Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 134 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯƠNG DUY TÌNH

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ
HỘI HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC

Ngành:
Mã số:

Quản lý kinh tế

8340410

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Đức

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hồn tồn trung
thực, của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt
Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn



Lương Duy Tình

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này em xin cảm ơn sự dạy dỗ, động viên của các thầy
giáo, cô giáo Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Em xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cơ giáo trong Bộ
môn Kinh tế, đặc biệt là TS. Trần Văn Đức trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong q
trình nghiên cứu đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn BHXH tỉnh, Phòng Quản lý thu BHXH, Phòng Khai
thác và thu nợ BHXH tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Sông Lơ, BHXH huyện Sơng Lơ
cùng Ban lãnh đạo và tồn thể cán bộ BHXH huyện, các đơn vị doanh nghiệp, cán bộ
quản lý nhân sự các công ty, các Hộ kinh doanh cá thể, người lao động tham gia BHXH
trên địa bàn huyện Sông Lô đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin
cần thiết để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Tôi xin được cảm ơn tất cả bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp đã chia sẻ, động
viên tơi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình làm luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Lương Duy Tình


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abtract ................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 3

1.5.

Bố cục các nội dung của luận văn ...................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ............ 5

2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ...................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến quản lý thu BHXH bắt buộc............................ 5

2.1.2.

Vai trò và mục tiêu của quản lý thu bảo hiểm xã hội ......................................... 8

2.1.3.

Đặc điểm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc .............................................. 11

2.1.4.

Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................................... 11

2.1.5.

Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc............ 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................................... 26

iii



2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội băt buộc ở một số nước trên
thế giới .............................................................................................................. 26

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam ..................... 28

2.3.

Một số bài học kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc cho
huyện Sông Lô .................................................................................................. 34

2.3.1.

Bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số nước trên Thế giới .......................... 34

2.3.2.

Bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ................... 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 37

3.1.1


Vài nét về huyện Sông Lô ................................................................................ 37

3.1.2.

Vài nét về Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô ..................................................... 44

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 48

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 48

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 49

3.2.3

Phương pháp tổng hợp phân tích thơng tin....................................................... 50

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 53
4.1.

Thực trạng quản lý thu bhxh bắt buộc trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh

Vĩnh Phúc ......................................................................................................... 53

4.1.1.

Thực trạng quản lý thu BHXH bắt bộc trên địa bàn huyện Sơng Lơ, tỉnh
Vĩnh Phúc ......................................................................................................... 53

4.1.2.

Tình hình quản lý đối tượng tham gia BHXH .................................................. 54

4.1.3.

Lập kế hoạch thu............................................................................................... 60

4.1.4.

Tình hình quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH .................................... 62

4.1.5.

Tình hình quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội .................................................. 63

4.1.6.

Tình hình nợ đọng tiền đóng bảo hiểm xã hội .................................................. 64

4.1.7.

Tình hình kiểm tra, kiểm sốt việc thực hiện thu, nộp BHXH ......................... 67


4.1.8

Kết quả thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện .............................................. 71

4.1.9.

Đánh giá chung về quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Sơng
Lơ, tỉnh Vĩnh..................................................................................................... 73

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc tại bảo
hiểm xã hội huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2016................ 86

iv


4.2.1.

Nhận thức của đối tượng tham gia BHXH ....................................................... 86

4.2.2.

Tốc độ tăng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người ..................................... 88

4.2.3.

Qui mô doanh nghiệp ....................................................................................... 89


4.2.4.

Công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp chính quyền...................................... 90

4.2.5.

Tổ chức bộ phận quản lý thu BHXH ................................................................ 91

4.3.

Các giải pháp quản lý thu BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện
Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................. 92

4.3.1.

Căn cứ pháp lý đề xuất giải pháp...................................................................... 92

4.3.2.

Giải pháp nâng cao công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn
huyện Sông Lô .................................................................................................. 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 105
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 105

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 106


5.2.1.

Kiến nghị với Nhà nước ................................................................................. 106

5.2.2.

Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc ........................................ 107

5.2.3.

Kiến nghị với BHXH tỉnh Vĩnh Phúc............................................................. 108

5.2.4.

Kiến nghị với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Sông Lô ............................. 108

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 109
Phụ lục ........................................................................................................................ 112

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASXH


An sinh xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBCCVC

Cán bộ, cơng chức, viên chức

DN

Doanh nghiệp

DNNQD

Danh nghiệp ngồi quốc doanh

HCSN

Hành chính sự nghiệp


HCSN,ĐĐT

Hành chính sự nghiệp đảng, đồn thể

HCSNTW

Hành chính sự nghiệp trung ương

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

KCB

Khám chữa bệnh

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

SDLĐ

Sử dụng lao động

TTHC


Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thống kê diện tích đất đai của huyện Sông Lô.................................................. 39

Bảng 3.2.

Kết quả sản xuất các ngành kinh tế và cơ cấu kinh tế của huyện Sông Lơ
qua 3 năm (2014- 2016) ...................................................................................... 41

Bảng 3.3.

Tình hình dân số và lao động của huyện Sông Lô qua 3 năm 2014- 2016 ...... 43

Bảng 3.4.

