Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phân tích quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện kiến xương, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.41 KB, 125 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÁI SƠN

PHÂN TÍCH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Ke toán

Mã ngành:

8340301

Người hướng dẫn khoahọc:

TS. Nguyễn Thị Kim Lý
TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Kim Lý Hiệu trưởng trường ĐH Thái Bình, Thầy giáo
TS. Nguyễn Quốc Chỉnh, Phó trưởng khoa Kế Tốn và Quản trị kinh doanh, Học viện
Nơng nghiệp Việt Nam là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình thực
hiện luận văn thầy, cơ đã dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Ủy ban
nhân dân huyện Kiến Xương, Phòng Tài chính - KH huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tuy nhiên có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót,
hạn chế. Tơi kính mong q thầy, cô giáo, các chuyên gia, những người quan tâm đến

đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài được
hồn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Sơn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 3


2.1.1.

Lý luận chung về ngân sách nhà nước và ngân sách xã ..................................... 3

2.1.2.

Nhiệm vụ chi của ngân sách xã .......................................................................... 7

2.1.3.

Nguyên tắc, chu trình quản lý chi ngân sách xã ................................................. 9

2.1.4.

Phân tích quản lý chi ngân sách xã ................................................................... 11

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách xã ...................................... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 25

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã ở một số địa phương ........................... 25

2.2.2.


Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình ......................................................................................................... 29

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 31

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện ........................................................................... 31

iii


3.1.2.

Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................. 32

3.1.3.

Bộ máy tổ chức quản lý NSX của huyện .......................................................... 37

3.1.4.

Đặc điểm công tác chi NSX của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình .............. 41

3.2.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 42

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 44

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 44

3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 44

3.2.5.

Các chỉ tiêu phân tích ....................................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 48
4.1.

Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình ...................................................................................... 48

4.1.1.


Thực trạng lập dự toán chi ngân sách xã .......................................................... 48

4.1.2.

Phân tích định mức phân bổ dự tốn chi thường xuyên ngân sách xã.............. 53

4.1.3.

Bổ sung dự toán chi ngân sách xã .................................................................... 58

4.1.4.

Phân tích cơng tác chấp hành dự tốn chi ngân sách xã ................................... 60

4.1.5.

Phân tích cơng tác kế toán, quyết toán chi ngân sách xã .................................. 62

4.1.6.

Phân tích cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chi ngân sách xã.................... 65

4.2.

Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách xã tại huyện Kiến Xương tỉnh
Thái Bình .......................................................................................................... 66

4.2.1.

Đánh giá của cán bộ quản lý và cá nhân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi

ngân sách xã...................................................................................................... 66

4.2.2.

Đánh giá chung quản lý chi ngân sách xã ở huyện kiến xương, tỉnh thái
bình giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................... 72

4.3.

Các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình .................................................................. 76

4.3.1.

Nhân tố bên trong ............................................................................................. 76

4.3.2.

Nhân tố bên ngồi ............................................................................................. 80

4.4.

Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình .................................................................. 82

4.4.1.

Cơ sở khoa học ................................................................................................. 82

4.4.2.


Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa
bàn huyện Kiến Xương trong thời gian tới ....................................................... 86

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 95
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 95

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 96

5.2.1.

Bộ Tài chính ..................................................................................................... 96

5.2.2.

UBND tỉnh Thái Bình....................................................................................... 96

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 97
Phụ lục ........................................................................................................................ 100

