Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành virus cúm gia cầm type AH5N6 tại một số chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn các tỉnh hải phòng, lạng sơn và quảng ninh và ứng dụng kỹ thuật realtime RT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 86 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM XUÂN TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH VIRUS CÚM GIA CẦM
TYPE A/H5N6 TẠI MỘT SỐ CHỢ BUÔN BÁN GIA
CẦM SỐNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH HẢI PHÒNG,
LẠNG SƠN VÀ QUẢNG NINH VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT
REALTIME RT-PCR TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH

Chuyên ngành :

Thú y

Mã số :

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Lan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Xuân Trường

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào
tạo, Khoa Thú y đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tơi trong q trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn khoa học PGS.TS.
Nguyễn Thị Lan, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu
và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Bệnh lý, khoa Thú y, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Cơ quan
Thú y vùng II, cùng tập thể cán bộ, công nhân viên Phịng Dịch tễ, Trạm Chẩn đốn xét
nghiệm bệnh động vật - Cơ quan Thú y vùng II; Phòng Dịch tễ - Cục Thú y; Chi cục
Thú y các tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn và Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè,
những người luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên
cứu cũng như hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn


Phạm Xuân Trường

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ cái viết tắt ........................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ, hình, bản đồ, biểu đồ ....................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu của đề tài...........................................................................................2

1.3.

Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3

2.1.

Khái niệm bệnh cúm gia cầm ...........................................................................3

2.2.

Tình hình bệnh cúm gia cầm trên thế giới ........................................................3

2.2.1.

Tình hình chung...............................................................................................3

2.2.2.

Tình hình dịch cúm H5N6 trên thế giới ............................................................9

2.3.

Tình hình bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam .......................................................10

2.3.1.

Tình hình chung.............................................................................................10

2.3.2.

Tình hình bệnh cúm gia cầm H5N6................................................................12

2.4.


Căn bệnh .......................................................................................................15

2.4.1.

Đặc điểm sinh học phân tử của virus cúm gia cầm .........................................15

2.4.2.

Kháng nguyên của virus cúm gia cầm ............................................................18

2.4.3.

Tính thích ứng đa vật chủ của virus cúm ........................................................21

2.4.4.

Cơ chế xâm nhiễm gây bệnh của virus cúm A trong tế bào vật chủ ................22

2.4.5.

Độc lực và khả năng gây bệnh của virus cúm gia cầm ....................................23

2.4.6.

Triệu chứng ...................................................................................................24

2.4.7.

Bệnh tích .......................................................................................................24


2.4.8.

Chẩn đốn bệnh .............................................................................................24

2.5.

Sơ lược hoạt động giám sát cúm gia cầm tại Việt Nam .....................................25

iii

download by :


2.5.1.

Kết quả giám sát ............................................................................................25

2.5.2.

Kết quả phân tích virus cúm gia cầm tại Việt Nam .........................................26

2.6.

Cơng tác phịng, chống bệnh cúm ở gia cầm ..................................................27

2.7.

Nguyên lý kỹ thuật REALTIME PCR ............................................................28

Phần 3. Nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................30

3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................30

3.2.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................30

3.3.

Nguyên liệu ...................................................................................................30

3.3.1.

Mẫu thí nghiệm .............................................................................................30

3.3.2.

Dụng cụ, hóa chất lấy mẫu, thiết bị, hóa chất xét nghiệm ...............................30

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................32

3.4.1.

Phương pháp dịch tễ học mô tả, dịch tễ học phân tích ....................................32

3.4.2.


Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................32

3.4.3.

Phương pháp xét nghiệm virus cúm A/H5N6 .................................................32

3.4.4.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................33

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................34
4.1.

Tình hình chăn ni gia cầm tại các tỉnh từ 2010 – 6 tháng đầu năm 2016 .....34

4.2.

Kết quả tiêm vaccine cúm gia cầm tại các tỉnh từ 2010 – 6 tháng đầu năm
2016 ..............................................................................................................37

4.3.

Tình hình dịch cúm gia cầm tại các tỉnh từ 2010 – 6 tháng đầu năm 2016 ......39

4.4.

Kết quả giám sát virus cúm a/h5n6 tại 12 chợ của các ....................................44

4.4.1.


Kết quả lấy mẫu tại các tỉnh ...........................................................................44

4.4.2.

Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các mẫu bệnh phẩm ...............................45

4.4.3.

Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype H5 trong các mẫu bệnh phẩm ........................47

4.4.4.

Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype N6 trong các mẫu bệnh phẩm ........................50

4.4.5.

Lưu hành virus cúm A/H5N6 qua các vòng lấy mẫu ......................................53

4.4.6.

Lưu hành virus cúm A/H5N6 tại các chợ lấy mẫu ..........................................56

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................60
5.1.

Kết luận .........................................................................................................60

5.2.

Đề nghị ..........................................................................................................60


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................62
Phụ lục ......................................................................................................................67

