực tế 6 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt
27,6 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kì năm 2008, nhập khẩu đạt 29,7 tỷ USD, giảm


34% so với cùng kì năm ngối. Xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm, tất nhiên ngành
logistics cũng suy giảm. Nhưng những sự suy giảm này không gây nên những đổ vỡ
lớn lao như suy sụp trong ngành ngân hàng, phá sản doanh nghiệp (DN), thất nghiệp
tràn lan.
DN kinh doanh dịch vụ Logistics tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung
đang tìm mọi cách vượt qua khó khăn để duy trì phát triển dịch vụ Logistics, góp phần
vào chống suy thoái, chống lạm phát, thiểu phát để đưa ngành logistics làm đúng
nhiệm vụ, ngày càng lớn mạnh.
Chính lý do này, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ
MINH ĐẾN 2015”

Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu rõ hơn khái niệm logistics và quản trị chuỗi cung ứng trong hình tình giai
đoạn mới hiện nay.


- Những tác động ảnh hưởng của các cam kết Việt Nam, thành viên của Tổ chức
Thương Mại Thế Giới, nói chung và tại TP.HCM nói riêng lên lĩnh vực logistics trong
những năm đến 2015.
- Phân tích, đánh giá thực trạng logistics tại các doanh nghiệp ở TP.HCM trong giai
đoạn Việt Nam đang bị ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Đề ra giải pháp bảo đảm tính khả thi để vượt qua cuộc khủng hoảng và phát triển bền
vững cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại TP.HCM
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Doanh nghiệp kinh doanh logistics tại địa bàn TP.HCM .
- Phạm vi nghiên cứu: địa bàn TP.HCM
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp: tác giả đã tổng hợp số liệu từ các báo cáo trên các phương
tiện như: báo chí, số liệu từ các trang web…. để phân tích, đánh giá, tổng hợp.

- Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp : Được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý
luận nhằm đặt nền tảng cho việc rút ra giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại địa
bàn TP.HCM.
Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia làm ba phần chính, được kết cấu thành ba chương như sau:
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGSTICS VÀ CÁC DỊCH
VỤ LOGISTICS
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA
DOANH NGHIỆP TP.HCM
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN 2015


Lời cảm ơn

Xin chân thành cám ơn Ts. NGUYỄN THANH HỘI đã tận tình hướng dẫn
giúp đỡ trong việc hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn quý Thầy Cơ trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh, đặc biệt là quý Thầy Cô khoa Quản trị kinh doanh, khoa Sau Đại học
đã truyền dạy những kiến thức q báu cùng những kinh nghiệm nhằm hồn thành
chương trình cao học được thuận lợi.

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi về
lĩnh vực Logistics tại thành phố HỒ CHÍ MINH.
Từ những kinh nghiệm của người đã có q trình cơng tác hơn 10 năm trong lĩnh
vực Logistics , các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các giải
pháp đưa ra xuất phát từ kinh nghiệm thực tiển.
Tác giả


Hà Kim Tùng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1PL

First Party Logistics: Logistics beân thứ Nhất

2PL

Second Party Logistics: Logistics bên thứ Hai

3PL

Third Party Logistics : Logistics bên thứ Ba

4PL

Forth Party Logistics: Logistics bên thứ Tư

5PL

Fifth Party Logistics: Logistics bên thứ Năm

TEU

Twenty – Equivalent Unit : Đơn vị đo lường container 20 feet

TMS


Transporation Management System : Hệ thống quản lý vận chuyển

USD

United States Dollar : Đơn vị tiền tệ của Mỹ

VICT Vietnam International Container Terminal: trong Công ty liên doanh phát
triển logistics số 1
VIFFA Freight Forwarders Association : Hiệp hội Giao nhận Việt Nam
VNĐ

Vietnam Dong : Đơn vị tiền tệ Việt Nam

WMS Warehouse Management System : Hệ thống quản lý kho bãi
WTO World Trade Organisation : Tổ chức thương mại thế giới
DN

