Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN HUY

NGHIÊN CỨU THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẤU GIÁ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NHỎ, LẺ, XEN KẸT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Dương Văn Hiểu

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất
kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày……tháng……năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Huy

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới TS Dương Văn Hiểu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nơng nghiệp & Chính sách, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, giảng viên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm phát triển Quỹ
đất huyện Gia Lâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày……tháng……năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Huy


ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................................. ii
Mục lục .....................................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................................ vi
Danh mục bảng ......................................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, sơ đồ ............................................................................................................viii
Danh mục hộp..........................................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................................... ix
Thesic abstract ........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................................. 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 3

1.5.1.

Về lý luận ..................................................................................................................... 3

1.5.2.

Về thực tiễn .................................................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách đấu giá quyền sử
dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt ............................................................................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen
kẹt ................................................................................................................................. 5

2.1.1.


Các khái niệm cơ bản ................................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm của thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt ............ 7

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu về đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt. .......................... 9

2.1.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu giá QSDĐ ......................................................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn về đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt .................................. 21

2.2.1.

Tình hình đấu giá đất của một số nước trên thế giới .................................................. 21

2.2.2.

Tình hình đấu giá đất ở Việt Nam .............................................................................. 24

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho huyện Gia Lâm .................................................................. 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................................... 29

3.1.1

Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 29

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................................... 31

3.1.3.

Tổ chức và cơ cấu hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm ...... 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 38

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu .............................................................................. 38


3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 39

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 40

3.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 41

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................... 41

3.2.6.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận............................................................................. 43
4.1.

Thực trạng thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên
địa bàn huyện Gia Lâm .............................................................................................. 43

4.1.1.

Thực trạng quỹ đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện Gia Lâm .............................. 43


4.1.2.

Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ,
xen kẹt ........................................................................................................................ 45

4.1.3.

Công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ,
xen kẹt. ....................................................................................................................... 46

4.1.4.

Công tác phân công thực hiện chính sách đấu giá quyền sử dụng đất ....................... 49

4.1.5.

Trình tự thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất ................................................................ 53

4.1.6.

Công tác kiểm tra giám sát về việc thực hiện chính sách đấu giá QSDĐ nhỏ,
lẻ, xen kẹt ................................................................................................................... 65

4.1.7.

Đánh giá kết quả của thực thi chính sách đấu giá QSDĐ nhỏ, lẻ, xen kẹt ................. 66

4.1.8.


Một số tồn tại và hạn chế của cơng tác thực thi chính sách đấu giá quyền sử
dụng đất ...................................................................................................................... 68

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất ................. 69

4.2.1.

Các yếu tố bên trong................................................................................................... 69

4.2.2.

Các yếu tố bên ngoài .................................................................................................. 73

4.3.

Giải pháp tăng cường thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất trên địa
bàn huyện Gia Lâm .................................................................................................... 75

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.3.1.

Định hướng giải pháp ................................................................................................. 75

4.3.2.


Một số giải pháp hoàn thiện q trình thực thi chính sách đấu giá quyền sử
dụng đất ở huyện Gia Lâm ......................................................................................... 76

Phần 5. Kết luận và kiến nghị................................................................................................ 85
5.1.

Kết luận ...................................................................................................................... 85

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo .................................................................................................................... 88
Phụ lục .................................................................................................................................... 91

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BĐG

Bán đấu giá


CP

Chính phủ

ĐGQSDĐ

Đấu giá quyền sử dụng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân



Nghị Định



Quyết định

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TKĐĐ

Thống kê đất đai

TT


Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016 ............................ 32

Bảng 3.2

Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2016 ............. 34

Bảng 3.3.

Nhóm đối tượng điều tra ..................................................................................... 40

Bảng 4.1.

Sự hình thành đất xen kẹt ................................................................................... 43

Bảng 4.2.


Diện tích đất nhỏ lẻ, xen kẹt của huyện Gia Lâm ............................................... 44

Bảng 4.3.

Hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách đấu giá quyền sử dụng đất
nhỏ, lẻ, xen kẹt .................................................................................................... 45

Bảng 4.4.

Đánh giá của người dân về hiệu quả cơng tác tun truyền chính sách ............. 46

Bảng 4.5.

Đánh giá của cán bộ về công tác lập kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất
ở huyện Gia Lâm ................................................................................................ 48

Bảng 4.6.

Đánh giá của người dân về thời gian triển khai thực hiện chính sách ................ 48

Bảng 4.7.

Đánh giá của cán bộ về thời gian triển khai thực hiện chính sách...................... 49

Bảng 4.8.

Đánh giá của cán bộ về công tác phân cơng thực hiện chính sách ..................... 52

Bảng 4.9.