iv

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Dịch nghĩa

AI

Avian Influenza

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

cs

Cộng sự

Ct

Cycle of threshold


DNA

Deoxyribo Nucleic Acid

GP

Glycoprotein

HA

Hemagglutination

HEF

Hemagglutinin Esterase Fusion

HI

Hemagglutination Inhibition

HPAI

Highly pathogenic avian influenza

LPAI

Low pathogenic avian influenza

M


Matrix

NA

Neuraminidase

OIE

Office International des Epizooties

PB1

Polymerase basic protein 1

PB2

Polymerase basic protein 2

PBS

Phosphate Buffered Saline

PCR

Polymerase Chain Reaction

RNA

Ribonucleic Acid


RNP

Ribonucleoprotein

Tp

Thành phố

WHO

World Health Organization

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới giai đoạn 2004 - 2016 ..................6
Bảng 2.2. Tình hình bệnh cúm H5N1 trên người giai đoạn 2003 - 2016 ......................8
Bảng 2.3. Tóm tắt các chủng virus cúm gia cầm tại Việt Nam, 2003 - 2016 ..............27
Bảng 3.1. Trình tự các đoạn mồi và đoạn dị để phát hiện virus H5N6 .......................31
Bảng 4.1. Tình hình dịch cúm gia cầm tại các tỉnh giai đoạn 2010 - 2016 ..................40
Bảng 4.2. Kết quả lấy mẫu tại các tỉnh ......................................................................45
Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các mẫu bệnh phẩm ...........................46
Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype H5 trong các mẫu bệnh phẩm ...................48
Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype N6 trong các mẫu bệnh phẩm ...................50
Bảng 4.6. Lưu hành virus cúm A/H5N6 qua các tháng lấy mẫu .................................55
Bàng 4.7. Lưu hành virus cúm A/H5N6 tại các chợ lấy mẫu......................................57


vi

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Lịch sử đại dịch cúm ở người ........................................................................4
Sơ đồ 2.1. Cơ chế hoạt động của Taqman probe .........................................................29
Sơ đồ 3.1. Quy trình xét nghiệm phát hiện virus cúm A/H5N6 ....................................33
Hình 2.1. Cấu trúc bên ngồi của virus cúm gia cầm....................................................15
Hình 2.2. Cấu trúc hệ gen của virus cúm type A ..........................................................18
Hình 2.3. Mơ hình cơ chế xâm nhiễm và nhân lên virus cúm A ở tế bào chủ................23
Biểu đồ 2.1. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới giai đoạn 2004 – 2016 ................5
Biểu đồ 2.2. Tình hình bệnh cúm H5N1 ở người giai đoan 2003 - 2016 .........................7
Bản đồ 2.1. Phân bố không gian ổ dịch H5N1 từ năm 2007 đến 2011 ..........................13
Bản đồ 2.2. Phân bố không gian ổ dịch H5N10 từ năm 2012 đến 2014 ........................13
Bản đồ 2.3. Dịch cúm gia cầm năm 2015 – 2016 .........................................................14
Bản đồ 4.1. Phân bố các ổ dịch cúm GC tại các tỉnh giai đoạn 2010 – 2011 .................41
Bản đồ 4.2. Phân bố các ổ dịch cúm GC tại các tỉnh giai đoạn 2012 – 2013 .................41
Bản đồ 4.3. Phân bố các ổ dịch cúm GC tại các tỉnh năm 2014 ....................................42
Bản đồ 4.4. Phân bố các ổ dịch cúm H5N6 các tỉnh giai đoạn 2015 – 2016..................42
Biểu đổ 4.1. Tổng đàn gia cầm tại các tỉnh giai đoạn 2010 – 2016 ...............................34
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ tiêm phòng cúm tại các tỉnh giai đoạn 2010 – 2016 .........................38
Biểu đồ 4.3. Phân bố các ổ dịch cúm GC trong năm giai đoạn 2010 – 2016 .................43
Biểu đổ 4.4. Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các mẫu bệnh phẩm .........................47
Biểu đổ 4.5. Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype H5 trong các mẫu bệnh phẩm ..................48
Biểu đổ 4.6. Tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype N6 trong các mẫu bệnh phẩm ..................51
Biểu đồ 4.7. Lưu hành virus cúm A/H5N6 qua các tháng lấy mẫu ...............................55
Biểu đồ 4.8. Lưu hành virus cúm A/H5N6 tại các chợ lấy mẫu ....................................58


vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Xuân Trường
Tên luận văn: “Nghiên cứu sự lưu hành virus cúm gia cầm type A/H5N6 tại một số chợ
buôn bán gia cầm sống trên địa bàn các tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn và Quảng Ninh và
ứng dụng kỹ thuật Realtime RT-PCR trong chẩn đoán bệnh”.
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định sự lưu hành của chủng virus cúm gia cầm A/H5N6 trên địa bàn các tỉnh
nghiên cứu nhằm cảnh báo sớm dịch cúm gia cầm và điều chỉnh các biện pháp phòng,
chống dịch cho phù hợp.
Ứng dụng kỹ thuật Realtime RT-PCR trong chẩn đoán bệnh
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp dịch tễ học mô tả, dịch tễ học phân tích đối với điều tra tình
hình chăn ni gia cầm, cơng tác tiêm phịng vaccine phịng cúm, tình hình dịch cúm
gia cầm tại các tỉnh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2016.
Sử dụng quy trình TYV2-HDPP-VR-54 -TCCS 16:2016/TYV2-CĐ của Cơ quan
Thú y vùng II để xét nghiệm virus cúm A/H5N6 trong các mẫu bệnh phẩm thu được.
Kết quả nghiên cứu chính.
Tình hình chăn nuôi gia cầm tại các tỉnh từ 2010 – 6 tháng đầu năm 2016.
Kết quả tiêm vaccine cúm gia cầm tại các tỉnh từ 2010 – 6 tháng đầu năm 2016.

Tình hình dịch cúm gia cầm tại các tỉnh từ 2010 - 6 tháng đầu năm 2016.
Nghiên cứu lưu hành virus cúm A/H5N6
- Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các mẫu bệnh phẩm.
- Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype H5 trong các mẫu bệnh phẩm.
- Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype N6 trong các mẫu bệnh phẩm.
- Nghiên cứu lưu hành virus cúm A/H5N6 qua các vòng lấy mẫu.
- Nghiên cứu lưu hành virus cúm A/H5N6 tại các chợ lấy mẫu.
Kết luận
Các tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn và Quảng Ninh Lạng Sơn có tổng đàn gia cầm khá
cao tuy nhiên hình thức chăn nuôi chủ yễu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mang tính chất nơng
hộ, chăn ni gia trại;

viii

download by :