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà Nước

KH

Kế hoạch

KPCĐ


Kinh phí cơng đồn

KT- XH

Kinh tế - xã hội

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSX

Ngân sách xã

TDTT

Thể dục thể thao

TX

Thường xuyên

UBND

Ủy ban nhân dân


XDCB

Xây dựng cơ bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Kiến Xương từ 2016-2018 .......... 34
Bảng 3.2. Số lượng mẫu khảo sát ................................................................................. 43
Bảng 4.1. Tổng hợp định mức phân bổ dự toán chi hoạt động thường xuyên ngân
sách xã huyện Kiến Xương giai đoạn 2016 - 2018 ..................................... 54
Bảng 4.2. Tổng hợp dự toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế huyện Kiến
Xương (2016-2018) ..................................................................................... 57
Bảng 4.3. Tổng hợp bổ sung dự toán chi ngân sách xã huyện Kiến Xương giai
đoạn 2016-2018 ........................................................................................... 59
Bảng 4.4. Tổng hợp chấp hành dự toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế
giai đoạn 2016 – 2018 .................................................................................. 61
Bảng 4.5. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế ...................... 64
Bảng 4.6. Tổng hợp ý kiến trả lời phiếu điều tra của cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong công tác lập dự toán chi ngân sách xã hàng năm................................ 66
Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá về định mức chi ngân sách xã ............................ 68
Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác quản lý, điều hành chi ngân
sách xã .......................................................................................................... 71


vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Hệ thống Ngân sách Nhà nước ..................................................................... 4
Sơ đồ 2.2. Chu trình ngân sách xã Việt Nam ............................................................... 10
Sơ đồ 2.3. Nội dung, quy trình, căn cứ lập dự tốn chi ngân sách xã .......................... 13
Sơ đồ 3.1. Tổ chức quản lý chi ngân sách xã ............................................................... 37
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ bộ máy quản lý Phịng Tài chính - KH huyện Kiến Xương - tỉnh
Thái Bình .................................................................................................... 39
Sơ đồ 4.1. Quy trình lập dự tốn ngân sách xã ............................................................. 48
Sơ đồ 4.2. Trình tự ghi sổ kế tốn trên máy vi tính...................................................... 62

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thái Sơn
Tên luận văn: Phân tích quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình
Ngành: Kế tốn định hướng ứng dụng

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Việc lựa chọn đề tài này giúp tác giả mở rộng kiến thức về phân tích quản lý chi
ngân sách xã trong hệ thống ngân sách Nhà nước, cụ thể:
- Hệ thống hoá và góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ngân sách xã,
quản lý chi ngân sách xã, các yêu cầu tăng cường quản lý chi ngân sách xã.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình, tìm ra tồn tại, hạn chế và xác định nguyên nhân của nó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách xã trên
địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Chọn mẫu nghiên cứu:
Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về tình hình phát triển kinh
tế - xã hội, tình hình thực hiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Kiến Xương trong giai đoạn 2016-2018 tiến hành chọn mẫu nghiên cứu gồm 30 cán bộ
quán lý và 25 cán bộ, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách xã.
Thu thập thông tin, số liệu:
Số liệu được lấy từ sách báo, internet, các cơng trình nghiên cứu khoa học, các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chi ngân sách xã, các báo cáo tổng
kết, quyết toán ngân sách của Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Xương và tham khảo số liệu
qua một số cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Thông tin thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được
chọn đại diện trên địa bàn bằng phiếu điều tra.
Phân tích thơng tin, xử lý và tổng hợp dữ liệu
Kết quả nghiên cứu và kết luận
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của hệ thống quản lý tài chính của cả
nước nói chung và của Phịng Tài chính- Kế hoạch huyện Kiến Xương nói riêng đã đạt

ix


được nhiều thành tựu. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài
chính, Phịng Tài chính- Kế hoạch đã có rất nhiều cố gắng phối hợp cùng với các cơ
quan, đơn vị, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn, đổi mới, cải tiến phương
pháp quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách xã nói riêng, vai trị của
chính quyền cấp xã đã được khẳng định, tính chủ động và trách nhiệm của cán bộ trong

quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước được nâng cao.
Cùng với Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã từng
bước hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn. Chi ngân sách xã được
thực hiện qua HĐND theo đúng trình tự và thủ tục quy định, chi NSX được kiểm soát
qua KBNN góp phần hạn chế và ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực.
Các chương trình đầu tư xây dựng cơ bản với mục đích đơ thị hố nơng thơn, đáp
ứng những nhu cầu bức thiết về điện, đường, trường, trạm theo chủ trương “Nhà nước
và nhân dân cùng làm”, thông qua chi ngân sách xã đã tìm ra một hướng đi phù hợp.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong công tác quản lý chi ngân sách xã của
huyện Kiến Xương vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần khắc phục như: Lập dự
tốn chưa chính xác, quyết toán chi đầu tư phát triển thực hiện thường vượt dự tốn,
cơng tác cơng khai dự tốn, quyết tốn cịn nhiều hạn chế…
Để hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Kiến Xương
thì địi hỏi phải có sự phối kết hợp của các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa
phương mới thực hiện tốt được. Đặc biệt địa phương cần thực hiện tốt các giải pháp:
hồn thiện hệ thống thể chế, chính sách về quản lý; phân cấp nhiệm vụ chi, xây dựng
định mức chi ngân sách xã phù hợp với thực tế; tăng cường quản lý chi ngân sách xã;
củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý tài chính ngân
sách; tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thai Son
Thesistitle: Management analysis of commune budget expenditures in Kien Xuong district,
Thai Binh province.
Major: Application-oriented accounting


Code: 8340301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The selection of this topic helps the author extend his knowledge of the management
analysis of commune budget expenditure in the State budget system, specifically:
+ To systematize and contribute to clarifying the theoretical and practical basis
of the commune budget, managing the commune budget expenditures, requirements to
strengthen management of commune budget expenditure.
+ To evaluate the status of commune budget expenditure management in Kien
Xuong district, Thai Binh province, find out the existence, limit and determine its cause.
+ To propose the solutions to strengthen the management of commune budget
expenditures in Kien Xuong district, Thai Binh province.
Materials and Methods
Select research sample:
Based on the content of the topic, on the basis of actual consideration about the
situation of socio-economic development, the situation of managing the budget expenditure
in Kien Xuong district in the period 2016-2018, the study sample was selected to include 30
management officials and 25 officials, organizations and individuals who perform the task
of commune budget spending.
Collect information and data:
Data are taken from books, newspapers, internet, scientific research projects, legal
documents related to management of commune budget expenditures, the closing ceremony
and balance-sheet reports of the People's Committee of Kien Xuong district and refer to data
through a number of inspections and examination of functional agencies.
Information collected through surveys, direct interviews with subjects selected to
represent in the area by questionnaire.
Information analysis, processing and synthesis data

xi



Main findings and conclusions
Over the years along with the development of the financial management system
of the country in general and the Department of Finance and Planning of Kien Xuong
district in particular has achieved many achievements. In the process of implementing
the function of state financial management, the Department of Finance - The plan has a
lot of efforts to coordinate with agencies and units, People's Committees of communes
and towns in the area, innovated, improved financial management methods in general
and manage commune budget expenditures in particular, the role of commune
authorities has been confirmed, the activeness and responsibility of officials in the
management and use of the state budget has been enhanced.
With the State Budget Law and guiding documents have step by step improved
the management of commune budget expenditures in the locality. Commune budget
expenditures have been made through the People's Councils in strict the order and
procedures specified, the commune budget expenditures have been controlled through
the State Treasury, contributing to limiting and preventing negative manifestations.
Investment projects on capital construction with the aim of rural urbanization,
have met the urgent needs of electricity, roads, schools and stations under the policy of
"the State and people work together", through spending commune books have found a
suitable way.
In addition to the achieved results, in the management of the commune budget
expenditure of Kien Xuong district, there were still exist limitations and weaknesses
that need to be overcome, such as: estimating inaccuracies and settling expenditures on
development investment. implementation often exceeds estimates, the work of public
estimation and settlement is still limited ...
In order to complete the management of commune budget expenditures in Kien
Xuong district, it is required to coordinate well with all levels and branches, from the
central to local levels, it can be well implemented. Particularly, localities need to
implement well solutions: perfecting the institutional system and policies on

