Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 147 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ NGAO THƯƠNG PHẨM TẠI HUYỆN TIỀN HẢI,
TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc,
ngồi phần trích dẫn, đây là kết quả làm việc của cá nhân tôi.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Huyền

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt
trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa kinh tế
và phát triển nông thôn, đặc biệt là PGS. TS. Nguyễn Hữu Ngoan, người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các bác, các chú, các anh, các chị trong UNBD huyện
Tiền Hải, các hộ sản xuất, cơ sở thu mua trên điạ bàn xã Nam Thịnh, Nam Phú, Đông
Minh, công ty TNHH Nghêu Thái Bình đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện hết sức thuận
lợi giúp tôi trong suốt q trình điều tra tại địa phương.
Và cuối cùng tơi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè luôn là nguồn động
viên to lớn đối với tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trình độ, năng lực bản thân cịn hạn chế nên

trong báo cáo của tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong các thầy giáo, cơ giáo, các
anh chị học viên góp ý để nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Huyền

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ......................................................................................................... vii
Danh mục hộp ............................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu .........................................................................................................11
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................11
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................33
1.2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................33
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................33
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................33
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................44
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................44
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................44
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................................55
2.1.
Cơ sở lý luận .................................................................................................55
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................55
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm ......................................88
2.1.3. Mục đích, vai trị, ngun tắc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm........ 1414
2.1.4. Ý nghĩa của liên kết ................................................................................... 1919
2.1.5. Nội dung và các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ..... 2020
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm........... 2424
2.2.
Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 2727
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm ở Việt Nam ................... 2727
2.2.2. Liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản ở một số địa phương ....................... 2929
2.2.3. Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản trên thế giới ....... 3131
2.2.4. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan...................................................... 3333
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3636
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 3636
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 3636

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................. 4242
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4949

iii

download by :


3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .......................................................... 4949
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................. 5050
3.2.3. Phương pháp xử lý thơng tin ...................................................................... 5252
3.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin ................................................................ 5252
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 5353
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................. 5555
4.1.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm của Tiền Hải ................. 5555
4.1.1. Tình hình sản xuất ngao thương phẩm ...................................................... 5555
4.1.2. Tình hình tiêu thụ ngao thương phẩm......................................................... 5959
4.2.
Thực trạng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao tại huyện
Tiền Hải .................................................................................................... 6060
4.2.1. Thông tin chung về các tác nhân trong mối liên kết .................................... 6060
4.2.2. Phân tích các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao
thương phẩm.............................................................................................. 7878
4.2.3. Đánh giá chung về tình hình liên kết giữa các bên tham gia ....................... 9292
4.3.
Những yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
ngao thương phẩm tại huyện Tiền Hải ....................................................... 9393
4.3.1. Quy mô sản xuất của các hộ sản xuất, kinh doanh ...................................... 9393

4.3.2. rình độ học vấn, nhận thức của các hộ nuôi ngao ....................................... 9494
4.3.3. Nhận thức của cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến ................................ 9595
4.3.4. Sự tác động của các cấp chính quyền, địa phương ...................................... 9797
4.4.
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong liên kết sản
xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm ............................................................ 9898
4.5.
Giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao
thương phẩm.......................................................................................... 102102
4.5.1. Giải pháp tăng cường sự tham gia của các tác nhân trong liên kết .......... 102102
4.5.2. Nâng cao năng lực cho các hộ sản xuất .................................................. 104104
4.5.3. Tạo hành lang pháp lý thuận tiện cho hoạt động liên kết ........................ 105105
4.5.4. Các giải pháp khác ................................................................................. 105105
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................... 107107
5.1.
Kết luận ................................................................................................. 107107
5.2.
Kiến nghị ............................................................................................... 108108
5.2.1. Đối với nhà nước ................................................................................... 108108
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................ 109109
5.2.3. Đối với các tác nhân .............................................................................. 109109
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 110110
Phụ lục .............................................................................................................. 113113

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ


Bình qn
Cao đẳng

CNH

Cơng nghiệp hóa

CPTG

Chi phí trung gian

CTV

Cộng tác viên

DN

Doanh nghiệp

DNCB
DV
ĐBSCL

Doanh nghiệp chế biến
Dịch vụ
Đồng bằng sông cửu long


ĐH
GAP

Đại học
Good Agricultural Practicces

GO
GTSX

Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất

HĐH
HTX
HTXNN

Hiện đại hóa
Hợp tác xã
Hợp tác xã nơng nghiệp

IC
KTXH

Chi phí trung gian
Kinh tế xã hội

KHKT

MI


Khoa học kĩ thuật
Lao động
Thu nhập hỗn hợp

NN
NTHMV

Nơng nghiệp
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ

PGĐ
PTNT

Phó giám đốc
Phát triển nơng thơn

SL
TB
TNHH

Số lượng
Trung Bình
Trách nhiệm hữu hạn

TPHCM
THCN

Thành phố Hồ Chí Minh
Trung học chuyên nghiệp


UBND
VA
XD

Ủy ban nhân dân
Giá trị gia tăng
Xây dựng

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.

Lịch thủy triều tính theo ngày âm lịch ................................................. 4040
Tình hình đất đai của huyện Tiền Hải trong giai đoạn 2013-2015 ................. 4343

Bảng 3.3.
Bảng 3.4.

Tình hình dân số, lao động huyện Tiên Hải giai đoạn 2013 – 2015................ 4444
Tình hình phát triển sản xuất huyện Tiền Hải giai đoạn 2013 – 2015 ............. 4848

Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 4.1.


Nội dung thu thập thông tin số liệu thứ cấp ......................................... 5050
Số hộ điều tra ở huyện Tiền Hải.......................................................... 5151
Ma trận phân tích SWOT .................................................................... 5353
Tình hình ni ngao của huyện Tiền Hải giai đoạn 2013-2015............ 5757

Bảng 4.2.

