Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO THỊ MĂNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI TRÊN ĐẤT BÃI
TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Quyền Đình Hà

Mã số:

8620115

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2018


Tác giả luận văn

Cao Thị Măng

ii

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn - Học viện
Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức huyện Gia Lâm
cũng như 3 xã Kim Sơn, Phú Thị, Cổ Bi đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Cao Thị Măng


iii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chuối trên đất bãi .................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận của phát triển sản xuất chuối trên đất bãi ..................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về phát triển ...................................................................................... 4

2.1.2.

Phát triển sản xuất, phát triển sản xuất chuối ..................................................... 5

2.1.3.

Đặc điểm phát triển sản xuất chuối trên đất bãi ................................................. 6


2.1.4.

Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất chuối trên đất bãi ........................ 14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chuối trên đất bãi ..................... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất chuối trên đất bãi............................................ 25

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất chuối tại một số nước trên thế giới ............... 25

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất chuối trên đất bãi ở Việt Nam ...................... 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 35

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 35


iv

download by :


3.1.2.

Kinh tế - xã hội ................................................................................................. 38

3.1.3.

Đánh giá chung ................................................................................................. 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 44

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 44

3.2.3.

Phương pháp xử lý, phân tích thơng tin............................................................ 46

3.3.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 47

3.3.1.

Chỉ tiêu thể hiện nguồn lực sản xuất ................................................................ 47

3.3.2.

Nhóm chỉ tiêu thể hiện nội dung, kết quả, hiệu quả phát triển sản xuất chuối ........ 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................................ 49
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện Gia Lâm .............. 49

4.1.1.

Các chính sách phát triển cây ăn quả của huyện Gia Lâm ............................... 49

4.1.2.

Quy hoạch phát triển diện tích và cơ sở hạ tầng trồng chuối trên đất bãi ....... 50

4.1.3.

Phát triển năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm chuối ........................ 53

4.1.4.


Phát triển hình thức tổ chức sản xuất chuối trên đất bãi .................................. 56

4.1.5.

Phát triển nguồn nhân lực sản xuất chuối ....................................................... 57

4.1.6.

Phát triển công nghệ sản xuất chuối trên đất bãi ............................................. 60

4.1.7.

Tiêu thụ sản phẩm chuối ................................................................................... 61

4.1.8.

Kết quả sản xuất chuối trên đất bãi................................................................... 65

4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chuối trên đất bãi của
huyện Gia Lâm ................................................................................................. 71

4.2.1.

Yếu tố về chính sách liên quan đến phát triển sản xuất chuối .......................... 71

4.2.2.

Yếu tố thị trường tiêu thụ nguồn sản phẩm chuối ............................................ 72


4.2.3.

Yếu tố về điều kiện tư nhiên và các hình thức tổ chức sản xuất ...................... 72

4.2.4.

Yếu tố về nguồn lực lao động ........................................................................... 74

4.2.5.

Yếu tố về liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm chuối ............................ 74

4.3.

Giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện Gia Lâm .......... 75

4.3.1.

Căn cứ đưa ra các giải pháp .............................................................................. 75

4.3.2.

Các giải pháp chủ yếu ....................................................................................... 77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị..................................................................................................... 87
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 87


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 88

v

download by :


5.2.1.

Đối với Nhà nước: ............................................................................................ 88

5.2.2.

Đối với Bộ Nông Nghiệp:................................................................................. 88

5.2.3.

Đối với UBND Thành phố Hà Nội: .................................................................. 88

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................................ 89
Phụ lục ............................................................................................................................................ 92

vi

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình qn

CN-XD

Cơng nghiệp – Xây dựng

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

NLN-TS

Nông lâm nghiệp – thủy sản

NSX


Người sản xuất

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng

VAC

Vườn ao chuồng

vii

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 – 2017 ..................... 37
Bảng 3.2. Tình hình lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 - 2017 .................. 39
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2017 ..................................... 41
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất - kinh doanh của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 –
2017.............................................................................................................. 42
Bảng 3.5: Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra năm 2017 ................................. 45
Bảng 4.1

Tình hình thực hiện quy hoạch diện tích trồng chuối trên đất bãi ở
huyện Gia Lâm ............................................................................................. 50

Bảng 4.2. Đánh giá về sự phù hợp vùng trồng chuối trên đất bãi huyện Gia Lâm ...... 52
Bảng 4.3. Hình thức tổ chức sản xuất chuối trên đất bãi .............................................. 56
Bảng 4.4. Trình độ năng lực của người dân trồng chuối trên đất bãi huyện Gia Lâm ........ 58

Bảng 4.5. Tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối ............................................ 59
Bảng 4.6. Sản lượng tiêu thụ chuối trên thị trường giai đoạn 2015 – 2017 ................. 61
Bảng 4.7. Giá bán và sản lượng tiêu thụ qua các giai đoạn trong năm của các
vùng trồng chuối .......................................................................................... 63
Bảng 4.8. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của các hộ .................................. 64
Bảng 4.9. Quy mô sản xuất chuối của các hộ điều tra ................................................. 65
Bảng 4.10. Chi phí cho sản xuất chuối của nhóm hộ điều tra ........................................ 66
Bảng 4.11. Hiệu quả sản xuất chuối trên 1 ha diện tích ................................................. 69
Bảng 4.12. Những khó khăn trong q trình sản xuất chuối .......................................... 70
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của một số chính sách đến kết quả sản xuất ............................. 71
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của nguồn giống đến kết quả sản xuất của hộ........................... 73

viii

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Biến động sản lượng chuối từ năm 2013 – 2017 .................................... 53

Biều đồ 4.2.