management; decentralize expenditure tasks, build commune budget expenditures
norms in accordance with reality; strengthen management of commune budget
expenditures; strengthening organizational structure, improving the capacity and
qualifications of financial and budget managers; strengthen financial inspection and
examination, promptly detect and strictly handle violations.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền tài chính nước ta đã và đang đổi mới tồn diện trong sự chuyển biến
sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế. Với mục tiêu quản lý thống nhất nền tài chính
Quốc gia, xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử
dụng tiết kiệm tiền của ngân sách nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện Cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội,
nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong
tình hình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong hệ thống tài chính, ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu chủ đạo là
điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà
nước. Đồng thời, NSNN là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều chỉnh vĩ
mơ đối với tồn bộ nền kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia. Ngân sách
xã (NSX) là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước, là công cụ tài chính
quan trọng bảo đảm phương tiện vật chất cần thiết cho chính quyền cấp xã thực
hiện được các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (KT - XH), phát triển khu vực nông thôn nhằm đưa
sự nghiệp công nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn ở nước ta đi
đến thắng lợi. Song thực tế hiện nay những yếu tố, điều kiện tiền đề chưa được
tạo lập đồng bộ, làm cho quá trình quản lý ngân sách các cấp đạt hiệu quả thấp,

chưa đáp ứng được yêu cầu mà Luật NSNN đặt ra.
Hoàn thiện quản lý NSNN, đổi mới cơng tác quản lý tài chính sẽ tạo điều
kiện tăng thu ngân sách và sử dụng ngân sách một cách tiết kiệm, có hiệu quả
hơn; giúp chúng ta sớm đạt được mục tiêu cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - XH, nâng cao đời sống nhân dân.
Công tác quản lý tài chính NSX tỉnh Thái Bình nói chung quản lý chi NSX
trên địa bàn huyện Kiến Xương nói riêng hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích
cực so với các năm trước, công tác lập, chấp hành dự toán và quyết toán chi NSX
đã dần đi vào nền nếp. Tuy nhiên, công tác quản lý chi NSX vẫn cịn nhiều bất
cập: Chi NSX cịn lãng phí, thất thốt, nhất là chi NSX cho đầu tư xây dựng cơ
bản; Cơng tác kế tốn chi NSX cịn thiếu chính xác, chưa đảm bảo chi tiết theo

1


u cầu, cơng tác quản lý tài chính, trình độ quản lý ngân sách cấp xã cịn có hạn
chế, việc đào tạo cán bộ, sắp xếp luân chuyển cán bộ chưa đáp ứng được công tác
quản lý NSX trong giai đoạn hiện nay
Từ vấn đề lý luận và thực tế trong công tác quản lý điều hành chi NSX, Tác
giả nghiên cứu đề tài “Phân tích quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn
huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây, đề xuất các giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quản
lý chi NSX.
- Phân tích thực trạng quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh

Thái Bình trong những năm gần đây.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi NSX trên địa
bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung quản lý chi NSX theo chu trình
quản lý trên địa huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi
NSX từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết tốn chi NSX; cơng tác thanh tra,
kiểm tra quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Kiến Xương – tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi khơng gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Kiến
Xương – tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi thời gian: Tài liệu nghiên cứu phục vụ cho việc đánh giá công tác
quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Kiến Xương tập trung chủ yếu từ năm 2016 2018. Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn: 2020-2025.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Lý luận chung về ngân sách nhà nước và ngân sách xã
2.1.1.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước, ngân sách xã và chi ngân sách xã
a. Ngân sách nhà nước
Khoản 14, Điều 4 - Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 định
nghĩa: "Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước" (Luật NSNN số 83/2015/QH13, 2015).
NSNN gồm ngân sách Trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương

(NSĐP). NSTW là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung
ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp
trung ương. NSĐP là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa
phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương
và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương
(Luật NSNN số 83/2015/QH13, 2015).
Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa
phương, trong đó: Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là
ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp
huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn; Ngân sách các xã, phường, thị
trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã) (Nghị định số số 163/2016/NĐ-CP, 2016).
b. Ngân sách xã
Ngân sách xã (NSX) là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, là quỹ
tiền tệ tập trung phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là chính quyền xã với
một bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính nhằm
đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã trên mọi lĩnh vực kinh
tế, chính trị, an ninh trật tự và văn hóa, xã hội trên địa bàn theo phân cấp.