Cơng tác tiêm phịng vaccine cúm gia cầm tuy đã được sự đầu tư, quan tâm của
chính quyền địa phương song tỷ lệ tiêm phịng hàng năm khơng cao so với quy định;
Trong giai đoạn 2010 – 2016, tại 3 tỉnh đã xảy ra 70 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 và
H5N6 trong đó tại Quảng Ninh có 34 ổ làm ốm chết, phải tiêu hủy 52.039 con; tại Hải
Phòng 25 ổ dịch với số gia cầm phải tiêu hủy là 106.881 con và tại Lạng Sơn có 11 ổ
dịch với 7.428 con gia cầm phải tiêu hủy.
Tỷ lệ dương tính với virus cúm A 34,89% (95%CI: 32,21-37,63). Trong đó tại
Quảng Ninh tỷ lệ dương tính là 50,23% (95%CI: 45,41-55,05), tại Lạng Sơn 31,67%
(95%CI: 26,89-36,75) và tại Hải Phòng là 22,22% (95%CI: 18,39-26,44).
Tỷ lệ dương tính với virus cúm subtype H5 6,45% (95%CI: 6,43-6,51). Trong đó
tại Hải Phịng là 8,10% (95%CI: 8,02-8,25), tại Lạng Sơn 6,39% (95%CI: 6,29-6,57) và
Tại Quảng Ninh là 4,86% (95%CI: 4,78-5,01).
Tỷ lệ dương tính với virus cúm subtype N6 5,15% (95%CI: 5,12-5,20). Tỷ lệ này

ở lần lượt ở các tỉnh như sau: Hải Phòng 7,87% (95%CI: 7,79-8,02), Lạng Sơn 4,44%
(95%CI: 4,35-4,63) và Quảng Ninh 3,01% (95%CI: 2,93-3,16).
Lưu hành virus cúm A/H5N6 tập trung vào tháng 12,1,2 hàng năm. Điều này cũng
phù hợp với quy luật hàng năm của dịch cúm gia cầm ở nước ta.
Phát hiện 12/12 (100%) chợ có lưu hành virus cúm type A, tại 10/12 (83,33%)
chợ giám sát có sự lưu hành virus cúm subtype H5 và subtype N6.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
The writer: Pham Xuan Truong
The master thesis: “Study of circulation of A/H5N6 avian influenza virus at some live
bird markets in 3 provinces including Hai Phong, Lang Son and Quang Ninh and
application of Realtime RT-PCR technique to diagnose avian influenza disease”.
Major in:

Veterinary

Code: 60 64 01 01

Training facility: Vietnam National University and Agriculture
Research purpose
In oder to detemine circulation of A/H5N6 avian influenza virus in studied
provinces aimed at raising early warning and finding out the most suitable control and
prevention measures.
Application of Realtime RT-PCR technique to diagnose avian influenza disease.
Methods of studying

Descriptive and analytical epidemiology are used to investigate status of poultry
husbandry, vaccination against avian influenza and HPAI outbreaks at studied provinces
between 2010 and June 2016.
Application of Realtime RT-PCR technique (TYV2-HDPP-VR-54 and TCCS
16:2016/TYV2-CĐ) to detect A/H5N6 virus from samples collected from live bird
markets at studied provinces.
Main results
Poultry production situation of studied provinces during 2010-June 2016
Result of vaccination against avian influenza during 2010-June 2016
HPAI oubreak status at studied provinces during study period
Study of circulation of A/H5N6 avian influenza virus in 3 provinces.
- Infection rate of avian influenza type A virus detected from tested samples
- Infection rate of avian influenza subtype H5 virus detected from tested samples
- Infection rate of avian influenza subtype N6 virus detected from tested samples
- Circulation of A/H5N6 virus through sampling rounds
- Circulation of A/H5N6 virus at live bird markets during surveillance period

x

download by :


Conclusions
Poultry population in Hải Phòng, Lạng Sơn và Quảng Ninh province was rather
high, but small houdshold scale was more prevalent that commercial scale.
Although funding for vaccination against avian influenza had been significantly
invested by local authorities, percentage of vaccination coverage was at modest level
according to regulation.
During 2010-2016, there were 70 HPAI outbreaks due to A/H5N1 and A/H5N6
virus occured at Haiphong, Langson and Quang ninh province. Among of that, 34

outbreaks happened in Quangninh leading to 52.039 birds destroyed; 106.881 birds
were destroyed from 25 outbreaks in Haiphong and 11 outbreaks in Langson made
7.428 birds destroyed.

Proportions of detection of Influenza A was 34,89% (95%CI: 32,21-37,63),
but fluctuated between locals, 50,23% (95%CI: 45,41-55,05), in Quangninh,
31,67% (95%CI: 26,89-36,75) in Lang son and 22,22% (95%CI: 18,39-26,44) in
Haiphong.
Detection rate of samples positive with subtype H5 was 6,45% (95%CI: 6,436,51). The highest rate of 8,1% (95%CI: 8,02-8,25) in Haiphong, 6,39% (95%CI: 6,296,57) in Lang son and the lowest was Quangninh with 4,86% (95%CI: 4,78-5,01).
5,15% (95%CI: 5,12-5,20) samples tested positively with N6 subtype. The
highest rate of 7,87% (95%CI: 7,79-8,02) in Haiphong, 4,44% (95%CI: 4,35-4,63) in
Lang son and the lowest was Quangninh with 3,01% (95%CI: 2,93-3,16).
Circulation of A/H5N6 was more prevalent in December, January and February of
the year when HPAI outbreaks also occured more often at that time.
All 3 provinces (100%) under surveillance activity found positive with A/H5N6
Influenza. Type A virus was detected in all of LBMs during surveillance, 10/12 markets
(83,33%) found positive with H5, N6 subtype during study period.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, bệnh cúm gia cầm đã và đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, gây
thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế, chính trị và xã hội do đó nó là mối quan tâm và
đáng lo ngại của toàn cầu. Từ khi dịch xuất hiện đến nay đã có 75 quốc gia và
vùng lãnh thổ thế giới xuất hiện dịch khiến hàng trăm triệu gia cầm ốm chết, phải
tiêu hủy và đã có 844 người mắc bệnh, tử vong 449 người tại 16 quốc gia, diễn

