Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của chó mắc bệnh mò bao lông do demodex SPP tại phòng khám samyang animal clinic và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 64 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HÀ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH CỦA CHĨ
MẮC BỆNH MỊ BAO LƠNG DO DEMODEX SPP.
TẠI PHÒNG KHÁM SAMYANG ANIMAL CLINIC
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng… năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Ký sinh trùng, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Bệnh viện thú cảnh
Samyang animal clinic đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…. tháng… năm…
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hà

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract ................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ..................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
2.1.

Giới thiệu bệnh viện samyang animal clinc - cơ sở nghiên cứu ........................ 3

2.2.

Tổng quan về da chó và bệnh mị bao lơng ở chó ............................................. 4

2.2.1.

Tổng quan về da chó .......................................................................................... 4

2.2.2.

Bệnh mị bao lơng trên chó ................................................................................ 9

2.3.

Tình hình nghiên cứu bệnh ghẻ mị bao lơng .................................................. 21

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ................................................................. 21

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 27

3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 27

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 27

3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.2.

Hóa chất và dụng cụ......................................................................................... 27

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.3.1.

Khảo sát tình hình dịch tễ bệnh Mị bao lơng ở chó tại phịng khám thú y
Samyang animal clinic trong bốn năm 2016, 2017, 2018 và 2019 .................. 27

3.3.2.

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý bệnh Mị bao lơng ở chó .................................... 28

iii


download by :


3.3.3.

Biện pháp phòng và điều trị bệnh ghẻ Mò bao lơng ở chó .............................. 28

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 28

3.4.1.

Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin .................................................... 28

3.4.2.

Phương pháp hồi cứu ....................................................................................... 28

3.4.3.

Phương pháp quan sát và đánh giá vùng da tổn thương .................................. 28

3.4.4.

Phương pháp quy định lứa tuổi ........................................................................ 28

3.4.5.


Phương pháp xác định kiểu lông ..................................................................... 29

3.4.6.

Phương pháp lấy mẫu và xét nghiệm Demodex .............................................. 29

3.4.7.

Phương pháp phân loại Demodex spp. ............................................................. 29

3.4.8.

Phương pháp xác định bệnh tích và triệu chứng lâm sàng .............................. 29

3.4.9.

Phương pháp phịng, trị bệnh Mị bao lơng ..................................................... 31

3.4.10.

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu (SAS 9.1.3)........................................ 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận...................................................................................... 33
4.1.

Kết quả khảo sát bệnh ngồi da trên chó tại phịng khám thú y samyang
animal clinic..................................................................................................... 33

4.1.1.


Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ Mị bao lơng theo lứa tuổi ........................................ 34

4.1.2.

Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ Mị bao lơng theo tính biệt........................................ 35

4.1.3.

Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ Mị bao lơng theo kiểu lơng ...................................... 36

4.1.4.

Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ Mị bao lơng theo các mùa trong năm ...................... 38

4.1.5.

Thành phần loài Demodex gây bệnh trên chó xác định tại phịng khám
Samyang animal clicnic ................................................................................... 39

4.2.

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh mị bao lơng ....................... 40

4.2.1.

Triệu chứng lâm sàng chó mắc bệnh Mị bao lơng .......................................... 40

4.2.2.

Đặc điểm bệnh tích chó mắc bệnh Mị bao lơng ............................................... 42


4.3.

Biện pháp phịng và điều trị bệnh mị bao lơng trên chó ................................. 43

4.3.1.

Biện pháp phịng bệnh Mị bao lơng ................................................................ 43

4.3.2.

Biện pháp điều trị bệnh Mị bao lơng .............................................................. 45

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 48
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 48

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 48

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 50

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

µm

Micromet

CAPC

Companion Animal Parasite Council

cs

Cộng sự

D.

Demodex

DNA

Deoxyribonucleic acid

FeLV

Feline leukemia virus

GABA


Gamma - Aminobutyric Acid

Hb

Hemoglobin - Huyết sắc tố

KgTT

Kilogam thể trọng
Pound - Đơn vị cân

Lbs

1pound = 0,45359237 kg.

NSAID

Non - steroidal anti-inflammatory drug Thuốc chống viêm không steroid

pH

Power of hydrogen - Chỉ số đo hoạt động của
các ion H+ trong dung dịch.

ppm

Parts per million - một phần triều

rDNA


Deoxyribonucleic acid Ribosome

SAS

Statistical Analysis System

SID

Once a day - Ngày một lần

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số sản phẩm điều trị bệnh Mị bao lơng chó .......................................... 20
Bảng 4.1. Tỷ lệ chó mắc bệnh ngồi da tại phịng khám Samyang animal clinic ......... 33
Bảng 4.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ Mị bao lơng theo lứa tuổi...................................... 34
Bảng 4.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ Mị bao lơng theo tính biệt..................................... 35
Bảng 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ mị bao lơng theo kiểu lơng ................................... 37
Bảng 4.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ Mị bao lơng theo mùa ........................................... 38
Bảng 4.6. Một số triệu chứng lâm sàng chó mắc bệnh Mị bao lơng ........................... 40
Bảng 4.7. Kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh hóa máu chó mắc bệnh Mị
bao lơng......................................................................................................... 43
Bảng 4.8. Kết quả theo dõi phịng bệnh Mị bao lơng trên chó bằng biện pháp
khám tổng qt định kỳ hàng tháng. ............................................................. 44
Bảng 4.9. Kết quả theo dõi phịng bệnh Mị bao lơng trên chó bằng biện pháp .......... 44
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh Mò bao lơng trên chó ................................................. 46


vi

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ chó mắc các bệnh ngồi da tại phịng khám Samyang animal
clinic........................................................................................................... 33
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ Mị bao lơng theo lứa tuổi................................... 35
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ Mị bao lơng theo tính biệt.................................. 36
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ Mị bao lông theo kiểu lông ................................ 37
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ Mị bao lơng theo các mùa trong năm ................ 39

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu trúc của da............................................................................................... 5
Hình 2.2. Hình thái và các giai đoạn phát triển của Demodex canis ........................... 11
Hình 2.3. Vịng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex canis ...................... 12
Hình 2.4. Hình thái ba lồi Demodex (D. canis, D. injai, D. cornei) .......................... 18
Hình 3.1. Dung dịch nhuộm Diff - Quick .................................................................... 30
Hình 3.2. Hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa máu và bộ kit xét nghiệm .................... 31
Hình 3.3. Thuốc Greentix ............................................................................................ 32
Hình 4.1. Hình thái D. canis quan sát trên kính hiển vi ............................................... 40
Hình 4.2.