3


Hệ thống ngân sách hiện nay bao gồm các cấp được thể hiện trên sơ đồ sau:
Ngân sách Nhà nước

Ngân sách địa phương

Ngân sách Trung ương


NS tỉnh và thành
phố trực thuộc
Trung ương

NS huyện, quận,
thị xã thành phố
thuộc tỉnh

NS xã,
phường, thị
trấn

Sơ đồ 2.1. Hệ thống Ngân sách Nhà nước
Nguồn: Bộ Tài chính

c. Chi ngân sách xã
Chi NSX là việc UBND xã sử dụng ngân sách được HĐND xã quyết định
hàng năm nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo
quy định của pháp luật.
Chi ngân sách xã, bao gồm chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên nhằm
bảo đảm quốc phòng, an ninh của Nhà nước, chi hoạt động của các cơ quan Nhà
nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội; chi hỗ trợ cho các
tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp được thành lập theo quy định khi các tổ chức này được Nhà nước giao
nhiệm vụ; chi phát triển kinh tế – xã hội và các nhiệm vụ chi khác theo quy định
của pháp luật.
Nhiệm vụ chi ngân sách xã do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
2.1.1.2. Đặc điểm của ngân sách cấp xã
- Đóng vai trò một cấp ngân sách, NSX được phân cấp quản lý nguồn thu

và thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
- Quản lý điều hành NSX nhất thiết phải tuân thủ theo chu trình đã được
xác lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật NSNN. Trong đó, quyền và
trách nhiệm về ngân sách ln được đặt lên vai cơ quan quyền lực nhà nước và

4


những người đứng đầu cơ quan hành pháp. Hoạt động thu, chi của NSX luôn gắn
liền với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đã được phân cấp, đồng thờiluôn chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cấp xã - đó là
HĐND cấp xã.
- Ngân sách xã được coi là cấp ngân sách cơ sở vì nó là cấp ngân sách cuối
cùng của hệ thống NSNN và là nơi trực tiếp diễn ra các giao dịch phản ánh các
quan hệ phân phối giữa nhà nước với các chủ thể khác.
- Ngân sách xã có đặc điểm riêng: NSX vừa là một cấp ngân sách vừa là đơn
vị sử dụng ngân sách. Chính đặc điểm riêng này làm cho NSX trở thành một đơn
vị dự tốn đặc biệt. Khơng có đơn vị dự tốn trực thuộc nào, trực tiếp thực hiện
đồng thời duyệt cấp và chi ngân sách. Tại xã, có phát sinh các khoản do chính
quyền xã trực tiếp thu vào NSX, xã được giữ lại một phần hay toàn bộ số thu đó để
sử dụng; và xã cũng phải chi trả thanh toán cho các đầu vào để đảm bảo hoạt động
của chính quyền nhà nước cấp xã về quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh,... và các khoản này cũng đều do chính chủ tài khoản NSX ký lệnh chuẩn chi.
2.1.1.3. Đặc điểm chi ngân sách xã
Chi ngân sách xã gắn với bộ máy Nhà nước cấp xã và những nhiệm vụ kinh
tế, xã hội mà Nhà nước cấp xã đảm đương trong từng thời kỳ. Mức độ, phạm vi
chi tiêu NSNN phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ của xã trong mỗi thời kỳ.
Chi ngân sách xã gắn với quyền lực Nhà nước cấp xã, mang tính chất pháp lý.
Cũng như chi NSNN, các khoản chi của ngân sách cấp xã mang tính chất
khơng hồn trả trực tiếp. Các khoản chi cấp phát từ NSNN cho các ngành, các cấp,
cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo khơng phải trả giá hoặc hồn

lại cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản
tín dụng. Tuy nhiên, NSNN cũng có những khoản chi cho việc thực hiện chương trình
mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hồn trả gốc với lãi suất rất thấp hoặc
khơng có lãi (chi giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo...).
Chi NSNN cấp xã là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và gắn
liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như tiền lương, giá cả, lãi suất,
lạm phát và các biến kinh tế vĩ mơ và vi mơ khác.
Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang
tính tồn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt chính trị, xã hội ...

