Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRUNG KIÊN

QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Văn Đức

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Kiên

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này em xin cảm ơn sự dạy dỗ, động viên của các thầy
giáo, cô giáo Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Em xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cơ giáo trong Bộ môn
Kinh tế, đặc biệt là TS. Trần Văn Đức trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong q trình
nghiên cứu đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn BHXH huyện Sơng Lơ cùng tồn thể cán bộ BHXH
huyện, cán bộ bưu điện các xã, thị trấn, cán bộ quản lý nhân sự các công ty, đối tượng
tham gia BHXH huyện Sông Lô đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận và thu thập những
thông tin cần thiết để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Tôi xin được cảm ơn tất cả bạn bè, gia đình đã chia sẻ, động viên tơi trong suốt
q trình học tập cũng như trong quá trình làm luận văn này.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Kiên

ii

download by :



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Danh mục đồ thị ................................................................................................................ x
Danh mục hộp .................................................................................................................. xi
Trích yếu của luận văn .................................................................................................... xii
Thesis abtract ................................................................................................................. xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 3

1.5.

Bố cục của luận văn ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiến về quản lý chi bảo hiểm xã hội ........................... 4
2.1.


Cơ sở lý luận về quản lý chi bảo hiểm xã hội..................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm liên quan quản lý chi bảo hiểm xã hội ........................................ 4

2.1.2.

Vai trò của quản lý chi bảo hiểm xã hội ............................................................. 6

2.1.3.

Đặc điểm của quản lý chi Bảo hiểm xã hội ...................................................... 11

2.1.4.

Phân loại quản lý chi bảo hiểm xã hội .............................................................. 14

2.1.5.

Nguyên tắc quản lý chi bảo hiểm xã hội .......................................................... 19

2.1.6.

Nội dung quản lý chi bảo hiểm xă hội ở huyện ................................................ 20

2.1.7.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chi bảo hiểm xã hội ................................... 26


iii

download by :


2.1.8.

Các tiêu chí đánh giá quản lý chi Bảo hiểm xã hội .......................................... 28

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý chi bảo hiểm xã hội................................................ 28

2.2.1.

Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới ....................... 28

2.2.2.

Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội ................................... 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.

Đặc điểm địa bản nghiên cứu ........................................................................... 32

3.1.1.

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện
Sông Lô............................................................................................................. 32


3.1.2.

Chức năng Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô .................................................... 32

3.1.3.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô ............................ 33

3.1.4.

Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô ............................................. 35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 37

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 37

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 39

3.2.4.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 41
4.1.

Thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện sông lô giai đoạn 2014
- 2016 ................................................................................................................ 41

4.1.1.

Phân cấp thực hiện chi trả bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô giai đoạn
2014 – 2016 ...................................................................................................... 41

4.1.2.

Quản lý đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội .............................................. 46

4.1.3.

Lập và xét duyệt dự toán chi bảo hiểm xã hội .................................................. 49

4.1.4.

Tổ chức thực hiện chi trả bảo hiểm xã hội ....................................................... 50

4.1.5.

Lập báo cáo, quyết tốn chi bảo hiểm xã hội ................................................... 67


4.1.6.

Cơng tác kiểm tra, giám sát chi bảo hiểm xã hội .............................................. 70

4.1.7.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo................................................................ 74

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo
hiểm xã hội huyện Sông Lơ giai đoạn 2014 - 2016 .......................................... 75

4.2.1.

Nhóm nhân tố pháp luật, chính sách, các quy định của Nhà nước về bảo
hiểm xã hội ....................................................................................................... 75

4.2.2.

Nhóm yếu tố về thu .......................................................................................... 78

iv

download by :


4.2.3.

Yếu tố thuộc về đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ............................... 78


4.2.4.

Nhóm các nhân tố thuộc về cán bộ bảo hiểm xã hội ........................................ 79

4.2.5.

Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức chi trả bảo hiểm xã hội .................................. 80

4.2.6.

Yếu tố ảnh hưởng của nguồn tiếp cận thông tin ............................................... 80

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý chi BHXH trên địa bàn huyện Sông Lô
trong thời gian tới ............................................................................................. 81

4.3.1.

Tăng cường cơng tác tun truyền thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ...... 82

4.3.2.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ........................................................... 83

4.3.3.

Bổ sung quyền cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thanh tra, xử phạt
vi phạm ............................................................................................................. 85


4.3.4.

Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, quán triệt tư tưởng, đạo đức nghề
nghiệp cho công chức, viên chức bảo hiểm xã hội ........................................... 86

4.3.5.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền và sự phối hợp của
các cơ quan liên quan giúp các tổ chức chi trả hồn thành cơng tác chi
bảo hiểm xã hội................................................................................................. 86

4.3.6.

Tăng cường các nguồn tiếp cận thông tin về quản lý chi Bảo hiểm xã hội ...... 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 89
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 89

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 90

5.2.1.

