Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.35 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA CHÓ
MẮC VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY DO PARVOVIRUS
TYPE 2 GÂY RA VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH BẰNG
KỸ THUẬT PCR

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Thị Lan

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan : Khố luận tốt nghiệp với đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý
của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng
kỹ thuật PCR” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, khơng sao chép của bất cứ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình !


Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2018.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hằng

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc ... (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn ..., Khoa ... - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức ... (cơ quan nơi thực
hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2018.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hằng


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .....................................................................................................................i
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2


1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài....................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 3

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 3

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Một số tư liệu về lồi chó ................................................................................ 4

2.1.1.

Nguồn gốc của lồi chó ................................................................................... 4


2.1.2.

Một số đặc điểm sinh lý của chó ..................................................................... 4

2.1.3.

Một số đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý dạ dày - ruột ............................ 6

2.2.

Bệnh trên chó do Parvovirus type 2............................................................... 12

2.2.1.

Lịch sử bệnh ................................................................................................. 12

2.2.2.

Phân loại và một số đặc tính sinh học của Parvovirus ................................... 14

2.2.3.

Dịch tễ học.................................................................................................... 16

2.2.4.

Cơ chế sinh bệnh........................................................................................... 17

2.2.5.


Triệu chứng .................................................................................................. 19

2.2.6.

Bệnh tích ...................................................................................................... 20

2.2.7.

Chẩn đoán ..................................................................................................... 21

iii

download by :


2.2.8.

Phòng bệnh ................................................................................................... 24

2.2.9.

Điều trị ......................................................................................................... 25

2.2.10.

Đại cương kỹ thuật làm tiêu bản vi thể nhuộm Hematoxylin – eosin
(H – E) .......................................................................................................... 26

2.2.11.


Phương pháp PCR......................................................................................... 27

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 32
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 32

3.2.

Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 32

3.3.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ...................................................................... 32

3.3.1.

Đối tượng ..................................................................................................... 32

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 32

3.3.3.

Trang thiết bị và dụng cụ .............................................................................. 32

3.4.

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 33


3.4.1.

Nghiên cứu tình hình chó mắc viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus type 2 ....... 33

3.4.2.

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do
Parvovirus type 2 .......................................................................................... 33

3.5.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 33

3.5.1.

Phương pháp lâm sàng, ghi chép, mô tả ........................................................ 33

3.5.2.

Phương pháp mổ khám quan sát đại thể ........................................................ 36

3.5.3.

Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) .......................................... 37

3.5.4.

Phương pháp làm tiêu bản vi thể ................................................................... 39


3.5.5.

Phương pháp sử lý số liệu ............................................................................. 41

Phần 4. Kếtquảvà thảoluận ....................................................................................... 42
4.1.

Tình hình mắc các loại bệnh ở chó tại phịng khám ....................................... 42

4.1.1.

Phân loại nhóm bệnh của chó mang đến khám và điều trị .............................. 42

4.1.2.

Kết quả chẩn đoán Parvovirus type 2 bằng kỹ thuật PCR với mẫu thu
thập............................................................................................................... 44

4.1.3.

Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus type 2 theo
lứa tuổi ......................................................................................................... 46

4.1.4.

Tình hình mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus type 2 ở chó đã
được tiêm phịng và chó chưa được tiêm phòng vacxin ................................. 48

iv


download by :


4.2.

Kết quả xác định các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh do
Parvovirus type 2. ......................................................................................... 49

4.2.1.

Xác định triệu chứng lâm sàng ở chó mắc bệnh do Parvovirus type 2 ............ 49

4.2.2.

Xác định tổn thương đại thể của chó mắc bệnh do Parvovirus type 2. ............ 51

4.2.3.

Xác định tổn thương vi thể của chó mắc bệnh do Parvovirus type 2. ............. 54

Phần 5. Kếtluậnvà kiếnnghị ...................................................................................... 59
5.1.

Kếtluận ......................................................................................................... 59

5.2.

Kiếnnghị ....................................................................................................... 59

Tàiliệuthamkhảo.......................................................................................................... 60


v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CPV – 2

Canine Parvovirus type 2

Cs

Cộng sự

DNA

Deoxynucleicacide

ELISA

Enzyme Linked Imunosorbent Assay

FPL

Feline panleukopenia


FPV

Panleucopenie feline virus

HE

Hematoxyline Eosin

HI

Hemaglutination Inhibition

Ig

Immunoglobulin

KN

Kháng nguyên

KT

Kháng thể

MEV

Mink enteritis virus

MVC


Minute virus of canines

PCR

Polymerase chain reaction

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thành phần phản ứng PCR ....................................................................... 38

Bảng 3.2.

Thơng tin cặp mồi định tính được sử dụng trong nghiên cứu ..................... 38

Bảng 3.3.

Chu trình nhiệt của sản phẩm PCR sử dụng .............................................. 38

Bảng 4.1.

Phân loại các nhóm bệnh ở chó được mang đến khám và điều trị tại
phịng khám thú y Cộng đồng – Khoa thú y .............................................. 42


Bảng 4.2.

Tỷ lệ mắc các loại bệnh truyền nhiễm tại phòng khám .............................. 44

Bảng 4.3.

Kết quả phát hiện Parvovirus type 2 bằng kỹ thuật PCR với mẫu thu
thập .......................................................................................................... 45

Bảng 4.4.

Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus type 2 theo lứa tuổi(n = 42) ................. 47

Bảng 4.5.

Tỷ lệ mắc bệnh giữa chó chưa được tiêm phịng và đã được tiêm
phịng vacxin phòng bệnh do Parvovirus ................................................... 48

Bảng 4.6.

Triệu chứng lâm sàng của chó mắc Parvovirus type 2 ............................... 49

Bảng 4.7.

Các tổn thương đại thể ở chó mắc bệnh do Parvovirus type 2 .................... 52

Bảng 4.8.

