Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 149 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN XUÂN TRANG

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Lan Phương

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi dự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội ngày

tháng 11 năm 2017



Tác giả luận văn

Phan Xuân Trang

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã được sự
quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Hà Nội, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới TS.
Mai Lan Phương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian và tạo điều kiện cho
tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ phịng Tài ngun và Mơi trường,
phịng Quản lý đô thị; các anh chị làm việc tại công ty Cổ phần Mơi trường và Cơng trình
đơ thị tỉnh Thái Bình; các anh chị là cán bộ địa chính môi trường các xã, phường; các ông
(bà) là thành viên các đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt và 95 hộ gia đình trên địa bàn
thành phố đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong thời gian tơi điều tra thực tế tại địa bàn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện
giúp tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2017

Tác giả luận văn


Phan Xuân Trang

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục hình và biểu đồ .............................................................................................. ix
Danh mục hộp ...................................................................................................................x
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... xi
Thesis abstract...............................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ...................................................................................................2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học ............................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................5

2.1.2.


Nguồn phát sinh, phân loại, tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi
trường và cộng đồng ...........................................................................................7

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu quản lý chất thải rắn sinh hoạt .......................................13

2.1.4.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...........................21

2.2.

Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 26

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế
giới ....................................................................................................................26

2.2.2.

Thực tiễn quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam ...................................... 30

iii

download by :



2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Thái Bình. ........................................................................................ 36

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................... 38
3.1

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 38

3.1.1

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................38

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................44

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ........................................................ 47


3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .....................................................................49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 50
4.1.

Bộ máy quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Bình ................................................................................................... 50

4.1.1.

Các đơn vị quản lý nhà nước ............................................................................51

4.1.2.

Các đơn vị, tổ chức thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý ..............................53

4.1.3.

Nguồn phát sinh ................................................................................................54

4.2.

Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái
Bình, tỉnh Thái Bình ......................................................................................... 55

4.2.1.

Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái

Bình, tỉnh Thái Bình .........................................................................................55

4.2.2.

Quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn sinh hoạt .....59

4.2.3.

Quản lý phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt ................................................................................................................... 63

4.2.4.

Giám sát hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt .......................................... 82

4.3.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình ................................................................ 83

4.3.1.

Ảnh hưởng của chính sách pháp luật tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình ............................................ 83

4.3.2.

Ảnh hưởng của yếu tố con người tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình ................................................... 86


4.3.3.

Ảnh hưởng của yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ tới quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình ............... 88

iv

download by :


4.3.4.

Ảnh hưởng từ nhận thức của cộng đồng tới quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình .................................... 89

4.4.

Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình ................................................... 90

4.4.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 90

4.4.2.

Mốt số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình ................................................... 93

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 102

5.1

Kết luận........................................................................................................... 102

5.2

Kiến nghị ........................................................................................................ 103

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................104

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BXD

Bộ Xây dựng



Công điện

CT CP MT và CTĐT


Công ty Cổ phần Môi trường và Cơng trình đơ thị

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CV

Công văn

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH và CN TP HCM

Khoa học và cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh

MTĐT và KCN VN

Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc


NQ

Nghị quyết

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QLĐT

Quản lý đô thị

TNHH MTV CT và

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơng trình và

MTĐT

mơi trường đơ thị

TN và MT

Tài ngun vào mơi trường

TPTB


Thành phố Thái Bình

TU-HĐND-UBND

Thành uỷ - Hội đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân

UBND

Uỷ ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Định nghĩa thành phần chất thải rắn sinh hoạt ............................................... 9
Bảng 2.2. Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt .................................... 10
Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế TP Thái Bình năm 2014- 2016 ........................ 41
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu văn hố – xã hội TP Thái Bình năm 2014-2016 ................. 42
Bảng 3.3. Tình hình phân bố, sử dụng đất TP Thái Bình năm 2014-2016................... 43
Bảng 3.4. Dân số thành phố Thái Bình năm 2014-2016 .............................................. 43
Bảng 3.5. Đối tượng khảo sát, số lượng mẫu, phương pháp và nội dung khảo
sát ................................................................................................................. 45
Bảng 3.6. Thời gian cân chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình ............................. 46
Bảng 4.1. Lượng chất thải rắn sinh hoạt TP Thái Bình từ năm 2011-2016 ................. 55