Đối với Nhà nước ............................................................................................. 90

5.2.2.


Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam .................................................................. 91

5.2.3.

Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ......................................................... 92

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 93
Phụ lục .......................................................................................................................... 95

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASXH

An sinh xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH


Bảo hiểm xã hội

BHXH VN

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQ

Bình qn

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CB

Chế biến

CC

Cơ cấu

CN

Cơng nhân


CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

ĐSCB

Đời sống cán bộ

ĐSND

Đời sống người dân

DSPHSK

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

ĐVT

Đơn vị tính

HQSXKD

Hiệu quả sản xuất kinh doanh

KCB

Khám chữa bệnh

KCN


Khu công nghiệp

MSLĐ

Mất sức lao động

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

NSNN

Ngân sách nhà nước

TNLĐ- BNN

Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Trình độ cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô giai đoạn 2014 – 2016 ......... 36
Bảng 3.2. Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................... 38
Bảng 3.3. Đối tượng và số lượng mẫu điều tra ............................................................ 38
Bảng 4.1. Công tác giải quyết chế độ ngắn hạn huyện Sông Lô giai đoạn
2014 - 2016.................................................................................................. 45
Bảng 4.2. Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng huyện Sông Lô
giai đoạn 2014 – 2016 .................................................................................. 46
Bảng 4.3. Đánh giá công tác quản lý đối tượng chi trả bảo hiểm xã hội huyện
Sông Lô ........................................................................................................ 48
Bảng 4.4. Kết quả chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng trên địa
bàn huyện Sông Lô giai đoạn 2014 – 2016.................................................. 52
Bảng 4.5. Kết quả chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do
NSNN đảm bảo giai đoạn 2014 - 2016 ở huyện Sông Lô ........................... 53
Bảng 4.6. Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do quỹ Bảo
hiểm xã hội đảm bảo ở huyện Sông Lô giai đoạn 2014 - 2016 ................... 54
Bảng 4.7. Kết quả chi trợ cấp một lần trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn
2014 -2016 ................................................................................................... 57
Bảng 4.8

Kết quả chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn địa bàn huyện
Sông Lô, giai đoạn 2014 – 2016 .................................................................. 59

Bảng 4.9

Đánh giá về công tác chi trả bảo hiểm xã hội .............................................. 62

Bảng 4.10. Đánh giá công tác chi trả bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô ......................... 65
Bảng 4.11. Đánh giá mức độ hài lòng của đối tượng được hưởng về công tác chi

trả bảo hiểm xã hội ....................................................................................... 66
Bảng 4.12. Tổng hợp các chỉ tiêu dự toán thu - chi bảo hiểm xã hội Sông Lô năm
2016.............................................................................................................. 68
Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá của cán bộ bảo hiểm xã hội và cán bộ doanh nghiệp
về công tác thẩm định, quyết toán ............................................................... 69
Bảng 4.14. Thực hiện kiểm tra của bảo hiểm xã hội huyện năm 2016 .......................... 70
Bảng 4.15. Công tác thanh tra, kiểm tra tại bảo hiểm xã hội Sông Lô........................... 72

vii

download by :


Bảng 4.16. Đánh giá về công tác chi trả bảo hiểm xã hội của cán bộ bảo hiểm xã
hội và đại lý chi trả bưu điện........................................................................ 73
Bảng 4.17. Công tác giải quyết tố cáo, khiếu nại tại bảo hiểm xã hội Sông Lô giai
đoạn 2014 - 2016 ......................................................................................... 74
Bảng 4.18. Chính sách, pháp luật quy định về quản lý chi bảo hiểm xã hội.................. 76
Bảng 4.19. Nguồn tiếp cận thông tin về bảo hiểm xã hội .............................................. 81

viii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô .................................. 35
Sơ đồ 4.1. Quy trình chi trả chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng .................................... 41
Sơ đồ 4.2. Quy trình chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng ........................... 51
Sơ đồ 4.3. Quy trình chi trả chế độ trợ cấp một lần ........................................................ 56

Sơ đồ 4.4 Quy trình chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn...................................................... 58

ix

download by :


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1.

Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng huyện Sông Lô
giai đoạn 2014 – 2016 ............................................................................... 47

Đồ thị 4.2.

Kết quả chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do
NSNN đảm bảo giai đoạn 2014 - 2016 ở huyện Sông Lô ......................... 53

Đồ thị 4.3.

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do quỹ Bảo
hiểm xã hội đảm bảo ở huyện Sông Lô giai đoạn 2014 - 2016 ................. 54

Đồ thị 4.4.

Kết quả chi trợ cấp một lần trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn
2014 -2016 ................................................................................................. 57

Đồ thị 4.5.


Đánh giá của các đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng
tháng .......................................................................................................... 78

Đồ thị 4.6.

