Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.87 KB, 104 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒ THẾ NAM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RỪNG PHÒNG HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ ở các đề tài, báo cáo khác hay bất cứ
học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn trong đề tài này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019


Tác giả luận văn

Hồ Thế Nam

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài này tôi đã nhận được sự hỗ trợ,
giúp đỡ của các Thầy, các Cô giáo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Lãnh đạo Hạt
kiểm lâm Nghi Xuân, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ban quản lý rừng
phòng hộ Hồng Lĩnh, Chủ tịch UBND, cán bộ công chức các xã, các chủ rừng trên địa
bàn huyện Nghi Xuân cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để tơi hồn thành đề tài này.
Trước tiên tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt
Nam cũng tồn thể các Thầy, các Cơ khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn và Bộ môn
Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện giúp đỡ hướng dẫn, truyền đạt cho tơi những kiến
thức để tơi hồn thành đề tài.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Mai Thanh Cúc, Bộ môn
Phát triển nông thôn đã dành nhiều công sức và thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi từ khi
bắt đầu chọn đề tài, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Thầy đã định hướng,
hướng dẫn cũng như giải quyết thắc mắc, những khó khăn khi thực hiện đề tài và đồng
thời chỉ bảo tận tình từng mục, các điều cần lưu ý, những vấn đề cần quan tâm giải
quyết liên quan tới đề tài trên cơ sở kinh nghiệm và những kiến thức quý báu của Thầy
đã giúp tôi hồn thành đề tài.
Tiếp theo tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí Lãnh đạo Hạt kiểm lâm
Nghi Xn, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, chủ tịch UBND, cán bộ công
chức các xã, chủ rừng, các hộ gia đình trên địa bàn huyện Nghi Xuân đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi được tham gia nghiên cứu, chỉ dẫn tiếp cận để thu thập thông tin phục

vụ cho đề tài.
Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp
đỡ tơi nhiều trong q trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Hồ Thế Nam

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thựcc tiễn quản lý Nhà nước đối với rừng phòng hộ......... 5
2.1.


Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan............................................................................ 5

2.1.2.

Đặc điểm quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ ......................................... 11

2.1.3.

Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với phòng hộ ............................................... 12

2.1.4.

Nội dung Quản lý nhà nước đối vớiphòng hộ .................................................. 13

2.1.5.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ .......... 21

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 24

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ tại một số địa
phương .............................................................................................................. 24


2.2.2.

Bài học kinh nghiệm cho huyện Nghi Xuân ..................................................... 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn .............................................................................................. 32

iii

download by :


3.1.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ........................................................................ 32

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 33

3.2.

Phương pháp nghiên cỨu ................................................................................. 34

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 34


3.2.2.

Thu thập thông tin thứ cấp ................................................................................ 34

3.2.3.

Phương pháp xử lý phân tích thơng tin............................................................. 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 36
4.1.

Hiện trạng và tình hình xâm hại tài nguyên rừng phòng hộ trên địa bàn
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ....................................................................... 36

4.1.1.

Hiện trạng tài nguyên rừng phòng tài nguyên rừng phòng hộ trên địa bàn
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ....................................................................... 36

4.1.2. Tình hình xâm hại tài ngun rừng phịng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh ...................................................................................................... 48
4.2.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh .................................................................................. 49

4.2.1.

Bộ máy quản lý rừng phòng hộ, nguồn lực thực hiện quản lý nhà nước bảo

vệ rừng phòng hộ .............................................................................................. 49

4.2.2.

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý bảo vệ rừng phòng hộ...... 52

4.2.3.

Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phịng hộ .................................................... 53

4.2.4.

Thực hiện chính sách bảo vệ rừng phòng hộ .................................................... 55

4.2.5.

Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
Lâm nghiệp ....................................................................................................... 57

4.2.6.

Đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ....................................................................... 58

4.3.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa
bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ................................................................... 70

4.3.1.


Yếu tố kinh tế ................................................................................................... 70

4.3.2.

Yếu tố con người .............................................................................................. 71

4.3.3.

Yếu tố pháp luật ................................................................................................ 71

4.3.4.

Yếu tố xã hội..................................................................................................... 72

4.4.

Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên
địa bàn huyện Nghi Xuân trong thời gian tới ................................................... 73

iv

download by :


4.4.1.