Bảng 4.2. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình phát sinh hàng ngày
trên địa bàn TP Thái Bình ............................................................................ 56
Bảng 4.3. Chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình phát sinh/ngày tại các hộ gia đình
tham gia điều tra trực tiếp ............................................................................ 57
Bảng 4.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt qua điều tra trực tiếp tại hộ gia
đình và điểm tập kết rác ............................................................................... 58
Bảng 4.5. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày trên địa bàn
TP Thái Bình ................................................................................................ 58
Bảng 4.6. Các chương trình, dự án, đề tài về mơi trường của TP Thái Bình ............... 61
Bảng 4.7. Đánh giá công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn TP Thái Bình ......................................................................................... 62
Bảng 4.8. Tỷ lệ đánh giá công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn TP Thái Bình ............................................................................ 63
Bảng 4.9.

Thực trạng các đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các khu dân cư
trên địa bàn TP Thái Bình .............................................................................. 65

Bảng 4.10. So sánh về dân số, khối lượng phát sinh và công tác thu gom chất
thải rắn sinh hoạt giữa phường, xã trên địa bàn TP Thái Bình .................... 66
Bảng 4.11. Thực trạng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom trên địa bàn
TP Thái Bình ................................................................................................ 67
Bảng 4.12. Tần xuất thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình .......... 69

vii

download by :


Bảng 4.13. Đánh giá thực trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư

trên địa bàn TP Thái Bình ............................................................................ 70
Bảng 4.14: Thực trạng quy hoạch các điểm trung chuyển, bể rác trên địa bàn TP
Thái Bình ..................................................................................................... 71
Bảng 4.15. Đánh giá thực trạng việc trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn TP Thái Bình ................................................................................... 71
Bảng 4.16. Thiết bị phục vụ công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt của công
ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình ............................................................. 73
Bảng 4.17. Phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình ................... 75
Bảng 4.18. Đánh giá về việc thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân
cư trên địa bàn TP Thái Bình ....................................................................... 76
Bảng 4.19. Số lượt kiểm tra, giám sát liên quan tới chất thải rắn sinh hoạt ................... 82
Bảng 4.20. Thực trạng cán bộ quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn TP
Thái Bình ..................................................................................................... 86
Bảng 4.21. Thực trạng nhân lực cơng ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình ................... 87
Bảng 4.22. Đánh giá nhân lực trực tiếp thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn TP Thái Bình ......................................................................................... 88

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1.

Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt ...................................................... 7

Hình 2.2.

Chiến lược quản lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam ...................... 22


Hình 2.3.

Sơ đồ xử lý rác thải bằng cơng nghệ DANO, Thái Lan ............................ 29

Hình 4.1.

Sơ đồ bộ máy quản lý chất thải rắn sinh hoạt TP Thái Bình ..................... 50

Hình 4.2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phịng TN và MT TP Thái Bình ....................... 52

Hình 4.3.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phịng Quản lý đơ thị TP Thái Bình ................. 52

Hình 4.4.

Sơ đồ tổ chức của cơng ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình .................... 54

Hình 4.5.

Cán bộ công ty CP MT và CTĐT thực hiện việc thu gom rác trên
các tuyến phố ............................................................................................. 68

Hình 4.6.

Thu gom rác tại điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn TP Thái Bình....................................................................................... 74


Hình 4.7.

Hiện trạng quy trình thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn TPTB ........... 74

Hình 4.8.

Cơng nghệ vận hành lị đốt của xí nghiệp xử lý rác .................................. 78

Hình 4.9.

Cơng nghệ vận hành bãi chôn lấp.............................................................. 80

Biểu đồ 4.2. Nhận thức của người dân về thời gian thu gom chất thải rắn sinh
hoạt tại khu dân cư..................................................................................... 90
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ sử dụng đồ lưu trữ rác tại hộ gia đình .............................................. 64

ix

download by :


