Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN THỊ THÙY LINH

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA NÔNG HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số :

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Phan Thị Thùy Linh

ii

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn
đến các thầy, cô giáo Bộ môn Phát triển nông thôn; các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong
q trình học tập và nghiên cứu để hồn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn người dân và UBND các xã Nam Tân, xã Nam
Thanh và xã Hùng Tiến huyện Nam Đàn; UBND huyện Nam Đàn; Văn phòng
HĐND-UBND; phòng Thống kê; Phịng Cơng thương; Phịng Tài chính – kế hoạch
huyện Nam Đàn đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết
để nghiên cứu và hồn thành Luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Mai Thanh Cúc đã dành
nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh bản Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ, sẻ
chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập,
nghiên cứu!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phan Thị Thùy Linh

iii

download by :


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ....................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................... x
THESIS ABSTRACT ..................................................................................................... xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ............................................................. 4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
LỢN THỊT CỦA NÔNG HỘ ........................................................................... 5
2.1.


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA
NÔNG HỘ........................................................................................................ 5

2.1.1.

Khái niệm cơ bản ............................................................................................. 5

2.1.2.

Vai trò và đặc điểm chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân ................. 8

2.1.3.

Các hình thức tổ chức trong chăn ni lợn thịt .............................................. 13

2.1.4.

Tính tất yếu và vai trị của phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ ............ 14

2.1.5.

Nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ ....................................... 15

2.1.6.

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ ....... 16

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT

CỦA NÔNG HỘ ............................................................................................ 19

iv

download by :


2.2.1.

Tình hình chăn ni lợn thịt ở một số nước trên thế giới............................... 19

2.2.2.

Tình hình phát triển chăn ni lợn thịt ở Việt Nam ....................................... 23

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn ............................... 28

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 29
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................... 29

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 29

3.1.2.


Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 30

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 32

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu......................................... 32

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 33

3.2.3.

Phương pháp xử lý, tính tốn số liệu .............................................................. 35

3.2.4.

Phương pháp phân tích ................................................................................... 35

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 36

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 38
4.1.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN .............................................. 38

4.1.1.

Khái quát tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở huyện Nam Đàn ................... 38

4.1.2.

Sự phát triển số lượng đàn lợn ....................................................................... 42

4.1.3.

Sự phát triển về chất lượng lợn thịt ................................................................ 44

4.1.4.

Phương thức và kỹ thuật chăn nuôi của nông hộ ........................................... 45

4.1.5.

Thực trạng sử dụng các đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt của nơng hộ ......... 47

4.1.6.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi lợn thịt trong các nông hộ............ 52

4.1.7.

Đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển chăn nuôi lợn thịt trong các hộ
điều tra ............................................................................................................ 53


4.2.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN...................................... 63

4.2.1.

Quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi ................................................... 63

4.2.2.

Giống lợn ........................................................................................................ 63

4.2.3.

Ảnh hưởng của dịch bệnh đến chăn nuôi lợn thịt .......................................... 64

4.2.4.

Biến động giá cả sản phẩm thịt lợn và giá đầu vào ........................................ 67

4.2.5.

Áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi .................................................. 70

v

download by :



4.2.6.

Tác động của các yếu tố tự nhiên môi trường ................................................ 71

4.2.7.

Đánh giá chung về cách yếu tố ảnh hưởng .................................................... 72

4.3.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
LỢN THỊT CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN,
TỈNH NGHỆ AN ........................................................................................... 74

4.3.1.

Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt của
nông hộ trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An .................................... 74

4.3.2.

Những tồn tại cần khắc phục .......................................................................... 76

4.3.3.

Một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ...................................................................... 77

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 87

5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 87

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 90
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 92

vi

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCN

Bán công nghiệp

BQ

Bình qn


CC

Cơ cấu

CN

Cơng nghiệp

CNH

Cơng nghiệp hóa

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐH

Hiện đại hóa

HND

Hộ nơng dân

HQKT


Hiệu quả kinh tế

KTHND

Kinh tế hộ nông dân

KT

Kinh tế

SL

Số lượng

QML

Quy mô lớn

QMN

Quy mô vừa

QMV

Quy mô nhỏ

TT

Truyền thống


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XH

Xã hội

vii

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên TG ......................... 20
Bảng 2.2.

Lượng xuất nhập khẩu thị trường thịt lợn thế giới ..................................... 22

Bảng 2.3.

Số lượng lợn phân theo vùng ..................................................................... 24

Bảng 3.1.

Tổng hợp số mẫu điều tra........................................................................... 33


Bảng 4.1.

Tình hình chăn ni trên địa bàn huyện Nam Đàn .................................... 39

Bảng 4.2.

Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Nam Đàn .............................. 41

Bảng 4.3.

Một số chỉ tiêu về chăn nuôi lợn thịt của nơng hộ theo quy mơ ................ 43

Bảng 4.4.

Tình hình chăn nuôi lợn thịt của huyện Nam Đàn qua 3 năm (2013- 2015) ....... 44

Bảng 4.5.