Trình độ cán bộ BHXH huyện Sông Lô giai đoạn 2014 – 2016 ...................... 45

Bảng 3.5.

Đối tượng và số lượng mẫu điều tra ................................................................... 50


Bảng 4.1.

Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện giai đoạn 20142016 ...................................................................................................................... 55

Bảng 4.2.

Số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 2016............................................................................................................................. 58

Bảng 4.3.

Dự toán thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2016 ............................................. 61

Bảng 4.4.

Tổng hợp quỹ lương, mức lương đóng BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện
giai đoạn 2014-2016 ............................................................................................ 62

Bảng 4.5.

Tình hình nợ đọng BHXH từ năm 2014 - 2016................................................. 64

Bảng 4.6.

Tình hình nợ đọng BHXH của từng khối tham gia BHXH từ 2014-2016 ...... 66

Bảng 4.7.

Thực hiện kiểm tra của BHXH huyện năm 2016 .............................................. 68


Bảng 4.8.

Kết quả kiểm tra của BHXH huyện năm 2016 .................................................. 69

Bảng 4.9.

Kết quả thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Sơng Lơ 2014-2016 ............ 72

Bảng 4.10. Tình hình trốn đóng BHXH khối DNNQD từ năm 2014-2016 ....................... 79
Bảng 4.11. Số lao động tham gia theo khối loại hình năm 2016 ......................................... 79
Bảng 4.12. Tổng hợp mức lương tối thiểu vùng qua từng thời kỳ (2008-2016) ................ 81
Bảng 4.13. Lãi suất chậm đóng bảo hiểm xã hội và lãi suất cho vay của Ngân hàng
BIBV năm 2014 – 2016 ...................................................................................... 83
Bảng 4.16. Bảng tổng hợp mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động về pháp luật
BHXH đối với 40 DN điều tra ............................................................................ 87
Bảng 4.17.

Bảng tổng hợp mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động về mức đóng
BHXH đối với 40 DN điều tra ............................................................................ 88

Bảng 4.13. Bảng tổng hợp thu nhập bình quân của người lao động tại 40 DN điều tra..... 89
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp điều tra số lao động tại 40 DN điều tra ..................................... 89
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp tình hình thanh tra, kiểm tra cơng tác thực hiện Luật BHXH
tại 40 DN điều tra................................................................................................. 91

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của BHXH huyện Sơng Lơ ................................................ 45


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 3. 1 Bộ máy tổ chức của BHXH huyện Sông Lơ ................................................................ 45
Hình 4.1. Số đơn vị tham gia BHXH giai đoạn 2014-2016........................................................... 56
Hình 4.2. Số lao động tham gia BHXH giai đoạn 2014-2016....................................................... 59
Hình 4.3. Tình hình nợ đọng BHXH giai đoạn 2014-2016 ........................................................... 65
Hình 4.4. Tình hình nợ động của từng khối tham gia BHXH giai đoạn 2014 - 2016 .............. 66

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Tình hình nợ đọng tiền đóng bảo hiểm xã hội................................................................. 67
Hộp 4.2. Tình hình thực hiện cơng tác kiểm tra trên địa bàn huyện Sông Lô .............................. 71
Hộp 4.3. Nhận thức của người lao động về chính sách BHXH .................................................... 88

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lương Duy Tình
Tên luận văn: “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc”.
Ngành: Quản Lý Kinh Tế
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Sông Lô là huyện miền núi, những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã
hội, vấn đề chính sách xã hội ln được Đảng và chính quyền địa phương rất quan tâm,
trong đó chính sách BHXH được các cơ quan chức năng tiến hành triển khai, phổ biến,
hướng dẫn và tổ chức thực hiện kịp thời tới các đơn vị sử dụng lao động, người lao động.
Tuy nhiên, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nhất là khu vực ngoài quốc
doanh tỷ lệ tham gia BHXH cịn thấp, cơng tác tun truyền về chính sách BHXH cịn hạn
chế, cơng tác quản lý còn chưa chặt chẽ, cơ chế phối hợp thực hiện Luật BHXH còn nhiều

bất cập, chế tài xử phạt đã có nhưng chưa đủ mạnh, mức phạt cịn q nhẹ, tính cưỡng chế
của Pháp luật chưa nghiêm, các chủ sử dụng lao động cố tìm cách trốn đóng BHXH, lạm
dụng tiền BHXH để làm vốn sản xuất kinh doanh, về phía người lao động cũng chưa hiểu
đúng về chế độ Bảo hiểm xã hội khi bị trích một phần tiền lương thì khơng muốn, bên cạnh
đó do áp lực về việc làm nên khơng giám đấu tranh địi hỏi quyền lợi tham gia BHXH,
BHYT, BHTN. Để có cái nhìn một cách hệ thống trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý
thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện, những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu
BHXH thời gian qua ở huyện Sông Lô và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác
quản lý thu BHXH ở huyện Sông Lô trong thời gian tới, là người trực tiếp làm công tác
quản lý thu BHXH ở huyện, từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Quản lý thu Bảo hiểm
xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn Thạc sĩ.
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc
trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao
cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong
những năm tới. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luộn và thực tiễn về
quản lý thu BHXH bắt buộc. Chủ thể nghiên cứu là các đơn vị, doanh nghiệp, người lao
động đang tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về quản lý thu BHXH bắt buộc, vai trò và
mục tiêu của quản lý thu BHXH. Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của quản lý
thu BHXH. Nội dung mà đề tài nghiên cứu là quản lý thu BHXH bắt buộc thông qua các
căn cứ pháp lý thu BHXH bắt buộc, tổ chức quản lý thu BHXH bắt buộc, quản lý đối tượng
thu BHXH bắt buộc, công tác lập kế hoạch, quản lý tỉ lệ thu, quản lý tiền thu, công tác
thanh tra, kiểm tra về quản lý thu BHXH, kết quả thu BHXH bắt buộc. Các nhân tố ảnh