Tổn thương vi thể của chó mắc bệnh do Parvovirus type 2 ........................ 54


vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu tạo của Parvovirus .............................................................................15
Hình 2.2. Cơ chế sinh bệnh của Parvovirus type 2 trên chó.......................................18
Hình 2.3. Bộ test thử CP ...........................................................................................24
Hình 2.4. Thuốc nhuộm Hematoxylin - Eosin ...........................................................27
Hình 3.1. Test thử CPV ............................................................................................35
Hình 3.2. Kết quả dương tính ....................................................................................35
Hình 4.1. Tỷ lệ chó mắc các bệnh truyền nhiễm ........................................................44
Hình 4.2. Kết quả điện di sản phẩm PCR phát hiện Parvovirus .................................45
Hình 4.3. Chó bị tiêu chảy phân có máu....................................................................51
Hình 4.4. Chó mệt mỏi, ủ rũ .....................................................................................51
Hình 4.5. Dịch nơn mửa của chó bệnh ......................................................................51
Hình 4.6. ..................................................................................................................51
Hình 4.7. Lách biến dạng, tụ huyết ...........................................................................53
Hình 4.8. Ruột xuất huyết .........................................................................................53
Hình 4.9. Dạ dày chứa dịch.......................................................................................53
Hình 4.10. Tim nhão ...................................................................................................53
Hình 4.11. Phổi sung huyết .........................................................................................53
Hình 4.12. Hạch màng treo sưng xuất huyết................................................................53
Hình 4.13. Hoại tử tế bào biểu mơ ruột, HE, 200X......................................................56
Hình 4.14. Hoại tử tế bào biểu mơ ống ruột, HE, 200X ...............................................56
Hình 4.15. Hoại tử biểu mơ tá tràng, HE, 100X ..........................................................56
Hình 4.16. Hồi tràng thâm nhiễm tế bào viêm, HE, 200X ...........................................56
Hình 4.17. Tăng sinh nang lympho, thâm nhiễm tế viêm ở manh tràng, HE, 200X ......56
Hình 4.18. Hoại tử niêm mạc manh tràng, HE, 400X ..................................................56

Hình 4.19. Sung huyết hạ niêm mạc kết tràng, HE, 200X ...........................................57
Hình 4.20. Sung huyết hạ niêm mạc trực tràng, HE, 200X ..........................................57
Hình 4.21. Thối hóa tế bào hạch màng treo ruột, HE, 200X ......................................57
Hình 4.22. Tim sung huyết, HE, 200X ........................................................................57
Hình 4.23. Lách sung huyết, xuất huyết, HE, 200X.....................................................57
Hình 4.24. Phổi sung huyết, viêm phổi kẽ, HE, 200X .................................................57
Hình 4.25. Xuất huyết kẽ thận, HE, 200X ...................................................................58
Hình 4.26. Niêm mạc dạ dày sung huyết, HE, 100X ...................................................58

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Tên Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu chảy do
Parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 8640101

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc Parvovirus type 2.
- Ứng dụng quy trình chẩn đốn nhanh Parvovirus type 2 bằng phương pháp PCR
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là chó mắc bệnh do Parvovirus type 2
Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu: Máy đúc tự động, máy cắt Microton, máy li tâm,

máy votex, máy PCR, máy chạy điện di, máy chụp ảnh gel, tủ lạnh, máy đo thân nhiệt
điện tử, kính hiển vi, tủ -800C, máy votex, tủ ấm 370C, máy ủ.
Hóa chất dùng trong nghiên cứu: Formol 10%, cồn, xylen, parafin, thuốc
nhuộm haematoxylin, thuốc nhuộm eosin, dung dịch PBS, Red Gel, thạch Agarose,
bộ kít tách chiết ReliaPrepTM RNA Cell Miniprep System của hãng Promega, kit
PCR của hãng Promega.
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp như: Phương pháp mổ khám kiểm tra
bệnh tích đại thể; Phương pháp làm tiêu bản bệnh lý kiể m tra bê ̣nh tı́ch vi thể ;Phương
pháp PCR; Kết quả nghiên cứu được nhập và xử lý qua MS. Excel 2007.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Trong thời gian nghiên cứu đã có 220 chó ốm được mang đến khám, điều trị tại
Phòng khám thú y Cộng đồng, trong các nhóm bệnh được phân loại thì nhóm bệnh truyền
nhiễm chiếm tỷ lệ cao và chó nhiễm bệnh do Parvovirus chiếm tỷ lệ cao nhất (58,85%).
- Phương pháp PCR phát hiện 42 mẫu dương tính với Parvovirus type 2 trong
tổng số 49 mẫu thu thập đã test thử nhanh tại phịng khám.
- Giống chó ngoại có tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus cao hơn giống chó nội và so
với giống chó lai.
- Chó từ 6 tuần đến 24 tuần tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (47,61%).

ix

download by :


- Chó được tiêm phịng vacxin phịng bệnh do Parvovirus có tỷ lệ mắc bệnh thấp
hơn so với chó chưa được tiêm phòng.
- Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu khi chó mắc bệnh do Parvovirus type 2 là
con vật ủ rũ, mệt mỏi, nơn, ỉa chảy phân lỗng lầy nhầy có lẫn máu tươi và có mùi rất
đặc trưng.

