Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn Thạc sĩ: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp các đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 80 trang )

Luận văn cao học

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Vấn đề vệ sinh môi trường nói chung vẫn đang còn nan giải, đặc biệt vấn đề
quản lý chất thải rắn. Với sức ép ngày càng lớn do gia tăng các hoạt động sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông, gia tăng dân số, khối lượng chất thải
rắn tạo ra trên địa bàn thành phố và các huyện ngày càng lớn. Nguy cơ này sẽ ngày
càng tăng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá với tốc độ cao theo các
quy hoạch, kế hoạch của tỉnh đã đề ra. Nếu không có biện pháp quản lý và xử lý thích
hợp thì đây sẽ là một nguồn ô nhiễm lớn đối với môi trường đất, nước, không khí.
Việc đầu tư trang thiết bị và nhân lực trong công tác thu gom, xử lý chất thải rắn tại
các địa bàn, kể cả tại thành phố Tuyên Quang cũng còn rất hạn chế. Trong khi đó quá
trình đô thị hoá ngày càng nhanh, lượng rác thải ngày một nhiều, đến nay nhiều bãi rác
đã bị quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Rác thải sinh hoạt được đổ và chôn lấp thiếu vệ
sinh gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Phương
tiện thu gom còn thiếu và lạc hậu, số lượng nhân công cũng như cán bộ quản lý có
trình độ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra (đặc biệt là đối với các huyện). Việc
thu gom, xử lý chất thải rắn chưa được triệt để, vẫn còn phổ biến hiện tượng chất thải
rắn được đổ thải bừa bãi hoặc đổ bỏ tại các bãi rác tạm mà không có bất cứ một biện
pháp hạn chế hay xử lý nào. Tại các huyện, xã và cụm xã đều chưa có các bãi xử lý
chất thải rắn đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống. Tại các địa bàn, tỷ lệ
thu gom chất thải rắn sinh hoạt còn chưa cao, đặc biệt là tại khu vực nông thôn. Trên
địa bàn các huyện, hầu như việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt mới được thực hiện tại
các thị trấn, các khu vực còn lại vẫn đổ thải xuống suối, hoặc gom đốt trong vườn nhà,
gây ô nhiễm môi trường sống. Trừ bãi rác Nhữ Khê xử lý cho TP. Tuyên Quang và
một phần huyện Yên Sơn, còn lại 100% các bãi rác ở các huyện không được xây dựng
theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Đây là một trong những nguyên nhân góp
phần gây ô nhiễm môi trường.
Để góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, quản lý chất thải rắn có hiệu
quả, việc nghiên cứu “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp các đô thị trên


địa bàn tỉnh Tuyên Quang” hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, đồng thời góp
phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp cho
các đô thị thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang
3. Mục tiêu:

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

1


Luận văn cao học



Đánh giá hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt và CTR công nghệp các đô thị
thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang



Formatted: Font: (Default) +Headings (Times
New Roman), 13 pt


Quy hoạch và đánh giá quy hoạch QLCTR sinh hoạt và CTR công nghiệp
cho các đô thị thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang



Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch QLCTR sinh hoạt và CTR công
nghiệp cho các đô thị thuộc tỉnh Tuyên Quang và nghiên cứu điển hình cho
thị trấn Vĩnh Lộc – huyện Chiêm Hóa – Tỉnh Tuyên Quang

Formatted: Font: (Default) +Headings (Times
New Roman), 13 pt

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:



Chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị.
Chất thải rắn công nghiệp.

- Phạm vi nghiên cứu:


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp QLCTR sinh hoạt và CTR công nghiệp
cho các đô thị thuộc tỉnh Tuyên Quang và nghiên cứu điển hình cho thị trấn
Vĩnh Lộc – huyện Chiêm Hóa – Tỉnh Tuyên Quang

5. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại, đảm bảo các loại chất thải rắn thông
thường và nguy hại phải được phân loại tại nguồn, được thu gom, tái sử dụng, tái chế

và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất
thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho
quản lý tổng hợp chất thải rắn.
Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm
bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.
Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối
sống thân thiện với môi trường.

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

2


Luận văn cao học

CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN
TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
u

nt n

n


1111 V
Tuyên Quang là tỉnh miền n i nằm ở vùng Đông ắc nước ta, có toạ độ địa lý
từ 21 29’ - 22042’ vĩ độ ắc và 104050’ - 105036’ kinh độ Đông, cách Hà Nội khoảng
160 km về phía ắc. iện tích tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang năm 2011 là 5.867,33
km2.
0

Tỉnh Tuyên Quang có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía ắc và Tây ắc giáp tỉnh Hà Giang và Cao ằng;
- Phía Nam giáp tỉnh Ph Th và Vĩnh Ph c;
- Phía Đông giáp tỉnh ắc Kạn và Thái Nguyên;
- Phía Tây giáp tỉnh Yên ái.
Tỉnh Tuyên Quang gồm các đơn vị hành chính là thành phố Tuyên Quang và 6
huyện: huyện Chiêm Hoá, Na Lang, Lâm ình, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn ương,
với tổng cộng 141 xã, phường, thị trấn.
1112
Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiểu dãy n i cao và
sông suối, đặc biệt ở phía ắc của tỉnh. phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia
cắt hơn, có nhiều đồi n i và thung lũng chạy d c theo các sông. So với các tỉnh vùng
n i phía ắc thì Tuyên Quang có độ cao trung bình không lớn, đỉnh cao nhất tỉnh là
đỉnh Chạm Chu với độ cao là 1.587 m. Có thể phân chia địa hình tỉnh Tuyên Quang
thành các dạng như sau:
- ạng địa hình n i cao: Là vùng n i cao nằm ở phía ắc tỉnh bao gồm toàn bộ
huyện Na Hang, huyện Lâm ình, 11 xã vùng cao huyện Chiêm Hoá, 2 xã vùng cao
huyện Hàm Yên và một phần phía ắc của huyện Yên Sơn. ạng địa hình này chiếm
50 % diện tích toàn tỉnh, có độ dốc trung bình từ 20 - 250, độ cao trung bình khoảng
660 m, giảm dần từ ắc xuống Nam.
- ạng địa hình đồi n i thấp: Gồm các xã của huyện Chiêm Hoá (trừ 11 xã
vùng cao , huyện Hàm Yên (trừ 2 xã vùng cao , một phần phía Nam huyện Yên Sơn
và huyện Sơn ương, ở đây đồi n i chiếm 70% diện tích, địa hình phức tạp, có nhiều

sông suối, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Độ cao trung bình dưới 500 m, thấp
dần từ ắc xuống Nam, độ dốc thường nhỏ hơn 250.
Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

3


Luận văn cao học

- ạng địa hình đồi trung du: Vùng đồi trung du nằm ở phần giữa tỉnh, gồm
thành phố Tuyên Quang, phần còn lại của huyện Yên Sơn và Sơn ương, có diện tích
nhỏ, chiếm 9% diện tích toàn tỉnh. Vùng này có những cánh đồng tương đối rộng,
bằng ph ng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Hình 1.1. Bản đ tỉnh Tu ên Quang