Chó nhiễm Demodex gây sưng phù, rụng lông vùng mặt, chân và sưng

khớp .............................................................................................................. 41

Hình 4.3. Chó nhiễm Demodex, tồn thân đóng vảy, có dịch mủ ............................... 41
Hình 4.4. Chó nhiễm Demodex gây tăng sắc tố da, da chuyển màu tím than ............. 41
Hình 4.5. Chó nhiễm Demodex gây rụng lơng, da nhăn nheo, đóng vảy .................... 42
Hình 4.6. Ghẻ Demodex canis được quan sát qua kính hiển vi ................................... 42
Hình 4.7. Vi khuẩn staphylococcus, bạch cầu trung tính, lympho và đại thực
bào ................................................................................................................ 42
Hình 4.8. Kết quả điều trị sau 10 tuần ở chó Golden ................................................... 47
Hình 4.9. Kết quả điều trị sau 11 tuần ở chó becgie Đức ............................................ 47

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hà
Tên luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
của chó mắc bệnh mị bao lơng do Demodex spp. tại phịng khám Samyang animal
clinic và biện pháp phòng trị”
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 8640101

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
-

Xác định yếu tố lứa tuổi, tính biệt, mùa vụ, cấu trúc lơng ảnh hưởng đến bệnh Mị

bao lơng ở chó.
Nghiên cứu đặc điểm bệnh tích, triệu chứng lâm sàng của chó bị bệnh Mị bao lơng.
Đề xuất biện pháp phịng trị bệnh.

Ngun liệu: chó có biểu hiện bệnh ngoài da, các mẫu Demodex spp., dung dịch
nhuộm Diff - Quick và các dụng cụ cần thiết cho xét nghiệm sinh hóa máu.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp theo dõi, thu thập và hồi cứu, phương pháp
quan sát, đánh giá vùng da tổn thương, phương pháp quy định lứa tuổi, kiểu lông và phân
loại Demodex spp., phương pháp xác định bệnh lý, phương pháp phịng trị bệnh.
Kết quả chính và kết luận
Thành phần ghẻ gây bệnh là loài D. canis, tỷ lệ nhiễm chiếm 15,05%. Chó từ 1-3
tuổi thường bị nhiễm bệnh hơn các nhóm tuổi khác. Tỷ lệ chó mắc bệnh ở giống cái cao
hơn giống đực, dịng chó lơng dài cao hơn dịng chó lơng ngắn và bệnh tập trung chủ
yếu vào mùa thu.
Bệnh lý: chó bị bệnh biểu hiện sốt, mệt mỏi, bỏ ăn, rụng lông, sần sùi trên mặt,
khuỷu tay trước, cổ, quanh bụng, phù chân, bong vảy và tăng sắc tố da. Sinh hóa cho
thấy thiếu máu, tăng bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan, giảm albumin và tăng
nồng độ globulin. Các tổn thương dịch rỉ cho thấy bạch cầu trung tính, hồng cầu, tế bào
lympho, staphylococcus và đại thực bào.
Phòng trị bệnh: cắt lông, vệ sinh vùng da bị ghẻ, tắm với Greentix, uống thuốc
(Cephalexin, Prednisolone, Silymazin), nhỏ Advocate 2 tuần/ lần, trong 1 tháng.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Ha
Thesis title: “Research on some epidemiological characteristics, clinical symptoms and

lesions of dogs infected with Demodicosis disease caused by Demodex spp. at the
Samyang animal clinic and prevention measures”
Major: Veterinary Medicine

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
-

To determinine factors of age, sex, seasons, fur structure affecting Demodicosis
disease in dogs.

To study the characteristics of lesions and clinical symptoms of dogs suffering
from Demodicosis disease.
To propose prevention measures.
Materials and Methods
Materials: dogs showing skin disease, Demodex spp. samples, Diff - Quick dye
solution and other equipment required for haematobiochemistry.
Method: Method of expectant, data collection and retrospective, method of
observe and assessment of damaged skin areas, methods of age determination, hair type
and Demodex spp. classification, pathological identification methods, pervention
measures methods.
Main findings and conclusions
The component of pathogenic mites is D. canis, the infection rate accounts for
15.05%. Dogs of 1 to 3 years old were more commonly infected than other age groups. The
prevalence in female dogs is higher than that in male dogs, the prevalence in long-haired
dog is higher than the short-haired breed and the disease is concentrated mainly in the fall.
Pathology: infected dogs present with fever, fatigue, loss of appetite, alopecia,
papules on the face, elbows, neck, around the abdomen, leg edema, desquamation and

hyperpigmentation. Haemato-biochemistry: anaemia and leucocytosis with neutrophilia
and eosinophilia, reduced albumin and increased globulin. Oozing lesions revealed
neutrophils, erythrocytes, lymphocytes, staphylococcus and macrophages.
Treatment: clipping, wash scabies infected area, bathe with Greentix,
administer medicine (Cephalexin, Prednisolone, Silymazin), drop advocate 2 weeks/
time, for one month.