Cơ cấu hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi ........................................ 46

Bảng 4.6.

Một số chỉ tiêu chung chăn nuôi lợn thịt của nông hộ theo phương
thức chăn ni (tính bình qn 1 hộ) ......................................................... 47

Bảng 4.7.

Tình hình đầu tư vốn cho chăn ni lợn thịt .............................................. 48


Bảng 4.8.

Nguồn cung cấp giống lợn trong chăn nuôi lợn thịt .................................. 50

Bảng 4.9.

Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn ni lợn thịt ................................... 51

Bảng 4.10. Các hình thức tiêu thụ lợn thịt của các nông hộ điều ra ............................. 52
Bảng 4.11. Chi phí của các hộ chăn ni lợn thịt theo quy mơ chăn ni (tính
bình qn cho 100kg thịt lợn hơi) .............................................................. 54
Bảng 4.12. Chi phí của hộ chăn nuôi lợn thịt theo phương thức khác nhau (Tính
bình qn cho 100kg thịt lợn hơi) .............................................................. 56
Bảng 4.13. Tình hình đầu tư chi phí của hộ theo các giống lợn khác nhau (Tính
bình qn cho 100kg lợn thịt hơi) .............................................................. 57
Bảng 4.14. Kết quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo quy mô chăn ni
(Tính bình qn cho 100kg thịt lợn hơi) .................................................... 58
Bảng 4.15. Kết quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo phương thức chăn
ni (Tính bình qn cho 100kg thịt lợn hơi) ............................................ 59
Bảng 4.16. Kết quả chăn nuôi lợn thịt theo giống lợn khác nhau ................................ 61
Bảng 4.17. Lịch trình tiêm phịng dịch bệnh cho lợn tại huyện Nam Đàn ................... 64
Bảng 4.18. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt ............................................. 66
Bảng 4.19. Tỉ lệ hỗ trợ kỹ thuật cho hộ chăn nuôi lợn thịt được điều tra .................... 70
Bảng 4.20. Những khó khăn trong chăn nuôi lợn thịt .................................................. 72
Bảng 4.21. Mục tiêu phát triển đàn lợn đến năm 2020 của huyện Nam Đàn ............... 75

viii

download by :



DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 4.1. Nguồn cung cấp giống .................................................................................. 80
Đồ thị 2.1. Sản lượng thịt lợn của các nước trên thế giới năm 2013 .............................. 19
Đồ thị 4.1. Biến động giá thịt lợn giai đoạn 2005 – 2014............................................... 68
Đồ thị 4.2. Biến động giá đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt ............................................ 69

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Thịt lợn là nguồn thực phẩm chính phục vụ cho đời sống hàng ngày của người
dân Việt Nam. Bên cạnh việc cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng thì chăn ni lợn
cịn là nguồn cung cấp ngun liệu cho ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm góp
phần vào giải quyết nguồn lao động dồi dào ở các vùng nông thôn.
Nam Đàn là một huyện thuộc tỉnh Nghệ An có điều kiện thuận lợi cho phát triển
chăn ni lợn. Hiện nay, người dân trong huyện vẫn chủ yếu phát triển chăn ni mang
tính tự phát, chưa có quy mơ, quy trình phù hợp để đảm bảo về chất lượng và số lượng,
chất lượng giống kém, rủi ro dịch bệnh lớn.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại huyện Nam Đàn, tôi quyết định chọn đề tài “Phát
triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu với mục tiêu chính là: nghiên cứu thực trạng
chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ; đánh giá hiệu quả; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân; từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
chăn ni lợn thịt nhằm tăng năng suất chất lượng và thu nhập cho các hộ nông dân trên
địa bàn huyện Nam Đàn.
Đối tượng đề tài nghiên cứu là giải pháp phát triển trong chăn nuôi lợn thịt tại
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Để hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu, trong phần

tổng quan tài liệu nghiên cứu tôi đã đưa ra.
Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt bao gồm: một số khái niệm liên
quan; nội dung phát triển trong chăn ni lợn thịt; vai trị, ý nghĩa của phát triển chăn
nuôi lợn thịt; đặc điểm chăn nuôi lợn thịt; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trong
chăn nuôi lợn thịt. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn ni lợn thịt bao gồm: tình hình
chăn nuôi lợn thịt ở một số nước trên thế giới; tình hình phát triển trong chăn ni lợn
thịt ở Việt Nam; ....
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
một là phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu:
Đề tài thực hiện tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và lựa chọn nghiên cứu tai
3 xã Nam Tân, Nam Thanh và Hùng Tiến;
Hai là phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ bảng thống kê của
huyện Nam Đàn về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm xã hội, UBND huyện Nam Đàn, các
tạp chí, báo cáo của tỉnh Nghệ An,....

x

download by :


