Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh (sesbania cannabina) làm thức ăn cho dê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ MAI HOA

NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN SỬ DỤNG CÂY ĐIỀN
THANH THÂN XANH (SESBANIA CANNABINA)
LÀM THỨC ĂN CHO DÊ

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. Lê Việt Phương
2.TS: Nguyễn Thị Huyền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn của riêng tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình khoa học nào
khác. Mọi thơng tin trích dẫn và sử dụng trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Lê Thị Mai Hoa

i

download by :

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học và luận văn này, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, động viên
và giúp đỡ của các thầy, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cá nhân, gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Dinh dưỡng và Thức
ăn chăn ni, Phịng thí nghiệm trung tâm khoa Chăn nuôi Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn: TS Lê Việt Phương
và TS. Nguyễn Thị Huyền – Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn – Khoa Chăn Nuôi, Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài Tơi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Lê Thị Mai Hoa

ii

download by :

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu ........................................................................................... 2

1.2.1.


Mục đích ............................................................................................................. 2

1.2.2.

Yêu cầu ............................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Giới thiệu về cây điền thanh thân xanh .............................................................. 3

2.1.1.

Nguồn gốc và mô tả thực vật .............................................................................. 3

2.1.2.

Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của điền
thanh ................................................................................................................... 4

2.1.3.

Giá trị dinh dưỡng............................................................................................... 9

2.1.4.

Năng suất cây điền thanh ................................................................................... 9

2.1.5.


Tác dụng của cây điền thanh ............................................................................ 11

2.2.

Cơ sở khoa học nghiên cứu .............................................................................. 12

2.2.1.

Ủ chua thức ăn xanh ......................................................................................... 12

2.2.2.

Đặc điểm hệ tiêu hóa của gia súc nhai lại......................................................... 25

2.2.3.

Tình hình phát triển chăn nuôi dê ..................................................................... 29

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 33
3.1.

Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................... 33

3.2.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 33

3.3.1.

Đánh giá năng suất và giá trị dinh dưỡng của cây điền thanh thân xanh.............. 33


3.3.2.

Đánh giá Thử nghiệm ủ chua cây điền thanh thân xanh với cỏ voi ................. 35

iii

download by :


3.3.3.

Đánh giá thử nghiệm sử dụng cây điền thanh thân xanh trong khẩu phần . ..... 37

3.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 39

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 40
4.1.

Năng suất và giá trị dinh dưỡng của cây điền thanh thân xanh ........................ 40

4.1.1.

Năng suất chất xanh .......................................................................................... 40

4.1.2.

Năng suất chất khô ........................................................................................... 42


4.1.3.

Năng suất protein .............................................................................................. 43

4.1.4.

Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thân lá cây điền thanh thân xanh ....... 45

4.2.

Đánh giá chất lượng của sản phẩm ủ chua điền thanh thân xanh với cỏ voi ........... 47

4.2.1.

Đánh giá cảm quan chất lượng thức ăn ủ chua ................................................. 47

4.2.2.

Giá trị pH của thức ăn ủ chua ........................................................................... 50

4.2.3.

Hàm lượng N-NH3 của thức ăn ủ chua ............................................................. 50

4.2.4.

Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua ............................ 52

4.3.


Thử nghiệm sử dụng cây diền thanh thân xanh trong khẩu phần nuôi dê ........ 54

4.3.1.

Sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối .................................................. 54

4.3.2.

Lượng thức ăn thu nhận .................................................................................... 57

4.3.3.

Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng ........................................................ 58

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 60
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 60

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 60

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 61

iv

download by :



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ABBH

Axit béo bay hơi

ADF

Xơ thô tan trong môi trường axit

CAM

Crassulacean Acid Metabolism

CF

Xơ thơ

CP

Protein thơ

CT

Cơng thức


DE

Năng lượng tiêu hóa

DXKN

Dẫn xuất khơng Nitơ

FCR

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

Kg

Kilogam

KTS

Khống tổng số

ME

Năng lượng trao đổi

N

Nitơ

NDF


Xơ thơ tan trong mơi trường trung tính

NPN

Nitơ phi protein

PTNT

Phát triển nơng thơn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDN

Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

VCK

Vật chất khô

VSV

Vi sinh vật


v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của Sesbania cannabina ............................................... 9
Bảng 2.2. Hàm lượng chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn sau khi ủ chua ......... 21
Bảng 2.3. Bảng giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn đối với gia súc nhai lại ........... 22
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá năng suất cây điền thanh thân xanh ............. 34
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ủ chua thân lá điền thanh ....................................... 36
Bảng 4.1. Năng suất chất xanh của cây điền thanh thân xanh .................................... 40
Bảng 4.2. Năng suất chất khô của cây điền thanh thân xanh ...................................... 42
Bảng 4.3. Năng suất protein của cây điền thanh thân xanh ......................................... 44
Bảng 4.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thân lá cây điền thanh
thân xanh ..................................................................................................... 46
Bảng 4.5. Đánh giá cảm quan chất lượng thức ăn ủ chua ............................................ 49
Bảng 4.6. Giá trị pH của thức ăn ủ chua ...................................................................... 50
Bảng 4.7. Hàm lượng N-NH3 của thức ăn ủ chua ........................................................ 51
Bảng 4.8.

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua sau 30 ngày ......52

Bảng 4.9.

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua sau 60 ngày ......53

Bảng 4.10. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua sau 90 ngày ......54
Bảng 4.11. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của dê thí nghiệm .......... 55

Bảng 4.12. Lượng thức ăn thu nhận của dê trong thí nghiệm ...................................... 57
Bảng 4.13. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng .................................................. 58

vi

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Năng suất chất xanh của điền thanh thân xanh ........................................ 41
Biểu đồ 4.2. Năng suất chất khô của cây điền thanh thân xanh .................................... 43
Biểu đồ 4.3. Năng suất protein của cây điền thanh thân xanh ....................................... 44
Biểu đồ 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của dê trong thí nghiệm ........................................... 55
Biểu đồ 4.5. Sinh trưởng tương đối của dê trong thí nghiệm ......................................... 56
Biểu đồ 4.6. Lượng thức ăn thu nhận của dê trong thí nghiệm ...................................... 58
Biểu đồ 4.7. FCR (kg VCK/kg tăng khối lượng) của dê trong thí nghiệm ..................... 59