x

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chăn ni, chó là một lồi gia súc được con người thuần hố từ rất
sớm. Khi đó, lồi người ni chó để giữ nhà và cũng là nguồn thực phẩm khi cần
thiết. Song song với lịch sử phát triển, con người đã sử dụng chó vào nhiều mục
đích khác nhau: ở vùng Bắc cực chó được sử dụng trong việc kéo xe trượt tuyết,
chó chăn cừu ở những nước ni cừu, chó tham gia vào các chương trình giải trí
(chó làm xiếc), chó phục vụ cho ngành an ninh - quốc phịng, chó làm nhiệm vụ
cứu hộ và chó làm cảnh. Qua q trình chọn lọc tự nhiên và dưới sự tác động của
con người, lồi chó ngày nay đã có rất nhiều giống khác nhau. Bên cạnh những
giống chó bản địa của nước ta thì các giống chó ngoại cũng được du nhập về rất
nhiều. Cùng với đó, nhu cầu về ni thú cưng ngày càng tăng không chỉ về số
lượng mà cả về chất lượng. Người ta có thể tìm hiểu cặn kẽ tên tuổi, gốc gác, sở
thích, cách chăm sóc từng giống chó trên thế giới qua các trang web chun về
chó. Khơng dừng lại ở thú vui và niềm đam mê nhất thời, người ni chó cảnh đã
bắt đầu quan tâm và tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, xuất xứ, phả hệ, giấy khai sinh
của chó đồng thời đi sâu vào nghiên cứu kỹ về một giống chó nếu họ có ý định
đầu tư ni. Các phịng khám thú y theo đó mà cũng không ngừng tăng lên nhờ

nhu cầu điều trị, chăm sóc và ký gửi.
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
mưa nhiều, có điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn
và ký sinh trùng phát triển, gây chết nhiều chó ở Hà Nội, đặc biệt là các dịng chó
cảnh ngoại nhập có sức đề kháng kém hơn so với chó bản địa. Trong đó, các
bệnh liên quan đến ký sinh trùng hết sức nguy hiểm vì nó khơng thể hiện ngay ra
bên ngoài mà từ từ phá hủy cơ thể vật chủ, khó phát hiện, khi bệnh đã tiến triển
nặng rất khó cứu chữa, chi phí điều trị cao, thời gian điều trị kéo dài, gây thiệt hại
kinh tế cho nhiều người chăn nuôi, đặc biệt là những người chăn ni những
giống chó q hiếm.
Ghẻ trứng cá hay mị bao lơng (Demodicosis) là một trong số các bệnh kí
sinh trùng trên chó do Demodex spp. gây nên. Demodex spp. ký sinh trong bao
nang lông và tuyến bã nhờn của da gây viêm ngứa và tổn thương da, khó khăn
trong điều trị dứt điểm, làm giảm sút sức đề kháng của vật nuôi dẫn đến những
bệnh kế phát nguy hiểm khác. Chó mắc bệnh thường gầy gị, ốm yếu, bệnh nặng

1

download by :


có thể gây ảnh hưởng đến thận và làm giảm khả năng sinh sản.
Theo Sakulploy R. và Sangvaranond A (2010), có 3 lồi Demodex mà có
thể gây ra bệnh Mị bao lơng ở chó. D. canis gây viêm nang lơng và mụn nhọt ở
chó, D. injai gây ra da nhờn ở chó, D. cornei có thể gây ra bệnh ngứa trên da chó.
Theo Rojas M.de et al. 2012, nghiên cứu hình thái và đặc điểm sinh học cũng
quan sát thấy có ba lồi Demodex với một số đặc điểm khác biệt. Ghẻ Mị bao
lơng khó điều trị dứt điểm, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến sức khỏe, thẩm mĩ của
chó. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của chó mắc

bệnh mị bao lơng do Demodex spp. tại phòng khám Samyang animal clinic và
biện pháp phòng trị”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định yếu tố lứa tuổi, tính biệt, mùa vụ, cấu trúc lơng ảnh hưởng đến
bệnh Mị bao lơng ở chó.
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh tích, triệu chứng lâm sàng của chó bị bệnh do
Demodex spp. gây ra.
- Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh Mò bao lơng cho chó có hiệu quả.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
a. Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện
thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của
bệnh Mị bao lơng ở chó trong điều kiện chăn nuôi hiện nay ở nước ta.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là những minh chứng về tác hại của bệnh
mị bao lơng ở chó, đồng thời là những khuyến cáo có ý nghĩa cho những hộ gia
đình ni chó ở Hà Nội và các địa phương khác.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN SAMYANG ANIMAL CLINC - CƠ SỞ
NGHIÊN CỨU
Bệnh viện Samyang Animal Clinic, trực thuộc công ty Samyang
Anipharm Hàn Quốc, được xây dựng với tiêu chuẩn bệnh viện 5 sao dành cho
thú cưng, với đầy đủ các dịch vụ và tiện ích: khám, chữa bệnh, pet shop, spa,
tắm gội và khách sạn lưu trú… Với hơn 3 năm thành lập, quy mô 5 cơ sở, 2 cơ

sở trong Hồ Chí Minh và 3 cơ sở tại Hà Nội tại các địa chỉ 29 N7A Nguyễn
Thị Thập, 83 Kim Mã và 365 Nguyễn Hồng Tơn, phịng khám ngày càng
nhận được sự tin cậy của chủ thú cưng. Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn
cao, tận tâm với công việc. Đứng đầu là bác sĩ Hu Jin Yoo (Hàn Quốc) và các
bác sỹ tốt nghiệp Khoa Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bệnh viện
được trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc hiện đại và thường xuyên phối hợp
cùng với Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo trao
đổi vấn đề chuyên môn, nâng cao năng lực, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho sinh viên, học viên thực tập tại bệnh viện.
Đối tượng khách hàng tới thăm khám và điều trị tại bệnh viện trong hai
năm đầu chủ yếu là người nước ngoài, thú cưng được chăm sóc kỹ lưỡng và được
thăm khám sức khỏe thường xuyên. Trong hai năm trở lại đây, lượng khách hàng
Việt tại khu vực Hà Nội ngày càng tăng và tỷ lệ các khách hàng tái khám tại bệnh
viện đạt trên 85%.
Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất đầy đủ, được các bác sỹ, y tá cũng như ban giám đốc tạo
điều kiện thuận lợi tiến hành nghiên cứu.
- Hệ thống dữ liệu thông tin khách hàng được lưu trữ tồn bộ kể từ khi
thành lập nên cơng tác lấy số liệu được đảm bảo.
- Chó mang đến khám và điều trị tại phịng khám có cả giống chó nội và
chó ngoại, ở các lứa tuổi khác nhau.
Khó khăn:
- Đa phần khách hàng là người nước ngồi nên có nhiều trường hợp đang
điều trị thì chủ vật ni phải về nước.
- Các ca bệnh đều không quá nặng đến mức làm chết chó nên khơng tiến
hành mổ khám chó để lấy mẫu bệnh phẩm ở các cơ quan bên trong.