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

4


Luận văn cao học


1113
o vừa mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính khí hậu vùng
cao có địa hình chia cắt mạnh nên ở khắp nơi trong tỉnh đều có thể thấy sự thay phiên
nhau tác động của các khối không khí.
Khí hậu tỉnh Tuyên Quang được chia thành 4 mùa r rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông;
trong đó mùa đông khô, lạnh và mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
Sự kết hợp hoàn lưu với địa hình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hoá
của khí hậu Tuyên Quang, khí hậu có một số yếu tố đặc trưng sau:
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm ở Tuyên Quang dao động từ 15,1 - 29,70C. Nhiệt độ
bình quân tháng thấp nhất là tháng 1, cao nhất là các tháng 6,7 và 8. Nhiệt độ không
khí phân bố tại các nơi trong tỉnh khá giống nhau.
o có sự chi phối giữa gió mùa và địa hình nên mùa đông ở các vùng thấp chỉ
tương đối rét, mùa hạ tương đối nóng; ở vùng cao mùa đông rét buốt, mùa hạ mát mẻ.
Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình năm tại tỉnh Tuyên Quang đạt khoảng 82 - 85%, các tháng có
độ ẩm thấp là các tháng đầu và cuối mùa mưa.
Chế độ gió:
- Về hướng gió: do ảnh hưởng của gió mùa cùng với địa hình bị phân cắt mạnh
nên tần suất hướng gió ở các nơi trong tỉnh rất khác nhau. Trong các thung lũng,
hướng gió thường trùng với hướng thung lũng. những vùng đồng bằng hoặc miền
n i cao, hướng gió thịnh hành thường phù hợp với hướng gió chính trong mùa. Vào
mùa đông, hướng gió thịnh hành là gió Đông ắc hay ắc; vào mùa hạ tần suất xuất
hiện gió Đông ắc giảm và chuyển dần sang gió Đông Nam hoặc Nam.
- Về tốc độ gió: tần suất lặng gió rất nhỏ; khả năng xảy ra tốc độ gió lớn cao,
nhất là ở các vùng n i cao như Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên. Tốc độ gió trung bình
toàn tỉnh khoảng 0,54 m/s.
Chế độ nắng:
Tổng số giờ năng trung bình năm trên toàn tỉnh Tuyên Quang khoảng 1276,3

giờ/năm. Thời gian xuất hiện nắng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 11, từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau thời gian có nắng ít.
Chế độ mưa:
Tổng lượng mưa trung bình năm ở Tuyên Quang không lớn lắm, chỉ từ 1550 1800 mm.

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

5


Luận văn cao học

Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 9, lượng mưa chiếm khoảng
75 - 80% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất có lượng mưa chiếm
tới 20% lượng mưa cả năm.
1114
Tuyên Quang có hệ thống sông suối dày đặc và phân bố tương đối đồng đều
giữa các vùng. Có 3 sông lớn là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy.
Sông Lô: ắt nguồn từ Trung Quốc, vào Việt Nam nhập vào sông Hồng ở
Việt Trì, dài 470 km (phần Việt Nam 275 km , sông Lô có nhiều nhánh sông lớn hình
thành rẻ quạt, có diện tích lưu vực là 39.000 km 2 (Việt Nam 22.600 km2 cùng với các
sông nhánh lớn như sông Gâm, sông Chảy và sông Phó Đáy.
Việt Nam sông Lô dài 275 km, ít dốc. Đoạn sông Lô chảy trên địa phận tỉnh
Tuyên Quang dài 145 km với diện tích lưu vực 2.090 km 2.
- Sông Gâm là nhánh lớn nhất của sông Lô, dài 297 km (phần Việt Nam 217
km , diện tích lưu vực là 17.200 km2.

Sông Gâm: địa phận Việt Nam dài 217 km, diện tích lưu vực 9.780 km 2.
Có các sông nhánh như sông Nheo, sông Năng, đổ vào sông Gâm ở bờ trái, sông
Nhiệm, Ngòi Quảng đổ vào ở bờ phải.
- Sông Gâm đoạn chảy trong tỉnh Tuyên Quang dài 109 km với diện tích lưu
vực 2.870 km2, chảy theo hướng ắc Nam, hợp lưu với sông Lô ở ngã ba Lô - Gâm
phía trên thị xã Tuyên Quang khoảng 10 km. Các sông nhánh đáng ch ý ở tỉnh Tuyên
Quang là sông Năng và Ngòi Quảng.
Sông Phó Đáy: Chảy theo hướng ắc Nam qua vùng mưa ít nên dòng chảy
không dồi dào như sông Lô và sông Gâm. Tổng diện tích toàn lưu vực khoảng 1610
km2. Đoạn chảy trên đất Tuyên Quang dài 84 km với diện tích lưu vực 800 km 2. Sông
Phó Đáy có lòng sông h p, nông, khả năng vận tải thuỷ rất hạn chế.
Ngoài các sông chính trên, trong tỉnh Tuyên Quang còn có nhiều sông suối nhỏ
chằng chịt có độ dốc lớn có khả năng khai thác thuỷ năng cho tỉnh.
1115
Nguồn nước ngầm ở tỉnh Tuyên Quang khá phong ph , có thể khai thác để
phục vụ nhu cầu ăn uống sinh hoạt của nhân dân. Về chất lượng, tất cả các tầng chứa
nước đều đảm bảo vệ sinh, đủ tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Các tầng địa chất chứa nước
phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh có thể phù hợp với m i điều kiện và hình
thức khai thác tuỳ thuộc từng địa hình và các cụm dân cư, có thể là các giếng đào,
giếng khoan tay, khoan máy, và các hệ thống cấp nước tự chảy, máng lần
Các kết quả tính toán trữ lượng nước ngầm được đánh giá với mức tổng trữ
lượng khai thác tiềm năng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là 14.286.397 m3/ngày.
Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

6



Luận văn cao học

1116
Được biểu hiện ở 3 mặt Casto phong hoá trượt lở. Sự phát triển Carsto trong
khu vực chủ yếu dưới 2 dạng: Hình thái Casto trên bề mặt và Carsto ở dưới sâu thuộc
khu vực Chiêm Hoá thấy rằng Casto phát triển trên 3 dải cao độ 100 - 120m, 170 200m và trên 300m, loại Carsto ở dưới sâu ít gặp.
Phong hoá chủ yếu là tác nhân phong hoá vật lý và phong hoá hoá h c sản
phẩm phong hoá vùng bề dày lớp phủ pha tàn tích phụ thuộc nhiều yếu tố đá phiến
Cacbonat thường có vỏ phong hoá 30 - 50m, có nơi 90 - 100m trên đá cứng như cát
kết, thạch anh, chiều dày phong hoá trên 10m.
Khả năng trượt lở có thể xảy ra do đặc điểm cấu tr c địa chất độ dốc của sườn
n i và khí hậu đặc biệt là d c đường quốc lộ 2.
Động đất: Theo bản đồ phân vùng động đất miền ắc Việt Nam (1986 lưu vực
sông Lô nằm trong vùng động đất cấp 6. Vì vậy khi thiết kế các công trình xây dựng
cần đảm bảo an toàn cho công trình trong vùng có dự báo với cấp động đất trên.
u