Năng suất chuối giai đoạn từ 2013 – 2017 .............................................. 54

Biểu đồ 4.3.

Số lượng các hộ áp dụng kỹ thuật mới trồng chuối đất bãi ..................... 61


Biểu đồ 4.4.

Năng suất bình quân/ha của các hộ khảo sát phân theo vùng ................. 68

Biểu đồ 4.5.

Năng suất bình qn/ha của nhóm hộ khảo sát phân theo quy mơ
diện tích ................................................................................................... 68

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Mối quan hệ liên kết trong sản xuất sản phẩm chuối .............................. 24

Sơ đồ 2.2.

Mối quan hệ liên kết trong tiêu thụ sản phẩm chuối ............................... 25

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Cao Thị Măng
Tên luận văn: Phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số: 8620115


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá, phân tích thực trạng sản xuất chuối trên đất bãi tại
huyện Gia Lâm, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng sản xuất chuối,
nâng cao thu nhập của người sản xuất, góp phần phát triển bền vững sản xuất chuối ở
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Gồm các câu hỏi nghiên cứu: Đề tài đóng góp gì
vào cơ sở thực tiễn và lý luận về phát triển sản xuất chuối trên đất bãi? Thực trạng phát
triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội như thế nào? Các
yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội? Các giải pháp phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội?
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực hiện trong luận văn tại 03 xã có diện tích trồng
chuối trên đất bãi ven sơng lớn nhất trên địa bàn huyện để nghiên cứu đó là Cổ Bi, Kim
Sơn và Phú Thị. Tại mỗi xã chọn 30 hộ trồng chuối để điều tra, ngoài ra tham vẫn ý
kiến lãnh đạo xã, cán bộ khuyến nông xã, cán bộ huyện và hộ thu gom với tổng mẫu
điều tra là 120 mẫu.
Để phân tích luận văn đã áp dụng các phương pháp như thống kê mô tả, phân
tích thơng tin... Các số liệu điều tra được tính toán trên phần mềm excel để đưa ra kết
quả, các ý kiến tham vấn của lãnh đạo, các nhà chuyên môn để áp dụng đề xuất các
phương pháp phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện Gia Lâm.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống lại cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển, phát triển sản
xuất, đặc điểm và vai trò của cây chuối đối với phát triển kinh tế của người dân. Các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trồng chuối trên đất bãi như các chính sách, giống, trình
độ năng lực của người dân, diện tích trồng chuối, thị trường tiêu thụ…và bài học kinh
nghiệm về phát trồng chuối của một số nước trên thế giới và một số tỉnh miền Bắc.
Huyện Gia Lâm có diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng được sử dụng chuyên
canh trồng chuối, tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Cổ Bi, Phú Thị và Kim Sơn. Đây là
những vùng khơng những có diện tích chuối trồng trên đất bãi lớn mà cịn có chất lượng


x

download by :


ngon. Tại đây, chuối là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của các hộ nông dân.
Kết quả khảo sát cho thấy quy mơ diện tích của tổng số 90 hộ khảo rất khác
nhau. Số hộ có diện tích dưới 1ha chiếm đa số, với 37,5%, trong đó lớn nhất là xã Cổ Bi
với 50% và thấp nhất là xã Kim Sơn với 34,44%. Tỷ lệ hộ có diện tích trên 2ha chiếm
một phần khá khiêm tốn và ít nhất với 27,5% số hộ khảo sát. Điều đó cho thấy với điều
kiện đất tự nhiên khá dồi dào như vậy thì việc phát huy tiềm năng của tài nguyên đất ở
đây vẫn còn hạn chế trong việc phát triển trồng chuối quy mô lớn.
Đánh giá thực trạng sản xuất chuối tại huyện Gia Lâm: Quá trình phát triển sản
xuất chuối trên đất bãi của Huyện Gia Lâm chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường bên
trong cũng như môi trường bên ngồi. Trong đó có cả những yếu tố thuận lợi và có cả
những yếu tố cản trở. Thuận lợi là các yếu tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện về đất đai,
vị trí địa lý và hệ thống cơ sở hạ tầng hồn chỉnh. Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố gây
cản trơ cho quá trình phát triển sản xuất chuối trên đất bãi của huyện Gia Lâm như việc
nhân giống, lai tạo giống tự túc của người dân đã làm nguồn giống bị thái hóa, năng
suất và chất lượng không cao.
Qua nghiên cứu, việc phát triển sản xuất chuối cũng gặp rất nhiều khó khăn nhất
định trong việc sản xuất và tiêu thụ chuối như: giá cả đầu vào, đầu ra, điều kiện thời tiết,
khí hậu, địa hình, khó khăn về thị trường và quảng bá thương hiệu hay những khó khăn
do cơ sở hạ tầng thấp kém... Qua khảo sát, có 93,33% ý kiến cho rằng giá cả đầu ra
khơng ổn định là khó khăn, và 23,33% trong tổng số 120 ý kiến cho rằng đây là yếu tố
khó khăn lớn nhất.
Đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chuối trên đất bãi
của huyện Gia Lâm gồm các yếu tố về chính sách; Yếu tố thị trường; Yếu tố về giống;
Yếu tố về nguồn lực lao động và Yếu tố về diện tích.

