Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỒNG HẢI

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG LÁI
TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ GẠO XUẤT KHẨU TẠI
TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Hải

ii

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Phạm Bảo Dương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thông Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ tại Cơng ty cổ phần Phân
tích và Dự báo thị trường Việt Nam – AgroMonitor, đồng nghiệp tại Viện Chính sách và
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - IPSARD đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành

luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Hải

iii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................................... vii
Danh mục các hình .......................................................................................................... ix
Danh mục các hộp............................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.5.


Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động của thương lái trong chuỗi
giá trị gạo xuất khẩu ........................................................................................ 4
2.1.

Cở sở lý luận ...................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan đến hoạt động của thương lái ........................... 4

2.1.2.

Đặc điểm của thương lái .................................................................................... 6

2.1.3.

Ý nghĩa, vai trò của nghiên cứu hoạt động thương lái trong chuỗi giá trị gạo .. 7

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu hoạt động của thương lái ................................................. 8

2.2.

Cở sở thực tiễn ................................................................................................. 17

2.2.1.


Tổng quan về chủ trương, chính sách có liên quan đến thương lái ................. 17

2.2.2.

Kinh nghiệm quốc tế ........................................................................................ 20

2.2.3.

Kinh nghiệm trong nước .................................................................................. 22

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra .............................................................................. 23

iv

download by :


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu .................................................................... 25

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 25

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 33

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận....................................................................................... 33

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 34

3.2.3

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 39
4.1.

Hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo tại Đồng Tháp .................... 39

4.1.1.

Chuỗi giá trị gạo tại Đồng Tháp ...................................................................... 39

4.1.2.

Đặc điểm chung của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu .................. 42

4.1.3.

Hoạt động thu mua ........................................................................................... 45


4.1.4.

Hoạt động cung ứng ......................................................................................... 59

4.1.5.

Hoạt động cung cấp thơng tin .......................................................................... 63

4.1.6.

Chi phí và lợi nhuận của thương lái ................................................................. 66

4.1.7.

Rủi ro của thương lái ....................................................................................... 70

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị ......... 74

4.2.1.

Các yếu tố bên trong ........................................................................................ 74

4.2.2.

Năng lực thu mua, cung ứng ............................................................................ 78

4.2.3.


Các yếu tố bên ngoài ........................................................................................ 80

4.3.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị
gạo xuất khẩu tại tỉnh Đồng Tháp .................................................................... 82

4.3.1.

Xây dựng liên kết giữa thương lái và các tác nhân khác ................................. 82

4.3.2.

Giải pháp về tăng cường chia sẻ thông tin giữa các tác nhân .......................... 84

4.3.3.

Giải pháp về cơ chế, chính sách....................................................................... 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 90
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 90

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 92

Phụ lục ......................................................................................................................... 94

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CP

Cổ phần

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

DN


Doanh nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

GO

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

QĐ-TTg

Quyết định Thủ tướng

SL

Số lượng


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010
– 2015 (triệu đồng, %) ................................................................................. 27
Bảng 3.2. Tình hình lao động tỉnh Đồng Tháp năm 2014-2015 .................................. 29
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất lúa tại Đồng Tháp năm 2015 và kế hoạch năm
2016.............................................................................................................. 33
Bảng 3.4. Đối tượng khảo sát, nội dung khảo sát và quy mô mẫu ............................... 35
Bảng 3.5. Phân bố mẫu điều tra thương lái và người sản xuất theo địa bàn và xã ...... 36
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu được áp dụng............................................................................ 38
Bảng 4.1

Phân tích kinh tế các tác nhân trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại
Đồng Tháp năm 2012................................................................................... 44

Bảng 4.2. Trình độ chủ hộ thương lái được khảo sát ................................................... 45
Bảng 4.3. Thông tin cơ bản của chủ hộ thương lái ...................................................... 46
Bảng 4.4. Số năm kinh nghiệm của thương lái ............................................................ 46

Bảng 4.5. Tài sản phục vụ kinh doanh của thương lái ................................................. 47
Bảng 4.6. Quy mô vùng thu mua nguyên liệu của thương lái ...................................... 48
Bảng 4.7. Các hoạt động của thương lái thu gom lúa .................................................. 50
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu thu mua lúa của thương lái năm 2015 ................................. 51
Bảng 4.9. Khối lượng thu mua lúa của các hộ thương lái năm 2015 ........................... 52
Bảng 4.10. Đối tượng thu mua nguyên liệu của thương lái ........................................... 54
Bảng 4.11. Hoạt động khảo sát nguồn cung lúa của thương lái ..................................... 54
Bảng 4.12. Hoạt động khảo sát nhu cầu từ nhà máy, doanh nghiệp của thương lái ..... 55
Bảng 4.13. Người quyết định giá bán và quan hệ mua bán............................................ 56
Bảng 4.14. Hình thức hợp đồng của thương lái với người sản xuất............................... 57
Bảng 4.15. Yếu tố quyết định mua bán lúa .................................................................... 58
Bảng 4.16. Phương thức thanh toán của thương lái với người sản xuất ........................ 58
Bảng 4.17. Chủng loại gạo cung ứng của thương lái 2015 ............................................ 60
Bảng 4.18. Khối lượng cung ứng cho nhà máy, doanh nghiệp xuất khẩu ..................... 60
Bảng 4.19. Phương thức giao dịch giữa thương lái với người mua ............................... 61
Bảng 4.20. Hình thức hợp đồng thương lái với người mua ........................................... 62
Bảng 4.21. Phương thức thanh toán giữa thương lái và nhà máy, doanh nghiệp .......... 63

vii

download by :


