Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.7 KB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN HƯNG

NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT
TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ đế
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Văn Hưng

i

download by :


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn – Người thầy giáo đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ủy Ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, ban lãnh đạo các

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp & PTNT và những người dân địa phương đã cung
cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tơi trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài
tại địa bàn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên và khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Văn Hưng

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... ix
Danh mục hộp ...............................................................................................................x

Trích yếu luận văn ....................................................................................................... xi
Thesis Abstract ...........................................................................................................xiv
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết đề tài .........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3


1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3

1.5.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm thủy sản ...........................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan .........................................................................4

2.1.2.

Vai trò và đặc điểm của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.......9

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm thủy sản................................................................................................10

2.1.4.


Các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm thủy sản..........................................................................................14

2.2.

Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................16

iii

download by :


2.2.1.

Thực tiễn liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản ở một số quốc gia trên
thế giới ..........................................................................................................16

2.2.2.

Thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam.............18

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Ninh Bình ..............................................20

2.2.4.

Các nghiên cứu có liên quan ..........................................................................21

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................23

3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình ..........................................23

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................23

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ...............................................................................25

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................30

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..............................................................30

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................31

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin ..........................................................................32

3.2.4.


Phương pháp phân tích ..................................................................................33

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................33

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................35
4.1.

Thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình .....................................................................................................35

4.1.1.

Thực trạng sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ..............................35

4.1.2.

Thực trạng tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ................37

4.2.

Thực trạng các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ...............................................................................40

4.2.1.

Thực trạng các hình thức liên kết trong cung ứng đầu vào cho quá trình
sản xuất .........................................................................................................40


4.2.2.

Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở tỉnh Ninh Bình ...........................54

4.2.3.

Lợi ích của các tác nhân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
thủy sản ở tỉnh Ninh Bình ..............................................................................58

4.2.4.

Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển các hình thức liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở tỉnh Ninh Bình................................63

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các mơ hình liên kết trong sản xuất –
tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ..................................65

4.3.1.

Yếu tố chủ quan .............................................................................................66

iv

download by :


4.3.2.


Yếu tố khách quan .........................................................................................72

4.4.

Giải pháp phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ....................................................73

4.4.1.

Định hướng phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phầm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ....................................................73

4.4.2.

Giải pháp phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ....................................................74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................86
5.1

Kết luận .........................................................................................................86

5.2

Kiến nghị .......................................................................................................87

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................88
Phụ lục ......................................................................................................................90

v


download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính

DN

Doanh nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng

QĐ-UBND


Quyết định của Ủy ban nhân dân

SL

Số lượng

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

GDP và tốc độ tăng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn
2013 – 2015 ở tỉnh Ninh Bình .................................................................26

Bảng 3.2.

Cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế .27

Bảng 3.3.

Kết quả kinh doanh du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 – 2015.............27


Bảng 3.4.

Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2013 2015 (tính theo giá thực tế)......................................................................29

Bảng 3.5.

Dân số phân theo giới tính và khu vực của tỉnh Ninh Bình trong giai
đoạn 2013 – 2015 ....................................................................................30

Bảng 4.1.

Biến động diện tích, sản lượng ni trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình ...............................................................................................35

Bảng 4.2.

Sản lượng ni trồng thủy sản phân theo các huyện, thành phố trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình ..................................................................................36

Bảng 4.3.

Tình hình liên kết cung ứng giống cho ni trồng thủy sản ở Ninh Bình ....42

Bảng 4.4.

Tình hình liên kết cung ứng vốn trong ni trồng thủy sản tỉnh Ninh Bình .....44

Bảng 4.5.

Tình hình liên kết trong cung ứng thức ăn nuôi trồng thủy sản ở tỉnh

Ninh Bình ...............................................................................................46

Bảng 4.6.

Tình hình liên kết ngang trong chuyển giao kỹ thuật ni trồng thủy
sản ở Ninh Bình ......................................................................................50

Bảng 4.7.

Tình hình liên kết dọc trong chuyển giao kỹ thuật ni trồng thủy sản ở
Ninh Bình ...............................................................................................51

Bảng 4.8.

