Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện vũ thư, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.19 KB, 113 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÙNG THỊ BÍCH

PHÂN TÍCH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Kế Tốn (Định Hướng Ứng Dụng)

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Văn Viện

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, các kết
quả được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2019


Tác giả luận văn

Phùng Thị Bích

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Văn Viện khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam là người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn thầy đã dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ủy ban nhân dân
huyện Vũ Thư , Phịng Tài chính kế hoạch huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tuy nhiên có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn không tránh khỏi thiếu sót,
hạn chế. Tơi kính mong q thầy, cơ giáo, các chuyên gia, những người quan tâm đến
đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài được
hồn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2019
Tác giả luận văn

Phùng Thị Bích

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ và biểu đồ............................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract .................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2

1.2.1.


Mục tiêu chung.................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích quản lý chi ngân sách cấp xã
trên địa bàn huyện ............................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Lý luận chung về ngân sách Nhà nước và ngân sách xã ..................................... 4

2.1.2.


Nhiệm vụ chi của ngân sách xã ........................................................................... 8

2.1.3.

Nguyên tắc chi ngân sách xã ............................................................................. 10

2.1.4.

Tổ chức quản lý chi ngân sách xã ..................................................................... 11

2.1.5.

Nội dung quản lý chi ngân sách xã ................................................................... 11

2.1.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách xã ...................................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 21

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã ở một số địa phương ........................... 21

2.2.2

Bài học kinh nghiệm quản lý chi NSX rút ra cho huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình............................................................................................... 26


2.3.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan................................................................. 27

iii

download by :


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 29
3.1.

Đặc điểm huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình .......................................................... 29

3.1.1.

Vị trí địa lý và điệu kiện tự nhiên ..................................................................... 29

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................... 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 36

3.2.1

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ........................................................... 36


3.2.2.

Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................................ 36

3.2.3.

Phương pháp phân tích...................................................................................... 37

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu ..................................................... 38

3.3.1

Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng chi NSX ...................................................... 38

3.3.2

Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý chi NSX trên địa bàn huyện .......... 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 39
4.1.

Phân tích thực trạng quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2016-2018 ........................................................................ 39

4.1.1.

Nội dung chi được phân cấp và định mức phân bổ chi thường xuyên .............. 39


4.1.2.

Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách xã huyện Vũ Thư .......................... 43

4.1.3

Đánh giá quản lý chi ngân sách xã thông qua kết quả điều tra ......................... 64

4.2.

Đánh giá chung thực trạng quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2018. ................................................................ 68

4.2.1

Những kết quả đạt được .................................................................................... 68

4.2.2.

Những tồn tại, hạn chế ...................................................................................... 70

4.2.3.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .......................................................... 73

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSX trên địa bàn huyện
Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (2016-2018) ................................................................ 74


4.3.1.

Các nhân tố khách quan .................................................................................... 74

4.3.2.

Những yếu tố chủ quan ..................................................................................... 75

4.4.

Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình những năm tới .................................................................... 77

4.4.1.

Định hướng phát triển và hoàn thiện quản lý chi ngân sách xã ........................ 77

4.4.2.

Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Vũ Thư trong
thời gian tới ....................................................................................................... 81

iv

download by :


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 92
5.1.


Kết luận ............................................................................................................. 92

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 93

5.2.1.

Đối với Trung ương .......................................................................................... 93

5.2.2.

Đối với tỉnh Thái Bình ...................................................................................... 94

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 95

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT

Chỉ thị


CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSX

Ngân sách xã

SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB


Xây dựng cơ bản

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Cân đối thu, chi ngân sách nhà nước huyện Vũ Thư giai đoạn 2016 - 2018 ........ 35

Bảng 4.2. Tổng hợp thực hiện chi NSX theo nội dung trên địa bàn huyện Vũ
Thư (năm 2016 - 2017-2018) ....................................................................... 47
Bảng 4.3. Tổng hợp chi NSX năm 2016 (chi tiết theo đơn vị sử dụng) ....................... 52
Bảng 4.4. Tổng hợp chi NSX năm 2017 (chi tiết theo đơn vị sử dụng ........................ 55
Bảng 4.5. Tổng hợp chi NSX năm 2018 (chi tiết theo đơn vị sử dụng) ....................... 58
Bảng 4.6. Tổng hợp chi ngân sách xã huyện Vũ Thư qua các năm 2016-2018 ........... 61
Bảng 4.7. Kết quả thanh tra công tác chi NSX năm 2016 - 2018................................. 63
Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến từ phiếu điều tra cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơng
tác lập dự tốn chi NSX hàng năm ............................................................... 64
Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá về định mức chi NSX ......................................... 65
Bảng 4.10. Tổng hợp ý kiến cán bộ lãnh đạo, quản lý, đối tượng chi trong công
tác quản lý chi NSX hàng năm ..................................................................... 67

vii

download by :



DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Hệ thống Ngân sách Nhà nước .................................................................... 5

Sơ đồ 1.2.