- Các tổn thương đại thể thường thấy ở chó mắc bệnh do Parvovirus type 2 là
ruột đầy hơi, sung huyết, xuất huyết; dạ dày đầy hơi, chứa nhiều dịch, sung huyết và
xuất huyết; hạch màng treo ruột sưng, xuất huyết; gan vàng, sưng, túi mật căng to; lách
không đồng nhất và xuất huyết.
- Các tổn thương vi thể thấy ở chó mắc bệnh do Parvovirus type 2 là sung huyết,
xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm, thối hóa tế bào, hoại tử tế bào, tăng sinh nang
lympho. Các cơ quancó sự biến đổi bệnh tích chiếm tỷ lệ cao là: dạ dày, ruột và hạch
màng treo ruột.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thu Hang
Thesis title: "Study on some pathological features of canine enteritis caused by
Parvovirus type 2 and the diagnosis using PCR method"
Major: Veterinary medicine

Code: 8640101

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To determine main pathological features of canine enteritis caused by
Parvovirus type 2
- To apply PCR in rapid diagnosis of canine enteritis caused by Parvovirus type 2
Materials and Methods
- Experimental patients are dogs infected with Parvovirus type 2
- Research equipment: Automatic embedding machine, Microtone cutter,

centrifuge, vortex machine, PCR machine, electrophoresis machine, gel camera,
refrigerator, electronic thermometer, microscope, cabinet - 80°C, vortex machine,
incubator 37°C, incubator.
- Chemicals used in the study: Formalin 10%, alcohol, xylene, paraffin,
hematoxylin dye, eosin dye, PBS solution, Red Gel, agarose, ReliaPrep ™ RNA Cell
Miniprep System, Promega PCR kit of Promega.
- Research using methods such as: Necropsy for gross lesions examination;
microscopic lesions examination; PCR method; Research results are entered and
processed through MS. Excel 2007.
Main findings and conclusions
Research results show that:
- During the study period, 220 sick dogs were brought to the Community
Veterinary Clinic for treatment. In the classified groups, infectious diseases
accounted for a high proportion in which parvovirus-infected dogs accounted a
highest percentage (58.85%).
- The PCR method detected 42 samples positive for Parvovirus type 2 among
49 samples collected at the clinic.
- Parvovirus infection rate in foreign dogs are higher than that of domestic dogs
and crossbreeds. Dogs from 6 weeks to 24 weeks of age have the highest incidence of

xi

download by :


disease (47.61%). Dogs vaccinated against Parvovirus have lower rates of infection than
unvaccinated dogs.
- The main clinical symptoms in dogs infected with Parvovirus type 2 are
mucus, fatigue, vomiting, diarrhea with diluted mucus and fresh blood, and a very
characteristic odor.

- Gross lesions in dogs infected with Parvovirus type 2 are intestinal dyspepsia,
congestion, hemorrhage; flatulencewith fluid, congestion and hemorrhage; swollen
mesenteric lymph nodes, hemorrhage; yellowish liver, swelling, enlarged gallbladder;
Spasticity and hemorrhage.
- Microscopic lesions in dogs infected with Parvovirus type 2 are congestion,
hemorrhage, inflammatory cell infiltration, cell degeneration, cell necrosis, lymphocytic
hyperplasia. The organs have high rate of pathological changes are: stomach, intestines,
and mesentery.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNHCẤPTHIẾTCỦAĐỀTÀI
Ở nước ta, chó là lồi vật được nuôi phổ biến bởi sự thông minh, nhanh
nhẹn và rất trung thành. Cùng với sự phát triển của xã hội, số lượng chó cảnh
ngày càng gia tăng. Hơn nữa, chó ngày càng được quan tâm hơn đến việc chăm
sóc, ni dưỡng và khám chữa bệnh, người ta xem chó như là một thành viên
trong gia đình.
Bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirustype 2 (Canine Parvovirus type 2–
CPV 2) là bệnh truyền nhiễm cao và thường gây tử vong cao ở chó, đặc biệt chó
con dưới 1 năm tuổi. Canine parvovirus (CPVs) phát hiện vào năm 1978, nhưng
chỉ trong vịng hai năm sau đó đã trở thành bệnh mới ở chó trên tồn thế giới.
CPVs là những virus nhỏ, không vỏ được nhân lên bằng cách phân chia tế bào rất
nhanh. CPVs có 3 chủng: CPV 2a (phân lập 1984), 2b (phân lập 1984), 2c (phân
lập 2000). Qua phân lập từ năm 1979 đến 1984, các nhà khoa học đã xác định
phần lớn chó nhiễm hai chủng virus CPV2a và CPV2b. Hiện tại, CPV2a là
chủng gây bệnh chủ yếu tại Ý và Đức, trong khi CPV-2b phổ biến ở Mỹ, Đài

Loan và Nhật Bản (Battilani et al., 2001; Martella et al., 2004). Chủng CPV-2c
có sự thay đổi (Asp426Glu) trên protein VP2, đây là protein chịu trách nhiệm về
tính kháng nguyên của chủng CPV-2b, đã được phát hiện ở Việt Nam, Ý, Tây
Ban Nha, Đức, Anh và Nam Mỹ (Nakamura et al., 2004; Decaro et al., 2007).
Bệnh lây trực tiếp từ chó sang chó hoặc qua phân thải có virus phát tán
trong môi trường qua các nhân tố trung gian truyền lây: dụng cụ chăn ni,
chuồng ni, chim chóc, gậm nhấm, côn trùng ruồi nhặng mang mầm bệnh từ
phân tanh hơi hấp dẫn bay đến gây nhiễm cho chó khỏe từ ổ dịch tới các nơi
khác; thậm chí các phương tiện giao thơng. Khi nhiễm virus ủ bệnh, trên 80%
chó khơng hề có triệu chứng lâm sàng. Giai đoạn phát bệnh sau 3-10 ngày nhiễm
virus, các dấu hiệu: mệt mỏi, ủ rũ, nôn khan ra bọt dãi nhớt màu vàng xanh, sốt
và tiêu chảy thường có máu. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao, khoảng 45% (Trần Ngọc
Bích và cs., 2013). Chó bị nhiễm bệnh, không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong
rất cao trên 80%. Hiện nay chưa có những chế phẩm sinh học hay thuốc đặc trị
đối với chó bị nhiễm CPV-2. Trên thực tế, để phịng chống bệnh do CPV-2 hiệu
quả, người ni chó nên tiêm phịng vacxin.