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Mai Hoa
Tên Luận văn: :“Nghiên cứu chế biến sử dụng cây Điền Thanh thân xanh (Sesbania
Cannabina) làm thức ăn cho dê
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.01.05


Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Kết quả nghiên cứu chính
Trong những năm gần đây, nền kinh tế ở nước ta khá phát triển, chăn ni theo
phương thức truyền thống khơng cịn phù hợp và khơng đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm.
Vì thế, chăn nuôi được chú trọng phát triển theo hướng công nghiệp, kể các chăn nuôi
gia súc nhai lại. Để phát triển chăn ni theo hướng cơng nghiệp, ngồi các giải pháp
nâng cao chất lượng đàn giống thì cần bổ sung thêm nguồn thức ăn thô xanh cho đàn
gia súc. Một số giống cỏ đã được trồng thử nghiệm, tuy nhiên cỏ trồng phần lớn là cỏ
hòa thảo (cỏ Voi, cỏ Ghi nê, cỏ lơng Para…). Cỏ hịa thảo tuy có năng suất cao đáp ứng
được về số lượng nhưng chưa đáp ứng được về mặt chất lượng vì có hàm lượng protein
không cao (khoảng 10% chất khô). Do vậy một trong những biện pháp chính để nâng
cao chất lượng thức ăn thô xanh cho đàn gia súc nhai lại ở nước ta là phát triển cây họ
đậu. Điền thanh là cây họ đậu đã xuất hiện ở nước ta từ lâu và phát triển tốt trong điều
kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu về việc sử
dụng cây Điền thanh làm thức ăn thô xanh cho gia súc. Từ thực tiễn đó, chúng tơi tiến
hành đề tài:“Nghiên cứu chế biến sử dụng cây Điền Thanh thân xanh (Sesbania
Cannabina) làm thức ăn cho dê”.
Đề tài có mục tiêu chung là nghiên cứu xác định năng suất, thành phần hóa học,
giá trị dinh dưỡng cây điền thanh thân xanh từ đó chế biến và thử nghiệm sử dụng cây
điền thanh thân xanh làm thức ăn cho dê. Để thực hiện được mục tiêu chung đề tài có ba
nội dung cụ thể như sau:
Đánh giá năng suất, thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cây điền
Thanh thân xanh (Sesbania Cannabina) Khu vườn cỏ thí nghiệm được chia thành 3 ơ,
diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 25m2 (2,5m x10m), khoảng cách giữa các ô là 50cm.
Chiều cao cây khi thu cắt lứa thiết lập là khoảng 100 cm, Thời gian thu cắt lứa đầu là
khoảng 60 ngày, Chiều cao thu cắt ở lứa đầu tính từ mặt luống 35cm, Chiều cao thu cắt
ở các lứa tái sinh tính từ mặt luống 35 cm, Thời gian thu cắt ở các lứa tái sinh 35 ngày.
Sau thu cắt, chúng được chặt ngắn khoảng 7-10 cm, phơi khơ và bảo quản cho đến khi
tiến hành phân tích thành phần hóa học.


viii

download by :


Thử nghiệm ủ chua cây điền thanh thân xanh với cỏ voi: Để đánh giá khả năng
sử dụng làm nguyên liệu ủ chua của điền thanh thân xanh chúng tôi tiến hành thí
nghiệm ủ cỏ voi và thân lá điền thanh trong các lọ nhựa có dung tích 5 lít, cỏ voi thu cắt
ở 50 ngày, thân lá điền thanh sử dụng ở lứa cắt thiết lập (60 ngày). Đánh giá bằng cảm
quan ( màu sắc, mùi vị, độ mốc) sau 30, 60, 90 ngày và nghiên cứu thành phần hóa học,
giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trước khi ủ và hỗn hợp cỏ sau ủ chua.
Thử nghiệm sử dụng cây điền thanh thân xanh trong khẩu phần nuôi dê: Để
đánh giá chất lượng cây điền thanh thân xanh ủ chua với cỏ voi, chúng tơi tiến hành thí
nghiệm sử dụng thức ăn ủ chua ở công thức CT1 trong khẩu phần của dê sinh trưởng,
thí nghiệm sử dụng bốn dê lai (Jumnapari x Saanen) khỏe mạnh (khối lượng khoảng
8kg), chia thành 4 lơ theo mơ hình ơ vng Latin. Thí nghiệm được lặp lại 4 lần, mỗi
lần chia làm hai giai đoạn, giai đọan ni thích nghi (7 ngày) và giai đoạn thí nghiệm
chính (15 ngày). Trước thí nghiệm, dê được tiêm thuốc chống kí sinh trùng đường tiêu
hóa và đánh số. Theo dõi Khối lượng của dê thí nghiệm, khối lượng thức ăn thu nhận
của dê, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của dê.
Qua nghiên cứu đề tài đạt được một số kết quả như sau: Cây điền thanh thân xanh
khi trồng để thu chất xanh có thể cho trung bình 11,1tấn chất xanh/ha/lứa cắt, tương
đương 2,07 tấn vật chất khô/ha/lứa cắt. Khối lượng protein đạt 0,39 tấn/ha/lứa cắt.
Có thể sử dụng hỗn hợp 70% cỏ voi + 30% thân lá điền thanh để ủ chua vừa dự
trữ thức ăn vừa hạn chế tác hại tiêu cực của Saponin trong cây điền thanh.
Sử dụng hỗn hợp 70% cỏ voi + 30% thân lá điền thanh ủ chua đã có ảnh hưởng
tích cực đến sinh trưởng của dê, giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của dê.
Công thức sử dụng 40% hỗn hợp thức ăn ủ chua trong khẩu phần của dê cho kết quả tốt
nhất (tăng khối lượng đạt 40,63g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn 9,17 kg vật chất khô/kg
tăng khối lượng).


ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Name of author: Le Thi Mai Hoa
Dissertation name: "Research and processing using green bean (Sesbania Cannabina)
as goat food
Industry: Animal husbandry

Code: 60.62.01.05

Training Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Main research results
In recent years, the economy in our country is quite developed, traditional
breeding is no longer suitable and does not meet the demand for food. Therefore,
livestock production is focused on industrial development, including livestock breeding.
In order to develop animal husbandry in the direction of industry, in addition to
solutions to improve the quality of breeding stock, additional sources of forage for
livestock should be added. Some grass varieties have been experimentally planted,
however grasses are mostly grasses (Elephant grass, Guinea grass, Para grass ...).
Grasses are high in quality but not in quality because of low protein content (about 10
percent dry matter). Therefore one of the main measures to improve the quality of
forage for ruminants in our country is to develop legumes. Entered bean legumes have
appeared in our country for a long time and develop well in the hot and humid climate
of our country. However, there have been no studies on the use of Fertilizer for
livestock. From that practice, we proceeded the topic: "Research and processing using
green bean (Sesbania Cannabina) as goat food".

The research aimed to determine the yield, chemical composition, nutritive
value of green barbys from which they were processed and experimented using green
barbare as goat feed. In order to achieve the general objectives of the project, there are
three specific contents as follows:
Evaluation of yield, chemical composition and nutritional value of Sesbania
Cannabina. The experimental garden was divided into 3 plots, each plot was 25m2
(2.5m x10m), approximately The distance between the cells is 50cm. The height of the
harvested cuttings was about 100 cm, the first cutting time was about 60 days, the
cutting height in the first litter counted from the bed 35 cm, the cutting height in the
litter from the surface 35 cm bed, harvesting time in batches of 35 days. After
harvesting, they are cut short about 7-10 cm, dried and preserved until analysis of
chemical composition.

x

download by :


Trial of silage fungus with elephant grass: In order to assess the potential for
silage filling of green barramis, we conducted experiments on silage of elephant grass
and leaf stalk in plastic containers. 5 liters, elephant grass harvested at 50 days, leaf
stems used for litter cutting set (60 days). Evaluation of viscosity (color, taste,
moldiness) after 30, 60, 90 days and chemical composition study, nutritive value of precompost and grass silage.
Experiment on use of green barbys in goat diets: To evaluate the quality of green
grass silage ensiled with elephant grass, we conducted experiments using silage in
formula CT1 in the diet of goat growth, four healthy crossbreds (Jumnapari x Saanen)
weighing 8 kg, divided into 4 lots according to Latin square pattern. The experiment
was repeated 4 times, divided into two phases, adaptive culture period (7 days) and
main experimental period (15 days). Before the experiment, goats were injected with
anti-parasitic and gastrointestinal parasites. Monitoring the mass of goats, feed intake of

goats, consuming feed for 1 kg increased the weight of goats.
The results of the study were as follows: Green barley plantings yielded an
average of 11.1 tons of green matter per ha per harvest, equivalent to 2.07 tons of dry
matter / ha / cuttings. The protein weight was 0.39 ton /ha /cut.
It is possible to use a mixture of 70% of elephant grass and 30 percent of leaves
of silage to silage and stockpile of food while limiting the negative effects of Saponin in
the plantation.
Using a 70 percent blend of elephant grass and 30 percent silage for silage has
had a positive effect on goat growth, reducing feed consumption for 1 kg of goat weight.
The formula used 40% silage feed mixture in goat diets gave the best results (increased
weight reached 40.63g / unit / day, feed consumption 9.17 kg dry matter / kg increase in
volume).

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nơng nghiệp nước ta, nó cung
cấp cho con người các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt, sữa,
trứng… và các nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ như lông, da... Trong
chăn nuôi, thức ăn đóng một vai trị quan trọng, do nó chiếm đến 70% giá
thành của sản phẩm chăn ni, vì vậy, để sản xuất chăn ni ổn định, cần có
nguồn thức ăn bền vững.
Tuy nhiên trong cách chăn nuôi gia súc nhai lại truyền thống ở các hộ gia
đình ở nước ta hiện nay thì nguồn thức ăn chính là cỏ tự nhiên. Vào mùa mưa
đàn trâu bò được chăn thả trên đất tận dụng, đồi núi hoặc bờ ruộng, mùa khơ thì
tận dụng các phụ phẩm nơng nghiệp mà phần lớn là rơm cỏ già. Tuy là nguồn

thức ăn chính nhưng cỏ tự nhiên ở nước ta có tỷ lệ protein thấp (khoảng 9-10%
chất khô khi non và giảm xuống 7-8% khi già). Vì thế cách chăn ni truyền
thống chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế ở nước ta khá phát triển, chăn ni
theo phương thức truyền thống khơng cịn phù hợp và khơng đáp ứng đủ nhu cầu
thực phẩm. Vì thế, chăn nuôi được chú trọng phát triển theo hướng công nghiệp,
kể các chăn nuôi gia súc nhai lại. Để phát triển chăn ni theo hướng cơng
nghiệp, ngồi các giải pháp nâng cao chất lượng đàn giống thì cần bổ sung thêm
nguồn thức ăn thô xanh cho đàn gia súc. Một số giống cỏ đã được trồng thử
nghiệm, tuy nhiên cỏ trồng phần lớn là cỏ hòa thảo (cỏ Voi, cỏ Ghi nê, cỏ lơng
Para…). Cỏ hịa thảo tuy có năng suất cao đáp ứng được về số lượng nhưng chưa
đáp ứng được về mặt chất lượng vì có hàm lượng protein không cao (khoảng
10% chất khô). Do vậy một trong những biện pháp chính để nâng cao chất lượng
thức ăn thô xanh cho đàn gia súc nhai lại ở nước ta là phát triển cây họ đậu. Điền
thanh là cây họ đậu đã xuất hiện ở nước ta từ lâu và phát triển tốt trong điều kiện
khí hậu nóng ẩm của nước ta. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu về việc sử
dụng cây điền thanh làm thức ăn thô xanh cho gia súc. Từ thực tiễn đó, chúng tơi
tiến hành đề tài:“Nghiên cứu chế biến sử dụng cây điền thanh thân xanh
(Sesbania Cannabina) làm thức ăn cho dê”.

1

download by :


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
1.2.1. Mục đích
Xác định được thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của cây điền thanh
thân xanh và đánh giá năng suất của nó;
Thử nghiệm ủ chua cây điền thanh thân xanh.