Chu trình ngân sách Việt Nam .................................................................. 11

Biểu đồ 4.1. Lập dự toán và thực hiện dự toán chi ngân sách xã huyện Vũ Thư năm
2016-2018 .................................................................................................. 44

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phùng Thị Bích
Tên luận văn: Phân tích quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình.
Chun ngành: Kế tốn định hướng ứng dụng
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam

Mã số: 8340410

Nội dung:
Mục đích nghiên cứu của luận văn
Nhằm đánh giá thực trạng và phân tích quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn

huyện Vũ Thư giai đoạn 2016 - 2018. Từ đó, đề xuất ra những giải pháp hoàn thiện
quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình trong những năm
tới. Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách xã trên
địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp thu thập số liệu:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: Thu thập tài liệu, số liệu từ
các báo cáo của huyện ủy, HĐND - UBND, các phòng tài chính - kế hoạch, tài ngun
Mơi Trường, chi cục thuế, kho bạc Nhà Nước, chi cục Thống Kê… giai đoạn 2016 2018, báo cáo phát triển kinh tế - xã hội và báo cáo thu, chi ngân sách các xã trên địa
bàn huyện giai đoạn 2016-2018, lựa chọn các quan điểm về phương pháp luận về giải
pháp quản lý thu, chi NSX trên địa bàn huyện và các nghiên cứu liên quan.
Dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: thu thập thông qua phỏng vấn
trực tiếp và gửi bảng câu hỏi đến lãnh đạo huyện, cán bộ cơng chức Phịng tài chính –
kế hoạch, cán bộ, cơng chức tài chính- kế tốn các xã, thị trấn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái
Bình. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu sau khi thu thập về sẽ được kiểm tra, đánh giá, phân loại và tiến
hành xử lý bằng phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel.
- Phương pháp phân tích: phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân tích
so sánh, phương pháp chuyên gia.
Các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Đề tài đã phân tích những vấn đề chung của cơng tác quản lý chi NSX, tham
khảo kinh nghiệm quản lý chi NSX của các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Bình và đặc
biệt là căn cứ vào tình hình thực tiễn của huyện Vũ Thư, nêu ra những hạn chế, tồn tại
của quá trình quản lý chi NSX. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác

ix

download by :



quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Vũ Thư trong thời gian tới. cụ thể:
Trong những năm qua công tác quản lý chi NSX của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái
Bình đã có nhiều cố gắng, đảm bảo được một phần nguồn tài chính cho chính quyền cấp
xã hoạt động, xây dựng được nhiều cơng trình điện ,đầu tư phát triển hạ tầng, đường,
trường, trạm, hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất, xây dựng nhà văn hóa
các Thơn đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của địa phương,
làm thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của đại đa số
người dân. Tuy nhiên trong q trình tổ chức cơng tác quản lý chi NSX của huyện Vũ
Thư vẫn còn nhiều những bất cấp, hạn chế và yếu kém, đó cũng là những tồn tại chung
của NSX trong cả nước ta hiện nay cụ thể: cơng tác lập dự tốn chưa được coi trọng,
chất lượng dự tốn chưa cao do khơng chủ động được nguồn thu tại xã, công tác quản lý
chi NSX một số lĩnh vực còn lỏng lẻo; việc chấp hành chi ngân sách cấp xã cịn nhiều
sai phạm, cịn tình trạng tự thu, tự chi để ngồi ngân sách; khơng sử dụng chứng từ thu
đúng quy định, cịn tình trạng tham ô NSNN; vẫn còn để cho một số Thôn tự ý hạch
tốn chi khơng báo cáo đầy đủ về UBND xã; vẫn cịn tình trạng chi vượt thu, cán bộ
quản lý NSX cịn hạn chế về năng lực và trình độ; công tác kiểm tra, giám sát của các
ngành chức năng còn chưa thường xuyên, sâu sát; tinh thần tự giác của nhân dân một số
nơi còn chưa cao. Do đó mà làm giảm tác dụng của NSX.
Hiện nay, đất nước ta đang trong tời kỳ đổi mới, quá độ trong thời kỳ phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với
chủ trương đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã đặt ra yêu cầu cơ bản là
phải đổi mới quản lý chi NSX. Chính vì vậy, để phát huy vai trò quản lý chi NSX trên
địa bàn huyện Vũ Thư trong các năm tới, nên áp dụng đồng bộ các giải pháp sau:
- Giải pháp hoàn thiện từ khâu lập dự tốn chi NSX
- Giải pháp hồn thiện kế toán, chấp hành dự toán chi: chi đúng, chi đủ, chi
khơng vượt dự tốn được giao.
- Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động chi ngân sách xã.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt các giải pháp trên, cần phải có sự vào cuộc đồng bộ
của nhiều cơ quan, các sở ban ngành ở các cấp, đặc biệt là hệ thống KBNN phải thường
xun hồn thiện cơ chế chính sách liên quan, nhằm tăng cường hoá thu, chi ngân sách