5


2.1.1.4. Vai trò của chi ngân sách xã
Ngân sách nhà nước nói chung có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo các
nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và các hoạt
động của bộ máy nhà nước trên phạm vi cả nước.
Ngân sách xã là cơng cụ của chính quyền cấp xã, NSX cung cấp các
phương tiện vật chất, tiền tài vật lực cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy
chính quyền cấp xã; để đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính
quyền Nhà nước cấp xã thì cần có nguồn tài chính từ NSNN, mọi chi phí cho bộ
máy cấp xã phải do NSX đảm nhiệm. NSX cũng có vai trị quan trọng về nhiều
mặt nhưng chỉ phát huy trong phạm vi địa bàn của xã.
Chi NSX là điều kiện quan trọng để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội trên địa bản xã. Từ việc chi ngân sách mà sự tồn tại và hoạt động
của bộ máy chính quyền được duy trì và phát triển liên tục, ổn định. Từ đó đảm
bảo được vai trị quản lý hành chính cấp cơ sở của chính quyền; Chi NSX góp
phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn. Với
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thống giao thông liên thôn,
liên xã được xây dựng và nâng cấp thường xuyên, nhờ đó các cụm dân cư dần

được hình thành. Kinh tế nơng thơn từng bước có sự chuyển dịch từ kinh tế
thuần nơng sang kinh tế sản xuất hàng hóa, người dân được hưởng lợi ích lớn
hơn về giáo dục và y tế.
Thơng qua chi NSX, chính quyền xã thực hiện các chức năng quản lý nhà
nước được giao, bao gồm cả việc duy trì trật tự ổn định xã hội, phát triển các sự
nghiệp kinh tế, văn hóa – xã hội theo phân cấp trên địa bàn. Thơng qua chi ngân
sách, chính quyền xã kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý pháp luật, giữ vững an ninh,
trật tự trên địa bàn xã.
Chi NSX cho bộ máy quản lý nhà nước ở xã là cơ sở để tăng cường hiệu
quả các hoạt động của chính quyền cấp xã trong quản lý pháp luật, giữ vững
quốc phòng an ninh, trật tự trên địa bàn xã.
Chi NSX có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo phát triển kinh tế, văn
hóa xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo cơng bằng xã
hội. Quản lý chi Ngân sách xã có hiệu quả sẽ góp phần chống tham ơ, tham
nhũng, giảm nguy cơ suy thối đạo đức của công chức, cán bộ quản lý nhà nước.

6


2.1.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã
Nhiệm vụ chi của NSX được quy định cụ thể tại Điều 10 - Thông tư
344/2016/TT-BTC, 2016.
Căn cứ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà
nước, các chính sách, chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng
Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
giao cho NSX thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây:
2.1.2.1. Chi đầu tư phát triển
- Chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ
nguồn vốn đầu tư trong cân đối NSX theo phân cấp của cấp tỉnh theo các lĩnh

vực chi.
- Chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã
từ nguồn huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của
pháp luật và Luật đầu tư công cho từng dự án nhất định, do Hội đồng nhân dân
xã quyết định đưa vào NSX quản lý theo các lĩnh vực chi.
2.1.2.2. Các khoản chi thường xun
a) Chi quốc phịng: Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân
quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NSX
theo quy định của Luật dân quân tự vệ; chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân
sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của NSX theo quy định
của Luật nghĩa vụ quân sự; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức
phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã; các khoản chi
khác theo quy định của pháp luật;
Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn xã;
Chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ (khơng có nhiệm vụ
chi nghiên cứu khoa học và công nghệ);
Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa
bàn xã;
Chi hoạt động văn hóa, thông tin;
Chi hoạt động phát thanh, truyền thanh;