Biến động sản lượng, diện tích ni ngao huyện Tiền Hải giai đoạn
2005 -2015 ......................................................................................... 5858
Một số chỉ tiêu cơ bản về hộ ni ngao ............................................... 6262
Đầu tư chi phí trong sản xuất Ngao thương phẩm ............................... 6464
Kết quả và hiệu quả hoạt động của hộ nuôi Ngao ................................ 6666
Một số chỉ tiêu cơ bản về tác nhân thu mua......................................... 6969
Hoạt động của doanh nghiệp chế biến ................................................. 7575
Một số chỉ tiêu cơ bản về tác nhân bán lẻ tại chợ ................................ 7676
Hoạt động của tác nhân bán lẻ tại chợ ................................................. 7777
Hình thức liên kết giữa hộ ni ngao và tác nhân khác....................... 7979
Nội dung liên kết, trách nhiệm của DN chế biến và cơ sở thu mua ............ 8080
Nội dung liên kết của hộ nuôi ngao với DNCB và cơ sở thu mua.............. 8181
Lợi ích, trách nhiệm của hộ ni ngao khi liên kết với DN chế biến và
cơ sở thu mua ...................................................................................... 8282
So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các hộ tham gia liên kết và
các hộ chưa tham gia liên kết .............................................................. 8484
So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các mơ hình liên kết .............. 8585
Đánh giá của hộ nuôi ngao tham gia liên kết về các mối liên kết ............... 8686
Hình thức liên kết ngang giữa các tác nhân ......................................... 8888
Nội dung liên kết giữa hộ nuôi ngao với hộ nuôi ngao ........................ 8989
Nội dung liên kết giữa tác nhân thu mua với tác nhân thu mua ............ 9090
Mức độ liên lạc giữa các tác nhân trong mối liên kết........................... 9191

Ảnh hưởng của quy mô sản xuất đến mối liên kết ............................... 9393
Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mối liên kết ............................... 9494
Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội thách thức của liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm trên địa bàn huyện
Tiền Hải ......................................................................................... 101101

Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.
Bảng 4.15.
Bảng 4.16.
Bảng 4.17.
Bảng 4.18.
Bảng 4.19.
Bảng 4.20.
Bảng 4.21.
Bảng 4.22.
Bảng 4.23.

vi


download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Các tác nhân sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm huyện Tiền Hải
– tỉnh Thái Bình .................................................................................... 6161
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ chế biến ngao đông lạnh tại công ty TNHH Nghêu Thái Bình ............... 7474

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Đánh giá của hộ ni ngao về mối liên kết với cơ sở thu mua ................ 8787

Hộp 4.2.

Ý kiến về mức độ liên lạc của hộ nuôi ngao........................................... 9191

Hộp 4.3.

Ý kiến của cơ sở thu mua về tham gia liên kết ....................................... 9696

Hộp 4.4.

Ý kiến của cơng ty TNHH Nghêu Thái Bình về tham gia liên kết .......... 9797

Hộp 4.5.

Ý kiến của cán bộ xã Đơng Minh tình hình liên kết ............................... 9898

vii


download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Thái Bình, với diện
tích tự nhiên trên 226 km2, dân số trên 23 vạn dân. Với 23km bờ biển, Tiền Hải có
nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến
thủy hải sản và du lịch sinh thái. Những năm gần đây, nuôi ngao đang là thế mạnh của
Tiền Hải.
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu: đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm để đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ Ngao thương phẩm tại
huyện Tiền Hải.
Điểm điều tra của đề tài là 3 xã của huyện Tiền Hải bao gồm: Nam Thịnh, Nam
Phú, Đông Minh với 80 ni ngao được chia thành 3 nhóm (quy mơ nhỏ, quy mô TB,
quy mô lớn); 20 cơ sở thu mua gồm 10 cơ sở thu mua lớn và 10 cơ sở thu mua nhỏ; 10
đơn vị bán lẻ và 01 DNCB là cơng ty TNHH Nghêu Thái Bình. Đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như: thống kê mô tả, thông kê so sánh, SWOT...
Qua điều tra nghiên cứu về các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao
thương phẩm chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
Các tác nhân tham gia trực tiếp vào các mối liên kết bao gồm:
- Hộ nuôi ngao: Điều tra 80 hộ nuôi ngao theo các quy mô khác nhau thì thấy
trung bình một hộ ni ngao đầu tư chi phí lên đến 404,72 triệu đồng cho 1 ha ngao
thương phẩm trong 1 vụ ni. Trong đó các hộ quy mơ lớn có mức đầu tư cao nhất lên
đến 414,76 triệu đồng và thấp nhất là 391,61 triệu đồng cho 1 ha ngao thương phẩm
trong 1 vụ nuôi. Tương ứng với mức đầu tư của mình thì năng suất và giá trị sản xuất
của nhóm hộ có quy mơ lớn cũng đạt mức cao nhất so với hai nhóm hộ cịn lại.
- Cơ sở thu mua: Nhóm 1 là những tác nhân thu mua lớn, họ chuyên thu mua và
xuất khẩu sang thị trường nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) qua con đường tiểu

ngạch hoặc chính ngạch; nhóm 2 là những tác nhân thu mua nhỏ, thị trường của họ là
thị trường nội địa trong và ngoài tỉnh, họ chủ yếu cung cấp cho các cơ sở, cửa hàng
kinh doanh thương mại hải sản tươi sống tại các chợ trong và ngoài tỉnh.
- Doanh nghiệp chế biến: Trên địa bàn huyện Tiền Hải, doanh nghiệp đóng vai trị
là cơ sở chế biến duy nhất là Công ty TNHH Nghêu Thái Bình. Là một doanh nghiệp
mới thành lập từ năm 2010 nhưng công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền chế biến hiện
đại, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ngao đông lạnh.
Về thực trạng các mối liên kết: Kết quả điều tra cho thấy có hai mối liên kết phổ
biến đó là liên kết giữa hộ nuôi ngao với DNCB và liên kết giữa hộ nuôi ngao với cơ sở
viii

download by :