xã từ Ngân sách Nhà nước thống nhất đồng bộ.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phung Thi Bich
Thesis title: Analyzing the expenditure management of commune budget in Vu Thu
district, Thai Binh province.
Major: Accounting (POHE)

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This study aims to evaluate the situation and analyze the expenditure
management of commune budget in Vu Thu district in the period of 2016 and 2018.
That is in order to propose solutions to improve the expenditure management of
commune budget in Vu Thu district, Thai Binh province in the coming years. In
addition, that also contributes to systematize the theoretical and practical basis for
expenditure management of commune budget in Vu Thu district, Thai Binh province.
Materials and Methods
Data collection
The secondary data used in this study include the following documents: the
reports of People’s Committee, People’s Council, Financial and Planning Department,
Natural Resources and Environment Department, Department of Tax, Treasury,
Department of Statistics; the reports on Socio Economic Development, revenue and
expenditure of commune budget in the district in the period 2016 and 2018. Choosing

stances on the methodology about solutions for revenue and expenditure management of
commune budget in the district and related studies.
The primary data used in this study were collected by interviews and
questionnaires. The questionnaires were given the leader from district level, the officers
of Financial and Planning Department, and financial and accounting officers in
communes in Vu Thu district, Thai Binh province.
Data analysis
The data were examined, evaluated, classified and processed by using Microsoft
Excel software.
Methods of analysis: Descriptive statistical method, Comparative analysis
method, Expert method.

xi

download by :


Main findings and conclusions
This study analyzed general issues on revenue and expenditure management of
commune budget, referring to the experience on revenue and expenditure
management of commune budget of districts in Thai Binh province, especially based
on the practical situation of Vu Thu district in order to point out the limitations and
shortcomings of expenditure management of commune budget process. That
proposed solutions to improve the expenditure management of commune budget in
Vu Thu district in the future:
In the past years, the expenditure management of commune budget in Vu Thu
district, Thai Binh province had improvements that ensured a part of financial
resources for the administration at commune level to operate and invest in
development of many facilities such as electrical works, roads, schools, stations,
irrigation and drainage canals, cultural houses of the hamlets. That contributed

greatly to the development of the local socio-economy and changed the rural areas
as well as improved the quality of life of the majority of people. However, in the
process of organizing the expenditure management of budget in Vu Thu district,
there were still many inadequacies, limitations and weaknesses, which were
common problems of the expenditure management of budget in over the country at
present: The work estimation has not been taken seriously, the estimation quality is
not high due to not being able to actively collect revenue at the commune, the
expenditure management of budget on some fields is still loose; the observance of
commune budget spending still has many errors, while the situation of selfcollection and self-spending on off-budget budget; not using receipts properly, and
state budget corruption; still let some villagers arbitrarily account for expenses not
to fully report to the Commune People's Committee; there is still a situation of overspending, the officers performing expenditure management of budget still limited in
capacity and qualifications; the inspection and supervision of functional branches
has not been regularly and deeply; the self-consciousness of people in some places is
still not high; hence reducing the effect of commune budget.
Currently, there is in the period of renovation and transition in the period of
developing socialist-oriented market economy and international economic integration,
along with the policy of accelerating industrialization and modernization of agricultural
and countryside. That has set a basic requirement to innovate the exoenditure
management of commune budget. Therefore, in order to promote the role of expenditure
management of commune budget in Vu Thu district in the future, it is recommended to
apply the following solutions in a coordinated manner:

xii

download by :


Solutions to complete from the stage of budget estimation
Solutions to complete accounting and observance of expenditure estimates:
expenditure is correct, adequate and not exceeding the assigned estimates.

