Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây cao su tại huyện chom phẹt, tỉnh luông pra bang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TONGCHA YIACHIA

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU
TẠI HUYỆN CHOM PHẸT, TỈNH LUÔNG PRA BANG,
CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chun ngành:

Kinh tế nơng nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Mai Lan Phương

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày........tháng........năm 2017
Tác giả luận văn

TongCha YIACHIA

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Mai Lan Phương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suất q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn phát triển nông thôn, Khoa kinh tế và phát triển nôn thôn – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức huyện Chom Phẹt,
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận./.

Hà Nội, ngày........tháng........năm 2017
Tác giả luận văn

TongCha YIACHIA


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục bản đồ ........................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận .................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bàn .................................................................................. 5


2.1.2.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trồng cây cao su ................................................... 8

2.1.3.

Nội dung phát triển cây cao su ....................................................................... 12

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cao su .............................................. 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 19

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển cây cao su trên thế giới............................................. 19

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây cao su ở Việt Nam ............................... 20

2.2.3.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây cao su ở Lào ........................................ 20

2.3.


Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất cây cao su tại huyện
Chom Phẹt ...................................................................................................... 22

iii

download by :


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 23
3.1.

Đặc điểm địa bàn ............................................................................................ 23

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên của Huyện Chom Phẹt ..................................... 23

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội tại huyện Chom Phẹt ............................................ 28

3.1.3.

Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ mủ cây cao su
tại huyện Chom Phẹt ...................................................................................... 35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 36


3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 36

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ..................................................... 38

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 40
4.1.

Khái quát quá trình phát triển sản xuất cây cao su tại huyện Chom
Phẹt ................................................................................................................. 40

4.1.1.

Quy mô sản xuất cây cao su tại Huyện Chom Phẹt ....................................... 40

4.1.2.

Tình hình sử dụng giống mới trong sản xuất cây cao su ................................ 46

4.1.3.

Tình hình áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất ............................................. 47


4.1.4.

Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển cây cao su ..................................... 54

4.1.5.

Tình hình huy động vốn để phát triển sản xuất cây cao su ............................ 55

4.1.6.

Kết quả và hiệu quả sản xuất cây cao su ........................................................ 59

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cao su ............................................. 62

4.2.1.

Điều kiện tự nhiên và quy hoạch vùng sản xuất............................................. 62

4.2.2.

Các yếu tố nguồn lực ...................................................................................... 63

4.2.3.

Các yếu tố cơ sở hạ tầng................................................................................. 64

4.2.4.


Yếu tố thị trường ............................................................................................. 65

4.2.5.

Yếu tố chính sách Nhà nước ............................................................................. 68

4.2.6.

Yếu tố khoa học kỹ thuật................................................................................ 69

4.3.

Giải pháp phát triển cây cao su tại huyện Chom Phẹt .................................... 70

4.3.1.

Nguồn lực ....................................................................................................... 70

4.3.2.

Đầu tư về cơ sở hạ tầng .................................................................................. 72

4.3.3.

Thị trường tiêu thụ ......................................................................................... 73

4.3.4.

Chính sách ...................................................................................................... 73


4.3.5.

Khoa học kỹ thuật mới ................................................................................... 74

iv

download by :


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 76
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 76

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 77

5.2.1.

Đối với Nhà nước ........................................................................................... 77

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương ................................................................... 77

5.2.3.

Đối với hộ dân sản xuất cây cao su ............................................................... 77


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 78

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình Quân

BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

CC

Cơ Cấu

CHDCND

Cộng Hồ Dân Chủ Nhân Dân

CP


Chi phí

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

DT

Diện tích

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn Vị Tính

GT

Giá trị

GTSX

Giá Trị Sản Xuất

K

Kíp


KD

Kinh doanh

KTCB

Kiến Thiết Cơ Bản



Lao Động

NN

Nơng nghiệp

PTNT

Phát triển Nông thôn

SL

Sản Lượng

SL

Số Lượng

SX


Sản Xuất

TN

Thu nhập

TM – DV

Thương mại, dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai tại Huyện Chom Phẹt ......................................... 29
Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động tại Huyện Chom Phẹt .................. 32
Bảng 3.3.

Kết quả sản xuất kinh doanh tại huyện Chom Phẹt qua 3 năm 2014- 2016 .........34

Bảng 3.4. Thu thập tài liệu từ nguồn thứ cấp ............................................................... 36
Bảng 3.5. Thu thập tài liệu từ nguồn sơ cấp ................................................................. 37
Bảng 4.1. Diện tích trồng cây cao su qua các năm tại huyện Chom Phẹt( năm

2014- 2016) .................................................................................................. 42
Bảng 4.2. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra sản xuất cây cao su............................ 44
Bảng 4.3. Sự thay đổi diện tích cây cao su của các hộ điều tra qua 3 năm (2014 2016) ............................................................................................................ 46
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng giống mới ở các hộ điều tra ........................................... 46
Bảng 4.5. Quy định sử dụng phân bón hóa học ........................................................... 48
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu của các hộ dân tại huyện
Chom Phẹt (Bình quân/ha)........................................................................... 49
Bảng 4.7. Sản lượng mủ tạp của các hộ điều tra sản xuất cây cao su .......................... 50
Bảng 4.8.