Doanh nghieäp

ICD

Inland Container Depot: Bãi container nội địa

SCM

Supply Chain Management: Quản trị chuỗi cung ứng

TMS


Transport Managing System: Hệ thống quản lý vận tải

VCCI VietNam Chamber of Commerce and Industry: Phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam
VIFFAS VietNam Freight Forwarder Association: Hiệp hội Giao nhận và Kho
vận Việt Nam
WMS Warehouse Managing System: Hệ thống quản lý kho
WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tỉ trọng ước tính của dịch vụ logistics trong GDP và hệ số co giãn
Bảng 2.2 Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp ở TP.HCM
Bảng 2.3: Cơ sở hạ tầng các cảng chính ở TP.HCM
Bảng 2.4: ứng dụng cơng nghệ thơng tin ở một số cảng TP.HCM
Bảng 2.5 : Sản lượng container thực hiện qua các cảng TP.HCM 2004-2008
Bảng 2.7: Những lợi ích của vận tải đa phương thức
Bảng 2.8 : Kim nghạch giao nhận thực hiện 2003-2008
Bảng 2.9 : Bảng so sánh các tuyến chuyển quốc tế đi từ TP.HCM
Bảng 2.10 : Sản lượng thu gom hàng lẻ 2004-2008
Bảng 2.11 : Mơ hình logistics điển hình về xuất khẩu gạo
Bảng 2.12 : Chi phí logistics xuất khẩu gạo tại TP.HCM
Bảng 2.13: Lượng hàng hóa và hành khách ở TP.HCM ( 2001-2007)
Bảng 3.1: Dự báo khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển của Việt Nam
đến 2010 và 2020
Bảng 3.2 : Dự báo giao nhận đường hàng không tại TP.HCM đến năm 2010
Bảng 3.3 : Dự báo giao nhận đường biển qua cảng TP.HCM đến năm 2010


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ MƠ HÌNH

Hình 1. Phần trăm th ngồi theo ngành và loại hình cơng ty
Hình 2. Nhóm năm hoạt động Logistics được th ngồi


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các đồ thị và mơ hình
PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Kết cấu của luận văn
PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS ...................................... 1
1.1 Bản chất và vai trò của logistics ở DN................................................................ 1
1.1.1 Một số khái niệm................................................................................................. 1
1.1.1.1 Doanh nghiệp ................................................................................................... 1
1.1.1.2 Khái niệm về logistics và dịch vụ logistics...................................................... 1
a/ Khái niệm về logistics........................................................................................ 1
b/ Khái niệm về dịch vụ logistics........................................................................... 2
c/ Các dịch vụ logistics phổ biến hiện nay............................................................. 2
d/ Những tiêu chí đánh giá dịch vụ logistics.......................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm của logistics ........................................................................................ 3
1.1.3 Vai trò và tác dụng của logistics ......................................................................... 3
1.1.3.1 Vai trò của logistics.......................................................................................... 3

1.1.3.2 Tác dụng của logistics...................................................................................... 4
1.1.4 Phân loại logistics ............................................................................................... 5
1.2 Cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ logistics ...................... 5
1.2.1.Dịch vụ vận tải .................................................................................................... 7
1.2.1.1.Dịch vụ vận tải biển ......................................................................................... 7
1.2.1.2.Vận tải đường thủy nội địa............................................................................... 8
1.2.1.3.Vận tải hàng không .......................................................................................... 8
1.2.1.4.Vận tải đường sắt ............................................................................................. 9
1.2.1.5.Vận tải đường bộ.............................................................................................. 9
1.2.2.Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải ............................................................. 9
1.2.2.1.Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ............................................................................. 9


1.2.2.2.Dịch vụ thơng quan đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển............... 9
1.2.2.3.Dịch vụ kho bãi công-ten-nơ đối với hàng hóa vận tải bằng đường biển........ 9
1.2.2.4.Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay ................. 9
1.2.2.5.Dịch vụ đại lý kho bãi và đại lý vận tải hàng hóa.......................................... 10
1.2.3.Dịch vụ chuyển phát.......................................................................................... 10
1.2.4.Dịch vụ phân phối ............................................................................................. 10
1.2.5.Dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính...................................................... 11
1.2.6. Dịch vụ tư vấn quản lý ..................................................................................... 11
1.2.7. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (ngoại trừ việc kiểm định và cấp
giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải)................................................................. 11
1.3 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển các dịch vụ logistics........ 14
1.3.1. Yếu tố tự nhiên................................................................................................. 14
1.3.2. Những yếu tố kinh tế kỹ thuật.......................................................................... 15
1.3.2.1 Yếu tố cơ sở hạ tầng....................................................................................... 15
1.3.2.2. Yếu tố công nghệ thông tin ........................................................................... 16
1.3.3. Yếu tố quản lý hoạt động logistics................................................................... 16
1.3.4 Yếu tố cạnh trạnh của các DN trong nước ....................................................... 16