DANH MỤC HỘP
Hộp 1. Đánh giá công tác quy hoạch trên địa bàn thành phố ......................................... 63
Hộp 2. Đánh giá việc chấp hành pháp luật ..................................................................... 85
Hộp 3. Đánh giá xã hội hố cơng tác Mơi trường........................................................... 85
Hộp 4. Đánh giá cán bộ quản lý...................................................................................... 86
Hộp 5. Đánh giá nhận thức của cộng đồng ..................................................................... 90

x


download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phan Xuân Trang
Tên luận văn: “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh
Thái Bình”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý chất
thải rắn sinh hoạt;
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình;
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Đối tượng khảo sát: Người dân, người tham gia thu gom, người tham gia quản lý.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã thu thập số liệu từ 19 xã, phường trên địa bàn thành phố Thái
Bình. Để tiến hành điều tra nghiên cứu sâu và thu thập thông tin, nghiên cứu chọn 95 hộ
gia đình; 29 người trực tiếp thu gom chất thải rắn sinh hoạt; 19 cán bộ theo dõi công tác

môi trường các xã, phường; 2 cán bộ theo dõi hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt
thành phố, 2 lãnh đạo công ty CP MT và CTĐT. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
phân tích định tính và định lượng để phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng cũng
như những ý kiến, quan điểm của người dân, người thu gom, người tham gia quản lý về
hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao
hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình.
4. Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Thái Bình, tác giả đã làm rõ hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa

xi

download by :


bàn thành phố Thái Bình. Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề về lý luận và thực tiễn
trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Luận văn đã có những đóng góp cơ bản về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động
quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, cụ thể:
- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái
Bình, tỉnh Thái Bình, tìm ra những tồn tại, hạn chế.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình trên địa bàn thành phố là
145.928 kg/ngày, trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình phát sinh tại khu dân
cư là 132.191 kg/ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn khác là 13.737
kg/ngày. Lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được là 132.278 kg/ngày đạt tỷ lệ
94,76%. Hoạt động quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố được đánh
giá hợp lý và tương đối hợp lý. Hoạt động phân loại rác tại hộ gia đình hiện chưa được
tiến hành, các gia đình lưu giữ rác chủ yếu bằng túi nylon. Hoạt động thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt cơ bản đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên hàng ngày vẫn
còn khoảng gần 8 tấn chất thải rắn sinh hoạt bị bỏ tại các ao hồ, bãi rác tự phát gây ô

nhiễm môi trường. Hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt bắt đầu xuất hiện tình trạng
q tải.
- Phân tích và chỉ rõ 4 yếu tố chính ảnh hưởng tới hoạt động quản lý chất thải
rắn trên địa bàn thành phố Thái Bình gồm: Yếu tố chính sách pháp luật; yếu tố con
người; yếu tố khoa học kỹ thuật, công nghệ; yếu tố nhận thức của cộng đồng. Trong đó
yếu tố con người là quan trọng nhất bởi con người là nguồn xả thải, cũng là đối tượng
tham gia toàn bộ hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ quy hoạch quản lý đến
hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt.
- Nghiên cứu đã đề xuất 4 nhóm giải pháp góp phần nâng cao hoạt động quản lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình: Giải pháp về cơ chế chính
sách; giải pháp về còn người; giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ; giải pháp về
tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.

xii

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phan Xuan Trang
Thesis title: Solid domestic waste management in Thai Binh city, Thai Binh province
Major: Economics Manage

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Contribute to systematization theoretical and practical of solid domestic waste
management;
Assess current situation of managing solid domestic waste management in Thai

Binh city, Thai Binh province;
Analysis factors affecting on managing solid domestic waste management in
Thai Binh city, Thai Binh province;
Recommend solutions to boost managing solid domestic waste management in
Thai Binh city, Thai Binh province;
Materials and Methods
The study collected data from 19 communes, wards in Thai Binh city. To survey
and collect information, the study chosen 95 households; 29 waste collectors; 19
environmental management staffs in the communes and wards; 2 solid domestic waste
management staffs in the city; 2 head officers of THAIBINH EUP.JSC. The study used
quantitative and qualitative analysis methods to analyst current situation, factors
affecting as well as opinions, viewpoint of households, waste collectors, solid domestic
waste managers thence to suggest solutions to strengthen efficiency solid domestic
waste management in Thai Binh city.
Main findings and conclusions
Through the research current situation of solid domestic waste management in
Thai Binh city, the author worked out solid domestic waste management in Thai Binh
city. Theoretical and practical of solid domestic waste management were more clarified.
The study has contributed to theoretical and practical of solid domestic waste
management in Thai Binh, specific:
Assess current situation of solid domestic waste management, finding
disadvantages, limitations.
The average amount of solid domestic waste in the city was 145.928 kg per day,
in which, the source of solid domestic waste from residential was 132.191 kg per day,

xiii

download by :



