Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SA THỊ MINH HƯỜNG

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018


Tác giả luận văn

Sa Thị Minh Hường

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS. Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, côngchức và viên chức huyện Đà
Bắc, tỉnh Hịa Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Sa Thị Minh Hường

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... I
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ II
Mục lục .......................................................................................................................... III
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... VI
Danh mục bảng .............................................................................................................. VII
Danh mục biểu đồ, sơ đồ ................................................................................................ IX
Danh mục hộp .................................................................................................................. X
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... XI
Thesis abstract................................................................................................................ XII
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2


1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trị, vị trí của phát triển chăn nuôi lợn .......................................................... 7


2.1.3.

Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn ............................................................. 11

2.1.4.

Nội dung phát triển chăn nuôi lợn .................................................................... 15

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn ......................................... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 22

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa ở Việt Nam ....................... 22

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa ở tỉnh Hịa Bình ................ 27

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29


iii

download by :


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 29

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 29

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................................... 32

3.1.3.

Đánh giá thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối
với phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa .......................................................... 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 40


3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 40

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu ............................................ 41

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 44
4.1.

Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà
Bắc, tỉnh Hịa Bình ........................................................................................... 44

4.1.1.

Quy hoạch phát triển chăn ni lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà
Bắc, tỉnh Hòa Bình ........................................................................................... 44

4.1.2.

Kỹ thuật chăn ni và chăm sóc đàn lợn đen bản địa ...................................... 46

4.1.3.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn ni lợn đen bản địa ................................. 60


4.1.4.

Trình độ học vấn của nguồn nhân lực trong chăn nuôi lợn đen bản địa........... 63

4.1.5.

Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn đen bản địa ....................................... 64

4.1.6.

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa ................................................ 65

4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên
địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình .............................................................. 70

4.2.1.

Ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển đàn lợn đen bản địa ................... 70

4.2.2.

Ảnh hưởng của kỹ thuật chăn ni và chăm sóc lợn đen bản địa .................... 73

4.2.3.

Ảnh hưởng của quá trình tiêu thụ đến phát triển đàn lợn đen bản địa .............. 77


4.2.4.

Công tác đào tạo, tập huấn cho các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa ................... 79

4.2.5.

Điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức (SWOT) trong phát triển
chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc ..................................... 80

4.3.

Các giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa ......... 85

4.3.1.

Định hướng phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà
Bắc .................................................................................................................... 85

4.3.2.

Hồn thiện cơ chế, chính sách phát triển và đầu tư trong chăn nuôi lợn
đen bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc ............................................................ 86

iv

download by :


4.3.3.


Giải pháp về quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa .......................... 87

4.3.4.

Giải pháp về vốn ............................................................................................... 88

4.3.5.

Giải pháp nâng cao chất lượng con giống và công tác chọn giống .................. 88

4.3.6.

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn thức ăn ................................................. 90

4.3.7.

Giải pháp đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng chăn nuôi lợn đen bản
địa trên địa bàn huyện Đà Bắc .......................................................................... 90

4.3.8.

Giải pháp về đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn đen bản địa ........................................ 91

4.3.9.

Giải pháp về cơng tác thú y, phịng trừ dịch bệnh cho phát triển đàn lợn
đen bản địa ........................................................................................................ 92

4.3.10. Giải pháp mở rộng quy mơ và đa dạng hóa các hình thức chăn ni ............... 92
4.3.11. Giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái ............................................................. 93

4.3.12. Giải pháp đối với người chăn nuôi ................................................................... 93
Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 94
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 94

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 95

5.2.1.

Đối với nhà nước .............................................................................................. 95

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương ...................................................................... 95

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 96
Phụ lục .......................................................................................................................... 99

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

DT

Diện tích

HTX

Hợp tác xã

NXB

Nhà xuất bản

PT

Phát triển

PTNT

Phát triển nơng thơn

SL


Số lượng

TL

Tỉ lệ

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn ao chuồng

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đà Bắc qua ba năm (2015 - 2017) .......... 30

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động huyện Đà Bắc qua 3 năm (2015-2017) ........ 34

Bảng 3.3.


Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Đà Bắc trong
ba năm (2015-2017) .................................................................................... 37

Bảng 3.4.