thu mua. Điều tra 8 hộ ni ngao thì có 43 hộ ni ngao có tham gia liên kết với các tác
nhân khác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, trong đó có 16 hộ liên kết với cơng ty
TNHH Nghêu Thái Bình và 27 hộ liên kết với các cơ sở thu mua khác. Hình thức liên
kết giữa các tác nhân trên địa bàn huyện chủ yếu là thỏa thuận bằng miệng chưa có các
văn bản pháp lý ràng buộc do đó mối liên kết giữa họ cịn lỏng lẻo, xảy ra tình trạng phá
vỡ thỏa thuận, liên kết.
Kết quả điều tra cho thấy các hộ có tham gia liên kết có kết quả và hiệu quả sản
xuất cao hơn so với các hộ không tham gia liên kết. Cụ thể các hộ có tham gia liên kết
có giá trị sản xuất đạt 549,94 triệu đồng/ha/vụ, GO/IC, VA/IC, MI/IC lần lượt là 1,33,
0,33, 0,28 trong khi đó các hộ không tham liên kết giá trị sản xuất chỉ đạt 494,73 triệu
đồng/ha/vụ, GO/IC, VA/IC, MI/IC lần lượt là 1,47, 0,47, 0,4. Trong nhóm hộ có tham
gia liên kết thì hộ tham gia liên kết với cơ sở thu mua được đánh giá là có hiệu quả kinh
tế cao hơn so với các hộ tham gia liên kết với DNCB. Tuy nhiên theo đánh giá của các
hộ ni ngao thì mối liên kết với cơ sở thu mua còn lỏng lẻo, chưa có hợp đồng ràng
buộc, và trách nhiệm của cơ sở thu mua đối với các hộ nuôi cũng không nhiều, các hộ
nuôi chưa được hỗ trợ nhiều về kĩ thuật, về giống...

Ngoài liên kết dọc giữa các tác nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì
trên địa bàn huyện Tiền Hải cịn có mối liên kết ngang giữa các hộ nuôi ngao với nhau
và giữa các cơ sở thu mua với nhau. Tuy nhiên mối liên kết ngang này đều mang tính tự
phát và mới chỉ là liên kết thỏa thuận miệng với nhau và các hộ liên kết với nhau theo
kiểu “tình làng nghĩa xóm”.
Hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản ngao thương phẩm ở địa bàn
huyện Tiền Hải chịu ảnh hưởng chính của các yếu tố như quy mơ sản xuất của các hộ
ni ngao; trình độ học vấn, nhận thức của các hộ nuôi ngao; nhận thức của các cơ sở
thu mua và DNCB; hành lang pháp lý cho hoạt động liên kết...
Từ tổng kết lý luận, thực tiễn và phân tích tình hình liên kết thực tế ở địa phương
chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả liên kết: Giải
pháp tăng cường sự tham gia của các tác nhân trong liên kết; Nâng cao năng lực cho các
hộ sản xuất; Tạo hành lang pháp lý thuận tiện cho hoạt động liên kết....
Từ các kết quả trên, chúng tôi rút ra kết luận sau: Phần lớn mối liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện Tiền Hải còn lỏng lẻo, chưa phát triển tiêu
thụ thông qua hợp đồng văn bản, đa phần liên kết qua hình thức thỏa thuận miệng giữa
các tác nhân. Phân chia lợi ích giữa các tác nhân chưa được đồng đều, chưa có sự phân
chia rủi ro trong q trình sản xuất đối với các hộ không tham gia liên kết. Vì vậy cần
tăng cường mạnh hơn mối liên kết tại địa phương để đảm bảo lợi ích cho các tác nhân
tham gia liên kết.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Tien Hai is a coastal district, located in the southeast of the Thai Binh province,
with an area of 226 km2 natural, over 23 thousand people population. With 23km of
coastline, Tien Hai has many advantages to develop a comprehensive marine economy

in terms of exploitation, aquaculture, seafood processing and eco-tourism. In recent
years, farming is being strengths of Tien Hai.
Research projects with the aim of: assessing the situation and analyze the factors
affecting the link between the production and consumption of commercial clam to
propose some solutions to improve the efficiency of links in the production and
consumption of commercial clams in Tien Hai district.
The survey is in 3 communes of Tien Hai District includes: Nam Thinh, Nam
Phu, Dong Minh with 80 clam divided into 3 groups (small, medium, large); 20
purchasing agencies included 10 large and 10 small; 10 retail stores and 01 Thai Binh
clam Limited company. Research is used research methods such as descriptive statistics,
comparative statistics, SWOT ...
Through investigation of the links in the production and consumption of
commercial clam we obtained some results as follows:
The elements involved directly in the linkage include:
- Household: Survey 80 clam households of different sizes, we realized that in
average, a clam household will invest up to 404.72 million for 1 ha of commercial clam
per crop. In other hand, large –scale household have the highest level of investment up
to 414.76 million and the lowest one 391.61 million for 1 ha of commercial clam per
crop. Corresponding to their level of investment, productivity and production value of
large-scale group also reached its highest level versus the remaining two groups.
- Purchasing agencies: Group 1 is the largest purchasing agencies, they
specialize in purchasing and export to foreign markets (mainly China) by way of quota
or quota; Group 2 is small purchasing agent, their market is the domestic market inside
and outside the province, they mainly provide facilities, commercial business store fresh
seafood in markets inside and outside the provincial.
- Processing Business: In Tien Hai district, now serving as a single processing
facility is Clam Thai Binh Company Limited. being a newly established business since
2010, but the company has invested a modern processing lines, actively seeking outlets
output frozen clam.
On the status of the link: The survey showed that there are two common links

between protection that is associated with manufacture clam and link between

x

download by :


households with purchasing agencies. Survey 80 clam farmers there are 43 clam farmers
who have engaged links with other actors in the process of production and consumption,
while 16 households affiliated with Thai Binh Clam Ltd. and 27 households Clam link
with other buying institutions. Forms of link between the elements in the district mainly
oral agreements have no binding legal documents so that the links between them are
weak situation that breaks the agreement, links .
The survey suggested that households participating links had affiliate results and
higher production efficiency compared with non-participating households links.
Specifically participating households associated with production value reached 549.94
million/ha/crop, GO/IC, VA/IC, MI/IC respectively 1.33, 0.33, 0.28 while that of
households not involved linking production value reached only 494.73 million/ha/ crop,
GO/IC, VA/IC, MI/IC respectively 1.47, 0.47, 0.4 . Among participating household link
the participating households associated with purchasing establishments were judged to
be of high economic efficiency than the households links with manufacture.
However, according to the clam farmers are links to purchasing agencies loose,
no binding contract, and the responsibility of buying facilities for farmers is not much,
farmers unsupported much about technique, about species ...
In addition to vertical integration between the elements in the production and
consumption of products, Tien Hai also has horizontal linkages between clam farmers
between the purchasing agencies. However horizontal linkages are spontaneous and are
linked only verbal agreement with each other and interconnected households styled
"village relationships."
Links in the production and consumption of commercial clam in Tien Hai