Qua kết quả phân tích và đánh giá thực trạng cũng như quy hoạch phát triển sản
xuất nông nghiệp, nhất là quy hoạch phát triển sản xuất chuối của huyện Gia Lâm để đề
xuất ra các giải pháp chính là: Hồn thiện quy hoạch vùng sản suất và bố trí sản xuất
chuối; tạo điều kiện cho hộ trồng chuối trong việc vay vốn đầu tư sản xuất; kỹ thuật sản
xuất chuối; tiêu thụ; chính sách hỗ trợ; việc áp dụng công nghệ sản xuất chuối theo tiêu
chuẩn Vietgap; và sự liên kết giữa các hộ trồng chuối.
Để đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện về phát triển sản xuất chuối tại
địa phương thì việc sản xuất gắn liền với tiêu thụ giúp phát triển sản xuất một cách bền
vững. Thực hiện tốt chính sách “bốn nhà” từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy
sản xuất phát triển.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Cao Thi Mang
Thesis title: Development of banana production on mudflat area in Gia Lam district, Hanoi
Major: Agriculture

Code: 8620115

Education organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
- To contribute to the systematization of theoretical and practical basis for the
development of banana production;
- Assessing the current status of production and factors affecting the
development of banana production on mudflat area in Gia Lam district, Hanoi;
- To propose some solutions to develop banana production on mudflat area in

Gia Lam district, Hanoi in the coming time.
Research methods
The study sites in the research are 3 communes which have the biggest area
of banana production on mudflat: Co bi, Kim Son and Phu Thi. In each commune,
the study chooses 30 households to servey in addition to consulting the commune
leaders, commune extension workers, district staff and collectors with a total sample
of 120 samples.
To analyze the data, we applied methods such as descriptive statistics,
information analysis, and so on. The survey data was calculated on the excel software to
produce results, the consultative opinions of the leaders, experts to apply the proposed
methods of developing banana production on land in Gia Lam district.
Main findings and conclusions
The dissertation has systemized theories and practices of development,
production development, characteristics and role of banana for economic development.
Factors affecting the development of banana cultivation on mudflat area are policies,
varieties, qualification of people, area of banana cultivation, consumption market ... and
lessons learned from banana cultivation of some countries in the world and some
northern provinces.
Gia Lam district has a mudflat area along the Red River that is used for banana
cultivation, mainly in Co Bi, Phu Thi and Kim Son communes. These are not only large
area for banana cultivation but also providing good quality bananas. In there, bananas
are the main crop in the crop structure of households.

xii

download by :


The results show that the cultivation size of households is very different between
them. The number of households with an area less than 1 ha occupies the majority, with

37.5%, which the largest is Co Bi commune with 50% and the lowest is Kim Son
commune with 34.44%. The percentage of households occupying more than 2 ha
accounts for a relatively modest share and at least 27.5% of surveyed households. This
shows that with the abundant natural land conditions, the potential of land resources is
still limited in the development of large-scale banana cultivation.
The process of developing banana production on mudflat area of Gia Lam
district is influenced by the internal environment as well as the external environment. There
are both favourable factors and obstacles. Advantages are the factors of natural conditions,
conditions of land, geographical location and complete infrastructure system. However,
there are many factors that inhibit the development of banana production on mudflat area of
Gia Lam district as the propagation and breeding self-sufficiency of the people have made
the source of seed is degraded, productivity and quality.
Through the research, the development of banana production also encountered
many difficulties in the production and consumption of bananas such as input price,
output, weather conditions, climate, terrain, difficulties in Market and brand promotion
or difficulties due to poor infrastructure. According to the survey, 93.33% of
respondents said that the unstable output price was difficult and 23.33% of 120
comments that this is the biggest difficulty.
Based on the results of the analysis and evaluation of the current status as well as
the planning of agricultural production development, especially the banana production
development plan of Gia Lam district, the main solutions are: production and
distribution of bananas; To create conditions for banana growers to borrow capital for
production investment; banana production techniques; consume; supporting policies;
application of banana production technology according to VietGAP standard; and the
linkage between banana growers.
In order to ensure the feasibility and suitability of local banana production
development, the production associated with consumption helps to develop the
production in a sustainable way. Good implementation of the "four houses" policy from
production to consumption to promote production development.


xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thì “chuối là
một trong những loại trái cây được tiêu thụ rộng rãi nhất trên cả nước, đồng thời
là một trong những loại siêu thực phẩm bổ dưỡng chuối có rất nhiều chất chống
ơxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, ngồi ra nó cịn là một thực phẩm để
tăng hàm lượng magiê, kali, viatmin C và vitamin B6”.
Ngoài ra, tốc độ phát triển kinh thế nhanh chóng làm cho nhu cầu tiêu
thụ những sản phẩm tốt cho sức khỏe của con người cũng được ghi nhận như
là nguyên nhân khác dẫn tới sự gia tăng mức tiêu thụ các sản phẩm tốt cho sức
khỏe. Mặc dù chỉ chiếm 25% tổng dân số, song người tiêu dùng tại khu vực
thành thị tiêu thụ tới 30% tổng sản lượng hoa quả sản xuất ra trên cả nước (
Nguyễn Hồng Vân, 2012). Gần đây, trước nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ
chuối tốt cho sức khỏe rất lớn. Vì vậy nhu cầu của người dân về sản phẩm chuối
sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao.
Chuối là một loại cây ăn quả,cây chuối vốn là cây trồng rất quen thuộc với
người dân Cây chuối thích nghi với nhiều loại đất, dễ trồng, chi phí đầu tư ít,
khơng tốn nhiều cơng chăm sóc, ít sâu bệnh phá hại, chuối trồng một lần nhưng
khai thác nhiều năm, cây chuối có lợi thế hơn so với nhiều giống cây trồng khác,
chuối có năng suất cao đem lại hiệu kinh tế đối với người dân, nhiều hộ gia đình
tăng thêm thu nhập vươn lên thốt nghèo nhờ trồng chuối.
Tại huyện Gia Lâm có trên 180 ha chuối được trồng tập trung nhiều
nhất ở các xã ven đê sông như xã Phú Thị, Cổ Bi, Kim Sơn đã bắt đầu phát
triển thành các vùng sản xuất chuối tập trung, chuyên canh theo hướng hàng
hoá mang lại hiệu quả cao. Vì thế, trong định hướng phát triển kinh tế -xã hội

trước mắt cũng như lâu dài, huyện Gia Lâm luôn xác định chuối là cây chủ lực
giúp người nông dân vươn lên làm giàu. Thực tế đã cho thấy ở huyện Gia Lâm
hiện nay có nhiều hộ gia đình như hộ ơng Nguyễn Viết Đồn, thơn Kim Sơn,
xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm; hộ ông Đỗ Văn Thưởng, xã Cổ Bi, huyện Gia
Lâm… mỗi năm thu nhập từ 300- 350 triệu đồng/ha từ chuối (tổng hợp kết
quả điều tra, khảo sát năm 2017).

1

download by :


Tuy nhiên, so với tiềm năng đất đai hiện có thì diện tích chuối trên địa huyện Gia
Lâm cịn kiêm tốn, phần lớn người dân trồng chuối theo tập quán truyền thống:
trồng rải rác, nhỏ lẽ, chưa đầu tư mở rộng diện tích trồng chuối theo quy mơ lớn.
Cây chuối được huyện Gia Lâm xác định là cây chủ lực thích nghi, phù hợp với
đất bài bồi, phát triển trồng cây chuối và giải quyết đầu ra sản phẩm chuối một
cách ổn định, bền vững là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, năm 2015
huyện Gia Lâm xây dựng quy hoạch phát triển cây chuối giai đoạn 2015-2020
Mặc dù có nhiều thành cơng trong sản xuất và xuất khẩu, nhưng trong thời
gian vừa qua, sản phẩm chuối của huyện Gia Lâm khơng tránh khỏi những khó
khăn và thách thức như: Đầu năm 2015, giá chuối giảm mạnh chỉ cịn 2 – 3nghìn
đồng/kg, có lúc khơng có ai thu mua. Nguyên nhân là do giá cả tiêu thụ phụ
thuộc hoàn toàn vào thương lái, sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng
phải trải qua nhiều khâu trung gian rất phức tạp, một kiểu thị trường “phập phù”
giá rẻ, thiếu thơng tin và khơng có các cam kết hợp đồng thương mại, dẫn đến
tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, bất ổn thị trường, người dân thường bị tư thương
ép giá, quan hệ hợp tác giữa các hộ nơng dân với những nhà thu gom cịn nhiều
vấn đề bất cập, gây nhiều khó khăn cho người trồng chuối, có nguy cơ dẫn đến
phá vỡ ngành chuối trên địa bàn ( UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Vì vậy nhu cầu tất yếu đặt ra là làm thế nào để phát triển cây chuối, hồn
thiện quy trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản suất và tiêu thụ chuối, từ đó
cải thiện đời sống của người nơng dân trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng sản xuất chuối trên đất bãi tại
huyện Gia Lâm, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng sản xuất
chuối ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chuối;
- Đánh giá thực trạng sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản
xuất chuối trên đất bãi tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;

2

download by :


- Đề xuất một số giải pháp để phát triển sản xuất chuối trên đất bãi ở
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
chuối trên đất bãi trong thời gian tới ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Các chính sách, các kết quả hoạt động có liên quan đến phát triển sản xuất
chuối trên đất bãi trong thời gian tới ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Các tác nhân liên quan đến phát triển sản xuất chuối trên đất bãi trong
thời gian tới ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Nội dung: Tập trung nghiên cứu về hiện trạng sản xuất chuối và sự tham
gia của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc phát triển cây chuối tại địa
bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để phát
triển sản xuất chuối trên đất bãi tại địa bàn huyện.
- Không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn các xã có trồng chuối trên
đất bãi tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu trong 3 năm (2015 2017); Số liệu sơ cấp được tổng hợp điều tra năm 2017.
1.5. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
Để góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn dự
kiến sẽ có những đóng góp sau:
- Khái quát và làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển, phát triển sản xuất,
phát triển sản xuất chuối và đặc điểm phát triển sản xuất chuối trên đất bãi, từ đó
xác định phương hướng nhằm phát triển sản xuất chuối trên đất bãi ở địa bàn thị
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Phân tích làm rõ thực trạng phát triển sản xuất chuối trên đất bãi tại huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá về
những hạn chế, nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất chuối trên
đất bãi của huyện Gia Lâm.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhăm phát triển sản xuất chuối trên đất
bãi tại địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT CHUỐI TRÊN ĐẤT BÃI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI TRÊN
ĐẤT BÃI