Bảng tổng hợp số lượng phiếu điều tra ....................................................... 41

Bảng 3.5.

Phân tích SWOT.......................................................................................... 42

Bảng 4.1.

Đánh giá về sự phù hợp về quy hoạch vùng chăn nuôi huyện Đà Bắc ....... 45

Bảng 4.2.

Quy mô đàn lợn đen bản địa của huyện Đà Bắc qua 3 năm 2015 - 2017 ......... 47

Bảng 4.3.

Tình hình chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc qua
ba năm (2015-2017) .................................................................................... 49

Bảng 4.4.

Quy mô chăn nuôi lợn của các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn
huyện Đà Bắc .............................................................................................. 51


Bảng 4.5.

Sự phát triển của giống lợn đen bản địa tại địa phương qua 3 năm
(2015-2017) ................................................................................................. 51

Bảng 4.6.

Cơ cấu đàn lợn đen bản địa của các hộ chia theo độ tuổi............................ 53

Bảng 4.7.

Hình thức chăn nuôi lợn đen bản địa ở các hộ điều tra ............................... 54

Bảng 4.8.

Mục đích chăn ni lợn đen bản địa của các hộ điều tra ............................ 54

Bảng 4.9.

Các hình thức sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn đen bản địa trên
địa bàn huyện Đà Bắc .................................................................................. 55

Bảng 4.10. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn đen bản địa ở Đà Bắc qua ba năm
(2015-2017) ................................................................................................. 57
Bảng 4.11. Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn trên địa bàn huyện Đà Bắc trong ba
năm ( 2015 -2017) ....................................................................................... 59
Bảng 4.12. Đánh giá cơng tác thú y phịng trừ dịch bệnh trên đàn lợn đen bản địa ...... 60
Bảng 4.13. Số lượng lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc tiêu thụ trong 3
năm (2015 -2017) ........................................................................................ 61
Bảng 4.14. Trình độ, hiểu biết của người lao động chăn ni lợn đen bản địa ............. 63

Bảng 4.15. Xử lý chất thải trong q trình chăn ni lợn đen bản địa của các hộ
điều tra trên địa bàn huyện Đà Bắc ............................................................. 64

vii

download by :


Bảng 4.16. Kết quả chăn nuôi lợn đen bản địacủa các hộ điều tra trong 3 năm
(2015-2017) ................................................................................................. 65
Bảng 4.17. Hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa của các hộ điều tra trong 3 năm
(2015-2017) ................................................................................................. 66
Bảng 4.18. Tình hình sử dụng lao động việc làm trong phát triển chăn nuôi lợn
đen bản địa trong 3 năm (2015-2017) ......................................................... 68
Bảng 4.19. Tình hình giảm nghèo trong các hộ có chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Đà Bắc trong hai năm (2015-2016) .................................................. 69
Bảng 4.20. Đánh giá về công tác chọn giống lợn đen bản địa ....................................... 74
Bảng 4.21. Diện tích trồng ngơ, sắn và một số loại rau huyện Đà Bắc ......................... 75
Bảng 4.22. Khoảng cách từ hộ chăn nuôi tới nơi tiêu thụ ............................................. 78
Bảng 4.23. Đánh giá cơ sở hạ tầng của các chợ đầu mối .............................................. 78
Bảng 4.24. Công tác đào tạo tập huấn cho các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa trên
địa bàn huyện Đà Bắc .................................................................................. 79
Bảng 4.25. Phân tích ma trận SWOT trong phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản
phẩm lợn đen bản địa ở Đà Bắc .................................................................. 84
Bảng 4.25. Phân tích SWOT trong phát triển chăn ni và tiêu thụ sản phẩm lợn
đen bản địa ở Đà Bắc (tiếp) ......................................................................... 85

viii

download by :



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất ............................................................................... 38
Biểu đồ 4.1. Giá trị sản xuất chăn nuôi lợn đen bản địa giai đoạn 2015-2017 .............. 50
Biểu đồ 4.2. Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn ................................................................ 58
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu các kênh tiêu thụ SP thịt lợn đen bản địa ...................................... 62
Sơ đồ 4.1.

Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đen bản địa huyện Đà Bắc..................... 62

ix

download by :


DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Công tác chỉ đạo của huyện trong việc phịng chống đói, rét cho đàn
vật ni .......................................................................................................... 32
Hộp 4.1. Hình thức chăn ni lợn ở vùng cao ............................................................. 54
Hộp 4.2. Lợi ích từ việc ni lợn đen bản địa .............................................................. 67
Hộp 4.3. Thủ tục vay vốn thuận lợi, người dân dễ tiếp cận vốn vay............................ 73
Hộp 4.4. Ảnh hưởng của dịch bệnh tới phát triển đàn lợn đen bản địa trên địa
bàn huyện Đà Bắc .......................................................................................... 76
Hộp 4.5. Số lượng lao động nông thôn tham gia học nghề tăng cao ............................ 80

x

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Sa Thị Minh Hường
Tên luận văn: Phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh
Hịa Bình.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng phát triển chăn ni lợn
đen bản địa, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn đen
bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã công
bố như các báo cáo, niên giám thống kê của huyện, các báo cáo tóm tắt của các phịng, ban
liên quan. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn các cán bộ và hộ chăn ni.
Phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân
tích số liệu như phương pháp phân tích mơ tả, phân tổ thống kê và phân tích so sánh.
Kết quả chính và kết luận:
Đà Bắc là một huyện 30A của tỉnh Hịa Bình với tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 chiếm
42,34%. Huyện có địa hình và nguồn tài nguyên thiên nhiên phù hợp cho phát triển cây
trồng và vật nuôi địa phương, đặc biệt là giống lợn đen bản địa. Trong những năm qua,
nhu cầu về thịt lợn sạch tăng cao trong khi nguồn cung chưa thể đáp ứng kịp, do đó phát
triển chăn nuôi lợn đen bản địa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và góp phần xóa đói, giảm
nghèo. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tiến hành nghiên cứu đề tài: Phát triển chăn nuôi
lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
Trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã quy hoạch vùng chăn nuôi lợn đen bản
địa, đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng. Hàng năm huyện hỗ trợ công tác thú y phòng trừ dịch

bệnh và đào tạo tập huấn cho các hộ dân về chăn nuôi lợn đen bản địa. Nhờ đó, tổng
đàn lợn đen bản địa của huyện Đà Bắc tăng nhanh và ổn định, tính đến năm 2017 có
14.436, tốc độ tăng trung bình qua 3 năm là 102,51%. Nhưng bên cạnh đó cũng cho thấy
cịn nhiều tồn tại, hạn chế trong q trình phát triển chăn ni lợn đen bản địa.
Qua phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề xuất một số
giải pháp như các giải pháp về vốn, giải pháp về thị trường tiêu thụ, giải pháp mở rộng
quy mô và đa dạng hóa các hình thức chăn ni, giải pháp xử lý ơ nhiễm mơi trường…
nhằm góp phần phát triển chăn nuôi đàn lợn đen bản địa huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Sa Thị Minh Hường
Thesis title: Development of indigenous black pig farming in Da Bac district, Hoa
Binh province.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluating situation and analyzing factors that influence the development of
indigenous black pig farming, and put forward several main solutions to develop
indigenous black pig farming in Da Bac district, Hoa Binh province in the future.
Methods
Data collection method: Secondary data is collected through proclaimed documents
such as reports, statistical yearbook of the province; summary reports of the departments,

committees. Primary datais gathered from government officials and households.
Method of analysis: there are several methods of analysis using in this study
such as descriptive analysis, partial analysis, comparative analysis.
Main findings and conclusions
Da Bac is a 30A district of Hoa Binh province with poverty rate at 42,34% in
2017. The district has topography and natural resources suitable for growing indigenous
plants and animals, especially indigenous black pig. In recent years, demand for clean
pork increased significantly while the supply has not been met, so the development of
indigenous black pig farming will bring economic efficiency and contribute to reduce
poverty. From practical requirements, study the topic: Development of indigenous black
pig farming in Da Bac district, Hoa Binh province.
In recent years, Da Bac district has been planning to develop indigenous black
pig, improving the infrastructure. Every year, the district supports veterinary services to
prevent diseases and training for households on indigenous black pig farming. As a
result, the number of indigenous black pig in Da Bac district increased rapidly and
stable at 14.436 in 2017, the average annual growth rate is 102.51% in over 3 years. But
there are still several problems in development of indigenous black pig farming.
Based on evaluating situation and analyzing factors that influence development of
indigenous black pig farming in Da Bac district, study proposed main solutions such as

xii

download by :


capital solutions, market solutions, expanding and diversifying the forms indigenous
black pig farming, solutions to tackle environmental pollution ... to contribute to the
development of indigenous black pig farming in Da Bac district, Hoa Binh province.