1.3.5. Yếu tố tác động của hội nhập kinh tế quốc tế .................................................. 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................... 18
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA
DOANH NGHIỆP TP.HCM ................................................................................... 19
2.1. Các tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh dịch
vụ logistics tại TP.HCM........................................................................................... 19
2.1.1. Cơ sở hạ tầng của hệ thống DN TP.HCM........................................................ 19
2.1.2. Năng lực tổ chức quản lý hoạt động logistics .................................................. 19
2.1.3. Hệ thống pháp lý .............................................................................................. 19
2.1.4. Quy mô tổ chức logistics ở TP.HCM............................................................... 20
2.1.5. Trình độ cơng nghệ logistics............................................................................ 21
2.2. Tổng quan kinh doanh các dịch vụ logistics của các DN TP.HCM............. 21
2.2.1. Tổng quan chung hoạt động kinh doanh các dịch vụ logistics của các DN
TP.HCM……………………………………………………………………………21
2.2.1.1. Quy mô DN logistics......................................................................................22
2.2.1.2. Cơ sở hạ tầng của dịch vụ logistics tại TP.HCM .......................................... 23
2.2.1.3. Hệ thống thông tin......................................................................................... 25
2.2.1.4. Hệ thống kho, bến, bãi .................................................................................. 25
2.2.1.5. Tình hình nguồn lực ngành logistics tại TP.HCM ........................................ 26
2.2.1.6. Tình hình các dịch vụ logistics ..................................................................... 27
2.2.2. Tổng quan chung các công ty cung cấp dịch vụ logistics theo chuyên
môn...28
2.2.2.1. Kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận........................................................... 28
2.2.2.2. Cung cấp dịch vụ phân phối.......................................................................... 29
2.2.2.3 Cung cấp kho bãi............................................................................................ 30


2.2.2.4 Cung cấp dịch vụ hàng hóa ............................................................................ 30
2.2.2.5 Cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành...................................................... 32
2.3 Đánh giá dịch vụ logistics của các DN TP.HCM............................................. 32

2.3.1. Những thành tựu đạt được trong phát triển các dịch vụ logistics ở DN
TP.HCM32
2.3.2. Cơ hội của DNTP.HCM trong quá trình phát triển các dịch vụ logistics ........ 32
2.3.3. Kết quả đạt được và hạn chế của DN TP.HCM trong quá trình phát triển các
dịch vụ logistics.......................................................................................................... 33
2.3.3.1. Kết quả đạt được của DN TP.HCM trong quá trình phát triển các dịch vụ
logistics 33
2.3.3.2. Hạn chế của DNTP.HCM trong quá trình phát triển các dịch vụ logistics... 34
2.3.3.3. Những khó khăn đặt ra trong quá trình phát triển các dịch vụ logistics của
DN TP.HCM .............................................................................................................. 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ......................................................................................... 36
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN
2015................37
3.1. Những căn cứ đề ra những giải pháp phát triển dịch vụ Logistics TP.HCM37
3.1.1 Tình hình kinh tế thế giới và khu vực năm 2007 & 2008 ................................. 37
3.1.2 Tình hình kinh tế TP.HCM năm 2008 .............................................................. 38
3.1.3 Xu hướng phát triển dịch vụ logistics trên thế giới và khu vực........................ 38
3.1.4 Dự báo nhu cầu dịch vụ logistics tại TP.HCM ........................................ 41
3.2. Giải pháp phát triển các dịch vụ logistics của các DN TP.HCM.................. 41
3.2.1 Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng .................... 41
3.2.2 Tập trung đa dạng hoá dịch vụ Logistics .......................................................... 42
3.2.3. Ổn định hoạt động các trung tâm logistics tại TP.HCM.................................. 45
3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và khai thác ............. 48
3.2.5 Tăng cường liên doanh, liên kết với các cơng ty logistics nước ngồi............. 51
3.2.6 Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics .......................................... 52
3.2.7 Tăng cường hoạt động Marketing nhằm thu hút khách hàng .......................... 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG III........................................................................................ 55
PHẦN KẾT LUẬN:


1./ Kết Luận
2/ Kiến nghị
2.1 Đối với nhà nước và chính phủ
2.2. Đối với Hiệp hội giao nhận Thành phố Hồ Chí Minh
PHỤ LỤC
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1 Bản chất và vai trò của logistics ở DN
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Doanh nghiệp

- Khái niệm về DN: Theo Luật DN năm 2005 (Điều 4) DN là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh.
-Các loại DN theo Luật DN năm 2005:
a) DN nhà nước
b) Công ty cổ phần là DN (Điều 77.Luật DN 2005)
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn
d) Công ty hợp danh là DN (Điều 130. Luật DN 2005)
e) Công ty liên doanh, xí nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngồi
f) DN tư nhân (Điều 141.Luật DN 2005)
g) Hộ kinh doanh (Luật DN 2005)
1.1.1.2 Khái niệm về logistics và dịch vụ logistics
a/ Khái niệm về logistics