Tình hình liên trong cung ứng lao động phục vụ nuôi trồng thủy sản ở
Ninh Bình ...............................................................................................54

Bảng 4.9.

Tình hình liên kết ngang trong tiêu thụ sản phẩm ni trồng thủy sản ở
Ninh Bình ...............................................................................................56

Bảng 4.10. Tình hình liên kết dọc trong tiêu thụ sản phẩm ni trồng thủy sản ở
Ninh Bình ...............................................................................................58
Bảng 4.11. So sánh kết quả sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản nước ngọt (tính
bình qn trên 1ha ni cá trắm đen) .......................................................59
Bảng 4.12. So sánh kết quả sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ
(tính bình qn trên 1ha ni tơm)...........................................................60

vii


download by :


Bảng 4.13. Đánh giá của hộ liên kết về hiệu quả trước và sau khi tham gia liên kết ...61
Bảng 4.14. Phân tích lợi ích trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản đối với
nhóm hộ liên kết và nhóm hộ khơng liên kết ...........................................62
Bảng 4.15.

Đánh giá của doanh nghiệp và người thu gom có liên kết và không liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở tỉnh Ninh Bình ....................63

Bảng 4.16. Thuận lợi, khó khăn trong trong hoạt động của hộ ...................................64
Bảng 4.17. Thông tin chung về người sản xuất ..........................................................67
Bảng 4.18. Điều kiện sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản ...................................67
Bảng 4.19. Thông tin về doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm
thủy sản...................................................................................................70
Bảng 4.20. Thông tin chung về hộ thu gom ...............................................................71

viii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phân phối sản phẩm ............................................................................8
Sơ đồ 2.2. Các dạng kênh phân phối sản phẩm ..............................................................8
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.........................39
Sơ đồ 4.2. Các tác nhân tham gia liên kết trong cung ứng giống ni trồng thủy sản
tỉnh Ninh Bình ...........................................................................................40

Sơ đồ 4.3. Các tác nhân tham gia liên kết cung ứng vốn cho ni trồng thủy sản ở
tỉnh Ninh Bình ...........................................................................................43
Sơ đồ 4.4. Các tác nhân tham gia liên kết cung ứng thức ăn trong ni trồng thủy
sản ở tỉnh Ninh Bình ..................................................................................45
Sơ đồ 4.5. Các tác nhân tham gia liên kết trong chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng
thủy sản ở Ninh Bình .................................................................................49
Sơ đồ 4.6. Liên kết giữa hộ với hộ trong cung ứng lao động phục vụ NTTS ở
Ninh Bình .................................................................................................53
Sơ đồ 4.7. Các tác nhân tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm ni trồng thủy sản
Ninh Bình ..................................................................................................55

ix

download by :


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Tâm lý nông dân mất mùa liên tiếp nên chán nản ........................................48
Hộp 4.2. Tăng số lượng hợp đồng được ký kết...........................................................69
Hộp 4.3. Đầu tư nuôi trồng thủy sản lãi hơn nhiều so với cấy lúa ...............................73

x

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài:
“Nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.

Họ tên: TRẦN VĂN HƯNG
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN TUẤN SƠN
Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2015 - 5/2016
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thơng qua nghiên cứu các hình thức liên kết
trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh, đề xuất hệ thống giải pháp
phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở tỉnh Ninh
Bình thời gian tới.
Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu là điều tra
chọn mẫu tại 2 huyện có tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản phát triển mạnh là
huyện Kim Sơn và huyện Gia Viễn; phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để so
sánh việc thực hiện liên kết, kết quả sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thủy sản của các tác nhân
nghiên cứu, so sánh lợi ích/ chi phí mà các tác nhân nhận được và bỏ ra khi tham gia quá trình
liên kết; Từ đó thấy được những mặt đạt được, chưa được và nguyên nhân của nó làm cơ sở
đề xuất giải pháp phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản
ở tỉnh Ninh Bình.
Những nội dung và kết quả chính của nghiên cứu là:
1. Liên kết kinh tế là quá trình thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất
kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất
kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh
tế khai thác tốt các tiểm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể
tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc các ngành, trong
một quốc gia hay nhiều quốc gia, trong khu vực và quốc tế nhằm giúp đỡ nhau về kinh
nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, giúp đỡ nhau về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân…cũng như thực hiện các công việc cung ứng vật
tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin…theo như quy định được hai bên
thoả thuận và đưa ra, dựa trên nguyên tắc:
- Đảm bảo làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh;
- Hình thành trên tinh thần tự nguyện của các chủ thể;
- Đảm bảo cơng bằng, dân chủ, bình đẳng.


