Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu ứng dụng điện toán đám mây cho quản lý hoạt động và điều hành mang viễn thông của VNPT hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.47 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


VŨ TRÍ CƯỜNG


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
CHO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐIỀU HÀNH
MẠNG VIỄN THÔNG CỦA VNPT HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
MÃ SỐ: 60.52.70


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


HÀ NỘI – NĂM 2012

Luận văn được hoàn thành tại:
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Nhật Thăng

Phản biện 1: ……………………………………………………
……………………………………………………

Phản biện 2: ……………………………………………………
……………………………………………………



Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tại Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
MỞ ĐẦU
Trên thực tế hiện nay, đối với các doanh nghiệp nói chung, việc tổ
chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, việc quản lý các dữ liệu của
riêng doanh nghiệp cũng như dữ liệu về khách hàng và đối tác là một
trong những ưu tiên hàng đầu, vì vậy các doanh nghiệp đều không tiếc
chi phí và thời gian để đầu tư cho việc này. Để có thể quản lý được
nguồn dữ liệu đó, ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tư, tính toán rất
nhiều loại chi phí như chi phí cho phần cứng, phần mềm, mạng, chi phí
cho quản trị viên, chi phí bảo trì, sửa chữa, … Ngoài ra họ còn phải tính
toán khả năng mở rộng, nâng cấp thiết bị và kiểm soát việc bảo mật dữ
liệu cũng như tính sẵn sàng cao của dữ liệu.
Theo xu hướng của ngành công nghệ thông tin trên thế giới, điện
toán đám mây đang được tìm hiểu, phát triển và được coi là giải pháp
mang tính đột phá cho vấn đề này. Một số doanh nghiệp và tổ chức đã và
đang tiếp cận sử dụng công nghệ điện toán đám mây đã chứng minh
được việc sẽ giảm thiểu được tất cả các chi phí liên quan đến đầu tư ban
đầu, chi phí duy trì hệ thống các thiết bị thông tin của đơn vị mình, tiết
kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong mọi hoạt động của mình. Chính vì
vậy điện toán đám mây hiện đang rất được nhiều đơn vị tổ chức quan
tâm ứng dụng, phát triển sử dụng và đã chứng minh được những hiệu quả
đáng kể so với công nghệ thông tin và truyền thông - ICT (Information
Communication Technology) truyền thống, mang lại lợi ích không nhỏ
khi áp dụng.

Hiện đã có rất nhiều tổ chức nổi tiếng về công nghệ thông tin - IT
(Information Technology) trên thế giới nghiên cứu, phát triển và cung
cấp các dịch vụ dựa trên nền điện toán đám mây và đã chứng minh được
các lợi ích không nhỏ của công nghệ này. Tuy nhiên, với mục đích tiếp
cận điện toán đám mây để hiểu được nó một cách hết sức cơ bản và góp
phần vào chính hoạt động thực tiễn của VNPT Hà Nội, luận văn này chỉ
dừng lại ở mức độ tìm hiểu các khái niệm cơ bản, kiến trúc chung của hệ
thống cơ sở hạ tầng điện toán đám mây nói chung, và qua đó đề xuất
hướng áp dụng một phần vào công tác quản lý hoạt động và điều hành
mạng viễn thông của VNPT Hà Nội nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao
hiệu quả sử dụng hạ tầng mạng viễn thông, phục vụ ngày càng tốt hơn
cho những yêu cầu dịch vụ mới của khách hàng…
Luận văn này được chia thành 03 chương chính:
Chương 1: Tìm hiểu tổng quan về điện toán đám mây. Trong phần
này, luận văn tập trung tìm hiểu về kiến trúc, mô hình chung của điện
toán đám mây, tìm hiểu một số sản phẩm ứng dụng công nghệ này và
đang được rất nhiều người sử dụng, qua đó thấy được các lợi ích mà nó
mang lại so với công nghệ ICT truyền thống.
Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động của VNPT Hà Nội.
Phần này nêu lên các đặc thù trong hoạt động của VNPT Hà Nội, cách
thức quản lý hoạt động hiện tại của các đơn vị nội bộ, các thuận lợi và
khó khăn nếu định ứng dụng điện toán đám mây vào chính hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình
Chương 3: Đề xuất giải pháp xây dựng một hệ thống quản lý các
hoạt động của VNPT Hà Nội ứng dụng điện toán đám mây để có thể tiết
kiệm chi phí và thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