Thử nghiệm sử dụng cây điền thanh thân xanh trong khẩu phần nuôi dê.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng một cách khách quan.
- Lấy mẫu và phân tích khách quan, đúng quy định hiện hành của Việt Nam.
- Nâng cao khả năng sử dụng điền thanh thân xanh trong chăn ni gia súc
để khắc phục tình trạng thiếu thức ăn thô xanh.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐIỀN THANH THÂN XANH
Cây điền thanh thân xanh có tên gọi khoa học là Sesbania cannabina,
thuộc chi Sesbania trong họ Đậu.
2.1.1. Nguồn gốc và mô tả thực vật
Cây điền thanh (Sesbania cannabina) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu
Á. Phân bố rộng khắp các nước ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, Châu
Phi và Úc. Là loại cây sống hoang dại trên ruộng trũng ngập nước ở các vùng
đồng bằng. Đây loài cây bụi thường niên thường mọc hoang hoặc được trồng để
cải tạo đất, nhằm tăng hàm lượng đạm cho các loại đất bạc màu.
Thân: Cây thân gỗ nhỏ, trưởng thành đạt chiều cao có thể lên tới 8m;
chiều rộng tán cây từ 2-3 m; thân dòn dể gãy. Trọng lượng một cây nếu điều kiện
dinh dưỡng tốt đạt tới 20 kg. Rễ: Cọc có nhiều cấp, rễ ăn sâu khoảng 60-70 cm;
các rể con có thể tạo nốt sần khi được cộng sinh với nấm Rhizobium có khả năng
tổng hợp đạm từ khí trời.
Lá: Lá kép hình lơng chim, lá chét nhỏ hình thn dài, có kích thước 3-5 x
10-15 mm. Lá giàu đạm, thích hợp làm thức ăn ni cá, dê, thỏ…
Hoa có dạng chùm: màu vàng tươicó 2-20 hoa, kích thước 15-20 mm, là

thức ăn giàu dinh dưỡng.
- Quả: có dạng hình trụ, thẳng hoặc hơi cong, dài đến 30 cm và rộng 5
mm, dài 10-15 mm mỗi quả chứa chứa 10-50 hạt.
- Hạt: màu nâu hoặc đen bóng, hình hạt đậu, giàu chất đạm, cây khuyếch
tán bằng hạt.

Hình 2.1. Lá, hoa, quả của cây điền thanh thân xanh (Sesbania cannabina)

3

download by :


2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của
điền thanh
2.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của cây điền thanh
Cho đến nay, sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung, cây thức ăn
chăn ni nói riêng được hiểu dưới các định nghĩa khác nhau. Nhưng phần lớn
các nhà khoa học đều thống nhất định nghĩa về sinh trưởng và phát triển như sau:
Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách khơng thuận
nghịch của tế bào, mơ và tồn cây, kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích
thước, thể tích, sinh khối của chúng. Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên
trong tế bào, mơ và tồn cây để dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng
của chúng.
Sinh trưởng và phát triển là hai q trình xen kẽ khơng thể tách rời, sinh
trưởng là cơ sở cho phát triển và phát triển tạo điều kiện cho sinh trưởng, đây là
mối quan hệ tất yếu. Như mọi cây trồng khác sinh trưởng và phát triển của cây
điền thanh là tổng thời gian của các thời kỳ sinh trưởng phát triển. Trong đời
sống của cây được chia làm hai giai đoạn chính: Giai đoạn sinh trưởng phát triển
sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh thực.

Quá trình sinh trưởng của cây biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhưng trong
đề tài này tơi chỉ đề cập đến năng suất một cách đơn thuần, ví dụ như: năng suất
chất xanh, năng suất chất khô.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây điền thanh ở giai đoạn
thứ nhất thì hoạt động sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng: rễ, thân, lá là
ưu thế. Cịn giai đoạn thứ hai thì sự hình thành, sự sinh trưởng và phân hóa
các cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ là ưu thế. Người ta có thể điều khiển cây
trồng sao cho tỉ lệ giữa hai giai đoạn đó thích hợp nhất với mục đích của con
người. Chẳng hạn, với các cây trồng lấy thân, lá, thì phải kéo dài giai đoạn thứ
nhất và ức chế giai đoạn thứ hai. Muốn vậy người ta phải sử dụng các yếu tố
dinh dưỡng chủ yếu là phân nitơ, nước, độ dài ngày khơng thích hợp và kể cả
yếu tố giống cây trồng. Nếu trong thời kì đầu mà thiếu chất dinh dưỡng, đặc
biệt là thiếu nitơ và nước thì cây chẳng những sinh trưởng cịi cọc mà rất
chóng ra hoa kết quả, cho năng suất không cao.
Ở cây điền thanh thì phần thân lá được các nhà chăn ni đặc biệt quan
tâm, vì đây là phần chính sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Quá trình sinh trưởng
của thân lá có thể chia làm 3 giai đoạn sau:

4

download by :


- Giai đoạn sinh trưởng chậm;
- Giai đoạn sinh trưởng nhanh;
- Giai đoạn sinh trưởng chậm.
Sau khi nảy mầm trọng lượng vật chất khô của cây sẽ giảm do chất dự trữ
ở hạt được sử dụng trong quá trình nảy mầm. Cây sinh trưởng chủ yếu dựa vào
dinh dưỡng dự trữ trong hạt nên sinh trưởng của cây lúc này chậm. Cho tới khi
những lá xanh đầu tiên xuất hiện, cây non bắt đầu hoạt động quang hợp, sự sinh

