Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN XUÂN THÀNH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MẬN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Ngành:
Mã số:

Kinh tế nông nghiệp
8620115

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Mộc Châu, ngày 7 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Xuân Thành


i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Phân tích Định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu, thực hiện
đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phịng Nơng nghiệp và PTNT, Chi cục Thống kê
huyện, chính quyền địa phương, các cán bộ và các hộ nông dân xã Tân Lập, xã Mường
Sang và thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ, động viên tơi về mọi mặt để tơi hồn thành luận văn./.
Mộc Châu, ngày 7 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Xuân Thành

ii

download by :



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. vii
Danh mục hộp ................................................................................................................. vii
Danh mục ảnh ................................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết cưa đề tài ............................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mơi của luận văn ............................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triền sản xuất mận .................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật sản xuất mận ........................................................ 6

2.1.3.


Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất mận .................................................. 14

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất mận ........................................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 21

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất mận trên thế giới .......................................... 21

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất mận ở Việt Nam ........................................... 22

2.2.3.

Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................................ 24

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm cho Mộc Châu ............................................................. 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 28

iii

download by :


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Mộc Châu ......................................................... 28

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Mộc Châu .............................................. 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 38

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 38

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 39

3.2.3.

Phương pháp tính tốn và tổng hợp số liệu ...................................................... 41


3.2.4.

Phương pháp phân tích thống kê ...................................................................... 42

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 44
4.1.

Lịch sử phát triển mận trên địa bàn huyện Mộc Châu ................................... 44

4.2.

Thực trạng phát triển sản xuất mận tại huyện Mộc Châu ............................... 46

4.2.1.

Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất mận ......................................................... 46

4.2.2.

Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng mận .............................................. 49

4.2.3.

Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất mận ............................................... 52


4.1.4.

Liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................... 55

4.1.5.

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất mận ................................................................ 57

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc
Châu .......................................................................................................... 75

4.3.1.

Nhóm yếu tố tự nhiên ....................................................................................... 75

4.3.2.

Nguồn lực sản xuất ........................................................................................... 76

4.3.3.

Nhóm nhân tố thị trường .................................................................................. 81

4.3.4.

Tác động của chính sách ................................................................................... 83

4.3.5.


Phân tích swot cho phát triển sản xuất mận tại Mộc Châu ............................... 84

4.4.

Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La ....................................................................................... 91

4.4.1.

Định hướng ....................................................................................................... 91

4.4.2.

Giải pháp........................................................................................................... 92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 101
5.1.

Kết luận ................................................................................................... 101

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................. 103

5.2.1.

Đối với chính phủ ........................................................................................... 103

5.2.2.


Đối với UBND tỉnh Sơn La ............................................................................ 104

5.2.3.

Đối với UBND huyện Mộc Châu ................................................................... 104

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 106

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CĂQ

Cây ăn quả


Đ

Đồng

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

M

Mét

Ngh.đ

Nghìn đồng

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

PTSX


Phát triển sản xuất

QML

Quy mô lớn

QMN

Quy mô nhỏ

QMV

Quy mô vừa

Trđ

Triệu đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu ..................................... 46

Bảng 4.2. Diện tích mận phân theo giai đoạn sản xuất ................................................ 50
Bảng 4.3. Biến động diện tích mận phân theo các xã, thị trấn ..................................... 51
Bảng 4.4. Năng suất và sản lượng cây mận giai đoạn 2014 – 2016 ............................. 52
Bảng 4.5. Tỷ lệ diện tích các giống mận trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 20142016.............................................................................................................. 54
Bảng 4.6. Một số thông tin cơ bản về các hộ sản xuất ................................................. 58
Bảng 4.7. Thơng tin về tình hình sản xuất mận tại hộ sản xuất ................................... 59
Bảng 4.8. Thông tin của hộ trong vụ mận năm 2017 ................................................... 61
Bảng 4.9. Chi phí sản xuất giai đoạn kiến thiết cơ bản ................................................ 62
Bảng 4.10. Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh ............................................................ 63
Bảng 4.11. Công lao động cho sản xuất mận năm 2017 ................................................ 64
Bảng 4.12. Chi phí sản xuất mận của các hộ gia đình .................................................... 64
Bảng 4.13. Năng suất và sản lượng mận của các hộ điều tra ......................................... 65
Bảng 4.14. Năng suất và sản lượng mận của các hộ phân theo khu vực........................ 66
Bảng 4.15. Khối lượng bán mận quả cho các tác nhân .................................................. 68
Bảng 4.16. Khối lượng thu mua mận quả của các tác nhân ........................................... 69
Bảng 4.17. Xếp hạng tầm quan trọng của sản xuất mận ................................................ 70
Bảng 4.18. Các yếu tố hình thành giá cả ........................................................................ 70
Bảng 4.19. Nguồn tham khảo giá mận của các hộ gia đình ........................................... 70
Bảng 4.20. Tỷ lệ về mối liên hệ giữa người sản xuất và người thu mua........................ 71
Bảng 4.21. Các yếu tố quyết định đến giá bán của mận................................................. 73
Bảng 4.23. Nhu cầu vốn cho sản xuất của các hộ nông dân .......................................... 77
Bảng 4.24. Các phương thức trồng mới mận trên địa bàn huyện Mộc Châu ................. 78
Bảng 4.25. Tình hình tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ........................ 80
Bảng 4.26. Khó khăn trong sản xuất mận của các hộ gia đình ...................................... 86
Bảng 4.27. Phân tích SWOT cho phát triển sản xuất mận tại Mộc Châu ...................... 90

vi

download by :



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm mận quả trên địa bàn huyện Mộc Châu .................. 56

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ huyện về cơ hội phát triển mận .......................................... 87

DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1.

Đồi mận trắng trên cao nguyên Mộc Châu .................................................... 44

Ảnh 2.