2.1.1. Khái niệm về phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (World Bank, 1992): phát triển trước hết là sự
tăng trưởng về kinh tế, nó cịn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên
quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền
tự do của con người.
Theo MalcomGills (1997): phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi
cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành
công nghiệp tạo ra, sự đơ thị hố, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia
trong quá trình tạo ra các thay đổi trên.
Theo tác giả Raaman Weitz (2000): “Phát triển là một quá trình thay đổi
liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội”.
Nói chung, phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù
về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển
là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và quyền tự do
công dân của mọi người dân.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất,
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và
xã hội ở mỗi quốc gia (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
Theo Ngân hàng thế giới (World Bank, 1992): phát triển đáp ứng các nhu
cầu của hiện tại mà không làm thương tổn đến hoạt động kinh tế, hoạt động xã
hội nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng đến nhu cầu của
tương lai. Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tự nhiên cho sản xuất và của
cải vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm

4


download by :


cạn kiệt tự nhiên và nghèo đói. Cần phải để cho thế hệ tương lai được thừa hưởng
các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục kỹ thuật, kiến thức
và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường.
Như vậy, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình qn đầu người, cịn bao
gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như
quyền cơng dân. Phát triển cịn là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bảo
gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Phát triển là
những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ
hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do cơng dân của con người.
2.1.2. Phát triển sản xuất, phát triển sản xuất chuối
* Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hịa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra)
(Phạm Thị Mỹ Dung và Bùi Bằng Đoàn, 1996).
Theo Phạm Thị Mỹ Dung và Bùi Bằng Đồn (1996) có 2 phương thức
sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng
cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu

hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng
sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
phục vụ đời sống con người (Phạm Thị Mỹ Dung và Bùi Bằng Đoàn, 1996).
* Phát triển sản xuất

5

download by :


Từ những khái niệm về phát triển và khái niệm về sản xuất trên, ta có thể
hiểu một cách chung nhất về phát triển sản xuất như sau: Phát triển sản xuất là quá
trình nâng cao khả năng tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông
qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng cao của con người (Phạm
Thị Mỹ Dung và Bùi Bằng Đoàn, 1996).
Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
Thứ nhất đây là q trình tăng quy mơ về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
Thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai
q trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người. Phát triển
sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia
trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trò quan trọng hơn nữa khi nhu cầu
về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được nâng cao, đặc biệt hiện nay
với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm.
* Phát triển sản xuất chuối: Là q trình tăng quy mơ về số lượng cây
chuối và sản phẩm thu hoạch từ chuối và nâng cao chất lượng sản phẩm chuổi để
đảm bảo sản phẩm chuối được sản xuất ra đạt năng suất và chất lượng cao nhất (
Nguyễn Khác Thái Sơn, 2002).
2.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất chuối trên đất bãi

2.1.3.1. Một số đặc điểm trong sản xuất chuối
a. Nguồn gốc và giá trị cây Chuối
* Nguồn gốc
Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn (2002): “Chuối là tên gọi các loài cây thuộc
chi Musa; trái của nó là trái cây được ăn rộng rãi nhất. Những cây này có gốc từ
vùng nhiệt đới ở Đơng Nam Á và Úc.Ngày nay, nó được trồng khắp vùng nhiệt
đới.Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia.Ở nhiều vùng trên thế giới và trong
thương mại, "chuối" là từ thường được dùng để chỉ các loại quả chuối mềm và
ngọt.Những giống cây trồng có quả chắc hơn được gọi chuối lá”
Chuối được thuần hóa ở Đơng Nam Á. Nhiều lồi chuối dại vẫn còn mọc
lên ở New Guinea, Malaysia, Indonesia, và Philippines. Gần đây, di tích về khảo
cổ học và môi trường cổ tại đầm lầy Kuk ở tỉnh Cao nguyên Tây, Papua New
Guinea gợi ý rằng chuối được trồng ở đấy bắt đầu trễ nhất năm 5000 trước công
nguyên, nhưng có thể từ 8000 trước cơng ngun.Vụ khám phá này có nghĩa

6

download by :


rằng cao nguyên New Guinea là nơi mà chuối được thuần hóa đầu tiên. Có lẽ
những lồi chuối dại khác được trồng ở những vùng khác tại Đông Nam Á
Một số vùng cơ lập ở Trung Đơng có thể ni chuối từ thời gian trước khi
Hồi giáo ra đời. Có chứng cớ trong văn kiện rằng nhà tiên tri Muhammad biết ăn nó.
Sau đó, văn minh Hồi giáo trải ra nhiều nước, và chuối đi theo. Những văn kiện Hồi
giáo nói đến nó nhiều lần, bắt đầu từ thế kỷ 9. Vào thế kỷ 10, những văn kiện
Palestine và Ai Cập đã nói đến chuối. Từ đó, chuối lan qua Bắc Phi và Tây Ban
Nha. Thực tế là vào thời Trung cổ, chuối từ Granada (Tây Ban Nha) được coi là
những chuối ngon nhất trong thế giới Ả Rập.
Các phytolith được khám phá trong một số cây chuối hóa thạch ở