Số năm kinh nghiệm làm việc của cán bộ chi trả bảo hiểm xã hội ........... 79

x

download by :


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Hạn chế trong quản lý đối tượng bảo hiểm xã hội ........................................... 49
Hộp 4.2. Tình hình thực hiện công tác kiểm tra trên địa bàn huyện Sông Lô ................ 71
Hộp 4.3. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quý ..................................... 74

xi

download by :


TRÍCH YẾU CỦA LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Trung Kiên
Tên luận văn: Quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc
Mã số: 8340410

Ngành: Quản Lý Kinh Tế
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam


Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội lớn trong hệ thống an sinh xã
hội của nước ta. Với mục tiêu ổn định cuộc sống cho người lao động khi không may gặp
phải rủ ro do ốm đau, sinh con, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động
phải nghỉ việc khơng có nguồn thu nhập, chính sách bảo hiểm xã hội đã ngày càng có ý
nghĩa thiết thực đối với người lao động và được người lao động quan tâm, tham gia
ngày càng rộng rãi. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi nước ta đang đẩy mạnh
công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, các khu, cụm cơng nghiệp được hình thành ở
hầu hết các huyện, thị xã thu hút một lượng lớn lực lượng lao động. Điều đó đồng nghĩa
với việc số người tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng cao, cùng với nó là số người
thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ngày càng lớn. Việc làm thế nào để chi trả chế độ bảo
hiểm xã hội đúng, đủ, đến tận tay người hưởng không để lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội
luôn là một câu hỏi lớn đặt ra đối với cơ quan bảo hiểm xã hội nói chung và Bảo hiểm
xã hội huyện Sơng Lơ nói riêng. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân
tích thực trạng quản lý chi Bảo hiểm xã hội và đề xuất các giải pháp quản lý chi Bảo
hiểm xã hội, tôi thực hiện đề tài: “Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng việc quản lý chi Bảo hiểm xã
hội tại BHXH huyện Sơng Lơ, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cường việc quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Sông Lô trong thời gian tới. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về quản lý chi
BHXH tại BHXH huyện Sông Lô. Chủ thể là thực trạng quản lý chi BHXH tại BHXH
huyện Sông Lô và khách thể là các ban ngành tổ chức, chính quyền, tổ chức chi trả và
đối tượng thụ hưởng.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về Bảo hiểm xã hội và quản lý chi
BHXH, ý nghĩ và vai trò của quản lý chi BHXH. Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm
cơ bản của quản lý chi BHXH. Nội dung mà đề tài nghiên cứu là quản lý chi BHXH
thông qua việc phân cấp thực hiện chi trả BHXH, quản lý đối tượng hưởng BHXH, lập
và xét duyệt dự toán chi, tổ chức thực hiện chi trả, lập báo cáo và quyết tốn chi, cơng
tác kiểm tra giám sát chi, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. Các nhân tố chủ yếu ảnh


xii

download by :


hưởng đến quản lý chi BHXH gồm: Các chính sách, quy định của Nhà nước về BHXH;
Các yếu tố về thu BHXH; Các yếu tố về đối tượng hưởng chế độ BHXH; Các yếu tố về
tổ chức chi trả BHXH; Các yếu tố về nguồn tiếp cận thông tin.
Nghiên cứu được thực hiện tại Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lơ, tỉnh Vĩnh Phúc.
Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương
pháp thu thập thơng tin và số liệu, phân tích và xử lý số liệu với phương pháp thống kê
mô tả và phương pháp so sánh. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm nhóm chỉ tiêu về
nguồn lực thực hiện cơng tác quản lý chi BHXH, nhóm chỉ tiêu về thực trạng chi
BHXH, nhóm chỉ tiêu về thực trạng quản lý chi BHXH.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi BHXH cho thấy những
kết quả như: hiện tại BHXH huyện Sông Lô đang chi trả cho 5.852 người hưởng lương
hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Mỗi năm Bảo hiểm xã hội huyện duyệt chi
chế độ BHXH một lần cho hơn 787 người; duyệt chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục
hồi sức khỏe cho gần 1.670 lượt người. Tổng số tiền chi các chế độ BHXH mỗi năm
hơn 100 tỷ đồng cho người hưởng chế độ BHXH trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, vẫn
còn những hạn chế còn tồn tại sau: việc chi trả tiền trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức
phục hồi sức khỏe cho người lao động ở hầu hết các đơn vị sử dụng lao động đặc biệt là
các đơn vị lớn đều chưa được kịp thời theo quy định. Việc quản lý và chi trả lương hưu
và trợ cấp BHXH hàng tháng trên địa bàn huyện mặc dù đã chi đúng, chi đủ, chi kịp
thời nhưng vẫn cịn tình trạng người hưởng đã chết mà đại diện chi trả không báo giảm
kịp thời....
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý chi BHXH tại BHXH
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới như: Tăng cường công tác tun