Quả mận hậu Mộc Châu ................................................................................. 45

Ảnh 3.

Quy trình sản xuất mứt mận của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5 ........ 48

Ảnh 4.

Mứt mận đang được chế biến ......................................................................... 48

Ảnh 5.

Các sản phẩm chế biến từ quả mận ................................................................ 49

Ảnh 6.


Sử dụng máy cắt cỏ cho vườn mận ................................................................ 53

Ảnh 7.

Phương pháp thu hoạch mận ở Mộc Châu ..................................................... 55

Ảnh 8.

Trồng xen canh trong vườn mận .................................................................... 69

Ảnh 9.

Ngày hội hái quả ở Mộc Châu........................................................................ 72

Ảnh 10. Quả mận hậu chọn .......................................................................................... 72
Ảnh 11. Các loại mận của Trung Quốc trong thị trường Việt Nam ............................. 89

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Xuân Thành
Tên Luận văn: Phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Cây mận đã gắn liền với người dân Mộc Châu từ rất lâu, giúp nhân dân xóa đói
giảm nghèo. Hiện nay, diện tích mận trên địa bàn huyện Mộc Châu gần 2.000 ha, trong
đó diện tích cho thu hoạch 1.500 ha với sản lượng quả tươi hàng năm khoảng 17 nghìn
tấn. Những năm qua, diện tích mận trên địa bàn huyện đang được mở rộng để thay thế
những cây lương thực thực phẩm hiệu quả kinh tế thấp. Trong thời gian tới, cây mận sẽ
vẫn là một trong những loại cây ăn quả chủ lực của huyện và được khuyến khích phát
triển trên địa bàn huyện Mộc Châu, khơng chỉ giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo mà
cịn trở thành một sản phẩm du lịch chất lượng cao như thăm quan vườn hoa mận, ngày
hội hái quả mận được huyện Mộc Châu tổ chức hàng năm. Tuy đã đạt được những kết
quả khả quan, nhưng phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu vẫn còn
nhiều bất cập cần giải quyết và khắc phục để nâng cao vị thế, vai trò của cây mận trên
địa bàn huyện và nâng cao đời sống của người dân Mộc Châu.
Những năm gần đây cây mận đang là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, quy
mơ diện tích đang được mở rộng nhiều hơn, Tốc độ tăng trưởng bình qn diện tích
mận giai đoạn 2014-2016 đạt 27,1%/năm. Hình thức tổ chức sản xuất mận và liên kết
tiêu thụ quả mận cũng có nhiều biến động theo hình thức tích cực. Năng suất, chất
lượng mận được cải thiện, hiệu quả kinh tế cây mận đã được nâng cao. Sở dĩ có điều
này là do người dân ngày cành đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư thâm canh
chăm sóc cây mận được chú trọng hơn nhiều so với năm trước.
Liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ mận Mộc Châu tính
đến hiện nay chủ yếu do các thương lái trên địa bàn huyện lên kết với các tác nhân để
tiêu thụ tại Sơn La, Hà Nội và các tỉnh, thành phố từ miền Trung trở ra chiếm khoảng
60-65% sản lượng và xuất bán mận xanh sang Trung Quốc chiếm khoảng 35-40% sản
lượng. Hiện nay, để quảng bá thương hiệu sản phẩm mận, UBND huyện Mộc Châu đã
tổ chức Ngày hội hái quả được tổ chức hàng năm, tham gia hội chợ hàng nông
sản…nhằm giới thiệu sản phẩm mận Mộc Châu tới du khách cũng như kết nối với các
tác nhân thu mua, nhờ đó hiện nay khơng chỉ có các thương lái tại Mộc Châu, mà còn
các thương lái từ các vùng lân cận đến thu mua và phân phối đến các địa bàn khác nhau.

viii


download by :


Hiệu quả kinh tế cây mận theo điều tra nông hộ đạt ở mức khá cao. Giá trị sản xuất thu
được trên 1 ha trồng mận dao động từ 161,4 triệu đồng đến 226,2 triệu đồng. Giá trị
tăng thêm (VA) trên 1 ha mận dao động từ 140,4 triệu đồng đến 199,7 triệu đồng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc
Châu: (i) Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển theo chiều rộng. Địa hình,
khí hậu và các điều kiện về thổ nhưỡng, thủy lợi quyết định khả năng bố trí sản xuất và
mở rộng diện tích trồng mận. Đồng thời, các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến q trình
áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất mận; (ii) Nguồn lực sản xuất: Đây là nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển theo chiều sâu. Các yếu tố như nguồn vốn, kỹ thuật canh
tác, tập huấn chuyển giao kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư, phát triển sản xuất
mận cũng như nâng cao năng suất, chất lượng mận trên thị trường; (iii) Thị trường các
yếu tố đầu vào và đầu ra: Đối với ngành sản xuất nơng sản thì yếu tố thị trường rất quan
trọng. Điển hình giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, hiệu quả kinh tế mà quả mận
mang lại. Giá cả đầu ra quả mận rất bấp bênh, giá giữa các vụ có sự chênh lệch lớn, mất
mùa thì giá đẩy lên cao, cịn được mùa thì giá lại xuống rất thấp. Hình thức tiêu thụ mận
trên địa bàn huyện Mộc Châu vẫn mang tính chất tự phát, chủ yếu là do các thương lái
trong tỉnh, trong huyện đến mua và bán cho các thư tương ở nơi khác; (iv) Các chính
sách của Nhà nước: Phát triển sản xuất mận là một trong những mục tiêu quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của huyện
Mộc Châu. Do vậy, ngồi những chính sách hỗ trợ của Trung ương, UBND tỉnh, UBND
huyện Mộc Châu cũng đã ban hành rất nhiều nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất mận.
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ
mận trong thời gian vừa qua, đề tài đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất mận
trong thời gian tới của địa bàn huyện Mộc Châu như: (i) Giải pháp về quy hoạch vùng
sản xuất; (ii) nhóm giải pháp về vốn cho người trồng mận; (iii) nhóm giải pháp về nâng
cao kỹ thuật sản xuất mận cho người dân; (iv) nhóm giải pháp về chính sách phát triển