Giải pháp tăng cường tuyên truyền bảo vệ rừng phòng hộ .............................. 73

4.4.2.


Giải pháp về nâng cao năng lực của bộ máy quản lý ....................................... 74

4.4.3.

Giải pháp về tổ chức thực hiện ......................................................................... 75

4.4.4.

Giải pháp pháp luật và chính sách .................................................................... 76

4.4.5.

Giải pháp về quy hoạch rừng phòng hộ ............................................................ 78

4.4.6.

Giải pháp về huy động các nguồn lực bảo vệ rừng phòng hộ .......................... 78

4.4.7.

Giải pháp về kỹ thuật ........................................................................................ 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 81
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 81

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 82

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 83
Phụ lục ...........................................................................Error! Bookmark not defined.

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ANQP

An ninh quốc phòng

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

BVR

Bảo vệ rừng

HĐND

Hội đồng nhân dân


KT-XH

Kinh tế - xã hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLNN

Quản lý nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phịng hộ phân theo mục đích
sử dụng năm 2016 ..................................................................................... 37

Bảng 4.2.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phịng hộ phân theo mục đích sử
dụng năm 2017 .......................................................................................... 38

Bảng 4.3.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phịng hộ phân theo mục đích sử
dụng năm 2018 .......................................................................................... 39

Bảng 4.4.

Trữ lượng rừng phòng hộ năm 2016 ......................................................... 41

Bảng 4.5.

Trữ lượng rừng phòng hộ năm 2017 ......................................................... 42

Bảng 4.6.


Trữ lượng rừng phòng hộ năm 2018 ......................................................... 43

Bảng 4.7.

Tổng hợp độ che phủ của rừng phòng hộ năm 2016 ................................. 45

Bảng 4.8.

Tổng hợp độ che phủ của rừng phòng hộ năm 2017 ................................. 46

Bảng 4.9.

Tổng hợp độ che phủ của rừng phòng hộ năm 2018 ................................. 47

Bảng 4.10.

Số vụ vi phạm và hành vi vi phạm ............................................................ 48

Bảng 4.11.

Diện tích rừng phịng hộ đã giao hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư thơn ................................................................................................ 55

Bảng 4.12.

Diện tích rừng tự nhiên phịng hộ theo đơn vị hành chính từ
năm 2016 đến năm 2018 ........................................................................... 56

Bảng 4.13.


Số lượng kiểm tra, thanh tra trong công tác bảo vệ rừng – phòng
cháy chữa cháy rừng và sử dụng rừng ...................................................... 57

Bảng 4.14.

Bảng thống kê tuyên truyền bảo vệ rừng phòng hộ .................................. 61

Bảng 4.15.

Dụng cụ, phương tiện, hạ tầng lâm nghiệp bảo vệ rừng – phòng
cháy, chữa cháy rừng năm 2016................................................................ 61

Bảng 4.16. Dụng cụ, phương tiện, hạ tầng lâm nghiệp bảo vệ rừng –
phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2017..................................................... 62
Bảng 4.17. Dụng cụ, phương tiện, hạ tầng lâm nghiệp bảo vệ rừng –
phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2018..................................................... 62
Bảng 4.18. Kinh phí đầu tư bảo vệ rừng trên địa bàn theo các
năm 2016; 2017; 2018............................................................................... 63

vii

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Tổng diện tích rừng phịng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân theo
năm .......................................................................................................... 40


Biểu đồ 4.2.

Trữ lượng rừng phòng hộ theo năm ........................................................ 44

Biểu đồ 4.3.

Độ che phủ rừng phòng hộ theo năm ..................................................... 48

Biểu đồ 4.4.

Nguồn nhân lực QLNN đối với rừng phòng hộ ...................................... 51

Biểu đồ 4.5.

Số lượng văn bản pháp luật thực hiện quản lý nhà nước đối với
rừng phòng hộ ban hành theo các năm .................................................... 59

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1.

Cơ cấu tổ chức QLNN bảo vệ rừng phòng hộ cấp tỉnh............................. 49

Sơ đồ 4.2.