1.1 Điện toán đám mây - Cơ hội và thách thức
Điện toán đám mây là một mô hình điện toán phân tán chứa các sức
mạnh tính toán, kho lưu trữ, các nền tảng (platform) và các dịch vụ được
trực quan, ảo hóa và co giãn linh động, sẽ được phân phối theo nhu cầu
cho người dùng thông qua Internet. Người dùng không cần tới những
kiến thức chuyên môn để quản lý hạ tầng công nghệ này bởi phần việc
đó là dành cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Hình 1.1: Điện toán đám mây - nguồn điện toán khổng lồ

Với mô hình như trên, điện toán đám mây đang mở ra nhiều cơ hội
mới cho các doanh nghiệp. Nhưng kèm theo đó là những thách thức mà
các nhà quản lý phải nắm rõ để vận hành hệ thống được trơn tru.
Ngoài ra sẽ luôn có những thách thức trong việc quản lý một môi
trường có độ ảo hóa cao và những tác động của chúng tới kiến trúc
mạng. Ngoài ra, do môi trường dùng chung cơ sở dữ liệu - CSDL nên
việc bảo mật cũng là một thách thức lớn khi sử dụng công nghệ điện toán
đám mây.

1.2 Kiến trúc điện toán đám mây
Điện toán đám mây được chia thành 3 lớp chính:
- Lớp tài nguyên (Resource) là lớp cơ sở hạ tầng.
- Lớp nền tảng (Platform)
- Lớp ứng dụng (Aplification)

Hình 1.5: Kiến trúc của điện toán đám mây

1.3 Các lợi ích mà Điện toán đám mây mang lại
- Giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu
- Triển khai áp dụng nhanh hơn và linh hoạt trong việc mở rộng

phạm vi ứng dụng. Truy cập dữ liệu và thông tin nhanh và hiệu quả hơn
- Doanh nghiệp có thể hỗ trợ mô hình làm việc tại nhà thay vì phải
đến cơ quan. Giảm bớt mức độ phụ thuộc vào đội ngũ IT nội bộ.
- Chuẩn hóa, tự động hóa quy trình làm việc. Dễ cập nhật nâng cấp
1.4 Các xu hướng phát triển của Điện toán đám mây
Sự phát triển của đám mây di động (mobile cloud): Do nhu cầu lưu
trữ thông tin trên đám mây và khả năng truy cập bất cứ khi nào họ cần để
phòng khi mất điện thoại có thể lấy lại thông tin đã được tự động sao lưu
lên đám mây và người sử dụng có thể xóa dữ liệu từ xa để tránh tình
trạng dữ liệu bí mật, riêng tư rơi vào tay kẻ xấu.
Sự nở rộ của đám mây lai (hybrid cloud): Đám mây lai là sự giao
thoa của hai hay nhiều mô hình đám mây, như như kết hợp giữa Public
Cloud và Private Cloud. Điều này sẽ giúp khai thác những điểm mạnh
nhất của từng mô hình, mang đến khả năng bảo vệ dữ liệu an toàn hơn,
nhưng cũng linh động và gần gũi hơn với người sử dụng.
Sự tiến hóa của bảo mật đám mây: Bảo mật luôn là đề tài nóng và
là một trong những nguyên nhân chính khiến các tổ chức có liên quan
đến các dữ liệu nhạy cảm lưỡng lự trong việc đón nhận. Họ lo ngại
hacker tìm cách xâm nhập vào kho thông tin nằm trên đám mây, do đó
việc liên tục tạo ra những phương pháp bảo mật kiểu mới, an toàn và
hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của các chuyên gia phát triển.
Cuộc cách mạng môi trường làm việc di động: Cloud được cho là
đang tạo ra con đường gửi và lưu trưc thông tin nhanh chóng và thông
suốt hơn bao giờ hết. Với khả năng truy cập và làm việc từ xa, công việc
sẽ được giải quyết dễ dàng hơn mà không bị ngắt quãng.
SaaS sẽ mở rộng thành dịch vụ IT (ITaaS): ITaaS sẽ trở thành một
dịch vụ trong doanh nghiệp. Các chuyên gia phát triển sẽ sử dụng một
nền tảng tự phục vụ (a self-service platform) để cung cấp và triển khai
ứng dụng thay vì phải thông qua một quá trình thủ công tốn kém.