sản xuất mận; (v) nhóm giải pháp về thị trường cho quả mận; (vi) nâng cao trình độ
nhận thức cho các hộ trồng mận.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Xuan Thanh
Thesis title: Developing plum production in Moc Chau district, Son La province
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Plum plays an important role in Moc Chau household economy for a long time
especially in reducing poverty. Presently, the plum area of Moc Chau district is nearly
2000 ha which its harvesting area is 1500 ha and its annual productivity is about 17
thousand tons. Over the years, the plum area has been expanding to replace low-cost
food crops in here. In near future, the plum will remain one of the main fruit trees and
be encouraged to develop in Moc Chau, it is not only helping local people alleviate
poverty but also becomes a high quality tourism service that includes a plum garden
visiting tour, a plum picking festival. Despite the development of plum production in
Moc Chau has achieved some positive results, it stills has some difficulties that need to
be solved to improve the position and role of plum trees in Moc Chau’s economy and
enhancing Moc Chau people’s living standard.
In recent years, plum is a high economic value tree and its area production has
been expanding more and more. In detail, the average growth rate of plum production
area in the period 2014-2016 reached 27.1% per year. Another thing is the form of plum

production and its consumption linkage also has many positive changes. Plum’s
productivity, quality and economic efficiency have been improved. These are due to the
fact that plum farmers have been invested in expanding their production scales and in
intensive cultivation plum nowadays more than in the previous years.
This research showed the Moc Chau plum market linkage. It has been
activated by the linkage between the middle mans in Moc Chau district and other
stakeholders to sell it in 2 ways. The first way is that it is sold in Son La province,
Hanoi city and other provinces where located from Central of Vietnam to the
Northern parts of Vietnam with 60-65% of sold plum volumes the rest way is
exported to China with 35-40% of sold plum volumes but this plum is mainly a
green type. Presently, to promote the brand plum products, People's Committee of
Moc Chau district has been organizing the annual plum picking festival, has been
participating in the agricultural markets to introduce the Moc Chau’s plum products
to tourists as well as to traders in Moc Chau and traders from neighboring areas that
may be impacts on the Moc Chau’s plum market.

x

download by :


Secondly, this research also indicated that the economic efficiency of plum in
farmers was quite high. The production value per hectare ranged from 161.4 million to
226.2 million dong. Its value added (VA) was from 140.4 million to 199.7 million.
Thirdly, factors affecting on the development of plum production in Moc Chau
district included: (i) Natural factors had a great influence on the widen development of
the plum production. In detail, terrain, climate and soil conditions, irrigation had been
deciding the ability to allocate plum production and expand plum acreage. Furthermore,
these factors greatly affected on the mechanization of plum production; (ii) Production
resources: These factors influenced to the deepen development of the plum production.

In detail, capital sources, cultivation techniques, and technology transfer training had a
great impact on plum production’s investment and development as well as on improving
the productivity and quality of plum in the market; (iii) Market inputs and output: For
the agricultural production sector, the market factor is very important. Typically, prices
directly affect the revenue and economic efficiency of plums. The price of plum fruit is
very unstable; the price between the harvest times has a big difference, the higher on
productivity, the lower on price, and vice versa. Plum consumption in Moc Chau is still
spontaneous, mainly depend on traders in the province, and district to buy and sell to
retailers or wholesalers in other regions; (iv) Government policies: on development of
plum production is one of the important objectives of the economic development
strategy to improve the potential and strength of Moc Chau district. Therefore, in
addition to support policies of the State Committee, the province People's Committee,
Moc Chau District People's Committee also issued a lot of regulation to support the
development of plum production.
Lastly, this study is suggested some solutions to develop Moc Chau plum
production in the upcoming time: (i) production planning; (ii) capital for plum farmers;
(iii) improving plum production techniques for farmers; (iv) plum production policy; (v)
market solutions for plum; (vi) improving awareness for plum cultivators.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CƯA ĐỀ TÀI
Mận có tên khoa học là Prunus salicina, là một lồi cây rụng lá nhỏ được
trồng phổ biến ở miền bắc Việt Nam. Mận là loại trái cây vừa ngọt, vừa chua,
nhiều nước, được ưa thích vào mùa hè. Quả mận có giá trị dinh dưỡng cao, giàu
chất xơ, khơng có chất béo hoặc cholesterol xấu, có nhiều tác dụng tốt cho sức