biến dịch ngày càng phức tạp.
Tại nước ta, bệnh Cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên và bùng phát thành
dịch vào cuối tháng 12 năm 2003 ở Hà Tây sau đó dịch nhanh chóng lây lan ra
khắp cả nước. Kể từ khi dịch xuất hiện, đến năm 2015 đã có 5.611 ổ dịch cúm
gia cầm với khoảng 60 triệu con gia cầm các loại mắc bệnh phải tiêu hủy bắt
buộc. Nghiêm trọng hơn, virus cúm đã lây sang người làm 127 người mắc bệnh,
số bệnh nhân tử vong là 64 người (Phạm Thành Long, 2016).
Tháng 4 năm 2014, virus cúm H5N6 lần đầu tiên được phát gây bệnh trên
gia cầm và gây chết người tại tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc. Tháng 8 năm 2014,
Cục Thú y cũng lần đầu tiên phát hiện cúm A/H5N6 trên lãnh thổ Việt Nam, cụ
thể trên đàn gà 80 con tại xã Chi Lăng huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và trên
đàn vịt tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.. Trước đó, chủng virus này đã được phát
hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thuỵ Điển, Đức, Mỹ, Trung Quốc. Đáng lo
ngại là kết quả giải trình tự gen của các mẫu virus cúm A/H5N6 phát hiện ở Việt
Nam cho thấy có sự tương đồng đến 99% về kiều gen với chủng virus cúm
A/H5N6 gây tử vong đầu tiên trên người tại Trung Quốc. Từ đó đến nay, virus
cúm A/H5N6 tiếp tục được phát hiện tại nhiều tỉnh trong cả nước trong đó có các
tỉnh Hải Phịng, Lạng Sơn và Quảng Ninh và các tỉnh khác: Lào Cai, Ninh Bình,
Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tuyên Quang, ...
Sự xuất hiện của virus cúm A/H5N6 trên gia cầm ở Việt Nam đang góp
phần nối dài danh sách những chủng virus cúm gây bệnh cho người. Bởi cơ thể
người chưa có kháng thể chống lại những virus mới, trong khi đặc tính của virus
cúm ln biến đổi để thích nghi.
Chợ bn bán gia cầm sống rất phổ biến tại nước ta, người dân có thói quen
mua gia cầm sống và giết mổ tại chợ. Gia cầm đến từ nhiều nguồn khác nhau và
có nhiều lồi gia cầm khác nhau được bán tại chợ. Nơi bán và giết mổ cùng một
1

download by :



chỗ, không được vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên, người buôn bán,
người mua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm do đó nguy cơ virus cúm gia cầm nói
chung và virus cúm A/H5N6 nói riêng từ gia cầm xâm nhập và lây nhiễm cho
người là rất cao.
Kỹ thuật Realtime RT-PCR là một kỹ thuật hiện đại trong chẩn đốn, cho
phép phát hiện nhanh, chính xác virus. Kết quả hiển thị bằng giá trị Ct (Cycle of
threshold) và cho phép định lượng được hàm lượng virus không phức tạp như kỹ
thuật PCR truyền thống cần điện di DNA trên gel agarose khi phản ứng kết thúc
để đọc kết quả nên mất nhiều thời gian. Kể từ khi được áp dụng tại nước ta, kỹ
thuật này đã chứng tỏ sự ưu việt của nó giúp nhanh chóng xác minh được nhiều
loại mầm bệnh trong đó có bệnh cúm gia cầm phục vụ cho cơng tác phịng chống
dịch kịp thời tại các địa phương.
Để phát hiện lưu hành virus tại các chợ buôn bán gia cầm sống nhằm cảnh
bảo sớm dịch cúm gia cầm và điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch cho
phù hợp cũng như dựa vào những đặc điểm ưu việt của kỹ thuật Realtime RTPCR, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự lưu hành virus cúm
gia cầm type A/H5N6 tại một số chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn các
tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn và Quảng Ninh và ứng dụng kỹ thuật Realtime RTPCR trong chẩn đoán bệnh”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định sự lưu hành của chủng virus cúm gia cầm A/H5N6 trên địa bàn
các tỉnh nghiên cứu nhằm cảnh báo sớm dịch cúm gia cầm và điều chỉnh các biện
pháp phòng, chống dịch cho phù hợp.
Ứng dụng kỹ thuật Realtime RT-PCR trong chẩn đoán bệnh.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi có kết quả xác định tỷ lệ lưu hành virus cúm gia cầm A/H5N6 trên
địa bàn 3 tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn và Quảng Ninh kết hợp với các số liệu giám
sát do Cục Thú y đã triển khai trước đó sẽ giúp các ban, ngành chức năng của địa
phương có cái nhìn tổng thể về sự xuất hiện, lưu hành chủng virus gây bệnh trên
địa bàn, từ đó có các giải pháp cụ thể phịng, chống lây bệnh cúm ở gia cầm và
biện phòng tránh lây nhiễm bệnh cúm từ động vật sang người.