Chất lượng đào tạo lao động trong các hộ điều tra sản xuất cây cao su ............. 52

Bảng 4.9. Bảng thống kê số năm kinh nghiệm đến sản xuất ........................................ 53
Bảng 4.10. Hệ thống giao thông thủy lợi tại huyện Chom Phẹt qua các năm (2014-2016) ...54
Bảng 4.11. Số lượng và cơ cấu vốn đầu tư thời kỳ KTCB các hộ điều tra năm 2016 ... 56
Bảng 4.12. Tổng chi phí bình quân 1 ha cây cao su thời kỳ KTCB .............................. 57
Bảng 4.13. Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh của 1ha cây cao su ............................. 59
Bảng 4.14. Năng suất và sản lượng mủ cây cao su tại huyện Chom Phẹt qua các
năm (2014 – 2016) ....................................................................................... 60
Bảng 4.15. Hiệu quả sản xuất cây cao su trên 1 ha của các hộ điều tra ......................... 61
Bảng 4.16. Thống kê ảnh hưởng nguồn vốn .................................................................. 63
Bảng 4.17. Đánh giá của hộ gia đình về cơ sở hạ tầng .................................................. 65
Bảng 4.18. Tình hình tiêu thụ cao su tại huyện Chom Phẹt qua 3 năm (2014-2016) ..... 67
Bảng 4.19. Tình hình sử dụng giống .............................................................................. 69

vii

download by :



DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bàn đồ 3.1. Vị trí địa lý của nước CHDCND Lào ........................................................ 23
Bàn đồ 3.2. Vị trí địa lý của tỉnh Luông Pra Bang nước CHDCND Lào ...................... 24
Bàn đồ 3.3. Vị trí địa lý của Huyện Chom Phẹt, Tỉnh Luông Pra Bang ....................... 25

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Tongcha Yiachia
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất cây cao su tại Huyện Chom Phẹt, Tỉnh Lng Pra
Bang, Cộng Hịa Dân Chủ Nhân Dân Lào”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 62 01 15

Cơ sở đạo tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển sản xuất cây cao su;
 Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su tại địa bàn huyện Chom Phẹt;
 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su tại địa bàn Huyện
Chom Phẹt;
 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển cây cao su tại địa bàn
Huyện Chom Phẹt.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung cơ bản của câu hỏi điều tra là những thơng tin cơ bản về hộ; tình hình
đầu tư sản xuất cây cao su, diện tích đất trồng cây cao su những năm qua, năng suất và
trữ lượng mủ cây cao su; tình hình sử dụng lao động và nguồn vốn; những khó khăn,

thuận lợi trong sản xuất cây cao su; các giải pháp được đề xuất để khắc phục trong phát
triển sản xuất cây cao su.
- Đối với các thông tin thứ cấp: sau khi thu thập tiến hành sàng lọc, phân loại
và ghi chép các thông tin như nội dung, tác giả, thời gian để trích dẫn cho vấn đề
nghiên cứu.
- Đối với các thông tin sơ cấp: thực hiện ghi chép lại qua việc phỏng vấn trực tiếp
các đối tượng điều tra và nhập máy tính. Việc xử lý số liệu được thực hiện bằng cách sử
dụng phần mềm Excel và các phần mềm khác có liên quan….
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
- Bộ công cụ PRA (cây vấn đề)
- Phương pháp phân tích so sánh
Kết quả chính và kết luận
1) Cơ sở lý luận cho sản xuất cây cao su như: (i) Nhiệt độ bình quân năm của
huyện Chom Phẹt là 24,50C. Độ ẩm khơng khí trung bình 87,5%. Lượng mưa trung bình
năm là 1.500mm. Thời tiết trên là rất thích hợp cho sản xuất cây cao su; (ii) Đất đai của

ix

download by :


huyện rất phong phú và diện tích đất chưa sử dụng năm 2016 có tới 22.385 ha, đây là
điều kiện để mở rộng sản xuất; (iii) Tổng số lao động năm 2016 là 10.261 người, trong
đó lao động nơng nghiệp 60%; (iv) Hệ thống giao thơng tồn huyện chỉ có 7 con đường
đi lại được quanh năm với tổng chiều dài 134,9 Km.
2) Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su tại huyện Chom Phẹt , tỉnh
Luông Pra Bang như:
Trong giai đoạn năm 2014-2016 diện tích cũng như sản lượng mủ cây cao su của
huyện đều tăng theo các năm. Năm 2014 tồn huyện có diện tích cây cao su là 1.706 ha,