Khái niệm logistics cũng đã tồn tại từ lâu trên thế giới và hiện nay đã
trở nên phổ biến tại Việt Nam, trong đó có một số khái niệm nổi bật như:
Theo ủy ban Quản trị Logistics Quốc tế (1991): Logistics là quá trình
lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát hiệu quả và hiệu năng lưu chuyển và lưu
trữ hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến điểm
tiêu thụ nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng(KH) .
Khái niệm logistics, theo ESCAP, là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu
trữ và bao gồm cả vận chuyển các tài nguyên - yếu tố đầu vào và đầu ra từ


2

nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và đến tay người tiêu dùng cuối
cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Điều này rất quan trọng, Logistics chỉ rõ nguồn lực tập trung là con
người với vai trị vừa là đối tượng, vừa là cơng cụ tác động, vừa là chủ thể của
quá trình.
b/ Khái niệm về dịch vụ logistics

Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics (CLM) quốc tế “ Dịch vụ
Logistics một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện, kiểm sốt hiệu quả, thơng hiệu quả và lưu giữ các loại hàng
hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản các điểm
tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”.
Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, dịch vụ logistics là hoạt
động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều
công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã
hiệu, giao hàng hoặc dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận
với khách hàng để hưởng thù lao.

c/ Các dịch vụ logistics phổ biến hiện nay
Dịch vụ logistics theo quy định tại điều 233. Luật Thương mại năm 2005 như
sau:
- Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:
a) Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh
doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải
quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;


3

d) Dịch vụ bổ trợ khác; bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và
quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả
chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa
tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động
cho thuê và thuê mua container.
- Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:
a)

Dịch vụ vận tải hàng hải;

b)

Dịch vụ vận tải thủy nội địa;

c)

Dịch vụ vận tải hàng không;


d)

Dịch vụ vận tải đường sắt;

e)

Dịch vụ vận tải đường bộ;

f)

Dịch vụ vận tải đường ống.

- Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:
a)

Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

b)

Dịch vụ bưu chính;

c)

Dịch vụ thương mại bán buôn;

d)

Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng


lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao
hàng; và các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
d/ Những tiêu chí đánh giá dịch vụ logistics
Theo kết quả khảo sát về Logistics năm 2008, Công ty SCM đã tiến
hành nghiên trên 300 công ty thuộc 500 công ty lớn nhất Việt Nam và
đưa ra kết các tiêu chí được xếp hạng khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
1/ Chất lượng dịch vụ
2/ Giá cả dịch vụ
3/ Khả năng cải tiến
4/ Kinh nghiệm, am hiểu, có khả năng cải tiến


4

5/ Phạm vi và địa bàn hoạt động
6/ Khả năng hỗ trợ và mở rộng kinh Doanh
7/ Đội ngũ nhân viên đạt được yêu cầu
1.1.2 Đặc điểm của logistics
Logistics là một môn nghệ thuật và là một môn khoa học của quản lý,
nó điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hố, năng lượng, thơng tin và những
nguồn lực khác như sản phẩm, dịch vụ và con người, từ nguồn lực của sản
xuất cho đến thị trường. Thật là khó khi phải hồn thành việc tiếp thị hay sản
xuất mà khơng có sự hỗ trợ của logistics. Nó thể hiện sự hợp nhất của thông
tin liên lạc, vận tải, tồn kho, lưu kho, giao nhận ngun vật liệu, bao bì đóng
gói. Trách nhiệm vận hành của hoạt động logistics là việc tái định vị (theo
mục tiêu địa lý) của nguyên vật liệu thơ, của cơng việc trong tồn q trình,
và tồn kho theo u cầu chi phí tối thiểu có thể.
1.1.3 Vai trò và tác dụng của logistics
1.1.3.1 Vai trò của logistics
Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp,

sản xuất, lưu thông phân phối; mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế.
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt, đặc biệt
là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được
các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực
khác nhau của chiến lược DN. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và
địa điểm cho các hoạt động của DN.
- Logistics có vai trị quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển
của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện…tới sản
phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.
- Logistics đóng vai trị hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Logistics cho phép người quản lý kiểm soát


5

và ra quyết định chính xác những vấn đề như vật liệu cung ứng, lưu trữ trong
kho, thời gian địa điểm cung ứng, phương thức vận chuyển…để giảm tối đa
chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
-Logistics đóng vai trị quan trọng trong việc thay đổi hoàn thiện dịch giao
nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian- địa điểm.
- Logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các
dịch vụ đa dạng, phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần.
Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dịng lưu
chuyển của hàng hóa qua các giai đoạn cung ứng – sản xuất- lưu thơng phân
phối.
1.1.3.2 Tác dụng của logistics
- Dịch vụ Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi
phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các DN.Với việc
hình thành và phát triển dịch vụ Logistics sẽ giúp các DN cũng như toàn bộ
nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi logistics, làm cho quá

trình sản xuất kinh doanh tinh giảm hơn và đạt hiệu quả hơn.
- Dịch vụ Logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí hoạt động lưu
thơng phân phối. Dịch vụ Logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết
kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong q trình lưu thơng
dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thơng.
-Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các DN vận tải,
kho vận,…
- Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.
- Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hồn thiện và tiêu
chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc
tế.