ix


hưởng đến kết quả thu BHXH bắt buộc, gồm: chính sách về tiền lương và chính sách về
BHXH bắt buộc, nhận thức, thói quen của người lao động, chủ sử dụng lao động, công tác
thông tin tuyên truyền, sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền, chính sách lao

động và việc làm, công tác tổ chức thực hiện BHXH, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập
bình qn đầu người.
Địa bàn nghiên cứu là huyện Sơng Lơ, có các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH. Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng
phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập thông tin; hệ thống các chỉ
tiêu, nghiên cứu đã sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu: Nhóm chỉ tiêu đánh giá
hiện trạng của địa phương; Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơng tác thu BHXH; Nhóm chỉ tiêu
phản ánh ngun nhân.
Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc qua các năm
2014-2016 trên địa bàn huyện Sông Lô cho thấy số lượng các đơn vị và lao động tham
gia BHXH có xu hướng tăng lên làm gia tăng số thu BHXH trên toàn huyện, năm 2014
số thu 36.303 triệu đồng, đến 2016 số thu 46.370 triệu đồng, tăng bình quân 113.05%.
Số đơn vị tham gia BHXH tăng nhanh theo các năm đã cho thấy công tác khai thác, phát
triển, mở rộng đối tượng của BHXH huyện Sơng Lơ thực hiện khá hiệu quả, năm 2014
có 133 đơn vị, đến 2016 là 174 đơn vị. Tuy nhiên, việc thi hành Luật BHXH còn bộc lộ
nhiều hạn chế, cịn ở mức thấp, đang tồn tại đó là: Nhận thức của người SDLĐ và NLĐ
về chính sách BHXH và trách nhiệm thực hiện pháp luật BHXH cịn thấp, cơng tác phát
triển đối tượng tham gia BHXH đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa xứng với tiềm
năng, hiện trên địa bàn huyện có 4.260/5.997 lao động tham gia BHXH, bằng 71.04%.
Tình trạng chủ Doanh nghiệp tìm đủ mọi cách trốn tránh tham gia BHXH cho NLĐ,
hiện chỉ có 55/115 đơn vị doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động, bằng
47.826%, tỷ lệ nợ đọng bình quan hàng năm là 1.3%.
Các yếu tố như nhận thức về BHXH của người sử dụng lao động và người lao
động còn hạn chế, mặt khác một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến quyền lợi và nghĩa
vụ tham gia BHXH. Chế tài quy định về xử phạt vi phạm về BHXH chưa chặt chẽ, chưa
nghiêm. Công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực BHXH cịn ít và chưa thường xun,
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hiệu quả thấp, xử lý chưa dứt điểm, dẫn đến
không giải quyết tận gốc các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. bộ lộ nhiều yếu kém.
Để công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện đạt kết quả tốt cần
thực hiện đồng bộ các giải pháp: (1) Tăng cường công tác cơng tác thơng tin tun

truyền chính sách BHXH bắt buộc; (2) mở rộng, phát triển đối tượng tham gia; (3) Hoàn
thiện và nâng cao khả năng làm việc của đội ngũ cán bộ thu; (4) khắc phục nợ đọng tiền
đóng BHXH; (5) tăng cường thanh tra, kiểm tra; (6)tiếp tục cải cách thủ tục hành chính;
(7) đẩy mạnh ứng dụng công nghê thông tin trong quản lý thu BHXH.

x


THESIS ABTRACT
Master candidate: Luong Duy Tinh
Thesis title: “Management of collecting compulsory social insuranceat Social security
office of Song Lo district, Vinh Phuc province”
Major: Economics Management

Code: 8340410

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
Song Lo is a mountainous district, in recently, along with the socio-economic
development, social policies have always been lured attention of the communist party
and local authorities. The social insurance policy has been guiding, organizing,
implementingto employees and employerstimely. However, the development of the
participantsof compulsory social insurance, especially in the non-state sectorwasat low
rate; the propaganda on social insurance policy was not sufficient(many employees did
not want to pay part of their salary for contributing to social insurance fund, while some
others did not dare to ask for the entitlement of the social insurance due to the pressure
of losing the job); the management mechanism is still not tight, the mechanism to
coordinate the implementation of the Law on social insurance still many inadequacies
(sanctions have been not strong enough, the penalty is too light, the enforcement of the
law is not strict, many employers have trying to evade social insurance money and turn
it into capital for their business). In order to have a systematic view on the current