xiii


download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thịt lợn là nguồn thức ăn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam trong số
các sản phẩm thịt. Năm 2015, mức tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người của Việt
Nam đạt 27kg/năm, tương đương với mức tăng trưởng trung bình 6,3%/năm
trong vịng 10 năm (Lê Hữu Đáng, 2015). Sự gia tăng nhu cầu thịt lợn bắt nguồn
từ việc thu nhập của người dân ngày một tăng cao và do sự thay đổi chế độ dinh
dưỡng theo hướng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm giàu protein.
Ngoài ra, tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng cũng được ghi nhận như là nguyên
nhân khác dẫn tới sự gia tăng mức tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc động vật.
Mặc dù chỉ chiếm 25% tổng dân số, song người tiêu dùng tại khu vực thành thị tiêu
thụ tới 50% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất ra trên cả nước (Lê Hữu Đáng, 2015).
Gần đây, trước tình hình bùng nổ các trường hợp nhiễm độc thực phẩm do nhiều
nguyên nhân như tồn dư hóa chất, dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thịt và
hải sản, sử dụng các chất phụ gia không hợp pháp, sự ô nhiễm và kém vệ sinh tại các
điểm bán hàng… đã làm gia tăng mối lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm của
người tiêu dùng cũng như các cơ quan quản lý. Vì vậy nhu cầu của người dân về sản
phẩm thịt lợn sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao.
Huyện Đà Bắc là một huyện vùng cao, huyện 30A của tỉnh Hịa Bình,
cuộc sống người dân cịn gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo chiếm 42,34%
(Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc, 2017). Nghề chính của người dân chủ yếu là
trồng trọt và chăn nuôi. Thời gian qua, việc phát triển ngành chăn nuôi đã được
các cấp lãnh đạo trong huyện quan tâm, xác định là một trong những mục tiêu
chính, đặc biệt là phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa, cụ thể: "Đề án thực hiện
tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc đến năm 2020" đã xác

định phát triển chăn nuôi đàn lợn đen bản địa là một trong những nhiệm vụ chủ
yếu. Lợn đen bản địa (còn gọi là lợn cắp nách, lợn Mường, lợn Mán…) trên địa
bàn huyện Đà Bắc là giống lợn nội được nuôi phổ biến trong các hộ đồng bào
dân tộc thiểu số tại các xã của huyện Đà Bắc với ưu điểm là có sức đề kháng cao
với dịch bệnh, chịu đựng tốt với điều kiện, hồn cảnh nơng hộ nghèo, khơng địi

1

download by :


hỏi thức ăn dinh dưỡng cao, chi phí đầu tư thấp, chất lượng thịt thơm ngon, rất
phù hợp thị hiếu người Việt Nam.
Tuy nhiên, người dân vẫn chủ yếu chăn ni lợn đen bản địa mang tính tự
phát, theo hình thức chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ. Trong khi đó, nhu cầu về
thịt lợn sạch ngày càng tăng cao mà nguồn cung chưa thể đáp ứng kịp. Do đó,
phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa là một hướng đi đúng, góp phần khai
thác tiềm năng, thế mạnh của các xã vùng cao, vùng sâu trên địa bàn huyện. Lợn
đen bản địa được nhiều người ưa chuộng, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần
xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cho người nông dân.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc,
tỉnh Hịa Bình”.
Để thực hiện đề tài cần những câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà
Bắc đang diễn ra như thế nào?
(2) Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển chăn nuôi lợn đen bản
địa trên địa bàn huyện Đà Bắc? Ứng xử của người dân địa phương đối với việc
chăn nuôi lợn đen bản địa như thế nào?
(3) Những giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển chăn nuôi lợn đen bản

địa trên địa bàn huyện Đà Bắc?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện
Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường phát
triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn đen
bản địa.
(2) Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa, phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà
Bắc, tỉnh Hịa Bình trong những năm qua.