1.5 Kết luận chương 1
Điện toán đám mây hiểu một cách đơn giản là một công nghệ mà
người sử dụng không cần đầu tư nhiều các thiết bị mạng phần cứng đắt
tiền, không phải bảo dưỡng phần cứng cũng như không cần hiểu biết sâu
về thiết bị cũng như cách cài đặt sử dụng các phần mềm, mà đơn giản họ
chỉ cần một thiết bị đầu cuối có cài đặt phần mềm dịch vụ điện toán đám
mây và kết nối internet là họ có thể sử dụng bất cứ dịch vụ nào của nhà
cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và chỉ phải trả phí cho các tài
nguyên họ sử dụng. Điều này khẳng định được những lợi ích không nhỏ
khi sử dụng điện toán đám mây và qua đó có thể thấy được sự phát triển
tất yếu của Điện toán đám mây trong tương lai.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠI VNPT HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về VNPT Hà Nội
Viễn thông Hà Nội - đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 652/ QĐ-
TCCB/ HĐQT ngày 06-12-2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực
tiếp trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình.
Nhiệm vụ chủ yếu của Viễn thông Hà Nội là:
 Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo
dưỡng, sửa chữa mạng Viễn thông trên địa bàn Hà Nội.
 Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ Viễn
thông - Công nghệ Thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị Viễn thông
- Công nghệ Thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn
vị và nhu cầu của khách hàng.
 Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình Viễn
thông - Công nghệ Thông tin.
 Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông.

 Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy
Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên.
2.1 Đặc thù trong quản lý và điều hành viễn thông của VNPT Hà Nội
- Các đơn vị trực thuộc VNPT Hà Nội nằm rải rác tại các vị trí địa
lý khác nhau trên địa bàn Thành Phố Hà Nội.
- Các loại hình dịch vụ khác nhau được giao cho các đơn vị khác
nhau quản lý.

2.2 Nhưng khó khăn, bất cập trong công tác quản lý hoạt động và
điều hành mạng của VNPT Hà Nội.
- Lãng phí thời gian và công sức cho việc họp hành, in ấn, báo cáo,
chuyển phát công văn giấy tờ…
- Dữ liệu không được quản lý tập trung nên mất thời gian khi cần
tổng hợp số liệu.
- Chưa có một chương trình quản lý chung để người quản lý có thể
ngồi một chỗ theo dõi toàn bộ diễn biến công việc.
- Chưa có giải pháp quản lý tổng thể.
- Chi phí đầu tư mua phần cứng và phần mềm lớn, ngoài ra mất
nhiều chi phí để duy trì và nâng cấp.
2.3 Thuận lợi của VNPT Hà Nội khi sử dụng điện toán đám mây
VNPT Hà Nội hiện đang có sẵn các đường mạng kết nối nội bộ tốc
độ cao đến từng đơn vị trực thuộc, từng bộ phận phòng ban.
Có đội ngũ cán bộ quản lý tại các đơn vị với trình độ chuyên môn
và kinh nghiệm năng lực tốt, am hiểu về kỹ thuật và nhiều kinh nghiệm
trong việc triển khai mạng.
2.4 Kết luận chương 2
Chương 2 nêu lên những đặc điểm chung và những yếu tố đặc thù
của VNPT Hà Nội, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động, phân tích
các thuận lợi và những khó khăn của VNPT Hà Nội nếu áp dụng một
chương trình quản lý ứng dụng điện toán đám mây.