Strengthening inspection and supervision of commune budget activities.
However, in order to well implement the above solutions, it is necessary to have
synchronous participation of many agencies and departments at all levels, especially the
State Treasury system to regularly improve the relevant policy mechanisms, in order to
enhance revenues and expenditures of commune budget from State Budget.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, vai trị quản lý và điều tiết
vĩ mơ nền kinh tế - xã hội của Nhà nước được đề cao hơn bao giờ hết. Quản lý
nhà nước là hoạt động quan trọng của một quốc gia. Quản lý tài chính cơng là
quản lý các nguồn tài chính thuộc các quỹ cơng. Đối với một nước phát triển hoạt
động quản lý tốt thì tạo nguồn thu cho ngân sách dồi dào, đảm bảo cho các hoạt
động điều hành của nhà nước. Đối với một nước đang phát triển hoạt động quản
lý tốt thì thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh tế - xã hội. Thời gian qua, cùng với sự đổi mới chung của đất
nước và thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước, quản
lý ngân sách nhà nước cũng đã có những bước cải cách, đổi mới và đạt được một
số thành tựu đáng kể; Đặc biệt là từ khi Luật Ngân sách nhà nước số
83/2015/QH13 được Quốc hội XIII kỳ họp thứ 9 thông qua và có hiệu lực thi
hành từ năm ngân sách 2017 với mục tiêu và ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội.Sự thay
đổi luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý,
điều hành thu chi ngân sách. Trong đó xã, phường là đơn vị hành chính cấp cơ
sở của Việt Nam, chính quyền cơ sở trong hệ thống tổ chức chính quyền bốn cấp

ở nước ta. Tài chính xã, phường là nguồn lực cho hoạt động chính trị, kinh tế và
văn hóa. Ngân sách xã, phường vừa là một cấp ngân sách, vừa là đơn vị sử dụng
ngân sách quản lý điều hành tài chính và ngân sách hiệu quả và ngày càng vững
mạnh là nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền địa phương. Hiện nay các
địa phương trong đó đơn cử như tỉnh Thái Bình đã quan tâm ngày càng nhiều đến
vấn đề quản lý ngân sách và tài chính xã. Tuy nhiên, hiện nay cơng tác ngân sách
xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và khơng ít
những vấn đề tồn tại. cần giải quyết.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý ngân sách cấp xã, trong
thời gian qua, cùng với những thay đổi của đất nước, xây dựng nông thôn mới,
ngân sách cấp xã huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã có nhiều biến đổi tích cực,
tạo nguồn thu ngày càng lớn, đáp ứng nhu cầu chi ngày càng phong phú và đa
dạng. Ngoài các khoản thu thường xuyên, ngân sách cấp xã đã tích cực khai thác

1

download by :


và huy động các nguồn thu khác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,
đảm bảo an sinh xã hội,… Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là công tác
quản lý ngân sách cấp xã còn bộc lộ những yếu kém và hạn chế nhất định tại một
số trên địa bàn, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Việc tổ chức chi thường
xuyên ở một số xã thường vượt quá tổng số thu ngân sách của xã nhiều ngoài
quy định như: chi cho bếp ăn tập thể, chi trợ cấp cho các bộ xã… Chi quản lý
hành chính chưa chặt chẽ, cịn lãng phí, an sinh xã hội. Các khoản chi đảm bảo
xã hội còn chưa được ưu tiên, còn chậm trễ. Do hạn chế về trình độ chun mơn
nghiệp vụ nên ở một xã cịn vận dụng hệ thống chứng từ kế tốn chưa phù hợp,
chưa nghiêm túc thực hiện đúng quy định, công tác tập hợp phân loại và lưu trữ
bảo quản chứng từ chưa được quan tâm đúng mực, còn thất lạc, luộn thuộm. Vận