Bảng 4.22. Chi phí mua lúa tươi tại đồng của thương lái .............................................. 66
Bảng 4.23. Hạch toán doanh thu, chi phí hộ thương lái 2015 ........................................ 67
Bảng 4.24. Phân tích kinh tế các tác nhân trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại
Đồng Tháp ................................................................................................... 68
Bảng 4.25. Chi phí, lợi nhuận của thương lái theo mùa vụ của thương lái 2015 ........... 68
Bảng 4.26. Chi phí, lợi nhuận của thương lái theo chủng loại của thương lái 2015 ..... 69
Bảng 4.27. Tỷ suất lợi nhuận của thương lái theo mùa vụ và chủng loại 2015 ............. 70

Bảng 4.28. Bảng quy mơ vốn của thương lái ................................................................. 79
Bảng 4.29. Những khó khăn thương lái gặp phải khi vay tiền từ các tổ chức
tín dụng ..............................................................................................................79

viii

download by :


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sản lượng lúa tại Đồng Tháp từ 2005-2015................................................. 31
Hình 3.2. Kim ngạch xuất khẩu gạo tại Đồng Tháp từ 2005-2015 .............................. 31
Hình 3.3. Biến động cơ cấu giống lúa theo mùa vụ tại Đồng Tháp từ năm
2009-2013 .................................................................................................... 32
Hình 4.1. Chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại Đồng Tháp .................................................. 39
Hình 4.2. Phân bổ tỷ lệ lợi nhuận qua thương lái và không qua thương lái của
tiêu thụ gạo xuất khẩu tỉnh Đồng Tháp ........................................................ 44
Hình 4.3. Tình hình kho chứa của thương lái điều tra ................................................. 47
Hình 4.4. Hoạt động thu gom của thương lái ............................................................... 48
Hình 4.5. Lý do người sản xuất bán lúa cho thương lái ............................................... 49
Hình 4.6. Sổ tay thu mua lúa của thương lái ................................................................ 51
Hình 4.7. Chủng loại lúa thu mua của các hộ thương lái năm 2015 ............................ 53
Hình 4.8. Hoạt động cung ứng của thương lái ............................................................. 59
Hình 4.9. Lý do thương lái bán gạo cho nhà máy, doanh nghiệp ................................ 61
Hình 4.10. Thơng tin trao đổi giữa thương lái và người sản xuất .................................. 64
Hình 4.11. Thông tin trao đổi giữa thương lái và người mua ........................................ 65
Hình 4.12. Hợp đồng thu mua của thương lái với người sản xuất ................................. 72
Hình 4.13. Mơ hình sản xuất của các doanh nghiệp truyền thống ................................. 77
Hình 4.14. Mơ hình sản xuất doanh nghiệp tư nhân Cát Tường.................................... 77


ix

download by :


DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 4.1. Thu mua lúa của thương lái ............................................................................ 50
Hộp 4.2. Thương lái thu mua lúa qua trung gian .......................................................... 55
Hộp 4.3. Thông tin trao đổi của thương lái với trung gian ........................................... 56
Hộp 4.4. Hợp đồng mua bán thương lái với nhà kho tại Sa Đéc vụ Đông Xuân
2015-16........................................................................................................... 62
Hộp 4.5. Rủi ro thu mua lúa của thương lái .................................................................. 71
Hộp 4.6. Rủi ro trữ lại lúa của thương lái ..................................................................... 73
Hộp 4.7. Nghiên cứu doanh nghiệp tư nhân Cát Tường – Lấp Vò – Đồng Tháp ......... 76

x

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Hồng Hải
Tên Luận văn: “Nghiên cứu hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo
xuất khẩu tại tỉnh Đồng Tháp”.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Tên cở sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam

Dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý luận, thực tiễn và kết quả phân tích, đánh giá hoạt
động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu từ đó đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại Đồng Tháp.
Đề tài tiến hành nghiên cứu, điều tra, thu thập thông tin tại địa bàn tỉnh Đồng
Tháp, tập trung nghiên cứu trên địa bàn 3 huyện Châu Thành, Lấp Vò, Tháp Mười và
TP Sa Đéc dưới hai nguồn: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Thực hiện phỏng vẫn
thương lái và các tác nhân khác trong chuỗi qua phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu sơ
cấp. Số liệu được xử lý qua phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh. Việc
thu thập các số liệu sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nghiên cứu và xử lý số liệu, từ đó có những đánh giá chính xác hoạt
động của thương lái đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái.
Thương lái trong chuỗi giá trị gạo là tác nhân đóng vai trị thu gom trong chuỗi,
thu gom lúa từ các hộ sản xuất đơn lẻ, tổ hợp tác, hợp tác xã sau đó từ quá trình vận
chuyển, sấy, xay xát tại các đơn vị gia công bán gạo nguyên liệu hoặc gạo thành phẩm
cho nhà máy xay xát, nhà kho trung gian hoặc trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong hoạt động thu gom, tỷ lệ thương lái có thu mua qua trung gian (cò lúa) chiếm tỷ
lệ cao lên tới 90%. Trong đó, 100% các hộ thương lái có quy mơ trên 500 ha thu mua
qua trung gian do khối lượng thu mua lúa trên mỗi chuyến lớn, lực lượng trung gian
đảm nhận luôn khâu vận chuyển, bốc xếp. Nhiều trường hợp, trung gian còn đảm bảo
cho thương lái vận chuyển lúa được thông suốt tại địa bàn. Thương lái phải thông qua
đội ngũ trung gian để biết được thông tin về các yếu tố đầu vào.Trung bình thương lái
mất từ 3-4 ngày từ lúc thu mua lúa cho đến khi bán gạo cho nhà máy hoặc doanh
nghiệp. Trong đó, hoạt động di chuyển thu mua lúa và vận chuyển lúa về mất nhiều thời
gian nhất. Qua khảo sát cũng cho thấy, quy trình khép kín từ phía nhà máy, doanh
nghiệp từ sấy, xay xát, lau bóng nên quy trình thu mua lúa của thương lái ngày càng
được rút ngắn.