situation ofmanagement of compulsory social insurance collection inSong Lo district, I
chose to study the thesis titled: "Management of collecting compulsory social insurance
at Social security office of Song Lo district, Vinh Phuc province".
The objectives of the study were to assess the current situation of management
of compulsory social insurance collection at social security office in Song Lo district,
Vinh Phuc province; on that basis, to propose solutions to improve the management of
collecting compulsory social insurance in the coming years. The research subjectswere
the practical and practical issues of collecting compulsory social insurance
management. Research objectswere institutions, enterprises and employees who were
participating in compulsory social insurance in Song Lo district, Vinh Phuc province.
The study reviewed the concepts of compulsory social insurance management,
the role and objectives of collecting social insurance management. Research has
identified the basic characteristics of social insurance collection management. The
research has been applied the theorical framework includings the legal base of
management of collecting; implementation of collecting compulsory social insurance,
management of the participants in collecting compulsory social insurance, planning,

xi


revenue management, inspection of social insurance collection, results of collecting
compulsory social insurance. Factors influencing the results of collecting compulsory
social insurance has also been addressed including wage policy and compulsory social
insurance policy, perception and habits of employees, employers, information
publication and propaganda, the effort of the Party committees and authorities, labor
and employment policies, the implementation of social insurance, economic growth rate
and incomeper capita.
The study area is Song Lo district, where natural characteristics and socioeconomic conditions are relevant to the management of collecting the social insurance.
To conduct the analysis, the author had applied the study site selection method;
information collection method; system of research indicators including group of

indicators reflecting the current socio-economics situation of the district; group of
indicators of the collection of social insurance.
The analysis and assessment of the situation of collection compulsory social
insurance management in period from 2014 to 2016 in Song Lo district has shown that
the number of employers and employees participating in social insurance tended to
increase thus led to the increase of the insurance revenue. In 2014, the district social
insurance collected a revenue of 36,303 million VND, then in 2016 the revenue was
46,370 million VND, reflected to an development rate of 113.05% annually. The
number of entities participating in social insurance increased rapidly thank to the work
of exploitation, development and expansion of social insurance participant in Song Lo
district, in 2014 there were 133 employers, but in 2016 that number increased up to 174.
However, the implementation of the Law on Social Insurance also revealed many
limitations. The awareness of employers and laborers about social insurance policy and
responsibility for implementation of social insurance law is not sufficient;the
development of participants in social insurance has changed positively but not
commensurate with the potential, currently in the district there were 4.260 in total of
5.997 employees already participated in social insurance, accounted for 71.04%. The
situation that enterprises owners have finding all ways to avoid paying social insurance
premium for employees were still popular. The inspection result revealed that only 55 in
total of 115 enterprises contributed to social insurance premium for workers, accounted
for 47.826%, but the average annual debt was about 1.3%.
That situation above was dued to the limited awareness of social insurance of
employers and workers, on the other hand some enterprises have not paid attention to
the rights and obligations to participate in social insurance. The sanctioning regulations
on violations of social insurance was not strict. Inspection and checking in the field of
social insurance was not implemented regularly, not met the tasks requirements, low

xii



efficiency, not handled definitely thus led to not solving the root of the violation of the
law on social insurance.
In order to ensure the effective management of collecting the compulsory
social insurance in the district, the following measures should be implemented: (1)
strengthening information and propagandainitiaties on compulsory social insurance;
(2) expanding and developing the participants; (3) improving and enhancing the
ability of the social security collecting staffs; (4) remedying debts owed to social
insurance office; (5) intensifying inspections; (6) further reforming of administrative
procedures; (7) promoting the application of information technology in management
of social insurance collection.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội được coi là xương sống của hệ thống Bảo hiểm
xã hội, Qũy Bảo hiểm xã hội là cơ sở quan trọng và quyết định mọi hoạt động của
cơ quan Bảo hiểm xã hội. Bởi vậy, Quản lý thu tốt sẽ góp phần đảm bảo sự ổn
định, tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội đồng thời tạo lập nguồn quỹ để chi trả các
chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thực tiễn công tác quản lý thu Bảo
hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói chung và Bảo hiểm xã hội các
tỉnh, địa phương nói riêng, trong thời gian qua mặc dù chính sách Bảo hiểm xã
hội đã được sửa đổi, bổ sung nhiều, quy trình tổ chức thực hiện thu Bảo hiểm xã
hội đã có nhiều cải cách, cải tiến rõ rệt, song kết quả thu Bảo hiểm xã hội chưa
thực sự cao, chưa tương xứng với tiềm năng, cần phải có sự nỗ lực hơn nữa.
Sơng Lơ là huyện miền núi mới được thành lập tháng 4 năm 2009 theo
nghị định số 09/2008/NĐ-CP ngày 23/12/2008 về việc điều chỉnh địa giới hành
chính huyện Lập Thạch thành lập huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Trung
tâm huyện cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 23 km và cách thủ đô Hà Nội 71km.