from other sources was 13.737 kg per day. The average amount of solid domestic waste
was collected 132.278 kg per day, accounting 94,76%. The planning of solid domestic
waste management of the city was estimated reasonable and relatively reasonable.
Collection, transportation solid domestic waste almost supplied requirement, however,
there are approximately 8 tons solid domestic waste which was evacuated to ponds,
spontaneous landfills causing pollution. The process solid domestic waste was
appearance overwhelmed.
Analyzed and indicated four main factors affecting on solid domestic waste
management in Thai Binh city include several elements: policy, human, science,
technologies, awareness of household. In which, the human is the most important
element due to human is source of waste, as well as, human participants in the whole of
management solid domestic waste from management to collection, transportation, and
processing solid domestic waste.
The study recommended four group solutions to boost managing solid domestic
waste in Thai Binh city: Solution related to policies, solution related to human, solution
related to technical, technology, solution related to propagandize enhance awareness of
communities about protection environment.

xiv

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng
hàng hóa, nguyên vật liệu và năng lượng của người dân ngày càng tăng, cùng với
đó là sự phát triển của các đơ thị, nhà máy, xí nghiệp bệnh viện, trường
học...Năm 1990 nước ta có khoảng gần 500 đơ thị, năm 2014 có 774 đơ thị, năm

2015 có 788 đơ thị (Đào Ngọc Khiêm, 2016). Tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng đã
trở thành động lực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên,
bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đơ thị hóa nhanh đã tạo ra sức ép
nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền
vững. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt tăng và lượng chất thải cũng tăng theo.
Tính bình qn người dân đô thị tiêu dùng năng lượng, đồ tiêu dùng, thực
phẩm… gấp 2-3 lần người dân nông thôn, kéo theo lượng rác thải của người dân
đô thị cũng cấp 2-3 lần người dân nông thôn (Bộ TN và MT, 2011).
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở nước ta có xu thế phát sinh ngày
càng tăng. Năm 2009, khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh trong cả
nước vào khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn sinh hoạt là 19 triệu
tấn/năm (Bộ TN và MT, 2011). Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh năm
2014 khoảng 23 triệu tấn (Nguyễn Văn Lâm, 2015). Đi kèm với phát sinh về
khối lượng là tính phức tạp, sự nguy hại hơn về tính chất. Quản lý chất thải rắn
sinh hoạt đang đang trở thành một vấn đề cấp bách của tất cả các địa phương trên
cả nước.
Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam nói chung và Thái
Bình nói riêng cịn nhiều hạn chế: việc triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn
còn chậm; đầu tư cho quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế;
công tác phân loại từ nguồn phát sinh, công tác thu gom, xử lý chưa đồng bộ;
việc xây dựng các lị đốt rác, các khu chơn lấp rác thải chưa đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật…đã gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe gây
bức xúc trong nhân dân.
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, năm 2015
dân số Thái Bình là 1,789 triệu người, mật độ dân số 1.139 người /km², đứng

1

download by :



thứ 6 cả nước về mật độ dân số, gấp 4 lần mật độ dân số cả nước. Thành phố
Thái Bình là đơ thị loại II, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật của tỉnh, là động lực chủ đạo trong phát triển kinh tế và đơ thị hóa của
tồn tỉnh. Tháng 12/2016, dân số thành phố là 186.844 người, mật độ dân số
2.506 người/km² (Chi cục thống kê TP, 2017). Thái Bình nói chung và thành
phố Thái Bình nói riêng là địa phương có mật độ dân số cao, tốc độ đơ thị hóa
nhanh tạo ra sức ép lớn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Năm 2016, tổng
lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố phát sinh trung bình là 146
tấn/ngày (Công ty CP MT và CTĐT, 2017), nếu quản lý không tốt sẽ gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và đời sống của nhân dân
thành phố.
Đã có nhiều nghiên cứu, bài viết liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên nhiều địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố Thái Bình
mới chỉ có một số nghiên cứu về một số khía cạnh trong hoạt động quản lý chất
thải rắn sinh hoạt như: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 20112015, nêu hiện trạng phát sinh và cơng tác thu gom chất thải rắn nói chung trên
địa bàn tỉnh trong đó có thành phố; Luận văn thạc sĩ của Phùng Ngọc Phương
(2010) nêu thực trạng, quy hoạch và tình hình xử lý rác thải một số bãi rác thải
của thành phố Thái Bình và các giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh mơi trường.
Chưa có nghiên cứu nào liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Vậy câu hỏi đặt ra là thực trạng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào tác động tới quản lý chất
thải rắn sinh hoạt? Cần làm gì để quản lý có hiệu quả? Để trả lời cho những câu
hỏi trên, thay vì nghiên cứu đề tài trên phạm vi toàn tỉnh, nghiên cứu này tập
trung vào một địa phương, cụ thể là thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Xuất phát từ những thực tế nói trên, tơi tiến hành thực hiện đề tài “Quản
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng nhằm đề xuất các giải pháp góp phần quản lý hiệu quả chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình.