Mẫu điều tra: tiến hành điều tra 60 hộ trong xã chia theo 3 nhóm quy mơ chăn
ni là quy mô nhỏ, quy mô vừa, quy mô lớn; Thu thập số liệu thứ cấp.
Phương pháp xử lý số liệu: sau khi thu thập được số liệu từ điều tra các hộ, tiến
hành kiểm tra đánh giá, điều tra bổ sung các thông tin cần thiết, thiết lập các biểu thống
kê theo ý tưởng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích số liệu: phân tích so sánh giữa các phương thức chăn
ni, các loại giống lợn để thấy sự khác nhau về quy mơ, trình độ, năng suất, hiệu quả,
chi phí và thu nhập từ chăn nuôi lợn thịt của các hộ.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tại huyện, kết quả nghiên cứu mà tôi đạt được
như sau:

Thứ nhất: phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Nam Đàn: Không chỉ về số lượng
lợn của huyện tăng mà chất lượng chất lượng chăn nuôi lợn của huyện cũng tăng dần
qua 3 năm.
Thứ hai: phát triển chăn nuôi lợn tại các hộ điều tra: Qua phân tích tình hình cơ
bản của các hộ điều tra của huyện Nam Đàn, cho thấy các hộ chăn ni ở huyện có sự
khác nhau về quy mơ chăn ni, tuy nhiên các hộ đều có tiềm lực để phát triển chăn
nuôi lợn thịt: tiềm lực về đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất.
Thứ ba: Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ lợn thịt của các hộ
nơng dân bao gồm: chính sách phát triển của địa phương về chăn nuôi lợn; yếu tố dịch
bệnh; tình hình cơ cấu giống, nguồn cung cấp giống lợn thịt của các hộ; tình hình đầu tư
vốn chăn ni lợn của các hộ điều tra; ....
Thứ tư: Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện Nam Đàn:
những kết quả đạt được Trong những năm qua, phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện
Nam Đàn đã phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Thứ năm: giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt nhằm tăng năng suất và thu
nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Nam Đàn bao gồm: giải pháp về chính
sách; giải pháp về thú y, phịng bệnh; giải pháp về giống; .......

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Pork is the main food source for the daily life of the Vietnamese people. In
addition to providing important food source, porkerfarming also provides source of raw
materials to the food processing industry and handles employment for the abundant
source of labor in rural areas.
Nam Dan is a district in Nghe An province with favorable conditions for the
development of porkerproduction. At present, people in the district still mainly develop

spontaneous production without appropriate scale and proceduresto ensure quality and
quantity. Besides, quality of porker breed is poor so disease risk is high.
Through the fact-finding process in Nam Dan district, I decided to select the
topic "Development of pork production of farmers in Nam Dan district, Nghe An
province".
The research topic was carried out with the main objective: to study the actual
situation of porker farming households; to evaluate the effectiveness; to identify factors
influencing the development of porker farming of farmers; Then to propose solutions to
develop porker farming to improve the quality and income of farmers in Nam Dan
district.
Research subject is solution for development in the porker farming in Nam Dan
district, Nghe An province. To better understand the subject of research, I have stated in
the overview of the research material.
Theoretical basisfor porker farming development includes: some related
concepts; content onporker farming development; role and significance of porker
farming development; porker farming characteristics; factors influencing porker farming
development. the practical basis for the porker farming developmentincludes: the
porker farming situation in some countries in the world; situation of porker farming
development in Vietnam;
In the course of research, the author used research methods namely research
location and sample selection method:The research was implemented in Nam Dan
district, Nghe An province and selected in Nam Tan, Nam Thanh and hung Tien
communes;
Data collection method: Collect data from Nam Dan district statistics on natural
characteristics, social characteristics, People's Committee of Nam Dan district, journals
and reports of Nghe An province...

xii

download by :



Survey form: surveyed 60 households in the commune divided into 3 groups of
small scale, medium scale and large scale; Collect secondary data.
Method of data processing: After collecting data from the household survey,
assess and supplement the necessary information, set up statistic tables according to
research ideas.
Data analysis: analyze and compare livestock production methods, porker breeds
to see the differences in size, level, productivity, efficiency, cost and income from
porker farming of households.
During the research course in the district, my research results are as follows:
Firstly: porker farmingdevelopment in Nam Dan District: Not only the number
of porkers in the district increased but the quality of porker farming in the district also
increased over 3 years.
Secondly: porker farmingdevelopment in the surveyed households: Based on the
analysis of the basic situation of the surveyed households in Nam Dan district, the
livestock producers in the district differ in terms of scale. However, the households have
the potential to develop porker farming: the potential of land, labor and production
experience.
Thirdly: Factors affecting the production and consumption of porkers by farmers
include: local development policy on porker farming; Disease factor; Situation of breed
structure, source of porker breeds of households; Capital investment in porker farming
of surveyed households.
Fourthly: evaluate the porker farming developmentin Nam Dan district:
achievements over the past years, the porker farmingin Nam Dan district has developed
in both quantity and quality.
Fifthly: solution for porker farming development to increase productivity and
income for farmers in Nam Dan district including: policy; veterinary, disease prevention
and breeds.


xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay Việt Nam đang trên đường hội nhập mang đến nhiều cơ hội và
thách thức. Tuy nhiên, trong tất cả những ngành nghề, ngành chăn ni được
đánh giá là có triển vọng nhất khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng hơn với
nền kinh tế thế giới và khu vực.
Theo tổng hợp của Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn,
ước tính tới cuối năm 2016, chưa kể các trang trại nhỏ, chỉ riêng số lượng các trang
trại lớn và vừa trong cả nước đã lên tới con số 26 nghìn, tăng tới 23% so với năm
2015. Đáng nói là cả 3 vùng chăn ni lợn trọng điểm là đồng bằng sông Hồng,
duyên hải miền Trung và Đơng Nam bộ đều phát triển “nóng” đàn lợn.
Trong chuỗi chăn nuôi, người Việt Nam đang bị động từ cả các khâu thức
ăn lẫn khâu thị trường, con giống. Hay nói cách khác là đang chăn ni theo kiểu
robot, “gia công”, “tay không bắt giặc”. Người chăn nuôi nhập thức ăn ngoại,
nhập giống ngoại, vay vốn ngân hàng đầu tư chuồng trại, mua thức ăn rồi về vỗ
béo đàn lợn, sau đó xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, phụ thuộc hoàn toàn vào
thị trường này. Những con lợn được vỗ béo bằng thức ăn tăng trọng nhập ngoại
của Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ..., trong khi hàng ngàn ha ngô, lúa, khoai của
Việt Nam đang phải tiêu thụ thô với giá rẻ. Hàng chục nhà máy chế biến thức ăn
của Việt Nam đang mua nguyên liệu ngô, mỳ từ các nước về chế biến thức ăn
cho lợn trong khi ngơ, khoai của Việt Nam bị ế. Đó là sự bất cập ngay trong khâu
thức ăn chăn nuôi.
Theo Cục chăn ni, tổng giá trị sản xuất của tồn ngành chăn nuôi hiện
đạt khoảng 140.000 - 150.000 tỷ đồng. Quy mô sản xuất chủ yếu là nhỏ lẻ, chỉ có
khoảng 23.000 trang trại, ít hơn nhiều so với các quốc gia khác. Trước tình hình

đó, có thể nhận thấy, chỉ có người tiêu dùng và nhà nhập khẩu sẽ có cơ hội tiếp
cận với các sản phẩm giá rẻ hơn và được lợi, trong khi người sản xuất và nhà
xuất khẩu trong nước phần lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt
hàng từ nước ngoài tràn vào. Theo tổng cục thống kê trong số 4.131,6 ngàn hộ
nuôi lợn thì số hộ ni quy mơ nhỏ (<10 lợn/hộ) chiếm tới 86,4% tổng số hộ,
nhưng chỉ sản xuất 34,2% tổng sản lượng thịt lợn. Còn về gia cầm: tổng số 7.864,7
ngàn hộ, số hộ nuôi quy mô (< 100 con gia cầm/hộ) chiếm tới 89,62%, nhưng chỉ

1

download by :


sản xuất 30% tổng sản lượng thịt gia cầm. Thực tiễn đã chứng minh, chăn nuôi
nông hộ quy mô nhỏ thường chịu rủi ro rất cao do không được kiểm sốt và hỗ trợ
cung cấp thơng tin về dịch bện, giá cả, thiếu kỹ thuật chăn nuôi, thường chỉ dựa
vào kinh nghiệm tích lũy và it được tập huấn, phổ biến các kiến thức, hướng dẫn
mới về chăn nuôi, không có sự am hiểu cơ bản về VSATTP. Ngồi ra, chăn nuôi
tại Việt Nam theo cả phương thức trang trại và quy mơ hộ gia đình vẫn chưa tạo
được vùng hàng hóa tập trung, chưa chú trọng đến việc xây dựng quy trình sản
xuất theo chuỗi để giảm chi phí, giá thành, nâng cao lợi nhuận.
Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi lợn thịt ở nước ta đã trải qua
rất nhiều sóng gió, người chăn ni phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như: giá
thức ăn chăn ni liên tục tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo theo đó là
giá bán giảm khiến cho nhiều hộ nông dân, trang trại phải giảm số lượng hoặc
tạm ngừng chăn nuôi để hạn chế thua lỗ. Là ngành chăn nuôi trọng yếu, chiếm tỷ
trọng lớn, chăn nuôi lợn thịt đang được chú trọng phát triển, và đặc biệt trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay. Do các yếu tố khách quan về tình hình
kinh tế chung, dịch bệnh lây lan đã làm kìm hãm sự phát triển của ngành chăn
ni lợn. Lo ngại khơng có đầu ra, dịch bệnh và giá cả bất ổn định là lý do khiến