district is influenced by factors such as the scale of production of clam households;
education, awareness of clam households; aware of the purchasing agencies and
manufacture; legal framework for the activities associated ...
From summarized theory and practical analysis of the links in the local reality we have
launched a number of measures to improve and enhance the efficiency link: Solutions to
enhance the participation of work the associated press; Capacity building for producers;
Creating a legal framework to facilitate joint activities ....
From the above results, we draw the following conclusions: Most links in the
production and consumption of commercial clam in Tien Hai district loose,
undeveloped consumption through written contracts, most link form verbal agreement
between elements. Benefit sharing between agents that have not been uniformed,
without the allocation of risk in the production process for households not participating
affiliate. So they need to become a stronger thing to strengthen local connections
toensure benefits for the linked nelements.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta có chiều dài bờ biển 3.260km, với 112 cửa sơng lạch, trung bình
cứ 100km2 diện tích tự nhiên lại có 1km bờ biển và gần 30km bờ biển lại có cửa
sơng lạch. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, từ chỗ chỉ là một nghề phụ trong sản
xuất nơng nghiệp, ngành Thủy sản đã dần hình thành và phát triển như một
ngành kinh tế-kỹ thuật có đóng góp ngày càng lớn cho đất nước và đã trở thành
ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao
trong khối nông, lâm nghiệp và thủy sản (Tổng cục Thống kê, 2013). Trong điều
kiện nguồn hải sản tự nhiên không thể gia tăng (trừ khi việc khai thác quá mức

được chấm dứt), thì hoạt đơng ni trồng thuỷ sản chính là nguồn cung cho
tương lai. Ni trồng thuỷ sản có thể làm giảm áp lực đối với thuỷ sản tự nhiên
và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tại các cộng đồng địa phương (Tổng
Cục Thủy Sản, 2014).
Ngao là động vật nhuyễn thể, sống ở vùng trung, hạ triều. Họ Ngao có
khoảng trên 500 lồi , phân bố rộng ở vùng bãi triều ven biển các nước ôn đới,
nhiệt đới; Nước ta có khoảng 40 lồi thuộc 7 nhóm giống, phân bố dọc bờ biển từ
Bắc đến Nam. Theo nghiên cứu của tác giả Chu Chí Thiết thuộc viện ni trồng
thủy sản 1 thì hiện nay phần lớn các tỉnh phía bắc nước ta đều nuôi ngao trắng
hay Ngao bến tre (Meretrix lyrata). Ban đầu, ngao bến tre được phân bố chủ yếu
ở vùng biển phía nam như: Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau…. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây ngao Bến Tre (Meretrix lyrata) đã được di nhập ra phía Bắc
và trở thành đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao (Chu Chí Thiết, 2008).
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, có 5 cửa sơng lớn đổ ra biển tạo
nên vùng triều rộng lớn khoảng 25.000ha, trong đó vùng cao, trung triều 7.000ha,
vùng hạ triều 18.000ha rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ, trong
đó có ni Ngao (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn,
2011). Nhiều năm qua, nông dân 2 huyện ven biển: Tiền Hải, Thái Thụy đã đầu tư
nuôi ngao cho giá trị kinh tế hàng trăm tỷ đồng, góp phần cải thiện cuộc sống cho
ngư dân. Thái Bình đã nhận định rõ: “phát triển ni ngao là một chủ trương lớn,
nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế diện tích vùng bãi triều ven biển, tạo ra bước đột

1

download by :


phá mới trong phát triển ni trồng thủy sản nói chung và của hai huyện ven biển
Tiền Hải và Thái Thụy nói riêng” (Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình, 2014).
Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Thái Bình, với

diện tích tự nhiên trên 226 km2, dân số trên 23 vạn dân. Với 23km bờ biển, Tiền
Hải có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển tồn diện cả về khai thác, ni
trồng, chế biến thủy hải sản và du lịch sinh thái. Những năm gần đây, nuôi ngao
đang là thế mạnh của Tiền Hải. Năm 2014, tổng diện tích ni ngao của tồn
huyện khoảng 2.370ha gồm các xã: Nam Hưng, Nam Thịnh, Nam Phú, Nam
Cường, Đơng Minh, Đơng Hồng và Đơng Long. Trong đó, gần 2.000ha nuôi
ngao thương phẩm và 374ha ương giống ngao. Nuôi ngao ở huyện Tiền Hải đã
không ngừng phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế và
trở thành nghề mang lại thu nhập cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Mỗi năm, con ngao
mang về cho Tiền Hải hàng trăm tỷ đồng đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho
lao động nông thôn nơi đây (UBND huyện Tiền Hải, 2014).
Song, trên thực tế những năm qua, ni ngao thương phẩm ở Tiền Hải vẫn
cịn nhiều bất cập như sau: Các hộ nuôi ngao chủ yếu là tự phát, chưa có kinh
nghiệm cũng như kỹ thuật nuôi ngao nên năng suất thấp, kém hiệu quả; khi gặp
thời tiết bất lợi đã dẫn đến ngao chết hàng loạt, gây tổn thất về kinh tế và ô nhiễm
môi trường. Thị trường tranh mua, tranh bán, người nông dân chưa nắm bắt kịp
thời thông tin của thị trường dẫn đến tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất
mùa”. Mặc dù sản lượng ngao hàng năm tương đối lớn, nhưng trong tỉnh chưa có
cơ sở chế biến, khi xuất khẩu sang các nước EU đều phụ thuộc vào các doanh
nghiệp ở các tỉnh phía Nam, hoặc xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, Hồng Kơng.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng sản xuất con giống chủ yếu do người dân tự bỏ tiền
đầu tư xây dựng, chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước nên số lượng cịn ít, năm 2009
- 2010 ngao giống mới đáp ứng được 5 - 8% nhu cầu. Vẫn cịn tình trạng tranh
giành diện tích bãi ven triều gây mất an ninh, trật tự ở một số địa phương...
Đặc biệt về mối liên kết giữa các tác nhân trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ còn nhiều bất cập, giữa các tác nhân mối liên kết chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo,
đồng thời chưa có các văn bản pháp lý ràng buộc giữa các tác nhân. Điều này dẫn
đến rất nhiều thiệt thòi cho các tác nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm trong đó thua thiệt nhất chính là người sản xuất.