3

download by :



2.2. TỔNG QUAN VỀ DA CHĨ VÀ BỆNH MỊ BAO LƠNG Ở CHĨ
2.2.1. Tổng quan về da chó
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và là hàng rào giải phẫu - sinh lý giữa
động vật và môi trường. Có vai trị bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương vật lý, hóa
học, vi khuẩn và cảm nhận nhiệt độ mơi trường như nóng, lạnh, đau, va chạm,
ngứa… Ngồi ra, da có khả năng hiệp đồng với các hệ thống cơ quan nội tạng và
do đó phản ánh các quá trình bệnh lý trong cơ thể. Da là một tấm gương phản
chiếu không chỉ các điều kiện bên trong mà cả thế giới bên ngồi mà nó tiếp xúc.
2.2.1.1. Tính chất vật lý
Theo Safari Veterinary Care Centers, tại các điểm giao bên trong và bên
ngoài cơ thể, da tiếp nối với màng nhầy lót trên bề mặt bên trong hệ tiêu hóa, hơ
hấp, mắt và niệu sinh dục. Da dày hơn ở phần trên của cơ thể so với bụng và da ở
bàn chân dày hơn so với phần còn lại của chân. Da dày nhất tại trán, cổ lưng, ngực
lưng, mơng và gốc đi. Nó mỏng nhất dưới cánh tay và chân, bẹn và xung quanh
hậu môn. Bề mặt lơng có tính axit, với độ pH dao động ở chó và mèo từ 5,5 đến 7,5.
2.2.1.2. Cấu tạo da chó
Theo Merch Veterinary Manual, tùy thuộc vào lồi và tuổi, da có thể bằng
12 đến 24% trọng lượng cơ thể của chó. Da có 3 lớp chính: lớp biểu bì hoặc lớp
ngồi cùng, lớp hạ bì hoặc lớp giữa và lớp dưới da hoặc lớp trong cùng. Các bộ
phận quan trọng khác của da bao gồm phần phụ của da (như lơng, móng vuốt),
cơ dưới da và mỡ.
a. Biểu bì: là lớp ngồi cùng của da - lá chắn mơi trường của cơ thể. Nó
được tạo thành từ các tế bào sừng hóa cứng, liên tục được hình thành và bong ra
khỏi bề mặt, gồm nhiều tế bào biểu mơ dẹt. Tầng tế bào biểu bì ngồi cùng là
những tế bào chết đã hoá sừng. Tầng tế bào biểu bì trong cùng là những tế bào
sống hình đa giác, có khả năng sinh trưởng khơng ngừng. Trong lớp tế bào biểu
bì khơng có mạch máu tới, dinh dưỡng thực hiện nhờ sự thẩm thấu từ các mao
mạch bên dưới.

Lớp biểu bì bao gồm nhiều loại tế bào như tế bào sừng, tế bào hắc tố, tế
bào tua (Langerhans) và tế bào cảm giác (Merkel). Mỗi tế bào này đều có chức
năng đặc biệt.
- Tế bào sừng cung cấp một lớp bảo vệ, liên tục được đổi mới trong một
quá trình gọi là sừng hóa. Trong q trình này, các tế bào da mới được tạo ra gần

4

download by :


gốc biểu bì và di chuyển lên trên. Lớp tế bào da chết trên cùng liên tục bị bong ra
và được thay thế bởi tế bào từ các lớp thấp hơn. Bệnh, một số loại thuốc và viêm
cũng làm thay đổi sự phát triển và sừng hóa tế bào bình thường. Biểu bì khơng
chứa mạch máu nên vi khuẩn khơng xâm nhập vào cơ thể nếu vết thương chưa
sâu đến lớp hạ bì.
- Tế bào hắc tố nằm ở đáy của lớp biểu bì, vỏ rễ bên ngồi của sợi lông,
các ống dẫn của tuyến dầu và tuyến mồ hôi. Các tế bào hắc tố sản xuất màu da và
tóc được gọi là melanin. Sản xuất melanin được kiểm soát bởi cả hormone và
gene nhận được từ cha mẹ. Melanin giúp bảo vệ tế bào khỏi các tia gây hại của
mặt trời và mang lại cho chú chó màu sắc đặc biệt.
- Các tế bào tua là một phần của hệ thống miễn dịch, có nguồn gốc từ tủy
xương, theo máu xâm nhập vào da. Những tế bào này bị hư hại khi tiếp xúc với
tia cực tím và thuốc chống viêm quá mức. Các tế bào Langerhans đóng một vai
trò quan trọng trong phản ứng của da với các chất lạ kích ứng, chúng phá hủy và
trình diện kháng nguyên xâm nhập vào da cho các lympho bào có mặt trong biểu
bì. Có khả năng thực bào và ẩm bào mạnh.
- Tế bào cảm giác là những tế bào chuyên biệt liên quan đến các cơ quan
cảm giác trên da. Chúng được biệt hóa thành các thụ thể cảm giác đau, tế bào
Merkel liên kết với các tế bào hóa sừng bên cạnh nhờ thể liên kết. Ở đáy tế bào

tạo xynap với đầu tế bào thần kinh. Do vậy, tế bào Merkel giúp cung cấp cho
động vật thông tin về cảm giác.