nhiều người nông dân hạn chế đầu tư cho chăn ni lợn, thậm chí nhiều người đã
ngừng hẳn chờ tình hình thị trường và dịch bệnh thay đổi. Đó là những vấn đề
bức thiết của người nơng dân địi hỏi các cơ quan Nhà nước cần phải có biện
pháp thiết thực để tháo gỡ khó khănhiện nay.
Nghệ An là tỉnh rộng lớn nhất của cả nước, ngành chăn ni ngày càng
phát triển thì càng cần nắm bắt thơng tin tổng thể trên cả nước cũng như thông tin
hội nhập, phát triển chăn nuôi gắn với dự báo và yêu cầu của thị trường tiêu thụ
sản phẩm. Cùng đó, tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm chi phí,
giảm giá thành từ giống, thức ăn, thuốc thú y, nâng cao năng suất, chất lượng và
chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi. Để làm được như vậy, cần chủ động rà
sốt, điều chỉnh về quy mơ và cơ cấu đàn lợn, chú trọng chất lượng đàn giống,
phương thức chăn nuôi phù hợp với từng phân khúc thị trường; tổ chức tốt các
chương trình kết nối, ký kết các hợp đồng thu mua chế biến, cấp đông với các
doanh nghiệp trong nước.
Nam Đàn là một huyện trọng điểm về nơng nghiệp của tỉnh do có địa hình
bằng phẳng, đất đai mầu mỡ. Người dân ở đây sống dựa vào nông nghiệp là chủ
yếu, các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Việc phát triển chăn nuôi

2

download by :


lợn thịt của nông hộ là không thể thiếu. Tuy nhiên, người dân ở đây cịn gặp
nhiều khó khăn trong phát triển chăn ni lợn nói chung và lợn thịt nói riêng.
Hầu như nơng dân chăn ni lợn thịt theo phong tục lâu đời, theo hình thức tận
dụng mà chưa chú trọng đầu tư một cách khoa học, kỹ thuật.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển
chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”.
Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi lơn thịt của

nông hộ trên địa bàn huyện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn
thịt của nông hộ trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ những cơ sở căn
cứ đó đề xuất một giải pháp phát triển chăn ni lợn thịt của nông hộ ở địa
phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phát
triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ.
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt của nông hộ tại
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt của
nông hộ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn của nông hộ trên địa
bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập chung nghiên cứu vào các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của nông hộ trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An.
- Đối tượng điều tra: Một số nông hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung

3

download by :



Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt của
nông hộ trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về chăn nuôi lợn thịt, phát triển chăn nuôi lợn
thịt trong hộ nông dân trên địa bàn huyện Nam Đàn bao gồm khu vực chăn nuôi
xã Nam Tân, xã Nam Thanh và xã Hùng Tiến.
Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2016.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ trên địa bàn huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã đánh giá được tình hình phát triển chăn ni lợn ở
trong nơng hộ từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển chăn nuôi lợn
trong nông hộ trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An góp phần thúc đẩy
ngành chăn ni của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung ngày càng
phát triển.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA NÔNG HỘ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA
NÔNG HỘ
2.1.1. Khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
Hộ nông dân (HND) là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà khoa
học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông
nghiệp ở nông thôn chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của nông hộ.

Theo Frank Ellis (1993): “HND là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng
đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ
thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng
phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”.
Tchayanov (1920), nhà nông học người Nga cho rằng: HND là một đơn vị
sản xuất ổn định và ông coi HND là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển
nông nghiệp. Luận điểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nơng
nghiệp tại nhiều nước trên thế giới (Dẫn theo Frank Ellis, 1993).
Ở nước ta, cũng có nhiều tác giả đền cập đến khái niệm HND, Lê Đình
Thắng (1993) cho rằng: “Nơng hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức kinh tế
cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “HND là những hộ chủ yếu hoạt động
theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nơng nghiệp ở
nơng thơn”.
HND có những đặc điểm sau:
Một là, HND là đơn vị kinh tế, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.
Hai là, quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất được biểu hiện ở trình độ phát
triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hoàn tồn. Trình độ này quyết định
quan hệ giữa HND và thị trường.
Ba là, các HND ngồi hoạt động nơng nghiệp cịn tham gia hoạt động phi
nơng nghiệp với các mức độ khác nhau.

5

download by :


Từ khái niệm và đặc điểm của HND cho thấy, HND là những hộ sống ở
nông thôn, hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. HND là đơn vị
kinh tế cơ sở, đơn vị sản xuất và là đơn vị tiêu dùng.

Kinh tế hộ nông dân
Theo Tchayanov (1920): “Kinh tế hộ nơng dân (KTHND) được hiểu là
một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia
đình, nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà
không dựa trên chế độ trả công theo lao động với mỗi thành viên của nó” (Đào
Thế Tuấn, 1997).
Có quan điểm cho rằng: KTHND bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình
tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng;kinh tế hộ thể hiện
được các hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông – lâm –
ngư nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1997).
Có ý kiến lại cho rằng: KTHND là một hình thức kinh tế phức tạp xét từ
góc độ quan hệ kinh tế tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những cơng việc
khác nhau trong quy mơ gia đình nơng dân (Đào Thế Tuấn, 1997).
Theo Frank Ellis (1993): “KTHND là kinh tế của những hộ gia đình có
quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu lao động của gia đình.
Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức
độ khơng hồn hảo vào hoạt động của thị trường” (Đào Thế Tuấn, 1997).
Theo Đỗ Văn Viện (2006): “KTHND là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở
của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn
và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân
quỹ, ngủ chung một nhà, mọi quyết định trong sản xuất – kinh doanh và đời sống
là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để
phát triển”. KTHND có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu và quá trình quản
lý và sử dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong nông hộ là sự sở hữu chung,
nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất
vốn có cũng như những tài sản của hộ.
Thứ hai, lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ,
trong nơng hộ mọi người thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết
thống, kinh tế nông hộ lại tổ chức với QMN hơn các loại hình doanh nghiệp khác