xi

download by :


2. Diện tích ni trồng thủy sản ở Ninh Bình biến động tăng qua các năm, chủ
yếu là nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Năm 2013 diện tích ni trồng thủy sản là 9.456
ha, đến năm 2015 sau hai năm diện tích ni trồng là 10.364 ha, tăng 908 ha; Sản lượng
nuôi trồng thủy sản tăng từ 17.022 tấn năm 2013 lên 19.692 tấn năm 2015, bình quân
tăng 7.56%. Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010) năm 2015 đạt 1.025 tỷ đồng.
Quá trình tiêu thụ sản phẩm thủy sản với sự tham gia của nhiều tác nhân như hộ nông
dân nuôi trồng thủy sản, hộ bán buôn, bán lẻ, người thu gom lớn và các doanh nghiệp,
cơ sở chế biến và người tiêu dùng.

3. Các hình thức liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đưa lại nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên các
điểm sau đây:
* Liên kết ngang:
- Người sản xuất – người sản xuất: mang lại lợi ích cho những người tham gia,
góp phần giảm chi phí trong sản xuất và tiêu thụ của các hộ, tăng tính chủ động và vị
thế của người sản xuất. Tuy nhiên nội dung liên kết giữa các hộ cịn đơn giản, diễn ra
theo tính giai đoạn.
- Người thu gom – người thu gom: còn lỏng lẻo, do cách thức liên kết chủ yếu là
thỏa thuận miệng, với các nội dung cung cấp sản phẩm, số lượng, chất lượng được thỏa
thuận nhiều nhât 100%, nội dung giá sản phẩm, thời gian giao nhận sản phẩm, ứng tiền
trước được thỏa thuận chiếm tỷ lệ nhỏ do lượng vốn của các hộ ít và giá cả phụ thuộc
vào chất lượng sản phẩm khi bàn giao.
- Doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản: để đáp ứng yêu cầu hội nhập của thị
trường đòi hỏi các các doanh nghiệp, cơ sở chế biến tham gia thu gom trên địa bàn cần
có mối liên kết chặt chẽ, về cách thức liên kết và đa dạng về nội dung liên kết với nhau,

tỷ lệ doanh nghiệp thu mua sản phẩm qua hợp đồng cao.
* Liên kết dọc:
- Người sản xuất với các tác nhân: phần lớn người sản xuất chưa nhận thức được
lợi ích của liên kết và nội dung các mơ hình liên kết thực sự chưa hấp dẫn.
- Liên kết giữa các tác nhân tiêu thụ: thường thông qua hợp đồng nên có tính chặt
chẽ cao, đảm bảo lợi ích liên kết và chia sẻ rủi ro cho cả hai bên.
4. Hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình chịu một số yếu tố ảnh hưởng chủ quan và khách quan như sau:
- Yếu tố chủ quan: Hiểu biết của các tác nhân về các hình thức liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hiểu biết về liên kết và
nắm bắt các cơ hội do liên kết đem lại, tác nhân có hiểu biết rõ về vấn đề liên kết sẽ liên

xii

download by :