2

download by :


Xuất phát từ những lý do trên, để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và
tiêu thụ ngao thương phẩm, tận dụng nguồn lực tự nhiên, lợi thế sẵn có của
huyện, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mối
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm để đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ Ngao thương phẩm tại
huyện Tiền Hải.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mối liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm;
- Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm
tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các mối liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện Tiền Hải;
- Đề xuất một số giải pháp phát nâng cao hiệu quả liên kết trong sản xuất
và tieu thụ ngao thương phẩm tại huyện Tiền Hải trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại
huyện Tiền Hải thời gian qua như thế nào? Có những thuận lợi, khó khăn gì?
- Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm gồm những nội
dung nào? Dựa trên những tiêu chí nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao
thương phẩm tại huyện Tiền Hải?
- Để nâng cao hiệu quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao bền vững
trong những năm tới, nên đi theo hướng nào và cần có những giải pháp nào?

3

download by :


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: lý luận và thực tiễn về các mối
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện Tiền Hải tỉnh
Thái Bình;
- Đối tượng khảo sát của đề tài gồm: các đơn vị ni ngao thương phẩm
(hộ, nhóm hộ….); các đơn vị thu mua, chế biến ngao thương phẩm; khách hàng,
thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm; cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất ngao thương phẩm…
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến các mối
liên kết; kỹ thuật sản xuất ngao thương phẩm; các hình thức liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm; thuận lợi, khó khăn gặp phải trong q trình
sản xuất, tiêu thụ; những chính sách hỗ trợ, những giải pháp để nâng cao hiệu
quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thương phẩm…
Về thời gian
- Thông tin số liệu thứ cấp: phục vụ cho đánh giá thực trạng kinh tế xã hội
của huyện được thu thập 3 năm (2012 - 2014); Số liệu phục vụ đánh giá thực
trạng phát triển sản xuất ngao được thu thập trong 5 năm (2010 - 2014);

- Số liệu sơ cấp về kết quả, hiệu quả sản xuất ngao của hộ nông dân được
thực hiện trong năm 2014;
- Các định hướng, giải pháp và đề xuất áp dụng đến năm 2020;
- Thời gian thực hiện đề tài : từ tháng 4/2015 đến tháng 5/2016.
Về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Các số
liệu khảo sát chuyên sâu được điều tra tại một số xã ven biển huyện Tiền Hải.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.2.1. Khái niệm về liên kết kinh tế
Khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng Anh ‘‘integration’’mà trong hệ thống
thuật ngữ kinh tế nó có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều
bộ phận thành một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi
là nhất thể hoá và gần đây mới gọi là liên kết. Sau đây là một số quan điểm về
liên kết kinh tế:
Trong từ điển Kinh tế học hiện đại (David. W. Pearce, 1999) cho rằng liên
kết kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế
thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một
cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển.
Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững.
Trong các văn bản của Nhà nước mà cụ thể là trong quy định ban hành theo
Quyết định số 38-HĐBT ra ngày 10/04/1989 thì liên kết kinh tế là những hình thức
phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra

các chủ trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất kinh doanh của
mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất. Sau khi bàn bạc thống nhất,
các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp đồng về
những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình để thực hiện.
Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động
do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương,
biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thơng qua hợp đồng kinh tế kí kết giữa
các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu là tạo ra muối
quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động
để tiến hành phân cơng sản xuất chun mơn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác
tốt tiếm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, để cùng nhau tạo thị trường
chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng
5

download by :


loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau. Liên kết kinh tế có nhiều hình thức
và quy mơ tổ chức khác nhau, tương ứng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của
các đơn vị thành viên tham gia liên kết. Những hình thức liên kết phổ biến là
hiệp hội sản xuất tiêu thụ, nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đống sản xuất và
tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu... Các đơn vị thành
viên có tư cách pháp nhân đầy đủ, khơng phân biệt hình thức sở hữu, quan hệ
trực thuộc về mặt quản lý nhà nước, ngành kinh tế kĩ thuật hay lãnh thổ. Trong
khi tham gia liên kết kinh tế, không một đơn vị nào mất quyền tự chủ của mình,
cũng như không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với Nhà nước theo
pháp luật hay theo nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết với các đơn vị khác.
Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, khơng kể

quy mơ hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liêu kết kinh tế là các bên tìm cách bù
đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại
lợi ích cho các bên.
2.1.2.2. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần
thiết làm ra sản phẩm?
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao
động và tư liệu lao động:
Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng
trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao
động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.
Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao
động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khống
sản, đất, đá, thủy sản... Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các
ngành công nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác
động của lao động trước đó, ví dụ như thép phơi, sợi dệt, bông... Loại này là đối
tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.