trưởng tăng dần đến khi bộ rễ và bộ lá của cây phát triển tương đối hoàn thiện,
khả năng hút dinh dưỡng trong đất và khả năng quang hợp của cây sinh trưởng
rất nhanh. Đến gần giai đoạn trưởng thành thì sinh trưởng giảm dần và ngừng
hẳn, cũng có khi ở giai đoạn này trọng lượng vật chất khô của cây bị giảm đi. Độ
dài của các giai đoạn sinh trưởng chậm, nhanh, chậm sẽ khác nhau. Dựa vào sự
nghiên cứu đồ thị sinh trưởng để người chăn nuôi quyết định.
Sau khi thu cắt, cây mọc lại gọi là tái sinh. Thời gian tái sinh thường ngắn
vì sau khi thu hoạch cây điền thanh vẫn còn nguyên bộ rễ đã phát triển hồn thiện
và cùng với nó là chất dinh dưỡng dự trữ. Thu hoạch cách mặt đất khoảng 5-7cm
nên cây vẫn còn khả năng quang hợp nhất định. Do vậy, việc cung cấp các chất
dinh dưỡng cho cây nhanh chóng được hồi phục, đảm bảo cho quá trình tái sinh
trưởng sau đó. Điền thanh thường được trồng từ hạt. Có những báo cáo cho rằng
điền thanh có thể nhân giống bằng cách sử dụng hom (Evans and Rotar, 1987)
nhưng cách này không được sử dụng rộng rãi. Hạt điền thanh có một lớp vỏ
cứng, vì thế cần phải có phá hủy lớp vỏ trước khi trồng để đảm bảo hạt giống
được nảy mầm đồng đều.
Một trong những lợi thế lớn của cây điền thanh là tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn của cây cỏ và cây bụi khác Dutt et al., (1983) cho rằng điền thanh đạt
được chiều cao từ 4-5m trong 6 tháng tại Ấn độ. Trong một thử nghiệm so sánh
năng suất của điền thanh thân xanh (Sebania cannabina) và Sebania sesban var.
nubica với 15 loại cây khác ở phía đơng bắc Thái Lan, Gutteridge and Akkasaeng
(1985) thấy rằng điền thanh và Sebania sesban var. nubica cho năng suất (khoảng
600g vật chất khô/cây) trong 6 tháng đầu sau khi trồng. Tại phía đơng nam
Queensland, năng suất chất khơ ở 11 tuần sau khi trồng của điền thanh, Sebania
formosa, keo dậu (Leucaena leucocephala), Angustissima acacia và Calliandra
calothyrsus tương ứng 149, 239, 66,25 và 21g/m (Maasdorp and Gutteridge,

5

download by :



1986). Woodhead (1992) cũng cho thấy điền thanh sinh trưởng nhanh hơn nhiều
so với 6 cây họ đậu khác, đạt độ cao 285 cm trong 190 ngày. Tốc độ tăng trưởng
nhanh chóng của điền thanh có thể được khai thác bằng cách kết hợp chúng với
các loại sinh trưởng chậm để cung cấp năng suất trước.
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây điền thanh thân xanh
+ Độ ẩm: Điền thanh phù hợp với trường nóng, ẩm ướt. Ngồi ra Điền
thanh cịn có thể phát triển trong mơi trường mát mẻ, vì thế nó đóng vai trị quan
trọng trong việc mở rộng cây thức ăn cố định đạm vào mùa mát, khu vực cao hơn
độ cao của vùng nhiệt đới đến 2.000m.
Điền thanh có khả năng chịu được ngập úng và rất lý tưởng cho các
môi trường theo mùa. Khi ngập nước nó bắt đầu nổi rễ ngẫu để bảo vệ thân
và rễ của nó.
Theo Evans and Macklin (1990) biên độ lượng mưa thích hợp của Điền
thanh từ 500 – 2000 mm/năm. Điều này cho thấy Điền thanh có khả năng thích
nghi tốt với sự biến động lớn của độ ẩm.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đối với
sinh vật nói chung và thực vật nói riêng. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh
trưởng của cây, nhiệt độ tăng thì sinh trưởng cũng tăng và nhiệt độ giảm sinh
trưởng chậm lại. Nói chung trong khoảng từ 0 đến 30 – 350C ảnh hưởng của nhiệt
độ tới cây trồng theo quy luật Vant-Huff.
Điền thanh phát triển ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiệt độ thích
hợp nhất cho Điền thanh là khoảng nhiệt độ từ 25-300C. Nhiệt độ tối thiểu cho
cây phát triển từ 7-100C và nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17-200C. Cây có thể
chịu được sương giá nhẹ nhưng ở điều kiện sương giá nặng sẽ không thể phát
triển và bị chết.
+ Ánh sáng: Ánh sáng là nhân tố quan trọng, mối quan hệ giữa ánh sáng
và sinh trưởng của cây rất phức tạp. Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho
cây tiến hành quang hợp, thốt hơi nước, hình thành chất diệp lục mà lục lạp

chứa diệp lục là nơi duy nhất tích lũy năng lượng mặt trời dưới dạng các chất hữu
cơ. Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành lá và ra hoa kết quả bình thường.
Ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng dưới hai hình thức khác nhau là
cường độ sáng và quang chu kì, nhưng khó có thể dùng thực nghiệm để tách
riêng những ảnh hưởng khác nhau giữa chúng. Ở những cường độ ánh sáng yếu

6

download by :


(500-1000 lux) thì cường độ quang hợp tăng nhanh cùng cường độ sáng nhưng
những cường độ ánh sáng mạnh thì mức tăng giảm bất ngờ. Đối với nhiều loài cỏ
nhiệt đới cường độ quang hợp tiếp tục tăng, tuy không theo đường thẳng, cho đến
khi năng lượng nhận được bằng 60.000 lux hay cao hơn. Cường độ sáng thích
hợp cho quá trình quang hợp ở cỏ nhiệt đới là 50.000-60.000 lux, ở cỏ ơn đới là
15.000-20.000 lux.
Tăng quang chu kì làm kìm hãm tốc độ đẻ nhánh tuy khơng ảnh hưởng tới
việc ra lá của cỏ. Trong những ngày hè dài, lá và thân sinh trưởng thẳng hơn, giảm
sự hình thành của mầm nách. Còn trong những ngày ngắn và mát của cuối mùa hè
và mùa thu thì sinh trưởng rộng hơn và chồi hình thành nhiều hơn.
Hầu hết các lồi cây thức ăn đều có thể sinh trưởng tốt dưới những vùng đất
bị che bóng nhẹ như Brachiaria humidicola, Arachis pintoi… Khơng có giống cây
thức ăn gia súc nào sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện bị che bóng nặng, chỉ
có một số lồi có thể thích hợp tồn tại dưới mật độ tán cây che phủ trung bình như
Centrosema macrocarpum, Paspalum atratum… Những lồi này có thể trồng che
phủ mặt đất và hạn chế cỏ dại ở dưới các tán cây, nhưng trong trường hợp này năng
suất chất khô thu được không được cao.
Tùy thuộc vào con đường đồng hóa CO2 trong quang hợp khác nhau mà
người ta chia thế giới thực vật thành 3 nhóm:

Nhóm thực vật C3 bao gồm các thực vật mà con đường quang hợp là C3
(chu trình Calvin). Hầu hết cây trồng của chúng ta thuộc nhóm thực vật C3 như
lúa, đậu đỗ, khoai, sắn…
Nhóm thực vật C4 gồm các thực vật mà con đường quang hợp của chúng là
sự liên hợp giữa 2 chu trình quang hợp là chu trình C3 và chu trình C4. Một số cây
trồng thuộc nhóm này như mía, ngơ, kê, cao lương. Đặc điểm của nhóm thực vật
này là ở chúng đã có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng trong việc thực hiện chức
năng quang hợp. Một loại lục lạp chuyên trách cố định CO2 một cách hiệu quả nhất
còn một loại lục lạp chuyên khử CO2 thành các chất hữu cơ cho cây. Do vậy mà
hoạt động quang hợp của cây C4 mạnh hơn và hiệu quả hơn các thực vật khác. Kết
quả là năng suất sinh vật (tổng lượng chất khô mà cây tích lũy được trên một đơn vị
diện tích trồng trọt trong một thời gian nhất định) của cây C4 thường cao.
Xét về mặt tiến hóa thì các cây C4 có con đường quang hợp hồn thiện
hơn, tiến hóa hơn thực vật C3 và thực vật CAM.

7

download by :


Nhóm thực vật CAM (Crassulacean Acid Metabolism) bao gồm thực vật
mọng nước như các loại xương rồng, dứa, hành, tỏi… Chúng thực hiện con
đường quang hợp thích nghi với điều kiện khơ hạn, bắt buộc phải đóng khí khổng
vào ban ngày và chỉ mở khí khổng vào ban đêm.
+ Dinh dưỡng trong đất
Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây thức
ăn trong đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trị quan trọng kể cả các
nguyên tố đại và vi lượng. Phân bón và cách bón phân ảnh hưởng rõ rệt đến năng
suất chất khơ và thành phần hóa học của thức ăn. Các lồi có năng suất cao như
cỏ Voi (Pennisetum purpureum), cỏ Ghi nê (Panicum maximum), cỏ Lông Para

(Brachiaria mutica)… phản ứng rất mạnh với phân chuồng và phân đạm. Phân
bón lót P-K rải một lần trong năm có tác dụng trong cả năm, làm tăng năng suất
cỏ so với không bón phân. Ngược lại sự tăng năng suất do tác dụng của N chỉ
xảy ra ngay khi trước đó người ta bón phân, cũng chính vì vậy mà người ta có thể
sử dụng đạm một cách hợp lí nhằm cân bằng năng suất cỏ trong cả năm để khắc
phục trạng mùa do điều kiện thời tiết gây nên.
Độ pH trong đất quyết định trạng thái dễ tiêu hay không tiêu của các
ngun tố. Nói chung, hịa thảo ưa đất trung tính cịn các cây đậu ưa đất hơi kiềm
vì chúng cần nhiều Ca hơn. Đó cũng là ngun nhân vì sao ở đồng cỏ nhiệt đới ít
cây đậu.
Kỹ thuật gieo trồng : Mỗi ha gieo khoảng 40kg hạt giống. Hạt giống
sau khi thu hoạch phải có thời gian ngủ nghỉ tối thiểu là 1 tháng mới đạt tỷ lệ
nẩy mầm cao, không nên gieo ngay. Cày vỡ đất, bừa qua, ngâm nước ngập
luống và gieo vãi như gieo lúa. Gieo xong, rút khơ nước trong ruộng, nửa
tháng sau bón khoảng 20kg phân urê/ha giúp cây sinh trưởng tốt, sau đó
khơng cần bón thêm gì nữa. Để giúp cây thu đạm từ khí trời tốt hơn, kinh
nghiệm của nhiều người là dùng rễ cây tươi đập ra bỏ vào nước ngâm hạt với
mục đích cấy vi khuẩn nốt sần cố định đạm cho cây sau này. Ngâm hạt trong
nước có nhiệt độ 48-520C (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 20 giờ, vớt ra, ủ cho nứt nanh
rồi đem gieo. Việc xử lý cây làm phân xanh cải tạo đất tùy thuộc vào chất đất
và mùa vụ. Nếu đất đã đủ mùn hoặc mùa sau cần làm sớm, thì sau khi gieo
khoảng 45 ngày thì tiến hành cày dập, đây là thời điểm cây cho nhiều lượng
đạm nhất. Nếu là đất bạc màu, cần tăng cường lượng mùn thì để cho cây phát

8

download by :


triển khoảng 5 tháng để tăng thêm sinh khối chất xanh rồi mới nên cày vùi.

Cày xong, bón khoảng 500 kg vôi bột/ha, giữ nước ngâm nửa tháng chờ cho
cây phân hủy rồi tháo nước, làm đất kĩ cho các loại cây trồng khác.
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng
Trong nhiều tài liệu xác nhận rằng các cành và lá non của điền thanh được
sử dụng khá phổ biến làm thức ăn cho các loại động vật nhai lại như bò, dê
(Verboom, 1996; NAS, 1979; Gohl, 1981; Hutagalung, 1981).
Hầu hết các báo cáo chỉ ra rằng hàm lượng protein thô của điền thanh
thường trên 20% trong chất khô. Vật chất khô tiêu hóa của điền thanh cao hơn
hầu hết các loại cây bụi và cây họ đậu khác. Singh et al. (1980), trong một nghiên
cứu với dê, cho rằng tỉ lệ tiêu hóa vật chất khơ của điền thanh là rất khác nhau, từ
66,5-71,4%. Trong báo cáo thí nghiệm của Redd and Sosller (1978), điền thanh
có ADF thấp nhất (4% chất khơ) và việc lưu giữ N cao nhất (1,2g/ngày) trong
bốn loài thuộc chi Sesbania. Ahn et al. (1989) báo cáo rằng tỉ lệ tiêu hóa vật chất
khơ và tiêu hóa nito của lá điền thanh ở dạng khô tương ứng là 90,7 và 96,7%.
Ngoài những ưu điểm trên, điền thanh thân xanh cịn có hàm lượng chất
xơ thấp và photpho cao. Vì thế, cho thấy lồi này cịn có tiềm năng là nguồn thức
ăn thô xanh chất lượng cao.
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của Sesbania cannabina
Bộ phận



Lá tươi
Lá khơ

CP
19,4
26
25,3
21,3

26,4

CF
32,9
14,4
15,3
16,6

Thành phần hóa học (% vật chất khơ)
Tổng
Tro
P
Ca
CHO
70,0
7,4
0,09
1,42
7,6
0,27
1,11
8,4
8,0
0,25
7,7
0,24
-

Nguồn tham
khảo

1
2
3
4
4

Tài liệu tham khảo: 1- Sing et al. (1980), 2- Gohl et al. (1981),
3- Akkasaeng et al. (1989), 4- Robertson (1988).