đến năm 2016 diện tích tăng lên tới 2.155,45 ha với sản lượng 2.945,55 tấn.
Tổng chi phí đầu tư cho 1 ha cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản mỗi hộ phải
đầu tư là từ 14,3 triệu kíp đến 14,5 triệu kíp. Trong đó chi phí vật tư chiếm cao nhất
với trên 60%.
Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cao su các hộ đạt được từ cây cao su cũng có thể nói
là tương đối cao đối với mỗi hộ nông dân. Điều đó đã thể hiện ở thu nhập thu bình qn
trên 1 ha cây cao su đạt 12.532.670 kíp.
Tổng sản lượng mủ cây cao su, tiêu thụ thông qua Công ty Chông Hơ chiếm hơn
65% của tổng sản lượng hàng năm, cịn lại thì bán cho các tư thương. Giá mủ cây cao su
tại đây có giá trị chưa cao và chưa ổn định.
3) Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su tại huyện Chom Phẹt
cần khắc phục đó là: vốn đầu tư cho sản xuất cây cao su, việc thực hiện các biện pháp
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của huyện, trình độ người sản xuất cây cao su, thị trường tiêu thụ
sản phẩm cây cao su và chính sách.
4) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường phát triển sản xuất cây cao su tại huyện
Chom Phẹt, tỉnh Luông Pra Bang trong thời gian tới. Những giải pháp chủ yếu là: hỗ trợ
vốn cho nông dân sản xuất cây cao su, đào tạo nâng cao nhận thức của người lao động,
giải pháp về chính sách, đưa những biện pháp kỹ thuật mới vào trong sản xuất, đầu tư
cơ sở hạ tầng và giải pháp thị trường tiêu thụ.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Author’s name: Tongcha Yiachia
Thesis title: "Development of Rubber Production in Chom Phet District, Luang Pra
Bang Province, Lao People's Democratic Republic"
Major: Agricultural economy


Code: 60 62 01 15

Name of Training Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes
 To systematize theoretical and practical basis for the development of rubber tree
production;
 Assess the current status of rubber tree production in Chom Phet district;
 Analysis of factors affecting the development of rubber tree production in Chom
Phet District;
 Propose some major solutions to strengthen the development of rubber trees in
Chom Phet District.
Research Methods
The basic content of the questionnaire is basic household information; The
situation of investment in rubber trees, the area of rubber trees in the past years, the
productivity and stock of latex; the situation of employment and capital; Difficulties and
advantages in the production of rubber trees; Solutions proposed to overcome the
development of rubber production.
- For secondary information: After collecting, screening, sorting and recording
information such as content, author, time to cite for research problems
- For primary information: Make notes by interviewing the interviewees directly
and entering the computer. Data processing is done using Excel software and other
related software.
- Descriptive statistics method
- Methodology specialist monograph
- PRA toolkit (problem tree)
- Comparative analysis method.
Main results and conclusions
1) Theoretical basis for rubber production such as: (i) Average annual
temperature in Chom Phet District is 24,50C. Average humidity is 87,5%. Average


xi

download by :


annual rainfall is 1.500mm. The weather is very suitable for producing rubber trees; (ii)
The land of the district is very rich and unused land area in 2016 has 22,385 ha, which
is a condition for expanding production; (iii) Total number of employees in 2016 is
10.261, of which 60% is for agricultural workers; (iv) There are only seven roads
accessible throughout the year with a total length of 134.9 km.
2) Evaluate the development of rubber plantation in Chom Phet District, Luang
Pra Bang Province as:
In the period 2014-2016, the area as well as the output of rubber trees of the
district increased by the years. In 2014, the district has an area of 1,706 hectares of
rubber, by 2016 the area increased to 2,155.45 hectares with an output of 2,945.55 tons.
Total investment cost for 1 hectare of rubber trees during the basic construction
period each household must invest from 14.3 million kip to 14.5 million kip. In which
the cost of materials occupy the highest with over 60%.
The economic benefits of producing rubber trees from rubber trees can be said to
be relatively high for each farmer. This is reflected in the average income per hectare of
rubber reached 12,532,670 kip.
The total output of latex, consumed by the company, accounts for more than
65% of the total output and the rest is sold to traders. Rubber latex value here is not
high and unstable.
3) The factors that affect the development of rubber production in Chom Phet
district need to be overcome: capital for rubber production, implementation of technical
measures, infrastructure of the district , the level of rubber producers, markets for
rubber products and policies.
4) Proposed measures to enhance the development of rubber plantation in