Giá khởi điểm của các xã .................................................................................... 54

Bảng 4.10.

Đánh giá của người dân về giá khởi điểm .......................................................... 55

Bảng 4.11.

Hình thức cơng bố thông tin mời tham gia đấu giá ............................................ 57

Bảng 4.12.

Đánh giá của hộ dân về tình hình triển khai thực hiện chính sách đấu giá
quyền sử dụng đất ............................................................................................... 59

Bảng 4.13.

Thông tin thửa đất đấu giá .................................................................................. 60

Bảng 4.14.

Kết quả của công tác đấu giá QSDĐ qua một số cá nhân trúng đấu giá ............ 63

Bảng 4.15.

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân .................... 64

Bảng 4.16.

Đánh giá của người dân về thủ tục giao đất và cấp GCN QSDĐ ....................... 65


Bảng 4.17.

Đánh giá của cán bộ về giám sát đánh giá thực thi chính sách........................... 66

Bảng 4.18.

Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất huyện Gia Lâm ........................................... 66

Bảng 4.19.

Đánh giá hiệu quả thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất ..................... 67

Bảng 4.20.

Trình độ cán bộ các cấp ...................................................................................... 70

Bảng 4.21.

Đánh giá của người dân về thủ tục tổ chức thực hiện đấu giá ............................ 70

Bảng 4.22.

Đánh giá cơ sở vật chất phục vụ công tác đấu giá .............................................. 71

Bảng 4.23.

Đánh giá của người dân về tính minh bạch trong cơng tác đấu giá .................... 72

Bảng 4.24.


Mức độ hiểu biết và mục đích của người tham gia đấu giá ................................ 74

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm năm 2016 ............................................................... 35
Sơ đồ 4.1. Quy trình đấu giá QSDĐ của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .......................... 53

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Cơ sở phục vụ cơng tác đấu giá cịn sơ sài ................................................................ 72
Hộp 4.2. Cơng tác tun truyền chính sách thực hiện chưa thường xuyên .............................. 75

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Huy
Tên Luận văn: Nghiên cứu thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Ngành: Quản lí kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, tốc độ đơ thị hóa nhanh. Nhiều khu
đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất, khu công nghiệp, khu sinh thái, đường giao
thơng, trường học… được xây dựng. Trong q trình này, đất nhỏ, lẻ, xen kẹt đã được hình
thành với nhiều nguyên nhân. Chính sách pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ln đổi
mới hồn thiện để phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước nhằm phát huy mọi tiềm năng
và nguồn lực vốn có của đất đai phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển. Đấu giá quyền
sử dụng đất đã mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước góp phần quan trọng thúc đẩy
kinh tế xã hội. Đấu giá quyền sử dụng đất vẫn còn một số hạn chế như tình trạng thơng đồng
dìm giá gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá. Sự phối hợp giữa các
cơ quan chức năng chưa nhịp nhàng, vẫn cịn tình trạng bng lỏng trong quản lý. Hoạt động
thanh trả kiểm tra chưa thường xuyên vẫn còn nể nang, né tránh. Trong hệ thống pháp luật
nước ta hiện nay, những văn bản, thông tư liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất chưa có
sự thống nhất, đồng bộ. Xuất phát từ thực tiễn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng
đất tại huyện Gia Lâm, phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả thực thi chính sách đấu giá QSDĐ nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn Gia Lâm.
Để tiến hành thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như
sau: Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp phân tích và xử lý số liệu; Hệ thống chỉ tiêu.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi
chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt. Khái quát và đánh giá chung về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm,
TP Hà Nội. Qua đánh giá thực trạng thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất tại Gia
Lâm, cụ thể tại một số xã điển hình như Phú Thị, Yên Viên, Ninh nhìn chung đã thực hiện
khá tốt theo quy định của pháp luật và quy chế đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc
đấu giá QSD đất cũng còn gặp khơng ít khó khăn về quy trình, thủ tục thực hiện và còn một
số tồn tại trong xác định giá sàn của các thửa đất, tình trạng đầu cơ đất trong đấu giá vẫn còn