2.1.4. Năng suất cây điền thanh
Năng suất của cây điền thanh cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện khí
hậu, đất đai ở từng vùng cũng như chế độ chăm sóc và q trình khai thác. Theo
một số nghiên cứu Năng suất cao đã được ghi nhận ở một số khu vực có điều
kiện thuận lợi phát triển như Hawaii (Evans and Rotar, 1987), Ấn độ (Gill and
Patil, 1983) và phía bắc Australia (Palmer et al., 1989).

9

download by :


Đối với mỗi phương thức khai thác hay các các lứa cắt khác nhau cũng
cho năng suất khác nhau số lứa cắt trung bình là 3-4 lứa/năm, cao nhất là 8
lứa/năm đã được thực hiện tại một số khu vực (Gore and Joshi, 1976). Năng suất
thu được trung bình từ 4- 12 tấn chất khô/năm tùy thuộc vào vùng (Dutt et al.,
1983, Galang et al., 1990).
Ở Hawaii, Hoa Kỳ, các thí nghiệm trên đồng ruộng được thực hiện dưới
điều kiện thủy lợi để đánh giá năng suất của các loài Sesbania. Trong 35 nghiên
cứu hàng năm của Sesbania, 25 giống được cho là năng xuất cao (HYVs). HYVs
đã sản xuất 8-17 tấn/ha chất khô chứa 150-245 kg/ha khi gieo trồng 125.000

cây/ha và thu hoạch 98 ngày sau khi trồng (DAP). Hầu hết HYVs tương tự như
Sesbania cannabina hoặc Sesbania bispinosa được trồng làm phân xanh, trước
lúa nước ở Châu Á.
Trong các khảo nghiệm thực địa ở Bắc Ấn Độ, nghiên cứu về tiềm năng
của Sesbania cannabina cho việc sản xuất phân xanh (phân bón sinh học) và củi
(sinh khối gỗ). Sau 100 ngày gieo hạt (DAS), chất xanh 21,5 và 9,4 T/ ha ở thân
và lá. Một tỷ lệ gieo hạt 15 kg/ha tạo ra một quần thể 105 cây/ha.
Chiều cao cắt cũng có thể ảnh hưởng tới năng suất của điền thanh. Mune
Gowda and Krishnamurthy (1984) báo cáo năng suất điền thanh sẽ cao hơn với
chiều cao cắt thấp hơn 50 cm. Tuy nhiên trong các báo cáo khác thì khi cắt ở độ
cao 76 cm được cho là có lợi cho sự tái sinh và tăng suất cây trồng ở Ấn Độ
(Anon, 1924), trong khi ở phía đơng nam Queensland, cắt ở độ cao 100cm đã cho
năng suất cao hơn so với cắt ở 150 cm và 50 cm (Galang et al., 1990). Có một
bài báo cho rằng điền thanh có thể trồng để chăn thả trực tiếp vật nuôi (Gillett,
1963; Lamprey et al., 1980; Dougall and Bogdan, 1985) nhưng lại khơng báo cáo
gì về tỉ lệ phục hồi, tái sinh của điền thanh sau khi chăn thả trực tiếp. Tuy nhiên,
có nhiều tài liệu cho rằng điền thanh sẽ chết khi chăn thả dê trực tiếp.
Gutteridge and Shelton (1991) cơng bố, trong thí nghiệm ở phía đơng năm
queensland, bê được chăn thả trong 15 tháng trên đồng cỏ với diện tích 2 ha, bao
gồm điền thanh xen với cỏ tín hiệu (Brachiaria decumbens) với mật độ 1,5
con/ha. Mặc dù khối lượng bê đạt được rất cao nhưng việc chăn thả đã làm dập
nát nhanh và thân điền thanh, do thân cây rất giòn và dễ gẫy, hậu quả là rút ngắn
tuổi thọ của cây từ 5-6 năm (khi được thu cắt liên tục) xuống còn 2-3 năm.

10

download by :


2.1.5. Tác dụng của cây điền thanh

2.1.5.1 Điền thanh sử dụng làm thức ăn chăn ni
Các thí nghiệm sử dụng điền thanh làm thức ăn chăn nuôi không nhiều.
Trong khẩu hầu hết các trường hợp, điền thanh được sử dụng như chất bổ sung
vào các khẩu phần ăn có chất lượng thấp và trong thời gian tương đối ngắn.
Robertson (1988) công bố tốc độ tăng trưởng là 7g/
được bổ sung 30% điền thanh khơ với rơm trong vịng 4 tuần.