6

1.1.4 Phân loại logistics
Phổ biến hiện nay, trên thế giới người ta phân lọai logistics theo các hình thức
sau :
-Logistics bên thứ nhất (1PL-First Party Logistics) : là hình thức mà theo
đó người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các họat động
logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
-Logistics bên thứ hai (2PL-Second Party Logistics) : Người cung cấp
dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một họat động
đơn lẻ trong chuỗi các họat động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải
quan,…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp họat động logistics.
-Logistics bên thứ ba (3PL-Third Party Logistics): Người cung cấp dịch
vụ logistics bên thứ ba là người thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các
dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng. Do vậy, 3PL bao gồm nhiều
dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý
thơng tin,... và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.

-Logistics bên thứ tư (4PL-Forth Party Logistics): là người tích hợp, hợp
nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của
mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp
chuỗi logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung
cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, họach định, tư vấn logistics, quản trị vận
tải,.... 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics.
-Logistics bên thứ năm (5PL-Fifth Party Logistics): cịn có tên là elogistics, phát triển dựa trên nền tảng của thương mại điện tử. Các nhà cung
cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý tòan chuỗi phân phối trên
nền tảng thương mại điện tử.


7

1.2 Cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics bao gồm rất nhiều yếu tố và các yếu tố này tạo thành
chuỗi logistics (logistics chain). Cụ thể ta có thể nêu một số yếu tố cơ bản cần
có trong dịch vụ logistics như sau:
1. Yếu tố vận tải
2. Yếu tố Marketing
3. Yếu tố phân phối
4. Yếu tố quản trị
5. Các yếu tố khác: kho bãi, nhà xưởng, phụ tùng thay thế và sửa chữa, tài
liệu kỹ thuật, thiết bị kiểm tra và hỗ trợ, tài liệu kỹ thuật
Nhóm “Những người bạn về logistics” trong WTO phân loại các yếu tố cơ
bản của dịch vụ logistics gồm:
1.Dịch vụ logistics chủ yếu :
Dịch vụ thiết yếu trong hoạt động logistics và cần phải tiến hành tự do hóa để
thúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ bao gồm: dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho,
dịch vụ đại lý vận tải và các dịch vụ hỗ trợ khác.
2.Dịch vụ có liên quan tới vận tải:

Các dịch vụ có liên quan tới cung cấp có hiệu quả dịch vụ logistics tích hợp
cũng như cung cấp mơi trường thuận lợi cho hoạt động của Logistics bên thứ
3 phát triển gồm có vận tải hàng hóa (đường biển, đường thủy nội địa, hàng
không, đường sắt, đường bộ và cho th phương tiện khơng có người vận
hành) và các dịch vụ khác có liên quan tới dịch vụ logistics gồm dịch vụ phân
tích và thử nghiệm kỹ thuật, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý hoa hồng,
dịch vụ bán buôn và bán lẻ.
3. Dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ :
Gồm dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính, dịch vụ đóng gói và dịch vụ
tư vấn quản lý.


8

Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEAN, các nước thành viên đã nhất trí
xây dựng Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ logistics trong ASEAN để
ký kết tại Hội nghị Khơng chính thức các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM
Retreat) vào tháng 5/2007. Việt Nam được cử làm nước điều phối chung về
xây dựng Lộ trình này. Tháng 8/2006 và tháng 1/2007, Việt Nam đã tổ chức
hai Hội nghị Tham vấn ASEAN về logistics tại Hà Nội với sự tham gia rộng
rãi của đại diện các nước ASEAN, giới DN và các học giả liên quan trong khu
vực. Trong ASEAN, bản dự thảo Lộ trình Hội nhập nhanh ngành logistics đã
được thảo luận tại các diễn đàn khác nhau như Hội nghị các Quan chức kinh
tế cao cấp (STOM), Hội nghị các Quan chức Cao cấp về viễn thông
(TELSOM) và các Ủy ban chức năng của ASEAN như Ủy ban điều phối về
Hải quan (CCC), Ủy ban điều phối về dịch vụ (CCS). Hiện nay, Việt Nam
phối hợp với Ban Thư ký ASEAN đã tổng hợp lấy ý kiến của các nước, các
nhóm cơng tác để hồn chỉnh dự thảo lần 3 (dự thảo cuối cùng)của Lộ trình
Hội nhập nhanh ngành dịch vụ logistics.Theo nội dung của dự thảo lần 3 của
Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ logistics trong ASEAN, thời hạn cuối