Cơ cấu tổ chức QLNN bảo vệ rừng phòng hộ cấp huyện ......................... 50

viii

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồ Thế Nam
Tên Luận văn: Quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số:8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơng tác quản lý, bảo vệ rừng phịng hộ trên địa
bàn huyện Nghi Xuân; Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Chọn điểm nghiên cứu;
Phương pháp thu thập thông tin; Phương pháp phân tích; Chỉ tiêu nghiên cứu. Số liệu sơ
cấp được tác giả thu thập bằng cách điều tra phòng vấn 31 cán bộ công chức, viên chức
cấp huyện, xã, thôn, chủ rừng trên địa bàn huyện Nghi Xuân. Số liệu thứ cấp được thu
thập từ sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, cấp, trang Web…có liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sau khi được tác giả thu thập về sau đó được tổng
hợp, phân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn
huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đồng thời đánh giá những yếu tố ảnh hưởng, thành tựu, hạn
chế của cơng tác bảo vệ rừng phịng hộ từ đó tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường
quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân.
Kết quả nghiên cứu chính
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác
quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân như: Một số
khái niệm có liên quan; Điều kiện tự nhiên, khí hậu thủy văn, đất đai, kinh tế - xã hội
địa bàn nghiên cứu; Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Nam và một

số huyện của tỉnh Hà Tĩnh về công tác bảo vệ rừng phịng hộ; Hiện trạng tài ngun
rừng, thực trạng cơng tác quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn, tình
hình vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp, bộ máy quản lý nhà nước đối với rừng phòng
hộ. Luận văn cũng đã phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
đối với rừng phòng hộ(yếu tố kinh tế, yếu tố con người, yếu tố xã hội, yếu tố pháp luật),
thành tựu, hạn chế, ngun nhân của cơng tác bảo vệ rừng phịng hộ trên địa bàn huyện
Nghi Xuân.

ix

download by :


Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tác giả đề
xuất các giải pháp giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với rừng phịng hộ: Giải
pháp tăng cường cơng tác tun truyền bảo vệ rừng phòng hộ; Giải pháp về nâng cao
năng lực của bộ máy quản lý; Giải pháp về tổ chức thực hiện; Giải pháp về chính sách;
Giải pháp về quy hoạch rừng phòng hộ; Giải pháp về huy động các nguồn lực bảo vệ
rừng phòng hộ; Giải pháp về kỹ thuật.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Ho The Nam
Thesis title: State management on protective forests in Nghi Xuan district, Ha Tinh
province.

Specialization:Economic management

Code:8340410

Education institution: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
Basing on evaluating the situation of management and protection of protective
forests in Nghi Xuan district, Ha Tinh province, some solutions are suggested in
order to enhancing state management on protective forests in Nghi Xuan district, Ha
Tinh province.
Methodology
The study describes a number of detailed research methods such as method of
research site selection; Method of information collection and method of information
analysis. Primary data is collected through a survey of 31 cadres at levels of district,
commune and village and owners’ forest in Nghi Xuan district. Secondary data is
collected from related books, journals, newspapers, reports of units and websites. After
collecting, data is processed to analyze the status of state management on protective
forests in Nghi Xuan district, Ha Tinh province and evaluate of factors affecting state
management of protective forests in the district, achievements, limitations of the
protection of protective forests. Then, the study proposes some solutions to enhance the
state management on protective forests in Nghi Xuan district.
Key findings
The study has contributed to systematize theoretical and practical basis on the
state management of protective forests in Nghi Xuan district through some related
concepts; Characteristics of the study area; Experience of Quang Binh, Nghe An, Quang
Nam and some districts of Ha Tinh province in the protection of protective forests; The
status of forest resources; The situation of state management on protective forests in the
district; The situation of violating forestry law; State management apparatus for
protective forest. The study also analyze and evaluate the factors affecting the state
management of protective forests (economic factors, human factors, social factors, and

legal factors), achievements, and limitations and causes of limitations in the protection
of protective forests in Nghi Xuan district.

xi

download by :


Basing on evaluating the current situation of state management on protective
forests and analysis of factors affecting the state management of protective forests in
Nghi Xuan district, Ha Tinh province, the study proposes major solutions to strengthen
the state management on protective forests in Nghi Xuan district, including: Solutions to
enhance the propaganda of protection of protective forests; Solutions to improve the
capacity of cadres in the forest management apparatus; Solutions on organization of
implementation; Solutions of policy; Solutions on planning of protective forests;
Solutions to mobilize resources to defend protective forests; and solutions on technique.