7


Chi hoạt động thể dục, thể thao;
Chi các hoạt động kinh tế bao gồm: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các
cơng trình phúc lợi, các cơng trình kết cấu hạ tầng, các cơng trình khác do xã quản
lý; hỗ trợ khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế như: khuyến công, khuyến
nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định; các hoạt động kinh tế khác;

Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ
chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật:
Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước: Tiền lương cho cán bộ, công
chức; tiền công lao động và hoạt động phí đại biểu Hội đồng nhân dân; các khoản
phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước; cơng tác phí; chi về hoạt động, văn
phịng, như: chi phí điện, nước, văn phịng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội
nghị, chi tiếp tân, khánh tiết; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở,
phương tiện làm việc và tài sản cố định khác; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí cơng đồn cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định;
chi khác theo chế độ quy định;
Kinh phí hoạt động của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã;
Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh
Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ
các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có);
Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở xã theo quy định của pháp luật;
Chi cho công tác xã hội do xã quản lý: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã
nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ
việc và trợ cấp thôi việc 01 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01 tháng 01 năm
1998 trở về sau do bảo hiểm xã hội chi trả); chi thăm hỏi các gia đình chính sách;
trợ giúp xã hội và cơng tác xã hội khác;
Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, HĐND cấp tỉnh
quy định cụ thể định mức chi thường xuyên cho từng cơng việc phù hợp với tình
hình, đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương.

8



2.1.3. Nguyên tắc, chu trình quản lý chi ngân sách xã
2.1.3.1. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách xã
Quản lý chi ngân sách Nhà nước là một mặt hoạt động của quản lý ngân
sách Nhà nước. Chính vì vậy, quản lý chi ngân sách Nhà nước phải tuân thủ
nguyên tắc chung của quản lý ngân sách Nhà nước. Nguyên tắc chi NSX được
quy định cụ thể tại Thông tư 344/2016/TT-BTC, 2016. Cụ thể:
Chi NSX do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân
xã quyết định và giám sát.
Mọi khoản chi NSX phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy
định của Luật ngân sách nhà nước.
Các khoản chi NSX phải hạch toán kế toán, quyết toán theo mục lục ngân
sách nhà nước và chế độ kế toán của Nhà nước.
Chi NSX phải được công khai theo quy định của Luật ngân sách nhà nước
và các văn bản hướng dẫn.
- Chi ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ,
hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân cơng, phân cấp
quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
- Toàn bộ các khoản chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ
vào ngân sách nhà nước.
- Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự tốn được cấp có
thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân
sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có
nguồn tài chính, dự tốn chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ
bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
- Bảo đảm ưu tiên bố trí chi ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm
nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nơng
nghiệp, nơng thơn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những

chính sách quan trọng khác.
- Bố trí chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo
đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.

9


- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo
đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy
định của Chính phủ.
- Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách nhà nước.
- Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn
ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật
có liên quan.
- Ngân sách nhà nước khơng hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính
nhà nước ngồi ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ
theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước
và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo
đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ
chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
2.1.3.2. Chu trình quản lý ngân sách xã
Quản lý NSNN phải theo một chu trình. Một chu trình ngân sách gồm 3 khâu
nối tiếp nhau: lập dự toán ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán ngân
sách), chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Chu trình ngân sách thường bắt
đầu từ trước năm ngân sách và kết thúc sau năm ngân sách. Trong một năm ngân sách
đồng thời diễn ra ở cả ba khâu của chu trình ngân sách đó là: chấp hành ngân sách của
chu trình ngân sách hiện tại, quyết tốn ngân sách của chu trình ngân sách trước đó và
lập ngân sách cho chu trình tiếp theo. Quan hệ đó được minh họa như sau:


Lập ngân sách
năm (n)