Nâng cao năng lực cho thú y cơ sở các kỹ thuật trong lấy mẫu, bảo quản và
vận chuyển mẫu bệnh phẩm.
2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM BỆNH CÚM GIA CẦM
Cúm gia cầm (Avian Influenza – AI) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở
gia cầm, do nhóm virus cúm typ A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Đây là
nhóm virus có biên độ vật chủ rộng, được phân chia thành nhiều subtype khác
nhau dựa trên hai kháng nguyên bề mặt capsid của hạt virus là HA và NA (De
Wit, 2008). Nhóm virus cúm A có 16 subtype HA (từ H1 đến H16) và 9 subtyp

NA (từ N1 đến N9). Sự tổ hợp giữa các subtype HA và NA sẽ tạo ra nhiều
subtyp khác nhau. Mặt khác, virus cúm A có đặc tính quan trọng là dễ dàng đột
biến trong gen/hệ gen (đặc biệt ở gen NA và HA) hoặc trao đổi các gen với nhau,
trong quá trình xâm nhiễm và tồn tại lây truyền giữa các loài vật chủ, dẫn đến
việc tạo nên nhiều subtyp có độc tính và khả năng gây bệnh khác nhau (Nguyễn
Bá Hiên và cs, 2014).
Trước đây, bệnh được gọi là bệnh dịch tả gà (Fowl plague), nhưng từ Hội
nghị quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville (Mỹ) năm 1981 đã
thay thế tên này bằng tên Highly pathogenic avian influenza – HPAI. Tên này
dùng để chỉ các virus cúm type A có độc lực mạnh, lây lan nhanh và có tỷ lệ tử
vong cao. Tổ chức Thú y thế giới đã xếp HPAI thuộc danh mục A, là 1 trong 15
bệnh nguy hiểm ở động vật. Tại nước ta, bệnh cúm gia cầm nằm trong danh mục
các bệnh bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch; Danh mục các bệnh truyền
lây giữa động vật và người; Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh;
Danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh

bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi và Danh mục các bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm phải áp dụng biện pháp giám sát định kỳ (Bộ NNPTNT, 2016).
2.2. TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Tình hình chung
Cúm gia cầm lần đầu được phát hiện ở Italia vào năm 1878 với tên gọi là
dịch hạch gà (Fowl plague) nhưng tới năm 1901 mới xác định được yếu tố gây
bệnh là căn nguyên siêu nhỏ có khả năng qua màng lọc và tới năm 1955 xác định
được nguyên nhân chính xác nguyên nhân gây bệnh cúm gia cầm là virus cúm
type A thông qua kháng thể bề mặt A/H7N1 và A/H7N7 gây chết nhiều ở gà và
gà tây và các loại động vật khác (Beard et al., 1998).
3

download by :


Bên cạnh đó virus cúm gia cầm cịn lây lan và tạo ra các đại dịch gây tử
vong rất lớn trên người. Lịch sử các đại dịch cúm ở người xảy ra trên thế giới
được mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Lịch sử đại dịch cúm ở người
Nguồn: Phạm Thành Long (2016)

Từ năm 1889 – 1890 đã xảy ra 1 đượt dịch cúm làm chết khoảng 1 triệu
người trên thế giới. Nguyên nhân được xác định có thế do 2 chủng virus cúm
H3N8 hoặc H2N2 (Valleron, 2010).
Năm 1918 – 1919, một đại dịch cúm (cúm Tây Ban Nha) đã nổ ra với mức
độ trầm trọng đã gây tử vong khoảng 20 – 100 triệu người trên toàn thế giới. Các
nghiên cứu sau này đã chứng minh được virus gây ra đại dịch này là H1N1
(Taubenberger et al., 1997).
Cúm Châu Á hay cúm Nga xảy ra trong giai đoạn 1889 - 1890 do virus cúm

type A/H2N2 gây nên, bắt đầu từ Hong Kong năm 1957. Số người tử vong ước
tính từ 1 đến 1,5 triệu người.
Cúm Hong Kong – Hong Kong Flu do virus cúm type A/H3N2, xảy ra năm
1968. Tổn thất tử vong ước tính vào khoảng 0,75 đến 1 triệu người

4

download by :


Cúm Nga – Russia flu do virus cúm type A/H1N1 xảy ra năm 1977.
Đại dịch cúm H1N1 giai đoạn 2009 – 2010 đã gây tử vong cho khoảng hơn
100 nghìn tới gần 400 nghìn người trên thế giới.
Chủng virus cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên gây bệnh dịch trên
gà tại Scotland vào năm 1959 và có thể là biến thể H5N1 đầu tiên trên thế giới.
Năm 1997 ở Hong Kong, lần đầu tiên virus cúm gia cầm H5N1 đã gây ra ổ
dịch trên gia cầm và lây sang người làm 18 người nhiễm bệnh, 6 người chết và
hàng triệu gia cầm đã bị tiêu hủy nhằm ngăn chặn dịch lây lan. Đây là lần đầu
tiên virus cúm A/H5N1 gây bệnh trên người (Wu et al., 2008).
Từ tháng 12/2003 đến tháng 3/2004, bệnh cúm gia cầm đã liên tiếp xảy ra
với quy mô lớn ở 11 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á. Sự lây lan nhanh chóng
dịch cúm gia cầm xảy ra đồng thời ở một số nước đã trở thành mối quan tâm lớn
trên toàn cầu. Các chủng virus gia cầm độc lực cao đã được phân lập và định
type là chủng H5N1, ở Đài Loan là chủng H5N2 (Bùi Quang Anh, 2005; Nguyễn
Tiến Dũng và cs, 2004; Phạm Sỹ Lăng, 2004; Tô Long Thành, 2004). Từ đó đến
nay, hàng năm dịch đều xảy ra tại nhiều nước trên thế giới với nhiều chủng virus
khác nhau. Tính đến hết tháng 6 năm 2016, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 75
quốc gia và vùng lãnh thổ tại tất cả các châu lục trong đó chủ yếu tại các quốc gia
châu Á (). Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới giai đoạn
2004 – 2016 được thể hiện theo biểu đồ 2.1 và bảng 2.1:


Biểu đồ 2.1. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới giai đoạn 2004 – 2016
5

download by :


Bảng 2.1. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới giai đoạn 2004 - 2016
Năm