truyền thực hiện chính sách BHXH; Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát; Bổ sung
quyền cho cơ quan BHXH trong việc thanh tra, xử phạt vi phạm; Thường xuyên tập
huấn nghiệp vụ, quán triệt tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho cơng chức, viên chức
BHXH; Tăng cường vai trị lãnh đạo của các cấp chính quyền và sự phối hợp của các cơ
quan liên quan giúp các tổ chức chi trả hồn thành cơng tác chi BHXH; Tăng cường các
nguồn tiếp cận thông tin về quản lý chi BHXH. Từ đó đưa ra kết luận và đề xuất một số
kiến nghị đến Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
để tăng cường công tác quản lý chi BHXH tại Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

xiii

download by :


THESIS ABTRACT
Master candidate: Nguyen Trung Kien
Thesis title: Expenditure management at Social security office of Song Lo district, Vinh
Phuc province
Major: Economics Management

Code: 8340410

Social security is a major policy in Vietnam social security system. With the goal of
stabilizing the lives of workers when they are unfortunately suffered from illness, childbirth,
occupational accidents, occupational diseases and the end of their working age, they must
stop working without substitude income sources. Social security has becoming more and
more meaningful for workers and has increasingly attracting the interest of most employees.
Especially, in recent years, as Vietnam is stepping up industrialization and modernization,
industrial zones and clusters are formed in most districts and towns, attracting a large

amount of labor coming from rural areas. This means that the number of both participants
and beneficiaries of social security are increasing. It is always a big question for the all
social security offices in general and for Social Security Office at Song Lo district in
particular is how to pay the social security premiums to right benificiar and to misuse social
security funds. In order to have a systematic view on the basis of the analysis of the current
situation of the expenditure management of social security office and propose some key
solutions for improving the effectiveness of management of social security expenditures, I
conducted the project entitled " Expenditure management at Song Lo Social securiy office,
Vinh Phuc province".
The main objective of the study is to evaluate the current situation of
expenditure management at social security office in Song Lo district. Based on that, the
author was tried to propose some main solutions to improve the management of
expenditure at social security in Song Lo district in the coming time. The subjects of the
research are the theoretical and practical issues of expenditure management of social
security office and the current situation of expenditure management of social security
office in Song Lo district.
The study reviewed the concepts of social security and expenditure management of
social security system, and the role of social security’s expenditure management. The
research has listed out the basic characteristics of expenditure management in social
security system. The main contents of the expenditure management in social security
are decentralizing the payment of social security, managing the beneficiaries of social
security, preparing and approving the expenditure plan, organizing of the payment,
making reports and disposing payments, inspecting and supervising, and settling

xiv

download by :


complaints and denunciations. Key factors affecting the management of social insurance

expenditures include: State’s policies and regulations on social security; elements of
social security collection; characteristic elements of beneficiaries; payment organization
for social security; elements of accessness to information sources.
The study was conducted at Social security office of Song Lo district, Vinh Phuc
province. To conduct the analysis, the author has applied the study site selection method;
methods of collecting information and data, then applied descriptive statistics method and
comparison method to analyze the research questions. The research indicators includes the
group of indicators on resources for managing social security expenditures, the group of
indicators on the current situation of social security expenditure, the group of indicators on
the current situation of expenditure management of social security.
Through analyzing and evaluating the current situation of social security
expenditure management revealed several results: currently social security office in Song
Lo district is monthly paying for 5,852 pensioners and benificiaries. Annually, the social
security office approves once time payment for more than 787 people; approves payment
for sickness, maternity, health recovery of nearly 1,670 people. The total expenditure of
social security is more than 100 billion VND per year for beneficiaries in the district.
However, there are still remain the following shortcomings: the payment of sickness,
maternity and health benefits to workers by most employers, especially the big ones are not
timely as prescribed. There are the payment of pensions and monthly social insurance
benefits in the district for the beneficiaries who had died but social security official did not
notice in time.
Based on analyzing and evaluating the current situation and influencing factors,
the research has proposed some main solutions to strengthen the expenditure management
of social security in Song Lo district, Vinh Phuc province in the coming time such as:
strengthening propaganda on the implementation of social security policy; strengthening the
inspection and supervision; empowering the right to the social security agencies in
inspecting and sanctioning violations; training professional skills regularly, promoting
professional ethics for social insurance officials and employees; strengthening the
leadership of all levels of government and the coordination of relevant agencies to help
organizing social security payments; strengthening the access to information of of social

security expenditure management. In order to implement those solution, the author has tried
to propose some recommendations to the State, the Vietnam Social Security and the Social
Security office of Vinh Phuc province to strengthen the expenditure management of social
security at Social security office of Song Lo district in the coming time.