Chom Phet District, Luang Prabang Province in the coming time. The main solutions
are: supporting capital for rubber tree farmers, training to raise awareness of laborers,
solutions on policies, putting new technical measures into production and investment
infrastructure and market for the products.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây cây cao su đã trở thành một cây trồng thế mạnh
và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Cây cao su là cây
công nghiệp dài ngày, đây là loại cây mà sản phẩm chủ yếu của nó dùng làm
nguyên liệu cho ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Sản phẩm
cây cao su là một mặt hàng nông sản được nhiều người biết đến trồng chủ yếu
lấy mủ. Ngoài ra hạt cây cao su cho tinh dầu quý dùng trong kỹ nghệ sơn mài,
xà phòng… Rừng cây cao su có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ đất và cân
bằng sinh thái. Với điều kiện tự nhiên thích hợp với việc trồng cây cao su và
những lợi ích to lớn mà cây cao su mang lại, Đảng và Nhà nước Lào đã nhận
thấy rằng việc trồng cây cao su là hướng đi để phát triển cho nền nông nghiệp
của đất nước.
Lào là một trong những quốc gia có nền kinh tế dựa vào nền nơng nghiệp,
với 85% sống bằng nghề nơng, trình độ phát triển cịn ở mức thấp. Mục tiêu phát
triển của Lào trong những năm tới là phải không ngừng nâng cao sản xuất trong
đó chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp để dần phát triển từ một đất nước nông
nghiệp sang một đất nước cơng nghiệp tiên tiến xuất khẩu hàng hố để thực hiện
mục tiêu trên Đảng và Nhà nước Lào đã xác định lấy chủ trương chính sách xây
dựng và phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp gắn với công nghiệp và dịch vụ, coi

nông - lâm nghiệp là cơ bản để xây dựng công nghiệp trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Những năm gần đây nguồn thu nhập chủ yếu của Lào là từ ngành xuất khẩu
nông sản và nhiên liệu thô chiếm hơn 50% nguồn thu quốc gia nhất là than và gỗ.
Để góp phần giảm xuất khẩu nguyên liệu tự nhiên trong khi điều kiện tự nhiên
của Lào thuận lợi cho việc trồng cây cơng nghiệp trong đó có cây cao su và cùng
với nhu cầu sử dụng đồ dùng chất liệu cao su ngày càng tăng trên thế giới Đảng
và Nhà nước Lào đã nhận thấy rằng việc trồng cây cao su là hướng đi để phát
triển kinh tế đất nước.
Tỉnh Luông Pra Bang có diện tích đất đỏ bazan trù phú, phân bố ở các
huyện miền núi và điều kiện khí hậu phù hợp cho cây cao su phát triển. Chính vì
vậy, cây cao su đã trở thành một trong những loại cây công nghiệp trọng điểm

1

download by :


của tỉnh với những hộ nơng dân có quy mơ lớn. Nhằm tạo công ăn việc làm cho
người lao động địa phương, nhằm xóa đói giảm nghèo và từng bước cải thiện đời
sống cho nhân dân. Mở rộng diện tích trồng cây cao su, đưa cây cao su vào hệ
thống cơ cấu cây trồng dài ngày, là định hướng phát triển kinh tế đúng đắn và
bền vững. Diện tích trồng cây cao su hiện tại là 14.041,62 ha, sản lượng 31.073,9
tấn, giá trị sản xuất từ cây cao su đạt khoảng 217.517 triệu kíp.
Huyện Chom Phẹt nằm ở phía Tây của tỉnh Lng Pra Bang, có nhiều điều
kiện thuận lợi về kinh tế, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cho sản xuất cây cao
su. Chính vì vậy những năm qua nguồn lợi từ cây cao su đã và đang được phát
huy đạt hiệu quả cao. Diện tích cây cao su trồng ở huyện hiện nay có quy mơ
khá lớn, diện tích trồng cây cao su hiện tại là 2.155,45 ha, chiếm khoảng 6,22%
của đất nông nghiệp, tỷ lệ hộ gia đình trồng cây cơng nghiệp là cây cao su

chiếm trên 65% tổng số hộ trong huyện. Xác định được giá trị của cây cao su
mang lại cho gia đình hiện nay, nên nhiều hộ đã đầu tư và học hỏi để phát triển
ngành nghề của mình trong tương lai. Nhu cầu tiêu dùng cây cao su ngày càng
tăng nên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, người sản xuất phải đẩy
mạnh quá trình sản xuất bằng việc mở rộng quy mô đồng thời nâng cao năng
suất để đạt hiệu quả kinh tế đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy
nhiên, để phát triển sản xuất cây cao su của các hộ trong huyện vẫn gặp phải
khơng ít khó khăn thách thức.
Với đại đa số hộ nơng dân chưa biết kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như cạo
mủ, chỉ sản xuất theo phong tục tập quán, dẫn đến cây phát triển chậm, cây có
nhiều dịch bệnh và năng suất rất thấp. Chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, thiếu
thông tin về yêu cầu của thị trường nên bị ép giá gây thua thiệt cho người sản
xuất. Làm thế nào để phát triển sản xuất cây cao su của các hộ là vấn đề đang
được quan tâm của các hộ gia đình trong huyện. Các câu hỏi đặt ra cho vấn đề
nghiên cứu là: Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su ở huyện Chom Phẹt như
thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su? Có
những giải pháp nào nhằm khắc phục được những hạn chế để đẩy mạnh phát
triển sản xuất cây cao su trong thời gian tới.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển
sản xuất cây cao su tại Huyện Chom Phẹt, Tỉnh Luông Pra Bang, Cộng Hòa
Dân Chủ Nhân Dân Lào” để nghiên cứu.