khỏe như tốt cho xương khớp, cải thiện trí nhớ, kiểm sốt lượng đường trong
máu, hỗ trợ tiêu hóa… Cây mận ưa thích khí hậu mát và lạnh. Những giống mận
ngon như mận Hậu, mận Tam hoa là những giống có giá trị hàng hóa của nước
ta, được trồng tập trung ở những vùng núi cao của các tỉnh như: Lào Cai, Sơn La,
Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn…
Huyện Mộc Châu - vùng Cao nguyên diện tích rộng lớn với điều kiện khí
hậu mát mẻ, thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển cây ăn quả ôn đới, có vị trí
thuận lợi cách Hà Nội 180 km, cách Thành phố Sơn La 120 km. Cây mận được
đưa vào trồng tại Mộc Châu vào đầu những năm 1980, sau một thời gian trồng và
đem lại hiệu quả kinh tế cao cây mận đã nhanh chóng được nhân rộng trên địa bàn,
trở thành cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của người dân Mộc Châu.
Cây mận đã gắn liền với người dân Mộc Châu từ rất lâu, giúp nhân dân
xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, diện tích mận trên địa bàn huyện Mộc Châu gần
2.000 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 1.500 ha với sản lượng quả tươi hàng
năm khoảng 17 nghìn tấn. Những năm qua, diện tích mận trên địa bàn huyện
đang được mở rộng để thay thế những cây lương thực thực phẩm hiệu quả kinh tế
thấp. Sản lượng mận cung cấp rộng rãi cho nhu cầu trong vào ngoài huyện và
phục vụ chế biến các sản phẩm khác như mứt mận, rượu mận…Tuy nhiên, việc
sản xuất mận ở Mộc Châu cũng gặp phải một số khó khăn nhất định như thiên
tai, sâu bệnh hại… do biến đổi của thời tiết. Ngoài ra, do phần lớn cây mận đã
nhiều năm tuổi, đồng thời người dân phát triển cây mận theo hướng tự phát, chỉ
chú trọng mở rộng diện tích trồng và đợi ngày thu hoạch, thiếu quy hoạch thiết
kế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chăm sóc vườn quả chưa đúng quy trình
kỹ thuật, chưa đốn tỉa để cây ra hoa đậu quả trên cành già cỗi và ít tiến hành
phịng trừ sâu bệnh… Kết quả là các vườn quả mận nhanh già cỗi, năng suất và
chất lượng quả có nơi giảm, làm mất đi sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng
(Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Mộc Châu, 2016).

1


download by :


Trong thời gian tới, cây mận sẽ vẫn là một trong những loại cây ăn quả chủ
lực của huyện và được khuyến khích phát triển trên địa bàn huyện Mộc Châu,
khơng chỉ giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo mà còn trở thành một sản phẩm du
lịch chất lượng cao như thăm quan vườn hoa mận, ngày hội hái quả mận được
huyện Mộc Châu tổ chức hàng năm. Câu hỏi đặt ra là sản xuất mận có ý nghĩa
như thế nào đối với đời sống của người nông dân trên địa bàn huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La? Tình hình phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La trong những năm qua như thế nào? Quá trình tiêu thụ mận Mộc Châu
diễn ra như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển sản xuất mận tại
Mộc Châu? Các giải pháp chủ yếu cho việc phát triển sản xuất mận trên địa bàn
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là gì? Xuất phát từ thực tế đó tơi lựa chọn đề tài
“Phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” làm
Luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất mận
trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong những năm gần đây, từ đó đề
xuất hệ thống giải pháp phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất mận.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất mận trên địa bàn
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất mận cho địa bàn huyện Mộc

Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các hộ nông dân trồng mận trên địa bàn
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

2

download by :


Đối tượng nghiên cứu gián tiếp là các vấn đề, nội dung liên quan đến phát
triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu những nội dung liên quan tới phát triển sản
xuất mận, những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển sản xuất mận, đồng
thời đánh giá hiệu quả của sản xuất mận mang lại cho nông hộ ở huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La.
Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Phạm vi thời gian:
- Thời gian thực hiện đề tài dự kiến từ tháng 4/2017 đến tháng 6/2018.
- Thời gian thu thập số liệu: Số liệu được dùng cho nghiên cứu được lấy từ
năm 2014 đến nay.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MƠI CỦA LUẬN VĂN
- Về mặt lý luận: đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và
thực tiễn về phát triển sản xuất mận.
- Về mặt thực tiễn: đề tài đã hệ thống hóa tồn bộ thực trạng sản xuất và
liên kết sản xuất sản phẩm mận quả tại các vùng trồng thuộc huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La. Chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những

khó khăn, hạn chế, bất cập và những thách thức đặt ra cần giải quyết. Đây là
cơ sở thực tiễn cho các nghiên cứu liên quan đến phát triển sản xuất mận tại
Mộc Châu.
- Về mặt giải pháp: đề tài đã đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm
thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất mận tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
trên cơ sở phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người trồng
mận tại địa phương.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỀN SẢN XUẤT MẬN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
* Khái niệm về phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa
tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát
triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại
dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và
Nguyễn Hữu Vui, 2009).
Theo tác giả Raaman Weitz (1995) nêu rõ: “Phát triển là một quá trình thay
đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng
những thành quả tăng trưởng trong xã hội” (Mai Thanh Cúc và cs., 2005)
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho

rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị
trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền
lợi về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và quyền tự do cơng dân của mọi người
dân (Ngơ Dỗn Vịnh, 2003).
* Khái niệm sản xuất
Sản xuất (production) hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu
trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là một q trình tạo ra sản
phẩm. Q trình này tính từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất cho đến khi sản phẩm
được tạo ra (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009).
Liên Hợp Quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đã
đưa ra định nghĩa về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy
móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản,
phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những
thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản

4

download by :


phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp
cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc khơng thu tiền (Nguyễn Ngọc Long
và Nguyễn Hữu Vui, 2009).
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra).
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho

thị trường (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009).
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn
Hữu Vui, 2009).
Sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất,
thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời
sống con người (Phạm Văn Dũng, 2005).
* Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất (PTSX) là quá trình vận động của đối tượng sản xuất
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hồn
thiện hơn, nó cũng bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và mặt chất của sản
xuất (Đào Thế Tuấn, 1984).
Có thể phân PTSX theo hai hướng khá phổ biến là: phát triển theo chiều
rộng và theo chiều sâu.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả
vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mơ diện tích của mỗi hộ
nông dân hoặc cả hai (Đào Thế Tuấn, 1984). Trong sản xuất mận đó là sự gia
tăng về diện tích, năng suất, sản lượng mận.
Phát triển sản xuất theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với