n

n t -

1121 D
ân số:
ân số trung bình tỉnh Tuyên Quang theo thống kê năm 2011 là 734.908 người;
trong đó dân thành thị là 96.144 người chiếm 13,08%, dân số nông thôn là 638.764
người chiếm 86,92%. Mật độ dân số 125 người/km 2. ớc tính đến tháng 12/2012 dân
số tỉnh đạt khoang 741.895 người.
Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc chiếm số đông
gồm dân tộc Kinh, Tày, ao, Sán Chay, Sán ìu, Cao Lan, HMông, Nùng. Với nhiều

thành phần dân tộc sinh sống trên địa bàn, tỉnh Tuyên Quang có thế mạnh là sự phong
ph , đa dạng về văn hoá, tạo điều kiện tốt cho phát triển ngành du lịch.
Lao động:
Tỉnh Tuyên Quang có dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, năm 2010
dân số trong tuổi lao động chiếm 61%. Nguồn lao động trẻ, có trình độ văn hoá cấp II
và cấp III chiếm trên 50%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2012 đạt 36,4%.
1122 T
Năm 2012 kinh tế của tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng
tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 12,54%, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu
đồng/năm, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 1.267 tỷ đồng tăng 17,4%
so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ tr ng công
nghiệp, dịch vụ.
a. Công nghiệp
Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

7


Luận văn cao học

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tỉnh Tuyên Quang tăng trưởng
khá, tạo ra tiền đề quan tr ng để ngành phát triển trong những năm tiếp theo. Kinh tế
phát triển, an sinh xã hội được cải thiện chính là nhờ cơ chế chính sách thu h t đầu tư
phát triển công nghiệp. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương,
đưa công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nh n trong cơ cấu phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh, đảm bảo tốc độ tăng trưởng bền vững về giá trị sản xuất công nghiệp, tỉnh

Tuyên Quang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế làm bước đột phá
như chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản... Về công nghiệp chế
biến nông lâm sản sẽ phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; đồng thời,
đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, khuyến khích các thành
phần kinh tế đầu tư phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các nhà
máy. Trong công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, tỉnh đầu tư và quản lý hợp
lý các dự án, đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy chế biến khoáng sản hoạt động ổn
định có hiệu quả. ên cạnh đó, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ,
công nghiệp sử dụng nhiều lao động; dệt may, dày da, công nghiệp lắp ráp góp phần
chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động trong tỉnh. Về tình hình các khu và cụm công
nghiệp, hiện nay tỉnh Tuyên Quang có 1 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp đã
được quy hoạch và triển khai thực hiện. Mặc dù tỉnh đã sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng
các khu công nghiệp, nhưng do nguồn ngân sách của địa phương hạn chế nên hạ tầng
về giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước vẫn chưa được đầu tư tập trung.
Hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay đều trong tình trạng thiếu vốn
để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến năm 2013, Khu công nghiệp Long ình An mới
được đầu tư 25 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng khu tái định cư Khe Xoan và đường giao
thông nội bộ; Cụm công nghiệp Tân Thành (Hàm Yên được đầu tư 6 tỷ đồng làm
đường giao thông; Cụm công nghiệp An Thịnh (Chiêm Hóa được đầu tư 6 tỷ đồng
san nền và xây dựng hệ thống thoát nước đường nội bộ; Cụm công nghiệp Sơn Nam
(Sơn ương được đầu tư 1 tỷ đồng xây dựng hạ tầng.
Thu ngân sách Nhà nước từ lĩnh vực công nghiệp năm 2010 đạt 182 tỷ đồng,
chiếm 31,5% so với tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Đến năm 2012, giá trị sản xuất công
nghiệp đạt 3.393 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 1.315 tỷ đồng. Nhờ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tỷ tr ng công nghiệp tăng dần qua từng năm, giá trị sản xuất công nghiệp năm
2010 đạt 2.262 tỷ đồng; năm 2011 đạt 2.487,5 tỷ đồng; năm 2012 đạt 2.921,3 tỷ đồng.
Giai đoạn từ 2006 đến 2010, giá trị công nghiệp tăng 2,25 lần, tốc độ tăng trưởng bình
quân là 21,2%; năm 2012 tốc độ tăng trưởng đạt 12,54%.
Cơ cấu lao động ngành công nghiệp năm 2010 chiếm 26,2%, đến năm 2012

chiếm trên 30%.
. Dịch vụ - Thƣơng mại - Du ịch

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

8


Luận văn cao học

ịch vụ thương mại và du lịch có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng tỉnh Tuyên
Quang vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển. Đặc biệt du lịch Tuyên Quang đang từng
bước được đưa thành ngành kinh tế mũi nh n.
Năm 2010 thu h t 500.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt 500 tỷ đồng, tạo
việc làm cho 8000 lao động trong ngành du lịch. Riêng 8 tháng đầu năm 2011 thu h t
393.300 lượt khách, doanh thu xã hội từ du lịch đạt 356 tỷ đồng. Trong hai tháng đầu
năm 2013, tỉnh Tuyên Quang đã đón hơn 240.000 lượt khách du lịch, tổng số tiền thu
được từ các hoạt động du lịch đạt hơn 200 tỷ đồng.
c. Nông -

m nghiệp

Nông nghiệp: Là một tỉnh miền n i có trên 90% dân số ở nông thôn và sống
bằng nghề nông là chính, thì sản phẩm nông nghiệp luôn giữ một vai trò quan tr ng.
Sản phẩm nông nghiệp phát triển trước tiên để nuôi sống đồng bào trong tỉnh, góp
phần ổn định xã hội và để phát triển các sản phẩm khác.

Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn có những hạn chế. Việc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa h c kĩ thuật mới trong sản xuất
còn diễn ra chậm, năng suất lao động và hiệu quả sử dụng đất chưa cao.
Lâm nghiệp: Tỉnh Tuyên Quang có gần 447 ha đất lâm nghiệp, chiếm trên
76% diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng sản xuất chiếm 44%, rừng phòng hộ chiếm
24% và rừng đặc dụng chiếm 8%. Sản lượng gỗ khai thác năm 2011 của tỉnh Tuyên
Quang đạt 225.047 m3. Có thể thấy Tuyên Quang có nhiều tiềm năng phát triển lâm
nghiệp, đưa lâm nghiệp thành ngành kinh tế mũi nh n của tỉnh. Năm 2013, Tuyên
Quang phấn đấu trồng mới 13.500 ha rừng, nâng độ che phủ đạt trên 60%, đưa Tuyên
Quang thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất cả nước.
1.2. Hiện trạng và đánh giá hiện trạng quản ý CTR sinh hoạt và CTR công
nghiệp
H n trạng quản lý CTR s n
1.2.1.1. N



,

ượ

oạt đô t ị:
,

à

ầ CTR

oạ


Chất thải rắn sinh hoạt đô thị (CTR sinh hoạt ĐT trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang bao gồm các chất thải có liên quan đến hoạt động của con người tại khu vực đô
thị như thành phố Tuyên Quang, các thị trấn tại các huyện. CTR sinh hoạt ĐT phát
sinh từ các nguồn chủ yếu sau: CTR từ các hộ dân; CTR từ cơ quan, trường h c, CTR
sinh hoạt trong các cơ sở y tế; CTR từ các khu dịch vụ nhà hàng, khách sạn, chợ; CTR
khu vực công cộng như: đường phố, công viên, bến xe.
Khối ƣợng chất thải rắn:
Tổng khối lượng CTR sinh hoạt đô thị toàn tỉnh phát sinh khoảng 136 tấn/ngày.
Thành phố Tuyên Quang là đơn vị có khối lượng CTR phát sinh lớn nhất 86 tấn/ngày
(chiếm 62% . Thị trấn các huyện Sơn ương, Hàm Yên và Na Hang phát sinh từ 10
đến 15 tấn/ngày (chiếm 27% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh ; các thị trấn khác
Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

9


Luận văn cao học

thuộc các huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn quy mô nhỏ, phát sinh từ 6-7 tấn/ngày (chiếm
khoảng 11% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh .
Bảng 1.1. Khối ƣợng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị thuộc tỉnh Tu ên
Quang.
Hu ện/TP.