xi

download by :



Tỷ lệ thương lái bán gạo trực tiếp với người mua là 53,33% và tỷ lệ thương lái bán
qua trung gian là 46,67%. Nguyên nhân chủ yếu thương lái bán gạo phải qua trung gian
do lực lượng này nắm được các thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp; 70% số hộ
thương lái cho biết bán gạo qua trung gian do bán hàng nhanh chóng, dễ dàng. Qua
khảo sát, 50% số hộ cho rằng bán qua trung gian đáp ứng đúng nhu cầu của doanh
nghiệp về chất lượng, chủng loại. Về chủng loại gạo, lái cung ứng gạo nguyên liệu và
thành phẩm lần lượt chiếm tỷ lệ là 57,86% và 42,14%. Nguồn cung cấp thông tin về giá
cả cho thương lái thu gom là từ tham khảo từ trung gian, người sản xuất và thương lái
khác. Theo số liệu khảo sát, có 83,33% số thương lái tham khảo giá từ trung gian và
người sản xuất và 16,67% tham khảo giá từ các thương lái khác. Về lợi nhuận theo
chủng loại, lợi nhuận trung bình lúa IR 504 ở mức thấp nhất ở mức 100 đồng/kg, lúa
thơm, đặc sản đem lại cho thương lái mức lợi nhuận trung bình là 142 đồng/kg, lúa dài ở
mức 131 đồng/kg.
Qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của thương lái trong chuỗi
giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh Đồng Tháp bao gồm: (i)Thời tiết; (ii) Nguồn lực của
thương lái; (iii) Liên kết của thương lái với các tác nhân khác. Đề tài đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu
tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới tập trung vào các nhóm giải pháp sau: (i) Tăng
cường liên kết giữa thương lái với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu;
(ii) Hình thành mơ hình liên kết giữa người sản xuất – thương lái – doanh nghiệp, tận
dụng các lợi thế của thương lái về vận chuyển, kinh nghiệm; (iii) Tăng cường chia sẻ
thông tin giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị lúa gạo.

xii

download by :



THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Hoang Hai
Thesis title: "Study ontraders activities in rice export value chain in Dong Thap
province."
Major:Agricultural Economics;

Code: 60.62.01.15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Based on theoretical systematization, practical and analytical results, reviews the
activities of traders in the riceexported value chain from that proposed solutions to
improve operational efficiency of traders in therice export value chain in Dong Thap.
The study was conducted investigation, collecting information in Dong Thap province,
with three districts: Chau Thanh, Lap Vo, Thap Muoi and Sa Dec city in two sources:
secondary and primary data. Primary data was collected via interviews traders and other
actors in the chain. It is processed through descriptive statistical and comparison
method. The collection of data will provide sufficient information about theoretical and
practical; hence, it creates favorable conditions for the study and handling data, from
which assess activities of traders and recommend feasible solutions to improve
performance efficiency of the traders.
Traders in the rice value chain play collection role in the chain, collecting rice from
individual producers, cooperatives, cooperative and then after transporting, drying,
milling process, and then selling rice or rice-finished materials for mill, intermediate
warehouses or directly to exporters. In collection period, the percentage of traders
purchasing through intermediate agent (rice brokers) up to 90%. In which 100% of
traders have 500 hectares purchasing volume mediated by purchasing rice per large unit,
intermediate forces always respect tologistics, and uploading. In many cases,
intermediary traders also ensurerice was transported smoothly in the province. Traders

have adopted intermediate team to getinputs information. It is average takes from three
to four to buy rice from collecting to selling rice for the factory or enterprise. In
particular, collecting and transporting activities are the most time consuming. The
survey also showed that a closed process of the factoryfrom drying, milling, to polishing
helps rice trader save time.
Percentage of rice traders sell directly to buyers account for 53.33% and the percent of
traders selling through intermediaries is 46.67%. The main cause trader to sell rice

xiii

download by :


through mediate is that this actor holding demand information of enterprise; 70% of
households said that selling rice for mediated trader is very quickly and easily. Through
the survey, 50% of households think that sell through intermediaries meet the
businessesdemand in terms of quality, variety. Regarding types of rice, rice trader
supply of raw materials and finished products respectively57.86% and 42.14%. Source
of price information to traders is from intermediaries, producers and other traders.
According to survey data, with 83.33% of traders refer to prices from intermediaries and
producers and 16.67% from other traders. About profit by category, average profits ofIR
504 rice is the lowest at VND 100 / kg, aromatic rice, specialty dealers giving average
profit of VND 142 / kg, long rice at VND 131/kg.
The research showed that factors affecting the operation of the traders in rice export
value chain in Dong Thap province, including: (i) weather; (Ii) Resources of traders;
(Iii) Linkage between traders and other agents. The study provides some solutions to
improve performance efficiency of the traders in the value chain of rice for export in
Dong Thap province in the coming time to focus on the following strategies: (i)
Strengthening the link between traders with other actors in the chain; (Ii) Foundation
linkage model among producers - traders - business, leveraging the advantages of

traders on transportation, experience; (Iii) Promote the sharing of information between
actors in the rice value chain.