xii

download by :


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rừng có vai trị vơ cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, rừng giữ
đất, hạn chế xói mịn, giữ nước, cản bớt nước chảy bề mặt. Rừng cung cấp nhiều
đặc sản quí như gỗ, dược phẩm, lương thực, rong rêu, địa y và chim, thú...
Rừng có mối quan hệ mật thiết đối với thế giới, là hệ sinh thái có giá trị đa
dạng lớn nhất, là nơi cư trú khoảng 70% các loài động vật và thực vật, bảo vệ và
làm giàu cho đất, điều chỉnh tự nhiên chu trình thủy học, ảnh hưởng đến khí hậu

địa phương và khu vực nhờ sự bay hơi, chi phối các dịng chảy mặt và ngầm.
Rừng cịn bổ sung khí oxy cho khơng khí (nhờ cây xanh có khả năng hấp
thu khí CO2 để thực hiện quang hợp…) và ổn định khí hậu tồn cầu bằng cách
đồng hóa cacbon và thải khí oxy, lọc sự ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nước, chống
lũ lụt, xói mịn.
Rừng cịn là nơi cung cấp nơi ở, việc làm, tạo an ninh sinh kế và các nền
văn hóa liên quan đến những cộng đồng định cư trong khu vực, là lá phổi xanh
của trái đất, là yếu tố quyết định sự sống còn của hơn bảy tỷ người trên hành tinh
của chúng ta.
Việt Nam hiện có 14.415.381 ha, trong đó rừng tự nhiên 10.236.425 ha,
rừng trồng 4.178.966 ha. Nhận thức được tầm quan trọng của rừng, những năm
qua thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước công
tác bảo vệ rừng tuy còn những tồn tại như: hệ thống pháp luật về bảo vệ phát
triển rừng và bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái còn nhiều bất cập, thiếu đồng
bộ, thiếu chế tài để xử lý thích đáng các trường hợp vi phạm, năng lực thực thi
pháp luật của cán bộ cơng chức cịn nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa các cơ quan
pháp luật còn thiếu chặt chẽ. Chính sách chuyển đổi rừng sang đất khác cịn
nhiều khiếm khuyết dẫn đến mất rừng.Ngồi ra, q trình xây dựng hệ thống
thủy điện, thủy lợi, giao thơng, bố trí tái định cư, khai thác khống sản, xây dựng
các khu cơng nghiệp... còn thiếu quy hoạch tổng thể, phát triển theo phong trào
dẫn đến việc mất rừng. Tiếp đến là chưa quản lý tốt việc du canh du cư và việc di
dân nên dẫn đến việc phá rừng(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2018).
Vấn đề quản lý khai thác, cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu gỗ

1

download by :


và lâm sản còn nhiều tiêu cực nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc mất rừng,

hiện tượng cháy rừng, chặt phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng trái pháp luật
vẩn cịn xảy ra…cơng tác quản lý, bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả nhất
định: Độ che phủ của rừng tăng năm 2015 là 39,5 %; năm 2016 là 41,19 %; năm
2017 là 41,45 %, các vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng ngày một giảm (năm
2016 tình hình vi phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
đã giảm 5,23% tương đương 243 vụ so với cùng kỳ năm 2015; Năm 2017 cả
nước đã phát hiện 16.531 vụ vi phạm, giảm gần 5.000 vụ so với 2016 giảm 23%),
một số lồi động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được phục hồi, các vườn
quốc gia, khu dự trữ sinh quyển tầm khu vực và thế giới được bảo vệ tốt (Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2018).
Nghi Xuân là huyện đồng bằng ven biển, nằm phía Đơng Bắc tỉnh Hà Tĩnh,
cách thành phố Hà Tĩnh 47 Km, cách thị xã Hồng Lĩnh 15 km về phía Nam, phía
Bắc giáp với thành phố Vinh (Nghệ An), phía Đơng giáp biển Đơng; Với vị trí
địa lý rất thuận lợi cho giao thương với các tỉnh, các trung tâm kinh tế, xã hội
trong và ngồi nước.
Huyện Nghi Xn có diện tích tự nhiên 220 km2, dân số gần 100.000 người,
19 đơn vị hành chính (17 xã và 2 thị trấn); có hệ thống giao thông khá thuận lợi
với hai nhánh đường quốc lộ với chiều dài gần 35 km; có 32 km bờ biển với các
bãi biển thoải, nước biển trong xanh; sông Lam chảy phía Tây Bắc với chiều dài
trong địa phận huyện là 28 km. Với vị trí thuận lợi (giáp Thành phố Vinh và Thị
xã Cửa Lò – Nghệ An), những năm qua kinh tế - xã hội huyện Nghi Xuân phát
triển tương đối nhanh, đặc biệt các dự án, cơng trình liên quan đến du lịch, du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, tâm linh, văn hóa, tín ngưỡng…
Địa bàn huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 7.096,13 ha; trong đó đối
tượng phịng hộ 4.900,92 ha; sản xuất 2.195,21 ha, ngồi những giá trị, vai trị của
rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng và mơi trường, vùng
rừng nằm theo dải của núi Hồng Lĩnh đã đi vào văn hóa, thơ ca, tín ngưỡng…
ngàn đời của người dân địa phương. Điều đó đặt ra cơng tác quản lý, bảo vệ diện
tích rừng trên địa bàn huyện Nghi Xuân trở nên vô cùng quan trọng và cấp bách
(Chi cục thống kê huyện Nghi Xuân, 2018).