cùng để tự do hóa các phân ngành thuộc dịch vụ logistics là năm 2013, nhưng
phương pháp tiếp cận để xử lý vấn đề tự do hóa sẽ được thảo luận và thống
nhất trong khuôn khổ Ủy ban điều phối về dịch vụ ASEAN (CCS). Xét về
phạm vi, dịch vụ logistics trong ASEAN được coi là gồm 11 phân ngành sau:
1. Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trong vận tải biển (có mã phân loại trong Bảng
phân loại các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của Liên Hợp Quốc là 741-CPC
741)
2.Dịch vụ kho bãi (CPC 742)
3.Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748)
4.Các dịch vụ bổ trợ khác (CPC 749)
5.Dịch vụ chuyển phát (CPC 7512**)


9

6.Dịch vụ đóng gói (CPC 876)
7.Dịch vụ thơng quan (khơng có trong phân loại của CPC)
8.Dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, loại trừ vận tải ven bờ
9.Dịch vụ vận tải hàng không (được đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị các
Quan chức Cao cấp về vận tải trong ASEAN)
10.Dịch vụ vận tải đường sắt quốc tế (CPC 7112)
11.Dịch vụ vận tải đường bộ quốc tế (CPC 7213)
Như vậy, theo các khái niệm của các tổ chức, diễn đàn khác nhau có khá
nhiều các yếu tố cấu thành nên dịch vụ logisitcs. Căn cứ trên các yếu tố chung
nhất, ta có thể nêu bức tranh tổng thể về cam kết quốc tế của Việt Nam trong
lĩnh dịch vụ logistics như sau:
1.2.1.Dịch vụ vận tải:
1.2.1.1.Dịch vụ vận tải biển:
Việt Nam có cam kết trong 2 phân ngành vận tải hành khách và vận tải
hàng hóa (trừ vận tải nội địa)

- Phương thức 1: Ta chưa cam kết, chỉ khơng hạn chế với hàng hóa vận tải
quốc tế
- Phương thức 2: Không hạn chế.
- Phương thức 3:
Đến năm 2009, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên
doanh vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam với vốn góp khơng q 49% vốn
pháp định của liên doanh. Thuyền viên nước ngoài được làm việc trên các tàu
treo cờ Việt Nam hoặc đăng ký ở Việt Nam thuộc sở hữu của các DN liên
doanh tại Việt Nam nhưng tổng số không vượt quá 1/3 định biên của tàu.
Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là cơng dân Việt Nam. Đối với
các loại hình cơng ty khác, ngay sau khi gia nhập, mức vốn góp cam kết là
51%, 2012 là 100%. Số lượng liên doanh được thành lập vào thời điểm gia


10

nhập khơng vượt q 5. Sau đó, cứ hai năm một sẽ cho phép thêm 3 liên
doanh. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập (đến năm 2012), không hạn chế số lượng
liên doanh.
-Phương thức 4: Chưa cam kết.
1.2.1.2.Vận tải đường thủy nội địa:
Gồm hai phân ngành là vận tải hành khách và vận tải hàng hóa nội địa
-Phương thức 1: Chưa cam kết
-Phương thức 2: Không hạn chế
-Phương thức 3: Chỉ cho phép thành lập liên doanh với vốn góp khơng vượt
q 49% vốn pháp định
-Phương thức 4: Chưa cam kết
1.2.1.3.Vận tải hàng không:
Gồm 3 phân ngành bán và tiếp thị sản phẩm hàng không, đặt, giữ chỗ
bằng máy tính, bảo dưỡng và sửa chữa máy bay.

-Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không: Phương thức 1 và 2: Không
hạn chế. Trong Phương thức 3, các hãng hàng khơng nước ngồi được phép
cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thơng qua văn phịng bán vé của mình hoặc
các đại lý tại Việt Nam. Phương thức 4: Chưa cam kết
-Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính:
Phương thức 1, 2, 3 không hạn chế, ngoại trừ nhà cung cấp nước ngồi phải
sử dụng mạng viễn thơng cơng cộng dưới sự quản lý của nhà chức trách viễn
thông Việt Nam. Phương thức 4: Chưa cam kết
-Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay:
Phương thức 1 và 2: Không hạn chế.
Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngồi là
51% kể từ ngày gia nhập. Đến năm 2012 sẽ cho phép thành lập liên doanh
100% vốn nước ngoài.