Hình 2.1. Cấu trúc của da
Nguồn: DogAllergiesOnline.com

5

download by :


b. Hạ bì: bao gồm một mạng lưới các mơ liên kết chứa các dây thần kinh,
mạch máu, nang lông, tuyến mồ hôi và dầu. Là lớp mô liên kết sợi vững chắc
nằm dưới lớp biểu bì, kết cấu gồm 98% sợi keo và 1,5% sợi đàn hồi. Lớp này
quyết định tính bền và tính đàn hồi của da. Lớp hạ bì của bìu là chỗ duy nhất
chứa nhiều bó cơ cho phép nó co lại trong điều kiện lạnh.
Lớp hạ bì hỗ trợ và ni dưỡng lớp biểu bì và phần phụ của da. Các mạch
máu cung cấp các chất dinh dưỡng cho lớp biểu bì nằm trong lớp hạ bì. Mạch
máu cũng điều chỉnh nhiệt độ da và cơ thể. Các dây thần kinh cảm giác nằm ở
lớp hạ bì và nang lơng. Dây thần kinh vận động cũng có mặt giúp da phản ứng
với các cảm giác va chạm, đau, ngứa, nóng và lạnh. Lớp hạ bì tiết ra protein
collagen, hỗ trợ da. Ngồi ra, cịn có các tế bào miễn dịch trong lớp hạ bì bảo vệ
chống lại các tác nhân truyền nhiễm đi qua lớp biểu bì.
Sau đây là danh sách một số cấu trúc có trong lớp hạ bì:
- Cơ dựng lơng - cơ được gắn vào nang lơng, nằm trong lớp hạ bì cho
phép lông dựng đứng lên. Phản ứng này sẽ được nhìn thấy trong những thời điểm
nguy hiểm hoặc phấn khích để thể hiện sự gây hấn hoặc thể hiện sự to lớn hơn so
với đối thủ. Nó cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ và hoạt động
của tuyến bã nhờn.
- Tuyến bã nhờn - các tuyến mở vào nang lông. Sự tiết dầu của chúng giữ

cho da mềm mại và dẻo dai, bằng cách hình thành lớp phủ bề mặt giữ độ ẩm và
duy trì độ ẩm thích hợp. Màng dầu cũng trải đều trên thân tóc, tạo cho nó một lớp
sáng bóng và kháng khuẩn. Trong thời kỳ suy dinh dưỡng hoặc căng thẳng, các
tuyến này không hoạt động làm cho bộ lông trông xỉn màu và khơ.
- Tuyến mồ hơi - gồm có hai loại ở chó và mèo. Một loại giống như ở
người và gây ra mồ hơi điển hình. Loại này được gọi là tuyến mồ hôi nội
tiết. Các tuyến nội tiết chỉ nằm trên bàn chân và mũi của chó và mèo, quan sát
thấy khi chúng kích động hoặc phấn khích. Một loại tuyến mồ hôi khác được gọi
là tuyến mồ hôi tiết mùi - nằm trong sự liên kết chặt chẽ với hầu hết các nang
lông trên khắp cơ thể.
c. Lớp dưới da - lớp trong cùng của da, tạo thành từ mơ liên kết thưa nối
hạ bì với các cơ quan bên dưới, chứa chủ yếu là các tế bào mỡ. Mỡ dưới da đóng
vai trị như lớp đệm hấp thu va chạm và cách nhiệt, cung cấp chất điện giải và
năng lượng, bảo vệ mô bên dưới khỏi lạnh và chấn thương.

6

download by :


2.2.1.3. Một số yếu tố phụ thuộc da
a. Lông
Lông là cấu trúc khơng có sự sống, được tạo bởi phần nang lơng. Bên
ngồi sợi lơng là lớp keratin đã hố sừng, bên trong là keratin lỏng lẻo. Nang
được bao bọc bởi nhu mơ liên kết thuộc lớp hạ bì. Lơng có hình trụ dài, cắm sâu
vào trong da và gồm có 2 phần: thân lơng và chân lơng. Thân lơng: trồi lên trên
mặt da, cấu tạo gồm có tủy lơng - ở chính giữa trục lơng, chứa những tế bào chưa
hóa sừng, cịn nhân. Giữa các tế bào có khoang chứa khơng khí, nhờ vậy lơng có
tính khơng dẫn nhiệt. Màng vỏ lông: cấu tạo bởi những tế bào dẹp xếp thành lớp
đã hóa sừng, khơng có nhân, khơng có sắc tố. Chân lơng: nằm sâu trong da, đó là

vùng dinh dưỡng sinh trưởng của lông. Phần tận cùng của chân lơng phình to gọi
là củ lơng. Cắt dọc theo chân lơng có 2 phần: ngồi cùng là bao sợi liên kết, trong
là bẹ lông, là phần kéo dài của biểu bì da.
Tuyến bã nhờn: vị trí thường nằm giữa chân lơng và cơ dựng lơng, có vai
trị tiết ra chất làm mềm da và lông, ức chế vi khuẩn phát triển.
Tuyến mồ hơi: vị trí nằm sâu trong lớp hạ bì. Tuyến mồ hơi là những
tuyến ống. Tùy theo tính chất của chất tiết mà tuyến mồ hơi được phân thành hai
loại: loại tiết dịch đậm đặc: có nhiều hạt protide và có mùi riêng biệt đối với từng
lồi, có khi với từng cá thể. Loại tiết dịch lỗng: khơng mùi, thường có ở những
vùng lơng ít hay khơng có lơng.
Tuyến sữa: là loại tuyến mồ hơi biến đổi để thích ứng với chức phận tạo
sữa, tuyến này chỉ thấy trên gia súc cái, tuyến sữa là một khối trịn dẹp nằm trong
hạ bì đẩy da phồng lên.
2.2.1.4. Chức năng sinh lý của da
a. Chức năng bài tiết
- Tiết mồ hơi: giữ vai trị quan trọng trong điều hịa thân nhiệt.
b. Chức năng bảo vệ
- Bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như:
những va chạm cơ học, sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, ngăn cản sự xâm
nhập của tia tử ngoại và hóa chất… Cung cấp cảm giác về áp lực, nhiệt độ, đau,
tiếp xúc.
- Điều hòa thân nhiệt, tham gia q trình trao đổi chất, hơ hấp nhờ mạng
lưới mao mạch và các tuyến nằm ở da.

7

download by :


- Dự trữ mỡ và nước.