xv

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội lớn trong hệ thống an
sinh xã hội của nước ta. Với mục tiêu ổn định cuộc sống cho người lao động khi
không may gặp phải rủ ro do ốm đau, sinh con, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hết tuổi lao động phải nghỉ việc khơng có nguồn thu nhập, chính sách
bảo hiểm xã hội đã ngày càng có ý nghĩa thiết thực đối với người lao động và
được người lao động quan tâm, tham gia ngày càng rộng rãi. Đặc biệt, trong
những năm gần đây, khi nước ta đang đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, các khu, cụm cơng nghiệp được hình thành ở hầu hết các huyện, thị xã
thu hút một lượng lớn lực lượng lao động. Điều đó đồng nghĩa với việc số người
tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng cao, cùng với nó là số người thụ hưởng
chế độ bảo hiểm xã hội ngày càng lớn. Việc làm thế nào để chi trả chế độ bảo
hiểm xã hội đúng, đủ, đến tận tay người hưởng không để lạm dụng quỹ bảo hiểm
xã hội luôn là một câu hỏi lớn đặt ra đối với cơ quan bảo hiểm xã hội nói chung
và Bảo hiểm xã hội huyện Sơng Lơ nói riêng.
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô đang quản lý và chi trả trên
5.852 người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Mỗi năm
Bảo hiểm xã hội huyện duyệt chi chế độ BHXH một lần cho hơn 787 người;
duyệt chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho gần 1.670 lượt

người. Tổng số tiền chi các chế độ BHXH mỗi năm hơn 100 tỷ đồng cho người
hưởng chế độ BHXH trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc chi trả tiền trợ cấp ốm
đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động ở hầu hết các đơn
vị sử dụng lao động đặc biệt là các đơn vị lớn đều không được kịp thời theo quy
định. Việc quản lý và chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng trên địa bàn
huyện mặc dù đã chi đúng, chi đủ, chi kịp thời nhưng vẫn cịn tình trạng người
hưởng đã chết mà đại diện chi trả không báo giảm kịp thời...
Mặt khác, Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô nói riêng và ngành Bảo hiểm xã
hội nói chung đã và đang tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tạo điều
kiện thuận lợi cho người tham gia và người thụ hưởng chính sách BHXH. Các thủ
tục, giấy tờ được tinh giản, bỏ qua nhiều bước kiểm sốt của chính quyền địa
phương và đơn vị sử dụng lao động cũng đồng nghĩa với việc dễ bị làm giả mạo hồ
sơ thụ hưởng hoặc tham gia BHXH với mục đích trục lợi quỹ BHXH...

1

download by :


Công tác quản lý chi BHXH trên địa bàn huyện Sông Lô thời gian qua
như thế nào? Những kết quả đã đạt được và những bất cập, hạn chế? Những yếu
tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHXH thời gian qua ở huyện Sông
Lô? Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý chi
BHXH ở huyện Sông Lô thời gian tới?
Trước thực trạng trên tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Quản lý chi
bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
cơng tác quản lý chi BHXH trên địa bàn huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc trong

những năm qua, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi BHXH tại
BHXH huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi BHXH;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
chi BHXH trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016;
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi BHXH.
Đối tượng khảo sát là các cán bộ cơ quan BHXH huyện Sông Lô, cán bộ
bưu điện huyện Sông Lô và các đối tượng hưởng chế độ BHXH trên địa bàn
huyện Sông Lô.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung: Tập trung xem xét việc thực hiện quản lý chi BHXH
đối với người hưởng các chế độ và người lao động trên địa bàn huyện Sông Lô
tỉnh Vĩnh Phúc, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quản lý chi
BHXH đối với người hưởng các chế độ và người lao động, từ đó đề xuất các giải
pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi BHXH.
* Phạm vi không gian: huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc.

2

download by :


* Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm 2014-2016.
+ Số liệu sơ cấp thu thập năm 2016.

+ Đề tài được tiến hành từ 04/2017 – 05/2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
quản lý chi BHXH trên các khía cạnh: khái niệm quản lý chi bảo hiểm xã hội, vai
trò quản lý chi bảo hiểm xã hội, đặc điểm quản lý chi bảo hiểm xã hội, nội dung
quản lý chi bảo hiểm xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi bảo hiểm xã
hội và vận dụng vào nghiên cứu quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
quản lý chi bảo hiểm xã hội, về cơ sở thực tiễn quản lý chi bảo hiểm xã hội, cũng
như thực tiễn quản lý chi bảo hiểm xã hội ở một số địa phương của Việt Nam và
những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý chi bảo hiểm xã hội cho Bảo
hiểm xã hội huyện Sơng Lơ. Từ những nội dung đó Luận văn phân tích thực trạng
quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô theo các mặt còn
tồn tại hạn chế và nguyên nhân của quản lý chi bảo hiểm xã hội ở Bảo hiểm xã hội
huyện Sơng Lơ; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi bảo hiểm xã hội tại
Bảo hiểm xã hội huyện Sơng Lơ. Từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý chi bảo
hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của luận văn gồm có 4 phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi BHXH
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu
Phần 5: Kết luận và kiến nghị