11

1.2.1.4.Vận tải đường sắt:
Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết.
Phương thức 2: Không hạn chế.
Phương thức 3 cho phép lập liên doanh với vốn góp nước ngồi khơng q
49%.
1.2.1.5.Vận tải đường bộ:
Phương thức 1 và 4 chưa cam kết.
Phương thức 2 khơng hạn chế.
Phương thức 3 cho phép hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên
doanh trong đó tỷ lệ vốn góp nước ngồi khơng q 49%. Sau 3 năm kể từ khi
gia nhập, tùy theo nhu cầu thị trường được phép thành lập liên doanh với tỷ lệ
vốn góp nước ngồi khơng vượt q 51%. 100% lái xe của liên doanh phải là
công dân Việt Nam.

1.2.2.Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải:
1.2.2.1.Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ:
Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết.
Phương thức 2: Không hạn chế.
Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngồi khơng
vượt q 50%.
1.2.2.2.Dịch vụ thơng quan đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển:
Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết.
Phương thức 2: Không hạn chế.
Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngồi
khơng vượt q 51% kể từ khi gia nhập, đến năm 2012 cho phép thành lập
DN 100% vốn nước ngồi.
1.2.2.3.Dịch vụ kho bãi cơng-ten-nơ đối với hàng hóa vận tải bằng đường
biển: Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết.


12

Phương thức 2: Không hạn chế.
Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngồi khơng
vượt quá 51% kể từ ngày gia nhập, đến năm 2014 cho phép thành lập DN
100% vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.2.4.Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay:
Phương thức 1 và 4 chưa cam kết.
Phương thức 2 không hạn chế.
Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với đối tác nước ngồi khơng
q 50%.
1.2.2.5.Dịch vụ đại lý kho bãi và đại lý vận tải hàng hóa:
Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết.
Phương thức 3: Kể từ ngày gia nhập cho phép thành lập liên doanh trong đó

tỷ lệ vốn nước ngồi khơng vượt quá 51%. Đến năm 2014 là không hạn chế.
1.2.3.Dịch vụ chuyển phát:
Phương thức 1, 2: Không hạn chế.
Phương thức 3:Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập, cho phép thành lập
liên doanh với vốn góp nước ngồi tối đa lên tới 51%. Tới năm 2012, cho
phép thành lập DN 100% vốn đầu tư nước ngồi.
Phương thức 4: Khơng cam kết.
1.2.4.Dịch vụ phân phối:
Về cơ bản, Việt Nam giữ được như BTA, tức là khá chặt so với các nước mới
gia nhập. Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập DN bán lẻ 100% vốn
nước ngoài là như BTA (1/1/2009).
Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu,
dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý
cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón…
ta chỉ mở cửa thị trường phân phối sau 3 năm kể từ ngày gia nhập. DN có có


13

vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được Việt Nam cho
phép theo từng trường hợp cụ thể.
Xét về phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của WTO, trong cam
kết gia nhập Việt Nam không cam kết Phương thức 1 (đồng nghĩa với việc
kiểm soát bán lẻ theo đơn đặt hàng qua mạng), trừ phân phối các sản phẩm
phục vụ nhu cầu cá nhân và các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp
và 4 (không cam kết về việc công dân các nước thành viên WTO vào Việt
Nam để phân phối hàng hóa với tư cách cá nhân độc lập), và không hạn chế
Phương thức 2 (người Việt Nam sang các quốc gia thành viên WTO để sử
dụng dịch vụ phân phối do các nhà phân phối của các nước đó cung cấp).
Trong Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, Việt

Nam sẽ giành quyền kinh doanh đầy đủ cho các cá nhân và DN nước ngồi
(trong đó bao gồm quyền phân phối sản phẩm cho các cá nhân và DN được
phép phân phối sản phẩm đó ở Việt Nam) kể từ ngày 1/1/2007, ngoại trừ một
số sản phẩm chịu sự điều chỉnh của cơ chế thương mại nhà nước (thuốc lá,
xăng dầu, báo, tạp chí chuyên ngành, băng đĩa hình, tàu vũ trụ, máy bay trực
thăng), gạo (cho phép xuất khẩu kể từ ngày 1/1/2011), dược phẩm, phim điện
ảnh, lịch bưu thiếp, tem thư, máy in, ra-đa, camera (cho phép nhập khẩu từ
1/1/2009)
1.2.5.Dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính:
Việt Nam cam kết không hạn chế trong Phương thức 1 và 2. Trong
Phương thức 3, trong giai đoạn 2007-2009, DN 100% vốn đầu tư nước ngoài
chỉ được cung cấp dịch vụ cho các DN có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt
Nam.
Đến năm 2010 DN nước ngoài được phép thành lập chi nhánh để cung cấp
dịch vụ tại Việt Nam. Đối xử quốc gia trong Phương thức 3 chỉ được hưởng
với điều kiện giám đốc của DN nước ngoài phải cư trú tại Việt Nam. Phương