xiv

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nơng nghiệp Việt Nam hiện nay phát triển rộng khắp mọi miền đất nước.
Hình thức tổ chức sản xuất phổ biến vẫn là kinh tế hộ nông dân, sản xuất với quy
mô nhỏ, phân tán. Việc tiêu thụ nông sản của người sản xuất gặp nhiều khó khăn
do quy mơ nhỏ, cơ sở hạ tầng giao thơng cịn bất cập. Trong nhiều năm qua,
thương lái đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc thu mua, tiêu thụ nơng sản
hàng hóa cho nông dân. Thương lái trong nông nghiệp là một chủ thể đã ra đời và
tồn tại từ rất lâu đời, song chưa có nhữngnghiên cứu cụ thể về các hoạt động của
các thương lái, đặc biệt là thương lái lúa gạo.
Lúa gạo là mặt hàng quan trọng đối với Việt Nam, khơng chỉ góp phần
đảm bảo an ninh lương thực mà cịn là mặt hàng nơng sản xuất khẩu chủ lực.
Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực trước đó đến nay hàng năm
xuất khẩu 7-8 triệu tấn, đem lại trên 3 tỷ USD. Bên cạnh đó, lúa gạo còn giải
quyết việc làm cho hàng triệu lao động, đặc biệt là tại ĐBSCL, vựa lúa xuất khẩu
chính. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn lúa gạo được sản xuất ở quy mơ nhỏ, lẻ, dựa
trên mơ hình kinh tế hộ gia đình là chính, khối lượng sản phẩm thường không lớn
và phân bố không tập trung. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo không
thể tự tổ chức các hình thức thu mua lúa tại ruộng cho người sản xuất (không đủ
nhân lực, kinh nghiệm, phương tiện vận chuyển, phơi sấy, kho bảo quản và vốn),
do vậycác hoạt động của thương lái rất quan trọng. Thương lái thu gom nguyên
liệu từ các hộ sản xuất đơn lẻ, các vùng sản xuất xa xơi, sau đó đem bán lại cho

các cơ sở chế biến, xay xát chế biến nhỏ của tư nhân, doanh nghiệp xuất khẩu
trong vùng. Ước tính hàng năm thương lái thu mua khoảng 90% sản lượng lúa từ
người sản xuất, đóng vai trị quan trọng tiêu thụ sản phẩm lúa hàng hóa.
Đồng Tháp là một trong những địa phương có diện tích sản xuất lúa lớn
tại ĐBSCL và có vị trí thuận lợi cho xuất khẩu lúa gạo. Sản xuất và xuất khẩu
gạo tại Đồng Tháp trong thời gian qua có tốc độ phát triển nhanh, số lượng các
doanh nghiệp xuất khẩu gạo tăng dần, chất lượng gạo được cải thiện và được
khách hàng trong và ngồi nước ưa chuộng. Nhiều mơ hình liên kết sản xuất,
cánh đồng lớn đạt hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và vị thế
của các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng được

1

download by :


mùa mất giá, giá lúa ở mức thấp, doanh nghiệp không bao tiêu sản phẩm khi tới
thời điểm thu hoạch. Liên kết giữa thương lái với các tác nhân khác trong chuỗi
giá trị gạo yếu, thương lái thua lỗ dẫn đến hiện tượng ngừng thu mua lúa cho
nông dân khiến giá lúa liên tục giảm mạnh trong khi doanh nghiệp thiếu nguyên
liệu chế biến.
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào về hoạt động của thương lái trong
chuỗi giá trị gạo. Các đề tài nghiên cứu từ trước đó thường tập trung nghiên cứu
vào tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị gạo mà chưa nghiên cứu đầy đủ về hoạt
động của một tác nhân, đặc biệt là thương lái. Các nghiên cứu của các tác giả
trước đây chưa làm rõ được hoạt động của thương lái lúa gạo trong chuỗi giá trị
do đó chưa có những đề xuất kịp thời để giải quyết các vấn đề tồn tại trong chuỗi
lúa gạo. Thương lái lúa gạo là mắt xích quan trọng và tham gia nhiều hoạt động
trong chuỗi, tuy nhiên lại chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về các hoạt động
này. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống và sâu sắc về hoạt động của thương

lái trong chuỗi giá trị gạo, từ đó đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động của thương lái, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động của
thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh Đồng Tháp”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý luận, thực tiễn và kết quả phân tích, đánh
giá hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu từ đó đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất
khẩu tại Đồng Tháp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn trong và ngoài nước về
hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của thương lái
trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại tỉnh Đồng Tháp.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái trong chuỗi
giá trị gạo xuất khẩu tại Đồng Tháp.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thương lái có những hoạt động nào trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu, hiệu
quả của từng hoạt động?

2

download by :


- Cơ cấu lợi nhuận và cơ cấu giá trị gia tăng của thương lái trong chuỗi như
thế nào? Mức độ liên kết giữa thương lái và các tác nhân khác ra sao?
- Những khó khăn, hạn chế trong hoạt động của thương lái trong chuỗi giá
trị gạo xuất khẩu là gì, thương lái giải quyết các khó khăn đó như thế nào?
- Giải pháp nào nâng cao hiệu quả của thương lái trong chuỗi giá trị gạo

xuất khẩu tại Đồng Tháp?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Thu thập thông tin thứ cấp cơ bản từ năm 2012đến nay, các
văn bản chính sách từ trước tới nay.Thu thập thông tin sơ cấp trong năm 2015 và
đầu năm 2016.
- Về không gian: Đề tài được triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, tập
trung nghiên cứu trên địa bàn 3 huyện Châu Thành, Lấp Vò, Tháp Mười và TP
Sa Đéc; đây là 4 địa phương có số lượng doanh nghiệp xuất khẩu và thương lái
lớn tại tỉnh.
- Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động của thương lái, hiệu quả tài
chính, và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thương lái trong chuỗi giá trị
gạo xuất khẩu tại tỉnh Đồng Tháp.
1.5. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
- Là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về hoạt động của thương lái
lúa gạo nói chung và Đồng Tháp nói riêng và các ảnh hưởng tới hoạt động của
thương lái lúa gạo.
- Đưa ra được những nét khái quát ban đầu về lực lượng thương lái lúa
gạo trong chuỗi giá trị xuất khẩu gạo. Góp phần vào hệ thống cơ sở lý luận về lực
lượng thương lái lúa gạo.