3


download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.1.1. Các khái niệm liên quan quản lý chi bảo hiểm xã hội
2.1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Theo luật Bảo hiểm xã hội thì BHXH là biện pháp Nhà nước sử dụng để
đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia bảo hiểm
khi họ gặp phải những biến cố rủi ro, sự kiện bảo hiểm làm suy giảm sức khoẻ,
mất khả năng lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động, chết, gắn liền với quá
trình tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội (Quốc hội,2006).
Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế: “BHXH là sự bảo vệ của
xã hội đối với các thành viên của mình khi họ gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm
thu nhập gây ra bởi ốm đai, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết. Hơn
nữa BHXH còn bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp cho các gia
đình khi cần thiết”. Định nghĩa này phản ánh một cách tổng quan về mục tiêu,
bản chất và chức năng của BHXH đối với mỗi quốc gia. Mục tiêu cuối cùng của
bảo hiểm xã hội là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng và
của toàn xã hội đối với mọi người (Tổ chức ILO, 2012).
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với nguời lao động khi họ gặp phải những
biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, già yếu, mất việc làm, trên cơ sở hình thành một
quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ
của Nhà nước theo đúng pháp luật. Nhằm bảo đảm an toàn, ổn định đời sống cho
NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo xã hội (Từ điển Bách khoa
Việt Nam, 2011).
2.1.1.2. Khái niệm chi bảo hiểm xã hội

Chi bảo hiểm xã hội là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả
cho các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và
đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH (Quốc hội, 2006).
Đó là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào

4

download by :


quỹ BHXH. Quá trình phân phối được thực hiện theo từng mục đích sử dụng
nhất định.
Chi BHXH được thực hiện bởi hai quá trình: phân phối và sử dụng
quỹ BHXH.
- Phân phối quỹ BHXH: là quá trình phân bổ các nguồn tài chính từ quỹ
BHXH để hình thành các quỹ thành phần: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ TNLĐ vả
BNN, quỹ hưu trí và từ tuất hoặc phân bổ cho các mục đích sử dụng khác nhau,
như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ chi trả các chế độ BHXH...
- Sử dụng quỹ BHXH: là quá trình chi tiền của quỹ BHXH đến tay đối
tưọng được thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể.
Phân phối và sử dụng quỹ BHXH là hai phạm trù khác nhau, nhưng trong
thực tế, hai quá trình này thường đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng có những
trường hợp, từ mục đích sử dụng quỹ đòi hỏi phải tách riêng hai quá trình này
theo thứ tự trước sau. Ví dụ: hoạt động bảo tồn và tăng trưởng quỹ đòi hòi phải
kết thúc quá trình phân phối quỹ, quỹ phải phân phối đủ cho mục đích chi trả các
chế độ BHXH, số cịn lại mới phân phối vào quỹ bảo tồn tăng trưởng. Nghĩa là
quỹ phải có số dư mới thực hiện đầu tư tăng trưởng. Như vậy có thể đưa ra khái
niệm quản lý chi BHXH như sau:
Chi BHXH là một trong những nhiệm vụ trung tâm và đóng vai trị rất
quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH. Chi bảo hiểm xã hội được hiểu

là việc cơ quan Nhà nước (cụ thể là cơ quan bảo hiếm xã hội) sử dụng số tiền
thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước và nguồn quỹ bảo hiểm xã hội để chi trả các
chế độ bảo hiểm xã hội cho đối tượng thụ hưởng theo luật định (Phạm Thị
Định và cs., 2011).
Hoạt động chi trả BHXH được thực hiện sau khi người tham gia BHXH
hoàn thành nghĩa vụ nộp BHXH cho cơ quan BHXH. Chi BHXH vừa có vai trị
thực thi quyền lợi của người tham gia BHXH vừa góp phần ổn định đời sống,
đảm bảo ASXH. Nguồn tài chính dùng để chi trả BHXH cho người lao động
được lấy từ NSNN (đối với người lao động nghỉ hưởng BHXH trước ngày 01
tháng 01 năm 1995 và thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham
gia kháng chiến chổng Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước,
có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ) và Quỹ BHXH
(Phạm Thị Định và cs., 2011).

5

download by :


2.1.1.3. Khái niệm về quản lý chi bảo hiểm xã hội
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhưng cách hiểu chung nhất là:
“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. Quản lý bao giờ cũng là một tác
động hướng đích, có xác định mục tiêu, thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản
lý (quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (chịu sự quản lý), đây là quan hệ
giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, không đồng cấp và có tính bắt buộc. Nó diễn ra
trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người với nhiều cấp độ, nhiều mối quan hệ
với nhau. Đối với hoạt động BHXH thì quản lý được bao gồm cả quản lý đối
tượng tham gia và thụ hưởng, quản lý thu, quản lý chi trả và quản lý nguồn quỹ
từ đầu tư tăng trưởng.