2

download by :


1.2 . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 . Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất cây cao su, phân tích

các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản
xuất cây cao su phù hợp với điều kiện địa phương.
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển sản xuất cây
cao su;
 Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su tại địa bàn huyện
Chom Phẹt;
 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su tại địa bàn
Huyện Chom Phẹt;
 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển cây cao su tại
địa bàn Huyện Chom Phẹt.
1.3 . CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây cao su, giải pháp sản
xuất cho hộ nông dân?
 Thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất cây cao su cho hộ
nông dân hiện nay ra sao? Những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên
nhân của tồn tại là gì?
 Những giải pháp mới để đẩy mạnh phát triển sản xuất cây cao su cho hộ
nông dân huyện Chom Phẹt trong thời gian tới là gì?
1.4 . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 . Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động sản xuất cây cao su của các hộ nông dân trồng cây cao su tại địa
bàn Huyện Chom Phẹt và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến đề tài
trong địa bàn nghiên cứu. Các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến phát triển sản
xuất cây cao su.
1.4.2 . Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung
Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất cây cao su của các hộ nông dân trồng
cây cao su, đánh giá kết quả phát triển sản xuất cây cao su tại địa bàn, phấn tích


3

download by :


các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cao su, từ đó đề xuất các giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển cây cao su tại Huyện Chom Phẹt.
 Về không gian
Đề tài nghiên cứu tại địa bàn Huyện Chom Phẹt, tỉnh Luông Pra Bang,
CHDCND Lào.
 Về thời gian
Đề tài sử dụng tài liệu được thu thập 3 năm gần đây (2014,2015,2016)
Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2017-8/2017.
1.5 . Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
 Đánh giá một cách đầy đủ về quá trình phát triển sản xuất cây cao su tại
huyện Chom Phẹt, tỉnh Luông Pra Bang.
 Cung cấp thêm những dữ liệu về khả năng phát triển sản xuất cây cao su
cho các tỉnh miền Bắc Lào, cũng như cả nước.
 Góp phần phát triển sản xuất cây cao su tại các tỉnh miền Bắc Lào.
 Đóng góp cho kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của các tỉnh miền
Bắc Lào, cũng như trong cả nước.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 . Một số khái niệm cơ bàn

2.1.1.1. Khái niệm phát triển
Trong thời đại ngày nay Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi
định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Phát triển trước hết là sự tăng trưởng về
kinh tế, nó cịn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc
biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con
người” (World Bank, 1992).
Theo MalcomGills - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương: “Phát
triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế
kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô
thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các
thay đổi trên”.
Theo tác giả Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội” (Đỗ Ánh, 1992).
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến điều
cho rằng đó là phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống
con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân (Bùi Huy
Đáp, 1976).
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất,
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế về
xã hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng thêm
về quy mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của
nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích cuối cùng
đó là tăng hiệu quả kinh tế.

5


download by :


Trong quá trình phát triển kinh tế, khái niệm phát triển bền vững được hình
thành và ngày càng được hồn thiện. Năm 1987, theo Ngân hàng thế giới (WB)
“Phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm thương tổn đến hoạt
động kinh tế, hoạt động xã hội nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng
đáp ứng đến nhu cầu của tương lai” (Cao Anh Long và Phạm Chí Thành, 1994).
Các thế hệ hiện tại mà không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình
trạng ơ nhiễm cạn kiệt tự nhiên và nghèo đói. Cần phải để cho thế hệ tương lai
được thừa hưởng các thành quả lao động của thể hệ hiện tại dưới dạng giáo dục
kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường (Bộ
NN&PTNT Việt Nam, 1998).
Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở
Johannesbug năm 2002 đã xác định: phát triển bền vững là quá trình phát triển có
sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hịa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng
trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Như vậy, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình qn đầu người, cịn bao
gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sực khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như
quyền cơng dân. Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bảo
gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sực khỏe và bảo vệ môi trường. Phát triển là
những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ
hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do cơng dân của con người.
2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất
Theo (Trần Đăng Khoa, 2010). Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa
các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng
hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ
thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu

vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2, ..., Xn)
Trong đó:
Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định
X1, X2, ..., Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng
trong q trình sản xuất.

6

download by :


Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trưởng, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng
cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba
câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai, Sản xuất như thế nào?
Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản
xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra sản phẩm, hàng hóa dịch vụ phục vụ đời
sống con người.
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển sản xuất
Theo (Trần Đăng Khoa, 2010). Từ những khái niệm về phát triển và khái
niệm về sản xuất trên, ta có thể hiều một cách chung nhất về phát triển sản xuất

như sau:
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người
vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số
lượng đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống
ngày càng cao của con người.
Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới hai gốc độ:
Thứ nhất đây là q trình tăng quy mơ về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Thứ hai là q trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai q
trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người.
Phát triển sản xuất là yếu tố tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển
của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất ngày càng có vai trị quan
trọng, hơn nữa khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày càng
được nâng cao, đặc biệt hiện nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng
sản phẩm.