3

download by :



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
THƯƠNG LÁI TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ GẠO XUẤT KHẨU
2.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến hoạt động của thương lái trong
chuỗi giá trị gạo xuất khẩu
2.1.1.1. Khái niệm về thương lái trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu
Thương lái: Ở Việt Nam, trong Từ điển Bách khoa toàn thư và Từ điển
tiếng Việt đều chưa có định nghĩa về “thương lái” và cũng chưa có cơng trình
nghiên cứu nào kết luận chính xác thuật ngữ “thương lái” xuất hiện trong đời
sống kinh tế-xã hội Việt Nam từ khi nào. Tuy nhiên, thuật ngữ này đã xuất hiện
từ rất lâu và gắn liền với sản xuất hàng hóa, theo đó thương lái là các chủ thể
hoạt động trong khâu lưu thông sản phẩm hàng hóa.
Thương lái được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và thường được
hiểu là người thu gom nông sản hàng hóa từ người sản xuất. Tuy nhiên, trong
thực tế, những người gom hàng hóa có quy mơ rất khác nhau từ nhỏ đến lớn và
thường đảm nhận những khâu không giống nhau: thu gom, phơi sấy, xay xát…
Do vậy, tùy quy mô và chức năng mà thương lái được gọi với nhiều thuật ngữ
khác nhau. Trong thương mại nói chung, người ta thường sử dụng thuật ngữ
“thương nhân”. Thương nhân là người mua – bán (thương mại) nói chung. Tuy
nhiên, theo Luật thương mại, thương nhân được định nghĩa: “Thương nhân bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xun và có đăng kí kinh doanh”. Theo định nghĩa này,
“thương lái” không phải là “thương nhân”, tuy nhiên trên thực tế người ta hiểu
thương lái là thương nhân vì họ chính là chủ thể tham gia hoạt động thương mại
trong q trình kinh doanh hàng hóa nơng sản và giữ vai trị trọng yếu tiêu thụ
nơng sản (Quốc hội năm 2005).
* Phân biệt thương lái và trung gian lúa gạo
Trung gian là những người mơi giới, đóng vai trò cầu nối giữa người mua
và người bán dựa trên nhiều mối quan hệvà am hiểu về tình hình sản xuất tại địa

phương. Người trung gian được trả phí hoa hồng dựa trên khối lượng sản phẩm
được giao dịch giữa người mua và người bán và đảm bảo tiến trình mua bán được
diễn ra thuận lợi.

4

download by :


Trong chuỗi giá trị lúa gạo, trung gian được chia làm 2 loại bao gồm:
Trung gian mua lúa: Là người trung gian mua bán giữa thương lái và
người sản xuất dựa trên tình hình sản xuất lúa tại địa bàn. Thương lái thường
thơng qua cị lúa để biết được chất lượng, chủng loại lúa theo nhu cầu thu mua.
Trung gian mua lúa (cị lúa) được thương lái trả phí và thường đảm nhận cả khâu
vận chuyển lúa từ ruộng lên ghe, thuyền cho thương lái.
Trung gian bán gạo: Là người đóng vai trị cầu nối mua bán gạo giữa
thương lái và doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau, thường được
nhận phí hoa hồng từ người bán. Trung gian bán gạo (cò gạo), đặc biệt là gạo
thành phẩm thường là những người có uy tín và có thể chịu một phần trách
nhiệm rủi ro trong giao dịch.
2.1.1.2. Khái niệm về chuỗi giá trị gạo xuất khẩu
Lý thuyết về chuỗi giá trị của Micheal Porter (M. Porter) được đưa ra từ
năm 1985. Theo đó, chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động để đưa đến sản phẩm
cuối cùng; sản phẩm đi qua các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi
hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó chính là giá trị gia tăng
(Micheal Porter, 1985).
+ Nhóm hoạt động chính gồm: i) Hậu cần đến: là việc nhận, lưu trữ và
dịch chuyển đầu vào cho sản xuất (quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm sốt
tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp); ii) Sản xuất:
là việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hồn thành (chế biến, gia cơng cơ

khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất);
iii) Hậu cần ra ngoài: là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và
phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua; iv) Marketing và bán
hàng: Là những hoạt động liên quan đến quảng cáo, khuyến mại, lựa chọn kênh
phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá; v)
Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm
gia tăng giá trị của sản phẩm. Trong các hoạt động trên thì hậu cần đến và hậu
cần ra là các thành tố quan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, là yếu tố chính
tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho
công ty.
+ Các hoạt động bổ trợ gồm: i) Thu mua: Là việc thu mua nguyên vật liệu
đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty; ii) Phát triển công nghệ: Là