ix


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xảy ra. Mặt khác, công tác quản lý sử dụng đất sau đấu giá chưa chặt chẽ dẫn đến chậm tiến
độ đưa đất vào sử dụng của người trúng đấu giá, chậm xây các cơng trình theo quy hoạch chi
tiết đã phê duyệt. Công tác quản lý các giao dịch quyền sử dụng đất còn yếu kém. Qua nghiên
cứu, đề tài đã đưa ra được 6 yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác thực thi chính sách đấu giá quyền
sử dụng đất gồm: Chất lượng nguồn nhân lực phụ trách công tác đấu giá; Thủ tục tổ chức thực
hiện đấu giá; Cơ sở vật chất phục vụ công tác đấu giá; Tính minh bạch trong cơng tác đấu giá;
Cơ sở pháp lý; Nhận thức và mục đích của người tham gia đấu giá về các quy định trong đấu
giá quyền sử dụng đất. Từ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đề xuất để nâng cao hiệu quả
thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất và quản lý sử dụng quỹ đất sau đấu giá là:
Hoàn thiện các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất; Đơn giản hóa thủ tục về đấu giá nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng
đất; Hoàn thiện bộ máy thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất; Hồn thiện cơng tác
lập kế hoạch; Nâng cao năng lực của cán bộ thực thi chính sách; Đẩy mạnh cơng tác tun
truyền phổ biến chính sách đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm.

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIC ABSTRACT
Author: Nguyen Van Huy
Thesis title: Study on the implementation of policies on auction of use rights of small land
plots in Gia Lam district, Hanoi city.
Major: Economic Management


Code: 60 34 04 10

Training institution: Vietnam National University of Agriculture
In the context of international integration and rapid urbanization in Vietnam, many
new urban areas, technical infrastructure and facilities, ecological zones, roads and schools
are built. In this process, the small land plots are created for many reasons. Currently, the land
law policies of the Party and the State are always renewed to suit the practical situation of the
country and to make the most of potential of land for the construction process and
development. Auction of use rights of land has brought a large of revenue to the state budget,
which contributes significantly to the socio-economic development. However, there are some
restrictions on auction of land use rights such as the collusion in price reduction causing
heavy losses to the State, organizations and individuals. Moreover, the coordination between
authorities is not in a harmonious way and still loose in management. There is lack of regular
inspection and synchronic documents related to auction of land use rights. For these reasons,
we conducted the research on the topic of "Study on the implementation of policies on auction
of use rights of small land plots in Gia Lam district, Hanoi city".
Research Objective
The research objective is to evaluate the real situation and to analyze the factors
affecting of implementation of policies on auction of use rights of small land plots in Gia Lam
district; thereby to propose solutions to improve effectiveness of implementation of policies
on auction of use rights of small land plots in Gia Lam district, Hanoi.
Research Methods
Data collection method
Data analysis method
Descriptive statistical analysis method
Results and Discussion
The study has contributed to the systematization of the theoretical basis of the
implementation of policies on auction of use rights of small land plots. Based on the real
situation of the implementation of policies on auction of use rights of small land plots in Gia
Lam district, specifically in some typical communes such as Phu Thi, Yen Vien, Ninh Hiep,


xi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


the results showed that these areas have implemented according to the law and regulations of
auction of land use rights. However, the auction of land use rights also faced many difficulties
related to process as well as procedure of implementation. For example, many issues in
determining the floor price and speculation in auction still occur. Moreover, the management
of land use after auction is not strict which brings about slow rate of progress the construction
work. The management of transaction of land use rights is still weak.
There are six main factors affecting the implementation of policies on auction of land
use rights including: (1) quality of auction staffs; (2) procedures for organizing the auction;
(3) material facilities for auction; (4) transparency in auction; (5) legal grounds; and (6)
awareness and purpose of the participants in the auction.
Based on the real situation, the research also proposed some solutions in order to
improve effectiveness of implementation of policies on auction of land use rights such as: (1)
completing the regulations on auction of land use rights; (2) simplifying the procedures of
auction; (3) enhancing the enforcement mechanism of the auction of land use rights; (4)
improving the planning; (5) improving the capacity of policy enforcement officers; (6)
promoting the propaganda of policies on auction of land use rights in Gia Lam district.