1

download by :


Tại Việt Nam, những nghiên cứu về CPV-2 còn rất hạn chế, tuy đã có một
số nghiên cứu về bệnh nhưng mới chỉ dừng ở xác định tình hình dịch tễ, triệu
chứng lâm sàng. Chẩn đoán bệnh do CPV-2 nhanh, chính xác là rất cần thiết bởi
phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp khả năng chữa được cho con vật cao hơn
nhiều so với ở giai đoạn muộn. Trong những năm gần đây, kỹ thuật sinh học
phân tử đã phát triển một cách mạnh mẽ và chứng minh được vai trị ưu việt, kỹ
thuật PCR là một ví dụ và được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh cho
người và động vật, đây là một kỹ thuật có độ chính xác cao, ít tiêu tốn thời gian

và về mặt chi phí xét nghiệm khơng cao. Mặt khác, việc ứng dụng kỹ thuật PCR
chẩn đốn CPV-2 cịn là bước đệm cơ bản để tiến hành các nghiên cứu chuyên
sâu hơn về đặc tính di truyền của Parvovirus type 2. Xuất phát từ đặt vấn đề trên,
chúng tôi thực hiện:“Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc viêm ruột tiêu
chảy do Parvovirus type 2 gây ra và chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR”để
tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý điển hình của bệnh do CPV-2 trên
chó và chẩn đốn chính xác sự có mặt của Parvovirusbằng kỹ thuật PCR.
1.2.MỤCTIÊUCỦAĐỀTÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định được một số đặc điểm bệnh lý điển hình của chó mắc bệnh do
Parvovirus type 2 gây ra vàchẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCRgóp phần cho cơng
tác chẩn đốn phân biệt với các dịch bệnh khác để phòng chống dịch bệnh được
tốt hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số đặc điểm triệu chứng lâm sàng, bệnh lý đại thể và
vi thể chủ yếu của chó mắc Parvovirus type 2.
- Ứng dụng quy trình chẩn đốn nhanh Parvovirus type 2 bằng phương
pháp PCR.
1.3. PHẠMVINGHIÊNCỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Chó nghi mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do
Parvovirus type 2.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2017 tới tháng 10/2018
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Phòng khám thú y Cộng đồng – Khoa Thú y

2

download by :



+ Phịng thí nghiệm trọng điểm cơng nghệ sinh học thú y – Khoa Thú y
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Những nghiên cứu về bệnh lý lâm sàng và giải phẫu bệnh viêm ruột tiêu
chảy do Parvovirus type 2 ở chó để phân biệt với các bệnh truyền nhiễm khác
gần như cịn thiếu, khơng chỉ trong nước mà còn trên phạm vi thế giới. Kết quả
nghiên cứu này cung cấp các đặc điểm bệnh lý lâm sàng và các biến đổi bệnh lý
cả về đại thể và vi thể của dịch bệnh, góp phần cho cơng tác chẩn đốn phân biệt
với các dịch bệnh khác để phịng chống dịch bệnh được tốt hơn.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu thu được về đặc điểm bệnh lý của chó mắcviêm ruột
tiêu chảy do Parvovirus type 2 sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng dùng trong
giảng dạy và nghiên cứu về bệnh trên chó trong các trường đại học và các viện
nghiên cứu chuyên ngành thú y.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu này cung cấp các đặc điểm bệnh lý lâm sàng và các biến
đổi bệnh lý cả về đại thể và vi thể của dịch bệnh, góp phần cho cơng tác chẩn đốn
phân biệt với các dịch bệnh khác để phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ LỒI CHĨ
2.1.1. Nguồn gốc của lồi chó
Chó là lồi vật ni thân thiết, gần gũi, gắn bó với con người suốt chiều
dài lịch sử phát triển của xã hội lồi người, được thuần hóa cách đây khoảng
15.000 năm từ một số lồi chó sói sống hoang dã ở hầu hết các châu lục. Trung

tâm thuần hóa chó cổ xưa nhất có lẽ là vùng Đơng Nam Á, sau đó được du nhập
vào Châu Úc, lan ra khắp phương Đông và đến Châu Mỹ.
Chó được thuần hóa với mục đích giúp con người săn bắt thú, giữ nhà và
làm bạn với con người.
Đơng Nam Á là trung tâm thuần hóa chó cổ nhất. Từ đó, chó nhà xâm
nhập sang Châu Úc, các nước Phương Đông rồi du nhập sang Châu Mỹ. Ở Việt
Nam, theo các nhà khảo cổ học, chó được nuôi từ trung kỳ đồ đá mới, khoảng
3000 - 4000 năm trước công nguyên (cách đây 5 - 6 nghìn năm).
2.1.2. Một số đặc điểm sinh lý của chó
2.1.2.1. Thân nhiệt (0C)
Nhiệt độ của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt và thải
nhiệt. Sự hằng định tương đối của thân nhiệt gia súc là nhờ có trung tâm điều tiết
nhiệt nằm ở hành não.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 37,5oC - 39oC. Trong
tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tuỳ vào tính chất và mức độ bệnh.
Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố: Tuổi tác
(con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có thân nhiệt
cao hơn con đực). Sự vận động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó, khi vận
động nhiều thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường. Thân nhiệt của chó
vào lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh lệch từ 0,2oC - 0,5oC.
Ý nghĩa chẩn đốn: Thơng qua việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể chó, có thể
xác định được con vật có bị sốt hay khơng. Qua đó, sơ bộ xác định được nguyên
nhân gây bệnh, mức độ, tính chất và tiên lượng bệnh. Sự giảm nhiệt độ thường
do mất máu, bị nhiễm lạnh do một số hoá chất tác dụng đặc biệt là do trúng
độc… Sự tăng nhiệt độ gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao, gặp trong bệnh cảm