2

download by :


(3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển chăn nuôi lợn
đen bản địa trên địa bàn trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn trong
phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa. Chủ thể đề tài lựa chọn để nghiên cứu
bao gồm:
(1) Các hộ gia đình chăn ni lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Đà Bắc,
tỉnh Hịa Bình;
(2) Các cán bộ địa phương tham gia công tác quản lý phát triển chăn nuôi
lợn trên địa bàn (cấp huyện và cấp xã).
(3) Các chính sách của Nhà nước và địa phương có liên quan đến vấn đề

nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, từ
đó đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển chăn nuôi lợn đen bản
địa trên địa bàn huyện Đà Bắc trong giai đoạn tới.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2018.
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa
bàn huyện Đà Bắc thông qua việc đánh giá những nội dung: quy hoạch phát
triển, kỹ thuật chăn ni và chăm sóc, thị trường tiêu thụ; xử lý chất thải...
Qua đó đánh giá một cách thực tế nhất tình hình chăn ni lợn đen bản địa
trên địa bàn huyện Đà Bắc.
Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
chăn nuôi lợn đen bản địa bao gồm: các đường lối chủ trương, chính sách phát

3

download by :


triển, kỹ thuật chăn ni và chăm sóc, q trình tiêu thụ, cơng tác đào tạo, tập
huấn... để từ đó làm căn cứ đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống và
đồng bộ như các giải pháp liên quan đến quy hoạch đất đai, tổ chức sản xuất
trong chăn nuôi lợn đen bản địa, vốn, môi trường, cơ sở hạ tầng, nguồn lực cho
phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa và các giải pháp liên quan đến kỹ thuật trong

chăn nuôi lợn đen bản địa.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
a. Khái niệm về phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt,
đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự
phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật
lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long
và cs., 2009).
Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản xuất: Phát
triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất từ trình độ thấp đến trình
độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
b. Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi
mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong một
thời gian nhất định. Thay đổi theo hướng hoàn thiện là cần nhắm tới các mục tiêu
cơ bản sau: Duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian dài, thay đồi cơ
bản cơ cấu kinh tế, cải thiện cuộc sống của đại bộ phận dân cư, đảm bảo gìn giữ
và bảo vệ mơi trường sinh thái tự nhiên (Nguyễn Văn Vũ An, 2016).

Mục tiêu của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia là tăng trưởng, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đi đôi với việc xố đói giảm nghèo, tăng tuổi thọ bình quân, tăng
khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế; nước sạch, tăng trình độ dân trí...; đồng thời
khơng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
c. Khái niệm phát triển bền vững
Vào những năm cuối của thế kỷ XX, do sự bùng nổ về dân số, sự phát triển
vượt bậc về kinh tế, nên con người khai thác và sử dụng quá mức làm cạn kiệt
nguồn lực, hủy hoại môi trường đến mức báo động. Trước bối cảnh đó cụm từ

5

download by :


“Phát triển bền vững” ra đời. Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu
tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn Thế giới”(công bố bởi
Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội
dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát
triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác
động đến môi trường sinh thái học”. Quan điểm, khái niệm này (chủ yếu nhấn
mạnh khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm
môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển) được phổ biến rộng rãi
vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là báo cáo Tương lai chung của
chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới - WCED của Liên Hợp
Quốc. Báo cáo này ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng
được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (WCED, 1987).
Nhìn nhận về phát triển bền vững dưới góc độ kinh tế - xã hội thuần túy,
Robert Goodland và George Ledec, 1987 đã khẳng định phát triển bền vững là
“mơ hình chuyển đổi kinh tế - xã hội và cấu trúc nhằm tối ưu hố các lợi ích có giá

trị ở hiện tại mà khơng hủy hoại tiềm năng của nó trong tương lai”.
Nhìn nhận phát triển bền vững dưới góc độ chung, phát triển bền vững là
nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài
người. Phát triển bền vững cần được đề cập một cách đầy đủ hơn. Bên cạnh yếu
tố môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với ý
nghĩa quan trọng. Tại hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ
chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 các nhà khoa học đã thống
nhất xác định: “Phát triển bền vững là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: Tăng trưởng kinh tế, cải thiện
các vấn đề xã hội và bảo vệ mơi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền
vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội;
khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao
chất lượng môi trường sống” (Nguyễn Ngọc Long và cs., 2009).
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: “phát triển bền vững là quá trình phát
triển cần sự kết hợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với
thực hiện tốt các vấn đề xã hội và mơi trường. Sự phát triển đó địi hỏi phải đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