xii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia,
nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (khoản 1 Điều
54). Theo đó, đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, một loại tài sản - hàng hóa đặc
biệt khơng do con người tạo ra, là tư liệu sản xuất, nguồn vốn quí giá của quốc gia và
của người sử dụng đất. Đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, tốc độ đơ thị
hóa nhanh. Nhiều khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất, khu công nghiệp,
khu sinh thái, đường giao thông, trường học… được xây dựng. Trong quá trình này,
đất nhỏ, lẻ, xen kẹt đã được hình thành với nhiều nguyên nhân do diện tích đất canh
tác bị Nhà nước thu hồi phục vụ mục đích đơ thị hóa, nhiều hộ gia đình tự ý chuyển
đổi đất nơng nghiệp thành đất ở theo thời gian khu dân cư hình thành xen lẫn những
khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt. Việc quản lý và sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt rất khó khăn.
Cách thức giải quyết hiện nay là cho đấu giá để lấy tiền phát triển hạ tầng.
Chính sách pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước luôn đổi mới hồn thiện
để phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước nhằm phát huy mọi tiềm năng và
nguồn lực vốn có của đất đai phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển.
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên hoạt
động liên quan đến đất đai diễn ra rất đa dạng và phức tạp. Nhiều giao dịch bất động
sản diễn ra không thông qua nhà nước làm cho giá đất lúc tăng lúc giảm gây khó khăn
trong cơng tác quản lý chưa khai thác được giá trị đích thực của đất.
Đấu giá quyền sử dụng đất đã mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước
góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội, đảm bảo việc giao đất cho th đất thơng
qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất cơng khai, khách quan, bình đẳng bảo vệ
được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất.
Đấu giá quyền sử dụng đất vẫn còn một số hạn chế như tình trạng thơng đồng
dìm giá gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá. Sự phối hợp
giữa các cơ quan chức năng chưa nhịp nhàng, vẫn cịn tình trạng bng lỏng trong
quản lý. Hoạt động thanh trả kiểm tra chưa thường xuyên vẫn còn nể nang, né tránh.
Trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay, những văn bản, thông tư liên quan
đến đấu giá quyền sử dụng đất chưa có sự thống nhất, đồng bộ. Ngoài ra, những quy


1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


định trong việc triển khai tổ chức thực hiện công tác bán đấu giá quyền sử dụng đất
chưa có sự đồng bộ giữa 02 Thông tư là Thông tư số 02/2015/TT-BTC ngày
05/01/2015 của Bộ Tài chính và Thơng tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP
ngày 04/04/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tư pháp. Trong khi đó, cả
02 Thơng tư đều đang cịn hiệu lực thi hành. Do đó, việc triển khai tổ chức bán đấu giá
quyền sử dụng đất khó thực hiện.
Trong đấu giá quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục đã được quy định trong các
quyết định. Tuy nhiên, vì chưa có sự quan tâm một cách thỏa đáng về pháp luật BĐG
QSD đất; mặt khác, việc nghiên cứu cũng chưa đạt tới độ sâu sắc và toàn diện nên dẫn
đến hậu quả là việc hiểu sai lệch về pháp luật BĐG QSD đất hoặc bị lợi dụng trong tổ
chức và thực hiện BĐG QSD đất. Điển hình như phiên đấu giá 31 ha quyền sử dụng
đất tại huyện Gia Lâm vào năm 2010. Đã có gần 80 nhà đầu tư trúng thầu, tuy nhiên
nhiều nhà trúng thầu trong số này đang phải đối mặt với việc bị thu hồi lại đất và mất
hàng trăm triệu đồng tiền đặt cọc do chậm nộp tiền đấu giá đất. Điều đáng nói là việc
lấy lại số tiền đã nộp, theo quy định là được hoàn lại, cũng rất khó khăn. Vì vậy, Nhà
nước cần có những biện pháp để bảo vệ quyền lợi của công dân.
Trong những năm vừa qua huyện Gia Lâm cũng đã và đang tiến hành đấu giá
quyền sử dụng đất để khai thác quỹ đất, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mang
lại nhiều giá trị kinh tế, xã hội to lớn. Nhưng trong hệ thống chính sách pháp luật nước
ta hiện nay, các chính sách về đấu giá quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập và hạn chế.
Xuất phát từ thực tế nêu trên nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực
thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện
Gia Lâm, phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn
huyện Gia Lâm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách đấu giá
quyền sử dụng đất nhỏ lẻ, xen kẹt.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách
đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt thông qua một số dự án trên địa bàn
huyện Gia Lâm.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cơng tác thực thi chính sách đấu giá
QSDĐ nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là thực thi chính sách đấu giá QSDĐ nhỏ, lẻ, xen kẹt.
Đối tượng thu thập số liệu là cán bộ phụ trách thực thi chính sách đấu giá
QSDĐ nhỏ, lẻ, xen kẹt, tổ chức, cá nhân tham gia thực thi chính sách đấu giá QSDĐ.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất là gì? Vai trị, đặc điểm của
chính sách đấu giá quyền sử dụng đất?
- Thực trạng về thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt
trên địa bàn huyện Gia Lâm diễn ra như thế nào?
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến cơng tác thực thi chính sách đấu giá
quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện Gia Lâm?
- Các giải pháp tăng cường công tác thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng

đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trong thời gian tới là gì?
1.5. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về lý luận
- Trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa và kế thừa các lý thuyết về thực thi chính
sách đấu giá quyền sử dụng đất, luận văn đã bổ sung thêm khái niệm về đất nhỏ, lẻ,
xen kẹt; thực thi chính sách đấu giá nhỏ, lẻ, xen kẹt.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ
lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện.
- Đề xuất định hướng các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đấu
giá nhỏ, lẻ, xen kẹt.
1.5.2. Về thực tiễn
- Phân tích và làm rõ thực trạng thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất
nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện Gia Lâm.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đấu giá quyền sử
dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Định hướng các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đấu giá quyền
sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt trên địa bàn huyện Gia Lâm.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI

CHÍNH SÁCH ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NHỎ, LẺ, XEN KẸT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT NHỎ, LẺ, XEN KẸT
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm chính sách
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của
nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện, bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn
đạt được và phương pháp để đạt được các mục tiêu đó (Frank Ellis, 1993).
Chính sách là tập hợp các chủ chương và hành động về hành động về
phương diện nào đó của nền kinh tế, xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm
mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó (Đỗ
Kim Chung, 2006).
Như vậy chính sách giúp các nhà quản lý xác định những chỉ dẫn chung trong
quá trình ra quyết định từ đó giúp họ thấy được phạm vi hay giới hạn cho phép của các
quyết định, để nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những
quyết định nào là khơng thể. Từ đó chính sách sẽ hướng suy nghĩ và hành động của
mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện mục tiêu chung của các tổ chức.
2.1.1.2. Khái niệm đấu giá
Đấu giá là bán bằng hình thức để cho người mua lần lượt trả giá - Ai trả giá cao
nhất thì được. Đấu giá là một thị trường, trong đó người mua tiềm tàng đặt giá cho
hàng hóa chứ khơng phải đơn thuần trả giá người bán; thị trường đấu giá là một thị
trường có tổ chức, tại đó giá cả được điều chỉnh liên tục theo biến đổi của cung và cầu.
(Luật đất đai, 2013).
Theo từ điển Luật học thì “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán cơng khai một
tài sản, một khối tài sản; theo đó có nhiều người muốn mua tham gia trả giá, người trả
giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm là người mua được tài sản”. Bản
chất của BĐG tài sản là quan hệ dân sự về mua bán tài sản thông qua hình thức đấu giá
nhằm bán được tài sản với giá cao nhất. Hoạt động BĐG tài sản được diễn ra theo ý
chí của chủ sở hữu và người được CSH ủy quyền yêu cầu tổ chức có chức năng BĐG
hoặc tài sản thực hiện việc BĐG.


5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.1.3. Khái niệm quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản, mà theo quy định của Bộ luật Dân sự
“ Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch
dân sự” (69, tr.90) và “ Quyền sử dụng là quyền khai thác thông dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản” (69, tr.95). Thông thường trong quan hệ dân sự, người chủ sở hữu tài
sản có quyền tự thực hiện đầy đủ quyền năng của mình thơng qua nhiều hình thức
khác nhau như bán, cho, mượn, tặng, cho thuê, thuế chấp, cầm cố tài sản phù hợp với
các quy định của pháp luật. Đối với đất đai, QSDĐ là quyền mà nhà nước giao cho
người sử dụng đất và đây là một quyền đặc biệt, vì quyền này được xem là một loại tài
sản, là tài sản đặc biệt so với các tài sản khác. Việc khẳng định QSDĐ là một loại tài
sản vừa mang tính hợp lý, vừa có cơ sở pháp lý vững chắc. Bởi, khái niệm tài sản được
quy định trong Bộ luật Dân sự “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền
tài sản” (69, tr.83). Như vậy QSDĐ với tư cách là một loại quyền tài sản đã được
khẳng định là một loại tài sản trong giao dịch dân sự. Bên cạnh đó theo quy định tại
Điều 174 Bộ luật Dân sự tài sản được chia làm 2 loại là bất động sản và động sản.
Trong đó, bất động sản là các tài sản bao gồm: Đất đai, Nhà, cơng trình xây dựng gắn
liền với đất đai,... QSDĐ là một loại tài sản và tài sản này gắn liền với đất đai, cho nên
nó là tài sản đặc biệt.
Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm QSDĐ như sau: QSDĐ là quyền của các
chủ thể sử dụng đất bao gồm quyền chuyển đổi chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế
chấp, tặng cho QSDĐ. Quyền được khai thác các thuộc tính, cơng dụng của đất đai để
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Như đã trình bày ở trên, QSDĐ là tài sản, do vậy ĐGQSDĐ thực chất là đấu
giá tài sản. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của QSDĐ là tài sản phát sinh từ đất đai

của Nhà nước, nên mọi hoạt động liên quan đến QSDĐ luôn gắn với đất đai.
Xét về bản chất, ĐGQSDĐ cũng là một quan hệ mua bán tài sản. Đối tượng
đem ra để mua, bán trong quan hệ này là QSDĐ hoặc cơ quan nhà nước có thêm
quyền giao đất, cho thuê đất là bên bán; một bên là cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử
dụng đất để làm nhà ở hoặc sản xuất kinh doanh là bên mua.
Trong quan hệ này, những người tham gia mua QSDĐ phải cạnh tranh với
nhau về giá. Cuộc mua bán diễn ra công khai tại một nơi nhất định, ở đó người có
QSDĐ đưa ra giá bán với mức giá khởi điểm còn những người mua tham gia đấu giá
tự do để đưa ra giá trong sự cạnh tranh với những người khác nhằm mục đích mua