14

thức 4 ta chưa cam kết.
1.2.6. Dịch vụ tư vấn quản lý:
Về diện cam kết, Việt Nam loại trừ dịch vụ trọng tài và hòa giải tranh
chấp thương mại giữa các DN và chưa cam kết đối với phân ngành này trong
giai đoạn 2007-2010.
Đối với Phương thức 1 và 2 ta không hạn chế. Trong Phương thức 3, ta chỉ
cho phép các cơng ty nước ngồi thành lập chi nhánh kể từ năm 2010. Trong
giai đoạn 2007-2008, chỉ được thành lập DN dưới hình thức liên doanh hoặc
hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phương thức 4 ta chưa cam kết.
1.2.7. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (ngoại trừ việc kiểm định

và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải):
Phương thức 1 ta chưa cam kết về tiếp cận thị trường và không hạn chế về
đối xử quốc gia. Việt Nam không hạn chế đối với Phương thức 2. Trong
phương thức 3, sau 3 năm kể từ khi Việt Nam cho phép các nhà cung cấp dịch
vụ tư nhân được tham gia kinh doanh dịch vụ mà trước đó khơng có sự cạnh
tranh của khu vực tư nhân, cho phép thành lập liên doanh không hạn chế vốn
nước ngồi. Sau 5 năm, ta khơng khơng hạn chế. Việt Nam cũng bảo lưu việc
tiếp cận một số khu vực vì lý do an ninh quốc gia. Phương thức 4 ta chưa cam
kết.
Đánh giá chung các cam kết của ta khi gia nhập WTO, ta đã đạt mức tự do
hóa có ý nghĩa với một lộ trình hợp lý đối với các phân ngành bổ trợ cho dịch
vụ logistics. Ta cũng đã đạt được mức độ bảo hộ cần thiết đối với một số
ngành/phân ngành dịch vụ nhạy cảm (dịch vụ chuyển phát, dịch vụ phân phối,
dịch vụ vận tải đường sắt và vận tải đường bộ nội địa, …). Một số phân ngành
dịch vụ mà Việt Nam có lợi thế cung cấp như dịch vụ xếp dỡ container với
hàng hóa vận chuyển đường biển, đại lý kho bãi và đại lý vận tải hàng hóa,
dịch vụ thơng quan, … ta đặt hạn chế vốn góp nước ngồi khơng vượt quá


15

50% (tỷ lệ khống chế) hoặc đặt ra lộ trình cho phép tăng vốn góp của phía
nước ngồi từ 5-7 năm.
Riêng trong nội bộ ASEAN, thời hạn 2013 đã được đặt ra để tự do hóa
hầu hết các phân ngành chủ yếu trong dịch vụ logistics. Bước tiến đáng kể
trong tự do hóa dịch vụ logistics trong ASEAN được thể hiện trong phân
ngành dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng khơng (dự kiến sẽ được tự
do hóa hồn toàn vào năm 2008).Tới thời điểm này, các cam kết gia nhập
WTO của ta mới có hiệu lực được hơn trong một tời gian ngắn nên khó có thể
đưa ra đánh giá chính xác về tác động của các cam kết tự do hóa đối với các

phân ngành của dịch vụ logistics tại WTO. Tuy nhiên, có thể đưa ra một số
nhận
định sơ bộ như sau:
- Dịch vụ vận tải đường biển
Nhiều nước trên thế giới dè dặt khi tiến hành tự do hoá dịch vụ vận tải
biển. Một số nước cho rằng tự do hoá dịch vụ vận tải biển là một “con dao hai
lưỡi”. Nếu cho phép tự do hố q nhanh thơng qua cho phép xây dựng một
thị trường vận tải biển thực sự cạnh tranh với sự tham gia của nhiều loại hình
DN, kể cả các nhà vận tải nước ngồi thì có thể sẽ giúp làm giảm chi phí vận
tải nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành vận tải biển quốc gia.
Chi phí vận tải biển có thể giảm trong ngắn hạn nhưng về lâu dài nền kinh tế
sẽ phụ thuộc vào các nhà vận tải biển nước ngoài. Ngược lại, nếu bảo hộ
ngành vận tải biển q mức thì chi phí vận tải sẽ rất cao làm giảm sức cạnh
tranh của hàng hoá quốc gia trên thị trường thế giới.
Cho tới nay, Việt Nam đã cho phép thành lập hơn 14 công ty liên doanh
vận tải biển và container với vốn góp của nước ngoài khá linh hoạt. Dù trên
thực tế một số hãng vận tải biển nước ngoài đã bước đầu tham gia vào thị
trường vận tải Việt Nam qua hình thức liên doanh nhưng các cam kết quốc tế


×