4

download by :



nóng, cảm nắng, các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, bệnh kí sinh trùng…
gây nên trạng thái sốt cao.
2.1.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút)
Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào
cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc,
trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hơ hấp từ 18 - 20
lần/phút. Chó trưởng thành: Giống chó to có tần số hơ hấp từ 10 - 20 lần/phút,
chó nhỏ có tần số hơ hấp 20 - 30 lần/phút.
Chó thở thể ngực và tần số hơ hấp cịn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
• Nhiệt độ bên ngồi mơi trường: Thời tiết q nóng nên chó phải thở
nhanh để thải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 - 160 lần/phút.
• Thời gian trong ngày: Ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi
trưa và buổi chiều chó thở nhanh hơn.
• Tuổi: Con vật càng lớn tuổi thì tần số hơ hấp càng chậm.
• Những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên.
Thông qua hoạt động hô hấp mà cơ thể lấy O2 và các chất dinh dưỡng trực
tiếp từ môi trường, thải CO2 và các sản phẩm dị hố ra mơi trường đồng thời giữ vai
trị điều tiết nhiệt. Tần số hơ hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay hít vào trong một
phút. Ở mỗi lồi gia súc đều có tần số hô hấp nhất định. Tuy nhiên ở trạng thái bình
thường tần số hơ hấp có thể thay đổi do tác động của cường độ trao đổi chất, lứa
tuổi, tầm vóc, trạng thái sinh lý, nhiệt độ mơi trường, khí hậu,…
Ở trạng thái bệnh lý, tần số hơ hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tăng
tần số hơ hấp gặp trong các bệnh gây hẹp diện tích về thể tích của phổi, những
bệnh gây sốt cao nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh trùng.
Tần số hô hấp giảm trong những bệnh: hẹp thanh khí quản, chảy máu não, hơn
mê, bại liệt sau đẻ, các trường hợp sắp chết. Tuỳ từng giai đoạn sẽ có một kiểu
thở khác nhau: Biot, Kusman, nhanh nơng,…
2.1.2.3. Tần số tim (lần/phút)

Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút). Khi
tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể
dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được

5

download by :


tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản
mở rộng, thành mạch quản căng cứng. Sau đó, nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản
tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa
vào tính chất này ta có thể tính được nhịp động mạch sẽ tương đương với mạch
tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau. Sự khác
nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong một lồi động vật, tính biệt, thời
điểm. Tuy vậy, tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi
nhất định (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996).
Tim co bóp hoạt động liên tục trong suốt cuộc đời con vật theo một nhịp
điệu nhất định gọi là chu kỳ, khi tim co bóp gọi là tâm thu (tâm thất co, tim bơm
máu vào động mạch) và khi tim giãn được gọi là tâm trương (tâm thất dãn, tim
hút máu vào tâm thất). Tần số tim mạch được quy định bằng số lần tim co bóp
trong một phút.
Ở trạng thái sinh lý bình thường:
- Chó con: 200 - 220 lần/phút;
- Chó trưởng thành: 70 - 120 lần/phút;
- Chó già: 70 - 80 lần/phút.
2.1.3. Một số đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý dạ dày - ruột
2.1.3.1. Cấu tạo và chức năng của dạ dày đơn
a. Cấu tạo
- Lớp niêm mạc: Các phần khác nhau của dạ dày có thể phân biệt bằng

màu sắc. Dựa vào màu sắc đó người ta phân thành 3 phần: thượng vị, thân vị, hạ
vị. Niêm mạc sáng nhất chỗ thượng vị, thẫm nhất ở thân vị. Màu sắc không đều
là do sự cung cấp máu, có liên quan đến hoạt động của các tuyến.
- Biểu mô: Biểu mô của niêm mạc là loại đơn trụ, rõ nhất ở thân vị, ở
đó nó tiết ra phần lớn dịch vị. Trên bề mặt của niêm mạc có những tế bào biểu
mơ hình trụ cao, nhân nằm phía cực đáy, bào tương có nhiều chất bám loại
nhờn như chất tiết của tế bào hình dài. Biểu mơ này lõm xuống dưới tổ chức
đệm làm thành tuyến.
- Đệm: Lớp đệm của niêm mạc là tổ chức liên kết thưa có pha sợi lưới
chứa tuyến dạ dày. Xung quanh các tuyến nó tạo thành lớp mỏng, có chứa những
tế bào cơ trơn riêng rẽ.

6

download by :


- Cơ niêm: Cơ niêm của niêm mạc gồm 2 lớp, vịng trong, dọc ngồi. Nó
có những nhánh đi vào tổ chức liên kết giữa các tuyến.
- Hạ niêm mạc là tổ chức liên kết thưa, xếp dày đặc, chứa nhiều huyết
quản, lâm ba quản và nhiều đám rối thần kinh.
- Áo cơ: Do sự phát sinh không đều của thành dạ dày trong quá trình phát
sinh nên hướng đi và sự sắp xếp lớn của áo cơ có nhiều điểm khác. Một phần
những sợi vòng của lớp trong biến thành những lớp chéo phụ rõ ở vùng thượng
vị. Số sợi còn lại ở lớp trong vẫn là vòng. Lớp này đặc biệt phát triển ở hạ vị, ở
đó nó tạo ra thành một vòng cơ vòng khoẻ giữ thức ăn trong dạ dày.
Lớp cơ ngoài dọc, ở đường cong lớn và đường cong nhỏ, ở 2 bên cạnh có
hướng chéo đi khơng giữ chiều dọc nữa.
Áo ngồi là biểu mơ đơn vị lát dưới nó có nhiều sợi liên kết nhỏ, tổ chức
mỡ, mạch quản và thần kinh.