Đô thị


D n số đô thị
(ngƣời)

Khối ƣợng phát
sinh (tấn/ngà )

54.578

86

-

-

TP. Tuyên Quang
Huyện Lâm ình

Chưa thành lập thị trấn

Huyện Na Hang

Thị trấn Na Hang

7.381

6,2

Huyện Chiêm Hóa

Thị trấn Vĩnh Lộc


7.424

7,3

Huyện Hàm Yên

Thị trấn Tân Yên

9.156

9,0*

Huyện Yên Sơn

Thị trấn Tân ình

4.491

5**

Huyện Sơn ương

Thị trấn Sơn ương

14.678

9,5

97.708


123

Tổng
Nguồn: - B o

o

- *: C



y TNHH MTV d

-**: HTX V
-S

ủ UBND



ả VSMT T



ảo

yệ , TP T yê Q



ườ

T

3/2013.

à QL T

B
ủ T

NC&QH M

ườ

T - NT.

Thành phần chất thải rắn:
Kết quả điều tra, khảo sát về thành phần CTR sinh hoạt một số đô thị trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang cho thấy, hiện nay CTR sinh hoạt có thành phần rất phức tạp,
trong đó chất hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao (từ 60-80%), độ ẩm dao động từ 40-70%, các
thành phần tái sinh, tái chế (chiếm khoảng 10-15% , còn lại là thành phần vô cơ,
không thể tái chế, tái sử dụng. Thành phần nguy hại trong CTR sinh hoạtĐT như pin,
acqui, bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Bảng 1.2. Thành phần CTR sinh hoạt tại một số đô thị của tỉnh Tu ên Quang
Đơn vị: %

TT

Thành phần


1

Chất hữu cơ dễ phân
hủy

2

Giấy, bìa catton

3

Nilon, nhựa

Học viên: Ngô Quốc Huy

TP. Tu ên
Quang
70,7

Đô thị
Thị trấn Na Hanghu ện Na Hang
60

3,1
5
Lớp: CTHN1405

Thị trấn Vĩnh Lộchu ện Chiêm Hóa
61


5,5
10

18,4
Mã số: 1405350

10


Luận văn cao học

Thành phần

TT

TP. Tu ên
Quang
1,9

Đô thị
Thị trấn Na Hanghu ện Na Hang
2

Thị trấn Vĩnh Lộchu ện Chiêm Hóa
1,5

4

Kim loại, vỏ đồ hộp


5

Cao su, da

4,1

7

1,2

6

Giẻ, sợi, gỗ

3

3

3,5

7

Thủy tinh, chai l

0,9

7

2,5


8

Đá, sỏi, sành sứ, gạch

-

6

3,5

9

Pin, Ac quy, thuốc

-

3

0.7

10

Khác

11,3

4

2,2


Nguồn: - B o
3/2013.
-S

1.2.1.2. H ệ



o




ủ UBND
ảo



yệ , TP T yê Q

ủ T

oạ ,

NC&QH M

,

ử dụ


CTR

à
ườ

ơ

q ả

CTR T

T - NT.

oạ

Ph n oại
Trong các đô thị tỉnh Tuyên Quang mới chỉ có TP. Tuyên Quang đã và đang
triển khai một số đề tài và mô hình thí điểm phân loại tại nguồn:
- Năm 2010- 2011, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện đề tài “Phát triển
bền vững với việc thí điểm áp dụng phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn thuộc tổ dân
cư phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang”, được triển khai tại 8/35 tổ nhân dân
phường Phan Thiết. Nội dung đề tại nhằm giảm thiểu lượng CTR vô cơ thải ra môi
trường.

Hình 1.2. Mô hình thí điểm áp dụng ph n oại CTR sinh hoạt tại ngu n tổ d n cƣ
phƣờng Phan Thiết, thành phố Tu ên Quang”
- Từ tháng 10/2012 đến nay công ty TNHH một thành viên dịch vụ môi trường
và quản lý đô thị Tuyên Quang thực hiện mô hình thí điểm phân loại bóc tách riêng
đối với thành phần rác Nilon tại phường Minh Xuân và phường Hưng Thành.


Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

11


Luận văn cao học

o các khu xử lý (xử lý cuối nguồn hiện chỉ áp dụng duy nhất công nghệ chôn
lấp CTR ( CL Nhữ Khê , do đó hiệu quả các mô hình phân loại CTR đã thực hiện
chưa cao, do đó công tác phân loại chỉ thực được thực hiện trong thời gian ngắn.
Ngoài ra phân loại rác cũng được thực hiện bởi một số cá nhân người đồng nát,
người bới rác, người dân và công nhân thu gom rác tại tất cả các đô thị thuộc tỉnh
Tuyên Quang. H nhận thấy việc phân loại rác mang lại giá trị kinh tế (những chất thải
có thể tái chế như kim loại, nhựa, thủy tinh v.v hoặc thức ăn thừa, rau, củ, quả cho
mục đích chăn nuôi đã được thực hiện thường xuyên tại một số hộ gia đình, các điểm
tập kết, xe chở rác và có thể tại các bãi rác.
Tái chế, tái sử dụng CTR:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa có nhà máy hay khu xử lý rác
thải tái chế CTR sinh hoạt phát sinh. Lượng CTR có thể tái chế sau quá trình phân loại
được bán cho các đơn vị thu mua phế liệu đưa về các nhà máy tái chế của các địa bàn
khác.
Hoạt động tái chế và tái sử dụng CTR sinh hoạt diễn ra tự phát. Những chất thải
có khả năng tái chế như kim loại, thủy tinh, nhựa được người dân phân loại và thu gom
rồi chuyển đến các cơ sở tái chế không chính thức. Còn với những chất thải như thức
ăn thừa, rau, củ, quả v.v người dân tái chế, tái sử dụng ngay tại gia đình như làm

thức ăn chăn nuôi cho gia s c, gia cầm.
1213 Hệ



o ,

y

CTR

oạ

Thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Tuyên Quang: Công ty TNHH
MTV Môi trường đô thị Tuyên Quang được giao nhiệm vụ quản lý, thu gom, vận
chuyển CTR sinh hoạt khu vực nội thị thành phố Tuyên Quang.

Hình 1.3. Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt các đô thị tỉnh Tu ên Quang
Các đô thị khác trên địa bàn các huyện do các Hợp tác xã VSMT hoặc các tổ,
đội vệ sinh môi trường thuộc U N huyện hoặc do phòng TNMT quản lý. Các đơn vị
này thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt các thị trấn và khu vực các xã phụ
cận. Công tác thu gom, vận chuyển chưa có đơn vị tư nhân tham gia.