Với những tồn tại và những vấn đề chưa được tối ưu trong hoạt
động hiện tại, cùng với những điều kiện thuận lợi hiện có như vừa phân
tích ở trên, thì VNPT Hà Nội hoàn toàn có khả năng xây dựng một hệ
thống quản lý các hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh của mình dựa
trên công nghệ điện toán đám mây, quản lý tập trung trên nền Internet.
Từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm
chi phí.
CHƯƠNG 3.
ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CHO QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG CỦA VNPT HÀ NỘI
3.1 Các yêu cầu về hệ thống
Yêu cầu về tính năng
Hệ thống hoạt động trên giao diện đồ họa hiện đại, thân thiện và
phù hợp với quy trình nghiệp vụ. Người sử dụng có thể sử dụng các trình
duyệt web phổ biến như IE, FireFox, Chrome để truy cập hệ thống. Bên
cạnh đó hệ thống cho phép truy cập dữ liệu thời gian thực.
Hệ thống phải sử dụng một số giải pháp an toàn bảo mật để chống
tấn công, chống truy cập trái phép dữ liệu.
Để đáp ứng nhu cầu mở rộng hệ thống đến các bộ phận cấp nhỏ hơn
của VNPT Hà Nội (các Đại lý, Bưu cục, các Phòng ban khác thuộc các
công ty trực thuộc) thì việc nâng cấp hệ thống là một yêu cầu rất cần
thiết. Vì vậy hệ thống cần được thiết kế sao cho phần giao diện và phần
xử lý thông tin nghiệp vụ được tách rời, mô hình kiến trúc cần được phân
thành các tầng, các lớp riêng biệt để việc mở rộng thêm server mới cho
hệ thống là một việc có thể thực hiện đơn giản.
Hệ thống đáp ứng được các vấn đề thường xuyên, các thao tác
nghiệp vụ đặc thù của VNPT Hà Nội như:
+ Quản lý hoạt động văn phòng (Quản lý các file số liệu, quản lý
nhiệm vụ, báo cáo), quản lý nhân sự, tài sản, tài chính kế toán
+ Xử lý các yêu cầu lắp đặt dịch vụ viễn thông của khách hàng

+ Quản lý mạng cáp, cống bể
+ Quản lý việc điều hành xử lý sự cố, hỗ trợ khách hàng (gián tiếp,
trực tiếp) và xử lý khiếu nại.
+ Quản lý kinh doanh và quan hệ khách hàng

Yêu cầu về hệ điều hành và cơ sở dữ liệu
Hệ thống đề xuất xây dựng sao cho có khả năng vận hành tốt trên
các hệ điều hành và hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như:
- Hệ điều hành: Windows hoặc Linux.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Oracle.

Yêu cầu về kiến trúc
Hệ thống cần được thiết kế theo mô hình kiến trúc module hoá
thành các thành phần phân tán và hoạt động độc lập với nhau.










Hình 3.1: Kiến trúc logic của hệ thống quản lý

Giao diện dành cho người quản lý phải có bố cục khoa học và thân
thiện, dễ dàng cho việc quản lý thông tin.
Xử lý nghiệp vụ: xử lý toàn bộ nghiệp vụ của hệ thống bao gồm các
hoạt động quản trị người dùng, phân quyền, quản lý tài liệu, quản lý lịch

công tác, báo cáo, giám sát và lập kế hoạch sử dụng phương tiện đi lại…
và giám sát các hoạt động của đơn vị sản xuất.
Yêu cầu về kết nối và các máy chủ
Với lưu lượng truy cập lớn (đáp ứng nhiều giao dịch cùng lúc) hệ
thống đòi hỏi phải có 1 băng thông kết nối nội bộ đủ lớn. Với mạng LAN
nội bộ của VNPT Hà Nội hiện tại thì hoàn toàn có thể đáp ứng được cho
sự hoạt động của hệ thống yêu cầu.
Hệ thống cần 2 loại máy chủ: các máy chủ Web Server và các máy
chủ cơ sở dữ liệu - Database. Mô hình triển khai của hệ thống máy chủ
được thể hiện ở hình sau:


Hình 3.3 Các máy chủ của hệ thống

Có thể tạo các máy chủ ảo dùng VMWare:

Hình 3.4 Sử dụng VMWare để tạo các máy chủ ảo
3.2 Đề xuất lựa chọn giải pháp công nghệ
Chọn mô hình hệ thống:

Hình 3.5: Mô hình chung của hệ thống quản lý

Yêu cầu tầng Model phải tạo được trang web ứng dụng kiểu kịch bản với
giao diện đồ hoạ:

Hình 3.6 Mô phỏng việc tạo trang ứng dụng Web kiểu kịch bản

Chọn nền tảng để triển khai hệ thống:

Hình 3.8: Nền tảng triển khai hệ thống


3.3 Đề xuất các tính năng của phần mềm
Để có thể đáp ứng được các yêu cầu về việc quản lý các hoạt động
của VNPT Hà Nội như đã nói ở phần trên, phần mềm của hệ thống mà
luận văn này đề xuất phải bao gồm tối thiểu các module chức năng sau:
- Quản lý tài liệu, văn bản
- Quản lý file số liệu cước
- Quản lý nhân sự
- Quản lý thông tin sự cố
- Quản lý các yêu cầu lắp đặt dịch vụ
- Quản lý thu cước
- Quản lý mạng cáp, cống bể
- Quản lý việc hỗ trợ khách hàng
- Quản lý kinh doanh và quan hệ khách hàng
- Các module chức năng mở rộng khác