kết chặt chẽ hơn. Học vấn cũng quy định khả năng tư duy trong sản xuất, điều này cũng
ảnh hưởng tới hiệu quả liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn
tỉnh. Điều này cho thấy trình độ quản lý và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật của hộ sẽ
hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin cũng kém.
- Yếu tố khách quan: sự cạnh tranh trên thị trường; Giá cả là yếu tố quan trọng trong
việc quyết định lựa chọn các đối tác của người sản xuất. Giá cả cao hay thấp tùy thuộc
vào nhiều yếu tố, để thu được lợi nhuận cao nhất người nuôi trồng thủy sản thường quan
tâm tới cách làm thế nào để giảm chi phí sản xuất, trong khi đó sản lượng thủy sản vẫn
tăng trưởng, phát triển tốt. Việc các doanh nghiệp, người thu gom đưa ra mức giá thu mua
các sản phẩm thủy sản ảnh hưởng rất lớn đến liên kết giữa các hộ và các doanh nghiệp và
người thu gom. Ngoài ra để ký kết được hợp đồng và thực hiện đúng hợp đồng thì việc
giữ giá cả ổn định là điều hết sức cần thiết.
5. Để phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở

tỉnh Ninh Bình, các biện pháp cần thực hiện tốt là: tạo lập môi trường kinh tế ổn định và
có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nuôi trồng thủy hải sản tập trung
với quy mô lớn. Mở rộng và phát triển hệ thống ngân hàng, khuyến khích thành lập các
quỹ tín dụng, khai thác hiệu quả các khoản hỗ trợ; Tuyên truyền nâng cao nhận thức và
hiểu biết của người dân về liên kết là vấn đề cần thiết và cần được tiến hành ngay; phát
triển thị trường; Hoàn thiện và tạo lập được hành lang pháp lý giải quyết tranh chấp
giữa các tác nhân…

xiii

download by :


THESIS ABSTRACT
Project title:
"Look at the link in the form of production and consumption of fishery products in
Ninh Binh".
Full name: TRAN VAN HUNG
Instructors: Assoc Nguyen Tuan Son
Implementation period: From 5/ 2015 - 5/2016
The objective of this research is to study through research linked forms of
production - consumption of fishery products in the province, the proposed system
development solutions in the form of links production and consumption seafood product
sales in the coming time, Ninh Binh province.
To perform this study we use the method mostly sample survey in two districts
where the production and consumption of fishery products thrive as Kim Son district
and Gia Vien district; descriptive statistical methods, comparative statistics to compare
the performance of the link, the results of production - consumption of fishery products
of research agents, comparing the benefits / costs which the agent received and money
while participating in the affiliate; From then see the face to achieve, not its cause and

basis solutions proposed development forms the link in the production and consumption
of fishery products in the province of Ninh Binh.
The main content and results of the study are:
1. Link economic penetration, work together in the production and trading of
economic entities in the form of voluntary in order to promote production and business
in favor of most of the legal framework, through economic contracts exploit the
potential of associated actors. Economic integration can proceed vertically or
horizontally, within the industry or sector, in a country or several countries, regional
and international levels in order to help each other in production and business
experience, management experience, help each other in training and retraining of
technical staff, managers, workers ... as well as the implementation of the provision of
supplies, consumer products, transportation services, information ... as defined under
mutually agreed upon and put in place, based on the following principles:
- Ensure increase business efficiency;
- Forming on the voluntary spirit of the subject;
- Ensuring justice, democracy and equality.

xiv

download by :


2. aquaculture area in Ninh Binh volatility increased over the years, mostly
freshwater aquaculture. 2013 aquaculture area is 9456 hectares, 2015 after two years of
farming area is 10 364 ha, an increase of 908 ha; Aquaculture output increased from 17
022 tonnes to 19 692 tonnes 2013 2015 increase in the average 7,56% . The value of
aquaculture production (constant 2010) 2015 1,025 billion. The process of consumption
of fishery products with the participation of many actors , such as farmers aquaculture,
wholesalers, retailers, collectors and large businesses, processors and consumers .
3. Forms link in the production - consumption of fishery products in the