7

download by :


2.1.1.4. Khái niệm về sản xuất cây cao su
Theo (Trần Đăng Khoa, 2010). Sản xuất cây cao su là việc sử dụng các
nguồn lực sẵn có của nơng hộ: Đất đai, lao động, công cụ sản xuất để tác động
trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch các sản phẩm từ cây cao su, từ đó bán
sản phẩm từ cây cao su ra thị trường nhằm thu được khoản lợi tức để phục vụ cho
nhu cầu cuộc sống hàng ngày của nông hộ và dùng để tái đầu tư cho những chu
kỳ tiếp theo.
Sản xuất cây cao su thường là những đồn điền, trang trại chuyên canh trồng
cây cao su có quy mơ nhỏ từ một vài ha đến vài chục ha.
Từ những năm đầu của thế kỷ XX khi người Pháp đem giống cao su vào

trồng có quy mơ tại khu vực Nam bộ thì cũng bắt đầu hình thành các đồn điền
cao su nhỏ do các địa chủ là chủ sở hữu bên cạnh các tiểu điền cao su của người
Pháp. Tiếp theo đó khi cây cao su lan tới khu vực Tây nguyên thì hình thức sản
xuất cây cao su tiểu điển cũng theo đó do các tiểu địa chủ nắm giữ.
Hiện nay cây cao su trở nên khá phổ biến tại các khu vực Nam bộ và Tây
ngun do bà con nơng dân trồng có quy mô từ vài ha đến vài chục ha.
2.1.2 . Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trồng cây cao su
2.1.2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây cao su
Theo (Nguyễn Khoa Chi, 1996)
- Cây cao su là một cây công nghiệp dài ngày, có chu kình kinh tế tương đối
dài gồm thời kì kiến thiết cơ bản và thời kì kinh doanh.
- Chu kỳ kinh tế dài, từ 25 – 32 năm ( Indonexia 25 năm, trong đó 18 năm
khai thác, Việt Nam là 30 năm, trong đó 25 năm khai thác), chia làm 2 thời kỳ,
thời kỳ KTCB từ 5 – 7 năm, chi phí đầu tư thời kỳ KTCB lớn hơn một số cây
trồng khác và đạt khoảng trên 20 triệu kíp/ha.
- Khi được đưa vào trồng cây cao su trong sản xuất thì với mật độ 450 –
555 cây/ha. Trung bình cây cao su 25 – 30m, cây phát triển ở nhiệt độ trung bình,
thích hợp nhất từ 25 – 300C, trên 400C và dưới 100C đều ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng và năng suất mủ. Ở nhiệt độ 25- 270C là nhiệt độ để cây cao su sinh
trưởng và cho năng suất cao nhất, lượng mưa tối thiểu để cây cao su sinh trưởng
bình thường là từ 1.500 – 2000 mm/năm, số ngày mưa thích hợp cho cây cao su
là khoảng 100 – 150 ngày mưa mỗi năm.
- Cây cao su phát triển bình thường ở nơi tối thiểu 1.600 giờ nắng/năm là
cây ưa sáng, thời gian và cường độ chiếu sáng càng nhiều giúp cho quá trình

8

download by :



quang hợp cây càng nhiều, ánh sáng còn ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của
cây, tăng sức đề kháng cho cây.
- Tốc độ gió sẽ ảnh hưởng cây cao su, nếu tốc độ lớn hơn 8m/s – 13,8m/s sẽ
ảnh hưởng đến sinh trưởng, nếu lớn hơn 17,2m/s sẽ làm gốc đổ và dẫn đến giảm
năng suất mủ. Đặc biệt, gió khơ kéo dài cịn gây ra những vụ cháy rừng. Vì vậy,
để hạn chế tốc độ của gió ở những vùng có bão thì cần chọn những giống cây cao
su vơ tính có khả năng chống gió, đồng thời trồng vành đai chắn gió.
- Độ ẩm khơng khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây cao su
là trên 75%, độ ẩm khơng khí cịn thể hiện tương quan thuận với dòng chảy của
mủ khi khai thác.
- Về khả năng chịu hạn, cây cao su có khả năng chịu hạn tốt hơn nhiều cây
công nghiệp dài ngày khác (trừ cây điều) nên nó rất được ưu tiên cho những vùng
thiếu nước và những nơi điều kiện tưới tiêu khơng có sẵn.
- Thời gian thu hoạch liên tục 8 tháng trong năm (từ tháng 25/4 – 15/12),
sản phẩm có thể bán ngay được sau khi thu hoạch. Sản phẩm sơ chế được tiêu
thụ chủ yếu trên thị trường thế giới. Cây cao su cho mủ liên tục khoảng 8 tháng
trong năm, trừ thời gian rụng là nghỉ đông vào khoảng giữa tháng 1 đến tháng 4
dương lịch hàng năm. Thời gian cạo mủ hiệu quả nhất trong này từ lúc 20h hơm
trước đến 7h hơm sau, sau đó giảm dần. Sau khi cạo 3 – 5h cây sẽ ngưng tiết mủ .
2.1.2.2. Đặc tính của mủ cây cao su
Theo (Nguyễn Khoa Chi, 1996). Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ
cây cao su. Mủ nước là một dung dịch dạng keo, màu trắng đục như sữa hoặc có
màu hơi vàng hoặc hơi đồng tùy theo cây. Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 (khi độ
DRC = 40%) đến 0,991(khi DRC = 25%)
Thành phần mủ nước trung bình gồm:
-