5

download by :


điều kiện sản xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng
sản phẩm và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư

thêm giống, vốn, kỹ thuật và lao động (Đào Thế Tuấn, 1984). Trong sản xuất
mận đó là sự gia tăng về mặt chất lượng mận, mận sản xuất ra phải đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã đẹp, vị ngon nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật sản xuất mận
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Mận thuộc chi Prunis, phân chi Prunus với 1 số loài khác như mơ ta, thuộc
họ hoa hồng, có nguồn gốc từ Trung Quốc, là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá
mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ơn đới nơi có độ cao trên 500 m so với mực
nước biển. Là giống sinh trưởng mạnh, phân cành nhiều phù hợp với khí hậu ở
huyện Mộc Châu, huyện Vân Hồ và một số vùng sinh thái của tỉnh Sơn La. Lá
mận dài 6-12cm, rộng 2-2,5cm, cạnh lá có răng cưa, hoa có đường kính 2cm với
5 cánh hoa màu trắng, ra hoa tháng 2, chín tháng 5 tháng 6. Quả mận hậu là loại
quả hạch có đường kính 4-7 cm, khối lượng quả 20-30 quả/kg (Cục Khuyến nông
và Khuyến lâm, 2005).
Mặc dù khâu chế biến, tiêu thụ, đối với cây mận còn hạn chế nhưng cây
mận đã được coi là cây xóa đói, giảm nghèo, giúp cho nhiều gia đình nơng dân
tăng thu nhập một cách đáng kể. Ngoài ra, trồng mận cịn góp phần phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, tăng độ che phủ đất và giải
quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động ở vùng Trung du và Miền
núi. Sản phẩm mận có màu sắc đẹp, hương vị đặc trưng, rất giàu dinh dưỡng và
có một số loại vitamin hiếm, do đó sản phẩm được ưa chuộng, có tính hàng hố
cao. Mặt khác, sản phẩm mận quả có thể phân bố trên địa bàn rộng, thích ứng với
nhiều quy mơ. Ở Mộc Châu, cây mận góp phần đem lại thu nhập chính cho hàng
nghìn hộ nơng dân, giúp xóa đói, giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế
chung của tồn huyện (Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, 2005).
2.1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất mận
a. Về giống
Những giống mận của nước ta có chất lượng cao, được ưa chuộng, có thể
sản xuất thành hàng hóa cho cả tiêu dùng trong trước và xuất khẩu là:
• Mận tam hoa: Quả to, hạt nhỏ, thịt dày. Khi quả chín vỏ chuyển màu tím

xanh nhạt, ăn giịn, mùi thơn, vị ngọt, giống vị đào chín. Mận tam hoa được

6

download by :


người tiêu dùng rất ưa chuộng, giống này có nguồn gốc từ Trung Quốc, song đã
du nhập vào nước ta từ lâu và thích nghi với nhiều vùng núi cao ở miền núi ở các
tỉnh miền núi Tây Bắc (Cục Khuyến nơng và Khuyến lâm, 2005).
• Mận tím Tả van (mận đường) có vỏ tím ruột vàng, cây to khỏe, phân
cành thẳng, sai quả (Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, 2005).
• Mận hậu: Quả to, màu xanh, thịt dày, hạt nhỏ và dóc hạt, vị ngọt, ăn
giịn, khơng đắng. Khi chín vỏ quả khơng chuyển vàng hoặc đỏ. Tuy nhiên,
nhược điểm của mận Hậu là khó vận chuyển và bảo quản. Cây mận Hậu thuộc
loại sai quả, phân cành thấp, tán xòe rộng, cành mảnh mai. Mận Hậu được coi là
có nguồn gốc ở Lào Cai (Cục Khuyến nơng và Khuyến lâm, 2005).
• Mận Tả hoang ly: Quả chín có vỏ vàng, ruột vàng. Ra hoa tháng 1, đến
đầu tháng 2. Quả chín từ cuối tháng 6 sang tháng 7.
• Mận Tráng li: Quả to giống như mận Hậu. Khi chín có màu vàng nhạt,
thịt quả giịn, nhiều nước, khơng dóc hạt, chua hơn mận Hậu. Ra hoa tháng 2,
quả chín tháng 7, quả thường chín khơng đều. Quả nhỏ 50 - 60 quả/kg. Năng suất
đạt 28 - 30 tấn/ha. Thường được trồng ở độ cao 900 - 1000 mét (Cục Khuyến
nơng và Khuyến lâm, 2005).
• Mận đỏ: Vỏ quả tím, ruột tím. Là giống mận địa phương ăn có vị chua,
không ngọt như các giống mận đường (Cục Khuyến nơng và Khuyến lâm, 2005).
• Mận chua (cịn gọi là mận đắng): vỏ quả màu tím vàng, ruột vàng, vị
chua đắng. Là giống mận địa phương có vị chua đắng, sức sinh trưởng khoẻ,
thường được làm gốc ghép (Cục Khuyến nơng và Khuyến lâm, 2005).
b. Đất trồng

Nhìn chung các loại đất thuộc huyện Mộc Châu khá thích hợp cho phát
triển mận. Đất trồng mận phải thốt nước, cần có tầng canh tác lớn hơn 50 cm,
độ dốc không quá 30%. Trước khi trồng cần thiết lập vườn cây hợp lý. Cầy bừa,
làm sạch cỏ trước khi trồng khoảng một tháng, phân lơ, xây dựng hệ thống đường
chính, đường phụ tùy thuộc vào diện tích và địa hình của vườn. Tốt nhất vườn
nên bố trí cạnh hoặc gần nguồn nước, chủ động nước tưới trong điều kiện khơ
hạn, có rãnh thốt nước chống úng trong mùa mưa lũ (Lê Ngọc Huy, 2013).
Thiết lập vườn quả trên đất dốc cần tạo các luống bậc thang rộng 3 - 5 m
theo đường đồng mức (Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, 2005).