Những năm qua, cùng với sự phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của
tỉnh, với vị trí địa lý thuận lợi, Sơng Lơ được xác định là vùng trọng điểm phát
triển kinh tế - xã hội phía Tây của tỉnh Vĩnh Phúc, là điểm dừng chân lý tưởng để
các đơn vị, doanh nghiệp đặt trụ sở, nhà máy, các khu cơng nghiệp sản xuất. Đó
cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác thu Bảo hiểm xã hội trong thời gian tới,
đồng thời cũng là khó khăn, thách thức khơng nhỏ đối với cơng tác quản lý thu
BHXH và quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, vấn đề
chính sách xã hội ln được Đảng và chính quyền địa phương rất quan tâm, trong
đó chính sách BHXH được các cơ quan chức năng tiến hành triển khai, phổ biến,
hướng dẫn và tổ chức thực hiện kịp thời tới các đơn vị sử dụng lao động, người
lao động. Do vậy, số đơn vị, số người tham gia, số thu BHXH ngày một tăng, nếu
như năm đầu thành lập huyện 2009 có 122 đơn vị, với 1.994 lao động tham gia
BHXH, tổng thu BHXH đạt gần 11,5 tỷ đồng, thì đến hết năm 2016, tổng số đơn
vị tham gia BHXH đã lên tới 174 đơn vị với 4.260 lao động, tổng thu BHXH đạt
trên 66 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc,
nhất là khu vực ngoài quốc doanh tỷ lệ tham gia BHXH cịn thấp, hiện tồn

1


huyện có 71.03 % lao động tham gia BHXH, trong đó khối doanh nghiệp ngồi
quốc doanh chỉ có 32.1% lao động tham gia; Tỉ lệ nợ đọng, chậm đóng BHXH
cịn cao trên 1,2%; cơng tác tun truyền về chính sách BHXH còn hạn chế nên
một bộ phận người lao động chưa nắm bắt, chưa hiểu được bản chất tốt đẹp, tính
nhân văn, chia sẻ của chính sách BHXH, cơng tác quản lý còn chưa chặt chẽ; cơ
chế phối hợp thực hiện Luật BHXH nói chung, trong quản lý đối tượng thuộc
diện phải tham gia BHXH theo Luật nói riêng cịn nhiều bất cập; chế tài xử phạt
đã có, nhưng chưa đủ mạnh, mức phạt cịn q nhẹ, tính cưỡng chế của Pháp luật
chưa nghiêm. Do đó, các chủ sử dụng lao động cố tìm cách trốn đóng Bảo hiểm

xã hội nhất là các đơn vị mới thành lập, lạm dụng tiền Bảo hiểm xã hội để làm
vốn sản xuất kinh doanh, về phía người lao động cũng chưa hiểu đúng về chế độ
Bảo hiểm xã hội khi bị trích một phần tiền lương thì khơng muốn, nên khơng u
cầu chủ doanh nghiệp tham gia, bên cạnh đó do áp lực về việc làm nên khơng
giám đấu tranh địi hỏi quyền lợi tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Để có cái nhìn
một cách hệ thống về thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện
Sông Lô thời gian qua như thế nào, Kết quả đạt được là gì? Có những bất cập
nào? những nhân tố nào ảnh hưởng đến cơng tác quản lý thu BHXH, yếu tố nào
mang tính chất quyết định? Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm nâng cao
công tác quản lý thu BHXH ở huyện Sông Lô trong thời gian tới?
Là người trực tiếp làm công tác quản lý thu BHXH ở huyện, từ những lý
do trên nên tôi chọn đề tài “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn Thạc sĩ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao cơng
tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh
Phúc trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Đánh giá thực trạng về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2


- Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội
bắt buộc tại BHXH huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luộn và thực tiễn về
quản lý thu BHXH bắt buộc.
- Đối tượng nghiên cứu là các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động đang
tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
quản lý thu BHXH bắt buộc, không đề cập đến các loại thu khác.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại khu vực
huyện Sông Lô.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài thực hiện dựa vào tài liệu có liên quan đến
nội dung nghiên cứu thu thập từ năm 2014 đến năm 2016. Từ đó đưa ra những
giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc từ nay đến năm 2020. Trong đó:
Dữ liệu thứ cấp thu thập tập trung trong 3 năm gần đây (2014, 2015, 2016)
Dữ liệu sơ cấp thu thập vào 02 năm (2016, 2017).
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
Hệ thống hóa lý luận về quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn
huyện Sơng Lơ, tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần cung cấp căn cứ khoa học cho cấp uỷ,
chính quyền huyện hoạch định chủ trương, chính sách nhằm nâng cao quản lý thu
Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn.
1.4.2. Về thực tiễn
Giải pháp mà luận văn đề xuất có ý nghĩa thực tiễn quan trọng góp phần
nâng cao quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc thời gian tới.
1.5. BỐ CỤC CÁC NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được kết cấu thành 5 phần.