6

download by :


2.1.1.2. Khái niệm về phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa
a. Khái niệm lợn đen bản địa, chăn nuôi lợn đen bản địa
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì lợn đen bản địa là giống lợn
địa phương được chăn nuôi và lưu truyền theo phương thức truyền thống phục vụ
cho mục đích của người chăn ni
Lợn đen bản địa tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình là giống lợn Mơng (cịn

gọi là lợn cắp nách) do đồng bào Mơng ở các tỉnh miền núi phía Bắc tạo nên
từ lâu đời. Giống lợn này phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Hịa Bình,
trong đó tập trung ở vùng núi của tỉnh Hịa Bình (Đặng Phúc và Ngô Đại
Nguyên, 2009).
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật
nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông và sức kéo. Sản phẩm từ
chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con
người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi lồi người
chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư (Đặng Phúc và
Ngô Đại Nguyên, 2009).
b. Khái niệm phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về phát triển chăn
nuôi lợn đen bản địa như sau: Phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa là phát triển kết
hợp hợp lý, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện tốt các vấn
đề xã hội và môi trường trong chăn nuôi lợn đen bản địa. Sự phát triển đó địi hỏi
phải đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến những khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
2.1.2. Vai trị, vị trí của phát triển chăn ni lợn
2.1.2.1. Vai trị của phát triển chăn ni lợn
a. Chăn ni lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người
Chăn nuôi lợn là ngành cung cấp thịt chủ yếu không chỉ ở nước ta mà cả
ở nhiều nước trên thế giới. Một đặc điểm quan trọng mang tính ưu việc của
chăn ni lợn là thời gian chăn thả ngắn, sức tăng trưởng nhanh và chu kỳ tái
sản xuất ngắn. Tính bình qn một lợn nái trong một năm có thể đẻ trung bình
2,5-3 lứa, mỗi lứa 8-12 con và có thể tạo ra một khối lượng thịt hơi tăng trọng
từ 800 - 1.000 kg đối với giống lợn nội và tới 2.000 kg đối với lợn lai ngoại.
Mức sản xuất và tăng trưởng cao 5-7 lần so với chăn ni bị trong cùng điều

7


download by :


kiện nuôi dưỡng. Hơn nữa tỷ trọng thịt sau giết mổ so với trọng lượng thịt hơi
tương đối cao, có thể đạt tới 70-72%, trong lúc đó thịt bị chỉ đạt từ 40-45%
(Nguyễn Văn Vũ An, 2016).
Trong bất kỳ một nền kinh tế xã hội nào sản phẩm được tạo từ ngành nơng
nghiệp nói chung, ngành chăn ni nói riêng ln có vị trí quan trọng trong đời
sống xã hội, là nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống con người.
Chăn nuôi lợn đen bản địa cung cấp thịt cho con người, là một loại thực phẩm
cao cấp, giàu protein, nhiều axit amin không thay thế cần thiết cho cơ thể con
người. Ngồi ra, thịt lợn có giá trị cảm quan cao, được nhiều người ưa chuộng
thông qua màu sắc, hương vị, độ mềm, độ ngọt,... Vì vậy thịt lợn là loại thực
phẩm không thể thiếu được (Nguyễn Văn Vũ An, 2016).
Chăn ni lợn nói chung tạo ra 2/3 tổng lượng thực phẩm cung cấp cho
toàn xã hội: Trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình thịt lợn bao giờ cũng là loại
thực phẩm có giá trị và thông dụng của nhân dân ta. Nhu cầu về thịt lợn ngày càng
tăng lên cùng với nền văn minh của thời đại vì lao động bằng trí óc, bằng máy móc
địi hỏi nhu cầu về protein cao hơn là lao động chân tay. Mức sống của nhân dân
tăng lên thì nhu cầu về thịt cũng sẽ tăng lên rất nhiều (Nguyễn Văn Vũ An, 2016).
b. Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như
đồ hộp, thuộc da, thịt xơng khói (bacon), thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền
thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt lợn....và giải
quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trong nơng nghiệp. Nó tận
dụng lao động phụ trong gia đình, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân
(Nguyễn Văn Vũ An, 2016).
Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu
dùng trong nước, mà sản phẩm thịt lợn còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá
trị. Nhờ đặc tính sinh sản nhiều nên mỗi lứa và nhiều lứa trong một năm, nên