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

12



Luận văn cao học

Tỷ lệ thu gom CTR
sinh hoạt tại các đô thị
trung bình đạt 87%, riêng
TP. Tuyên Quang và thị
trấn Tân ình - Yên Sơn
đạt tỷ lệ thu gom cao nhất
95%, thị trấn Vĩnh Lộc,
huyện Chiêm Hóa và thị
trấn Sơn ương tỷ lệ thu
gom đạt từ 85-90%, thị trấn
Tân Yên - Hàm Yên có tỷ
lệ thu gom thấp nhất đạt
60%.

95%

93%
65%

T.P TT. Na TT.
Tuyên Hang Vĩnh
Quang
Lộc

95%


85%

TT.
Tân
ình

TT.
Sơn
ương

60%

TT.
Tân
Yên

Hình 1.4. Tỷ ệ thu gom CTR sinh hoạt tại các đô thị
thuộc tỉnh Tu ên Quang (%)

Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại các đô thị trong tỉnh chưa đồng đều, có những
đô thị tỷ lệ thu gom rất cao như TP. Tuyên Quang, thị trấn Tân ình và thị trấn Vĩnh
Lộc, bên cạnh đó một số đô thị tỷ lệ thu gom chưa cao như thị trấn Tân Yên và thị trấn
Na Hang. Công tác thu gom tại các đô thị gặp nhiều khó khăn bởi nhận thức của người
dân nói chung còn thấp và nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý CTR còn hạn chế.

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350


13


Luận văn cao học

Bảng 1.3. Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt các đô thị trên địa àn tỉnh Tu ên Quang
Huyện,
thành
phố

Đơn vị/phạm vi/tần suất/tỷ lệ thu gom

Trang thiết bị và nh n ực thu gom

Tp.
Tuyên
Quang

Đơn vị thu gom: Công ty TNHH một thành viên Thi t b gồm: 327 xe thu gom đẩy tay; Xe thu
dịch vụ MT và quản lý đô thị Tuyên Quang; gom vận chuyển chuyên dùng 06 xe; Các
Thu gom: Nội thành TP. Tuyên Quang; Tần phương tiện thiêt bị khác 9 phương tiện.
suất thu gom: 1-2 lần/ngày; Tỷ lệ thu gom: 95%
N
ực thu gom: Tổng số cán bộ, công
nhân viên: 301 cán bộ.

Huyện
Na Hang


Đơn vị thu gom: Xí nghiệp Cấp nước & MT Thi t b thu gom: Xe thu gom đẩy tay 20
huyện Na Hang; Thu gom: Thị trấn Na Hang; chiếc; 1 xe Xí tải Ben 1,25 tấn; Một số
Tần suất thu gom: 1-2 lần/ngày; Tỷ lệ thu gom: phương tiện cầm tay khác.
65%.
N
ực thu gom: Tổng số cán bộ công nhân
viên: 48

Huyện
Chiêm
Hóa

Đơn vị thu gom: Ban quản lý công trình đô thị Thi t b thu gom: Thùng chứa rác 15 cái; Xe
Chiêm Hóa; Thu gom: Thị trấn Vĩnh Lộc; Tần thu gom đẩy tay 20 cái đã cũ; Xe vận chuyển
suất thu gom: 1-2 lần/ngày; Tỷ lệ thu gom: 93% chuyên dùng 01 xe.
N
20

Huyện
Hàm Yên

Huyện
Yên Sơn

Đơn vị thu gom: Chi nhánh công ty TNHH một
thành viên ịch vụ môi trường và quản lý đô
thị Tuyên Quang; Thu gom: Thị trấn Tân Yên;
Tần suất thu gom lần/ngày: 1-2; Tỷ lệ thu gom:
60%


ực thu gom: Tổng số cán bộ, nhân viên

Thi t b thu gom: Thùng đẩy tay 17 xe; Xe
vận chuyển chuyên dùng 01 xe (4 tấn/ngày .
N
ực thu gom: Tổng số cán bộ, nhân viên
12 người.

HTX- Vận tải VSMT Thanh ình: Thu gom thị Thi t b thu gom: HTX-Vận tải VSMT Thanh
trấn Tân ình; Tần suất thu gom: 1-2 lần/ngày.
ình: 7 xe đẩy tay; 2 xe ô tô chuyên chở
N
ực thu gom: HTX-Vận tải VSMT
Thanh ình: Tổng số cán bộ, nhân viên 12
người
Đơn vị thu gom: Công ty TNHH một thành viên Thi t b thu gom: Thùng chứa rác 10 chiếc;
dịch vụ Môi trường và quản lý đô thị Chi nhánh Xe thu gom đẩy tay 36 chiếc; Ô tô chuyên
Sơn ương.
dụng 1 chiếc.

Huyện
Sơn
ương

- Phạm vi thu gom: Thị trấn Sơn ương

Nhân lực thu gom: Tổng số cán bộ, công
nhân viên 22 người.

- Tần suất thu gom: 1-2 lần/ngày

- Tỷ lệ thu gom: 85%
Nguồn: - B o
-S

o





ủ UBND
ảo

Học viên: Ngô Quốc Huy

ủ T

yệ , TP T yê Q
NC&QH M

Lớp: CTHN1405

à
ườ

ơ

q ả

CTR T


3/2013

T - NT.

Mã số: 1405350

14


Luận văn cao học

Việc thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt tại thành phố Tuyên Quang và một số đô
thị của các huyện thực hiện bởi các công ty môi trường đô thị/hợp tác xã của huyện, thành
phố hoặc được các gia đình tự thu gom và xử lý.

Hình 1.5. Trang thiết ị thu gom rác –TP. Tu ên Quang.

Hình 1.6. Thùng chứa rác tại thị trấn T n Yên-Hàm Yên.
Nhìn chung các phương tiện chuyên dụng để thu gom rác (xe ép rác, xe đẩy, xe vận
chuyển chuyên dùng v.v tại các huyện còn thiếu và hầu như không có, do vậy việc thu gom
rác thải sinh hoạt vẫn chưa đạt hiệu quả cao đặc biệt tại vùng sâu vùng xa và vùng nông
thôn. Tại hầu hết các huyện các phương tiện thu gom, vận chuyển rác chủ yếu là các xe tự
chế (công nông, xe en v.v vì thế không đảm bảo được vệ sinh trong quá trình vận chuyển
rác và đây còn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm và mất vệ sinh trên các tuyến
đường vận chuyển.
1214 Hệ




xử

CTR

oạ

Toàn tỉnh có 6 bãi rác xử lý CTR sinh hoạt đô thị (Khu xử lý rác Nhữ Khê-Yên Sơn,
bãi xử lý rác thải xã Thanh Tương-Na Hang, bãi xử lý rác thải thôn Hòa Đa, xã Ph c ThịnhChiêm Hóa, bãi xử lý rác thải Yên Ph -Hàm Yên, bãi xử lý rác thải Ph c Ứng - Sơn ương,
ãi xử lý rác thải Tân Trào-Sơn ương . Trong đó, chỉ có 1 bãi rác Nhữ Khê hợp vệ sinh
còn lại các bãi rác chưa đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh môi trường, công nghệ xử lý CTR
sinh hoạt tại hầu hết các bãi rác là chôn lấp không hợp vệ sinh và đốt lộ thiên.
Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

15


Luận văn cao học


N ữ K ê: Thu gom CTR sinh hoạt TP. Tuyên Quang và một số địa bàn
lân cận, thời gian bắt đầu hoạt động bãi rác từ năm 2011, diện tích khu xử lý 1,5ha. Công
nghệ xử lý là chôn lấp hợp vệ sinh, hiện trạng rác đã lấp đầy 2/3 hố, theo quy hoạch và khảo
sát thực địa khu xử lý có thể mở rộng ra 26,5 ha. Đây là khu xử lý hợp vệ sinh, đã có trạm
xử lý nước rác công suất 24m3/ giờ.