Cameroon từ thiên niên kỷ 1 TCN đã gây ra cuộc tranh luận về lúc bắt đầu trồng
cây chuối ở châu Phi. Có chứng ngơn ngữ học rằng người Madagascar đã biết về
chuối vào lúc đó. Trước các khám phá này, chứng cớ sớm nhất về sự trồng chuối ở
châu Phi có từ cuối thế kỷ 6 CN về sau. Người Hồi giáo Ả Rập chắc buôn chuối từ
bờ biển đông của châu Phi đến bờ biển Đại Tây Dương và về phía nam tới
Madagascar. Năm 650, quân đội Hồi giáo mang chuối đến vùng Palestine.Đến
nay, người ta ước lượng có khoảng 100-300 giống chuối trên thế giới.
Cây chuối được nói đến trong bài là giống chuối xiêm, hay người ta còn
gọi là chuối mật mốc, bao gồm các giống chuối tây hồng, tây phấn, tây sứ, được
trồng phổ biến ở nhiều nơi, cây cao sinh trưởng khoẻ, không kén đất, khả năng
chịu hạn cao song dễ bị héo rụi (vàng lá Panama), quả to, mập, ngọt đậm và kém
thơm hơn so với giống khác.
* Giá trị cây chuối
- Giá trị kinh tế
Chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và giá thành rẻ nên chuối được
tiêu thụ với số lượng lớn trên thế giới.bên cạnh tiêu thụ quả tươi, sản phẩm chuối
có thể là nguyên liệu sản xuất ra bột chuối và chuối sấy khô. Bột chuối là loại sản
phẩm có giá trị kinh tế cao, với giá xuất khẩu từ 1500 – 2300 USD/tấn (năm
2011). Chuối sấy là một sản phẩm cho năng lượng cao, khối lượng nhẹ, dễ dàng
vận chuyển và bảo quản
Chuối là một trong những loại cây đem lại rất nhiều sản phẩm có giá trị từ
quả chuối cho đến thân cây, lá chuối hay bắp chuối. Theo đề án quy hoạch phát triển

7

download by :


rau quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 của Bộ Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn (2006), chuối được nhiều địa phương chọn làm cây trồng chủ lực.

Theo ông Vũ Mạnh Hải (2008), chuối là loại cây trồng có giá trị kinh tế
cao. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ
lớn và không bị cảnh được mùa, mất giá. Chuối có thể được coi là cây chủ lực
mà các tỉnh nên quan tâm. Không chỉ là xuất khẩu quả chuối, mà những năm gần
đây một lượng lá chuối được xuất khẩu sang thị trường thế giới như Thái Lan,
Mỹ thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Xác định cây chuối là một trong những cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế
cao, cho thu nhập quanh năm, vốn đầu tư ít nên người dân ở nhiều địa phương
trên cả nước đã tập trung mở rộng diện tích, trong đó có một số địa phương như:
Lào Cai, Đồng Nai, Chuối cịn được nơng dân nhiều địa phương trồng xen canh,
như xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trồng xen canh hơn
1.200 ha. Chuối được trồng khá đa dạng như chuối bom, chuối sứ, chuối ngọc
nữ, chuối chà bột và chuối cau. Nhiều hộ dân cho rằng, trồng chuối ít lo mất
mùa, gần đây các tiểu thương đến tận vườn mua (Vũ Mạnh Hải, 2008).
Nhiều địa phương trồng chuyên canh cây chuối. Gần 600 ha chuối mốc
tập trung ở một số xã huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên đang vào mùa thu
hoạch. Chuối móc năng suất bình qn 250 kg/sào, cao gấp đơi chuối tiêu bình
thường, bình quân thu lãi trên 100 triệu đồng/ha, gấp khoảng 4 lần trồng lúa (Vũ
Mạnh Hải, 2008).
So với nhiều loại cây trồng khác, toàn bộ sản phẩm của cây chuối có thể
làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc nhuộm, công nghiệp chế biến
thực phẩm (làm rượu, mứt) và vì lý do đó trong sản xuất kinh doanh, việc sản xuất
quả tươi gặp trở ngại thì cũng dễ dàng sử dụng sản phẩm chuối vào những mục
đích khác với trang thiết bị yêu cầu không cao như chuối sấy khô, làm bột, ủ chua
(Vũ Mạnh Hải, 2008).
- Giá trị dinh dưỡng
Chuối là loại cây ăn trái rất được ưa chuông trên thế giới. Ở một số quốc
gia, đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, trái chuối là món ăn
chính trong thực đơn của họ (Vũ Mạnh Hải, 2008).
Trong quả chuối có một lượng vitamin khá lớn, đặc biệt là các vitamin

nhóm A và C. Tùy thuộc vào giống, hàm lượng vitamin có thể thay đổi, các
giống chuối ăn được thường giàu vitamin C và B 6 , còn các giống chuối trong