6

download by :


Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động

thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ
phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức
là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất và bộ phận trực tiếp hay gián
tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện
giao thông. Trong tư liệu lao động, cơng cụ lao động giữ vai trị quyết định
đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm (Phạm Văn Dũng, 2005).
2.1.2.3. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là công đoạn của quá trình sản xuất, nó là yếu tố quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Thông qua tiêu thụ, giá trị
và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá được thực hiện. Tiêu thụ là sự chuyển
hoá quyền sự dụng hàng hoá, tiền tệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Chính vì
vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố khác nhau: chủ
thể tham gia (người sản xuất, người tiêu dùng...), đối tượng (hàng hoá, tiền tệ…),
thị trường…
Tiêu thụ hàng hố là q trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng hàng
hố. Thơng qua tiêu thụ, hàng hố được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình
thái tiền tệ và vịng chu chuyển vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh được
hình thành. Từ đó tạo cơ sở thu hồi chi phí và tích luỹ để thực hiện tái sản xuất
mở rộng.
Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là khâu hết sức quan trọng.
Đây là quá trình tách sản phẩm ra khỏi q trình sản xuất bước vào q trình lưu
thơng và đến tay người tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp tác
động tới kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khẳng định giá trị của sản phẩm
có được hay khơng sự chấp nhận của người tiêu dùng.
Các tác nhân tham gia trong quá trình tiêu thụ sản phẩm
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự
quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân có thể là các đơn vị, tổ
chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân tự nguyện cùng
tham gia một hoạt động nào đó để đạt được lợi ích chung và lợi ích riêng cho
mình, các tác nhân tham gia liên kết có thể chia ra làm 3 nhóm.


7

download by :


* Người sản xuất
Đối với nhà nông, bộc lộ rõ nhất là sự hạn chế về mặt nhận thức, trình độ
học vấn, tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các “nhà” khác. Đa số nông dân Việt Nam
vẫn chưa gạt bỏ được tư tưởng ham lợi trước mắt mà khơng tính tốn được chiến
lược lâu dài, dễ vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết, họ là những người
cung cấp số lượng và chất lượng sản phẩm ra thị trường nên sự hạn chế thông tin
thị trường làm cho họ không chủ động trong các mối liên kết, nhiều khi còn tỏ ra
phản đối với các mối liên kết được thiết lập.
* Người trung gian
Là những người thu gom, vận chuyển, đại lý cấp 1, cấp 2... đóng vai trò là
cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, tạo ra lợi ích hài hịa với người
sản xuất. Họ nắm bắt thông tin thị trường rất nhạy bén, ít chịu sự quản lý, ràng
buộc bởi một cơ quan tổ chức nào nên họ có thể ép giá, tranh mua tranh bán
nhằm tối đa hóa lợi ích cá nhân gây nên mối liên kết lỏng lẻo. Đây chính là tác
nhân gây nên tình trạng giá cổng trại thì thấp mà giá đến tay người tiêu dùng thì
lại rất cao. Nhưng tập hợp những người trung gian là không thể thiếu với nên
kinh tế phát triển.
* Các yếu tố khác
Ngồi hai yếu tố trên ảnh hưởng tới q trình tiêu thụ sản phẩm cịn rất
nhiều tác nhân như: chính sách của nhà nước, thị trường tiêu thụ, vấn đề giá cả,
điều kiện tự nhiên của vùng và vai trò của chính quyền địa phương trong sự quản
lý mối liên kết kinh tế này.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ni ngao thương phẩm
2.1.2.1. Đặc điểm sinh học

Hình thái cấu tạo và phân loại
Trong các cơng trình nghiên cứu trước đây về đặc điểm hình thái, phân
loại của động vật Thân Mềm đã mô tả cấu tạo của họ Ngao (Veneridea) cho thấy
các lồi trong nhóm này ít có sự khác nhau.
Cơng trình nghiên cứu miêu tả ngao Bến Tre của Nguyễn Chính (1996)
như sau:
Ngành thân mềm: Mollusca
Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia
8

download by :


Bộ mang thật: Eulamellibranchia
Bộ phụ: Schzodonta
Phân bộ: Heterodonta
Tổng họ: Veneracea
Họ ngao: Veneridae
Giống ngao: Meretrix
Loài ngao: Meretrix lyrata
Tên tiếng Anh: Lyrate Asiatic Hard Clam.
Tên địa phương: ngao Bến Tre.
Đặc điểm dinh dưỡng
Các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phụng (1996) và Trương Quốc Phú
(1998) đều cho thấy nghêu là loài ăn lọc thành phần thức ăn tự nhiên của nghêu
là mùn bã và các mảnh vụn hữu cơ lơ lửng trong nước khoảng 75-90%, thực vật
phù du chiếm tỷ lệ thấp khoảng 10-25% về số lượng cũng như tần số bắt gặp,
chủ yếu là tảo silic (tảo khuê). Thức ăn giai đoạn ấu trùng của nhóm Bivalvia là
vi khuẩn, tảo khuê, mùn bã hữu cơ và ngun sinh động vật có kích thước nhỏ
khoảng 10µm hoặc nhỏ hơn. Theo cứu của Chu Chí Thiết (2008) cho thấy sinh

vật phù du hiện diện trong ống tiêu hóa của nghêu chiếm khoảng 10%, trong khi
hàm lượng mùn bã hữu cơ chiếm đến 90%. Các giống tảo thường bắt gặp trong
ống tiêu hóa của nghêu phải kể đến Coscinodiscus (9loài), Pleurosigma (3 loài),
Cyclotella (3 loài), Rhizosolenia (3 loài).
Theo Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (1994) thì nghêu sinh sản hai
kỳ trong năm, thời kỳ đầu vào tháng 3 – 5, thời kỳ thứ 2 vào lúc kết thúc mùa
mưa khoảng tháng 10 – 11 hàng năm. Còn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đinh
Hùng (2000) mùa sinh sản chính của nghêu từ tháng 5 đến tháng 7 và mùa phụ từ
tháng 11 đến tháng 1 năm sau (có năm khơng thấy xuất hiện mùa phụ) với mật
độ nghêu giống xuất hiện thấp hơn, tỷ lệ đực/cái trong tự nhiên là 1/1. Theo
Trương Quốc Phú (1999), tốc độ sinh trưởng nghêu thay đổi theo mùa: sinh
trưởng nhanh vào tháng 5 – tháng 9, sinh trưởng chậm vào tháng 10 – tháng 4
năm sau. Nhân tố chính ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng là độ mặn, sóng gió,
hàm lượng chất lơ lửng trong nước.