dụng hệ thống tài khoản kế toán chưa phù hợp, chưa nghiêm túc thực hiện đúng
quy định. Công tác tập hợp phân loại và lưu trữ bảo quản chứng từ chưa phù
hợp, chưa nghiêm túc thực hiện đúng quy định, chưa mở đầy đủ các tài khoản
của chế độ kế toán ngân sách xã, phường, thị trấn. Việc vận dụng hệ thống sổ kế
tốn và hình thức kế toán chưa phù hợp, chưa áp dụng tin học hóa trong cơng tác
kế tốn, việc sai sót và điều chỉnh số liệu trên chứng từ, sổ kế toán chưa đúng
quy định, cịn tùy tiện. Thực hiện và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết
tốn cịn chưa đầy đủ, kịp thời và chính xác. Hầu hết các xã, thị trấn khơng lập
thuyết minh báo cáo tài chính. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phân tích
tình hình thực hiện thu chi ngân sách để làm cơ sở cho việc lập dự tốn hàng
năm.Vì vậy, việc phân tích đúng thực trạng và đề xuất được những giải pháp khả
thi nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Vũ Thư là cần
thiết, cấp bách.
Xuất phát từ đó, tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích quản lý chi ngân
sách xã trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình” làm luận văn thạc sỹ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi
ngân sách xã ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình những năm gần đây, từ đó đề xuất
giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách xã cho huyện những năm tới
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản

2

download by :


lý chi ngân sách xã cấp huyện
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi

ngân sách xã trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình những năm gần đây
- Định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách xã trên
địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình những năm tới
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung lý luận, thực tiễn liên quan
đến quản lý chi NSX trên địa bàn huyện
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý chi NSX và đề xuất giải pháp hoàn
thiện quản lý chi ngân sách cấp xã.
- Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình
- Phạm vi thời gian
+ Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập trong 3 năm từ 2016 đến 1018.
Số liệu điều tra tháng 3 năm 2019.
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Lý luận chung về ngân sách Nhà nước và ngân sách xã
2.1.1.1. Một số khái niệm
Ngân sách nhà nước: Theo Điều 4 - Luật Ngân sách Nhà nước số
83/2015/QH13 định nghĩa (Quốc hội, 2015): "Ngân sách nhà nước là toàn bộ các

khoản thu, chi của Nhà nước đã được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời
gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước". Ngân sách nhà nước gồm ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân
sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Ngân sách địa phương: Theo điều 4 - luật NSNN số 83/2015/QH-13: ‘Ngân
sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa
phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và
các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. thì
ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, bao
gồm: Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân sách
tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh; Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là
ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị
trấn; Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Ngân sách xã: theo luật ngân sách 83/2015/QH13 thì “Ngân sách xã là một bộ
phận của ngân sách nhà nước”, là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, là quỹ
tiền tệ tập trung phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là chính quyền xã với
một bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính nhằm
đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã trên mọi lĩnh vực kinh
tế, chính trị, an ninh trật tự và văn hóa, xã hội trên địa bàn theo phân cấp.
Chi ngân sách xã: Bao gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Việc
phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã phải căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng của Nhà nước, các chính sách chế
độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ

4

download by :



chức chính trị xã hội; đồng thời phải phù hợp với trình độ, khả năng quản lý của
chính quyền xã (Theo Thông tư 344/2016/TT-BTC).
Hệ thống ngân sách hiện nay bao gồm các cấp được thể hiện trên sơ đồ sau:
Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Trung ương

NS của các
bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ
quan thuộc
Chính phủ

Ngân sách địa phương

NS các cơ
quan khác ở
Trung ương

NS tỉnh và
thành phố
trực thuộc
Trung
ương

NS huyện,
quận, thị
xã thành
phố thuộc

tỉnh

NS xã,
phường,
thị trấn

Sơ đồ 2.1. Hệ thống Ngân sách Nhà nước
2.1.1.2. Đặc điểm của ngân sách xã
NSX là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, do vậy nó có đầy đủ
những đặc điểm chung và đặc điểm riêng khác biệt so với các cấp ngân sách
khác, cụ thể:
a.

Những đặc điểm chung
- Các khoản thu, chi NSX được dự toán và thực hiện trong một năm, theo

qui trình; lập dự tốn, chấp hành và quyết toán ngân sách.
- Thu NSX bao gồm các khoản thu của NSNN phân cấp cho NSX và các
khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện
theo qui định của pháp luật do HĐND xã quyết định.
- Chi NSX gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo phân cấp
quản lý cho xã.
- Được quản lý và điều hành theo dự toán và chế độ, tiêu chuẩn, định mức
do cơ quan có thẩm quyền quy định.