cho nên việc điều hành sản xuất và quản lý cũng đơn giản gọn nhẹ.

6

download by :


Thứ ba, kinh tế nơng hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao.
Do kinh tế nông hộ có QMN nên bao giờ cũng có sự thích ứng dễ dàng hơn so
với các doanh nghiệp nông nghiệp QML.
Thứ tư, có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người
lao động. Trong kinh tế nơng hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế,
huyết tộc và cùng chung ngân quỹ nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực để phát triển
kinh tế nông hộ.
Thứ năm, kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có QMN nhưng hiệu quả.
QMN không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Kinh tế nơng hộ vẫn có
khả năng cho năng suất lao động cao hơn các doanh nghiệp nghiên cứu có QML.
Kinh tế nơng hộ vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ tiên
tiến để cho hiệu quả kinh tế cao thì đó là biểu hiện của sản xuất lớn.
Thứ sáu, kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu.
Tuy nhiên, kinh tế nơng hộ cũng có giới hạn nhất định, đặc biệt trong sản
xuất đòi hỏi các hộ phải có sự hợp tác, đồn kết thì mới làm được. Một số HND
riêng lẻ khó có thể giải quyết các vấn đề về thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh – dịch
hại, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa,
phịng trừ thiên tai và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Ở đây lại cần sự có mặt
của kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân cũng như nhiều tổ chức
khác trong quan hệ hướng dẫn và hỗ trợ kinh tế nông hộ phát triển.
Từ các khái niệm trên nhận thấy: KTHND là hình thức tổ chức kinh tế cơ
sở của xã hội, trong đó có các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu
sản xuất.

2.1.1.2. Phát triển chăn nuôi lợn thịt
Khái niệm phát triển
Tăng trưởng là tăng lên về số lượng; phát triển không những là tăng về số
lượng mà còn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn về cơ
cấu, phân bố của cải (Đặng Vũ Bình và cs, 2006).
Phát triển về nghĩa hẹp đó là sự mở rộng, mở mang của sự vật, hiện tượng
trong đời sống một cách tương đối hoàn chỉnh trong một giai đoạn nhất định (Đặng
Vũ Bình và cs, 2006).

7

download by :


Phát triển bền vững là phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải
đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai. Phát triển bền vững đang là mục
tiêu hướng tới của nhiều quốc gia. Ngày nay khái niệm bền vững nhằm hướng tới
bền vững về kinh tế, bền vững về chính trị, xã hội và bền vững về mơi trường
(Đặng Vũ Bình và cs, 2006).
Phát triển bền vững là sự phát triển liên tục trên cơ sở khai thác và sử
dụng hợp lý các nguồn lực đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho thế hệ
tương lai (oxford University Press, 1987).
Khái niệm phát triển chăn nuôi lợn thịt
Theo quan điểm phát triển, phát triển chăn nuôi lợn thịt là sự tăng lên về
mặt số lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển KT – XH nói
chung và phát triển nơng nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
sản phẩm chăn ni lợn (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Phát triển chăn nuôi lợn phải đảm bảo hiệu quả KT – XH – môi trường,
phát triển chăn ni lợn theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, phát
triển chăn nuôi lợn phải theo hướng sản xuất hàng hóa, có tính chun mơn hóa

ngày càng cao. Phát triển chăn ni lợn phải tính tới việc khai thác lợi thế so
sánh sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương
(Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
2.1.2. Vai trị và đặc điểm chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân
2.1.2.1. Vai trị của ngành chăn ni lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân
Chăn ni lợn có vai trị quan trọng hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước
ta. Trong những năm gần đây, KTHND đã có những bước phát triển đáng kể, tạo
ra sức mạnh trong phát triển nông nghiệp và thu được những thành tích đáng kể.
Sản xuất nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển mạnh và
vững chắc. Giá trị sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng lên. Nông nghiệp
nước ta thực sự là cơ sở, là nền tảng cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Tổng
sản xuất nông nghiệp nước ta, ngành chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn
giữ một vai trò quan trọng. Giá trị tổng sản phẩm chăn nuôi chiếm 24,4% trong
tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp (Tổng cục thống kê, 2007).
Ngành chăn nuôi lợn thịt cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
và giá trị hàng hóa phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. GS. Harris và

8

download by :