Chấp hành NS

Quyết toán NS

năm (n)

năm (n)

Lập ngân sách
năm (n+1)

Chấp hành NS
năm (n+1)
Lập ngân sách
năm (n+2)

Quyết toán NS năm
(n+1)
Chấp hành NS
năm (n+2)

Quyết tốn NS
năm (n+2)

Sơ đồ 2.2. Chu trình ngân sách xã Việt Nam
(Nguồn: Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính)


10


2.1.4. Phân tích quản lý chi ngân sách xã
2.1.4.1. Phân tích lập dự tốn
Việc lập dự tốn NSX được quy định theo Thơng tư 344/2016/TT-BTC, 2016
của Bộ Tài chính. Cụ thể:
Lập dự tốn là khâu đầu tiên có tầm quan trọng đặc biệt trong chu trình
quản lý chi NSX, nó đặt cơ sở nền tảng cho những khâu tiếp theo. Lập dự toán
chi NSX thực chất là lập kế hoạch chi của ngân sách cho một năm ngân sách kế
tiếp. Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được các cấp có thẩm quyền
quyết định.
Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy
ban nhân dân xã lập dự toán ngân sách năm sau trình Hội đồng nhân dân xã
quyết định.
Căn cứ lập dự toán chi NSX
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và
trật tự an tồn xã hội của xã;
- Chính sách, chế độ, cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi NSX do Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quy định;
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền ban
hành. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, là định mức phân
bổ chi ngân sách do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
- Số kiểm tra về dự toán chi NSX do Ủy ban nhân dân cấp huyện thơng báo;
- Tình hình thực hiện dự tốn chi NSX năm hiện hành và năm trước;
- Báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị sử dụng NSX.
Trình tự lập, quyết định dự toán chi NSX:
Các đơn vị, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng nhiệm
vụ được giao và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi lập dự toán chi của đơn vị, tổ

chức mình;
Bộ phận tài chính, kế tốn xã lập dự tốn chi NSX trình Ủy ban nhân dân
xã báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân xã xem xét, cho ý kiến trước khi gửi
Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp.
Thời gian báo cáo dự toán NSX do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

11


Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phịng Tài chính - Kế hoạch
huyện làm việc với Ủy ban nhân dân xã về cân đối thu, chi NSX thời kỳ ổn định
mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối với các
năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện chỉ tổ chức làm việc với Ủy ban nhân dân xã về dự toán ngân sách khi có
đề nghị của Ủy ban nhân dân xã;
Quyết định dự toán chi NSX: Sau khi nhận được quyết định giao dự toán
chi NSX của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã hoàn chỉnh
phương án phân bổ NSX báo cáo Ban Kinh tế - Xã hội xã thẩm tra, Thường trực
Hội đồng nhân dân xã xem xét, cho ý kiến, trình Hội đồng nhân dân xã quyết
định theo thời hạn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Sau khi dự toán NSX được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Ủy ban nhân
dân xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
và cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tổ chức thực hiện;
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định dự tốn NSX,
trường hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Hội đồng
nhân dân xã điều chỉnh dự toán theo đúng quy định, đồng thời gửi Kho bạc Nhà
nước cùng cấp làm căn cứ để thực hiện dự toán theo quy định.
Ngân sách xã được bố trí mức dự phịng ngân sách hàng năm tương ứng từ
2% đến 4% tổng dự toán chi để đảm bảo các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục
hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về trật tự an

toàn xã hội và nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của NSX mà chưa
được dự toán. Ủy ban nhân dân xã quyết định sử dụng dự phòng NSX, kết thúc
mỗi quý báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân xã và báo cáo Hội đồng nhân
dân xã tại kỳ họp gần nhất.
Điều chỉnh dự tốn NSX hàng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu
cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung
hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.
Ủy ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh báo cáo Ban Kinh tế Xã hội xã, Thường trực Hội đồng nhân dân xã xem xét, cho ý kiến trước khi trình
Hội đồng nhân dân xã quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

12


×