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được QSDĐ để phục vụ nhu cầu của mình. Người chiến thắng là người trả giá cao
nhất, ít nhất bằng giá khởi điểm.
Như vậy ta có thể hiểu: Đấu giá QSDĐ là hình thức mua bán cơng khai, được tổ
chức chặt chẽ theo những hình thức mà pháp luật quy định, do đấu giá viên điều khiển,
nhằm bán được QSDĐ ở mức giá cao nhất do người mua chấp nhận trên cơ sở cạnh
tranh tự nguyện về giá cả; người mua được QSDĐ là người trả mức giá cao nhất đối với
QSDĐ đem bán đấu giá.
2.1.1.4. Khái niệm đất nhỏ, lẻ, xen kẹt
Theo quyết định 71/2014/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội: Đất nhỏ, lẻ, xen kẹt
là các khu đất nông nghiệp, đất công, đất chưa sử dụng nằm xen kẹt trong khu dân cư
hoặc có ít nhất 01 mặt tiếp giáp với khu dân cư hiện có (xác định theo ranh giới của thửa
đất có nhà ở hợp pháp ngồi cùng của khu dân cư) và không tiếp giáp với đường có tên
(kể cả đường mới mở nhưng chưa đặt tên) và có diện tích dưới 5.000 m2 (điều 3). Đất
nhỏ, lẻ, xen kẹt sau khi đấu giá được sử dụng với mục đích xây nhà ở theo quy hoạch.
2.1.1.5. Khái niệm thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất

Thực thi chính sách đấu giá QSDĐ là quá trình hoạt động có mục đích của cơ
quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham giá đấu giá QSDĐ, bằng hành
vi của mình để làm cho những quy định đấu giá QSDĐ đi vào cuộc sống, trở thành
hành vi thực tế, hợp pháp, nhằm đạt được kết quả tốt trong công tác đấu giá (Trần
Quang Huy, 2002).
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm thực thi chính sách đấu giá QSDĐ nhỏ, lẻ,
xen kẹt là quá trình hoạt động có mục đích của cơ quan, tổ chức, và cá nhân tham gia
đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt, bằng hành vi của mình để làm cho những
quy định đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt đi và cuộc sống nhằm đạt được kết
quả tốt trong công tác đấu giá.
2.1.2. Đặc điểm của việc thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ,
xen kẹt
Thứ nhất, việc thực thi chính sách đấu giá quyền sử dụng đất là làm cho các quy
định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất đi vào cuộc sống, trở thành hành vi
thực tế hợp pháp của chủ thể tham gia đấu giá được thực hiện trên thực tế, người bán
sẽ bán được quyền sử dụng đất còn người mua sẽ mua được quyền sử dụng đất.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đặc điểm naỳ được thể hiện ở chỗ là làm cho các quy định về đấu giá quyền sử
dụng đất đi vào cuộc sống, được tôn trọng thực hiện. Điều này được thể hiện bằng
hành vi của tất cả các chủ thể tham gia đấu giá QSDĐ. Kết quả đạt được là những quy
định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể, về trình tự thủ tục, về điều kiện và các yêu cầu
trong việc tham gia đấu giá QSDĐ phải được các chủ thể nghiêm thực hiện nghiêm túc
trên thực tế. Đặc điểm này còn thể hiện ở nhận thức đối với việc đấu giá QSDĐ được
nâng cao không chỉ đối với những người điều hành đấu giá, tổ chức đấu giá mà cả
những người tham gia đấu giá.