7

download by :


c. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận
* Kỹ thuật trồng
Theo Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai (2013) thì kỹ thuật trồng
mận bao gồm:
- Chọn giống: Chọn cây khỏe mạnh khơng sâu bệnh, có thể trồng bằng cây
ghép có bầu đất hoặc cây rễ trần.
Tiêu chuẩn cây giống: Cây con rễ trần tuổi từ 12 - 24 tháng, chiều cao cây
từ 35cm trở lên, đường kính gốc từ 0,6 - 0,8cm, đường kính cành ghép đo trên
mắt ghép 2 cm từ 0,6 - 0,7cm. Không sâu bệnh, cụt ngọn.
- Mật độ: 400 cây/ha, hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 5 m.
- Thời vụ: Trồng mận vào tháng 2 - 3 trước khi nảy lộc xuân và tháng 1112 sau khi rụng lá.
- Đất trồng: Đất trồng mận có độ mùn 2 - 2,5%, có tầng dày trên 50cm, đất
tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thốt nước. Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60
cm hoặc 50 x 60 x 70 cm. Đào để riêng lớp đất mặt để cho xuống đáy hố. Bón
mỗi hố 20 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg lân super + 0,1 kg Kali clorua, trộn đều

với đất và lấp đầy hố, sau 30 ngày tiến hành trồng. Đất có độ dốc nhỏ hơn 7% hố
trồng ngang bằng mặt đất, độ dốc lớn hơn hố trồng có thể thấp hơn mặt đất 10 20 cm (Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013)
- Cách trồng: Trồng cây giữa hố, bới một hốc nhỏ ở giữa hố trồng, đặt cây
vào vị trí (nếu cây có bầu dùng dao rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng
bầu ra), lấp đất giữ chặt cây nén chặt xung quanh, tưới 10-15 lít nước cho 1 gốc.
Cắm cọc cố định cây buộc bằng dây nilon để tránh cây bị lay gốc (Trung tâm
giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
* Kỹ thuật chăm sóc
- Giữ ẩm: Dùng cỏ rác khơ tủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm cho cây (Lê
Ngọc Huy, 2013).
- Tưới tiêu: Sau trồng tuỳ tình hình thời tiết, hai tháng đầu tiến hành tưới 12lần/1tuần. Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa cần giữ cho gốc cây khô ráo, thời kỳ
mang quả, cây cần nước để nuôi quả. Tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh
số lần tưới, tuy nhiên mận cũng như cây ăn quả khác là không chịu được úng (Lê
Đức Khánh, 2007).

8

download by :


- Bón phân: Nhằm duy trì độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng
phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Tập trung bón vào
giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất. Lượng phân N, P, K cần chia ra
bón 3 lần trong năm, chủ yếu tập trung bón vào cuối mùa đông (Trung tâm giống
nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
Bảng 2.1. Lượng phân bón theo định mức cho cây mận
Định mức/cây/năm
Phân bón

Cây kiến

thiết cơ bản

Lượng bón/ha/năm (400cây/ha)

Cây cho thu
hoạch

Cây kiến thiết
cơ bản

Cây cho thu
hoạch

Phân chuồng

20

30

8.000

12.000

Urê

0,3

0,5- 0,7

120


200- 280

Lân supper

0,5

0,7- 0,8

200

280- 320

Kali clorua

0,2

0,3- 0,5

80

120- 200

Nguồn: Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai (2013)

- Thời điểm bón
• Đối với cây thời kỳ kiến thiết cơ bản
+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100% phân chuồng (20 kg), 70% lân super
(0,35kg), 50% urê (0,15 kg), 50% Kali clorua (0,1 kg) để cung cấp dinh dưỡng nuôi
cành xuân, hoa, quả (Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).

+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15% phân super lân (0,075 kg), 25% urê (0,075 kg),
25% Kali clorua (0,05 kg) để cây phục hồi sau vụ cho quả (Trung tâm giống
nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
+ Lần 3 (tháng 11): Bón 15% super lân (0,075 kg), 25% urê (0,075 kg),
25% Kali clorua (0,05 kg). Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông,
tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt (Trung
tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
• Đối với cây thời kỳ kinh doanh
+ Lần 1 (tháng 3): Bón 100% phân chuồng, 70% lân super, 50% urê, 50%
Kali clorua để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả. Tương đương với
30 kg phân chuồng, 0,6 - 0,56 kg lân super, 0,25 - 0,35 kg urê, 0,15 - 0,25 kg
Kali clorua (Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).

9

download by :


+ Lần 2 (tháng 7): Bón 15% phân super lân, 25% ure, 25% Kali clorua để
cây phục hồi sau vụ cho quả. Tương đương với 0,1 - 0,12 kg lân super, 0,125 0,175 kg urê, 0,075 - 0,125 kg Kali clorua (Trung tâm giống nông lâm nghiệp
Lào Cai, 2013).
+ Lần 3 (tháng 11): Bón lượng phân cịn lại với 15% phân super lân, 25%
ure, 25% KCL. Tương đương với 0,1 - 0,12 kg phân lân super, 0,125 - 0,175 kg
ure, 0,075 - 0,125 kg Kali clorua. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ
đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt
(Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
- Cách bón: Bón phân chuồng: Cuốc hố xung quanh tán cây sâu 20cm,
rắc phân lấp đất. Phân vô cơ: Gạt lớp cỏ tủ gốc rồi rắc phân trên mặt đất theo
hình tán cây sau đó tưới nước, phủ lớp cỏ lên để phân bón thấm dần xuống đất
và tránh sự bốc hơi gây thất thốt phân bón (Trung tâm giống nông lâm