/ngày với dê ăn

Trong nghiên cứu về chăn thả gia súc đã đề cập trước đó, Gutteridge and
Selton (1991) cơng bố tăng trọng là 0,7 kg/con/ngày đối với dê chăn thả trong 15
tháng trên đồng cỏ hỗn hợp gồm điền thanh và Brachiaria decumbens ở phía
đơng nam Queensland.
Khi bổ sung Acacia seyal, Acacia nilotica và điền thanh vào khẩu phần ăn
với rơm của dê và cừu tại Ethiopia, tốc độ tăng trưởng của cừu trong ba khẩu
phần bổ sung tương ứng là 40,42 và 35g/con/ngày, của dê là 19,17 và 4g
/con/ngày (Anon,1987). Mặc dù tỷ lệ tiêu hóa đạm và sự cân bằng nito của điền
thanh cao nhất trong ba loại thức ăn thô xanh được bổ sung nhưng tỷ lệ tăng
trưởng thấp hơn ở cả hai loại động vật.
Ở Kenya, Semenye et al., (1987) báo cáo rằng, dê con ăn khẩu phần chỉ
gồm duy nhất điền thanh thì hay bị bệnh, sau 2 tuần và 4 tuần thì 2 trong 6 con
đã chết.
Mặc dù tỉ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của điền thanh cao hơn nhiều
cây khác, nhưng hiệu quả về tăng trọng trong thí nghiệm thường không tốt hơn
so với các cây khác. Điều này là do trong điền thanh có các chất kháng dinh
dưỡng. Thơng tin về các yếu tố kháng dinh dưỡng của điền thanh có giới hạn.
Fojas et al., (1982) đã phân tích thành phần hóa học của lá và hoa điền thanh thì
thấy các chất như sterol,saponin và tannin.
Cách sử dụng điền thanh làm thức ăn thô xanh cho gia súc nhai lại hiệu
quả nhất và an toàn nhất là sử dụng để bổ sung protein trong khẩu phần gồm các

thức ăn thô chất lượng thấp như cỏ khô và các phụ phẩm của trồng trọt. Điều này
làm giảm ảnh hưởng của các yếu tố kháng sinh dưỡng và cải thiện chất lượng
khẩu phần mà thức ăn thô là chủ yếu. Gutteridge and Shelton (1991) khơng thấy
có ảnh hưởng của chất kháng dinh dưỡng đối với sức khỏe của bê khi chăn thả
trên đồng cỏ gồm điền thanh và Brachiaria decumbens trong thời gian 15 tháng.
Điền thanh khơng thích hợp bổ sung vào khẩu phần của động vật dạ dày đơn.

11

download by :


2.1.5.2. Sử dụng Điền thanh để cải tạo đất và làm phân xanh
Cây Điền thanh trồng để lấy thân, lá làm phân xanh cải tạo đất rất tốt vì
cũng như các lồi cây họ đậu khác rễ của chúng có các nốt sần chứa nhiều vi
khuẩn sống cộng sinh có khả năng tổng hợp được đạm từ nitơ khí trời cung cấp
cho đất. Các kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất cho thấy: sau 1 vụ trồng (45 tháng) mỗi ha có thể thu được khoảng 60-70 tấn chất hữu cơ, lượng đạm thu
được từ khí trời khoảng 100kg nitơ.
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU
2.2.1. Ủ chua thức ăn xanh
2.2.1.1. Lịch sử phát triển
Ủ chua (silo) đã xuất hiện khá sớm. Dựa vào những bức tranh cổ trong kim
tự tháp, mô tả sinh hoạt của người nông dân cổ đại mà các nhà sử học đoán rằng,
người Ai Cập đã biết ủ chua dự trữ thực phẩm cho con người (Woolford,1984).
Các nhà sử học còn cho rằng danh từ silo được xuất hiện ở Trung cận Đông vào
trước công nguyên. Tại Roma (thủ đô nước Ý) người ta cũng đã tìm thấy trong
kinh thánh (viết vào khoảng năm 100, sau cơng ngun) đã có đoạn nói về ủ cỏ
xanh ở dưới đất phía trên trát kín bằng một lớp phân trâu, bò.
Theo tài liệu của Woolford (1984) thì ở Đức người ta mơ tả ủ chua ngọn
lá củ cải bắt đầu vào thế kỷ 19. Năm 1862 Reiheu người Đức đã viết một bài báo

đầu tiên về ủ chua và được xuất bản ở Đức. Ít năm sau, bài báo đó được dịch ra
tiếng Pháp và cơng bố trong tạp chí nơng nghiệp thực hành vào năm 1870.
Năm 1877, tác giả Gofart người Pháp đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về ủ
chua. Cuốn sách đó viết trên cơ sở kinh nghiệm của ông ta trong việc ủ xanh cây
ngô. Một năm sau cuốn sách này được dịch ra tiếng Anh, xuất bản ở Anh và ở
Mỹ. Kỹ thuật mới này nhanh chóng được áp dụng ở các trang trại tại Mỹ. Vào
tháng 1/1886 hội nghị quốc tế thế giới lần thứ 5 về ủ chua thức ăn được tổ chức ở
Mỹ. Kỹ thuật ủ chua được áp dụng khá sớm ở Pháp và Mỹ nhưng một hố ủ chua
lớn nhất thế giới lúc đó lại được tiến hành tại Anh với khối lượng 1.000 tấn.
Thực ra, kỹ thuật này chỉ thực sự phổ biến rộng rãi trên thế giới vào những năm
sau chiến tranh thế giới thứ 2, lúc này kỹ thuật ủ chua cũng như kỹ thuật cơ giới
hố ủ chua mới khá hồn thiện.
2.2.1.2. Hệ sinh vật trong nguyên liệu ủ chua
Khi bắt đầu ủ chua, người ta tìm thấy trong thức ăn đem ủ có đủ loại vi
sinh vật, cả có ích lẫn có hại. Trong đó quan trọng nhất là các loại vi sinh vật sau:

12

download by :


Vi khuẩn: Nhóm vi khuẩn lên men tạo axit lactic: đây là nhóm vi khuẩn có
ích rất cần thiết trong thức ăn ủ xanh. Chúng lên men tinh bột, đường tạo ra sản
phẩm chủ yếu là axit lactic. Thông thường 1 gam cây cỏ họ đậu có 0,04 triệu tế
bào vi khuẩn lên men sinh axit lactic gồm 2 loại:
Loại vi khuẩn sinh axit lactic ưa nhiệt mà đại diện là: Lactobacillus casei;
Lactobacillus termofil; Lactobacillus plantarum; Lactobacillus bulgaricus. Loại
vi khuẩn này có khả năng lên men ở cả 2 điều kiện yếm khí và hiếu khí với nhiệt
độ thích hợp là 30-600C.


Vi khuẩn lên men tạo axit axetic: hoạt động mạnh trong mơi trường hiếu
khí, pH=7-4,5; nhiệt độ 27-350C. Lên men các đường dễ tan sản phẩm tạo thành
là axit axetic. Vi khuẩn lên men sinh axit axetic chủ yếu thuộc nhóm E.coli mà
đại diện là Escherichia và Klebsiella.

13

download by :


×