2

download by :


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt;
- Tìm hiểu thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành
phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình;
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Đối tượng khảo sát: Người dân, người tham gia thu gom, người tham gia
quản lý.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung: Thực trạng hoạt động quản
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình; các yếu tố ảnh hưởng
và một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Thái Bình.

1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu thực hiện từ ngày 01/11/2016 đến ngày 30/8/2017.
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ năm 2014 đến hết
năm 2016.
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ 01/01/2017 đến ngày 01/6/2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
Đề tài góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt. Qua nghiên cứu, đề tài đã đánh giá thực trạng phát sinh và

3

download by :


hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý chất thải rắn
sinh hoạt, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc định ra cơ chế, biện pháp
nâng cao hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái
Bình, tỉnh Thái Bình.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Chất thải rắn
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP:
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải
ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy
hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới
ngưỡng chất thải nguy hại.
Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các hợp chất có một trong
những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mịn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc
hoặc các đặc tính nguy hại khác .
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người.
Chất thải rắn xây dựng là chất thải rắn phát sinh trong quá trình cải tạo,
xây dựng, phá dỡ cơng trình và các phế liệu trong xây dựng.
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ.
Chất thải rắn phát thải từ các hoạt động y tế gọi chung là chất thải rắn y tế.
2.1.1.2. Quản lý chất thải rắn
Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Nghị định
59/2007/NĐ-CP:
Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu những tác động có hại đối với mơi trường và sức khỏe con người.


5

download by :


Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay
không phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác định
chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục đích để
phân loại và quản lý trên thực tế.
Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định)
trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình
quản lý khác nhau.
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển
đến cơ sở xử lý.
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến
nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trong
chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển.
Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ – lý đơn thuần
nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử
lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù
hợp với các quy trình quản lý khác nhau.
Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để
thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.
Xử lý chất thải rắn là quá trình dùng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong chất

thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong chất thải rắn.
Chơn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các
yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Cơ sở phát sinh chất thải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có
phát sinh chất thải.
Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát
sinh chất thải.

6

download by :


Cơ sở quản lý chất thải rắn là các cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ,
trang thiết bị được sử dụng cho hoạt động thu gom, phân loại.
Cơ sở xử lý chất thải là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (kể cả hoạt
động tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải).
Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là tổ chức, các nhân thực
hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử lý
chất thải.
2.1.2. Nguồn phát sinh, phân loại, tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến
môi trường và cộng đồng
2.1.2.1. Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
a, Ở thành thị
Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt gồm :
- Từ các khu dân cư;
- Từ các trung tâm thương mại;
- Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các cơng trình cơng cộng;
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;

- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố;
- Từ các khu công nghiệp. (Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2007).
Các hoạt động kinh tế xã hội của con người

Các quá
trình phi
sản xuất

Các hoạt
động quản


Hoạt động
sống và tái
sinh sản
con người

Các hoạt
động giao
tiếp và đối
ngoại

Chất thải rắn sinh hoạt

Hình 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Nguồn: Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2007)

7

download by :



Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu tập
thể, chất thải đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở
nghiên cứu, trường học…
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đơ thị phát sinh trên tồn quốc
tăng trung bình từ 10 – 16 % mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng chất
thải rắn sinh hoạt chiếm từ 60 – 70 % tổng lượng chất thải rắn đô thị (một số đô
thị tỷ lệ này lên đến 90%) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).
b, Chất thải rắn ở nông thôn
Chất thải rắn nông thôn gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt.
- Chất thải rắn nông nghiệp.
- Chất thải rắn làng nghề.
Chất thải rắn sinh hoạt nơng thơn phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, nhà
kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính…
Tuy nhiên, người dân Việt Nam vẫn giữ thói quen đổ, vứt rác bừa bãi và
chưa phân loại rác, vì vậy chất thải rắn sinh hoạt ở cả thành thị và nông thơn vẫn
có các thành phần: Chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn công nghiệp, chất thải
rắn y tế, chất thải rắn điện tử, chất thải rắn nông nghiệp, chất thải rắn làng nghề
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).
2.1.2.2. Phân loại, thành phần chất thải rắn sinh hoạt
a, Phân loại chất thải rắn
Người ta có thể phân loại chất thải rắn theo các cách sau:
- Theo nguồn gốc phát sinh, bản chất nguồn tạo thành chất thải rắn (chất
thải rắn khu dân cư; chất thải rắn thương mại; cơ quan, công sở; chất thải rắn xây
dựng; các hoạt động dịch vụ đô thị; chất thải rắn từ các khu xử lý....).
- Theo chất thải rắn loại hữu cơ, vô cơ.
- Theo khả năng tái chế và thu hồi phế liệu (giấy, bìa cát tơng, cao su, chất
dẻo, vải vụn, thuỷ tinh, nhôm, kim loại sắt và kim loại không sắt).