- Tổng hợp 7 - dehydrocholesterol để chuyển thành vitamin D3 bởi tia
cực tím.
2.2.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến da
a. Yếu tố bên trong
- Yếu tố di truyền: gene đóng vai trị quan trọng trong quá trình tổng hợp
protein - vật liệu cấu trúc nên các bộ phận cơ thể, trong đó có da. Các thành phần
của da như collagen tạo độ đàn hồi và sắc tố melanin tạo nên màu da cũng có bản
chất là protein. Cũng bởi di truyền nên con cái thường mang những đặc điểm của
bố mẹ về loại da và màu sắc da.
- Yếu tố hormone: hormone và sự thay đổi nồng độ của chúng có thể tác
động đáng kể lên da. Trong quá trình động dục hay mang thai, hormone có thể
làm tăng sự sản sinh hắc tố và dẫn đến chứng tăng sắc tố da, ảnh hưởng đến sự
cân bằng độ ẩm và màu sắc của da. Sự rối loạn hormone (estrogen, thyroxin,
adrenalin) thường dẫn đến tình trạng rụng lơng, viêm da trên chó, lớp da ngồi
dày lên, màu da khác thường, da tróc vảy có thể rụng lông thành từng đốm sau
vài tháng. Những vùng thường bị là ngực, cổ, hông, đùi.
- Tuổi tác: quá trình già yếu đi sẽ dẫn tới các hiện tượng như suy thối
các khớp, da mất tính đàn hồi tạo thành nhiều nếp nhăn, chảy xệ, thâm nám...
b. Yếu tố bên ngồi
- Mơi trường: mơi trường xung quanh có thể là nguồn lây nhiễm các
ngoại ký sinh trùng. Điều này thấy rõ ở những nơi ni nhốt chó với mật độ cao,
mơi trường ẩm thấp. Từ đó, tạo điều kiện tốt cho sự xâm nhập các ngoại ký sinh
trùng và nấm.
- Dinh dưỡng:
+ Thiếu acid béo: thường gặp trên chó chỉ nuôi bằng thức ăn hộp, thức ăn
khô bảo quản kém hay quá hạn sử dụng, mỡ thiu sẽ làm hư vitamin D, E, biotine.
Thiếu acid béo sẽ làm lông khơ bạc màu, da dày có vảy nhẹ. Lâu ngày da tiết
nhiều bã nhờn dễ dẫn đến viêm da có mủ, làm giảm sức đề kháng của da.
+ Thiếu đạm: việc mọc lơng bình thường và hóa sừng trên bề mặt da cần
25 - 30% lượng đạm cung cấp hằng ngày. Thiếu đạm sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn

thương trên da nhất là đối với chó đang lớn.
+ Thiếu vitamin A: việc cung cấp thiếu hay thừa vitamin A cũng dẫn đến
hậu quả như nhau trên lâm sàng như: tăng sừng hóa bề mặt biểu mơ, tăng chất

8

download by :


sừng ở các tuyến bã làm tắc đường dẫn và ngưng bài tiết, xuất hiện nhiều nốt
mẩn đỏ, lông bạc màu, rụng lông từng mảng dễ dẫn tới bị viêm nhiễm.
+ Thiếu vitamin E: làm da dễ bị sừng hóa, tăng tiết bã nhờn, rối loạn sinh
lý ở da.
+ Thiếu vitamin nhóm B: chủ yếu là thiếu biotine, vitamin B2, niacine.
Biotine có thể bị vơ hoạt trong khẩu phần có q nhiều trứng sống vì có chứa
avidine, kết hợp với biotine làm nó mất tác dụng. Điều trị bằng kháng sinh cho
uống kéo dài cũng làm thiếu biotine. Dấu hiệu đặc trưng nhất là rụng lơng vịng
trịn quanh mặt và mắt. Nặng hơn sẽ thấy đóng vảy bất kì nơi nào đi đôi với việc
ngủ lịm, tiêu chảy, gầy. Thiếu vitamin B2 sẽ dẫn tới viêm da bã nhờn khô quanh
mắt, bụng. Thường hiếm khi thiếu B2 vì vài miếng thịt nhỏ hay một ít sữa cũng
cung cấp đủ nhu cầu. Niacine chỉ thiếu trong khẩu phần ít đạm, lúa mì. Lúa mì
chứa ít tryptophan, tiền chất của niacine. Triệu chứng khi thiếu: tiêu chảy, gầy,
viêm da, ngứa chân sau và bụng.
+ Thiếu đồng: dẫn đến việc thiếu các sắc tố của lơng, da sừng hóa, khơ và
nhăn nheo.
+ Thiếu kẽm: kẽm khống đóng vai trị quan trọng trong nhiều chất trong
cơ thể chó bao gồm enzyme, protein và hormone. Kẽm cũng quan trọng đối với
chức năng hệ thống miễn dịch và chức năng tuyến giáp. Chó có khẩu phần ăn
nhiều Ca, ngũ cốc (chứa nhiều phytase) hay tiêu chảy mãn tính dẫn đến kém hấp
thu kẽm. Triệu chứng: phát triển chậm chạp, tiêu chảy và nhiều bệnh nhiễm trùng,

da ửng đỏ, rụng lông sưng mủ ở cằm, xung quanh miệng, mắt, tai, âm hộ, bao
dịch hoàn, bao qui đầu, hậu mơn. Da tiết nhiều bã nhờn, tăng sừng hóa và có thể
nứt sâu ở những điểm chịu áp lực lớn như gan bàn chân.
- Bệnh da liễu: do ký sinh trùng gây nên như Demodex, Sarcoptes…
2.2.2. Bệnh mò bao lơng trên chó
Bệnh mị bao lơng ở chó (Demodicosis) là một trong những căn bệnh
ngồi da phổ biến ở chó gây ra bởi ngoại ký sinh trùng có tên khoa học là
Demodex spp.. Chó nhiễm mị bao lơng Demodex spp. thường biểu hiện như:
ngứa, tổn thương ngồi da, rụng lơng, thường xuất hiện quanh mắt, hai chân
trước hay toàn bộ cơ thể, viêm da sâu có dịch rỉ, có mủ, mùi hơi tanh, đóng vảy.
2.2.2.1. Vị trí Demodex spp. trong hệ thống phân loại động vật học
Theo Triệu Nguyên Trung và cs. (2013), vị trí Demodex spp. ký sinh trên
chó trong hệ thống phân loại động vật như sau:

9

download by :


Giới: Animalia.
Ngành: Arthropoda.
Lớp: Arachnida.
Phụ lớp: Acari.
Bộ: Trombidiformes.
Họ: Demodicidae (Mò bao lơng).
Giống: Demodex.
Lồi: Demodex canis, Demodex injai, Demodex cornei.
Theo Phan Lục (2006), Demodex canis là loại mị nhỏ, khơng có lơng, kí
sinh ở tuyến bã nhờn bao lơng, cấu tạo cơ thể trưởng thành chia làm 3 phần: đầu,
ngực và bụng.