Quản lý chi BHXH được hiểu là sự tác động của các chủ thể quản lý vào đối
tượng quản lý trong các hoạt động lập, xét duyệt dự toán, tổ chức thực hiện, điều
hành và kiểm tra, giám sát hoạt động chi trả các chế độ BHXH nhằm đạt được mục
tiêu đã đề ra theo những nguyên tắc và phương pháp quản lý nhất định.
Khi nói tới chi BHXH là nói đến một loạt các mối quan hệ, bao gồm quan
hệ giữa Nhà nước, cơ quan BHXH, người lao động và người sử dụng lao động.
Trong các mối quan hệ trên thì người lao động và chủ sử dụng lao động là đối
tượng quản lý. Chủ thể quản lý chính là Nhà nước và cơ quan BHXH các cấp từ
Trung ương tới địa phương. Theo Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính
phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam, cơ quan quản lý BHXH ở trung ương là
BHXH Việt Nam; ở địa phương có BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; BHXH huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh.
Mục tiêu của quản lý chi BHXH là làm cho q trình tổ chức chi trả chế
độ BHXH thơng suốt, chi trả đúng, đủ, kịp thời, phục vụ cho người tham gia và
hưởng các chế độ BHXH ngày càng tốt hơn, góp phần ổn định, bảo đảm an tồn
xã hội và thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2.1.2. Vai trò của quản lý chi bảo hiểm xã hội
2.1.2.1. Vai trò của bảo hiểm xã hội
Hoạt động BHXH là hoạt động sự nghiệp của toàn xã hội, phục vụ mọi
thành viên trong xã hội khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, BHXH có vai trò

6

download by :


quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của một quốc gia và được thể hiện ở
các mặt sau:
Thứ nhất, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động. Người
tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy

giảm mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết. Mục đích lớn nhất của
BHXH là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ. Người lao động
sẽ được thay thế một phần thu nhập bị mất hoặc giảm thu nhập, điều này sẽ động
viên người lao động yên tâm cống hiến và không phải lo lắng khi có rủi ro có thể
xảy ra. Đồng thời, BHXH góp phần hạn chế và điều hịa các mâu thuẫn có thể
xảy ra giữa người sử dụng lao động và người lao động, tạo mơi trường làm việc
bình đẳng, ổn định,đảm bảo cho hoạt động sản xuất, công tác đạt hiệu quả cao, từ
đó góp phàn tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Đây là vai trò cơ bản
nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và phương hướng hoạt động
của BHXH (Phạm Thị Định và cs.,2011).
Thứ hai, BHXH làm gắn bó lợi ích giữa người sử dụng lao động, người
lao động và Nhà nước. BHXH không những đảm bảo ổn định cuộc sống cho
người lao động và gia đình họ mà cịn góp phần bảo vệ lợi ích của người sử dụng
lao động khi có biến cố rủi ro xảy ra đối với người lao động trong đơn vị mình,
nó tạo điều kiện cho người sử dụng lao động nhanh chóng ổn định sản xuất.
Đồng thời, hoạt động BHXH còn thể hiện sự quan tâm của người sử dụng lao
động đối với người lao động thơng qua việc đóng góp vào quỹ BHXH, do đó
người lao động có trách nhiệm hơn trong cơng việc, tích cực, sáng tạo trong q
trình lao động. Đối với Nhà nước, thông qua việc tổ chức hoạt động BHXH
nhằm đảm bảo cho mọi người lao động, mọi tổ chức, đơn vị hoạt động sản xuất,
kinh doanh bình đẳng, cơng bằng trong lao động sản xuất, góp phần cho nền kinh
tế, chính trị và xã hội phát triển.
Thứ ba, BHXH góp phần thực hiện cơng bằng xã hội. BHXH dựa trên
nguyên tắc người lao động bình đẳng trong nghĩa vụ đóng góp và thụ hưởng.
Mức hưởng BHXH phụ thuộc vào mức đóng, thời gian đóng theo nguyên tắc “có
đóng – có hưởng” và “đóng ít – hưởng ít, đóng nhiều - hưởng nhiều”, đối tượng
tham gia không chỉ trong khu vực nhà nước mà ở mọi thành phần kinh tế. Phân
phối trong BHXH là sự chuyển dịch thu nhập mang tính xã hội, là sự phân phối