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.

2

download by :


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản
lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với rừng phòng hộ;
(2) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh;
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nướcđối với
rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về cơ cấu tổ chức QLNN đối với rừng phòng hộ trên
địa bàn huyện Nghi Xuân. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt
được, những hạn chế, nguyên nhân tồn tại xuất phát từ QLNN đối với rừng
phòng hộ và một số yếu tố khác làm ảnh hưởng đến QLNN đối với rừng phòng
hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp tăng cường
QLNNđối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Do khuôn khổ thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những
vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện
Nghi Xuân.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, trong đó
có 17/19 xã, thị trấn (Cổ Đạm; Xuân Liên; Cương Gián; Xuân Thành; Xuân Yên;
Xuân Hải; Xuân Đan; Xuân Trường; Xuân Hội; Xuân Phổ; Xuân Giang; Tiên
Điền; Thị trấn Xuân An; Xuân Lĩnh; Xuân Lam; Xuân Hồng; Xuân Viên) có
rừng phịng hộ.

3

download by :


1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Thời gian thu thập thông tin thứ cấp qua 3 năm (2016; 2017; 2018); điều
tra thực địa và thông tin sơ cấp cuối năm 2018, đầu năm 2019.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 10 năm 2019.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước
đối với rừngphòng hộ.
Luận văn đã đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước đối với rừng phòng
hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, phân tích nguyên nhân đạt kết quả quản lý nhà
nước đối với rừngphòng hộ.
Luận văn cũng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối
với rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Nghi Xuân, gồm có:
- Bộ máy quản lý nhà nươc: Là yếu tố trung tâm tác động đến các yếu tố
khác, yếu tố con người liên quan đến ban hành, thực hiện các chính sách quản lý

rừngphịng hộ, tác động vào rừng phịng hộ (tiêu cực và tích cực).
- Quy hoạch: Vấn đề về quy hoạch 3 loại rừng, Quy hoạch đất đai…
- Nguồn vốn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý nhà
nước đối với rừngphòng hộ:
Đây là một trong những yếu tố quan trọng đến quản lý nhà nước đối với
rừngphịng hộ, nguồn vốn thơng qua các dự án quản lý, bảo vệ rừngphịng hộ
(Unredd++; Formis…), kinh phí nhà nước (duy trì bộ máy quản lý, xây dựng cơ
sở hạ tầng, phục vụ hoạt động tuyên truyền…) kinh phí của chủ rừng để phục vụ
quản lý, bảo vệ rừngphòng hộ.
- Chính sách lâm nghiệp:
Các chính sách để quản lý, bảo vệ rừng phịng hộ có vai trị quan trọng
trong thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ
rừngphịng hộ. Ví dụ chính sách giao đất giao rừng; khoán rừng…

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰCC TIỄN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI RỪNG PHÒNG HỘ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về rừng, từ ngữ trong lâm nghiệp
Theo Luật Lâm nghiệp (2019), một số khái niệm cụ thể về rừng và từ ngữ
trong Lâm nghiệp như sau:
- Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát
triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
- Hoạt động lâm nghiệp bao gồm một hoặc nhiều hoạt động quản lý, bảo vệ,
phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.