CTV (1956) cho biết cứ 100 g thịt lợn nạc có 367 Kcal, 22 g protein (Đặng Vũ
Bình và cs., 2006).
Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay
thịt lợn là nguyên liệu chính cho các cơng nghiệp chế biến thịt xơng khói
(bacon), thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như
giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt lợn…(Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Chăn ni lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong
những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt

là đất nơng nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 – 4 kg
phân, ngồi ra cịn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao
(Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Chăn ni lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật
nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật
nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nơng
nghiệp. Chăn ni lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh
hay các giống lợn ni cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự
nhiên (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Chăn ni lợn có thể tạo ra nguồn ngun liệu cho y học trong công nghệ
sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng cao sức
khỏe cho con người (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Chăn ni lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nơng dân trong
các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thơng qua chăn ni lợn,
người nơng dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa
khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Trong điều kiện sản xuất của các nông hộ hiện nay, chăn nuôi lợn thịt tận
dụng được các điều kiện như kỹ thuật, sức lao động, thức ăn sẵn có của các hộ
gia đình (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Chăn ni lợn cũng là hướng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn, tạo ra việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người chăn
nuôi và tăng sản phẩm có chất lượng (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Sản phẩm ngành chăn ni ngồi việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong
nước, cịn là mặt hàng nơng sản xuất khẩu có giá trị làm tăng ngoại tệ để nhập
khẩu các máy móc thiết bị. Chúng ta đã xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Đông

9

download by :



Âu, Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia…và sẽ tiếp tục mở rộng thị trường xuất
khẩu sang các nước khác trong thời gian tới. Năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu
được 15 nghìn tấn thịt lợn, đến năm 2007 thì lượng thịt lợn xuất khẩu của Việt
Nam là 18 nghìn tấn, tương ứng tăng 20%/năm (Bộ NN&PTNT, 2008).
Như vậy, chăn nuôi lợn có vai trị quan trọng trong nơng nghiệp nước ta.
Phát triển chăn ni lợn sẽ góp phần tạo ra cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Là
nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người, cung cấp
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến,..... Phát triển chăn ni lợn thịt góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, đưa ngành chăn ni lợn
lên là ngành sản xuất chính cân đối với ngành trồng trọt. Đồng thời, chăn nuôi
lợn góp phần phát triển kinh tế hộ và trang trại, nâng cao thu nhập, góp phần khai
thác sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất.
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt
Lợn là loại động vật có hệ thần kinh cao cấp và rất mẫn cảm với các tác
động bên ngoài. Các yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn và môi trường
sống đều có tác động lớn đến sinh trưởng và phát triển của đàn lợn. Ngồi tác
động của thời tiết khí hậu, lợn thịt cịn chịu ảnh hưởng bởi cơng chăm sóc và
ni dưỡng (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Giống và tuổi của lợn cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức tăng trọng của
đàn lợn. Giống khác nhau thì sức sản xuất thịt, mỡ khác nhau. Nhìn chung các
giống lợn thịt hướng nạc có mức tăng trọng cao hơn lợn lai kinh tế (Đặng Vũ
Bình và cs., 2006).
Quy luật sinh trưởng và phát triển của lợn thịt trải qua 3 giai đoạn: Thời
kỳ cai sữa, thời kỳ lợn choai, thời kỳ vỗ béo (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Thời kỳ cai sữa. Khi cai sữa cho lợn con cần chú ý phải tiến hành từ
trong 7 ngày đề không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát dục của lợn
con. Lợn con cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không ăn quá
nhiều ngay đề tránh bị ỉa chảy (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

Đặc điểm của giai đoạn này là lợn con chuyển từ ăn thức ăn tạp sang thức
ăn thông thường. Lợn con sinh trưởng phát dục nhanh, đặc biệt là hệ xương và
cơ. Cơ quan tiêu hóa đã hồn chỉnh, khả năng tiêu hóa thức ăn tốt nhưng trong
tuần đầu còn bị ảnh hưởng của việc thay đổi thức ăn nên khả năng tiêu hóa hấp
thu thức ăn có thể cịn kém (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

10

download by :