Hình 1.7. BCL CTR Nhữ Khê, hu ện Yên Sơn


T
Tươ : Tiếp nhận lượng rác thải thị trấn Na Hang. Thời gian bắt
đầu hoạt động từ năm 2005, diện tích bãi khoảng 500m 2. Công nghệ xử lý đốt lộ thiên, vị trí
của bãi xử lý là 1 ự sâu cạnh suối, xung quanh là đối n i. Hiện trạng bãi xử lý không đạt
tiêu chuẩn an toàn vệ sinh môi trường (không ngăn được nước rác rò rỉ từ bãi rác ra xung
quanh, gây ra mùi hôi thối và ruồi muỗi . ãi xử lý không có khả năng mở rộng.

Hình 1.8. BCL CTR Km10, xã Thanh Tƣơng, hu ện Na Hang
Bã xử


, xã P ú T
, yệ C ê Hó : Tiếp nhận lượng
rác thị trấn Vĩnh Lộc-Chiêm Hóa. Thời gian bắt đầu hoạt động từ năm 2004, diện tích bãi xử
lý rác hiện trạng 0,89 ha. Công nghệ xử lý đốt lộ thiên và chôn lấp tự nhiện, bãi xử lý chưa
đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh môi trường.

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

16


Luận văn cao học

Hình 1.9. Bãi xử ý rác thải thôn Hòa Đa, hu ện Chiêm Hóa.

Bã xử
ả Yê P ú, yệ Hà Yê : Tiếp nhận lượng rác thị trấn Tân ình Hàm Yên. iện tích hiện trạng của bãi xử lý là 2 ha. Công nghệ xử lý chôn lấp tự nhiên và
đốt lộ thiên, bãi xử lý hiện trạng chưa đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh môi trường.

Hình 1.10. Bãi xử ý rác thải thôn 4 Thống Nhất, xã Yên Phú, hu ện Hàm Yên
Bã xử
ả P ú Ứ , yệ Sơ Dươ : Tiếp nhận lượng rác thị trấn Sơn
ương, diện tích bãi xử lý 0,6 ha, công nghệ xử lý chôn lấp và đốt lộ thiên, bãi xử lý có thể
mở rộng diện tích ra 1 ha. Hiện trạng bãi xử lý chưa đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh môi
trường.

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

17


Luận văn cao học

Hình 1.11. Bãi xử ý rác thải thôn Phai Cà , xã Phúc Ứng, hu ện Sơn Dƣơng
Bảng 1.5. Tổng hợp hiện trạng các khu xử ý, ãi chôn ấp CTR sinh hoạt đô thị trên
địa àn tỉnh Tu ên Quang
TT

Khu xử ý

Phạm vi phục vụ


Công nghệ/khoảng
cách vận chuyển

Diện tích hiện
trạng/mở rộng
(ha)

Năm
hoạt
động

1

BCL Nhữ Khê, huyện TP. Tuyên Quang, TT.
Yên Sơn
Tân ình huyện Yên
Sơn

Chôn lấp hợp vệ sinh/
23 km

1,5/26,5 ha

2

CL Thanh Tương,
huyện Na Hang

Chôn lấp không hợp vệ

sinh, đốt lộ thiên

>500m2

2005

3

CL Hòa Đa, huyện TT. Vĩnh Lộc và các xã Chôn lấp không hợp vệ
Chiêm Hóa
phụ cận
sinh, đốt lộ thiên/8,5 km

0,89/5 ha

2004

4

CL Yên Ph , huyện TT. Tân Yên và các xã
Hàm Yên
phụ cận

Chôn lấp không hợp vệ
sinh, đốt lộ thiên

2 ha

5


CL Ph c Ứng, huyện TT. Sơn ương và các
Sơn ương
xã phụ cận

Chôn lấp không hợp vệ
sinh, đốt lộ thiên/ 3km

0,6 ha/1ha

1/2011

6

CL Nà Khà, huyện
Lâm ình

Chôn lấp không hợp vệ
sinh, đốt lộ thiên

0,5 ha

2011

Học viên: Ngô Quốc Huy

TT. Na Hang và các xã
phụ cận

Trung tâm huyện lỵ
Lâm ình


Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

1/2011

18


Luận văn cao học

1.2.1.5





q ả

CTR

oạ

:

Hiện trạng công tác xử lý CTR sinh hoạt tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Tuyên
Quang thể hiện ở các mặt sau:
Bảng 1.6. Đánh giá tổng hợp hiện trạng quản ý CTR sinh hoạt tỉnh Tu ên Quang
Điểm Mạnh:


Điểm Yếu:

- TP. Tuyên Quang đã áp dụng thí - Công tác thu gom chưa đồng bộ, tỷ lệ thu gom
điểm đề tài/mô hình phân loại, tuy vùng nông thôn rất thấp, các bãi xử lý CTR của các
nhiên hiệu quả chưa cao
huyện đều chưa hợp vệ sinh.
- Đã hình thành các đội, công ty thu - Địa hình phần lớn là vùng n i, giao thông đi lại
gom riêng chất thải tại các đô thị. Tỷ khó khăn (triển khai các mô hình thu gom liên thôn
lệ thu gom tại các đô thị khá cao.
và liên xã sẽ gặp khó khăn
- TP. Tuyên Quang và huyện Yên
Sơn đã xây dựng 1 CL HVS (Khu
xử lý Nhữ Khê và có khả năng mở
rộng trong tương lai.

- Cơ chế và công tác quản lý CTR còn khó khăn,
nguồn vốn đầu tư cho quản lý CTR còn hạn chế.

Cơ hội:

Thách Thức:

- Trình độ nhận thức của cộng đồng về vệ sinh môi
trường đang còn thấp, công tác xã hội hóa trong
- Hầu hết các đô thị đã xây dựng các công tác quản lý CTR chưa cao.
bãi chôn lấp (Riêng có huyện Yên
Sơn và TP. Tuyên Quang đang xử lý
chung một bãi chôn lấp .