- Độ tàn che là mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng
trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười.
- Tỷ lệ che phủ rừng(độ che phủ của rừng) là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích
rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên trên một phạm vi địa lý nhất định.
- Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự
nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.
- Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có
rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.
- Rừng tín ngưỡng là rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng
đồng dân cư sống dựa vào rừng.
- Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà
nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi,
phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của
pháp luật.
- Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng.
- Giá trị rừng là tổng giá trị các yếu tố cấu thành hệ sinh thái rừng và các
giá trị môi trường rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định.
- Giá trị quyền sử dụng rừng là tổng giá trị tính bằng tiền của quyền sử

5

download by :


dụng rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định.
-Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật
rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái,
cảnh quan và môi trường, số lượng cịn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị
tuyệt chủng.

- Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật
rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song,
mây, tre, nứa đã chế biến.
- Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được
các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng
cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ mơi trường, góp phần giữ vững quốc
phịng, an ninh.
- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một diện tích rừng
nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững.
- Nhà nước cho thuê rừng là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng
rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng rừng thơng qua hợp
đồng cho thuê rừng.
- Thuê môi trường rừng là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng để
được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng
cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật.
- Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của
môi trường rừng.
- Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên
cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư
tương tự và có cùng phong tục, tập quán.
- Mở cửa rừng tự nhiên là cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trở lại bằng
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đóng cửa rừng tự nhiên là dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời
gian nhất định bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Suy thối rừng là sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng
của rừng.

6

download by :



Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng.
Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển,
những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng.
Năm 1817, H.Cotta (người Đức) đã xuất bản tác phẩm Những chỉ dẫn về
lâm học, đã trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng. Ơng có cơng xây dựng
học thuyết về rừng có ảnh hưởng đến nước Đức và châu Âu trong thế kỷ 19.
Năm 1912, G.F.Morodop(người Nga) công bố tác phẩm Học thuyết về
rừng. Sự phát triển hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những
thành tựu về sinh thái học.
Năm 1930, Morozov(người Nga) đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể
cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi khơng gian nhất định ở
mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ
phận của cảnh quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan
địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi
sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và
ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngồi.
Năm 1974, I.S. Mê-lê-khơp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của
tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
Ở Việt Nam, nhà khoa học Nguyễn Ngọc Lung(Viện quản lý rừng bền vững
và chứng chỉ rừng) cho rằng: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong
đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật.
Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh
hưởng, tác động lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài tổng thể đó”.
Theo Luật Lâm nghiệp(có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019), Rừng là
một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật,
đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc
một số lồi cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ

thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng
khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mịn, sạt lở, lũ qt, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều
hịa khí hậu, góp phần bảo vệ mơi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch

7

download by :


sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân
theo mức độ xung yếu bao gồm:
Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư;
rừng phòng hộ biên giới;
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được
phân thành 03 loại như sau:
- Rừng đặc dụng;
- Rừng phòng hộ;
- Rừng sản xuất.
Theo Nghị định 156/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính Phủ về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp:
Tiêu chí rừng phịng hộ:
Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sơng, hồ, đáp ứng các
tiêu chí sau đây:
- Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;
- Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên
hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;
- Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung

bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung
bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.
Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư
Khu rừng trực tiếp cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của
cộng đồng dân cư tại chỗ; gắn với phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp
của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.
Rừng phòng hộ biên giới
Khu rừng phòng hộ nằm trong khu vực vành đai biên giới, gắn với các điểm
trọng yếu về quốc phòng, an ninh, được thành lập theo đề nghị của cơ quan quản
lý biên giới.
Rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Đai rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: đối với vùng bờ
biển bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 300 m tính từ đường mực nước

8

download by :


ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền; đối với vùng bờ biển
khơng bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 200 m tính từ đường mực
nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền;
- Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định tại
điểm a khoản này: chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40 m trong trường hợp
vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng cát có độ
dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30 m trong trường hợp
vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc vùng cát có độ dốc
dưới 25 độ.
Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Đối với vùng bờ biển bồi tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng phịng

hộ chắn sóng, lấn biển từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh thái;
- Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phịng hộ
chắn sóng, lấn biển là 150 m;
- Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phịng hộ chắn sóng lấn
biển tối thiểu là 20 m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên;
- Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phịng
hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100 m, nơi khơng có đê là 250 m.
2.1.1.2.Quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội, xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài
người, được các nhà tư tưởng, các nhà triết học và các nhà khoa học thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau tìm hiểu, nghiên cứu; có người cho quản lý là các
hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo sự hồn thành cơng việc qua nỗ lực của
người khác; có tác giả cho quản lý là phối hợp có hiệu quả hoạt động
của các cộng sự cùng chung một tổ chức; cũng có tác giả lại cho rằng quản lý
là hoạt động thiết yếu bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được
các mục tiêu của nhóm (Hà Cơng Tuấn, 2006).
Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ
vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay
quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích
đã định trước (Hà Cơng Tuấn, 2006).
Đây có thể coi là một khái niệm chung về quản lý, vì khái niệm này thích

9

download by :


hợp với tất cả các trường hợp từ sự vận động của một cơ thể sống, một vật cơ
giới, một thiết bị tự động hóa đến hoạt động của một tổ chức xã hội, một đơn
vị kinh tế hay cơ quan nhà nước(Hà Cơng Tuấn, 2006). .

Trong quản lý thì chủ thể quản lý là con người hay tổ chức
con người; chủ thể quản lý phải là đại diện có uy tín, có quyền hạn và trách
nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới
mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý, còn khách thể
trong quản lý là trật tự - trật tự này được quy định bởi nhiều loại quy phạm
khác nhau như: quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tơn giáo, quy
phạm pháp luật (Hà Công Tuấn, 2006).
Vậy một cách khái quát: quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của
môi trường.
2.1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước và QLNN đối với rừng phòng hộ
QLNN là một dạng của quản lý xã hội, đây là một quá trình phức tạp, đa
dạng; trong nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn, QLNN được hiểu theo hai cấp
độ: QLNN theo nghĩa rộng là đề cập đến chức năng của cả bộ máy nhà nước (từ
hoạt động lập hiến, lập pháp, hoạt động hành pháp đến hoạt động tư pháp); còn
tiếp cận theo nghĩa hẹp chỉ là hoạt động chấp hành của cơ quan QLNN; hoạt
động này chủ yếu giao cho hệ thống cơ quan hành chính thực hiện đó là các chủ
thể quản lý. QLNN khơng phải là sự quản lý đối với nhà nước, mà là sự quản lý
có tính chất nhà nước, của nhà nước đối với xã hội.
QLNN được thực hiện bởi quyền lực nhà nước; quyền lực nhà nước được
ghi nhận, củng cố bằng pháp luật và đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế
nhà nước; theo nghĩa hẹp QLNN có những đặc trưng cơ bản sau: QLNN mang
tính chất quyền lực nhà nước, có tính chất tổ chức cao và mang tính mệnh
lệnh của nhà nước, QLNN mang tính tổ chức và điều chỉnh chủ yếu, QLNN
mang tính tổ chức và kế hoạch, QLNN mang tính liên tục (Hà Cơng Tuấn,
2006). QLNN trong đối với rừng phòng hộ là một bộ phận QLNN nên nó có
những đặc trưng vốn có, ngồi ra nó có chủ thể, đối tượng quản lý riêng, có
thể khái qt như sau: QLNN đối vơi rừng phịng hộ là q trình các chủ thể
QLNN xây dựng chính sách, ban hành pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật
trong hoạt động quản lý nhằm đạt được yêu cầu, mục đích BVR phịng hộ mà

nhà nước đã đặt ra (Hà Công Tuấn,2006).