province of Ninh Binh has brought about many positive results, shown on the following
points:
* Cross-linking:
- The producers - producers: benefits for the participants, contributing to cost
reduction in the production and consumption of households, increasing the autonomy
and the status of the production. However the content links between households are
simple, take place on the stage.
- The collectors - collectors: loose, because of the way links are mostly verbal
agreement to provide product content, quantity and quality are the most 100%
agreement, content rating products, product delivery time, advance payment agreement
small proportion of households due to less capital and price depends on the quality of
the product upon delivery.
- Enterprise, seafood processing facilities, to meet the requirements of market
integration requires businesses and processing establishments participating collecting
localities should closely affiliated, on how links and richly interlinked content, the
proportion of firms purchasing products through contract high.
* Link along :
- Producers with agents : most producers are not aware of the benefits of links
and content links models really unattractive .
- The link between the consumption of agent : usually through contracts should
have high coherence , ensure benefit sharing links and risks for both sides .
4. Forms link in the production and consumption of fishery products in the
province of Ninh Binh suffered a number of factors affecting subjective and objective as
follows:
- The subjective factor: Knowledge of the actors in the form of links in the
production and consumption of fishery products directly affect the ability to link
knowledge and grasp the opportunities presented by affiliate bring, agents have a clear
understanding of issues linked to more closely link. Education also provides for the

xv


download by :


possibility of thinking in the production, which also affects the effective link in the
production of fishery products consumed in the province. This shows the level of
management and the ability to apply science and technology will limit household,
access and process information less well.
- An objective factor : competition in the market ; Price is an important factor in
determining the choice of partners from producer . Price high or low depending on
many factors , to obtain the most profitable aquaculture people often care about how to
reduce the cost of production , while aquaculture production is growing , well
developement. The businesses , collectors offer the purchase price of aquatic products
greatly influence the link between households and businesses and collectors . In
addition to signing the contract and comply with the contract, keeping price stability is
essential .
5. To develop forms of association in the production and consumption of fishery
products in Ninh Binh , the need to implement measures are: creating a stable economic
environment and have policies to encourage companies investment industry marine
aquaculture focus on a large scale . Expand and develop the banking system , encourage
the establishment of a credit fund , effective exploitation grants ; Propaganda to raise
awareness and understanding of people about the problems associated necessary and
should be carried out immediately ; market development; Improving and creating a legal
framework established dispute resolution between actors ...

xvi

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội Việt Nam, trong những năm qua sản xuất thủy sản đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 6,56 triệu tấn (tăng
gấp 5,1 lần so với năm 1990, bình qn tăng 8,49%); sản lượng ni trồng đạt 3,53
triệu tấn (tăng gấp 9,7 lần so với năm 1990, bình quân tăng 12,02%); sản lượng
khai thác thủy sản đạt trên 3,03 triệu tấn (tăng gấp 3,1 lần so với năm 1990, bình
quân tăng 5,83%/năm). Mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 164 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt trên 6,7 tỷ USD
giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2014 (tăng gấp 29,8 lần so với năm 1990, bình
qn tăng 18,5%/năm). Đặc biệt tơm và cá tra là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực
trong nhiều năm, năm 2015 đạt kim ngạch xuất khẩu tôm là 2,59 tỷ USD và cá tra
là 1,37 tỷ USD. Ngành thủy sản của Việt Nam luôn nằm trong tốp đầu các mặt
hàng xuất khẩu của đất nước và giữ vai trí top 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng
đầu thế giới (Viện Kinh tế quy hoạch thủy sản, 2015).
Hiện nay, liên kết là một chủ đề thời sự, là mối quan tâm của nhiều chủ thể
kinh tế. Thông qua các hình thức liên kết giúp cho người sản xuất có sự ràng buộc
lẫn nhau và với các tác nhân trong tất cả các khâu từ việc cung ứng đầu vào cho
đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra, hạn chế và khắc phục bất lợi của tự nhiên, tăng tính
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tránh hiện tượng được mùa, không được
giá, bị ép giá... Nắm bắt được những lợi thế của việc liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ, ngày 25/10/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 63/QĐ-TTg về
chính sách phát triển hợp tác, liên kết gắn với tiêu thụ nông sản và xây dựng cánh
đồng mẫu lớn.
Ninh Bình là một tỉnh của đồng bằng sơng Hồng có tổng diện tích tự
nhiên là 1.389 km2, trong đó diện tích nơng nghiệp chiếm khoảng 78,36%. Mặc
dù tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm đi đáng kể do tác động của
q trình cơng nghiệp hóa nhưng sản xuất nơng nghiệp vẫn có một vị trí hết sức
quan trọng trong q trình phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình. Các sản phẩm