- Theo khả năng cháy được và không cháy được:
+ Cháy được: giấy, bìa cát tơng, nhựa và các sản phẩm có nguồn gốc từ
nhựa, vải, cao su, da, gỗ, cành cây và chất thải thực phẩm như: mỡ, thịt thái bỏ...

8

download by :


Người ta tận dụng các loại chất thải rắn cháy được, có năng lượng toả nhiệt cao
đem đốt để thu hồi nhiệt.
+ Các loại chất thải rắn không cháy được: thuỷ tinh, kim loại, bụi, tro, gạch.
- Theo mức độ nguy hại và không nguy hại.
- Chất thải rắn loại đặc biệt bao gồm: chất thải cồng kềnh, đồ điện gia
dụng, thùng sắt tây, pin, dầu mỡ, lốp xe.
- Bùn, rác do nạo vét cống và bùn, rác từ khu xử lý chất thải (Cù Huy Đấu
và Trần Thị Hường, 2009).
b, Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt rất đa dạng của
con người. Thành phần lý, hoá của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tuỳ thuộc vào
từng địa phương, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, khí hậu.
Bảng 2.1. Định nghĩa thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

a. Giấy


Các vật liệu làm từ giấy bột và
giấy

b. Hàng dệt

Có nguồn gốc từ các sợi

c. Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn thực
phẩm

d. Cỏ, gỗ củi, rơm rạ

Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ gỗ, tre, rơm…

e. Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ chất dẻo

f. Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ da và cao su

Các túi giấy, mảnh bìa,
giấy vệ sinh…
Vải, vải vụn, quần áo cũ,

len rách…
Cọng rau, vỏ quả, thân
cây, lõi ngô…
Đồ dùng bằng gỗ như
bàn ghế, đồ chơi, vỏ
dừa…
Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ. Chất dẻo, các
đầu vịi, dây điện…
Bóng, giày, ví, băng cao
su…

1. Các chất cháy được
(đốt được)

2. Các chất không cháy:
a. Các kim loại sắt

Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ sắt mà dễ bị nam
châm hút

Vỏ hộp, dây điện, hàng
rào, dao, nắp lọ…

9

download by :



b. Các kim loại phi sắt
c. Thuỷ tinh

d. Đá và sành sứ

3. Các chât hỗn hợp

Các vật liệu không bị nam
châm hút
Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ thuỷ tinh
Bất kỳ các loại vật liệu khơng
cháy khác ngồi kim loại và
thuỷ tinh
Tất cả các vật liệu khác không
phân loại trong bảng này. Loại
này có thể chia thành hai phần:
kích thước lớn hơn 5mm và
loại nhỏ hơn 5mm.

Vỏ nhơm, giấy bao gói,
đồ đựng
Chai lọ, đồ đựng bằng
thuỷ tinh, bóng đèn…
Vỏ chai, ốc, xương, gạch,
đá, gốm…

Đá cuội, cát, đất, tóc…

Nguồn: Cù Huy Đấu và Trần Thị Hường (2009)


Bảng 2.2. Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt
TT
1
1

Nguồn thải
2
Khu dân cư
thương mại:

Thành phần chất thải
3
và Chất thải thực phẩm
Giấy
Carton
Nhựa
Vải
Cao su
Rác vườn
Gỗ
Các loại khác: Tã lót, khăn vệ sinh…
Nhơm
Kim loại chứa sắt

2

Chất thải đặc biệt

Chất thải thể tích lớn

Đồ điện gia dụng
Hàng hoá
Rác vườn thu gom riêng
Pin
Dầu
Lốp xe
Chất thải nguy hại

10

download by :


×