3


Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu.
Phần 4: Kết quả nghiên cứu.
Phần 5: Kết luận và kiến nghị.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến quản lý thu BHXH bắt buộc
2.1.1.1. Khái niệm về quản lý
"Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý tới
đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra" (Hồ Văn Vĩnh, 2002).
Quản lý diễn ra trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người khi có
nhiều người liên kết, hợp tác với nhau, diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau, được
vận dụng từ khái niệm chung về quản lý. Đối với hoạt động BHXH nói chung và
hoạt động thu BHXH nói riêng cũng cần có quản lý.
2.1.1.2. Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Để tồn tại và phát triển con người phải lao động. Lao động tạo ra của cải
vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của con người. Sản phẩm được tạo ra
ngày càng nhiều thì đời sống con người càng được nâng cao. Do đó, việc thỏa
mãn nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào khả năng lao
động của họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng gặp thuận lợi để có
thu nhập và các điều kiện sống bình thường. Ngược lại, có rất nhiều trường hợp

khó khăn, bất lợi, ngẫu nhiên phát sinh làm cho giảm, hoặc mất thu nhập và các
điều kiện phát sinh khác như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất việc làm
hay khi tuổi già… Khi gặp phải những rủi ro đó, thu nhập của người lao động bị
giảm hoặc mất, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, mà cả gia đình họ
cũng vậy, từ đó gây bất ổn đến xã hội.
Bởi vậy, để tồn tại và phát triển ổn định, con người phải tìm ra cách giải
quyết các vấn đề trên. Sự tương trợ cộng đồng dần được hình thành, mở rộng và
phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như lập quỹ tương tế, các hội đoàn
bằng tiền hoặc hiện vật để trợ giúp nhau. Các hình thức trợ giúp tự nguyện của cá
nhân, của cộng đồng đã góp phần bảo đảm nguồn vật chất cần thiết đối với
những người gặp rủi ro. Đây là tiền đề hình thành bảo hiểm xã hội. Khi nền kinh
tế hàng hóa phát triển, việc thuê mướn lao động diễn ra phổ biến, làm cho mối
quan hệ kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động càng phức tạp

5


hơn. Ngồi thu nhập từ tiền cơng, người lao động khơng có bất kỳ thu nhập nào
khác, cuộc sống của họ phụ thuộc vào tiền cơng. Vì vậy, khi bị ốm đau, thai sản,
tai nạn… họ gặp rất nhiều khó khăn, không tự trang trải trong khi họ không nhận
được tiền công, tiền lương hay bất kỳ sự trợ giúp nào khi phải nghỉ việc. Thực tế
đó dẫn đến việc người lao động đấu tranh buộc người sử dụng phải cam kết trả
lương khi họ nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, sinh đẻ và khi hết tuổi lao động. Đối
với người sử dụng lao động, do đòi hỏi của người lao động sẽ làm phát sinh chi
phí là tiền công cho người lao động khi họ gặp rủi ro. Điều này ngoài mong
muốn của người sử dụng lao động. Mâu thuẫn này càng gay gắt hơn khi người
lao động tiến hành đấu tranh quyết liệt, thường xuyên, buộc người sử dụng phải
thực hiện yêu cầu của họ. Chính điều này đã tác động to lớn đến đời sống kinh tế,
xã hội. Trước tình hình đó, Nhà nước đã có những biện pháp can thiệp nhằm ổn
định tình hình, trong đó phải kể đến biện pháp hình thành quỹ tài chính tập trung

có sự tham gia đóng góp của các bên. Trong đó Nhà nước quy định:
Thứ nhất, hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động phải
đóng góp một khoản tiền nhất định. Khoản tiền này được tính tốn trên cơ sở xác
xuất rủi ro của người lao động và tiền công, tiền lương mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động.
Thứ hai, số tiền đóng góp của người lao động và người người sử dụng lao
động hình thành nên một quỹ tài chính tập trung. Ngồi tiền đóng góp của người
lao động và người người sử dụng lao động, quỹ này còn được Nhà nước hỗ trợ.
Thứ ba, khi người lao động gặp rủi ro, họ sẽ được hỗ trợ từ quỹ tài chính
này. Nhờ vậy mà thu nhập của người lao động ổn định hơn, cuộc sống của bản
thân họ cũng như gia đình họ được đảm bảo tốt hơn.
Những hoạt động bao gồm các mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên đây
được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy, BHXH ra
đời và phát triển là tất yếu khách quan, mọi thành viên trong xã hội đều thấy cần
thiết tham gia BHXH. Do đó BHXH ngày càng phát triển cùng với sự phát triển
của mỗi quốc gia. Và trên thực tế BHXH đã trở thành quyền lợi và nhu cầu
không thể thiếu của người lao động.
Vậy BHXH là gì? Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Bảo hiểm xã hội là
sự đảm bảo, thay thế hay bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ
mất, hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề

6


nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất… dựa trên cơ sở quỹ tài chính được
hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hộ của
Nhà nước, nhằm đảm bảo an tồn đời sống cho người lao động và gia đình họ,
góp phần đảm bảo an tồn xã hội.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ mà
xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thơng qua một loạt các biện pháp

cơng cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội dẫn đến việc
ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, và chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế
và trợ cấp cho các gia đình đơng con.
Ở Việt Nam, theo Luật BHXH thì BHXH Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù
đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, dưới các góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau, sẽ
có những quan niệm khác nhau về BHXH như:
Từ góc độ pháp luật, thì BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao
động, sử dụng tiền đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động và được
tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia
đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn
lao động, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật (hưu), hoặc chết.
Từ góc độ chính sách xã hội, thì BHXH là một chính sách xã hội nhằm
đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ gặp phải rủi ro, nhằm góp
phần đảm bảo an tồn xã hội.
2.1.1.3. Khái niệm về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội có hai hình thức tham gia là BHXH bắt buộc và BHXH
tự nguyện. Cả hai hình thức đều được sử dụng để đảm bảo thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những biến cố
rủi ro, sự kiện bảo hiểm làm suy giảm sức khoẻ, mất khả năng lao động, mất việc
làm, hết tuổi lao động, chết, gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH.
Tuy nhiên đối với BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà
người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia theo quy định (Quốc
hội, 2014).