nơng nghiệp chủ yếu: lúa gạo, lợn, gà, khoai sắn, bị, dê, tơm, cá,... Tuy nhiên
cũng như nhiều địa phương khác, vấn đề tiêu thụ sản phẩm nơng sản, trong đó có
sản phẩm thủy sản (tôm, cá) gặp nhiều thách thức trong bối cảnh nên kinh tế vĩ
mơ có nhiều bất ổn.

1

download by :


Câu hỏi đặt ra là thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay như thế nào? Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện đang
có các hình thức liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thủy sản nào? Những
tác nhân tham gia trong các hình thức liên kết này là ai? Các hình thức liên kết
trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thủy sản mang lại lợi ích gì cho chủ thể liên kết
và các bên tham gia liên kết? Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia liên kết và
kết quả thực hiện liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thủy sản của các chủ
thể liên kết trong địa bàn tỉnh? Một số giải pháp cần hồn thiện các hình thức liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là gì?
Do vậy, để góp phần tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên, tác giả nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Thơng qua nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm
thủy sản trên địa bàn tỉnh, đề xuất hệ thống giải pháp phát triển các hình thức liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức liên
kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thủy sản;

- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển
của các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2015;
- Đề xuất giải pháp phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hình thức
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở tỉnh Ninh Bình.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm: các tác nhân tham gia liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm thủy sản (Hộ nơng dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, tổ chức
tín dụng,..) và các tổ chức khác có liên quan (Chi cục Thủy sản, UBND tỉnh,
huyện Kim Sơn, huyện Gia Viễn,...).

2

download by :


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm thủy sản; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và hoạt động của
các hình thức liên kết từng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình;
- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm 2013 – 2015;
+ Số liệu sơ cấp điều tra trong năm 2015.
+ Giải pháp đề xuất đến năm 2020.
- Về không gian: tỉnh Ninh Bình.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện đang có các hình thức liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản nào? Những tác nhân tham gia trong các
hình thức liên kết này là ai?
- Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản mang
lại lợi ích gì cho chủ thể liên kết và các bên tham gia liên kết?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển các hình thức
liên kết và kết quả thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản
của các chủ thể liên kết trong địa bàn tỉnh?
- Một số giải pháp cần đề xuất để phát triển các hình thức liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời
gian tới?
1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các hình thức liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
- Nghiên cứu thực trạng các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC HÌNH THỨC
LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY SẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan

a. Khái niệm về liên kết
Theo quy luật phát triển của xã hội, đoàn kết tạo nên sức mạnh và theo tác
động của quy luật kinh tế cơ bản, việc tích luỹ, tích tụ, tập trung hố trong sản
xuất để sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn vốn xã hội đồng thời đẩy nhanh
quá trình xã hội hố sản xuất. Các hoạt động này diễn ra theo hai phương pháp:
Cưỡng bức (thơn tính nhau qua cạnh tranh đi tới hợp nhất, sát nhập) và tự nguyện
liên hiệp, liên kết với nhau. Đó là xu hướng phát triển của bất cứ nền kinh tế nào.
Sự liên kết phải được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, khơng gị ép, cùng có
lợi, quản lý dân chủ và hoạt động từ thấp đến cao. Sau đây là một số quan điểm
về liên kết kinh tế.
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tri
thức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do
các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Mục tiêu
của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các
quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng
của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho
nhau” (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
Liên kết kinh tế chỉ là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một
nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp
với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình
phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”.
Tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt (2006) cho rằng: “Liên kết kinh tế là quá
trình thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể
kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng
có lợi nhất trong khn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác tốt
các tiểm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể tiến hành
theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc các ngành, trong một
quốc gia hay nhiều quốc gia, trong khu vực và quốc tế”.