3.4 Lợi ích thu được khi áp dụng Điện toán đám mây
Lợi ích về chi phí:
- Giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu:
+ Chi phí mua phần cứng, phần mềm.
+ Chi phí vận hành, nâng cấp hệ thống, chi phí hoạt động thường
xuyên khác.
+ Chi phí điện, điều hòa, đường truyền, không gian…. cho phòng
máy chủ, chi phí bảo trì nâng cấp phần mềm, nâng cấp phần cứng
+ Giảm các chi phí hoạt động thường xuyên khác do các hoạt động
chưa được tin học hóa như: in ấn, họp hành, chuyển phát,…
Lợi ích về thời gian:
- Truy cập dữ liệu và thông tin nhanh hơn, có thể hỗ trợ mô hình
làm việc tại nhà thay vì phải đến cơ quan.

- Triển khai áp dụng nhanh hơn và linh hoạt trong việc mở rộng
phạm vi ứng dụng. Dễ dàng sử dụng nên thời gian đào tạo hướng dẫn sử
dụng cho đội ngũ sử dụng ngắn hơn.
- Quy trình cập nhật và nâng cấp đơn giản, đồng thời có thể chuẩn
hóa và tự động hóa quy trình làm việc nên tiết kiệm được thời gian.
3.5 Kết luận chương 3
Có rất nhiều giải pháp để có thể triển khai một hệ thống quản lý các
hoạt động của một doanh nghiệp tuỳ theo tính chất, quy mô, tổ chức của
doanh nghiệp đó. Với những đặc thù trong hoạt động cũng như những
thuận lợi và khó khăn của VNPT Hà Nội đã phân tích ở chương 2,
chương này đã đề xuất một giải pháp xây dựng một hệ thống quản lý cho
các hoạt động của VNPT Hà Nội áp dụng công nghệ điện toán đám mây,
nêu ra các yêu cầu cụ thể của hệ thống cũng như lựa chọn các phương án
xây dựng phần mềm, phần cứng, các phương án bảo mật…. với hy vọng
nếu được triển khai thì hệ thống có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của VNPT Hà Nội.
KẾT LUẬN
Công nghệ Điện toán đám mây có thể nói là đã mở ra một kỷ
nguyên mới cho công nghệ thông tin và viễn thông. Với công nghệ ICT
trước đây, khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ về công nghệ viễn thông
ngày càng cao thì đòi hỏi các thiết bị phần cứng cũng phải nâng cấp và
bổ sung một cách tương ứng. Mặt khác do công nghệ chế tạo phần cứng
thay đổi từng ngày thì đòi hỏi sự nâng cấp các thiết bị ngày càng khắt
khe, đòi hỏi sự đầu tư rất lớn và chi phí duy trì hoạt động không nhỏ của
người sử dụng. Với công nghệ điện toán đám mây người sử dụng sẽ
không phải tốn nhiều chi phí đầu tư cho thiết bị phần cứng, mà vẫn có
khả năng sử dụng được các dịch vụ đa dạng. Nhà cung cấp dịch vụ tập
trung vào phát triển dịch vụ, các thiết bị phần cứng sẽ được tập trung ở
các khu vực hình thành các trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán lớn
nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cũng như tận dụng các tài

nguyên mạng, sử dụng tài nguyên phần cứng tốt hơn.
Vì những lý do đó, tuy vẫn còn khá nhiều thách thức đặt ra, nhưng
việc ứng dụng điện toán đám mây tại các doanh nghiệp Việt Nam đang
dần dần trở thành xu hướng tất yếu. Với một doanh nghiệp đi đầu trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông như VNPT nói chung và
VNPT Hà Nội nói riêng, việc áp dụng các công nghệ mới có ưu điểm
vượt trội, đang được coi là xu hướng phát triển tất yếu như điện toán đám
mây, là hoàn toàn cần thiết.
Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thông như
hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, nhân lực, thời
gian… và tiết kiệm chi phí là rất cần thiết cho VNPT Hà Nội. Ngoài ra,
việc đi theo đúng xu hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền
thông trên thế giới cũng là một trong những yếu tố làm nên thành công
của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, nếu có thể áp dụng điện toán
đám mây vào việc quản lý hoạt động của mình thì dù ít hay nhiều VNPT
Hà Nội cũng có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi
phí một cách đáng kể./

×