7



2.1.1.4. Khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
* Quan niệm về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thu BHXH bắt buộc là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt
buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định. Trên cơ
sở đó hình thành, tạo lập một quỹ tiền tệ nhằm mục đích bảo đảm cho việc chi
trả các chế độ BHXH và hoạt động của tổ chức sự nghiệp BHXH (Trần Văn
Định, 2015).
* Khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội:
Trước khi đi đến khái niệm công tác quản lý thu BHXH cần phải hiểu thế
nào là quản lý? Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý. Nhưng xét về mặt bản
chất, quản lý chính là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, kiểm tra
các chủ thể quản lý, các quá trình xã hội và hoạt động của con người để chúng
phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng với ý
chí của nhà nước quản lý với chi phí thấp nhất.
Quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều chỉnh
các hoạt động thu. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống các biện pháp hành
chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số
lượng và khơng để thất thu tiền đóng BHXH, đảm bảo thời gian theo quy định.
Quản lý thu BHXH là quy trình thu của cơ quan BHXH, xác nhận chính
xác số lao động, số tiền phải thu, số tiền đã thu, số tiền lãi chậm nộp, tiền lãi truy
thu, số tiền nợ, số tiền nộp thừa của người sử dụng lao động; thời gian nộp, mức
tiền lương, tiền công nộp BHXH của người lao động, đồng thời xác nhận việc
thực hiện chính sách, chế độ BHXH của cơ quan BHXH đối với đơn vị sử dụng
lao động và người tham gia BHXH từng thời điểm và theo yêu cầu quản lý. Tình
hình chấp hành các nguyên tắc, quy định của Nhà nước về thu BHXH và một số
nội dung khác.
Quản lý thu BHXH là một khái niệm phức hợp, bao gồm các định hướng,
chủ trương, phương pháp và biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý,
chỉ đạo, khuyến khích đẩy mạnh cơng tác thu BHXH (Trần Văn Định, 2015).

2.1.2. Vai trò và mục tiêu của quản lý thu bảo hiểm xã hội
2.1.2.1. Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội
Quản lý thu BHXH tốt sẽ góp phần đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng quỹ

8


BHXH đồng thời tạo lập nguồn quỹ để chi trả các chế độ BHXH cho người lao
động. Nguồn quỹ BHXH được coi là xương sống của hệ thống BHXH. Quỹ
BHXH là cơ sở quan trọng, quyết định mọi hoạt động của cơ quan BHXH.
Trong quản lý thu BHXH liên quan đến hầu hết các hoạt động xã hội và
các hoạt động kinh tế, có phạm vi hoạt động rộng, quy mơ lớn, có liên quan đến
đời sống kinh tế - xã hội của số đông người trong cộng đồng xã hội. Trong nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì lợi ích của các bên tham gia vào hoạt động
BHXH cũng rất khác nhau. Chủ sử dụng lao động vì lợi nhuận thường muốn
đóng góp càng ít càng tốt, thậm chí muốn trốn tránh trách nhiệm đóng góp; người
lao động muốn đóng góp ít nhưng lại muốn được đảm bảo nhiều quyền lợi. Bên
cạnh đó, cơ quan BHXH cũng phải bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tăng
cường thu, tiết kiệm chi…Chính vì có những lợi ích khác nhau, thậm chí ở một
phạm vi nào đó trái ngược nhau, nên các bên tham gia hoạt động BHXH thường
xuyên tiềm ẩn những mâu thuẫn. Để giải quyết những mâu thuẫn, đảm bảo quyền
lợi hợp pháp và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH, cần có người làm
trọng tài là Nhà nước, với tư cách là chủ thể duy nhất quản lý xã hội.
Như vậy, quản lý thu BHXH đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt
động BHXH, cụ thể:
Thứ nhất, tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH.
Thu BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa
phương cùng với sự phối hợp của các ban ngành chức năng trên cơ sở quy định
của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguồn tài chính tập
trung từ việc đóng góp của các bên tham gia BHXH. Đồng thời tránh được tình

trạng nợ đọng BHXH từ các cơ quan đơn vị, từ người tham gia BHXH. Qua đó,
đảm bảo sự cơng bằng trong việc thực hiện và triển khai chính sách BHXH nói
chung và giữa những người tham gia BHXH nói riêng. Đối tượng tham gia
BHXH thuộc tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực, mức thu nhập, nhận thức, thái độ
khác nhau. Nếu khơng có sự chỉ đạo thống nhất thì hoạt động thu sẽ không đạt
kết quả cao. Quản lý tạo ra sự thống nhất, đồng bộ giữa các cấp trong q trình tổ
chức thực hiện. Đồng thời, thơng qua việc lập kế hoạch, phân công công việc một
cách rõ ràng, công tác quản lý thu BHXH cũng đạt hiệu quả cao mà lại giảm
được phần chi phí đáng kể.
Thơng qua hoạt động quản lý đã thống nhất được những nội dung quan
trọng của hoạt động thu BHXH đó là: Thống nhất về đối tượng thu, thống nhất về