- Tỉ lệ CTR hữu cơ cao là tiềm năng - Vấn đề quản lý, điều hành, nhận thức của các cấp
chế biến phân hữu cơ, cần tận dụng lãnh đạo, chính quyền địa phương đóng vai trò then
chốt trong việc thu h t, tạo cơ chế mở, ưu tiên các
triệt để ưu thế này.
dự án đầu tư trong lĩnh vực xử lý CTR.
- Đầy mạnh xã hội hóa công tác quản
- Hệ thống các đô thị phân tán, quy mô nhỏ sẽ là
lý chất thải rắn, nâng cao nhận thức
thách thức lớn khi hình thành hệ thống thu gom, xử
cộng đồng.
lý tập trung.
- Ý thức người dân và phân loại CTR tại nguồn còn
thấp, kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển
và xử lý còn thiếu, đặc biệt tại các huyện miền n i.
- Thiếu nguồn lực để quản lý và tổ chức thực hiện,
đặc biệt tại khu vực vùng n i.
- Kinh phí hoạt động phân loại CTR tại nguồn và
thu gom, xử lý chất thải với các công nghệ khác.
- Lựa ch n công nghệ đảm bảo môi trường nhưng
phù hợp với “t i tiền” của địa phương.
Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

19


Luận văn cao học


H n trạng quản lý CTR công ng
1221 T

oạ



p

KCN, CCN ỉ

T yê Q

Theo số liệu thống kê của an quản lý các khu công nghiệp (KCN tỉnh Tuyên Quang
và sở Công thương tỉnh Tuyên Quang, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1 KCN tập trung đi vào
hoạt động là KCN Long ình An với tổng diện tích khoảng 170 ha; đầu tư giai đoạn I là 109
ha, nằm trên địa phận xã Đội Cấn và xã Thái Long, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên
Quang. Ngoài ra, có Cụm công nghiệp (CCN Sơn Nam thuộc thôn ình Man, xã Sơn Nam,
huyện Sơn ương, với diện tích khoảng 90 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 32,8 ha;
CCN Tân Thành thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, với diện tích khoảng 72,217 ha,
trong đó diện tích đất công nghiệp là 17,537 ha; CCN An Thịnh thuộc thôn Hòa Đa, xã Ph c
Thịnh, huyện Chiêm Hóa, với diện tích khoảng 78 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là
51,64 ha; CCN Na Hang thuộc tổ 17, thị trấn huyện lỵ Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, với diện
tích khoảng 26,66 ha, trong đó diện tích công nghiệp là 9 ha cũng đã đi vào hoạt động.
Nhìn chung, công nghiệp Tuyên Quang chưa thực sự là điểm mạnh, hiện tại tỷ lệ lấp
đầy của các khu, cụm công nghiệp đang hạn chế. Khu công nghiệp Long ình An đến nay
có tỷ lệ lấp đầy khoảng 57%; CCN Sơn Nam tỉ lệ lấp đầy khoảng 67% đất công nghiệp;
CCN Tân Thành tỉ lệ lấp đầy khoảng 18,2% đất công nghiệp; CCN An Thịnh tỉ lệ lấp đầy
khoảng 21,18% đất công nghiệp; CCN Na Hang tỉ lệ lấp đầy khoảng 30% đất công nghiệp.

Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành như chế biến lâm sản, chế biến
khoáng sản, chế biến gỗ, sản xuất gạch, bê tông, xi măng, thủ công mỹ nghệ... cụm công
nghiệp Sơn Nam phần lớn là các doanh nghiệp khai thác mỏ. Các số liệu cơ bản của từng
KCN, CCN xem bảng sau.

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

20


Luận văn cao học

Bảng 1.7. Tình hình hoạt động của các KCN, CCN trên địa àn tỉnh Tu ên Quang

STT

Tên KCN,
CCN

Vị trí

Tổng diện tích/
Diện tích đất
công nghiệp

Tỷ lệ

lấp
đầy
(%)

170/104

57

Thu h t các ngành công nghiệp: Chế
biến khoáng sản, vật liệu xây dựng,

Tính chất, chức năng

I. KCN đã thành ập và vận hành
1

KCN Long
ình An

TP. Tuyên
Quang

II. CCN đã thành ập và đang trong giai đoạn hoạt động
1

CCN Na
Hang

Tổ 17, thị
trấn huyện lỵ

Na Hang

26,6/9

30

Thu h t các ngành công nghiệp: Chế
biến quặng arit, lâm sản, tre đan,
thủy sản, cơ khi

2

CCNAn
Thịnh

Thôn Hòa Đa,
xã Ph c Thịnh,
huyện Chiêm
Hóa

78/51,64

21,8

Thu h t các ngành công nghiệp: Chế
biến khoáng sản và chế biến lâm sản

3

CCN Tân

Thành

Xã Tân Thành,
huyện Hàm Yên

72,217/17,537

18,2

Thu h t các ngành công nghiệp: Chế
biến lâm sản và thủ công nghiệp.

4

CCN Sơn
Nam

Thôn ình Man,
xã Sơn Nam,
huyện Sơn
ương

90/32,8

69

Thu h t các ngành công nghiệp: Chế
biến khoáng sản.

Nguồn: - Ban Quả


KCN à Sở C

Học viên: Ngô Quốc Huy

ươ



T yê Q

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

21


Luận văn cao học

Bảng 1.8. Tình hình hoạt động và dự kiến các cơ sở chế iến khoáng sản đến năm 2020
TT

I
1

2

3


Cơ sở chế iến

Địa điểm x
dựng

Công suất
d chu ền
(tấn/năm)

CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
Khu công nghiệp thuộc Cụm các khu công Thuộc các xã Đội
nghiệp, dịch vụ, đô thị Long ình An
Cấn, Thái Long
11 C
à
y ã x y dự
à
oạ (huyện Yên Sơn
và xã Vĩnh Lợi

(huyện
Sơn
- Nhà máy chế biến bột barite
ương
- Nhà máy gạch tuynen
12 C
à y
ự ệ
- Nhà máy sản xuất phôi thép từ quặng
- Nhà máy luyện gang

- Nhà máy sản xuất hợp kim sắt
13 C
à y dự
x y dự
- Nhà máy luyện kẽm kim loại
- Nhà máy sản xuất bột ôxit kẽm
- Nhà máy luyện thiếc kim loại
- Nhà máy sản xuất gạch lát ngoài trời
- Nhà máy chế biến Kaolin - fenspat
- Nhà máy chế biến bột đá trắng
1.4. C
à
y
b
o

ó ủ ề ệ
Cụm công nghiệp Sơn Nam - huyện Sơn ương
21 C
à
y ã x y dự
à
oạ

- Nhà máy chế biến bột Kaolin - fenspat
- Hai nhà máy chế biến bột arite

250.000
35.000
30.000

15.000
10.000

Sơn
(huyện
ương

22 C
à y dự
x y dự
- Nhà máy chế biến bột Kaolin - fenspat
- Nhà máy tuyển khoáng vonframit
- Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng: Gạch ốp
lát; gạch không nung, bê tông đ c sẵn
23 C
à
y
b
o

ó ủ ề ệ
Cụm công nghiệp Ph c Thịnh - huyện Chiêm Xã

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

20.000
20 triệu
viên/năm


Nam
Sơn
120.000
30.00060.000

20 triệu
viên/năm
Ph c

Thịnh,

Mã số: 1405350

22


Luận văn cao học

TT

Cơ sở chế iến
Hoá
31 C
à
y ã x y dự
à
ộ :
- Nhà máy luyện Ferromangan
3.2. C

à y dự
x y dự
- Nhà máy luyện antimon kim loại
- Nhà máy ioxytmangan EM
- Nhà máy gạch tuynen