Thứ hai, chủ thể thực thi chính sách đấu giá QSDĐ bao gồm các cơ quan nhà
nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia vào hoạt động này.
Chủ thể thực thi chính sách đấu giá QSDĐ gồm nhiều loại đó là các chủ thể có
QSDĐ đưa ra đấu giá, chủ thể tham gia đấu giá, chủ thể làm dịch vụ đấu giá, chủ thể
tham gia quản lý nhà nước và các chủ thể liên quan.
Chủ thể có QSDĐ đưa ra đấu giá bao gồm cá nhân, tổ chức, hộ gia đình đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao QSDĐ; là Nhà nước trong trường hợp đấu
giá QSDĐ để nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; là cơ quan
thi hành án, tổ chức tín dụng trong trường hợp QSDĐ phải thi hành án hoặc thế chấp
để thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng.
Chủ thể tham gia đấu giá là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng QSDĐ,
là những người trực tiếp cạnh tranh giá với nhau với mục đích để mua được QSDĐ.
Khi tham gia đấu giá chủ thể này cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của
pháp luật về đấu giá QSDĐ.
Chủ thể trung gian làm dịch vụ đấu giá QSDĐ là các tổ chức được pháp luật
quy định có thẩm quyền tổ chức bán đấu giá tài sản, bao gồm Trung tâm dịch vụ bán
đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.
Ngồi ra, cịn có các chủ thể là các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Tư pháp,
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính. Các chủ thể này thực hiện nhiệm vụ
hướng dẫn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu giá QSDĐ. Bên cạnh
đó, cịn có các cơng chứng viên tham gia, chủ thể này tham gia với nhiệm vụ là xác
nhận tính hợp pháp của hợp đồng đấu giá QSDĐ.
Ngoài các chủ thể trên, trong thực thi chính sách đấu giá QSDĐ ln có một
loại chủ thể có vị trí, vai trị vơ cùng quan trọng đó là các đấu giá viên làm việc trong
các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Chủ thể này là người trực tiếp áp dụng các quy

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



định về trình tự thủ tục đấu giá để điều hành cuộc đấu giá. Do đó, phẩm chất năng lực,
trình độ của đấu giá viên có ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều hành cuộc đấu giá.
Nếu đấu giá viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chun mơn giỏi và ln đặt lợi
ích tập thể, lợi ích nhà nước lên trên thì việc điều hành đấu giá sẽ đưa lại kết quả tốt.
Ngược lại, nếu đấu giá viên ln đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích tập thể, chun
mơn nghiệp vụ khơng vững vàng dễ dẫn đến những sai sót trong q trình điều hành
đấu giá ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân. Do vậy, chủ
thể này cần được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt và cần
có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong q trình thực thi
chính sách QSDĐ.
Thứ ba, thực thi chính sách đấu giá QSDĐ được tiến hành theo các trình tự thủ
tục pháp luật quy định,
Trong quá trình thực thi chính sách đấu giá QSDĐ, các chủ thể cần phải tiến
hành theo các trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Chẳng hạn để tham gia
đấu giá, người có nhu cầu cần có đơn đề nghị tham gia đấu giá, nộp phí, nộp tiền đặt
trước, tham gia phiên đấu giá. Hoặc để định giá đất thì cần tiến hành từng bước như
thuê tổ chức định giá, Hội đồng định giá xem xét và tham mưu cho UBND huyện
quyết định giá đất phù hợp làm căn cứ để đấu giá QSDĐ.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu về đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, lẻ, xen kẹt.
2.1.3.1. Sự hình thành đất nhỏ lẻ, xen kẹt
Theo quyết định 71/2014/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội, đất nhỏ, lẻ, xen kẹt
là các khu đất nông nghiệp, đất công, đất chưa sử dụng nằm xen kẹt trong khu dân cư.
Đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, tốc độ đơ thị hóa nhanh.
Nhiều khu đơ thị mới, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất, khu công nghiệp, khu sinh
thái, đường giao thông, trường học… được xây dựng. Trong quá trình này, đất nhỏ lẻ
xen kẹt đã được hình thành với nhiều ngun nhân do diện tích đất canh tác bị Nhà
nước thu hồi phục vụ mục đích đơ thị hóa, nhiều hộ gia đình tự ý chuyển đổi đất nông
nghiệp thành đất ở theo thời gian khu dân cư hình thành xen lẫn những khu đất nhỏ lẻ,
xen kẹt.

2.1.3.2. Thống kê tổng hợp quỹ đất
Thực hiện Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014, thực hiện Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 25/9/2014 của Ủy ban nhân dân