5

download by :


các bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc cơng nghệ được sử dụng trong tiến trình
hoặc thiết kế sản phẩm; iii) Quản trị nguồn nhân lực: Tuyển dụng, đào tạo, phát
triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên; iv) Cơ sở hạ tầng công ty.
Theo M.Porter có 2 phương cách hữu hiệu để nâng cao giá trị gia tăng cho
doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí và tạo ra sự khác biệt.
+ Tiết kiệm chi phí: M.Porter cho rằng có 10 chi phí tác động đến các hoạt
động của chuỗi giá trị: (i). Tăng hay giảm lợi ích kinh tế theo gia tăng quy mơ;
(ii). Sự học hỏi trong doanh nghiệp; (iii). Cơ cấu của mức sử dụng năng lực sản
xuất; (iv). Các mối liên kết xung quanh hoạt động của doanh nghiệp; (v). Sự
tương quan qua lại, các mối quan hệ bên trong, xung quanh các đơn vị kinh
doanh; (vi). Mức độ tích hợp; (vii). Lựa chọn thời điểm; (viii). Các chính sách
của doanh nghiệp; (ix). Vị trí địa lý; (x). Các yếu tố mang tính chất thể chế: quy

định của Nhà nước, thuế …
Một cơng ty có được lợi thế chi phí bằng cách kiểm soát các đơn vị kinh
doanh tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Lợi thế chi phí cũng có thể được
thực hiện thơng qua việc cấu hình lại chuỗi giá trị. Cấu hình lại có nghĩa là thay
đổi cơ cấu sản xuất như một quy trình mới, các kênh phân phối mới, hoặc bán
hàng thông qua phương thức mới.
+ Sự khác biệt (sự độc nhất): Một lợi thế khác biệt có thể phát sinh từ bất
kỳ tại phần nào của chuỗi giá trị. Ví dụ hoạt động mua sắm các đầu vào là duy
nhất và không phổ biến rộng rãi đến đối thủ cạnh tranh có thể tạo ra sự khác biệt.
Sự khác biệt bắt nguồn từ tính độc đáo. Một lợi thế khác biệt có thể đạt được
bằng cách thay đổi hoạt động của chuỗi giá trị để tăng tính độc đáo trong sản
phẩm cuối cùng hoặc bằng cách cấu hình lại các chuỗi giá trị. Theo M.Porter có
10 yếu tố tác động đến sự độc nhất: i) Lựa chọn chính sách cho doanh nghiệp; ii).
Các liên kết xung quanh các hoạt động; (iii). Lựa chọn thời điểm; iv). Vị trí; v).
Sự tương quan qua lại; vi). Sự học hỏi; vii). Sự tích hợp; ix). Quy mơ (Với quy
mơ lớn, có thể thực hiện được các cách thức độc nhất mà quy mô nhỏ không thể
làm được); x). Các yếu tố mang tính thể chế.
Tuy nhiên, sự khác biệt thường dẫn đến chi phí cao hơn, địi hỏi phải có
sự tính tốn, cân bằng giữa chi phí và sự khác biệt. Có một số cách mà trong đó
doanh nghiệp có thể cấu hình lại chuỗi giá trị của nó để tạo ra tính độc đáo: Ứng
dụng cơng nghệ mới, sử dụng các kênh phân phối mới … Nhưng trên hết, doanh

6

download by :


nghiệp cần phải sáng tạo để phát triển một chuỗi giá trị mới phù hợp với ngành
nghề lĩnh vực kinh doanh, làm tăng sự khác biệt của sản phẩm.
M. Porter cho rằng công ty tốt nhất phụ thuộc vào nhu cầu mà cơng ty cố

gắng đáp ứng, trong khi đó nhu cầu thì rất khác nhau. Ví dụ chẳng có cái xe nào
tốt nhất cả, mà tất cả phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, phụ thuộc vào số
tiền khách hàng muốn chi trả, vào sự sử dụng chiếc xe khách hàng sẽ sở hữu. Tất
cả phụ thuộc vào nhu cầu nào mà công ty cố gắng đáp ứng được. Do đó, khi tính
đến chiến lược, khơng thể nghĩ đến việc mình trở thành người tốt nhất, mà phải
nghĩ làm sao mình trở thành độc nhất (unique). Làm sao tạo nên giá trị độc đáo,
đem lại cho khách hàng của mình, dù là trong bất kỳ lĩnh vực nào. Đồng thời, M.
Porter cũng cho rằng, sai lầm tồi tệ nhất trong chiến lược là tham gia vào cuộc
cạnh tranh về cùng một sản phẩm giống nhau. Điều đó sẽ khó đem lại thành
cơng, với bất kỳ ai, và nó cũng khơng tốt cho khách hàng vì họ khơng có sự lựa
chọn nào khác. Nói cách khác, chiến lược có thể đem lại thành công là phải đem
lại sự lựa chọn khác cho khách hàng, giúp mang lại vị trí độc quyền của công ty.
Lý thuyết về chuỗi giá trị của M.Porter chủ yếu dùng để phân tích khả
năng cạnh tranh của một công ty. Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị
được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm
ra các nguồn lợi thế cạnh tranh của mình. M.Porter lập luận rằng, các nguồn lợi
thế cạnh tranh khơng thể tìm ra nếu nhìn vào cơng ty như một tổng thể. Một công
ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế
cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) hoạt động đó. Trong khung phân tích của
M.Porter, khái niệm chuỗi giá trị khơng trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất.
Theo M.Porter, tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy
trình sản xuất. Do vậy, trong khung phân tích của M. Porter, khái niệm chuỗi giá
trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các
quyết định quản lý và chiến lược điều hành.
Lý thuyết của M.Porter có thể vận dụng nghiên cứu các giải pháp nâng
cao giá trị gia tăng đối với một sản phẩm nào đó trong kinh tế hộ. Tuy nhiên,
kinh tế hộ do quy mô nhỏ bé nên ít có lợi thế kinh tế nhờ quy mơ và cũng yếu thế
trong việc phát triển công nghệ để tạo ra sự khác biệt.
Như vậy, chuỗi giá trị được hiểu đầy đủ như sau:


7

download by :


Theo nghĩa hẹp:
p: chu
chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động
ng thực
th hiện trong
một công ty để sản xuấất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt độộng này gồm: giai
đoạn xây dựng
ng khái ni
niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầuu vào, sản
s xuất, tiếp
thị và phân phối, thựcc hi
hiện các dịch vụ hậu mãi… Tất cả nhữ
ững hoạt động này
tạo thành một "chuỗi"
i" kkết nối người sản xuất với ngườii tiêu dùng. Mặt
M khác, mỗi
hoạt động lại bổ sung giá tr
trị cho thành phẩm cuối cùng.
Theo nghĩa rộng:
ng: chu
chuỗi giá trị là một phức hợp những
ng hoạt
ho động do nhiều
ngườii tham gia khác nhau th
thực hiện (người sản xuất sơ cấp,

p, người
ngư chế biến,
thương nhân, ngườii cung ccấp dịch vụ...) để biến nguyên liệuu thô thành thành
phẩm để bán lẻ. Chuỗỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuấất nguyên liệu thô
và chuyển dịch
ch theo các m
mối liên kết với các doanh nghiệpp khác trong kinh
doanh, lắp ráp, chế biếến.

Sơ đồ 2.
2.1. Các tác nhân trong chuỗi giá trị
Nguồn: Micheal Porter (1985)

Cách tiếp cậnn theo ngh
nghĩa rộng
ng không xem xét các hoạt
ho động do một
doanh nghiệp duy nhấất tiến hành, mà nó xem xét cả các mốii liên kết
k ngược và
xuôi cho đếnn khi nguyên li
liệu thô được sản xuất ra thành phẩẩm và kết nối với
người tiêu dùng cuốii cùng. Khái ni
niệm này bao hàm cả các vấnn đề
đ về tổ chức và
điều phối, các chiếnn lư
lược và quan hệ quyền lực của những
ng người
ngư tham gia khác
nhau trong chuỗi.


8

download by :


Chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị, vô cùng quan trọng
đối với các nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội và mơi trường
trong phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập hoặc sự hình thành các chuỗi giá trị có
thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, đất đai, có thể làm
thối hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ơ nhiễm. Thêm vào đó, sự phát
triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu
chuẩn truyền thống, ví dụ như do quan hệ quyền lực giữa các hộ hoặc cộng đồng
thay đổi, hoặc những nhóm dân cư nghèo nhất hoặc dễ bị tổn thương chịu tác
động tiêu cực từ hoạt động của những người tham gia chuỗi giá trị. Những mối
quan ngại này cũng có liên quan nhiều đến các chuỗi giá trị nơng nghiệp vì các
chuỗi giá trị nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng các nguồn tài
nguyên. Đồng thời, ngành nông nghiệp cịn có đặc thù bởi sự phổ biến các tiêu
chuẩn xã hội truyền thống. Cuối cùng là do tỷ lệ người nghèo trong ngành nơng
nghiệp cao, khung phân tích chuỗi giá trị có thể áp dụng để rút ra kết luận về sự
tham gia của người nghèo và các tác động tiềm tàng của sự phát triển chuỗi giá
trị đến giảm nghèo.
Xuất khẩu trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch
vụ cho nước ngồi, trong cách tính tốn cán cân thanh tốn quốc tế theo Qũy tiền
tệ quốc tế (IMF) là việc bán hàng hóa cho nước ngồi.
+ Gạo xuất khẩu là gạo được sản xuất phục vụ mục đích xuất khẩu đi các
thị trường khác, gạo xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp có giấy xuất khẩu
theo nghị định 109/2010/NĐ-CP, qua khai báo Hải quan và Hiệp hội lương thực
Việt Nam (VFA). Các doanh nghiệp nhập khẩu phải có đủ điều kiện nhập khẩu
và khai báo Hải quan nước nhập khẩu.
+ Gạo nội địa làm gạo được sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa

trong nước. Gạo nội địa thường có giá thành cao hơn so với gạo xuất khẩu, yêu
cầu về chất lượng cao hơn gạo xuất khẩu để thích hợp với thị yếu của người
tiêu dùng.
Chuỗi giá trị gạo xuất khẩu là tất cả những hoạt động của tác thân nhân
tham gia vào việc xuất khẩu gạo (người sản xuất, thương lái gạo xuất khẩu, nhà
máy chế biến, nhà kho cung ứng, doanh nghiệp xuất khẩu) để biến lúa sản xuất
hàng hóa từ người sản xuất qua xay xát, chế biến để thành gạo thành phẩm xuất
khẩu gạo đi các thị trường khác.