Cao su = 30 – 40%

- Nhựa (resine) = 1,5 – 2%


-

Nước = 55 – 60%

- Đường, insitol = 1%

-

Protein = 2%

- Chất khống = 0,5 – 1%

Hàm lượng bình quân các chất dinh dưỡng chứa trong mủ nước:
-

N = 0,26%

- Ca = 0,003%

-

P = 0,05%

- Mg = 0,006%

-

K = 0,17%


Trong đó, Mg và P có ảnh hưởng đến sự ổn định của mủ nước.

9

download by :


2.1.2.3. Các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su
Theo (Nguyễn Khoa Chi, 1996). Cây cao su sau một thời gian trồng từ 3 – 5
năm tùy theo giống, loại cây non và điều kiện ngoại cảnh chúng có thể ra hoa lần
đầu và cứ thế hằng năm cây có thể cho hoa từ 1 đến 2 lần. Tuy nhiên trong sản
xuất vì sản phẩm chính của cây cao su là mủ nên người trồng thường không quan
tâm nhiều đến sự phân loại quá trình phát dục của cây, mà thường căn cứ vào các
giai đoạn cho sản lượng mủ khác nhau của cây. Từ đó, nắm bắt các đặc tính sinh
học của chúng trong từng giai đoạn để thuận tiện cho quản lý sản xuất. Trong suốt
chu kỳ sống, chăm sóc cây cao su tại vườn ươm, nhiều tác giả đã phân chia quá
trình này thành 5 giai đoạn, gồm: giai đoạn vườn ươm, giai đoạn kiến thiết cơ bản
(KTCB), giai đoạn khai thác cao su non, giai đoạn khai thác cao su trung niên, giai
đoạn khai thác già. Khi cây cao su năng suất mủ kém, khơng cịn hiệu quả kinh tế,
họ thường được đưa cưa đốn để phục vụ cho mục đích gỗ, củi.
-

Giai đoạn cây con trong vườn ươm

Giai đoạn này từ khi gieo hạt đến lúc xuất khỏi vườn, có thể kéo dài 6
tháng (bầu non không tầng lá) đến 24 tháng (stump lở, stump bầu…). Đặc điểm
của giai đoạn này là cây con chủ yếu tăng trưởng theo chiều cao, sự sinh trưởng
các tầng lá theo chu kỳ và mọc ra trên thân chính. Đường kính thân tăng trưởng
chậm hơn chiều cao rất nhiều.
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB)

Là khoảng thời gian từ 5-7 năm đầu tiên của cây cao su tính từ khi trồng
cây. Đây là khoảng thời gian cần thiết để canh thân cây cao su đạt 50 cm đo cách
mặt đất 1m. Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình
chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB.
-

Giai đoạn khai thác mủ (hay là giai đoạn kinh doanh)

Đây là giai đoạn dài nhất, bắt đầu từ khi cây có thể khai thác mủ đến lúc
cây bị thanh lý. Căn cứ vào sự biến thiên về năng suất hằng năm, người ta chia
thành 3 thời kỳ: thời kỳ khai thác cây cao su non, thời kỳ khi thác cây cao su
trung niên, thời kỳ khai thác cây cao su già.
+ Thời kỳ khai thác cây cao su non: cây vẫn tiếp tục sinh trưởng mạnh. Số
lượng cành nhánh, chu vi thân (vanh), độ dày vỏ, sản lượng mủ tăng nhanh theo
các năm. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm phụ thuộc nhiều vào giống, chế độ
khai thác và chăm sóc. Thời kỳ này kéo dài chừng 10 – 12 năm.

10

download by :