8

download by :


nhóm chuối nấu lại giàu vitamin A (Vũ Mạnh Hải, 2008).
Chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, thể hiện khi ăn 100g thịt quả
cho mức năng lượng 110 – 120 calo. Trong khi đó, 100g táo chỉ cho mức năng
lượng 64 calo, 100g cam cho 53 calo…Mặt khác, các thành phần dinh dưỡng trong
quả chuối được cơ thể hấp thụ nhanh. Vì vậy, chuối được coi là loại quả lý tưởng
cho người già, sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng, mệt mỏi….Ngồi ra, quả chuối cũng
có vị trí đặc biệt trong khẩu phần ăn giảm mỡ, Cholesteron và muối Natri (Vũ
Mạnh Hải, 2008).
Đối với người Việt Nam, từ xưa tới nay chuối mang lại nhiều lợi ích thiết
thực và rất gần gũi với cuộc sống, cây chuối được trồng rất phổ biến trong vườn của
mỗi người dân ở nông thôn. Quả chuối là một loại thức ăn quý cho người ở bất kể
lứa tuổi nào. Hoa chuối và thân cây chuối non cũng là một thứ rau tốt,củ chuối cũng
ăn được, thân chuối già dùng làm thức ăn gia súc, lá chuối dùng để gói bánh. Hạt
của giống chuối hột được ngâm với rượu là vị thuốc chữa bệnh sỏi thận và tiểu
đường... Chuối xanh cịn có tác dụng diệt nấm, làm se. Quả Chuối chín nhuận tràng,
chống scorbut và làm dịu. Chuối chín thúc đẩy sự lên da non của các vết thương tổn
của ruột trong viêm ruột kết có loét. Lá non dùng băng bó để làm dịu vết bỏng, vết
cháy. Ở Ấn Độ, thân giả và củ Chuối dùng chữa rối loạn về máu và trị bệnh hoa liễu
còn nhựa cây được dùng trị bệnh đau về thần kinh như icteria và động kinh, trị lỵ và
ỉa chảy và làm nước giải khát khi bị thổ tả (Vũ Mạnh Hải, 2008).
b. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
- Đặc điểm kỹ thuật

Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắc
đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối.
chuối phù hợp với địa hình cao ráo lẫn đồng bằng bởi tính ưa nước tuy nhiên
chịu hạn kém, vì vậy cần bố trí chăm sóc phù hợp để cho ra năng suất cao
(Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
- Điều kiện sinh thái
Nhiệt độ:Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 2535 C. Khi nhiệt độ giảm đến 10oC thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng
chậm. Chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo dài lá chuối sẽ xám
lại và héo khô. Như vậy, ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ,
bình quân nhiệt độ hàng năm lớn hơn 240 C, nên có lượng nhiệt rất tốt cho chuối
phát triển (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
0

9

download by :


Nước: Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân
già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ bốc hơi của lá rất
lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40-50mg/dm2/phút.
Với giống chuối mật mốc, cần từ 15-20 lít nước/ngày tuỳ theo trời râm hay trời
nắng, vào mùa đơng ở nước ta thường khơ hanh, ít mưa nên cần có biện pháp
tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
Ánh sáng: Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng
tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây
chuối sinh trưởng và phát triển tốt (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
- Điều kiện về giống
Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vơ tính. Người ta thường
dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ mọc trên

thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi con: chồi con đuôi chiên và chồi con lá
rộng. Theo nhiều kinh nghiệm, loại chồi con đuôi chiên được sử dụng trồng tốt nhất,
nó được sinh ra khoảng tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt
độ thích hợp, loại chồi non này sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng rất mạnh, chồi
này rất sung sức, khi trồng mau bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh và
mau ra buồng, sản lượng cao (Vũ Cơng Hậu, 2000).
Ngồi chồi con, ở một số nơi đã chọn củ chuối (thân ngầm) để nhân
giống, ở nước ta chưa áp dụng nhiều nhưng ở Trung Quốc, các nước châu Phi,
châu Mỹ đã áp dụng nhiều phương pháp trồng bằng củ chuối. Theo họ, phương
pháp này có lợi ở những mặt: dễ vận chuyển, con giống mọc ra từ củ tương đối
đồng đều nên khi trồng dễ chăm sóc và thu hoạch, hệ số nhân giống cũng tương
đối cao vì khi ta bổ một củ ra đem trồng có thể đạt được từ 4 đến 6 cây con.(Vũ
Công Hậu, 2000).
- Điều kiện đất đai
Chuối là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không quá nghiêm khắc. Tốt
nhất đối với chuối là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thống
có cấu tượng tốt và độ xốp cao. Về hóa tính đất, chuối rất cần các chất khoáng
trong đất như N, P, K, Ca, Mg, trong đó hai yếu tố chính là N và K.
Chuối mọc bình thường trong đất có pH từ 4,5-8, tốt nhất trong khoảng 67,5. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu vi
lượng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối (Vũ Công Hậu, 2000).

10

download by :


- Mật độ trồng
Mật độ trồng dày hay thưa phụ thuộc vào giống chuối. Đối với giống càng
thấp cây, tán lá hẹp như chuối mật mốc, chuối ngự có thể trồng dày, còn các loại
như chuối tiêu vừa, chuối tiêu cao, chuối lá, chuối gòn,…lại trồng thưa hơn. Ở các