- Tuyến dạ dày: Tuyến dạ dày phân thành tuyến thân vị, hạ vị và thượng vị.
- Tuyến thân vị: Còn gọi là tuyến đáy vị, là một tuyến hình nhánh ống đổ
vào xoang kế dạ dày. Ở mỗi kẽ có 2 - 3 ống cùng đổ chung vào, mỗi ống tuyến
người ta phân ra một phần dưới đáy gọi là đáy tuyến, trên là thân tuyến và cổ
tuyến. Thành ống tuyến là biểu mô phủ đơn trụ tương đối thấp và người ta thấy
bốn dạng tế bào: Tế bào chính, tế bào quây, tế bào phụ và tế bào ái bạc.
- Tuyến hạ vị: Tuyến hạ vị chủ yếu tiết ra chất nhờn và một số ít pepsin
khơng đáng kể. Nó đổ ra những lỗ châm kim sâu ở dạ dày. Lỗ châm kim xếp thưa
nhưng phân nhánh nhiều hơn, đồng thời lòng túi tuyến cũng rộng hơn hai loại trên.
Thành của ống tuyến chỉ có một loại tế bào, bào tương bắt màu axit. Đơi khi kẽ
những tế bào đó cịn gặp một số tế bào hẹp hơn, đó là những tế bào tối Ster.
Ở đây ống có những tế bào sáng, cổ tuyến có những tế bào hình trứng, bào
tương ái kiềm, nhân bị đẩy về đáy và tiết ra chất nhờn. Cổ tuyến hạ vị ở ngựa thì
dài, ngược lại lồi ăn thịt thì ngắn.
-Tuyến thượng vị: Tuyến thượng vị có phần cổ tuyến dài, thân ống rộng. Ở
lồi ăn thịt, tuyến này phát triển ít, tập trung lại phần niêm mạc gần thực quản.
b. Chức năng
Chức năng tiêu hố hố học ở dạ dày đơn là khơng nhiều, chỉ có sự tiêu
hố do các men từ tế bào chính tiết ra và các men từ nước bọt miệng xuống. Dạ

7

download by :


dày có chức năng tiêu hố cơ học và có q trình nhũ hố mỡ nhờ HCl. Dạ dày là
nơi khơng có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
2.1.3.2. Cấu tạo và chức năng của ruột non
a. Cấu tạo
Cấu tạo ruột non cũng như toàn bộ cấu tạo chung của ống tiêu hố gồm có

3 lớp từ trong ra ngồi.
- Niêm mạc: Niêm mạc ruột có nhiều gấp nếp vịng hướng theo nhiều
chiều, những gấp nếp này làm diện tích niêm mạc tăng gấp 2 - 3 lần. Niêm mạc
còn có những phần kéo dài lồi lên như những cái lông gọi là lông nhung.
- Biểu mô: Biểu mô phủ niêm mạc là biểu mơ đơn trụ, có riềm hút. Trước
đây người ta cho rằng mỗi tế bào mô ở mặt tự do của nó có một màng dày. Màng
của các tế bào ấy giáp lại với nhau tạo thành một màng có vạch khía, người ta gọi là
mâm khía; nhưng dưới kính hiển vi điện tử cho thấy rằng trên mặt tự do của mỗi tế
bào có tới 3000 vi nhung làm tăng diện tích hấp thụ lên tới 30 lần. Dưới kính hiển vi
điện tử, vi nhung có đường kính một phần vạn milimét và chiều cao một phần nghìn
milimét mà trong lõi là những ống dẫn rất nhỏ. Trên vi nhung có những mấu lồi với
đường kính 60°, các hệ thống sợi lưới đan chéo nhau.
Các dinh dưỡng thấm qua vi nhung vào tế bào rồi vào mạch quản lâm ba.
Hoá tổ chức học đã cho biết ở vi nhung có nhiều chất đa đường đơn và liên quan
với nó là các men. Các dạng đường này có vai trị bảo vệ sự xâm nhập của vi
khuẩn vào tế bào.
Trong bào tương, dưới vi nhung thấy có nhiều lớp khác nhau. Sự hìnhthành
các lớp này có liên quan đến cấu tạo hố tổ chức khơng đồng đều của bào tương. Sự
sắp xếp các bào quan phản ánh các quá trình trao đổi chất, như sau khi hấp thụ các
axit béo qua vi nhung vào tế bào nó biến thành mỡ trung tính.
Biểu mơ giữa các lơng nhung lượn xuống dưới tạo thành những lỗ châm
kim. Lỗ này thẳng hay hình ống. Đó là chỗ đổ của tuyến ruột (thường gọi là
tuyến Lieberkihn). Hình thái của tuyến này không đồng đều ở các động vật khác
nhau. Màng cứng của tế bào biểu mơ tuyến thì yếu hơn ở màng cứng mặt niêm
mạc. Ở đây tuyến khơng có màng cứng. Xen kẽ giữa các tế bào đơn trụ có những
tế bào hình dài. Đây là những tế bào phần giữa phình to, hai đầu thon lại, cực
đỉnh thơng với lông tuyến và chứa nhiều không bào nhầy, cực đáy chứa nhân
hình tam giác; bào tương chứa ít tiểu vật dài và một bộ Golgi điển hình ở phía