hiện nay chăn nuôi lợn nái sinh sản để xuất khẩu lợn sữa đang là mặt hàng xuất
khẩu có giá trị được thị trường các nước trong khu vực ưa chuộng (Nguyễn Văn
Vũ An, 2016).
c. Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng
Theo Nguyễn Văn Vũ An (2016) thì đối với nhiều vùng nơng thơn, và
nhất là trong xu thế phát triển nền nông nghiệp hữu cơ sinh thái, chăn nuôi lợn

8

download by :


cịn góp phần tạo ra nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho phát triển ngành
trồng trọt, góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh sống của các vi sinh vật
đất. Chăn ni lợn cung cấp phân bón tại chỗ và rất tốt cho ngành trồng trọt,
ở nước ta hiện nay phân lợn là một loại phân hữu cơ nhiều và tốt nhất, cung cấp
cho các loại cây trồng chủ yếu ở mọi nơi, mọi lúc. Người ta đã tính rằng muốn
đạt 5 tấn thóc trở lên trên 1 ha gieo cấy 2 vụ lúa nhất thiết phải bón 7 tấn phân
chuồng chưa kể các loại phân khác.
Phân lợn là một trong những nguồnphân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng
cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày
đêm có thể thải 2,5 - 4 kg phân, ngồi ra cịn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng
Nitơ và Phốt pho cao (Nguyễn Văn Vũ An, 2016).
d. Chăn ni lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi
và con người
Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan
trọng và là mộtthành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nơng nghiệp.
Chăn ni lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các
giống lợn ni cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên
(Nguyễn Văn Vũ An, 2016).

e. Chăn ni lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học
Trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục
vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người (Nguyễn Quang Linh, 2005).
g. Chăn ni lợn làm tăng tính an ninhcho các hộ gia đình nơng dân trong các
hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình, chăn nuôi lợn
Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư
cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma
chay, đình đám (Nguyễn Quang Linh, 2005).
h. Lợn là vật ni có thể coi như biểu tượng may mắn
Đối với một số nước Á Đông vẫn sử dụng lịch âm (lịch dựa trên chu kỳ
của mặt trăng) thì lợn là một trong mười hai con giáp, là biểu tượng của sự may
mắn đầu năm mới âm lịch (Nguyễn Quang Linh, 2005).
i. Tận dụng các sản phẩm phụ của trồng trọt, của cơng nghiệp chế biến
Lợn là lồi ăn tạp, chúng có thể sử dụng được rất nhiều loại thức ăn.
Người chăn nuôi đã tận dụng khả năng này của chúng để đa dạng hóa các nguồn

9

download by :


cung cấp thức ăn cho chúng với tiêu chí vừa hạ giá thành sản phẩm vừa góp phần
bảo vệ mơi trường, tăng thu nhập cho nhà nông. Việc tận dụng các phụ phẩm
nông, công nghiệp để nuôi lợn là một hướng khai thác thức ăn hiệu quả. Đa số
các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản đều có thể làm thức
ăn ngon miệng cho lợn, cho chúng ăn tươi hoặc chỉ phải sử dụng các phương
pháp chế biến đơn giản(Nguyễn Quang Linh, 2005).
k. Góp phần tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
phát triển mạnh mẽ và vững chắc
Phát triển chăn nuôi lợn ở nước ta đã hình thành và khơng ngừng được mở

rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển ngành chăn ni lợn đã góp
phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mơ sản xuất
nơng nghiệp hàng hố, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ
chế thị trường(Nguyễn Quang Linh, 2005).
Việc phát triển chăn nuôi lợn nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nơng nghiệp bền vững;
tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đơi với xố đói giảm
nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư. Thông qua phát triển chăn nuôi lợn đã góp
phần quan trọng trong q trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với q
trình phân cơng lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông
nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hố
trong nơng nghiệp và nơng thơn(Nguyễn Quang Linh, 2005).
2.1.2.2. Vị trí của chăn ni lợn
Chăn ni lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn ni nước ta. Sự hình
thành sớm nghề ni lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định
nghề ni lợn có vị trí hàng đầu. Khơng những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong
các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợnđược coi là
một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng (người già,
trẻ, nam hoặc nữ). Nói cách khác, thịt lợn được coi là “nhẹ mùi” và không gây ra
hiện tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật của thịt lợn. Phải chăng,
thịt lợn là món ăn ưa thích và hợp khẩu vị với mọi người. Tuy nhiên, để thịt
lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là
trong quá trình chọn giống và ni dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe
mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có
chất lượng tốt và có giá trị sinh học (Hồng Thơm, 2014).

10

download by :



Lợn có vai trị rất quan trọng trong sản xuất và đời sống của loài người. Tổ
tiên xa xưa cùa lợn là lợn hoang dã được con người săn bắn để cung cấp thực
phẩm cho cuộc sống. Dần dần họ nhận ra rằng thay vì săn bắn, ni lợn có thể
được tiến hành một cách dễ dàng hơn và thuận lợi hơn trong việc cung cấp thực
phẩm cho con người. Xuất phát từ đó họ tiến hành giữ lại một số lợn săn bắn
được hoặc mua từ nơi khác để nuôi. Chúng đã quá quen thuộc đến nỗi chúng ta ít
khi xem xét đến tầm quan trọng của nó, các câu hỏi cơ bản cần đặt ra là: Nó là
gì? Nó đến từ đâu? Tại sao người nơng dân ni lợn? Đó là các câu hỏi đặt ra và
sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các đặc tính độc đáo, cũng như vai trị của nó
trong sản xuất và trong cuộc sống. Hầu hết mọi người đều có thể nhận biết được
con lợn. Giả sử rằng chúng ta đã được thăm một trang trại chăn nuôi và được yêu
cầu chỉ ra một con lợn trong số các vật nuôi ở trang trại đó, phần lớn chúng ta sẽ
khơng do dự chỉ ra đúng con vật nào là con lợn. Điều này thật dễ, bởi vì có một
sự kết hợp hiển nhiên về hình dáng, kích thước, ngoại hình, động thái di chuyến,
mùi vị và âm thanh của con lợn, tất cả các đặc điểm đó cho chúng ta biết một
cách chắc chắn rằng chúng ta đang nhìn vào một con lợn và chỉ đúng con lợn chứ
không phải là con khác. Con lợn mà chúng ta đã nhìn thấy tại trang trại đã được
hình thành từ ngàn đời và thậm chí hàng vạn năm thơng qua q trình thuần hóa
và chọn lọc lâu đời. Đầu tiên, con người thuần hóa lợn hoang dã và sau đó dần
dần thơng qua quá trình chọn lọc và lai tạo để tạo nên một số lượng lớn các giống
lợn có màu sắc, hình dáng và kích thước khác nhau. Lợn được chọn lọc để đáp
ứng một số mục tiêu khác nhau của con người và thích hợp với các điều kiện mơi
trường địa lý khác nhau (Nguyễn Quang Linh, 2005).
2.1.3. Đặc điểm của phát triển chăn ni lợn
2.1.3.1. Một số đặc tính sinh học của lợn
a. Lợn có khả năng sản xuất cao
Lợn cơng nghiệp ngày nay là những cỗ máy chuyển hố thức ăn có hiệu
quả, có tốc độ sinh trưởng cao. Điều này đã rút ngắn thời gian ni và có
nghĩa là hạn chế được rủi ro về kinh tế. Một con lợn nái có thể dể dàng sản

xuất 8 đến 12 lợn con/lứa sau khoảng thời gian có chửa là 114 ngày và trong
điều kiện chăm sóc ni dưỡng tốt thì có thể có hai lứa/năm. Khả năng sản
xuất thịt cũng khá cao. Một con lợn có trọng lượng xuất chuồng khoảng 100
kg sẽ có khoảng 42 kg thịt, 30 kg đầu, máu và nội tạng… và 28 kg mỡ,
xương…(Nguyễn Quang Linh, 2005).

11

download by :


×