+ Thời kỳ khai thác cây cao su trung niên: khi năng suất không tăng thêm
nữa và giữa vững ở mức năng suất đó theo năm thì cây cao su đã bước vào thời
kỳ cây cao su trung niên. Tùy theo chế độ chăm sóc, khai thác trước đó, hiện tại
và giống mà thời kỳ này dài hay ngắn. Nếu vườn cây khơng được chăm bón tốt
trong giai đoạn thời kỳ KTCB và khai thác cây cao su non thì cây bước vào thời
kỳ này chỉ duy trì năng suất cao trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó giảm
năng suất.
+ Thời kỳ khai thác cây cao su già: khi vườn cây có hiện tượng giảm năng

suất trong nhiều năm liền thì vườn cây đã bước vào thời kỳ này. Tốc độ giảm
năng suất nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào giống và chế độ chăm sóc và khai
thác các thời kỳ trước đó.
- Sản xuất cây cao su cần lượng vốn đầu tư ban đầu lớn, đầu tư cho 1ha khá
cao. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, chu kỳ sống và chu kỳ kinh doanh
dài đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn và liên tục. Thời gian hoàn vốn dài và phụ thuộc
rất lớn vào chất lượng vườn cây thời kỳ KTCB.
- Thời kỳ kinh doanh: vốn đầu tư dàn trải và phải thường xuyên như việc áp
dụng các kỹ thuật canh tác, chăm sóc, cạo mủ…. Thường mất 10 – 15 triệu
kíp/ha/năm.
- Thời gian cho mủ kéo dài trong suốt chu kỳ kinh tế, năng suất hay đổi
theo năm cạo.
- Kết thúc chu kỳ kinh doanh vẫn cho giá trị kinh tế cao thông qua thanh lý
vườn cây (gỗ).
- Sản phẩm chính là mủ nước, chiểm 80 – 90% tổng sản lượng vườn cây (số
còn lại là mủ tạp). Chất lượng mủ nước ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mủ cao
su sơ chế (mủ kem, mủ cốm, mủ tờ). Mủ nước tốt có thể chế biến được 97 – 99%
mủ loại 1. Mủ nước được khai thác từ vườn cây phải được bảo quản tốt, chuyển
tới nhà máy ngay trong ngày và được chế biến với công nghệ hiện đại, công suất
chế biến lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh cây cao
su thiên nhiên. Mặt khác, chất lượng mủ nước còn phụ thuộc vào tuổi cây, tay
nghề và trách nhiệm của người cao mủ trên từng phần cạo, từng vườn cây.
- Vườn cây tập trung quy mơ lớn, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, do đó
cơng tác quản lý sản phẩm trên vườn cây là một trong những vấn đề đặt ra cần
quan tâm giải quyết.

11

download by :



- Năng suất, chất lượng mủ nước ổn định và đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc
vào tay nghề thợ cạo, thời tiết ( số ngày nắng, mưa, gió… trong năm). Mặt khác,
hiệu quả kinh tế không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất lấy mủ nước mà cần phải
qua khâu chế biến thì hiệu quả kinh tế sẽ được tăng lên. Nên khi xem xét cần dựa
vào đặc điểm của quá trình sản xuất cây cao su.
- Sản phẩm mủ nước sau khi được thu hoạch cần tổ chức thu mua, bảo quản
hợp lý và tổ chức chế biến kịp thời. Chất lượng mủ là yếu tố quyết định đến chất
lượng sản phẩm nên để đạt được hiệu quả kinh tế cao cần nghiên cứu trong mối
quan hệ khép kín từ khâu sản xuất, thu mua, vận chuyển và đến khâu chế biến
sản phẩm.
2.1.3 Nội dung phát triển sản xuất cây cao su
2.1.3.1 Mở rộng diện tích trồng cây cao su của các hộ gia đình
Các hộ sản xuất thường sử dụng đất nơng nghiệp của mình để trồng cây
cao su. Vì vậy, việc xem xét đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất là một
trong những nội dung quan trọng. Các hộ gia đình phải chú ý tới việc sử dụng đất
sản xuất hiệu quả hơn đối với phát triển cây cao su như chuyển dịch cơ cấu kinh
tế để thuận lợi cho canh tác, đồng thời mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng
cây có năng suất thấp sang trồng cây cao su, cà phê.. các loại cây có giá trị kinh
tế cao (Nguyễn Khoa Chi, 1996).
2.1.3.2Tăng đầu tư thâm canh cây cao su
a) Tăng vốn đầu tư cho cây cao su
Đối với phát triển sản xuất cây cao su thì hoạt động đầu tư vốn là rất quan
trọng. Cây cao su là cây trồng lâu năm nên yêu cầu đầu tư cho thời gian kiến thiết
là rất lớn do vậy khâu lên kế hoạch huy động và sử dụng vốn là rất cần thiết để
khơng làm ảnh hưởng tới q trình sản xuất sau này. Từ phía người trồng cây cao
su cũng vậy, việc đầu tiên là họ phải huy động được nguồn vốn cần thiết cho sản
xuất, đó có thể là nguồn vốn đi vay hoặc là nguồn vốn họ tự có. Để hỗ trợ việc
vay vốn cho các hộ sản xuất cây cao su các ban ngành chức năng, chính quyền
địa phương cùng với công ty Chông Hơ cao su Luông Pra Bang có những chủ

trương, chính sách, hoạt động phù hợp, đảm bảo điều kiện sản xuất cho người
dân, tuyên truyền cho dân biết, dân hiểu thông tin vay vốn từ các tài chính tín
dụng hiện nay, cơng ty sẽ hỗ trợ cho người dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi
(Nguyễn Khoa Chi, 1996).

12

download by :


×