9

download by :


Nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1999) cho rằng sau một năm tuổi
nghêu thành thục sinh dục và tham gia sinh sản, kích cỡ thành thục lần đầu
khoảng 3,5 cm. Nghêu phân tính đực, cái riêng biệt, một số cá thể nghêu lưỡng
tính, tỷ lệ cá thể lưỡng tính thấp, chiếm 6,82% trong quần thể. Các yếu tố môi
trường như nồng độ muối, sóng gió và hàm lượng vật chất lơ lửng là những yếu
tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng của nghêu.
Đặc điểm sinh trưởng
Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý và
chi phối sinh trưởng đến nhóm Bivalvia, kích thước tối đa và sinh trưởng giảm,
tuổi thọ tăng khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. Nhiệt độ càng thấp thì mùa sinh

trưởng càng ngắn, vùng nhiệt độ càng thấp thì chúng càng tiêu tốn nhiều năng
lượng cho quá trình hô hấp hơn là năng lượng cho sinh trưởng và ngược lại. Điều
này đã được nhiều nhà khoa học chứng minh rằng rằng trong điều kiện đầy đủ
thức ăn thì tốc độ sinh trưởng nhanh khi nhiệt độ tăng (Trương Quốc Phú, 1996).
Một nghiên cứu khác của McDonald and Thomson cho thấy quần thể sống
ở vùng nước sâu có kích cỡ nhỏ hơn vùng nước nông trong cùng thời gian sinh
trưởng. Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996) cho rằng khả năng lọc thức ăn của
nhóm nghêu có kích thước nhỏ lọc tốt hơn nhóm nghêu có kích thước lớn. Một
khía cạnh khác, nghêu là lồi có tốc độ sinh trưởng về khối lượng nhanh hơn sinh
trưởng về chiều dài. Cũng chính điều này làm cho tốc độ tăng trọng của nghêu
trong mùa mưa nhanh hơn mùa khô (Trương Quốc Phú, 1999).
2.1.2.2. Các hình thức ni Ngao:
- Ni trồng thuỷ sản: ni trồng thuỷ sản là các hoạt động canh tác trên
đối tượng sinh vật thuỷ sinh như cá, nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh...
Quá trình này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc, ni lớn cho tới khi thu hoạch
xong. Có thể ni theo các mức độ thâm canh khác nhau như quảng canh, bán
thâm canh và thâm canh (Nguyễn Thanh Phương, 2009).
- Quảng canh: là hình thức ni ở mức độ đầu tư thấp, không thả
giống, mức độ kiểm sốt thấp, đầu tư ít, chưa áp dụng kỹ thuật, nguồn giống
phụ thuộc vào tự nhiên. Thời điểm này (trước năm 1992) sản phẩm ngao
chưa thông dụng, hiệu quả sản xuất thấp.
10

download by :


- Quảng canh cải tiến: là hình thức ni có thả giống nhưng với mật độ
thấp (100 con/m2, loại 1.000 con/kg), kỹ thuật thấp, nguồn giống có thể thu gom
từ tự nhiên hoặc từ các trại sản xuất giống hay nhập nơi khác, năng suất đạt dưới
10 tấn/ha/năm.

- Bán thâm canh là hình thức ni có thả giống với mật độ từ 100 đến 200
con/m2 (loại 1.000 con/kg), áp dụng quy trình kỹ thuật ni phù hợp, năng suất
đạt 15 đến 25 tấn/ha, các thiết bị cảnh báo và kiểm tra mơi trường chưa đáp ứng,
hình thức này đã được áp dụng từ năm 2008, tuy nhiên chỉ có một hộ theo đúng
quy trình cải tạo bãi.
- Thâm canh là hình thức ni với mật độ thả giống từ 300-350 con/m2
(loại 1.000 con/kg), đầy đủ trang thiết bị cảnh báo dịch bệnh, kiểm sốt mơi
trường và quy trình kỹ thuật ni phù hợp, năng suất đạt 40 tấn/ha/năm, có hộ
quản lý tốt có khả năng đạt 60 tấn/ha/năm.
Tại huyện Tiền Hải, ni Ngao chủ yếu ni theo hình thức ni bán
thâm canh và thâm canh nhưng hệ thống cảnh báo dịch bệnh và kiểm sốt mơi
trường chưa được đáp ứng, do chi phí cho hệ thống này rất lớn, sử dụng phải có
chun mơn, do vậy cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền.
2.1.2.3. Kỹ thuật ni ngao thương phẩm
Chọn bãi ni
Ngao có thể sống được ở vùng trung, hạ triều đến nơi có độ sâu 5 – 10m,
bãi nuôi được lựa chọn là bãi triều, các eo vịnh có sóng gió nhỏ, nước triều lên
xuống, nơi có nguồn nước ngọt nhất định chảy vào. Đáy là cát bùn (trong đó cát
chiếm 70 – 80%), độ mặn dao động trung bình từ 15 – 25‰, thời gian phơi bãi
không quá 4 – 5 giờ/ngày (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2013).
Quây lưới quanh bãi nuôi
* Nguyên liệu:
- Lưới xăm cũ (không bị rách) loại Polyetylen, cỡ mắt lưới 2a ≤ 1cm, cao
≤ 80cm.
- Cọc tre hoặc cành cây, ngọn phi lao hay các loại cây khác có tại địa
phương với đường kính kích cỡ ≤ 0,5cm, dài 1m.
- Cọc tre hoặc gỗ loại lớn
* Trình tự quây lưới
11


download by :