8


download by :


trên nhân. Ở đáy, tuyến có những tế bào Paneth to hơn các tế bào khác và có tính
chất tiết dịch.
Niêm mạc tá tràng khác niêm mạc các đoạn khác của ruột ở chỗ ngồi
tuyến ruột ra cịn tuyến tá tràng (thường gọi là tuyến Brunner). Nó nằm ở hạ
niêm mạc và có khi chiếm tồn bộ lớp ấy khiến cho thành ruột dày hẳn lên, mà
trong các lò sát sinh hay gọi là ruột đặc. Hình thái tuyến ta thấy thuộc loại tuyến
ống túi có phân nhánh.
- Đệm: Đệm là tổ chức liên kết thưa, có nhiều lưới sợi trong có nhiều đại
thực bào, tương bào và lâm ba cầu. Ngồi ra cịn nhiều hạt lâm ba (hạt lympho)
dưới dạng nang kín gọi là nang kín lâm ba, cũng có thể tập trung thành mảng
Payer. Nang kín lâm ba ở trâu bị thì to, ngựa, lợn, mèo thì nhỏ.
- Cơ niêm: Gồm những cơ trơn tạo thành những vòng trong, dọc ngồi,
ở ngựa, mèo chỉ có lớp vịng trong.
- Hạ niêm mạc: Tạo bởi tổ chức liên kết có nhiều mạch quản và thần kinh.
Ở tá tràng giữa các tuyến cũng gặp các sợi cơ trơn. Nang kín lâm ba ở lớp hạ
niêm mạc có khi phủ cả lớp cơ niêm lên lớp đệm giáp sát biểu mơ. Nói chung,
lớp này có rất nhiều nang kín lâm ba, tế bào mỡ, huyết quản, mạch quản lâm ba
và thần kinh. Ở đây một đám rối thần kinh điển hình gọi là đám rồi thần kinh
Meissen, tuỳ theo có chứa tuyến hay không mà lớp này dày lên hoặc mỏng đi.
Khu vực tuyến tá tràng của các loài cũng khác nhau: ở lợn 3 - 5 mét, ở bò 4 - 5
mét, ở ngựa 5 - 6 mét,... ở gà không có tuyến tá tràng. Ngồi niêm mạc cịn tiết ra
kích tố Entero - crinin thúc đẩy sự phân tiết dịch ruột.
- Lơng nhung: Lơng nhung là những phần lồi hình trụ của niêm mạc. Tổ
chức liên kết có nhiều sợi cơ trơn, dưới biểu mơ có một lưới mao quản và ở
chính giữa là mao quản lâm ba gọi là ống dưỡng chấp. Ở đỉnh lơng nhung có
những nhánh động mạch ngắn kéo dài nối thẳng với tĩnh mạch. Tĩnh mạch này

sau tiếp các mao quản từ lông nhung khác đến. Trong thời gian hấp thụ thì máu
chảy qua mao quản về tĩnh mạch.
Mỡ sau khi bị các men tiêu hố phân thành axit béo và glyxerin thì bị biểu
mơ nhung mao hấp thụ đưa vào các ống dưỡng chấp. Protit phân giải thành các
axit amin, đường phân giải thành glucoz thì theo mao quản về tĩnh mạch màng
treo ruột rồi qua tĩnh mạch cửa mà về gan.
- Áo cơ: Gồm 2 lớp, vịng trong và dọc ngồi. Lớp vịng trong dày, dọc

9

download by :


ngồi mỏng, giữa chúng có tổ chức liên kết, rất nhiều mạch quản và thần kinh. Ở
loài ăn thịt, khu vực sát hạ niêm mạc có một lớp cơ chéo rất mỏng.
- Áo dài: Áo dài là phúc mạc bao bọc. Trong màng treo ruột, cách ruột 10
- 15cm có một cái gờ mạch quản tạo bởi những động mạch, tĩnh mạch và nhánh
tiếp hợp động tĩnh mạch. Trong giờ đó có những nắp bằng tế bào cơ biểu mơ (tế
bào lẵng hoa), do đó mạch quản ở đây có thể đóng kín lại được giúp cho việc
điều hồ lượng máu. Khi nắp mở thì máu đi về các mạch quản của gờ và hướng
về những phần của ruột có hoạt động tiêu hố cao. Khi nắp đóng thì máu đi về
tim. Gờ này có nhiều thần kinh dưới dạng hạch bọc và dưới dạng đầu tự do.
Những hạch dưới niêm mạc và những đám rối giữa cơ có lưới mao quản
bao quanh, lưới này cung cấp máu cho tế bào thần kinh ngay cả khi cơ ruột co rút
làm hết máu.
b. Chức năng hấp thu
Sự hấp thu được thực hiện là do hoạt động của các tế bào biểu mô niêm
mạc ruột - sự hoạt động của lông nhung xúc tiến q trình hấp thu, lơng nhung co
bóp hoặc dãn nở làm thay đổi áp lực trong máu và bạch huyết, tạo điều kiện cho
các chất hoà tan trong dưỡng chất và hấp thụ dễ dàng.

Sự hoạt động của lơng nhung là do kích thích của các chất sinh ra trong
q trình tiêu hố ở ruột, những chất đó là sản phẩm của q trình tiêu hố protit
thành peptit, axit amin, tiêu hoá mỡ thành axit béo, tiêu hoá đường thành glucoza
và sự tham gia của axit mật.
Do cấu trúc phức tạp của hệ thống lông nhung, vi nhung mà các chất ding
dưỡng được hấp thụ có chọn lọc tuỳ theo kích thích và diện tích của chúng.
Trong quá trình hấp thu các ty thể trong nguyên sinh chất tế bào biểu mơ ln
thay đổi thể tích và di động từ đỉnh xuống đáy tế bào. Do cung cấp năng lượng
ATP cho hệ thống protein vận chuyển hoạt động. Ngồi ra, q trình vận chuyển
các chất cịn có sự tham gia của các bào quan khác trong tế bào như Ribosom, bộ
máy Golgi, hệ thống lưới nội bào.
Quá trình hấp thu ở ruột non chủ yếu theo phương thức khuyếch tán, thẩm
thấu và hấp thu chủ động. Sự hấp thu được thực hiện do kết quả hoạt động tích
cực của tế bào biểu mô màng nhầy ruột. Tuy nhiên không phải lúc nào ở tế bào
biểu mô ruột cũng diễn ra hiện tượng khuyếch tán và thẩm thấu theo quy luật
thơng thường tức là q trình vận chuyển các chất theo hướng từ nơi có nồng độ