Số nước

Chủng virus gây bệnh

có dịch

2004

10

H5N1, H5N2

2005

17

H5N1, H7N7

2006


57

H5N1, H5N2

2007

35

H5N1, H7N3

2008

27

H5N1, H7N7, H7N3

2009

17

H5N1, H7N7

2010

18

H5N1, H7N7

2011


16

H5N1, H5N2

2012

15

H5N1, H5N2, H7N3

2013

14

H5N1, H5N2, H7N3, H7N2, H7N7

2014

19

H5N1, H5N2, H5N3, H5N6, H5N8, H7N3, H7N2

2015

35

H5N1, H5N2, H5N3, H5N6, H5N8, H5N9,H7N3, H7N7

2016


23

H5N1, H5N2, H5N3, H5N6, H5N8, H5N9,H7N3, H7N7, H7N8

Như vậy, kể từ khi dịch cúm gia cầm tái bùng phát trở lại tới nay, hàng năm
vẫn có rất nhiều quốc gia giới thơng báo đã xảy ra các ổ dịch cúm gia cầm.
Các quốc gia thuộc Châu Á đặc biệt là khu vực Đông Á và Đông Nam Á
như Trung Quốc, Ấn Độ, Camphuchia, Indonesia, Việt Nam... Được coi là khu
vực tồn tại lâu dài các ổ dịch do có nhiều điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh lưu
hành như tổng đàn gia cầm lớn, phương thức chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lạc
hậu (Phạm Thành Long, 2016).
Virus cúm liên tục biến đổi tạo ra các chủng virus mới gây bệnh trên gia
cầm. Ở giai đoạn 2003 – 2004 mới chỉ có 2 chủng virus gây bệnh là H5N1 và
H5N2 thì tới nay đã xuất hiện 10 chủng virus cúm có khả năng gây bệnh cho gia
cầm và bùng phát thành dịch. Tại một số quốc gia hiện mới chỉ phát hiện 1 chủng
virus như Ấn Độ (H5N1), Nam Phi (H5N2), Mexico (H7N3)… Bên cạnh đó tại
các quốc gia khác đã phát hiện nhiều chủng virus khác nhau gây bệnh cho gia
cầm như: Trung Quốc (H5N1, H5N2, H5N3, H5N6, H5N8, H5N9), Đức (H5N1,
H5N8, H7N7), Việt Nam (H5N1, H5N6)... gây khó khăn cho cơng tác chẩn đoán
xác định mầm bệnh cũng như tốn kém về kinh tế cho cơng tác phịng chống dịch.
Khơng chỉ gây bệnh cho gia cầm, các chủng virus cúm đã lây sang người
gây tỷ lệ tử vong rất cao có khi lên tới 100%. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế
6

download by :


giới, từ năm 2003 đến tháng 2/2016, trên toàn thế giới đã có 844 trường hợp bệnh
nhân mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 trong đó có 449 trường hợp tử vong chiếm tỷ
lệ 53,20% tại 16 quốc gia trên thế giới trong đó nghiêm trọng nhất là ở giai đoạn

2003 – 2009 với 468 ca mắc, 282 ca tử vong tại 15 quốc gia, giai đoạn 2010 –
2015 với 376 ca mắc, 167 ca tử vong tại 7 quốc gia ().
Trong các quốc gia có người mắc và tử vong do bệnh cúm thỉ Ai Cập là
quốc gia chịu thiệt hại lớn nhất với 346 ca mắc, 116 ca tử vong trong đó đặc biệt
nghiêm trọng vào năm 2015 với 136 ca mắc và 39 ca tử vong. Cùng với
Indonesia với 199 ca mắc, 167 ca tử vong. Hai quốc gia này năm nào cũng có
người mắc và tử vong do bệnh cúm gia cầm.
Các ca mắc và tử vong trên người tập trung chủ yếu ở các nước thuộc Châu
Á và Châu Phi đặc biệt là khu vực Đông Á và Đơng Nam Á.
Tình hình bệnh cúm gia cầm H5N1 ở người trên thế giới giai đoạn 2003 2016 cụ thể theo biểu đồ 2.2 và bảng 2.2.

Biểu đồ 2.2. Tình hình bệnh cúm H5N1 ở người giai đoan 2003 - 2016

7

download by :


download by :

2015

282

1
1
17
4
57
48


7
24

2
62

34

32

4

8

20

2

39

2

25

1

52

2


22

2
42

844
Nguồn: WHO (2016)

143

449

1
1
17
4
64

Deaths
5
1
37
1
31
0
116
167
2
2

0

Total

468

2014

Total

2013

1
3
25
12
127

2012

1
3
25
12
112

2011

Nigeria
Pakistan

Thailand
Turkey
Vietnam

2010

Cases
8
7
56
1
52
1
346
199
3
2
1

2003-2009

Country
Cases Deaths Cases Deaths Cases Deaths Cases Deaths Cases Deaths Cases Deaths Cases Deaths
Azecbaijan
8
5
Bangladesh
1
0
2

0
3
0
1
1
Cambodia
9
7
1
1
8
8
3
3
26
14
9
4
Canada
1
1
China
38
25
2
1
1
1
2
1

2
2
2
5
1
Djibouti
1
0
Egypt
90
27
29
13
39
15
11
5
4
3
37
14
136
39
Indonesia
162
134
9
7
12
10