4

download by :


Trong các văn bản của nước ta thì liên kết kinh tế được hiểu là các hình
thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và
đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất kinh doanh
của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất.
Liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh
tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên
quan đến cơng việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo
hướng có lợi nhất. Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị trông tổ chức lên kết
kinh tế cùng nhau ký hợp đồng những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động
của mình để thực hiện.
Tóm lại, liên kết kinh tế là các quan hệ kinh tế giữa hai hay nhiều chủ thể
kinh tế với mục đích đạt được lợi ích kinh tế xã hội của các bên, dựa trên những
hợp đồng đã ký kết với những thoả thuận nhất định, những giấy tờ, bằng chứng
có tính ràng buộc bằng pháp luật, những cam kết trong hoạt động sản xuất kinh
doanh (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
b. Khái niệm về hình thức liên kết
Hình thức liên kết là cách thức mà các hộ thực hiện liên kết với nhau trong
quá trình sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm nào đó. Có nhiều hình thức liên kết
để người sản xuất và tiêu thụ có thể lựa chọn như hình thức liên kết thuần túy là
sự liên kết thông qua thỏa thuận miệng (hình thức này vẫn được người dân ưa
chuộng sử dụng) và hình thức liên kết thơng qua hợp đồng bằng văn bản, hình
thức này yêu cầu các tác nhân tham gia liên kết phải thực hiện theo đúng các nội
dung đã ký của hợp đồng.
c. Khái niệm về sản phẩm thủy sản
- Khái niệm về thủy sản

Theo Bách khoa toàn thư, Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những
nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người
khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày
bán trên thị trường.
Nuôi trồng thủy sản là sự tác động của con người vào ít nhất một giai
đoạn trong chu trình sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng
tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng để đạt hiệu quả kinh tế cao (Kim Văn Vạn, 2009).

5

download by :


- Khái niệm về sản phẩm thủy sản
Sản phẩm thủy sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành
thủy sản thơng qua q trình ni trồng và đánh bắt. Sản phẩm thủy sản bao
gồm nhiều nhóm hàng như cá, giáp xác, động vật thân mềm, rong, bò sát…
d. Khái niệm hợp đồng sản xuất nông nghiệp
Hợp đồng sản xuất nông nghiệp là phương thức gắn kết các khâu trong
chuỗi giá trị nông nghiệp bao gồm sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Sản
xuất nông nghiệp theo hợp đồng hay còn gọi là sản xuất theo hợp đồng bao tiêu
sản phẩm. Trong xu hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, sản phẩm nơng
nghiệp, hợp đồng sản xuất nông nghiệp đang dần trở nên cần thiết ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hầu hết người làm nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa quen với
phương thức sản xuất theo hợp đồng với doanh nghiệp. Mơ hình này vẫn chưa
phát huy hết hiệu quả.
Hợp đồng là một cơ cấu quan trọng để điều phối sản xuất, phân phối, và
bán lẻ sản phẩm giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị.
Cụ thể, một hợp đồng là đưa ra những luật lệ của việc giao dịch qua việc
phân bổ của ba yếu tố chính: giá trị, rủi ro, và quyền quyết định. Một hợp đồng

thành cơng do đó sẽ phân bổ giá trị, rủi ro, và quyết định theo cách mà hai bên cùng
có lợi, lý tưởng là cùng chia sẻ rủi ro và cải tiến chất lợng và sản xuất.
Hợp đồng sẽ định rõ những chi tiết điển hình khác nhau về các điều kiện
thương mại như là giá thành, số lượng, ngày giao hàng, điều kiện thanh tốn, điều
khoản đóng góp, đặc điểm sản xuất (Trương Đình Chiến, 2012).
e. Khái niệm về tiêu thụ
Tiêu thụ là quá trình mua bán, trao đổi sản phẩm giữa người mua và người
bán, giúp sản phẩm đi từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Theo nghĩa hẹp
tiêu thụ sản phẩm hay việc bán hàng là quá trình chuyển giao hàng hóa cho
khách hàng và nhận tiền từ họ sau khi mua bán đạt sự thống nhất, người bán
giao hàng, người mua trả tiền quá trình tiêu thụ kết thúc ở đây.
Trong quá trình sản phẩm đi từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối
cùng hai tác nhân này trao đổi trực tiếp với nhau, nhưng cũng có thể thơng qua một
vài tác nhân trung gian khác. Hoạt động tiêu thụ đã hình thành nên các kênh tiêu
thụ sản phẩm và các kênh tiêu thụ này có độ dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào số
tác nhân tham gia vào kênh (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2008).