9


biểu mẫu, hồ sơ thu, quy trình thu, nộp BHXH.
Thứ hai, đảm bảo hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả.
Ổn định, bền vững, hiệu quả trong hoạt động thu BHXH là mục tiêu mà
hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, mục tiêu này chỉ
đạt được khi:
+ Hoạt động thu BHXH được điều hòa, phối hợp nhịp nhàng: Một trong
những nhiệm vụ mà người quản lý phải liên tục đảm nhiệm là chỉ huy. Nhờ chỉ
huy mà quy trình thu với rất nhiều yếu tố phức tạp được tổ chức, điều hòa phối
hợp nhịp nhàng, từ đó tăng cường tính ổn định trong hệ thống nhằm đạt được
mục tiêu quản lý thu BHXH.
+ Hoạt động thu BHXH được định hướng đúng đắn thông qua quản lý,
công tác thu được định hướng đúng đắn theo mục tiêu chung là: Thu đúng, thu
đủ, không để thất thốt thu. Từ đó, hướng mọi sự nỗ lực của cá nhân, tổ chức vào
mục tiêu chung đó.
+ Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức: Thông qua đánh giá, khen

thưởng cho các tổ chức, cá nhân tổ chức thu BHXH tốt sẽ tạo động lực cho các
cá nhân. Đồng thời, qua việc uốn nắn những lệch lạc sai sót của cá nhân giúp cho
q trình thu khơng bị thất thốt.
Ba là, kiểm tra đánh giá hoạt động thu BHXH: Quản lý thu góp phần khắc
phục sự sai lệch của hệ thống thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Vì
quá trình thực hiện giữa kết quả với mục tiêu đề ra ln có sự sai lệch, để kết quả
này gần với mục tiêu thì cơng tác thu mới đạt hiệu quả. Nhờ có hoạt động quản lý
thu sát sao mà công tác kiểm tra, đánh giá ln được sát thực tiễn với q trình thu
(Trần Văn Đinh, 2015).
2.1.2.2. Mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội
Xác định rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH;
phân định rõ chức năng hoạt động quản lý Nhà nước với chức năng sự
nghiệp của BHXH.
Khơng bỏ sót nguồn thu, quản lý chặt chẽ, đảm bảo nguồn thu BHXH
được sử dụng đúng mục đích; đồng thời làm cho nguồn thu BHXH liên tục tăng
trưởng, chống thất thoát quỹ BHXH.

10


Phát triển quỹ BHXH, đảm bảo các yếu tố đầu vào (tiền nộp BHXH) đủ
khả năng chi trả các chế độ cho người lao động tham gia BHXH.
Đảm bảo cho các quy định về thu BHXH được thực hiện nghiêm túc, hiệu
quả, bảo đảm tính xã hội thơng qua việc chia sẻ rủi ro (Vũ An Phương, 2014).
2.1.3. Đặc điểm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tham gia BHXH bắt buộc là nhiệm vụ, nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng
lao động nhằm thực hiện quyền lợi cho NLĐ nhằm thực hiện quyền lợi cho NLĐ.
Việc đóng góp vào quỹ BHXH của các bên tham gia BHXH là tất yếu vì ngun
tắc có đóng có hưởng. Vậy thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH là
nguồn nguồn thu chủ yếu quan trọng nhất cho quỹ BHXH ở hầu hết các quốc gia.

Trên cơ sở nhiệm vụ của công tác thu là phải thu đúng, thu đủ, thu đúng
đối tượng và rõ ràng minh bạch nhằm đảm bảo tính cơng bằng và quyền lợi giữa
những người tham gia BHXH. Bên cạnh đó cần phải tổ chức theo dõi, ghi chép
kết quả đóng BHXH của từng người, đơn vị để làm cơ sở cho việc tính mức
hưởng BHXH theo quy định.
Do vậy, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc có những đặc điểm sau:
- Số đối tượng phải thu là rất lớn và gia tăng theo thời gian nên công tác
quản lý thu BHXH là rất khó khăn và phức tạp.
- Cơng tác thu mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại do đó khối lượng cơng
việc là rất lớn địi hỏi nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu
cũng phải tương ứng.
- Đối tượng thu là tiền nên dễ xảy ra sai pham, vi phạm đạo đức và lạm
dụng quỹ vốn tiền thu BHXH.
Để công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao thì địi hỏi phải có quy trình
quản lý thu chặt chẽ hợp lý, khoa học nhất là trong thời đại công nghệ thông tin
bùng nổ hiện nay. Vì vậy, cơng tác quản lý thu BHXH phải được tổ chức chặt
chẽ, thống nhất trong cả hệ thống từ lập kế hoạch thu, phân cấp thu, ghi kết quả
đặc biệt là quản lý tiền thu quỹ BHXH… (Thư viện học liệu mở Việt Nam).
2.1.4. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.4.1. Căn cứ pháp lý về thu bảo hiểm xã hội băt buộc
Bộ Luật lao động đã sửa đổi bổ sung và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2003, tại Chương XII quy định về BHXH, ở điều 141 có quy định Loại

11


×