9
9
3
3
2
2
2
2
Iraq
3
2
Laos
2
2
Myanma
1
0

Year

Bảng 2.2. Tình hình bệnh cúm H5N1 trên người giai đoạn 2003 - 2016


Năm 2013, tại Trung Quốc đã xảy ra dịch cúm A/H7N9 trên người nhiều
tỉnh thành trong cả nước sau đó dịch tiếp tục được phát hiện tại một số quốc gia
khác như Hồng Kong, Đài Loan, Canada và Malaysia. Đến tháng 3/2016 đã ghi
nhận 766 trường hợp dương tính với cúm A(H7N9) ở người trong đó Trung
Quốc là quốc gia ghi nhận nhiều nhất (747 người), Đài Loan (4 người), Hồng
Kông (12 người), Malaysia (1 người) và Canada (2 người). Số trường hợp tử
vong là 296 người. Hiện tình hình dịch cúm A/H7N9 trên người tại Trung Quốc

vẫn diến biến phức tạp. Đặc tính của virus cúm A/H7N9 là dễ biến đổi, thích
nghi cao với động vật có vú, có khả năng lây lan rộng. Tuy nhiên, đến nay chưa
có hiểu biết đầy đủ các nguồn lây bệnh. Đặc biệt biểu hiện cúm A/H7N9 ở gia
cầm không rõ ràng ().
Cũng vào cuối năm 2013 tại tỉnh Giang Tây - Trung Quốc đã phát hiện 1 ca
mắc và tử vong do virus bệnh cúm A/H10N8 kết quả nghiên cứu cho thấy đã tìm
thấy virus trên các lồi chim hoang dã, đã có biến đổi và lây sang người.
Từ cuối tháng 9 năm 2015 cũng tại Trung Quốc đã phát hiện 4 trường hợp
trẻ em từ 1 tới 15 tuổi tại 2 tỉnh An Huy và Hồ Nam dương tính với virus cúm
A/H9N2. Tại thời điểm báo cáo 4 trường hợp trên đang trong tình trạng nhẹ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, một số trường hợp mắc cúm A/H9N2 đã được ghi
nhận từ năm 1999. Một số trường hợp hoặc chùm ca bệnh nhỏ có thể xảy ra do
sự lưu hành của virus cúm A/H9N2 trong quần thể gia cầm khu vực châu Á và
Trung Đơng. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng virus cúm
A/H9N2 từ người sang người ().
2.2.2. Tình hình dịch cúm H5N6 trên thế giới
Chủng virus cúm type A/H5N6 đã từng được phát hiện ở vịt trời và chim
hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ và Đài Loan tuy nhiên chưa ghi nhận các ổ
dịch trên gia cầm. Chủng virus này lần đầu được phát hiện gây bệnh trên gia cầm
vào tháng 4 năm 2014 tại Tứ Xuyên, Tây Nam, Trung Quốc, cơ quan chức năng
đã phải tiêu hủy 1.338 con gà. Cũng tại đây, lần đầu tiên một người đàn ông 49
tuổi tử vong do nhiễm virus cúm A/H5N6.
Vào tháng 7 năm 2014, tại tỉnh Luang Prabang, Lào cũng đã phát hiện ổ
dịch cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm 200 con của 1 hộ chăn nuôi (www.oie.int).
Tháng 9/2014, tiếp tục phát hiện các ổ dịch cúm A/H5N6 tại thành phố Cáp

9

download by :



Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc với hơn 86 nghìn con ngỗng đã bị
tiêu hủy bắt buộc (www.oie.int).
Đầu năm 2015 xuất hiện 1 trường hợp bệnh nhân nam 44 tuổi, sống ở Khu
tự trị Tây Tạng, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc có tiền sử tiếp xúc với chim hoang
dã chết. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được xét nghiệm cho kết quả dương tính
với cúm A/H5N6. Như vậy, tính tới tháng 6/2016, trên lãnh thổ Trung Quốc đã
xảy ra 35 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 với gần 52 nghìn con mắc bệnh, số gia cầm
phải tiêu hủy lên tới 273 nghìn con và 2 trường hợp mắc bệnh trên người trong
đó có 1 trường hợp tử vong ().
Tháng 1 - 2 năm 2016, thông qua chương trình giám sát chủ động, các nhà
khoa học Hồng Kong đã phát hiện virus H5N6 trên mẫu bệnh phẩm thu thập từ
chim hoang dã (WWW.oie.int). Cũng Theo Tổ chức Thú y thế giới, virus cúm
A/H5N6 là chủng virus có độc cao nhưng chưa có bằng chứng lây truyền từ
người sang người.
2.3. TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM Ở VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình chung
Bệnh cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối tháng
12/2003 do virus cúm gia cầm H5N1 độc lực cao (HPAI) gây ra. Kể từ khi dịch
xuất hiện, đến năm 2015 đã có 5.611 ổ dịch cúm gia cầm với khoảng 60 triệu con
gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy bắt buộc. Nghiêm trọng hơn, virus cúm đã lây
sang người làm 127 người mắc bệnh, số bệnh nhân tử vong là 64 người (Phạm
Thành Long, 2016). Diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 tại Việt Nam
giai đoạn 2003 – 2008 được chia thành 6 đợt chính:
- Đợt 1: từ tháng 12/2003 đến tháng 3/2004, dịch đã xảy ra ở 2.574 xã, 381
huyện thuộc 57 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là
45

triệu


con

chiếm

khoảng

16%

tổng

đàn

gia

cầm

cả

nước

(www.cucthuy.gov.vn). Trong năm 2003 có 3 ca mắc và tử vong ở người do
virus cúm H5N1.
- Đợt 2: từ tháng 4 đến tháng 11/2004, dịch xuất hiện ở 46 xã tại 32 huyện
thuộc 17 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 84.078 con
(www.cucthuy.gov.vn). Trong năm 2004, có 29 ca H5N1 ở người, trong đó số tử