6

download by :


f. Khái niệm về kênh tiêu thụ
Kênh tiêu thụ là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất kinh
doanh độc lập hay phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào q trình tạo ra dịng vận
chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng.
Thành viên của kênh là tất cả những người tham gia vào kênh phân phối,
bao gồm cả người sản xuất và người tiêu dùng. Ngồi hai tác nhân này ra cịn lại
được gọi là trung gian thương mại, bao gồm:
- Nhà bán bn, bán hàng hóa dịch vụ cho các trung gian khác như các

nhà bán lẻ hay những nhà sử dụng cơng nghiệp.
- Nhà bán lẻ bán hàng hóa dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Đại lý mơi giới có quyền hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất cung cấp
hàng hóa, dịch vụ cho các trung gian khác.
- Nhà phân phối là những người trung gian thực hiện chức năng phân phối
trên thị trường (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2008).
* Vai trị của kênh tiêu thụ với người sản xuất
Các bộ phận trung gian là đối tượng chịu phần chi phí trong việc bán hàng
trực tiếp đến người tiêu dùng.
Có điều kiện tập trung vào sản xuất chun mơn hóa.
Giảm số lượng các mối quan hệ giao dịch làm tăng hiệu quả phân phối
cho xã hội, tiết kiệm nhiều khoản chi phí.
Được chia sẻ rủi ro với các nhà trung gian (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2008).
* Vai trò của kênh tiêu thụ đối với người tiêu dùng
- Được lựa chọn những mặt hàng yêu thích mà khơng mất cơng tìm kiếm.
- Tăng tổng cung sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của xã hội.
- Kích thích tiêu dùng và nâng cao tổng cầu của xã hội về sản phẩm và
dịch vụ hàng hóa.
- Giúp cho cung cầu nhanh chóng gặp nhau.
Bản chất của kênh tiêu thụ là một chuỗi liên kết các tác nhân với nhau,
phân phối qua những trung gian này đem lại cho nhà sản xuất nhiều điều lợi ích
hơn so với nhà sản xuất tự phân phối. Chúng ta có thể quan sát sơ đồ sau:

7

download by :


NSX


KH

NSX

NSX

KH

NSX

NSX

KH

NSX

KH

KH

Trung gian
phân phôi

KH

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phân phối sản phẩm
Thơng qua hình vẽ cho ta thấy với 3 nhà sản xuất nếu để họ tự phân phối thì
cần tới 9 lần tiếp xúc, nhưng với một trung gian phân phối thì chỉ cịn 6 lần tiếp
xúc và tại đây người tiêu dùng được tiếp cận với nhiều sản phẩm hơn, ta thấy qua
một trung gian phân phối có thể tiết kiệm được cả thời gian và chi phí (Nguyễn

Thị Bích Hồng, 2008).
* Cấu trúc kênh phân phối
Kênh phân phối được chia làm các loại kênh như kênh trực tiếp, kênh cấp
1, cấp 2... các tên gọi này tùy thuộc vào độ dài kênh và số thành viên tham gia
kênh phân phối (Trương Đình Chiến, 2012).

Người SX

Người SX

Người SX

Người SX

Người thu
gom cấp 1

Người thu
gom cấp 1

Người thu
gom cấp 1

Người thu
gom cấp 2

Người thu
gom cấp 2
Người thu
gom cấp 3


Cơ sở chế
biến
Kênh trực
tiếp

Cơ sở chế
biến
Kênh cấp 2

Cơ sở chế
biến
Kênh cấp 1

Cơ sở chế
biến
Kênh cấp 3

Sơ đồ 2.2. Các dạng kênh phân phối sản phẩm

8

download by :


×