9

download by :


2.1.2. Đặc điểm của các tác nhân trong chuỗi giá trị gạo xuất khẩu
+ Người sản xuất: Là tác nhân nằm ở đầu chuỗi đóng vai trị quan trọng
trong việc sản xuất và cung ứng sản phẩm nhưng cũng là tác nhân dễ bị tổn
thương nhất trong chuỗi. Họ phải phụ thuộc vào các điều kiện sản xuất tự nhiên,
chi phí sản xuất cao (giá vật tư đầu vào tăng, lạm phát,...), thiếu vốn đầu tư, trình
độ học vấn thấp gây hạn chế trong việc tiếp thu các tiến bộ KH-KT hay tiếp cận
thơng tin, hầu như khơng có quyền mặc cả trong việc bán sản phẩm của mình.
Khơng những thế, do không đủ vốn sản xuất, họ phải mua vật tư theo hình thức
trả sau và phải bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch để có tiền trả các khoản mua
chịu vật tư. Người sản xuất cũng là đối tượng chịu tác động chính của việc biến
động giá sản phẩm do giá thu mua lúa của thương lái được tính tốn từ giá thu
mua gạo của các doanh nghiệp nên khi giá xuất khẩu tăng hay giảm thì người
người sản xuất cũng khơng có quyền mặc cả.
+ Thương lái: Là tác nhân đóng vai trị thu gom trong chuỗi, thu mua lúa
từ người sản xuất, xay xát và bán gạo cho các công ty trung gian hay công ty xuất
khẩu trực tiếp.

Một số đặc điểm của thương lái:
Thứ nhất: Thương lái nắm vai trị là một mắt xích quan trọng trong hệ
thống thu mua, tiêu thụphần lớn lúa hàng hóa cho người sản xuất. Thương lái thu
mua lúa hàng hóa từ người sản xuất sau đó bán gạo cho nhà máy xay xát, doanh
nghiệp cung ứng và xuất khẩu. Doanh nghiệp, nhà máy xay xát, nhà kho không
thể có đủ nhân lực, khơng thể có đủ phương tiện để luồn lách vào vùng sâu, vùng
xa để thu mua lúa từ người sản xuất.
Thứ hai: Thương lái lúa gạo là những người có nhiều kinh nghiệm được
tích lũy trong quá trình thu gom, cung ứng nhiều năm. Bằng mắt thường, thương
lái có thể biết được chất lượng lúa gạo nguyên liệu, độ ẩm, tỷ lệ thu hồi, thời
điểm thu hoạch từ đó cung ứng được đúng chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp
yêu cầu. Thương lái còn nắm vai trị quan trọng khác là cung cấp những thơng tin
nhanh nhất về thay đổi giá nông sản, nhu cầu của thị trường chongười sản xuất
nhất là những người sản xuất ở vùng sâu, vùng xa cũng như phản hồi lại các
thông tin từ người sản xuất, vụ mùa sản xuất, chất lượng lúa gạo, chủng loại tới
doanh nghiệp.
Thứ ba: Thương lái lúa gạo có mối quan hệ gắn chặt với người sản xuất và
các doanh nghiệp. Mối quan hệ được dựa trên sự uy tín, tín nhiệm từ nhiều năm

10

download by :


liên kết và giao dịch. Với người sản xuất, thương lái là kênh tiêu thụ sản phẩm
quan trọngvào thời điểm thu hoạch, cơ động, linh hoạt và mềm dẻo trong việc
xác định giá cả và phương thức thanh toán cũng như phương thức hỗ trợ người
sản xuất. Thương lái thường thu mua lúa tại đồng và đảm nhận khâu sấy và xay
xát qua các cơ sở gia công nên giảm bớt được công sức lao động cho người sản
xuất. Trong khi đó, về phía doanh nghiệp, thương lái là nguồn cung cấp nguyên

liệu nhanh chóng và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Thứ tư: Thương lái lúa gạo thường khơng có nhà kho dự trữ, vốn ít, cơng
suất tàu ghe thấp, phương pháp bảo quản cịn hạn chế. Đội ngũ thương lái phần
lớn có từ 1-2 tàu ghe, cơng suất nhỏ. Lượng vốn ít nên trong nhiều trường hợp
thương lái thường bị nhà kho ép giá trong các thời điểm thu hoạch rộ, thương lái
bắt buộc phải thanh toán cho người sản xuất trồng lúa do đã đặt cọc trước đó nên
chấp nhận bán ở mức giá thấp. Cơ sở vật chất không đảm bảo ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng lúa gạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Trong nhiều thời
điểm, thương lái phải chấp nhận giao dịch với giá thấp do chất lượng lúa gạo
giảm khi trữ lại.
+ Nhà máy: Các cơ sở này chủ yếu có vai trị gia cơng sấy lúa hay xay xát
lúa cho thương lái trước khi họ bán cho nhà kho hoặc doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiện nay, nhà máy đều có hệ thống xay xát, đánh bóng có nhiều lợi thế hơn nhà
kho do hạn chế chi phí về vận chuyển, quy trình khép kín nên xu hướng thương
lái bán gạo và phụ phẩm cho nhà máy nhiều, nhà máy cung cấp gạo trực tiếp cho
các công ty xuất khẩu.
+ Nhà kho: Các cơ sở này chủ yếu có vai trò cung ứng lại cho doanh
nghiệp xuất khẩu với khối lượng lớn, nhà kho thường mua gạo nguyên liệu trực
tiếp từ thương lái hoặc gạo thành phẩm trắng từ nhà máy, có kho chứa lớn, trữ lại
trong thời điểm thu hoạch giá thấp.
+ Doanh nghiệp xuất khẩu: Thu mua gạo từ thương lái hoặc các công ty
trung gian và xuất khẩu gạo theo các hợp đồng tập trung hay tự do. Địa bàn tỉnh
Đồng Tháp có 16 doanh nghiệp (Trong tỉnh: 06 doanh nghiệp, ngoài tỉnh 10
doanh nghiệp) được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh xuất khẩu gạo có thời hạn 05 năm; tích lượng kho của 16 DN: lúa 199.800
tấn/339.500 tấn; gạo 280.811 tấn/284.811 tấn tồn tỉnh. Các doanh nghiệp này có
liên kết tốt với thương lái và các công ty trung gian nhưng họ khơng đóng góp

11


download by :


×