vườn chuối nước ta, mật độ trồng phổ biến khoảng trên dưới 1.000 cây/ha (với chuối
tiêu vừa và lùn), khoảng cách trồng: 3m x 3m (1100 cây/ha) hoặc 3m x 2,5m (1.300
cây/ha). Tuy nhiên, so với các nước khác, mật độ trồng nước ta quá thưa nên năng
suất thấp hơn nhiều. Theo nhiều kinh nghiệm cho biết, ở nước ta đối với giống chuối
mật mốc, có thể trồng 20.00-2.500 cây/ha. Tuy nhiên, khi trồng mật độ dày cần phải
chú ý: Chọn cây con thật đồng đều nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh giành dinh
dưỡng và ánh sáng giữa các cây; chú ý bón phân đúng mức và phịng tránh kịp thời
bệnh đốm lá cho cây; trồng dày hợp lý có tác dụng tốt cho vườn chuối, vườn sớm
được che bóng, ít cỏ dại, tạo điều kiện nóng ẩm phù hợp với cây chuối và tốt hơn
cả là tăng năng suất chuối (Nguyễn Ngọc Kiểm, 1993).
- Thời vụ
Đối với khí hậu nước ta, chuối có thể trồng quanh năm đều sống được, vì
vậy về mặt thời vụ khơng u cầu nghiêm ngặt lắm. Đối với các giống chuối gòn,
chuối lá mật, chuối ngự,… có thể trồng được vụ xuân (tháng 2-3 âm lịch), nhưng
với chuối tiêu thì phải trồng vụ thu (tháng 6-7 âm lịch) và cây sẽ ra hoa vào tháng
6-8 năm sau, đến tháng 9-11 thu hoạch, lúc này năng suất, phẩm chất chuối tiêu
rất tốt. Vì vậy mà trong dân gian cũng đã có kinh nghiệm ăn chuối: vào mùa
nóng thì nên ăn chuối gịn, chuối lá, cịn vào mùa rét thì ăn chuối tiêu ngon hơn
(Vũ Cơng Hậu, 2000).
- Phân bón, chăm sóc
Đạm (N), Lân (P), Kali (K) đều rất cần thiết bón cho chuối, ảnh hưởng
đến năng suất chuối, K liên quan đến sự phát triển chiều cao và P có tác dụng tạo
phẩm chất quả tốt, chống sâu bệnh. Lượng bón phân tuỳ thuộc vào sản lượng thu
hoạch. Đối với nước ta, qua các thí nghiệm cho thấy liều lượng N, P, K thích hợp
bón cho 1 cây chuối tiêu trong 1 năm ở đất phù sa ven sông là: 100-200g N
nguyên chất, 20-40g P nguyên chất, 250-300g K. Hàm lượng chất hữu cơ trong
đất trồng chuối nhất thiết phải đạt 3-4% là tốt, nếu thấp hơn phải bón phân hữu
cơ. Đối với chuối thường bón 30-50kg phân chuồng cho một gốc một năm. Có
thể phủ cỏ, vỏ cà phê, mùn cưa, lá thông,…một lớp dày 30-40cm quanh gốc


11

download by :


chuối để dần thành mùn và giữ ẩm cho đất cũng rất tốt. Hoặc có thể trồng cây
phân xanh để tạo chất hữu cơ cho đất. Nên nhớ vào các tháng 7-8-10 sau khi
trồng là giai đoạn bón thúc quan trọng, giúp nâng cao năng suất và phẩm chất
chuối. Chuối có nhu cầu nước cao, chịu hạn kém, cho nên cần lưu ý tưới nước đủ
cho chuối. Một nghiên cứu đã cho biết một cây chuối có diện tích bộ lá 13,5m2
cần 50-70kg nước để thoát nước trong một phút. Mùa mưa không nên đi lại, cày
xới trong vườn chuối. Và quan trọng phải theo dõi sâu hại chuối và có cách
phịng trừ hiệu quả (Vũ Cơng Hậu, 2000).
c. Đặc điểm phát triển sản xuất chuối
- Phát triển sản xuất chuối gắn liền với phát triển hệ thống tưới tiêu, hạ
tầng trồng chuối. Cây chuối là loại cây dễ trồng nhưng để đạt năng suất và sản
lượng như mong muốn thì hệ thống tưới tiêu và hạ tầng trồng chuối cần được đầu
tư đảm bảo đúng tiêu chuẩn cho cây chuối phát triển tốt. ( Vũ Công Hậu, 2000)
- Phát triển sản xuất chuối gắn liền với bảo quản và chế biến vì chuối là
loại quả tự chín rất nhanh, nên cần có biện pháp chế biến và bảo quản để sản
phẩm chuối đạt chất lượng, cần gắn sản xuất chuối với công nghệ chế biến để
đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt nhất.
- Khi trồng chuối quy mơ lớn cần chú ý đề phịng sâu bệnh hại chuối như
đục thân…vì đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của cây chuối
- Chuối là loại cây thân giả, rất dễ đổ trong các mùa mưa bão nên trong
quá trình trồng và phát triển trồng chuối người dân phải tính đến biện pháp chống
cây khi cây đang mang buồng, vì nếu gió bão quật đổ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
sản lượng chuối khi thu hoạch. ( Vũ Công Hậu, 2000)
- Phát triển sản xuất chuối gắn với thị trường tiêu thụ để sản phẩm chuối
khi được sản xuất ra đảm bảo được tiêu thụ hết tránh tình trạng sản xuất ra khơng

tiêu thụ được hoặc sản xuất ra nhưng bị ép giá dẫn đến tình trạng được mùa
nhưng bị ép giá.
2.1.3.2. Đất bãi bồi ven sông.
a. Đất bãi bồi ven sông
Theo Điều 141, Luật Đất đai năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, quy định:
Đất bãi bồi ven sông bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông...

12

download by :


×