Thời kỳ lợn choai (giai đoạn lợn từ 31-60kg). Cần cung cấp thức ăn đầy
đủ giúp lợn sinh trưởng và phát triển mạnh. Đặc điểm của giai đoạn này là:
- Cơ thể đang phát triển mạnh, đặc biệt là hệ cơ. Cuối giai đoạn này bắt đầu
tích lũy mỡ, nhất là đối với lợn lái ngoại và nội (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
- Cơ quan tiêu hóa đã phát triển hồn chỉnh, có khả năng sử dụng được tất
cả các loại thức ăn. Lợn rất phàm ăn cho nên có thể tận dụng được các loại thức
ăn nhất là thức ăn thô xanh. Tuy nhiên không nên sử dụng các loại thức ăn giàu
năng lượng để tránh lợn béo sớm (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Thời kỳ lợn vỗ béo là thời kỳ lợn trên 60kg, trong thời kỳ này cần cung
cấp một lượng thức ăn đủ lớn để lợn sinh trưởng và phát triển bình thường, lượng
thức ăn phải tăng dần tùy theo khối lượng của lợn để đáp ứng quá trình tăng
trưởng. Trong thời kỳ vỗ béo nếu lượng thức ăn không đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới
mức tăng trọng cũng như chất lượng thịt của lợn. Do đó, chăn ni lợn thịt phải
có tính chun mơn cao (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Đặc điểm của giai đoạn này là:
- Tốc độ phát triển xương và cơ kém trong khi đó khả năng tích lũy mỡ
cao dần nhất là tháng cuối cùng (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
- Tính thèm ăn giảm so với giai đoạn trước nên ta phải chú ý chế biến thức
ăn tốt để tăng tính thèm ăn cho lợn (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng lên do lợn tích mỡ mạnh nhất
là vào giai đoạn cuối (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Trong quá trình phát triển, con lợn thường mắc phải một số bệnh như lở
mồm long móng, bệnh lợn tai xanh có tỷ lệ chết cao ở lợn. Do vậy, cần có biện pháp
đảm bảo vệ sinh môi trường, vật nuôi và dụng cụ, vệ sinh chuồng trại, chú ý cơng
tác thú y phịng chống dịch bệnh cho lợn (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Trong chăn ni lợn thịt, địi hỏi người lao động phải có trình độ nhất
định, đồng thời để phát triển chăn ni lợn thịt cần có lượng vốn đầu tư khá lớn
để xây dựng chuồng trại, các thiết bị phục vụ chăn nuôi cũng như đầu tư con
giống và thức ăn cho chăn ni (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Quy trình chăn ni lợn thịt
Chăn ni lợn thịt theo các bước:
Bước 1: Chọn lợn giống

11

download by :


Chọn mua lợn con khi được khoảng 45-50 ngày tuổi, cân nặng từ 15 –
20kg. Những con chất lượng tốt cần có đủ tiêu chuẩn như mơng nở, vai nở, chân
cao và thẳng, lưng dài và thẳng, da hồng, hoạt động nhanh nhẹn, lơng mềm
(Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Bước 2: Xây dựng chuồng trại
Chuồng trại là nơi che nắng, che mưa, giúp con lợn được bảo vệ trước
nguy cơ lây nhiễm bệnh tật ngồi mơi trường. Với chăn ni lợn theo quy mô
lớn, việc xây dựng chuồng trại lại càng quan trọng và cần thiết, giúp q trình
chăn ni diễn ra thuận tiện và khoa học hơn. Khi xây dựng chuồng nuôi lợn thịt
cần phải lựa chọn địa điểm cao ráo, thống mát và n tĩnh. Chuồng ni cần ở
nơi cung cấp nước sạch, giúp việc vệ sinh diễn ra thuận tiện. Diện tích chuồng

cần đảm bảo ở mức 1-1,5 m2/con. Trong chuồng cần bố trí hệ thống máng ăn,
máng uống ở vị trí thuận tiện cho cả con vật khi ăn và cả người dọn vệ sinh
(Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Bước 3: Vệ sinh chuồng trại
Chuồng trại trước khi thả lợn cần được sát trùng sạch sẽ. Tốt nhất chuồng
trại nên được phơi khô khoảng 2 tuần trước khi thả để đảm bảo mọi vi khuẩn sẽ
được loại bỏ hoàn toàn. Theo định kỳ cần tiến hành quét dọn chuồng, rửa máng
ăn, máng uống cũng như diệt ruồi, muỗi vì đây đều là những nguy hiểm tiềm ẩn
gây bệnh cho lợn (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Bước 4: Chăm sóc và ni dưỡng
Cách chăn ni lợn thịt theo 3 giai đoạn cơ bản gồm có:
Từ lúc lợn cai sữa đến khi được khoảng 15-25 kg: giai đoạn này con lợn
khá kén thức ăn, nếu không cẩn thận chúng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến
tiêu chảy và chế hàng loạt. Thế nên có thể cho con lợn ăn thức ăn khô với đủ cả
lượng và chất. Thời gian cho lợn ăn, cần bố trí sao cho phù hợp với khoảng 5
lần/ngày sau đó giảm dần (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Với lợn ở giai đoạn 30-50 kg: Lúc này, do bộ máy tiêu hóa của lợn đã khá
hoàn chỉnh nên ngoài việc sử dụng cám cơng nghiệp, có thể tận dụng thêm thức
ăn là rau, cỏ hay phụ phẩm nơng nghiệp (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).
Với lợn ở giai đoạn 60kg – xuất chuồng: đây là giai đoạn vỗ kbéo cho lợn.
Thế nên cần giảm bớt lượng đạm, thay vào đó là cho lợn ăn nhiều tinh bột hơn.
Nhìn chung, cho dù sử dụng bất cứ loại thức ăn nào cũng cần đảm bảo đó là thức
ăn tốt, khơng ơi, thiu hay mốc (Đặng Vũ Bình và cs., 2006).

12

download by :



×