7


download by :


lại giữa những người có thu nhập cao, thấp khác nhau theo xu hướng có lợi cho
người có thu nhập thấp, là sự chuyển dịch thu nhập của người khỏe mạnh, may
mắn có việc làm ổn định cho những người ốm yếu, gặp phải những biến cố rủi ro
trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, BHXH góp phần làm giảm
bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội.
Thứ tư, BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất
nước. Để có nguồn lực vật chất đảm bảo hoặc thay thế thu nhập cho người lao
động tham gia BHXH khi gặp rủi ro, các bên tham gia BHXH phải đóng góp tài
chính vào một quỹ tiền tệ tập trung, đó là quỹ BHXH. Quỹ được sử dụng để chi
trả các chế độ BHXH cho người lao động và gia đình họ, một phần để chi quản lý
sự nghiệp BHXH, Việc sử dụng quỹ BHXH không thực hiện cùng một lúc mà
dàn trải theo thời gian, vì vậy trong khoảng thời gian người lao động tham gia
BHXH chưa đến tuổi nghỉ hưu, quỹ BHXH có một khoản tiền tương đối nhàn
rỗi. Quỹ BHXH sẽ tham gia vào thị trường tài chính và trở thành nguồn cung ứng
vốn lớn, ổn định đem đầu tư trong các chương trình, sự án lớn phát triển kinh tế xã hội (Phạm Thị Định và cs., 2011)
2.1.2.2. Vai trò của chi bảo hiểm xã hội
Chi BHXH là một nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH góp phần thực
thi chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Vai trò của
chi BHXH được thể hiện rõ nét ở những điểm sau đây:
Chi trả BHXH đầy đủ, kịp thời, chính xác tới từng đối tượng hưởng
BHXH giúp người lao động có nguồn thu nhập kịp thời để chữa bệnh, nuôi con,
phục hồi sức khoẻ, ổn định cuộc sống; góp phần động viên kịp thời về mặt vật
chất cũng như tinh thần cho họ.
-

Thông qua chi trả các chế độ BHXH kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý cũng

như những tồn tại bất cập của chính sách BHXH để kịp thời sửa đổi, bổ sung
đảm bảo quyền lợi cho người lao động; hạn chế tối đa tình trạng khiếu nại, đảm
bảo cơng bằng giữa các đối tượng tham gia BHXH.
-

Thông qua chi BHXH giúp cơ quan BHXH phát hiện những sai sót
trong q trình xét duyệt hưởng trợ cấp BHXH, phát hiện những đối tượng
hưởng sai trợ cấp để từ đó có những biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu hành vi giả
mạo hồ sơ, chứng từ để hưởng trợ cấp BHXH.
-

-

Từ thực trạng chi có thể đánh giá được nguyên nhân tăng, giảm chi để có

8

download by :


giải pháp kịp thời trong việc tính phí BHXH, tiết kiệm chi, đảm bảo chi đúng, chi
đủ và bảo toàn quỹ BHXH.
• Thơng qua hoạt động chi BHXH để tun truyền về chính sách BHXH
tới mọi người trong xã hội nhằm thực hiện tốt chính sách, chế độ BHXH theo
pháp luật, đồng thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người lao động thụ
hưởng chính sách BHXH. Từ đó, nâng cao hiệu quả củaa cơng tác chi trả, góp
phần hoàn thiện các chế độ BHXH.
-

Thu và chi BHXH là những nội dung cơ bản của hoạt động BHXH nói


chung và trong quản lý tài chính BHXH nói riêng. Vì vậy chúng có tác động qua
lại lẫn nhau, chi trả tốt các chế độ BHXH sẽ tạo điều kiện thu BHXH triệt để.
-

Thực hiện tốt hoạt động chi BHXH là cơ sở tạo niềm tin của người lao

động đối với Đảng, Nhà nước về chính sách BHXH.
Chi BHXH là chi các chế độ BHXH mà người lao động được hưởng khi
tham gia BHXH. Chế độ BHXH là sự cụ thể hố chính sách, là hệ thống các quy
định cụ thể và chi tiết được pháp luật hóa về đối tượng hưởng, điều kiện hưởng,
mức hưởng, thời gian hưởng BHXH, nghĩa vụ và mức đóng góp của từng trường
hợp cụ thể phù hợp với quy luật khách quan của xã hội và phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Để góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động trên toàn thế giới và
đảm bảo an toàn xã hội, ngày 4 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) năm 1952 ban hành Công ước số 102 về quy phạm tối thiểu
an tồn xã hội, trong đó quy định 9 chế độ trợ cấp, đó là:
-

(1) Chăm sóc y tế;

-

(2) Trợ cấp ốm đau;

-

(3) Trợ cấp thất nghiệp;


-

(4) Trợ cấp tuổi già (hưu bổng);

-

(5) Trợ cấp TNLĐ-BNN;

-

(6) Trợ cấp gia đình;

-

(7) Trợ cấp sinh đẻ;

-

(8) Trợ cấp khi tàn phế;

-

(9) Trợ cấp tiền tuất.

9

download by :



×