- Đầu: là đầu giả, ngắn, hình móng ngựa gồm một đơi xúc biện (palpe), có
3 đốt, đốt cuối có 4 - 5 tơ hình que, một đơi kìm (chelicera), một tấm dưới miệng
(hypostome).
- Ngực: có 4 đơi chân rất ngắn, tiêu giảm giống như hình mấu.
- Bụng: dài, có nhiều vân ngang ở mặt lưng và mặt bụng. D. canis đực: có
dương vật nhơ lên ở phần ngực của mặt lưng. D. canis cái: có âm hộ nằm chính giữa
phần thân của mặt bụng, kể từ gốc chân thứ tư lui xuống phía dưới phần bụng.
Theo Hiệp hội ký sinh trùng động vật (CAPC), trong các loài Demodex ,
chiều dài của ghẻ trưởng thành dao động từ 180 đến 210 µm đối với D. canis, 330 đến
370 µm đối với D. injai và 90 đến 140 µm đối với D. cornei. Bệnh do D. canis khá
phổ biến ở chó cịn bệnh do D. injai hoặc D. cornei ở chó dường như rất hiếm.
Theo R. Mueller, trong cuộc hội thảo năm 2017, Ivan Ravera (Tây Ban
Nha) khai mạc hội thảo đã đưa ra thảo luận vấn đề các loài Demodex gây bệnh
trên chó. Trước đây, Demodex thường được xác định thơng qua các đặc điểm
hình thái và vật chủ mang chúng. Một vài năm trở lại đây, kỹ thuật PCR ngày
càng phát triển và trở thành công cụ hữu hiệu giúp xác định chính xác các lồi
Demodex. Hai nghiên cứu sử dụng 16s rDNA và đưa ra kết luận có hai lồi
Demodex gây bệnh trên da chó là D. canis và D. injai. Theo đó, dạng đi ngắn
D. cornei chỉ là một dạng biến thể của D. canis do khoảng cách di truyền khơng
đủ xa để tách thành lồi mới. Điều này được đa số ủng hộ bởi đoạn mồi được sử
dụng để xác định DNA Demodex là đặc hiệu.

10

download by :


2.2.2.2. Vịng đời phát triển
Theo CAPC, chó con thu nhận mầm bệnh từ chó mẹ thơng qua tiếp xúc da
trong quá trình bú sữa, hầu hết các con sống riêng lẻ khơng phát triển bệnh lâm

sàng. Vịng đời từ trứng thành con trưởng thành mất 20 - 35 ngày và hoàn thành
hoàn toàn trên vật chủ, được chia làm 5 giai đoạn, bao gồm: trứng - ấu trùng tiền nhộng - nhộng - trưởng thành. Tất cả cư trú trong lịng của nang lơng và
trong ống tuyến bã nhờn, ngoại trừ D. cornei được tìm thấy trong lớp sừng. Đầu
tiên, từ trứng nở ra ấu trùng 6 chân, trải qua một số lần lột xác trở thành tiền
nhộng, nhộng và cuối cùng là con trưởng thành với 8 chân.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Văn Lục, 1996, Demodex có sức sống rất
dai, rời khỏi cơ thể chó ra ngồi, nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi có thể sống
vài ngày, điều kiện ẩm và lạnh ở phịng thí nghiệm sống được khoảng 21 ngày.
Trên thân hình chó khỏe mạnh vẫn có mầm bệnh tồn tại nhưng chưa phát triển
thành bệnh, mà chỉ khi trên lớp da ngoài bị tổn thương, viêm tấy sưng mủ, lúc đó
hệ thống miễn dịch yếu là cơ hội tốt cho Demodex xâm nhập.
Điển hình với vịng đời D. canis:

Hình 2.2. Hình thái và các giai đoạn phát triển của Demodex canis
Nguồn: Dr. Michael Dryden, Kansas State University (2012)

11

download by :


Hình 2.3. Vịng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex canis
Nguồn: Dr. Michael Dryden, Kansas State University (2012)

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012), toàn bộ vịng đời ghẻ mị bao lơng
đều phát triển trên cơ thể chó. Thời gian phát triển từ trứng đến con ghẻ trưởng
thành khoảng hai tuần, tùy thuộc vào điều kiện sống của ghẻ và thời tiết, mùa vụ
trong năm.
Theo James (Đại học Y bang Iowa) cho biết, có 2 lồi Demodex là
D.canis và D.injai gây bệnh trên chó và cả hai lồi này đều sống trong nang lơng

và dành tồn bộ vịng đời trong nang lơng. Vị trí này bảo vệ chúng khỏi các tác
động vật lý và các tác động hóa học.
Theo NaroAier TK (2013) cho biết: tồn bộ vòng đời phát triển của
Demodex canis trên cơ thể con chó. Các con ghẻ cái trưởng thành đẻ trứng trong
da chó và phát triển thành ấu trùng ba đơi chân. Những ấu trùng phát triển thành
tiền nhộng, tiền nhộng này dần dần lột xác thành nhộng và thành con trưởng
thành. Vòng đời phát triển của Demodex canis mất 18 - 24 ngày trong nang lông
hoặc tuyến bã nhờn.
2.2.2.3. Đặc điểm dịch tễ của Demodex spp. gây bệnh trên chó
Nghiên cứu dịch tễ học cho ta cơ sở phòng trị bệnh do Demodex spp. có
hiệu quả. Sự phát triển và gây bệnh của Demodex spp. phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác nhau. Cụ thể:

12

download by :


a. Động vật cảm nhiễm:
Demodex canis có khả năng gây bệnh trên tất cả các giống chó (Bùi
Khánh Linh và cs., 2014). Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), mò
Demodex là ký sinh trùng thường thấy trên tất cả các giống chó. NaroAier TK
(2013) cho biết: ghẻ Demodex canis thường khơng lây nhiễm cho con người
nhưng có thể lây nhiễm cho con chó khác.
b. Tuổi cảm nhiễm:
Chó ở các độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh do Demodex canis cũng khác
nhau. Bệnh do Demodex canis ở chó tăng dần theo lứa tuổi (Bùi Khánh Linh và cs.,
2014). Mị bao lơng Demodex canis lây lan trực tiếp hoặc tiếp xúc. Chó cịn non,
lơng ngắn, gầy yếu dễ cảm nhiễm. Những chó có da non, thường tắm bằng xà phịng
có độ kiềm cao càng dễ cảm nhiễm bệnh. Mị cũng thấy trên da con vật khỏe mạnh,

đặc biệt là những chó già (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996).
Theo Nayak D.C (1997) cho biết: chó ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi có tỷ lệ
mắc cao hơn chó lớn hơn 2 tuổi. Qua kết quả nghiên cứu thực tế của các tác giả,
tỷ lệ nhiễm Demodex canis qua các lứa tuổi ở chó khác nhau.
c. Mùa vụ:
Bệnh do Demodex canis trên chó xảy ra tất cả các mùa trong năm (Bùi
Khánh Linh và cs., 2014). Tsai Y-J et al. (2011) cho biết: tỷ lệ nhiễm Demodex
canis cao nhất vào mùa đông.
Theo Chen Y-Z et al. (2012) cho biết: tỷ lệ Demodex canis theo mùa cho
thấy cao nhất là tháng ba và thấp nhất là tháng mười hai.
Theo Fondati A et al. (2010), Demodex canis đã tồn tại với số lượng nhỏ
trên da của hầu hết các con chó khỏe mạnh.
Barriga O.O et al. (1992) cho biết: chó có hiện tượng suy giảm miễn dịch
trước khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng do Demodex canis gây nên. Khi sức
đề kháng của chó giảm rất dễ cảm nhiễm Demodex canis (Phạm Văn Khuê và
Phan Lục, 1996).
Ở nước ta, do điều kiện nóng ẩm gần như quanh năm, nhất là vào mùa hè
và mùa thu nên rất nhiều chó ngoại nhập vào Việt Nam thích nghi khí hậu rất
kém, do đó chúng rất dễ bị stress, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng, đây là
nguyên nhân để Demodex canis phát triển và gây bệnh.

13

download by :


d. Đặc điểm bệnh lý bệnh do Demodex canis trên chó
Theo James (Đại học Y bang Iowa), bệnh ghẻ mị bao lơng gây ra bởi
Demodex canis ở chó là một bệnh phổ biến. Có hai hội chứng lâm sàng là ghẻ
cục bộ và ghẻ toàn thân. Ghẻ cục bộ được giới hạn trong 1 - 2 khu vực cơ thể

(thường là đầu), tổn thương nhỏ hơn và khơng có nhiễm trùng thứ cấp. Ghẻ toàn
thân được định nghĩa là sự tham gia của 2 hoặc nhiều khu vực cơ thể, có nhiễm
trùng thứ phát, trong đó phổ biến nhất là viêm da mủ. Vi khuẩn được phân lập
phổ biến nhất là Staphylococcus pseudintermedius.
Ngoài ra, khi nghiên cứu về bệnh lý lâm sàng, nhiều tác giả đều cho thấy:
bệnh thể hiện ở nhiều mức độ từ thể nhẹ đến thể nặng.
+ Thể nhẹ: xuất hiện các hạt viêm hình trịn đường kính 2 - 10 mm ở một
khu vực tách biệt như chó bị rụng lơng ở mặt, quanh mắt, hay chân trước hoặc cả
4 chân.
+ Thể nặng: chó ngứa ngáy nhiều, da viêm đỏ, có mụn mủ, có máu và dịch
vàng rỉ ra từ những vùng nhiễm bệnh, lâu ngày chó có mùi rất hơi, cũng có
những con chó bị nhiễm trùng kế phát làm thành lớp nhầy màu hơi vàng ở ngồi
da, dần dần đóng vẩy. Chó rụng lơng theo vết mị phát triển, giảm ăn, khơng ngủ
được, lâu ngày suy mòn rồi chết.
Theo Hiệp hội ký sinh trùng động vật (CAPC), D. canis và D. injai xâm
nhập nang lơng và tuyến bã nhờn. Thỉnh thoảng có thể được báo cáo từ các mơ
khác (ví dụ: hạch bạch huyết, thành ruột, thận, tuyến giáp) sau khi được truyền
qua máu hoặc dẫn lưu bạch huyết. Các nghiên cứu ban đầu về việc ni dưỡng
chó con sơ sinh đã tìm thấy ghẻ D. canis trong da mặt và sau đó theo thời gian,
ghẻ được truyền đi khắp da của toàn bộ cơ thể. Ghẻ khơng được tìm thấy trong
da của chó con chết non hoặc chó con được sinh mổ và khơng được bú.
Ghẻ cục bộ ở chó phổ biến nhất phát triển trên đầu hoặc chân tay, các
tổn thương của ghẻ tồn thân có thể phát triển bất cứ nơi nào trên cơ thể.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012), triệu chứng thường xuất hiện
hai dạng:
- Dạng ghẻ khô: thời kỳ đầu căn bệnh, thấy chó rụng lơng trên trán, mí
mắt, bốn chân, da dày cộm thành mầu đỏ sẫm. Chó bệnh bị ngứa thường đưa
chân lên gãi.
- Dạng ghẻ mủ: trên da của chó xuất hiện những mụn mủ sưng mọng, bên


14

download by :


×