nghiệp Lào Cai, 2013).
- Làm cỏ: Tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng
với cây mận, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ. Thông thường làm
cỏ 6-7 lần/năm, không nên để cỏ có hoa rồi mới phát vì hạt cỏ dễ dàng phát tán
trong vườn. Tiến hành nhổ cỏ gốc thường xuyên. Thời kỳ cây chưa khép tán có
thể trồng một số cây họ đậu giữa các hàng cây để cải tạo đất, hạn chế xói mịn đất
(Lê Đức Khánh, 2007).
- Đốn tỉa: Đốn tạo hình cho cây phát triển theo dạng hình phễu. Mục đích
của tao tán cây hình phễu là giữ lại từ 3-4 cành chính xuất phát từ một điểm của
thân chính cách mặt đất khoảng 45cm Những cành chính này ln tạo thành một
góc sao cho trung tâm của cây mở ra, cành phân bố đều các phía. quả được mọc
từ các cành bên và cành chính này (Lê Đức Khánh, 2007).
Đốn tỉa cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
- Giai đoạn 1: sau khi trồng, chỉ tiến hành đốn tỉa khi cây đã mọc tốt. Chọn
3 hoặc 4 chồi mọc xung quanh thân chính cách mặt đất khoảng 45cm, cắt bỏ thân
chính phía trên các cành đã chọn. Nếu các chồi trên cây đã quá cao thì cắt ngang
khoảng 40 - 50cm và chờ để chọn những chồi mới mọc ra ở dưới vết cắt đó
(Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
- Giai đoạn 2: Sau trồng 6 tháng, thường xuyên bấm ngọn những cành sinh
trưởng sinh dưỡng mạnh ra phía ngồi để đảm bảo các cành mọc thành góc 450.

10

download by :


Trong điều kiện đủ dinh dưỡng và nước thì sau trồng 6 tháng cây cao khoảng 1,5
m. Những cành chính có thể được cắt ở chỗ có 2 chồi sinh dưỡng mọc hướng ra
phía ngồi cao trên 1 m so với mặt đất. Việc đốn tỉa này sẽ kích thích sự phát
triển của 2 cành từ 1 cành chính để tạo ra 6 hoặc 8 cành chính trên 1 cây (Trung

tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
- Giai đoạn 3: Sau trồng 12 tháng đến 3 năm, tiến hành đốn tỉa cho những
cây cho thu hoạch (Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
* Đốn tỉa các cây đang cho thu hoạch: các cây đang cho thu hoạch cần đốn
tỉa để tạo sự cân bằng giữa quả và sự phục hồi của các chồi bên để duy trì và tăng
năng suất quả năm sau. Đốn tỉa phải đạt được yêu cầu: Giữ được kích thước của
cây theo yêu cầu quản lý; Cho phép ánh sáng, thuốc BVTV… phun tới được tất
cả các phần của cây; Kích thích được sinh trưởng, phát triển của cây trong mùa
xuân, mùa hè, ra các cành cho quả mới cho mùa sau; Đốn tỉa các cành cho quả
dư thừa trong mùa đông (Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
Tiến hành đốn tỉa 3 lần trong năm: Tỉa cành mùa xuân: Với mục đích để
cho ánh sánh chiếu đều vào các quả nên chỉ tỉa nhẹ để mở tán bằng cách cắt bỏ
các cành sinh trưởng mạnh từ các cành trung tâm của cây và tất cả các cành vượt
có góc mọc lớn hơn 450. Tỉa cành mùa hè: Thường được tiến hành sau thu hoạch
2 - 3 tuần. Mục đích của kỳ tỉa cành này là tạo cho ánh sáng đến được đều khắp
tán cây và dừng sự sinh trưởng sinh dưỡng dư thừa tạo tiền đề cho phân hóa mầm
hoa của năm sau. Không đốn tỉa nặng trong thời gian này. Tiến hành cắt bỏ
những cành mọc thẳng ở giữa thân cây để cho cây thơng thống tạo điều kiện cho
những mầm mới mọc có thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng, phân hố mầm hoa
trước màu đơng. Cắt bỏ phần cành ngay phía trên mắt mầm và chú ý không nên
đốn quá đâu làm cho cây bị tổn thương và suy yếu. Tỉa cành mùa đơng: Mục đích
của tỉa cành mùa đông là loại bỏ những cành cho quả đã hoá gỗ trong mùa xuân,
mùa hè... và tạo điều kiện để tỉa quả tốt hơn. Tỉa cành mùa đông phải tiến hành
vào lúc trời còn lạnh cây còn đang ở trong giai đoạn nghủ nghỉ (Trung tâm giống
nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
Loại bỏ những cành vô hiệu, những cành quá yếu. Tỉa cành mọc chụm phía
trong tán cây. Tỉa bớt chỉ giữ lại những cành 1 năm cách nhau khoảng 30 cm,
loại bỏ những cành mọc thấp hơn 50 cm. Cắt bỏ một phần đầu cành ngay phía
trên mắt mầm, cắt ngọn các cành bên dài quá 40 cm (Trung tâm giống nông lâm
nghiệp Lào Cai, 2013).