10

download by :



vong là 20 người.
- Đợt 3: từ tháng 12/2004 đến tháng 5/2005, dịch xảy ra ở 670 xã, 182
huyện thuộc 36 tỉnh. Số gia cầm tiêu huỷ là 1.296.184 con bao gồm 470.495 con
gà và 825.689 thủy cầm (www.cucthuy.gov.vn). Trong năm 2005, có 61 ca
H5N1 ở người, trong đó có 19 ca tử vong.
- Đợt 4: từ tháng 10/2005 đến 01/2006 với 24 tỉnh, thành có dịch. Tổng số
gia cầm tiêu huỷ là 3.972.763 con trong đó gà 1.338.523 con, thuỷ cầm và loài
khác là 2.634.24con (www.cucthuy.gov.vn).
- Đợt 5: bắt đầu và kéo dài trong suốt năm 2007, đã xảy ra 269 ổ dịch tại 33
tỉnh thành trong cả nước làm ốm chết và phải tiêu hủy bắt buộc là 397.943 con
(www.cucthuy.gov.vn). Trong năm 2007 có 8 ca H5N1 ở người, trong đó số
người chết là 5 ca.
- Đợt 6: từ đầu năm 2008: xảy ra rải rác tại 57 xã của 40 huyện thuộc 21
tỉnh. Tổng số gia cầm tiêu huỷ là 60.090 con, trong đó có 23.498 gà, 36.592 thuỷ
cầm (www.cucthuy.gov.vn). Năm 2008 có 6 ca mắc cúm H5N1 ở người và 5
trong số 6 ca đã tử vong.
Năm 2009, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 68 xã của 34 huyện thuộc 17 tỉnh
với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy trên 127.000 con
(www.cucthuy.gov.vn). Năm 2009 có 5 ca mắc H5N1 ở người và đều tử vong.
Năm 2010, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 46 xã của 24 tỉnh làm 42.614 con
gia cầm mắc bệnh, chết và phải tiêu hủy bắt buộc (www.cucthuy.gov.vn). Trong
năm 2010, có 7 ca mắc H5N1 ở người và có 2 ca tử vong.
Trong năm 2011 có 82 xã, 43 huyện thuộc 22 tỉnh có dịch. Tổng số gia cầm
mắc bệnh 110.311 con, số tiêu hủy là 151.356 con (Nguyễn Ngọc Tiến, 2013).
Năm 2012 đã xảy ra 296 ổ dịch ở 112 huyện, 32 tỉnh làm ốm chết và phải
tiêu hủy 616.109 con trong đó có 117.946 con gà, 479.859 vịt và 18.304 ngan
(Nguyễn Ngọc Tiến, 2013). Trong năm này có 4 ca mắc bệnh trên người và có 2
ca tử vong.
Năm 2013 đã xảy ra 104 ổ dịch cúm gia cầm tại 64 huyện, 31 tỉnh. Số gia

cầm ốm chết phải tiêu hủy bắt buộc là 141.687 con. Ngoài việc xảy ra trên đàn
gia cầm, trong năm 2013 còn phát hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 trên chim

11

download by :


yến tại Ninh Thuận làm ốm chết và tiêu hủy hơn 4.000 con và trên chim cút tại
Tiền Giang với hơn 30.000 con chim cút phải tiêu hủy. Trong năm này có 2 ca
mắc bệnh và tử vong 1 người.
Trong năm 2014 đã xảy ra 181 ổ dịch tại 96 huyện, 33 tỉnh trong cả nước,
số gia cầm phải tiêu hủy là 212.780 con. Trong năm này có 2 ca mắc bệnh ở
người và đều đã tử vong (Cục Thú y, 2014).
Năm 2015 cả nước chỉ xảy ra 19 ổ dịch nhỏ lẻ tại 17 huyện, 12 tỉnh thành
trong cả nước với số gia cầm phải tiêu hủy là 58.128 con (Cục Thú y, 2015).
6 tháng đầu năm 2016 cả nước mới xảy ra 3 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 3
huyện thuộc 3 tỉnh là Trà Vinh, Nghệ An và Cần Thơ làm ốm chết và phải tiêu
hủy bắt buộc 1.695 con gia cầm các loại (Cục Thú y, 2016).
2.3.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm H5N6
Tháng 8/2014, phát hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 đầu tiên ở nước ta
trên đàn gà 80 con của 1 hộ chăn nuôi tại xã Chi Lãng, huyện Tràng Ðịnh, tỉnh
Lạng Sơn. Sau đó các ổ dịch cúm H5N6 tiếp tục được phát hiện tại các tỉnh khác
trong cả nước. Ðến cuối tháng 12/2014, cả nước đã xảy ra 7 ổ dịch cúm A/H5N6
tại 6 xã, 6 huyện của 6 tỉnh là Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai, Quảng Trị, Quảng
Ngãi và Quảng Nam làm 17.188 con gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy bắt buộc.
Ngồi ra trong q trình giám sát chủ ðộng, virus cúm A/H5N6 cũng được phát
hiện tại các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam
(Cục Thú y, 2014).
Năm 2015, dịch cúm gia cầm H5N6 đã xảy ra tại 23 xã, 18 huyện của 12

tỉnh trong cả nước là Đắk Nông, Hà Nam, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Nghệ
An, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Hải Phịng, Sơn La, Thái Bình và Tun Quang
làm ốm chết và phải tiêu hủy bắt buộc 34.624 con gia cầm các loại trong đó có
17.509 con gà, 7.052 thủy cầm và 10.063 con chim cút (Cục Thú y, 2015).
6 tháng đầu năm, đã xảy ra 8 ổ dịch cúm H5N6 tại 7 huyện của 5 tỉnh là
Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Nghệ An, Kon Tum và Tuyên Quang làm 17.750 con gia
cầm các loại phải tiêu hủy bắt buộc (12.456 gà, 1.094 thủy cầm và 4.000 con
chim cút) (Cục Thú y, 2016).
Phân bố các ổ dịch cúm gia cầm ở nước ta từ trước tới nay được thể hiện
qua các bản đồ sau:

12

download by :


Bản đồ 2.1. Phân bố không gian ổ dịch H5N1 từ năm 2007 đến 2011
2012

2013

2014

Bản đồ 2.2. Phân bố không gian ổ dịch H5N1 từ năm 2012 đến 2014

13

download by :



×