- Lưới sẽ vùi dưới mặt đất 30 cm và dùng các cọc nhỏ nâng lưới lên so với
mặt bãi từ 60 - 70cm. Cứ 1,5m cắm 1 cọc loại nhỏ và 10m cắm một cọc loại lớn
để giăng lưới, lưói dựng hơi ngả vào trong mặt bãi.
Cải tạo mặt bãi
- Làm vệ sinh mặt bãi, thu gom tất cả những vật lạ như: đá sỏi lớn, mảnh
sành sứ, vỏ hộp lon, bao bì nilong... ra xa khỏi mặt bãi.
Cày xới mặt bãi: Để ngao con dễ dàng chui xuống sâu, tránh hiện tượng
ngao bị cuốn trôi trước khi thả cần phải cày xới mặt bãi. Khi triều rút cạn dùng
bừa hoặc cào xới tơi bề mặt bãi khoảng 5 – 10cm, nhặt bỏ đá sỏi trong quá trình
cày xới. San phẳng mặt bãi, tránh những vũng lồi lõm có cua cá ẩn nấp làm ảnh
hưởng đến ngao nuôi.
Với các vùng có thời gian ni trên 3 vụ, chất hữu cơ lắng đọng có thể tăng
lên 5 – 6 lần so với bình thường, bề mặt bãi có lớp đất cát đen dày khoảng 2 – 3 cm
và có mùi thối của khí H2S nếu chỉ cải tạo bình thường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
ngao nuôi. Với các trường hợp như vậy, cần lựa chọn thời điểm cải tạo bãi vào mùa
nắng, cày lật mặt bãi, phơi khơ. Có thể tiến hành phơi đáy nhiều lần nếu cần thiết.
Đánh luống: Luống có cùng hướng với dịng chảy của nước thuỷ triều khi
lên xuống. Mỗi luống rộng 1,5m, giữa hai luống làm một lối đi nhỏ để tránh dẫm
lên bãi sau khi thả ngao. Nếu ở các khu vực nuôi ngao có thời gian phơi bãi quá
5giờ/ngày hoặc thời gian phơi bãi kéo dài đặc biệt vào mùa hè cần có biện pháp
giữ nước, tạo độ ẩm nhất định cho bãi ni. Với các khu vực có điều kiện địa
hình như vậy, trong quá trình cải tạo mặt bãi cần cày xới cẩn thận, độ tơi xốp của
bề mặt bãi có thể lên tới 20 – 30cm. Nếu luống có bề rộng 1,5m thì cứ 2 đến 3
luống liên tiếp đào một rãnh nhỏ có chiều rộng 50cm, sâu 50 – 70cm. Nếu luống
rộng 4 – 5m thì cách mỗi luống cần có một rãnh như vậy.
Căng dây trên mặt bãi để tránh hiện tượng di chuyển đi nơi khác của Ngao.
Thả con giống và mật độ nuôi

Con giống cần được thu gom khi đạt kích thước tối thiểu từ 0,5 – 1cm.
+ Cỡ giống 5 vạn con/kg thả 100kg/1000 m2
+ Cỡ giống 4 vạn con/kg thả 110kg/1000 m2
+ Cỡ giống 3 vạn con/kg thả 140kg/1000 m2
+ Cỡ giống 2 vạn con/kg thả 180kg/1000 m2

12

download by :


Quản lý và chăm sóc bãi ni
Ngao là lồi ăn lọc, thức ăn của chúng là các động thực vật phù du, mùn
bã hữu cơ trong môi trường nước cho nên khơng cần cho ăn trong q trình ni.
Tuy nhiên, ngao là đối tượng rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của mơi
trường như: ngọt hố, nhiệt độ nước quá cao > 32oC kéo dài nhiều ngày, nguồn
nước bị ô nhiễm: nước thải của các hoạt động công nghiệp, hố chất tẩy rửa từ ao
ni tơm cơng nghiệp... đều gây hiện tượng chết hàng loạt ở ngao nuôi.
Khi gặp điều kiện môi trường bất lợi ngao phản ứng lại bằng cách trồi lên
mặt đáy, chúng tiết ra chất nhầy trong suốt như agar, các bọt khí trong quá trình
hơ hấp bám vào đó tạo thành một cái dù nâng ngao lơ lửng trong nước và được
sóng gió đưa đi nơi khác, đó là một cách vận chuyển thụ động của ngao.
Khi thấy hiện tượng ngao trồi lên bề mặt đáy thì nhanh chóng có biện pháp
di chuyển kịp thời. Do đó, việc quản lý trong q trình ni là ngăn chặn kịp thời
không cho ngao đi mất. Trong q trình chuẩn bị bãi ni, việc căng các dây cước
sát mặt đáy nhằm mục đích cắt túi nhầy để ngao rơi xuống bãi. Khi nước triều rút,
nhặt bỏ các rác thải, vỏ ngao chết trong bãi. Thường có hiện tượng chết hàng loạt ở
ngao nuôi, do vậy loại bỏ ngao chết nhằm làm giảm ô nhiễm bãi nuôi.
Thu hoạch
Ngao sau 15 tháng ni trở lên có thể tiến hành thu hoạch.

- Mùa vụ thu hoạch ngao ngoài việc chú ý đến chất lượng sản phẩm cũng
cần phải quan tâm đến thời gian bảo quan. Thu hoạch ngao vào mùa xuân và mùa
thu dễ bảo quan hơn mùa hè khi nhiệt độ cao. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong
thịt ngao cao vào mùa sinh sản, khi tuyến sinh dục phát triển giai đoạn thành
thục. Như vậy, mùa vụ thu hoạch ngao thích hợp nhất vào cuối mùa xuân hoặc
đầu mùa thu, đây là thời điểm trùng hợp với mùa vụ sinh sản sản của ngao.
Thu hoạch ngao bằng các cọc gỗ: Nhờ tính hướng cọc gỗ của ngao để thu,
dùng các cọc gỗ có đường kính 4 – 5cm, dài 50 – 70cm đóng trên mặt bãi, các
cọc đóng cách nhau khoảng 1,5m. Sau 1 thời gian ngao sẽ tập trung ở xung
quanh cọc gỗ với bán kính khoảng 30cm, lúc này tiến hành thu rất dễ. Dùng con
lăn đá, lăn qua lại trên bề mặt bãi, ngao ở phía dưới do bị ép sẽ phun nước lên, từ
chỗ có phun nước có thể bắt ngao. Tuy nhiên, nếu ngao ni có mật độ cao thì
thu hoạch theo phương pháp này thường không hiệu quả, thời gian thu phải kéo
dài. Khi nước triều rút gần cạn, dùng chân đạp nước, do sức ép của dòng nước
ngao sẽ trồi lên mặt bãi (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2013).
13

download by :


×