11

download by :


* Tỉa quả: Tiến hành tỉa quả khi quả có đường kính 0,5 - 1cm và kết thúc tỉa
trước khi hạt cứng. Tỉa tạo khoảng cách giữa các quả từ 5-7cm. Tỉa bằng biện
pháp thủ công (Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
d. Phòng trừ sâu bệnh hại
- Quản lý dịch hại khơng dùng thuốc hố học
Một là: Ngăn chặn sự xâm nhập vào vườn của dịch hại. Khi đốn tỉa cần tạo
ra các vết cắt phẳng bằng kéo cắt cành hoặc cưa, vết cắt lớn cần quét vôi trắng.
Vết cắt thô ráp sẽ đọng nước và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của dịch
hại như sâu đục thân, vết loét vi khuẩn. Chuyển các các đốn tỉa trong mùa đông
ra khỏi vườn và đốt để tránh dịch hại từ cành này xâm nhiễm vào cây trồng và
gây hại trong mùa xuân sang năm. Không nên bón quá nhiều phân, khi bón nhiều
phân đạm cây trở nên xanh và mềm sẽ thu hút nhiều dịch hại như rệp, bệnh vi
khuẩn. Không đặt quá nhiều vật liệu tủ gốc sát gốc cây tránh mối gây và bệnh
gây hại. Loại bỏ những lá không rụng trong mùa đơng để dịch hại khơng có nơi
tồn tại. Có thể dùng dung dịch đồng để phun làm rụng lá. Loại bỏ toàn bộ quả
trên cây và huỷ tất cả các quả không sử dụng được. Thu dọn và tiêu huỷ lá rụng:
Thu gom và đưa ra khỏi vườn để đốt. Điều này rất quan trọng vì các bệnh trên lá
như bệnh xoăn lá, thủng lá, rỉ sắt sẽ lây nhiễm sang lá mới gây hại nếu không
được tiêu huỷ (Lê Đức Khánh, 2007).
Hai là: Tạo điều kiện môi trường không phù hợp cho dịch hại trong
vườn. Làm cho cây thông thống hơn: Trồng cây theo hướng bắc nam để gió
mùa xn, mùa hè có thể thổi qua tồn bộ cây. Tỉa bớt cây rừng bao quanh
vườn quả. Đốn tỉa và tạo tán cây, tỉa quả tạo điều kiện cho ánh dáng, gió tới
được tất cả các cành trong tán, tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV. Hỗ trợ các

loài thiên địch của sâu bệnh haị mận trong vườn phát triển (Trung tâm giống
nơng lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
Phịng trừ dịch hại bằng thuốc hoá học: Ở mỗi giai đoạn phát triển cây bị
sâu bệnh hại khác nhau tấn công. Khi sâu bệnh xuất hiện đến ngưỡng phòng trừ
mà thiên địch khơng đủ khả năng khống chế thì cần áp dụng biện pháp phịng trừ
bằng thuốc hố học (Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
- Rệp mận: Xuất hiện và gây hại sớm trong năm, gây hại nặng trên lộc xuân
và lộc thu. Rệp chích hút làm cho các chồi non, lá non biến dạng, quăn queo, ảnh
hưởng đến quá trình quang hợp của cây, là nguyên nhân gây hiện tượng rụng quả

12

download by :


hàng loạt tại các vùng trồng mận. Phòng trừ rệp bằng cách phun thuốc Sherpa
0,2% vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 để hạn chế nguồn gây hại trên lộc xuân.
Hoặc dùng Trebon, Applaud trừ rệp cuối thời kỳ lộc xuất hiện rộ, nồng độ theo
khuyến cáo của hãng sản xuất (Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
- Sâu đục ngọn: Sâu hại các ngọn chồi xuân và chồi thu, khi các ngọn chồi
đã già sâu non di chuyển gây hại trên quả, đục vào cuống hoặc núm quả tạo
thành các đường hầm trong quả tới hạt, ở các lỗ đục có dịch nhựa chảy ra. Phịng
trừ: Dùng thuốc Regent, Padan phun 2 lần vào cuối mùa xuân đầu mùa hè và đầu
mùa thu (Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
- Sâu đục thân: Là sâu non của các loại xén tóc đục vào thân cây, cành làm
cho cành bị héo khô, quả nhỏ, rụng bị nặng làm chết cả cây. Phòng trừ sâu đục
gốc cây bằng cách quét vôi gốc cây cao 60 - 70cm vào tháng 11 - 12 trong năm,
cắt những ngọn cành bị héo trong vụ xuân và đốt, dùng dây thép, tay mây để
chọc chết hoặc bắt sâu non. Dùng các loại thuốc Trebon, Decis 0,1% tẩm bông
nhét vào lỗ sâu đục, phun diệt trứng sâu (Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào

Cai, 2013).
- Bệnh thủng lá: Vết bệnh là những đốm nhỏ, trịn hay khơng định hình, ban
đầu có màu vàng, sau chuyển màu nâu, mép viền nâu đậm. bệnh nặng vùng bị
bệnh bị hoại tử, khô và rụng tạo thành những vết thủng trên phiến lá. Ngoài triệu
trứng gây thủng lá vi khuẩn cịn có các vết đốm trên quả và trên thân cành (Trung
tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
Phòng trừ bằng cách đốn cây, tỉa cành, tạo độ thơng thống cho vườn quả
và tán cây, vệ sinh và tiêu huỷ các lá bệnh. Phun phòng trừ bằng thuốc Mancozeb
80%, Ridomin 35%... liều lượng như khuyến cáo của nhà sản xuất (Trung tâm
giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
- Bệnh phấn trắng: Vết bệnh màu trắng, nhỏ, xuất hiện không đều trên mặt
lá, chúng phát triển và liên kết thành vết trắng lớn phủ kín cả bề mặt lá. Lá bị
bệnh kém phát triển, cong queo thường rụng sớm. Bệnh gây hại trên cả quả non,
quả bị bệnh vẫn giữ được màu xanh hoặc biến màu hơi đỏ. Phịng trừ bằng cách
đốn tỉa cây, tạo độ thơng thoáng trong tán lá để giảm nguồn lưu trữ bệnh. Dùng
thuốc thuốc Mancozeb 80%, Ridomin 35% để phun phòng trừ (Trung tâm giống
nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013).
- Bệnh thối nâu: Xuất hiện và gây hại trên quả khoảng tháng 6 tháng 7. Ban

13

download by :


×