4

II
1

Địa điểm x
dựng
huyện Chiêm Hoá
oạ

33 C
à
y
b
o

ó ủ ề ệ
Cụm công nghiệp Na Hang - huyện Na Hang
41 C
à y dự
x y dự
- Nhà máy tuyển khoáng chì kẽm, antimon
CÁC ĐIỂM CÔNG NGHIỆP ĐỘC LẬP
Các nhà máy đã xây dựng và đang hoạt động

1.1. Nhà máy chế biến:
- ột đá trắng (CaO3);
- Nghiền bột arit
1.2. Nhà máy chế biến bột barit thị xã Tuyên
Quang (sau năm 2010 chuyển về Khu công
nghiệp thuộc Cụm các khu công nghiệp, dịch vụ
đô thị Long ình An
1.3. Nhà máy xi măng Tuyên Quang

1.4. Nhà máy chế biến barit Yên Sơn
1.5. Xưởng cán thép của Mỏ sắt và cán thép
Tuyên Quang
1.6. Cơ sở tuyển quặng sắt tận thu tại mỏ sắt
Ph c Ninh
1.7. Nhà máy gạch tuynel của Công ty cổ phần
Viên Châu
1.8. Cơ sở sản xuất nước khoáng Mỹ Lâm huyện Yên Sơn
2

Các nhà máy đang triển khai thực hiện:
2.1. Nhà máy xi măng Tân Quang

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Công suất
d chu ền
(tấn/năm)


15.000
1.000-3.000
2.000-5.000
20 triệu
viên/năm

3.000-5.000
Xã Yên Ph , huyện
Hàm Yên
Xã Nông Tiến, thị
xã Tuyên Quang
Xã Tràng Đà, thị
xã Tuyên Quang
và xã Tân Long,
huyện Yên Sơn
Xã Thái
ình,
huyện Yên Sơn
Xã An Tường,
huyện Yên Sơn
Xã Ph c Ninh,
huyện Yên Sơn
Xã An Tường,
huyện Yên Sơn
Xã Ph Lâm và xã
Tiến
ộ, huyện
Yên Sơn
Xã Tràng Đà, Thị
Mã số: 1405350


100.000
24.000
20.000

270.000

40.000
15.000
15.000
> 20 triệu
viên/năm

910.000
23


Luận văn cao học

Cơ sở chế iến

TT

Địa điểm x
dựng
xã Tuyên Quang
Xã Ph c Ứng,
huyện Sơn ương
Xã Ph c Ứng,
huyện Sơn ương


2.2. Nhà máy xi măng Sơn ương
2.3. Nhà máy luyện thiếc Sơn ương
3

Các nhà máy dự kiến xây dựng:
3.1. Nhà máy chế biến kaolin - felspat Thái Sơn
- huyện Hàm Yên
3.2. Cơ sở sản xuất nước khoáng ình Ca huyện Yên Sơn
3.3. Cơ sở tuyển quặng Titan Đồng Gianh và
Quảng Đàm

Nguồn: - B o o Q y oạ
2010, ó xé
2020

1222 N ồ

dò,

,

Công suất
d chu ền
(tấn/năm)

bi

350.000
500 tấn thiếc

thỏi/năm


Thái
Sơn,
huyện Hàm Yên
Xã Tiến ộ, huyện
Yên Sơn
Xã Lương Thiện,
huyện Sơn ương

à ử dụ

o

ản tỉ

T yê Q

100.000

n

sinh CTR

Tuyên Quang là tỉnh vùng n i phía ắc, có địa hình hiểm trở, giao thông không thuận
tiện, tài nguyên thiên nhiên hạn chế là những yếu tố hạn chế phát triển đô thị và công
nghiệp. Những khu vực các huyện d c Quốc lộ 2, 2C và quốc lộ 37 là những vị trí có lợi thế
hơn các vùng khác nên các ngành nghề sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực
này, đáng kể nhất là KCN Long ình An. Qua khảo sát cho thấy nguồn phát sinh các thành

phần CTR từ các ngành công nghiệp chủ yếu như sau:
- Ngành công nghiệp sản xuất Ferromangan;
- Ngành công nghiệp làm giấy, chế biến ch ;
- Ngành công nghiệp khai thác quặng;
- Ngành công nghiệp chế biến khoáng sản như: Thiếc, arit, Angtimon;
- Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLX

;

- Ngành công nghiệp cơ khí;
- Ngành công nghiệp bê tông, thủ công mỹ nghệ;
- Ngành công nghiệp chế biến gỗ, sản phẩm từ gỗ;
- Ngành công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất gạch, nung vôi;
- Ngành công nghiệp sản xuất xi măng;
- Ngành công nghiệp chế biến nông lâm, thực phẩm;
- Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản;

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

24


Luận văn cao học

Và một số ngành công nghiệp khác như: sản xuất sản phẩm máy móc, sản xuất than
cốc, khoáng sản, Đặc điểm của CTR công nghiệp là có thành phần phức tạp và đặc tính

nguy hại cao, thành phần CTR khác nhau tùy theo từng loại hình công nghiệp. Các thành
phần chủ yếu là chất hữu cơ, cao su, thủy tinh, vải vụn, giẻ lau, giấy, bìa carton, bao bì, xỉ
than, kim loại, dầu thải, sơn bã, gỗ, mùn cưa, plastic, nilon,... Trong đó thành phần của
CTNH thường gặp trong CTR công nghiệp là: giẻ lau chứa hóa chất, dầu; bùn của quá trình
xử lý nước thải; chai l đựng hóa chất, bao bì nhựa hóa chất, dung môi, pin, ắc quy, cặn dầu
thải, chất dễ cháy,...
1223 K

ượ

,

à



à



Theo kết quả điều tra và tổng hợp các danh mục KCN, CCN do Sở Công Thương và
an quản lý các KCN tỉnh Tuyên Quang cung cấp, ước tính được hiện trạng phát sinh chất
thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2013 thể hiện như sau:
Bảng 1. . Ƣ c tính hiện trạng khối ƣợng CTR công nghiệp phát sinh trên địa àn tỉnh
Tu ên Quang trong khu, cụm công nghiệp (Tấn/ngà )
Đơn vị hành chính

TT

Nguồn: -


Khối ƣợng CTR công nghiệp
phát sinh (tấn/ngà )

1

Thành Phố Tuyên Quang

2

Huyện Lâm ình

-

3

Huyện Na Hang

0,41

4

Huyện Chiêm Hóa

1,64

5

Huyện Hàm Yên


0,48

6

Huyện Yên Sơn

-

7

Huyện Sơn ương

3,39

Tổng

15,24

ều tra, khảo

,

o

ủ TT NC&QH M

9,32

ườ


-N

, 2013

Từ bảng số liệu trên cho thấy khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong các khu,
cụm công nghiệp lớn nhất tại Thành phố Tuyên Quang với 62% tổng lượng CTR công
nghiệp toàn tỉnh, huyện Sơn ương là 22%, huyện Chiêm Hóa là 10%. Còn huyện Hàm Yên
và Na Hang có khối lượng phát sinh ít chỉ chiếm 3% khối lượng CTR công nghiệp toàn tỉnh
(nhìn vào biểu đồ sau đây .

Học viên: Ngô Quốc Huy

Lớp: CTHN1405

Mã số: 1405350

25


×