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thành phố, phịng Tài ngun và Mơi trường đã tham mưu Ủy ban nhân dân ban hành
Kế hoạch số 140/KH-UBND về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2014; Thành lập ban chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2014 (Quyết định số 1040/QĐ - UBND ngày 05/3/2015). Theo kế hoạch, các xã,
thị trấn hoàn thành trước 01/6/2015, hồn thành trước 15/7/2015. Hiện phịng Tài
ngun và Mơi trường đang phối hợp với đơn vị tư vấn để thực hiện các nội dung
kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
Thực hiện quy định của Luật đất đai và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành
phố, phịng Tài ngun và Mơi trường đã phối hợp với đơn vị tư vấn và các đơn vị
liên quan thực hiện việc lập Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất. Ngày 15/5/2014, Ủy
ban nhân dân Thành phố có Quyết định số 2656/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện
Gia Lâm.
2.1.3.3. Lập kế hoạch thực thi chính sách
Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách vì q trình tổ chức
thực thi chính sách cơng là q trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế
chúng cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực
hiện chính sách một cách chủ động hồn tồn. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách
cơng được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai
thực thi chính sách từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch,

chương trình thực hiện (Trần Thị Thơ, 2012).
Theo Trần Thị Thơ (2012), kế hoạch triển khai thực thi chính sách cơng bao
gồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ
thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất
lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi; những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán
bộ quản lý và công chức thực thi; cơ chế tác động giữa các cấp thực thi chính sách.
Thứ hai, xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về các cơ
sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực thi chính sách; các nguồn
lực tài chính, các vật tư văn phịng phẩm.
Thứ ba, xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian
duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính
sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và thời

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu. Có thể dự kiến mỗi bước cho phù hợp với
một chương trình cụ thể của chính sách.
Thứ tư, lên kế hoạch kiểm tra thực thi chính sách là những dự kiến về tiến độ,
hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách.
Thứ năm, xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực thi chính sách
công bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành
chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực
thi chính sách.
2.1.3.4. Hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách
Sau khi bản kế hoạch triển khai thực hiện được thông qua, các cơ quan nhà

nước tiến hành triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm
trong quá trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách
cơng. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các
đối tượng thực thi chính sách cơng. Phổ biến, tun truyền chính sách tốt giúp cho các
đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu
của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hồn cảnh nhất định;
và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của
nhà nước. Đồng thời cịn giúp cho mỗi cán bộ, cơng chức có trách nhiệm tổ chức thực
thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mơ của chính sách với đời sống xã
hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu
chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách
được giao (Trần Thị Thơ, 2012).
Việc làm này cần được tăng cường đầu tư về trình độ chun mơn, phẩm chất
chính trị, về trang thiết bị kỹ thuật... nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận
động. Trong thực tế có khơng ít cơ quan, địa phương do thiếu năng lực tuyên truyền,
vận động đã làm cho chính sách bị biến dạng, làm cho lịng tin của dân chúng vào nhà
nước bị giảm sút. Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách cơng cần được thực hiện
thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách công đang được thi hành, để mọi đối
tượng cần được tun truyền ln củng cố lịng tin vào chính sách và tích cực thực thi
chính sách. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách được thực hiện bằng nhiều hình
thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các
phương tiện thông tin đại chúng... Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


của từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn các hình thức tun
truyền, vận động thích hợp.

2.1.3.5. Phân cơng thực thi chính sách
Theo thơng tư liên tích số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP của Bộ Tài ngun và
Mơi trường và Bộ Tư pháp, bước tiếp theo sau bước tuyên truyền, phổ biến là phân
công, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách cơng theo kế hoạch
được phê duyệt. Chính sách cơng được thực thi trên phạm vi rộng lớn, tối thiểu cũng là
một địa phương - vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất
lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách, nhân dân thực
hiện và bộ máy tổ chức thực thi của nhà nước. Khơng chỉ có vậy, các hoạt động thực
hiện mục tiêu chính sách cơng diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không
gian và thời gian, chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật...
Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả cần phải tiến hành phân
công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các
yếu tố tham gia thực thi chính sách và các q trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu
chính sách. Trong thực tế người ta thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ
quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó. Chính sách có thể tác động đến
lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố,
quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu
quản lý. Hoạt động phân công, phổi hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách
cơng một cách chủ động, sáng tạo để ln duy trì chính sách được ổn định.
2.1.3.6. Trình tự thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất
Theo quy định tại quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/08/2005 của Thủ
tướng Chính Phủ về ban hành quy chế đấu giá QSDĐ thì trình tự và thủ tục đấu giá
QSDĐ ở Việt Nam như sau:
a. Thành lập Hội đồng đấu giá
- UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thì có thẩm quyền thành
lập Hội đồng đấu giá. Trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh phân cấp cho UBND
cấp huyện thành lập Hội đồng đấu giá để đấu giá giao đất, đấu giá cho thuê đất đối
với tổ chức.
- Hội đồng đấu giá cấp tỉnh phải đảm bảo có đại diện của các Sở: Tài chính,
TN&MT, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và các thành viên khác do UBND cấp tỉnh

quyết định cho phù hợp với thực tế của địa phương. Trường hợp lãnh đạo UBND cấp

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×