5

download by :



b.

Những đặc điểm riêng
Hiện nay NSNN Việt Nam bao gồm 4 cấp tương đương với 4 cấp chính

quyền của Nhà nước ta. Tuy chức năng, nhiệm vụ của 4 cấp chính quyền về cơ
bản giống nhau, nhưng phạm vi và quy mơ hoạt động có sự khác nhau vì vậy
NSX có nhưng đặc điểm riêng, có tính chất đặc biệt so với các cấp ngân sách
khác đó là:
- Một là, NSX gắn liền với chính quyền cấp xã, chính quyền cơ sở gần dân,
sát dân, trực tiếp giải quyết nhiều vấn đề của dân, là đầu mối quan trọng nối kết
giữa người dân với chính quyền các cấp. Do vậy việc quản lý tốt NSX có tác
động to lớn đến việc nâng cao năng lực của chính quyền cấp xã.
- Hai là, NSX vừa là cấp NSNN, vừa là cấp dự tốn ngân sách (dưới xã
khơng có đơn vị dự toán độc lập), xã phải đảm nhiệm đồng thời nhiệm vụ thực
hiện ngân sách (thu, phân bổ ngân sách) và sử dụng ngân sách đã phân bổ (chi
tiêu cho xã) do đó hoạt động của NSX rất phức tạp, dễ vướng mắc chồng chèo
hai chức năng này. Đặc biệt trong quy trình quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản ở
xã; xã vừa là người phê duyệt dự án, vừa là chủ đầu tư, đơi khi cịn là người trực
tiếp thi công đối với trường hợp tự thực hiện dự án hoặc huy động bằng lao động
cơng ích,
- Ba là, NSX có những nguồn thu và nhiệm vụ chi không lớn về quy mô
nhưng rất đa dạng, phong phú về tính chất mà ngân sách cấp Tỉnh, Huyện khơng
có như: Thu, chi về một số hoạt động sự nghiệp, thu tiền huy động đóng góp tự
nguyện của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ngoài ra một số khoản
chi tại địa bàn xã thuộc nhiệm vụ chi của nhiều cấp ngân sách như: chi y tế cộng
đồng, chi cho các trường phổ thông, chi chương trình mục tiêu.
- Bốn là, Giữa các xã có sự khác biệt về quy mô ngân sách dẫn đến sự
khác biệt trong phạm vi ảnh hưởng cũng như trong công tác quản lý điều hành
NSX. Đông thời một số cán bộ, công chức làm công tác quản lý NSX ở một số

nơi cịn hạn chế, khơng đồng đều. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công
tác quản lý NSX.
2.1.1.3. Đặc điểm chi ngân sách xã
- Xã vừa là cấp ngân sách vừa là đơn vị sử dụng ngân sách, quản lý chi đối
với NSX vừa mang tính chất quản lý của một cấp ngân sách, vừa mang tính chất
quản lý của đơn vị sử dụng ngân sách.

6

download by :


- Quy mô chi NSX không lớn nhưng nhiệm vụ chi NSX rộng và phức tạp.
- Chi ngân sách xã gắn với bộ máy Nhà nước cấp xã và những nhiệm vụ
kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước cấp xã đảm đương trong từng thời kỳ.
- Chi ngân sách xã gắn với quyền lực nhà nước cấp xã.
- Các khoản chi của ngân sách xã mang tính chất khơng hồn trả trực tiếp.
2.1.1.4. Vai trị của chi NSX
Trong tình hình đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao
cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mơ của Nhà nước làm thay đổi căn
bản vai trò của NSNN. Cũng như NSNN, NSX là một cấp trong hệ thống các cấp
NSNN, cấp xã là tổ chức chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý Nhà nước có
chức năng, nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu của Nhà nước cơ sở, Nhà nước do
dân, vì dân, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Để thực hiện tốt
nhiệm vụ đó chính quyền cấp xã phải có nguồn tài chính đủ mạnh để góp phần
thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội tại cơ sở. Qua hoạt động chi của NSX
ta thấy được vai trò cụ thể như sau:
NSX đảm bảo nguồn lực vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy
chính quyền Nhà nước cấp xã. Trải qua quá trình phát triển của xã hội, Nhà nước
ra đời từ khi xã hội có sự phân chia giai cấp. Nhà nước ra đời địi hỏi phải có