10

download by :


2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ
2.1.2.1. Rừng là đối tượng quản lý nhà nước đặc thù
Rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo và có tính chất quyết định
trong việc bảo vệ mơi trường sinh thái tồn thế giới; rừng bao gồm các yếu tố
thực vật, động vật, vi sinh vật, đất rừng, các yếu tố này có quan hệ liên kết cùng
tạo nên hoàn cảnh rừng đặc trưng. Rừng Việt Nam gắn bó chặt chẽ với đời sống
của hàng triệu người dân sống trong rừng và gần rừng; diện tích rừng quốc gia
được chia thành 3 loại theo chức năng và công dụng của các yếu tố để quản lý
gồm: rừng phịng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Vì vậy, QLNN trong lĩnh
vực BVR phải áp dụng những cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật khác
nhau phù hợp với mục đích chủ yếu đối với từng loại rừng. QLNN đối với
rừngphòng hộ phải tiến hành đồng bộ các công cụ quản lý, phát huy sức mạnh
của cộng đồng để đạt được mục tiêu và chương trình hành động BVR phịng hộ
(Hà Cơng Tuấn, 2006).
2.1.2.2. Đặc trưng về chủ thể chịu sự quản lý
Chủ thể chiu sự QLNN đối với rừngphịng hộ là tổ chức, cá nhân có liên
quan đến hoạt động BVR phòng hộ; các chủ thể chịu sự quản lý rất đa dạng,
thuộc nhiều thành phần kinh tế và mỗi loại hình chủ thể có địa vị pháp lý khác
nhau. Trong đó, các chủ rừng là chủ thể chịu sự quản lý chủ yếu bao gồm: các
cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân; các tổ chức kinh tế như lâm trường, công
ty lâm nghiệp; các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; các tổ chức, cá
nhân nước ngoài được nhà nước giao, cho thuê rừng là chủ thể chịu sự quản lý
của nhà nước trực tiếp và chủ yếu nhất.

Mỗi loại chủ thể nói trên có những đặc trưng riêng: các Ban quản lý rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng được nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.
Các tổ chức kinh tế được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê
đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng
sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở
hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Các hộ gia đình, cá nhân trong nước được nhà
nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc
công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận
chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng
trồng. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được nhà nước cho

11

download by :


thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng nên QLNN trong lĩnh vực BVR đòi
hỏi nhà nước phải chú trọng nghiên cứu, áp dụng các biện pháp quản lý phù
hợp với những đối tượng chủ thể cụ thể (Hà Công Tuấn, 2006).
2.1.2.3. Khách thể quản lý Nhà nước đối với bảo vệ rừng phòng hộ
Khách thể QLNN đối với rừngphòng hộ là trật tự QLNN về BVR phòng
hộ; trật tự này được quy định trước hết và chủ yếu trong các quy định của pháp
luật về BV&PTR như qui định về tổ chức bộ máy quản lý, quyền định đoạt của
nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể chịu sự quản lý…nhằm đạt được
mục đích QLBVR phịng hộ của nhà nước.
2.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với phòng hộ
2.1.3.1. Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước
Rừng phịng hộ có vai trò rất to lớn đối với cuộc sống của con người, đối
với nền kinh tế cho thấy việc nhà nước thống nhất quản lý đối với rừngphòng hộ
là cần thiết; điều đó sẽ đảm bảo cho việc duy trì mục tiêu chung của cả xã hội.

Quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được thực hiện theo luật pháp
và được thể hiện trên nhiều mặt như: quyền giao đất, giao rừng đối với các tổ
chức hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản, quyền định giá rừng,
quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, quyền kiểm tra, giám sát việc thực
hiện nghĩa vụ của chủ rừng và xử lý những hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp
(Quốc Hội, 2019).
Để đảm bảo quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước đối với
rừngphịng hộ thì nhà nước phải nắm và sử dụng tốt các công cụ quản lý cũng
như các phương pháp quản lý thích hợp; nếu sử dụng tốt các công cụ quản lý và
phương pháp quản lý thì quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được
duy trì ở mức độ cao; ngược lại, nếu có những thời điểm nào đó, việc sử dụng
các công cụ quản lý không đồng bộ, các phương pháp quản lý khơng thích ứng
thì hiệu lực và hiệu quả quản lý đối với rừngphòng hộ sẽ giảm đi, tình trạng vi
phạm pháp luật về BVR phịng hộ tăng lên. Điều đó sẽ gây hậu quả khơng tốt
đối với xã hội và làm suy giảm quyền quản lý tập trung thống nhất đối với
rừngphòng hộ của nhà nước(Quốc Hội, 2019).
2.1.3.2. Bảo đảm sự phát triển bền vững
Hoạt động QLNN trong bảo vệ rừngphòng hộ phải bảo đảm phát triển bền
vững về kinh tế - xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng; phù hợp với chiến

12

download by :


×