10

download by :


cao đến nới có nồng độ thấp. Một số đi ngược chiều áp suất nghĩa là đi từ nơi có
nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn. Quá trình đó địi hỏi phải có năng
lượng gọi là vận chuyển chủ động nhờ protein vận chuyển phân bố trên màng
nhung mao (hay hệ thống vận tải).
Vai trò của quá trình hấp thu chịu ảnh hưởng của áp lực thuỷ tĩnh trong
ruột. Khi tăng áp lực đến 8-10 mmHg, làm ép các mao quản nhung mao thì sự
hấp thu sẽ ngừng lại, áp lực thuỷ tĩnh trong ruột thường không quá 3-5 mmHg
nên tác dụng chọn lọc ảnh hưởng ít đến sự hấp thu.

Hấp thu Protit:
Protit được hấp thu thu khoảng 94% ở ruột non dưới dạng các axit amin và
một số ít dưới dạng polipeptit phân tử thấp, mức độ hấp thu polipeptit thường rất ít.
Những axit amin khác nhau được hấp thu vào máu và bạch huyết khác
nhau, sự hấp thu có tính chất chọn lọc. Q trình này phụ thuộc vào quan hệ
tương tác của từng axit amin với dây chuyền tiêu hoá hấp thu. Khả năng tích tụ
và vận chuyển axit amin có vai trị của enzym.
Các nghiên cứu mới đây của Nguyễn Tài Lương đã chứng minh rằng hấp
thu các axit amin tạo ra trong quá trình phân huỷ protein nhanh hơn các axit amin
tự do đưa vào ruột. Vai trò của các enzym trong hấp thu, mối tương tác hợp đồng
của enzym thuỷ phân với các enzym vận tải trong phạm vi ngoại bào và nội bào
giữ vị trí rất quan trọng đảm bảo cho q trình hấp thu có hiệu suất cao nhất.
Hấp thu Gluxit:
Gluxit được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Gluxit hấp thu ở ruột non dưới
dạng monosacarit (glucoza, galactoza, fructoza) ngồi ra một phần disacarrit
trong thức ăn có thể đựơc hấp thu.
Quá trình hấp thu gluxit trong ruột non khơng đơn thuần chỉ là q trình
thẩm thấu, các phân tử đi qua màng tế bào niêm mạc ruột, mà là một q trình
sinh lí tích cực, dựa trên cơ sở thường xuyên tác động tương hỗ giữa cấu tạo tế
bào màng ruột và các phân tử đường đơn được vận chuyển.
Trên màng của tế bào niêm mạc ruột tồn tại một hệ thống vận tải tự do di
động, chuyên trách vận chuyển các chất dinh dưỡng trong đó có các chất đuờng,
khơng phải tất cả các chất đường có mặt trong khoang ruột đều được tích tụ và
vận chuyển qua màng ruột để vào máu. Bản thân các tế bào màng ruột cũng có
tính chọn lọc cao độ trong hấp thu gluxit.

11

download by :



Quá trình hấp thu đường trong các phân đoạn của từng đoạn ruột, nhưng
quá trình hấp thu xảy ra với cường độ cao tại không tràng, nơi xảy ra các q
trình hiệp đồng nhất giữa axit amin tiêu hố và vận chuyển, và là nơi mà hoạt
tính của các axit amin vận tải cao nhất.
Các q trình photphoryl hố trong tế bào biểu mơ của ruột đã thúc đẩy
q trình hấp thu. Với một số đường khơng qua q trình photphoryl hoá mà hấp
thu nhờ con đường khuyếch tán.
Hấp thu nước:
Trong ruột nước được hấp thu với một lượng tương đối lớn, trong 24 giờ
ruột có thể hấp thu 23 lít nước.
Nước hấp thu chủ yếu, hấp thu khá nhanh ở ruột non và hấp thu nhiều trong
ruột già. Sự hấp thu nước từ ruột vào máu phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu của dung
dịch. Nước ở dung dịch ưu trương không được hấp thu. Nước được hấp thu thụ
động theo các chất hoà tan, một phần nước hấp thu tích cực nhu cầu cơ thể.
Hấp thu khống:
Chất khống được hấp thu chủ yếu ở ruột non, sự hấp thu muối Natri và
Kali từ dung dịch nhược trương và đẳng trương được tiến hành tốt hơn. Tuyến
nội tiết cũng ảnh hưởng đến hấp thu natri, kali.
Điều hồ q trình hấp thu:
Q trình hấp thu được điều hồ nhờ hoạt động hệ thần kinh và vỏ não.
Hoạt động hấp thu của ruột bị phá huỷ khi thay đổi trạng thái chức năng của
trung ương thần kinh. Việc thành lập các phản xạ có điều kiện có thể ức chế hoặc
xúc tiến các quá trình hấp thu các chất khác nhau.
Việc điều hồ các q trình trao đổi chất cũng ảnh hưởng đến q trình
hấp thu.
2.2. BỆNH TRÊN CHĨ DO PARVOVIRUS TYPE 2
2.2.1. Lịch sử bệnh
Parvovirus được biết đến nhiều hơn trên chó là Canine Parvovirus type 2
(CPV-2), đây là Parvovirus thứ hai được phát hiện. Vào năm 1967, Parvovirus

đầu tiên được phát hiện là nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày ruột và bệnh
đường hơ hấp trên của chó, được gọi là “Minute virus of canines” (MVC). Sau
đó được chỉ định là CPV-1. Hầu hết các ca bị nhiễm CPV-1 đều không biểu hiện
triệu chứng lâm sàng. Vào năm 1978, đã có bài báo cáo về sự bùng nổ một bệnh

12

download by :


×