nguồn lực vật chất nhất định để nuôi sống bộ máy và thực hiện các chức năng
kinh tế, xã hội. Nguồn lực vật chất này chỉ có thể được đảm bảo từ NSNN mà
chủ yếu ở cấp xã là NSX. Thực hiện nhiệm vụ chi NSX đảm bảo bộ máy chính
quyền Nhà nước cơ sở tồn tại và phát triển.
Chi NSX là công cụ quan trọng để chính quyền xã quản lý tồn diện các
hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội tại địa phương.Với tư cách là chính quyền cấp
cơ sở gắn liền với đời sống nhân dân và thực hiện quản lý trực tiếp đối với nhân
dân. Do vậy, chức năng và nhiệm vụ chi NSX phải thực hiện là luôn đảm bảo
quyền và lợi ích của nhân dân trên địa bàn. Trực tiếp liên hệ và giải quyết các
công việc của dân trên mọi phương diện theo chính sách chế độ của Nhà nước
đặt ra... nhằm đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Để giải quyết
được các vấn đề trên hiệu quả, chính quyền xã phải có những cơng cụ đặc biệt
thực hiện yêu cầu này nhiệm vụ chi NSX là một trong các cơng cụ đó.
Bên cạnh đó với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, NSX đã
cùng nhân dân giải quyết tốt các vấn đề “Điện, đường, trường, trạm”. Nhờ có

7

download by :


chính sách điện khí hố nơng thơn, hiện nay hầu hết các xã đều đã có điện thắp
sáng đến từng thơn xóm, góp phần quan trọng cho sự nghiệp CNH - HĐH đất
nước, hệ thống giao thông liên thôn, liên xã được xây dựng và nâng cấp thường
xuyên, nhờ đó các cụm dân cư dần được hình thành. Việc chi NSX cho hệ thống
giao thông liên thôn, liên xã được nâng cấp và xây dựng mới làm cho hệ thống
giao thơng được thơng suốt, thúc đẩy lưu chuyển hàng hố, qua đó khai thác tiềm
năng và lợi thế của từng vùng thúc đẩy xoá bỏ phương thức sản xuất cũ, chuyển
đổi cơ cấu ngành nghề, phân công lại lao động trên địa bàn nông thôn, từng bước
thực hiện công nghiệp hoá, tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật vào từng làng xã

giúp kinh tế nơng thơn thốt khỏi tình trạng độc canh, độc cư, chuyển từ nền kinh
tế thuần nông sang nền kinh tế tổng hợp Nông - Công - Thương đáp ứng nhu cầu
của thị trường. Cũng thông qua chi NSX cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp y
tế đã góp phần vào việc nâng cao dân trí, sức khoẻ người dân, đảm bảo nâng cao
trình độ nhân dân và sức khoẻ người dân, các xã không ngừng nâng cấp, xây
dựng mới các cơng trình cho giáo dục và y tế đảm bảo điều kiện thuận lợi cho
việc giảng dạy và khám chữa bệnh, giúp người dân yên tâm khi tham gia phát
triển sản xuất tại cơ sở. Từng bước xây dựng nông thôn mới theo đúng chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, chi NSX là cơng cụ tài chính quan trọng của Nhà nước trong
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ở địa phương. Từng
bước xúc tiến quá trình đơ thị hóa, đổi mới bộ mặt nơng thơn và rút ngắn sự cách
biệt giữa thành thị và nông thơn, khắc phục dần tình trạng bội chi xảy ra ở hầu
hết các xã, đồng thời góp phần quan trọng đưa nông thôn phát triển đi lên trong
công cuộc CNH - HĐH đất nước.
2.1.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã
Chi ngân sách xã gồm: Chi ngân sách xã, bao gồm chi đầu tư phát triển; chi
thường xuyên nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh của Nhà nước, chi hoạt động
của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã
hội; chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập theo quy định khi các tổ chức này được
Nhà nước giao nhiệm vụ; chi phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi khác
theo quy định của pháp luật. (Thông tư 344/2016/ TT-BTC (Bộ Tài chính, 2016)).
- Chi đầu tư phát triển bao gồm:

8

download by :



+ Chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ
nguồn vốn đầu tư trong cấn đối ngân sách theo phân cấp của cấp tỉnh.
+ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của
xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật, và Luật đầu tư công cho từng dự án nhất định,do HĐND xã quyết định đưa
vào NSX quản lý.
- Các khoản chi thường xuyên
+ Chi quốc phòng: Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân
quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách xã theo quy định của Luật dân quân tự vệ; chi thực hiện việc đăng ký nghĩa
vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã
theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự; các khoản chi khác theo quy định của
pháp luật;
+ Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chi tuyên truyền, vận động và tổ
chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã; các khoản
chi khác theo quy định của pháp luật;
+ Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn xã;
+ Chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ (khơng có nhiệm
vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ);
+ Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa
bàn xã;
+ Chi hoạt động văn hóa, thơng tin;
+ Chi hoạt động phát thanh, truyền thanh;
+ Chi hoạt động thể dục, thể thao;
+ Chi hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom, xử lý rác thải;
+ Chi các hoạt động kinh tế bao gồm: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải
tạo các cơng trình phúc lợi, các cơng trình kết cấu hạ tầng, các cơng trình khác do
xã quản lý; hỗ trợ khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế như: khuyến
công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định; các hoạt
động kinh tế khác;

+ Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và
các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội

9

download by :


- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của
pháp luật:
Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước: Tiền lương cho cán bộ, công
chức; tiền công lao động và hoạt động phí đại biểu Hội đồng nhân dân; các khoản
phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước; cơng tác phí; chi về hoạt động, văn
phịng, như: chi phí điện, nước, văn phịng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội
nghị, chi tiếp tân, khánh tiết; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở,
phương tiện làm việc và tài sản cố định khác; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí cơng đồn cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định;
chi khác theo chế độ quy định;
Kinh phí hoạt động của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã;
Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh
Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ
các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có);
Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở xã theo quy định của pháp luật;
+ Chi cho công tác xã hội do xã quản lý: Trợ cấp hằng tháng cho cán bộ
xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã
nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 01 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01 tháng 01
năm 1998 trở về sau do bảo hiểm xã hội chi trả); chi thăm hỏi các gia đình chính
sách; trợ giúp xã hội và cơng tác xã hội khác;

+ Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước; HĐND cấp tỉnh
quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình
đặc điểm và khả năng NSĐP.
2.1.3. Nguyên tắc chi ngân sách xã
Thông tư 344/2016/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2016) quy định việc thực hiện
chi phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ
dự tốn chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu,
nguồn dự phòng ngân sách;

10

download by :


- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định;
- Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
2.1.4. Tổ chức quản lý chi ngân sách xã
Quản lý NSNN phải theo một chu trình. Một chu trình ngân sách gồm 3
khâu nối tiếp nhau: lập dự toán ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự
toán ngân sách), chấp hành ngân sách và quyết tốn ngân sách. Chu trình ngân
sách thường bắt đầu từ trước năm ngân sách và kết thúc sau năm ngân sách.
Trong một năm ngân sách đồng thời diễn ra ở cả ba khâu của chu trình ngân sách
đó là: chấp hành ngân sách của chu trình ngân sách hiện tại, quyết tốn ngân sách
của chu trình ngân sách trước đó và lập ngân sách cho chu trình tiếp theo. Theo
Luật NSNN 83/2015/QH13 hai mối quan hệ đó được minh họa như sau:
Lập ngân
sách (n+1)


Chấp hành NS năm
(n+1)

Quyết toán NS năm (n+1)

Lập ngân

Chấp hành NS

Quyết toán NS năm

sách (n+2)

năm (n+2)

(n+2)

Lập ngân
sách (n+3)

Chấp hành NS
năm (n+3)

Quyết toán NS
năm (n+3)

Sơ đồ 1.2. Chu trình ngân sách Việt Nam
2.1.5. Nội dung quản lý chi ngân sách xã
Theo Thông tư 344/2016/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2016) quản lý ngân sách
nói chung và quản lý chi ngân sách xã nói riêng bao gồm: Lập dự toán; Chấp

hành dự toán chi ngân sách xã; Kế toán và quyết toán chi ngân sách xã; Kiểm tra,
giám sát và cơng khai chi ngân sách xã.
2.1.5.1. Lập dự tốn chi
a. Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân
dân xã lập dự toán ngân sách năm sau (theo mẫu biểu số 01 đến mẫu biểu số 5
kèm theo Thông tư này) trình Hội đồng nhân dân xã quyết định.
b. Căn cứ lập dự toán ngân sách xã
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và
trật tự an toàn xã hội của xã;

11

download by :


×